Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

GIÁO ÁN SINH HỌC 11 NC BÀI 30 TRUYỀN TIN QUA XINAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.87 KB, 16 trang )

Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
GIÁO ÁN
Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ Tiết: 30
Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Dạ Thủy
Trường: Đại học sư phạm Huế
Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XINÁP
( Sinh học 11 CB, trang 121)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức
- Phát biểu được khái niệm xináp.
- Mô tả được cấu tạo của xináp.
- Trình bày được quá trình truyền tin qua xináp.
2. Kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng quan sát và phân tích tranh, đoạn phim để tìm tòi phát hiện kiến
thức.
- Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và làm việc độc lập với SGK.
3. Thái độ
- Vận dụng các kiến thức về quá trình truyền tin qua xináp để giải thích về cơ chế tác
dụng của “thuốc an thần”, uống café, hút thuốc lá và nguyên nhân của một số bệnh như:
bệnh tâm thần phân liệt, