Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

GIÁO ÁN ĐỊA 8 (cả năm)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (533.99 KB, 106 trang )

Tuần: 1 - Tiết: 1
Ngày soạn:8/08/2010
Ngày dạy: 9/08/2010
Phần I: THIÊN NHIÊN CON NGƯỜI CÁC CHÂU LỤC
XI. CHÂU Á
Bài 1: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH VÀ KHỐNG SẢN
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Biết được vị trí địa lí, giới hạn của châu Á trên bản đồ thế giới
- Trình bày được đặc điểm hình dáng, kích thước và đặc điểm địa hình và khống sản của
Châu Á.
2. Kỹ năng, thái độ
- Kỹ năng đọc, phân tích, so sánh các yếu tố địa lý trên bản đồ.
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Lược đồ vị trí địa lý Châu Á trên địa cầu.
- Bản đồ tự nhiên Châu á.
- Tranh, ảnh về các dạng địa hình Châu Á.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra sách vở, dụng cụ học tập.
3. Giới thiệu bài mới:
Các bước lờn lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Vị trí địa lý và kích thước của châu Á:
- Treo lược đồ thế giới hướng dẫn HS quan sát.
? Châu Á là một bộ phận của lục địa nào ( Á – Aâu)
- Treo lược đồ Châu Á trên địa cầu và cho biết:
? Điểm cực Bắc và cực Nam phần đất liền châu Á nằm trên
những vĩ độ nào (77
0
44’ B → 1
0


16’ B.)
? Châu Á tiếp giáp với các đại dương và các châu lục nào
? Nơi rộng nhất của châu Á theo chiều Bắc-Nam, Đơng-Tây
dài bao nhiêu km? (Bắc Nam: 8.500 km. Tây Đơng: 9.200 km.
? Cho biết diện tích châu Á là bao nhiêu (Diện tích phần đất
liền rộng khoảng 41,5 triệu km
2
, nếu tính cả diện tích các đảo
phụ thuộc thì rộng tới 44,4 triệu km
2
. Đây là châu lục rộng lớn
nhất thế giới.)
- Mở rộng: Diện tích châu á chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên
Trái Đất, lớn gấp rưỡi Châu Phi, gấp bốn Châu Âu.
+ Điểm cực Bắc Mũi sê-li-u-X km: 77
0
44’B.
+ Điểm cực Nam Mũi Piai: 1
0
16’B. (Nam bán đảo Malăcca).
+ Điểm cực Tây: Mũi Bala: 26
0
10’Đ (Tây bán đảo tiểu Á).
+ Điểm cực Đơng mũi Điêgiơnép: 169
0
40’T (Giáp eo Bêring)
1. Vị trí địa lý và kích thước
của châu Á:
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất
thế giới với diện tích 44,4 triệu

km
2
(kể cả các đảo)
- Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, là
một bộ phận của lục địa Á-Âu,
kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng
xích đạo
GM2: Đặc điểm địa hình và khoán sản:
- Yêu cầu học sinh đọc thuật ngữ “Sơn nguyên” trang 157.
- Treo lược đồ châu Á
- Y/c làm việc theo nhĩm
+ N.1, 3: Tìm và đọc tên các dãy núi chính, Phân bố?
(Dãy Himalaya, Cơnluân, Cápca, Nam sơn, Thiên sơn, An tai,
Lablơnơvơi, Đaihungan… Phân bố chủ yếu ở trung tâm lục
địa.)
+ N.2, 4:Tìm và đọc tên các sơn nguyên chính? Phân bố (Sơn
nguyên Tây tạng, Trung xibia, Decan, Iran, Arap… Phân bố
chủ yếu ở trung tâm.
+ N5. 6: Tìm và đọc tên đồng bằng lớn? phân bố (Đồng bằng
Ấn - Hằng, Turan, Hoa bắc, Hoa trung, Tây xibia…Phân bố
chủ yếu ở rìa lục địa.)
- Y/c đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung
? Cho biết các sơng chính chảy trên đồng bằng đĩ. (Sơng
Trường giang, Hồng hà, Ơbi, Iênitxây, Lê na, Amua, Tigrơ,
Ơphrat, Ấn, Hằng…)
? Xác định hướng chính của núi? Nhận xét sự phân bố các núi
Sơn nguyên, đồng bằng trên bề mặt lãnh thổ ( Hướng Đ-T
và B- N. Sự phân bố các núi, SN, đồng bằng trên bề mặt dày
đặc và nằm xen kẻ nhau)
? Hãy cho nhận xét chung về đặc điểm địa hình châu Á?

(Hệ thống địa hình, hướng và sự phân bố…).
GM3: Cá nhân
GV: Dựa vào H1.2 cho biết:
? Châu Á cĩ những khống sản chủ yếu nào (Than, dầu mỏ, khí
đốt, mangan…)
? Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở những khu vực
nào? (Tây Nam Á, Đơng Nam Á,).
2. Đặc điểm địa hình và khống
sản:
a. Đặc điểm địa hình:
- Nhiều hệ thống núi và cao
nguyên cao, đồ sộ nhất thế giới.
tập trung chủ yếu ở trung tâm
- Nhiều đồng bằng rộng lớn phân
bố ở rìa lục địa
b. Đặc điểm khống sản:
- Châu Á cĩ nguồn khống sản
phong phú, quan trọng nhất là:
dầu mỏ, khí đốt, than, sắt, crơm
và kim loại màu.
IV/. Củng cố bài học:
1. Yêu cầu HS lên bảng dùng bản đồ tự nhiên châu Á (treo tường) xác định:
a) Các điểm cực B, N, Đ, T của châu Á? Châu Á kéo dài trên khoảng bao nhiêu vĩ độ? (76
0
VĐ).
Tiếp giáp với các châu lục và đại dương nào?b) Xác định giới hạn nơi lãnh thổ rộng nhất bờ Đơng
- bờ Tây? Châu Á kéo dài trên khoảng bao nhiêu kinh độ?
V/ Dặn dò:
- GV hướng dẫn HS học bài ở nhà và làm bài tập SGK.
Tuần:2 - Tiết: 2

Ngày soạn: 15/08/2010
Ngày dạy: 16/08/2010
Bài: KHÍ HẬU CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được đặc điểm khí hậu của châu Á
- Nêu và giải thích được sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa ở
châu Á
- Giải thích được vì sao Châu Á có nhiều đới khí hậu và nhiều kiểu khí hậu.
2. Kỹ năng, thái độ
- Nâng cao kỹ năng phân tích biểu đồ khí hậu. Xác định trên bản đồ sự phân bố các đới và
các kiểu khí hậu.
- Xác lập các mối quan hệ giữa khí hậu với vị trí, kích thước, địa hình, biển….
- Mô tả đặc điểm khí hậu.
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Lược đồ các đới khí hậu Châu Á.
- Các biểu đồ khí hậu phóng to.
- Bản đồ tự nhiên và bản đồ câm Châu Á.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ
- Đặc điểm vị trí địa lý, kích thước lãnh thổ Châu Á và ý nghĩa của chúng đối với khí hậu.
- Địa hình Châu Á có đặc điểm gì nổi bật?
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Khí hậu Châu Á phân hoá rất đa
dạng
? Đặc điểm đầu tiên của khí hậu Châu Á là
gì? (Khí hậu phân hóa rất đa dạng.)
? Sự phân hóa rất đa dạng thể hiện như thế
nào? (Có nhiều đới và nhiều kiểu khí hậu

khác nhau.)
- Treo B.Đồ các đới khí hậu Châu Á lên bảng
giới thiệu và hướng dẫn HS quan sát đối
chiếu H2.1 – L.Đồ các đới khí hậu Châu Á.
- Quan sát H2.1, em cho biết:
? Dọc theo KT 80
0
Đ từ vùng cực đến xích
đạo có những đới khí hậu gì? Mỗi đới nằm ở
khoảng vĩ độ bao nhiêu?
? Giải thích tại sao khí hậu Châu Á phân hoá
thành nhiều đới khác nhau?
- Dựa vào H2.1 và bản đồ tự nhiên Châu Á
cho biết:
? Trong đới khí hậu ôn đới, cận nhiệt, nhiệt
đới có những kiểu khí hậu gì?
? Tại sao khí hậu Châu Á có sự phân hoá
thành nhiều kiểu
1. Khí hậu Châu Á phân hoá rất đa dạng:
- Do lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến xích đạo
nên Châu Á có nhiều đới khí hậu thay đổi từ Bắc
đến Nam
- Ở mỗi đới khí hậu thường phân hoá thành nhiều
kiểu khí hậu khác nhau tuỳ theo vị trí gần hay xa
biển (từ Đông sang Tây), địa hình cao hay thấp.
GM2: Hai kiểu khí hậu phổ biến của Châu
Á:
? Quan sát hình 2.1, chỉ các khu vực thuộc
các kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa, các kiểu
khí hậu lục địa?

- Chia 4 nhóm thảo luận
+ N1,2
? Nêu đặc điểm và phân bố của kiểu khí hậu
nhiệt đới gió mùa
+ N3,4:
? Nêu đặc điểm và phân bố của kiểu khí hậu
lục địa
- Kẻ bảng
- Đại diện nhóm trình bày ở bảng-nhận xét,
bổ sung
GV: kết luận mở rộng:
* Liên hệ: Việt Nam nằm trong đới khí hậu
nào? Thuộc kiểu khí hậu gì?
2. Hai kiểu khí hậu phổ biến của Châu Á:
Kiểu khí
hậu
Phân bố Đặc điểm khí hậu
1. Khí hậu
gió mùa
Đông Á,
ĐNA, Nam
Á
- Mùa đông: khô
lạnh, mưa không
đáng kể.
- Mùa hạ: Nóng ẩm,
có mưa nhiều.
- Lượng mưa lớn
nhiều nhất ở Đông Á
và ĐNA.

2. Khí hậu
lục địa.
Vùng nội địa
và TNA.
- Mùa đông khô và
lạnh.
- Mùa hạ khô và
nóng.
- Lượng mưa nhỏ,
trung bình từ 200 –
500mm
IV/ Củng cố bài học:
- Khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng thể hiện ở điểm nào? Nguyên nhân của sự phân hóa đa
dạng đó? (Hoặc dán băng giấy ghi các đới khí hậu, kiểu khí hậu vào bản đồ câm Châu á).
- Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gì? Đặc điểm và sự phân bố?
V/ Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập 1, 2 / 9 / SGK vào vở bài tập.
- Tìm hiểu trước bài 3 – Sông ngòi và cảnh quang châu Á.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về động vật quí hiếm ở châu Á như Hươu sao, Gấu trúc, Hổ…
Tuần: 3 - Tiết: 3
Ngày soạn: 21/08/2010
Ngày dạy: 23/08/1010
Bài: SÔNG NGÒI VÀ CẢNH QUAN CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi chấu Á
- Nêu và giải thích sự khác nhau về chế độ nước, giá trị kinh tế của các sông lớn
- Trình bày được các cảnh quan TN châu Á và giải thích sự phân bố của một số cảnh quan
2. Kỹ năng, thái độ
- Xác định trên bản đồ vị trí cảnh quan tự nhiên và các hệ thống sông lớn

- Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu, địa hình với sông ngòi và cảnh quan tự nhiên.
- GD bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Mục: 2)
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ tự nhiên Châu Á. Bản đồ cảnh quan tự nhiên Châu Á.
- Tranh, ảnh về các cảnh quan tự nhiên Châu Á, 1 số động thực vật quý hiếm
+ Cảnh quan Đài nguyên, rừng lá kim. Một số động vật đới lạnh: Tuần lộc, Nai, Sừng tấm…
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ
- Chứng minh khí hậu châu Á phân hóa rất đa dạng?
- Khí hậu châu Á phổ biến là kiểu khí hậu gì? Nêu đặc điểm và sự phân bố?
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Đặe điểm sông ngòi
- Y/c HS quan sát H1.2 - Bản đồ tự nhiên châu Á.
- Chia 3 nhóm thảo luận
? Tìm và đọc tên các con sông lớn ở Bắc Á. Chúng bắt
nguồn từ đâu, đổ vào biển và đại dương nào? Chạy theo
hướng nào, chế độ nước như thế nào?
? Sông lớn ở Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á…
? Sông lớn ở Tây Nam Á và Trung Á…
- Dùng bản đồ treo tường chuẩn xác kiến thức: Có 3 hệ
thống sông lớn.
Bắc Á: Sông Ôbi bắt nguồn từ Danti, Sông Lênitxtây bắt
nguồn từ Dxatan, Sông Lêna bắt nguồn từ Dla-blô-
nôvôi…Đều đổ vào BBD. Chảy từ Nam lên Bắc, mạng
lưới sông dày, mùa đông đóng băng, mùa xuân có lũ do
băng tuyết tan.
- Đông Á, ĐNA, Nam Á: Sông Trường giang, Amua,
Hoàng hà, Mêkông, Ấn, Hằng,…Đều đổ vào TBD. Có
nhiều sông, sông nhiều nước lên xuống theo mùa.

- TNÁ và Trung Á: Sông Tigrơ, Ơphrat…Đều đổ vào
AĐD. Rất ít sông, nguồn cung cấp nước cho sông là
nước băng tuyết tan, lượng nước giảm dần về hạ lưu.
? Qua đó em nhận xét gì về mạng lưới và sự phân bố của
sông ngòi châu Á
1. Đặc điểm sông ngòi:
- Có nhiều hệ thống sông lớn nhưng
phân bố không đều.
- Chế độ nước khá phức tạp thay đổi
theo chế độ khí hậu
- Sông ngòi và hồ ở châu Á có giá trị
rất lớn trong sản xuất, đời sống, văn
hóa, du lịch…
GM2: Các đới cảnh quan tự nhiên
- Y/c HS quan sát H3.1 + H2.1, cho biết:
? Nêu tên các đới cảnh quan của Châu Á theo thứ tự từ
Bắc xuống Nam theo kinh tuyến 80
0
Đ(Đài nguyên, rừng
lá kim (Tai ga), rừng hỗn hợp và rừng lá rộng, thảo
nguyên, rừng và cây bụi lá cứng ĐTH, rừng cận nhiệt đới
2. Các đới cảnh quan tự nhiên:
- Do địa hình và khí hậu đa dạng nên
cảnh quan Châu Á rất đa dạng: rừng
lá kim, rừng nhiệt đới ẩm, thảo nguyên,
hoang mạc, cảnh quan núi cao
ẩm, rừng nhiệt đới ẩm, Xavan và cây bụi, hoang mạc
vàbán hoang mạc, cảnh quan núi cao).
? Tên các cảnh quan phân bố ở khu vực khí hậu gió mùa
và các cảnh quan ở khu vực khí hậu lục địa khô hạn?

? Theo em, cảnh quan nào giàu động thực vật nhất? Vì
sao?
- Liên hệ rừng Việt Nam.
? Vậy để rừng tự nhiên không bị thoái hoá chúng ta phải
làm gì (Cần phải bảo vệ rừng và trồng rừng bởi vì bảo
vệ rừng cũng chính là bảo vệ lá phổi của chúng ta.)
- Trong rừng có nhiều động vật quý
hiếm
- Ngày nay phần lớn các đới cảnh quan
nguyên sinh đã bị con người khai phá,
biến thành đồng ruộng các khu dân cư
và khu công nghiệp.
- Bảo vệ rừng là nhiệm vụ rất quaqn
trọng của các quốc gia châu Á
GM3:Những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên
? Châu Á có những nguồn tài nguyên nào? (Khoáng sản
có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc…Ngoài
ra, còn có tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, thực động
vật…
? Những tài nguyên đó có thuận lợi gì trong phát triển
kinh tế
? Tự nhiên châu Á gây ra những khó khăn gì? Ví dụ.
3. Những thuận lợi và khó khăn của
thiên nhiên Châu Á.
a. Thuận lợi: Tự nhiên châu Á có
nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú
tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn
hóa…
b. Khó khăn: Địa hình núi cao hiểm
trở, khí hậu khắc nghiệt (khô và lạnh),

thiên tai thất thường.
IV/ Củng cố bài học:
- Châu Á có các đới cảnh quan tự nhiên nào.
- Những đặc điểm thuận lợi và khó khăn của tự nhiên châu Á.
V/ Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập SGK.
Tuần: 4 - Tiết: 4
Ngày soạn: 28/08/2010
Ngày dạy: 30/08/1010
Bài: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH HOÀN LƯU GIÓ MÙA Ở CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Nguồn gốc hình thành và sự thay đổi hướng gió của khu vực gió mùa Châu Á
- Làm quen với một số loại lược đồ khí hậu mà các em ít được biết đó là khí áp và hướng gió.
2. Kỹ năng, thái độ
- Nắm được kỹ năng đọc, phân tích sự thay đổi khí áp và hướng gió trên lược đồ.
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ khí hậu Châu Á.
- Hai lược đồ phân bố khí áp và hướng gió chính về mùa đông và mùa hạ ở Châu Á
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ
- Xác định các con sông lớn ở Bắc Á, ĐNA, Đông Á và Nam Á trên Bản đồ tự nhiên châu Á
và nêu đặc điểm thủy chế.
- Khí hậu, địa hình Châu á ảnh hưởng đến sông ngòi Châu Á như thế nào?
- Qua bản đồ H3.3 cho biết sự thay đổi các cảnh quan tự nhiên từ Tây sang Đông theo Vĩ
tuyến 40
0
B và giải thích tại sao có sự thay đổi như vậy.
2. Giới thiệu bài mới:

Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: bài tập 1
- Y/c hs dựa vào lược đồ 4.1, 4.2
? Xác định và đọc tên các trung tâm ấp
thấp và áp cao vào mùa đông và mùa hạ
- Chia 4 nhóm thảo luận
+ Nhóm 1,2 phân tích hướng gió về mùa
Đông
+ Nhóm 3,4 phân tích hướng gió về mùa
Hạ
+ Xác định các hướng gió chính theo
khu vực về mùa đông.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, nhóm
khác bổ sung.
- GV dùng lược đồ H4.1 (phóng to)
chuẩn xác lại kiến thức.
1 Phân tích hướng gió về mùa Đông:
Aùp thấp Aùp cao
Mùa Đông Ai-xơ-len, A-lê-
ut, Xích đạo,
Xích đạo Ô-
xtrây-li-a
Xi-bia. A-xơ,
Nam ĐTD, Nam
ÂĐD
Mùa hạ I-ran Nam ĐTD, Nam
ÂĐD, Ô-xtrây-li-
a, Ha-oai
HG theo
mùa

Mùa Đông
(Tháng 1)
Mùa Hạ
(Tháng 7)
Khu vực
Đông Á
Tây Bắc Đông Nam
Đông Nam
Á
Đông Bắc hoặc
Bắc
Tây Nam (biến
tính: Đông
Nam)
Nam Á Đông Bắc (bị biến
tính nên khô ráo
và ấm áp)
Tây Nam
GM2: bài tập 2
- Y/c hs ghi những kiến thức đã biết qua
phân tích ở trên theo mẫu bên
- Y/c từng hs nối tiếp nhau đọc kết quả
- Nhận xét – bổ sung, hoàn thiện
- Qua sự phân tích hoàn lưu gió mùa
Châu Á, hãy cho biết: điểm khác nhau
cơ bản về tính chất giữa gió mùa mùa
đông và gió mùa mùa hạ là gì? Vì sao
(Gió mùa mùa đông lạnh và khô vì xuất
phát từ cao áp trên lục địa. Gió mùa mùa
hạ mát và ẩm vì thổi từ đại dương vào.)

2. Tổng kết
Mùa Khu vực Hướng gió
chính
Thổi từ áp
cao…. đến áp
thấp.
Mùa
đông
(tháng
Đông Á
Tây Bắc
Cao áp Xi-bia
 Hạ áp A-lê-
út
Đông
Nam Á
Đông Bắc
hoặc Bắc
Cao á p Xi-bia

Hạ áp Xích
đạo và
Ôxtrâylia.
GV (Bổ sung): Mùa đông: khối khí rất
lạnh từ cao áp Xi-bia (Bắc Á) di chuyển
xuống nước ta, do di chuyển chặng
đường dài nên bị biến tính, yếu dần khi
vào miền Bắc nước ta, chỉ đủ gây ra thời
tiết tương đối lạnh trong thời gian vài
ngày, sau bị đồng hóa với khối khí địa

phương nên yếu dần rồi tan.
1)
Nam Á
Đông Bắc (bị
biến tính nên
khô ráo và
ấm áp)
Cao á p Xi-bia
 Hạ áp Châu
Phi.
Mùa hạ
(tháng
7)
Đông Á Đông Nam
Cao áp Ha-oai
 chuyển vào
lục địa (Hạ áp
Iran)
Đông
Nam Á
Tây Nam
(biến tính:
Đông Nam)
Các cao áp:
Ôx-trây-li-a,
Nam Ấn độ
dương chuyển
vào lục địa. (Hạ
áp Iran)
Nam Á Tây Nam

Cao áp Ấn độ
dương  Hạ áp
I-ran
IV/ Củng cố bài học:
- Cho biết sự khác nhau về hoàn lưu gió mùa châu Á ở mùa đông và mùa hè?
- Đặc điểm thời tiết về mùa đông và mùa hè khu vực gió mùa Châu Á?
V/ Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu trước bài 5 - Đặc điểm dân cư - xã hội Châu Á
Tuần: 5 - Tiết:5
Ngày soạn: 04/09/2010
Ngày dạy: 06/09/2010
Bài: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bậc của dân cư-XH châu Á
- Sự đa dạng và phân bố các chủng tộc sống ở châu Á.
- Biết tên và sự phân bố các tôn giáo lớn của châu Á.
2. Kỹ năng, thái độ
- So sánh các số liệu về dân số giữa các châu lục thấy rõ sự gia tăng dân số.
- Quan sát hình ảnh và phân tích lược đồ
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ các nước trên thế giới.
- Lược đồ, tranh ảnh, tài liệu về các cư dân - các chủng tộc ở châu Á.
- Tranh ảnh, tài liệu nói về đặc điểm các tôn giáo lớn.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ
- Xác định hướng gió về mùa đông, mùa hạ ở các khu vực Đông Á, ĐNA và Nam Á? Tính
chất của gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ?
2. Giới thiệu bài mới:

Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Một châu lục đông dân nhất thế giới
- Cho HS so sánh diện tích châu Á với các châu lục khác.
- Cho HS đọc bảng 5.1 SGK và nêu nhận xét.
? Em có nhận xét gì về số dân châu Á so với số dân các châu lục
khác trên thế giới? ( Châu Á có số dân đông nhất thế giới.)
- Treo bảng phụ:
Khu vực
D.tích
(nghìn/km
2
)
Số dân
(triệu người)
Đông Á
Nam Á
Đông Nam Á
Trung Á
Tây Nam Á
11.762
4.489
4.495
4.002
7.016
1.563
1.356
519
56
280
? Qua bảng số liệu trên, ta thấy dân cư châu Á đông nhưng phân bố

như thế nào?
? Dân cư châu Á tập trung ở khu vực nào? tại sao?
- Y/c quan sát bảng 5.1 cột tỉ lệ tăng tự nhiên
? Em nhận xét gì về tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên của Châu Á so với
các châu lục và so với thế giới? (Đã giảm ngang mức TB năm của thế
giới 1,3%.)
? Nêu nguyên nhân cơ bản nào làm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên châu
Á giảm (Thực hiện chính sách dân số như : KHHGĐ)
- Liên hệ với thực tế thực hiện chính sách dân số ở Việt Nam?
1. Một châu lục đông dân
nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông,
tăng nhanh, mật độ dân số
cao
- Hiện nay do thực hiện
chặt chẽ chính sách dân số
nên tỉ lệ gia tăng dân số
châu Á đã giảm.
GM2: Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Quan sát và phân tích hình 5.1 cho biết:
? Châu Á có những chủng tộc nào sinh sống? Xác định địa bàn phân
bố chủ yếu của các chủng tộc đó? (Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-ít: ở TNA và
Nam Á. Chủng tộc Môn-gô-lô-ít: ở Bắc Á vá Đông A.Ù Khu vực
ĐNA có chủng tộc Môn-gô-lô-ít đang xen với chủng tộc Ôx-tra-lô-ít
? Dân cư Châu á phần lớn thuộc chủng tộc nào?
? Các chủng tộc chung sống với nhau như thế nào?
2. Dân cư thuộc nhiều
chủng tộc:
- Dân cư châu Á chủ yếu
thuộc chủng tộc Môngôlôít,

Ơrôpêôit và số ít Ôxtralôít.
- Các chủng tộc chung
sống bình đẳng trong hoạt
động kinh tế, văn hoá, xã
hội.
GM3: Nơi ra đời của các tôn giáo
? Kể tên 4 tôn giáo lớn? (Ấn độ giáo, hồi giáo, thiên chúa giáo (kitô
giáo) và phật giáo.
3. Nơi ra đời của các tôn
giáo:
- Văn hóa đa dạng, nhiều
- Cho HS thảo luận nhóm (4 nhóm).
Tôn giáo
Địa điểm
ra đời
Thời điểm ra
đời
Thần linh
được tôn
thờ
Khu vực phân
bố chính ở
Châu á
1. AĐ giáo
2. Phật
giáo
3. TC giáo
4. Hồi giáo
tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi
giáo, Thiên chúa giáo (Ky

tô giáo) và Ấn Độ giáo.
IV/ Củng cố bài học:
- bảng số liệu
V/Dặn dò:
- Xem bài Thực hành: Đọc và phân tích lược đồ phân bố dân cư và các thành phố lớn của
châu Á.
Tuần:6 - Tiết:6
Ngày soạn: 12/09/2010
Ngày dạy: 13/09/2010
Bài: THỰC HÀNH ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC THÀNH
PHỐ LỚN CỦA CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Đặc điểm về tình hình phân bố dân cư và thành phố lớn của Châu á.
- Liên hệ các kiến thức đã học để tìm hiểu các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phân bố dân
cư và các thành phố lớn của châu Á.
2. Kỹ năng, thái độ
- Kĩ năng phân tích bản đồ phân bố dân cư và các đô thị Châu Á, tìm ra đặc điểm phân bố dân
cư và các mối quan hệ giữa yếu tố tự nhiên và dân cư xã hội.
- Rèn kĩ năng xác định, nhận biết vị trí các quốc gia, các thành phố lớn ở Châu á.
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ
KIỂM TRA 15

(Thực hành)
I/ Phần lí thuyết:
1. Trình bày và giải thích được một số đặc điểm nổi bậc của dân cư-XH châu Á (10đ)
II/ Phần thực hành
1. Dựa vào hình 6.1 Nhận biết khu vực có mật độ dân số từ thấp đến cao và điền vào bảng sau

MẬT ĐỘ DÂN SỐ TRUNG
BÌNH
NƠI PHÂN BỐ
< 1 người/km
2
1-50 người/km
2
51-100 người/km
2
> 100 người/km
2
+ Kết hợp lược đồ tự nhiên Châu Á và kiến thức đã học giải thích sự phân bố mật độ dân cư.
Đáp àn+biểu điểm
I/ Phần lí thuyết (10đ)
- Châu Á có số dân đông, tăng nhanh, mật độ dân số cao (2,5đ)
- Dân cư châu Á chủ yếu thuộc chủng tộc Môngôlôít, Ơrôpêôit và số ít Ôxtralôít. (2,5đ)
- Các chủng tộc chung sống bình đẳng trong hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội. (2,5đ)
- Văn hóa đa dạng, nhiều tôn giáo lớn: Phật giáo, Hồi giáo, Thiên chúa giáo (Ky tô giáo) và Ấn Độ
giáo. (2,5đ)
II/ Phần thực hành (10đ)
MẬT ĐỘ DÂN SỐ TRUNG
BÌNH
NƠI PHÂN BỐ
< 1 người/km
2
(1,5đ)
- Bắc LB Nga,
- Tây Trung Quốc, Arập Xê-út,
- Aùp-ga-ni-xtan, Pa-kix-tan.
1-50 người/km

2
(1,5đ) - Nam LB Nga,
- phần lớn bán đảo Trung Ấn,
- khu vực Đông Nam Á.
- Đông Nam Thổ Nhĩ Kì, I-Ran.
51-100 người/km
2
(1,5đ)
- Ven Địa Trung Hải,
- Trung Tâm Ấn Độ.
- Một số đảo Inđônêxia.
- Trung Quốc.
> 100 người/km
2
(1,5đ)
- Ven biển Nhật Bản,
- Đông Trung Quốc
- Ven biển Việt Nam,
- Nam Thái Lan
- ven biển Ấn Độ,
- Một số đảo In-đô…
* Giải thích (4đ)
- Khu vực đông dân: Đông Á, ĐNA, Nam Á… do có điều kiện sống thuận lợi: ở ven biển, ven
sông, các đồng bằng lớn, khí hậu gió mùa, sông ngòi nhiều. (2)
- Khu vực thưa dân: Ở Bắc Á, Trung Á, TNA. Do diện liện sống không thuận lợi: như khí hậu lạnh
giá ở Bắc Á, khí hậu khô hạn ở TNA và Trung Á, lượng mưa ít, sông ngòi kém phát triển (2)
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM2: bài tập 2
? Cho biết các thành phố lớn của châu Á

thường tập trung tại khu vực nào, vì sao?
Bài tập 2: (3đ)
- Các thành phố lớn, đông dân của châu Á tập
trung ven biển 2 đại dương lớn, nơi có các đồng
bằng châu thổ màu mỡ, rộng lớn. Khí hậu nhiệt đới
ôn hoà có gió mùa hoạt động. Thuận lợi cho sinh
hoạt đời sống, giao lưu, phát triển giao thông. Điều
kiện tốt cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
nhất là nền nông nghiệp lúa nước.
IV/ Củng cố bài học:
- Xác định trên bản đồ châu Á những khu vực thưa dân, đông dân và giải thích nguyên nhân.
- Xác định và đọc tên các quốc gia, thành phố lớn của các nước đó trên bản đồ châu Á.
- Các thành phố lớn ở châu Á thường tập trung ở đâu? Vì sao?
- GV đánh giá, cộng điểm cho nhóm, HS làm việc tích cực và hiệu quả.
V/ Dặn dò:
- Học bài và hoàn thành bản photo lược đồ trống có đánh dấu vị trí các đô thị của châu Á. Cho
HS xác định hai nơi phân bố mật độ dân số: 100 người/km
2
, dưới 1 người/km
2
.
- Ôn tập tất cả các bài từ bài 1 đến bài 6 để chuẩn bị cho tiết sau ôn tập.
- Làm tất cả các câu hỏi và bài tập SGK để tuần sau nữa kiểm tra.
Tuần:7 - Tiết:7
Ngày soạn: 19/09/2010
Ngày dạy: 20/09/2010
Bài: ÔN TẬP
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Sau bài học, HS cần biết: Khái quát hoá, hệ thống hóa và củng cố bài học bài họccác kiến

thức đã học từ bài 1 đến bài 6
- Biết được Châu á là một châu lục rộng lớn có điều kiện tự nhiên đa dạng, phong phú và có
đặc điểm về dân cư, xã hội phức tạp.
2. Kỹ năng, thái độ
- Củng cố bài học bài họckỷ năng sử dụng bản đồ, lược đồ, biểu đồ.
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ sự phân bố dân cư trên thế giới.
- bản đồ tự nhiên và bản đồ dân cư Châu Á.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: đặc điểm tự nhiên châu Á
- Y/c HS quan sát H1.1 và H1.2 hoặc BĐTN Châu Á và
cho biết:
? Xác định vị trí địa lý châu Á? Giáp những đại dương và
những châu lục nào?
? Châu Á kéo dài khoảng bao nhiêu vĩ độ? (76 VĐ).
? Trải rộng khoảng bao nhiêu kinh độ (144 KĐ).
? Chiều dài và chiều rộng phần đất liền nơi rộng nhất là
bao nhiêu km (Theo chiều Đ-T:9.200km Theo chiều B-N:
8.500km)
? Diện tích phần đất liền, toàn châu lục là bao nhiêu? Vì
sao lại có sự khác nhau đó.
(Diện tích + Phần đất liền 41,5 tr km
2
+ Toàn châu lục 44,4 tr km
2
)
? Nhận xét về các dạng địa hình của Châu Á?

? Tìm và đọc tên các dãy núi chính, các cao sơn nguyên và
các đồng bằng lớn.
? Đặc điểm khoáng sản Châu Á?
? Với dặc điểm của vị trí địa lí, địa hình vàkích thước lãnh
thổ đã tạo cho Châu Á có đặc điểm khí hậu như thế nào?
? Yếu tố nào tạo nên sự đa dạng của Khí hậu?
(Vị trí trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo.)
? Nguyên nhân nào làm cho khí hậu châu Á phân hóa đa
dạng thành nhiều đới và nhiều kiểu (Do ảnh hưởng của
quy luật địa lí.như:
- Vị trí lãnh thổ trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo
- Kích thước rộng lớn và dạng hình khối
- Có 3mặt giáp Đại Dương nên ảnh hưởng của biển lớn
I. Đặc điểm tự nhiên Châu Á.
1. Vị trí địa lí, giơiù hạn và kích
thước:
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất
thế giới với diện tích 44,4 triệu km
2
(kể cả các đảo), nằm trải dài phần đất
liền từ vĩ độ 77
0

44’B tới 1
0
16’B.
- Bắc giáp với Bắc Băng Dương.
- Nam giáp với Ấn Độ Dương.
- Tây giáp với châu Âu, Phi, Địa
Trung Hải.

- Đông giáp Thái Bình Dương.
2. Địa hình:
- Đa dạng và phức tạp có nhiều hệ
thống núi, sơn nguyên, cao nguyên đồ
sộ chạy theo hai hướng chính Đông
-Tây và Bắc- Nam xen kẽ các đồng
bằng rộng lớn.
3. Khoáng sản:
Châu Á có nguồn khoáng sản phong
phú, quan trọng nhất là: dầu mỏ, khí
đốt, than, sắt, crôm và kim loại màu.
4. Khí hậu:
Phân hoá rất đa dạng.
- Thành 5 đới.
- Trong các đới lại phân thành nhiều
kiểu.
Kiểu khí hậu gió mùa và kiểu
khí hậu lục địa chiếm diện tích lớn
- ĐH đa dạng; hệ thống núi, sơn nguyên tập trung ở trung
tâm ngăn ảnh hưởng vào sâu lục địa)
? Châu Á có các kiểu khí hậu chính nào (kiểu khí hậu gió
mùa và khí hậu lục địa)
? Cho biết øtính chất của hai kiểu khí hậu gió mùa và khí
hậu lục địa?
? Em hãy giải thích về sự khác biệt gữa gió mùa mùa đông
và gió mùa mùa hạ?
? Với đặc điểm vị trí địa lý, địa hình, khí hậu như vậy thì
sông ngòi châu Á có đặc điểm gì?
? Xác định các sông lớn?
? Tại sao châu Á có nhiều hệ thống sông lớn nhưng phân

bố không đều? (Kích thước rộng lớn. ĐH núi và SN cao
tập trung ở trung tâm. KH phân bố phức tạp)
? Cảnh quan tự nhiên Châu Á có đặc điểm gì nổi bật? Kể
tên các đới cảnh quan?
? Giải thích vì sao lại có sự thay đổi cảnh quan như trên.
(Vị trí, Địa hình, Khí hậu)
? Với đặc điểm tự nhiên đó, châu Á có những thuận lợi và
khó khăn gì?
-GV: Cho HS quan sát H4.1 và H4.2 và cho biết:
? Gió mùa đông và gió mùa hạ khác nhau như thế nào về
hướng gió, tính chất, nơi xuất phát?
nhất.
* Kiểu khí hậu gió mùa
Có hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa
khô)
Mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều do
xuất phát từ giải áp thấp thổi qua ĐD
nên mang theo nhiều hơi nước vào
đấùt liền gặp thuận lợi tao thành mưa.
Mùa đông: lạnh khô, ít mưa vì hình
thành từ các giải cao áp trên các lục
địa khô, nên khí hậu lạnh, khô ít mưa.
* Kiểu khí hậu lục địa
Mùa đông: khô và lạnh
Mùa ha: khô và nóng, lượng mưa TB
thấp từ 200-500mm.
5. Sông ngòi:
- Khá phát triển, có nhiều hệ thống
sông lớn, nhưng phân bố không đều,
chế độ nước phức tạp.

6. Các đới cảnh quan.
- Do địa hình và khí hậu đa dạng, nên
cảnh quan châu Á cũng phân hoá rất
đa dạng, thay đổi từ Bắc xuống Nam
và từ Tây sang Đông.
GM2: Đặc điểm dân cư xã hội
? Nêu các đặc điểm cơ bản của dân cư, xã hội châu Á?
? Tỉ lệ gia tăng tự nhiên như thế nào so với các châu lục
khác?
? Châu Á có những thành phố lớn nào?
II. Đặc điểm dân cư xã hội
IV/ Củng cố bài học:
- Từng phần trong quá trình ôn tập.
V/ Dặn dò:
- Học bài kĩ, tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Tuần: 8 - Tiết: 8
Ngày soạn: 26/09/2010
Ngày dạy: 27/09/2010
Bài: KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức:
- Nhằm đánh giá lại quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh, để từ đó tìm ra các
biện pháp phù hợp với đặc thù bộ môn và đối tượng học sinh dân tộc.
2. Kỹ năng, thái độ:
- HS biết phân tích, so sánh và giải thích các hiện tượng tự nhiên ở châu Á.
- Kiểm tra cách trình bày bài làm, diễn đạt ý. Tư duy địa lí.
- Tập cho HS tính cẩn thận, tự giác, trung thực trong khi kiểm tra.
- Giáo dục cho các em ý thức tư duy địa lí để làm bài trên lớp một cách tự lập, có sáng
tạo.
II. Phương tiện dạy học cần thiết:

- Ra đề và đáp án, đánh máy, in ấn, gửi tổ trưởng xét duyệt.
III. Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Ổn định lớp:
- GV kiểm tra sỉ số HS. HS thu gom sách, vở, các tài liệu liên quan bộ môn về đầu bàn
2. Tiến hành kiểm tra:
- GV phát đề. Nhắc nhở HS trong quá trình kiểm tra.
Trường: THCS Ngô Quyền
Họ và tên học sinh:
ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp: 8 Môn: Địa lí
Thời gian: 45 phút
Ngày kiểm tra: …………………….
ĐIỂM LỜI PHÊ CỦA GIÁO VIÊN

Đề:
I/ Trắc nghiệm: (3 điểm)
Khoanh tròn vào ý em cho là đúng nhất:
1. Ý nào không thuộc đặc điểm địa hình châu Á: (0,5điểm)
A. Địa hình đơn giản. B. Có nhiều hệ thống núi, sơn nguyên cao đồ sộ.
C. Nhìn chung, các dãy núi chạy theo 2 hướng chính. D. Trên các núi có băng hà bao phủ.
2. Sông ngòi ở Bắc Á đóng băng và lũ vào mùa nào? (0,5điểm)
A. Đóng băng mùa Đông, lũ vào mùaHạ B. Đóng băng mùa Đông, lũ vào mùa
C. . Đóng băng mùa Đông, lũ vào mùa Thu D. Đóng băng mùa Đông, lũ vào mùa Xuân
3. Nơi có mật độ dân số tập trung ít nhất ở châu Á không tính khu vực Bắc Á: (0,5điểm)
A. Đông Á B. Đông Nam Á C. Tây Nam Á D. Nam Á E. Trung Á
4. Dầu mỏ và khí đốt tập trung nhiều nhất ở khu vực nào của châu Á?
A. Đông Á B. Tây Á C. Bắc Á B. Trung Á E. Nam Á
5. Ghép ý cột A phù hợp với ý cột C, rồi điền kết quả vào cột B: (1 điểm)
A. Kiểu khí hậu B C. Cảnh quan tự nhiên
1. Cực và cận cực

1. Phù hợp với. . .
a. Rừng nhiệt đới ẩm
2. Cận nhiệt lục địa, nhiệt đới khô 2. Phù hợp với. . b. Rừng cây bụi lá cứng ĐTH
3. Nhiệt đới gió mùa 3. Phù hợp với. . c. Đài nguyên
4. Cận nhiệt Địa Trung Hải 4. Phù hợp với. . d. Hoang mạc và bán hoang mạc
II- TỰ LUẬN (7đ):
1. Nêu vị trí địa lí và kích thước của châu Á? (3điểm)
2. Điểm khác nhau cơ bản về tính chất của gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ là
gì?
Vì sao? (2điểm)
3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á? (2điểm)
Hướng dẫn chấm
I/Trắc nghiệm (3đ)
Khoanh đúng mỗii ý được 0,5 điểm
1. A 2.D 3. E 4. B
5 ) Ghép ý cột A phù hợp với ý cột C, rồi điền kết quả vào cột B, đúng mỗi ý được (0,25đ)
ý1+c ý2+d; ý3+a ý4+b
II- TỰ LUẬN (7đ):
1. Nêu vị trí địa lí và kích thước của châu Á? (3điểm)
- Nằm hoàn toàn ở nửa cầu Bắc, là một bộ phận của lục địa Á-Âu, kéo dài từ vùng cực
Bắc đến vùng xích đạo (0,5đ)
- Bắc giáp với Bắc Băng Dương. (0,5đ)
- Nam giáp với Ấn Độ Dương. (0,5đ)
- Tây giáp với châu Âu, Phi, Địa Trung Hải. (0,5đ)
- Đông giáp Thái Bình Dương. (0,5đ)
- Châu Á là châu lục rộng lớn nhất thế giới với diện tích 44,4 triệu km
2
(kể cả các đảo).
(0,5đ)
2. Điểm khác nhau cơ bản về tính chất giữa gió mùa mùa Đông và gió mùa mùa Hạ là

gì?
Vì sao? (2điểm)
Gió mùa mùa hạ: nóng ẩm, mưa nhiều do xuất phát từ giải áp thấp thổi qua ĐD nên
mang theo nhiều hơi nước vào đấùt liền gặp thuận lợi tao thành mưa(1đ)
Gió mùa mùa đông: lạnh khô, ít mưa vì hình thành từ các giải cao áp trên các lục địa khô, nên khí hậu
lạnh, khô ít mưa.(1đ)
3. Phân tích những thuận lợi và khó khăn của thiên nhiên châu Á? (2điểm)
* Thuận lợi (1đ)
Khoáng sản: có trữ lượng lớn: than, dầu mỏ, khí đốt, sắt, thiếc…
Ngoài ra, còn có tài nguyên đất, khí hậu, nguồn nước, thực động vật…
* Khó khăn: (1đ)
Địa hình: rất khó khăn về giao thông và xây dựng.
Khí hậu: Khắc nghiệt, nhiều biến động bất thường (động đất, núi lửa, bão lụt…) thường xảy ra ở vùng đảo
và Duyên hải Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á gây thiệt hại lớn về người và của.

Tuần: 9 - Tiết: 9
Ngày soạn: 2/10/2010
Ngày dạy: 04/10/2010
Bài: ĐẶC ĐIỂM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học H/S cần
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm phát triển kinh tế các nước Châu
Á
- Biết được xu hướng phát triển kinh tế xã hội của các nước Châu Á hiện nay
2. Kỹ năng, thái độ
- Phân tích các bảng số liệu KT - XH
II/ Phương tiện dạy học cần thiết:
- Bản đồ kinh tế châu Á.
- Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế XH của một số nước châu Á.
- Một số tranh ảnh về các trung tâm kinh tế lớn, các thành phố lớn ở một số quốc gia châu Á.

III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Vài nét về lịch sử phát triển của các nước Châu Á
? Cho biết thời Cổ đại, Trung đại, các dân tộc ở Châu Á đã
đạt những tiến bộ như thế nào trong phát triển kinh tế
? Tại sao thương nghiệp ở thời kỳ này phát triển? (Ở thời kỳ
này, họ đã tạo ra được nhiều mặt hàng nổi tiếng được các
nước Phương Tây ưa chuộng và nhờ đó thương nghiệp phát
triển.)
- Y/c đọc Bảng 7
? Châu Á nổi tiếng với những măt hàng gì, ở các khu vực và
quốc gia nào? …
- Giới thiệu sự phát triển con đường tơ lụa nổi tiếng của Châu
Á nối liền buôn bán sang các nước Châu Âu (vận chuyển
hàng hóa từ Trung quốc, Ấn Độ, ĐNA, TNA…) Sang các
nước Châu Âu.
? Từ TK XVI và đặc biệt trong TK XIX các nước Châu Á bị
các nước quốc tế nào xâm chiếm làm thuộc địa? (Đế quốc
Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha)
? Việt Nam bị thực dân nào xâm chiếm? (Pháp-1858)
? Thời kỳ này, nền kinh tế các nước Châu Á lâm vào tình
trạng như thế nào? Nguyên nhân cơ bản? (Bị mất chủ quyền
độc lập, bị bóc lột, cướp tài nguyên, khoáng sản…)
? Thời kỳ đen tối này của lịch sử phát triển Châu Á có duy
nhất nước nào thoát khỏi tình trạng trên ? (Nhật Bản).
1. Vài nét về lịch sử phát triển
của các nước Châu Á:
a. Thời cổ đại – Trung đại:

- Các nước Châu Á có quá trình
phát triển kinh tế sớm, đạt nhiều
thành tựu trong kinh tế và khoa
học như tạo ra nhiều mặt hàng nổi
tiếng và ngành thương nghiệp phát
triển…
b. Thế kỷ XVI – XIX
Chế độ phong kiến, thực dân đã
kìm hãm, đẩy nền kinh tế châu Á
? Tại sao Nhật Bản trở thành nước phát triển sớm nhất Châu
Á? (Nhờ sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào cuối TK
XIX, mở rộng quan hệ với các nước Phương Tây, giải phóng
đất nước khỏi chế độ phong kiến → tạo điều kiện phát triển
kinh tế.)
rơi vào tình trạng chậm phát triển
kéo dài.
GM2: Đặc điểm phát triển KT-XH của các nước và lãnh
thổ Châu Á hiện nay
? Sau chiến tranh thế giới 2 nền kinh tế các nước Châu Á như
thế nào? (Kinh tế: kiệt quệ, yếu kém, nghèo đói. Hầu hết các
nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng.
- Liên hệ Việt Nam.
? Nền kinh tế Châu á có sự chuyển biến khi nào? (Nửa cuối
TK XX Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Singapo trở thành
“con rồng” Châu Á.)
? Dựa vào Bảng 7.2, cho biết: tên các quốc gia Châu Á được
phân theo mức thu nhập thuộc những nhóm
? Tỉ trọng giá trị nông nghiệp trong cơ cấu GDP của các nước
thu nhập cao khác với các nước thu nhập thấp ở chỗ nào?
( Nước có tỉ trọng nông nghiệp trong GDP cao thì GDP trên

đầu người thấp, mức thu nhập trung bình thấp kém. Nước có
tỉ trọng nông nghiệp trong GDP thấp, tỉ trọng dịch vụ cao thì
GDP trên đầu người cao, mức thu nhập cao.)
? Dựa vào SGK hãy nhận xét đặc điểm phát triển KT-XH của
các nước châu Á
2. Đặc điểm phát triển KT-XH
của các nước và lãnh thổ Châu
Á hiện nay:
- Có sự biến đổi mạnh mẽ theo xu
hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa
- Trình độ phát triển kinh tế không
đồng đều giữa các nước và các
vùng theo lãnh thổ
Nhóm nước Đặc điểm phát triển kinh tế Tên nước
1. Phát triển cao.
2. Công nghiệp mới.
3. Có tốc độ tăng trưởng kinh
tế cao.
4. Đang phát triển.
5. Kém phát triển, trình độ
kinh tế – XH chưa phát triển
cao.
- Nền kinh tế XH toàn diện
- Mức độ CNH cao, nhanh.
- CNH nhanh, nông nghiệp có
vai trò quan trọng.
- Nông nghiệp phát triển chủ
yếu.
- Khai thác Dầu khí để xuất

khẩu.
- Nhật Bản
- Singapore,Hàn Quốc, Đài
Loan.
- Thái Lan, Trung Quốc, Ấn
Độ.
- Việt Nam, Lào …
- Arậpxêut, Brunây
IV Củng cố bài học:
- Tóm tắt bảng trên
V/ Dặn dò:
- Xem trước bài 8: Tình hình phát triển kinh tế – XH ở các nước châu Á
+ Nước nào sản xuất nhiều lúa gạo, xuất khẩu lúa gạo?
+ Miền khí hậu gió mùa ẩm có những cây trồng, vật nuôi gì?
Tuần:10 - Tiết:10
Ngày soạn: 11/10/2010
Ngày dạy: 11/10/2010
Bài: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CÁC NƯỚC CHÂU Á
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Hiểu được tình hình phát triển của các ngành kinh tế, đặc biệt là những thành tựu về nông
nghiệp, công nghiệp ở các nước và vùng lãnh thổ Châu á.
- Thấy rõ xu hướng phát triển hiện nay của các nước và vùng lãnh thổ Châu á là ưu tiên phát
triển công nghiệp, dịch vụ và không ngừng nâng cao đời sống.
2. Kĩ năng, thái độ
- Đọc và phân tích bảng thống kê kinh tế
II/ Phương tiện dạy học cần thiết
- Lược đồ phân bố cây trồng, vật nuơi ở Châu á
- Bản đồ kinh tế chung Châu á.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:

1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước lãnh thổ Châu á hiện nay?
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Nông nghiệp
? Dựa vào lược đồ H8.1 SGK và kiến thức đã học, hãy
điền vào bảng sau và gạch dưới các cây, con khác nhau cơ
bản giữa các khu vực.
Khu
vực
Cây trồng
Vật
nuôi
Giải thích
sự phân bố
ĐNÁ,
ĐÁ,

Lúa gạo,
lúa mì, ngô
Heo,
trâu bò
Khí hậu gió
mùa nóng
ẩm
TNÁ
và các
vùng
nội địa
Lúa mì,

Chè, Bông,
Chà là
Cừu,

Khí hậu lục
địa (khô,
nóng)
? Cho biết tình hình phát triển Nông nghiệp ở các nước
Châu á ra sao? Tình hình đó phụ thuộc vào yếu tố nào?
? Các nước thuộc miền khí hậu gió mùa ẩm (ĐÁ, ĐNÁ,
NÁ) có loại cây trồng vật nuôi nào?
HS: Cây lúa nhất là lúa nước nổi tiếng trên TG. Ngoài ra
còn có ngô cao su chăn nuơi bò, lợn.
? Các nước thuộc miền khí hậu lục địa khô(Trung á, Tây
Nam á) cây trồng chủ yếu là lúa mì, cọ dầu, chăn nuôi bò,
cừu.
? Ngày nay tình hình phát triển kinh tế xã hội ở các nước
Châu á đã có nhiều thành tựu như thế nào?
? Dựa vào H8.2 cho biết những nước nào ở Châu Á sản
xuất nhiều lúa gạo, tỉ lệ so với TG là bao nhiêu?
HS: TQ 28,7%, Ấn Độ 22,9%
? Tại sao Việt Nam, Thái Lan có sản lượng lúa gạo thấp
1. Nông nghiệp:
- Các nước Châu á có nền
Nông nghiệp phát triển không
đều, phụ thuộc vào khí hậu là
chính
- Lúa gạo là cây lương thực
chính
- Ngày nay tình hình phát triển KT-

XH ở các nước Châu á đã có những
thành tựu lớn. Về Nông nghiệp sản
xuất lương thực ở nhiều nước như
TQ, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam đạt
kết quả vượt bật (lúa nước).
hơn TQ, Ấn Độ nhưng xuất khẩu gạo lại đứng hàng đầu
TG (TQ, Ấn Độ có số dân đông nhất trên TG).
? Quan sát H8.3 cho nhận xét.
+ Nội dung bức ảnh (SXNN)
+ Diện tích mảnh ruộng (nhỏ)
+ Số lao động (nhiều)
+ Cơng cụ lao động? (thơ sơ)
Nhận xét về trình độ sản xuất (thấp)
GM2: Công nghiệp
? Dựa vào bảng số liệu dưới đây em hãy cho biết:
Những nước nào khai thác than và dầu mỏ nhiều nhất.
HS: TQ, Ấn Độ
? Những nước nào sử dụng các sản phẩm khai thác chủ
yếu để xuất khẩu?
GV: Ả rập Xêut, Iran, Irắc, các tiểu vương quốc Arập
thống nhất, Cơoét, Brunay dựa vào khai thác, chế biến,
xuất khẩu dầu mỏ đã trở thành những nước cĩ thu nhập cao
trên TG mặc dù kinh tế của họ phát triển chưa cao.
? So sánh sản lượng khai thác và sản lượng tiêu dùng?
2. Công nghiệp
- Ưu tiên phát triển các ngành công
nghiệp khai khoáng và công nghiệp
chế biến
GM3: Dịch vụ
? Dựa vào bảng 7.2 (Trang 22 SGK) cho biết tỉ trọng giá

trị dịch vụ trong cơ cấu GDP của Nhật Bản, Hàn Quốc là
bao nhiêu?
HS: Nhật Bản: 66,4; Hàn Quốc: 54,1
? Mối quan hệ giữa tỉ trọng giá trị dịch vụ trong cơ cấu
GDP theo đầu người ở các nước trên như thế nào? (tỉ lệ
thuận).
3. Dịch vụ:
- Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo có
ngành dịch vụ phát triển
IV. Củng cố bài học:
- Những thành tựu về NN của các nước Châu á được biểu hiện như thế nào?
- Dựa vào nguồn tài nguyên và một số nước TNÁ lại trở thành những nước cĩ thu nhập cao.
V. Dặn dò:
- Học bài cũ, làm BT SGK.
Tuần: 11 - Tiết: 11
Ngày soạn: 17/10/2010
Ngày dạy: 18/10/2010
Bài 9: KHU VỰC TÂY NAM Á
I/ Mục tiêu bài dạy: Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của khu vực
2. Kĩ năng, thái độ:
- Đọc bản đồ, lược đợtnhiên, dân cư, kinh tế
- GD lòng yêu hòa bình
II/ Phương tiện dạy học cần thiết
- Lược đồ Tây Nam á
- Bản đồ tự nhiên Châu á.
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết thành tựu về NN của các nước Châu á biểu hiện như thế nào?

2. Giới thiệu bài mới:
Cácc bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Vị trí địa lý
- Chia 5 nhóm thảo luận
+ Dựa vào H9.1 SGK cho biết khu vực TNÁ nằm trong
khoảng vĩ tuyến nào và kinh tuyến nào? (Vĩ tuyến
khoảng: 12
0
B-42
0
B ; Kinh tuyến: 26
0
Đ-73
0
Đ)
+ Với vị trí địa lý trên TNÁ thuộc đới khí hậu nào?
(Đới nóng và cận nhiệt).
+ Khu vực TNÁ giáp với các vịnh, biển và Châu lục
nào?
( - Giáp vịnh: Bec-xích
- Giáp biển: Arap, Biển đỏ, Địa Trung Hải, Biển đen.
- Tiếp giáp với khu vực nào? Trung Á, Nam Á.
- Tiếp giáp với châu lục: Âu, Phi.)
+ Con đường rút ngắn giữa Châu á và Châu phi qua
đâu? (Qua kênh đào Xuyê và Biển đỏ so với đường
vòng qua Châu phi và ngược lại)
+ Cho biết lợi ích lớn lao của vị trí địa lý mang lại?
(Tiết kiệm thời gian, tiền của cho giao thông buôn bán
quốc tế).
- Đại diện trình bày

- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng
1. Vị trí địa lý:
- Nằm giữa các vĩ tuyến khoảng từ 12
0
B-
42
0
B, kinh tuyến 26
0
Đ-73
0
Đ.
- Nằm ngã 3 của 3 châu lục: Á, Âu, Phi
thuộc đới nóng và cận nhiệt, có một số
biển và vịnh bao bọc.
- Vị trí có ý nghĩa chiến lược quan trọng
trong phát triển kinh tế.
GM2: Đặc điểm tự nhiên:
+ Dựa vào H9.1 kết hợp với bản đồ tự nhiên Châu á
cho biết đặc điểm tự nhiên của TNÁ? (Địa hình từ
Đông Bắc xuống Tây Nam á tập trung nhiều núi cao,
sơn nguyên đồ sộ phần giữa là đồng bằng lưỡng hà màu
mở).
+ Có mấy con sông lớn? (2 Ti-giơ, Ơphrat).
+ Vì sao khu vực TN Á nằm sát biển có khí hậu nóng
và khô hạn như vậy? (Quanh năm chịu ảnh hưởng của
khối khí chí tuyến lục địa khô, rất ít mưa).
+ Quan sát Lược đồ H9.1 cho thấy khu vực có nguồn
tài nguyên quan trọng nhất là gì? (Dầu mỏ và khí đốt)
+ Quốc gia nào có nhiều dầu mỏ nhất? (Arâpxêut trữ

lượng 26 tỉ tấn (1990)
- Côoét: 15 tỉ tấn
- Irắc: 6,4 tỉ tấn
- Iran: 5,8 tỉ tấn)
=> TNÁ 65% trữ lượng dầu và 25 % trữ lượng khí đốt
của toàn TG. Tập trung phân bố ở Vịnh Pecxich và
đồng bằng lưỡng hà.
2. Đặc điểm tự nhiên:
- Núi và sơn nguyên, cao nguyên và
đồng bằng của 2 con sông Ti-gơ,
Ơ-phrat.
- Khí hậu: Nhiệt đới khô
- Tài nguyên; dầu mỏ và khí đốt phong
phú
GM3: Đặc điểm dân cư chính trị
+ Quan sát H9.3 cho biết khu vực TNÁ bao gồm các
quốc gia nào? Kể tên các quốc gia có diện tích lớn
nhất? (Arậpxêut lớn nhất có diện tích 2400.000 km
2
.
Iran: 1.648.000 km
2
; Nước có diện tích nhỏ nhất: Cata
(22014 km
2
). Côoét: 18.000 km
2
)
+ Với điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên,
TNÁ có điều kiện phát triển các ngành kinh tế nào? Vì

sao lại phát triển những ngành đó? (Khai thác và xuất
khẩu đàu mỏ. Vì nó là khu vực xuất khẩu dầu mỏ lớn
nhất TG.
+ Dựa vào H9.4 cho biết TNÁ xuất khẩu dầu mỏ đến
các khu vực nào trên TG? (Châu Mĩ, Châu âu, Nhật
Bản),
=> ống dẫn dầu lớn dài hàng ngàn km nối các mỏ tới
các cảng ở Địa Trung Hải, Vịnh Pecxich xuất đi các
châu lục
+ Những khó khăn ảnh hưởng đến KT-XH là gì? (Là
những khu vực không ổn định, luôn xảy ra các cuộc
tranh chấp chiến tranh dầu mỏ, ảnh hưởng rất lớn đến
kinh tế khu vực: Iran-Irắc, Irắc- Côoét cuộc nội chiến
liên miên.)
=>Tấc cả các cuộc chiến tranh đều bắt nguồn từ nguyên
nhân dầu mỏ.
3. Đặc điểm dân cư chính trị:
- Dân số khoảng 286 triệu người, phần
lớn là người Arập theo đạo hồi là chủ
yếu.
- Ngày nay CN và thương mại phát triển
nhất là CN khai thác và CN chế biến dầu
mỏ.
- Tình hình KT-CT của khu vực đang
diễn ra rất phức tạp.
IV/ Củng cố bài học:
- TN Á có đặc điểm vị trí địa lý như thế nào? Nêu những khó khăn ảnh hưởng đến sự phát
triển KTXH của khu vực.
V/. Dặn dò:
- Học bài cũ xem trước bài mới, làm BT SGK/36)

Tuần: 12 - Tiết: 12
Ngày soạn: 24/10/2010
Ngày dạy: 25/10/2010
Bài 10: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NAM Á
I/ Mục tiêu bài học: Sau bài học HS cần:
1. Kiến thức:
- Trình bày được những đặc điểm nổi bật về tự nhiên, của khu vực
2. Kĩ năng, thái độ
- Đọc bản đồ, lược đồ tự nhiên, dân cư, kinh tế
- Giáo dục BTTN và ĐDSH (Mục 2)
II/ Phương tiện dạy học cần thiết
- Lược đồ tự nhiên của khu vực Nam á
- Bản đồ tự nhiên Châu á
III/ Tiến trình tổ chức bài mới:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm vị trí địa lý của khu vực Tây Nam á?
2. Giới thiệu bài mới:
Các bước lên lớp Nội dung cần ghi bảng
GM1: Vị trí địa lý và địa hình
- Y/c HS quan sát H10.1 xác định các quốc gia
trong khu vực Nam á.
? Những nước nào có diện tích lớn nhất? (Ấn độ
3, 28 triệu km
2
).
? Nước nào có diện tích nhỏ nhất (Man-đi-vơ:
298 triệu km
2
).
? Nêu vị trí địa lý của khu vực Nam Á

? Kể tên miền địa hình chính từ Bắc xuống Nam
(Xác định vị trí của miền địa hình trên lược đồ tự
nhiên khu vực).
- Đại diện trình bày
- GV nhận xét, chốt ý ghi bảng
1. Vị trí địa lý và địa hình:
a. Vị trí:
- Là bộ phận nằm rìa phía Nam của lục địa. có
vị trí chiến lược
b. Địa hình:
* Có 3 miền địa hình chính:
- Phía Bắc là dãy Himalaya hùng vĩ
- Phía Nam là sơn nguyên Đe-can (với 2 rìa
được nâng cao thành 2 dãy Gát tây, gát đông
cao TB 1300M.
- Ở giữa là đồng bằng Ấn Hằng rộng lớn.
GM2: Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên
- Y/c thảo luận theo 4 nhóm
- Y/c HS quan sát (H10.2) lược đồ H2.1 khí hậu
Châu á cho biết
? Nam á chủ yếu nằm trong đới khí hậu nào?
? Đọc và nhận xét 3 địa điểm: Munta, Serapun,
Munbai giải thích lượng mưa của 3 địa điểm
trên? Giải thích sự phân bố mưa không đều ở
Nam á?
? Dựa vào H10.1 cho biết các sông chính trong
khu vực Nam á?
? Dựa vào vị trí địa lý và địa hình cho biết khí
hậu khu vực Đông á có các kiểu cảnh quan tự
nhiên nào?

- Đại diện trình bày
- GV nhận xét, chốt ý mở rộng
Dãy Himalaya là bức tường thành:
- Cản gió mùa Tây Nam nên mưa trút ở sườn
Nam- lượng mưa lớn nhất.
- Ngăn cản sự xâm nhập của không khí lạnh từ
phương Bắc nên Nam á hầu như không có mưa
đông lạnh khô.
- Dãy gát Tây chắn gió mùa Tây Nam nên lượng
mưa ven biển phía Tây (Munbai) lớn hơn nhiều
sơn nguyên Đêcan.
- Lượng mưa 2 địa điểm Serapenđi; Munta.
- Do vị trí địa lý: Muntan thuộc khí hậu nhiệt đới
khô, do gió mùa Tây Nam gặp núi Himalaya
chắn gió chỉ hướng Tây Bắc lượng mưa thay đổi
từ T-Đ. Do đó Muantan ít mưa hơn Serapundi.
Munbai nằm sườn đón gió dãy Gát Tây nên
lượng mưa khá lớn.
- Diện tích hoang mạc ở Nam Á ngày càng mở
rộng Nêu nguyên nhân, hậu quả và biện pháp
2. Khí hậu, sông ngòi, cảnh quan tự nhiên:
a. Khí hậu:
- Nam á có khí hậu nhiệt đới gió mùa là khu
vực mưa nhiều của TG.
- Do ảnh hưởng sâu sắc của địa hình nên lượng
mưa phân bố không đồng đều.
- Nhịp điệu hoạt động của gió mùa ảnh hưởng
rất lớn đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân
trong khu vực.
b. Sông ngòi và cảnh quan tự nhiên:

- Nam á có nhiều sông lớn: Sông Ấn, Sông
Hằng, Sông Bra-ma-put.
- Cảnh quan tự nhiên chính:
Rừng nhiệt đới ẩm, Xavan và cảnh quan núi
cao
- Lạc đà là động vật chịu hạn tốt là biểu tượng
của khu vực Nam Á
- Tham gia phòng chóng hoang mạc mở rộng
khắc phục?
IV/ Củng cố bài học:
- Nam á có mấy địa hình? Nêu rõ đặc điểm của mỗi miền?
- Giải thích nguyên nhân dẫn đến sự phân bố mưa không đều ở Nam á?
V/ Dặn dò:
- Học bài cũ xem trước bài 11 trang 37

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×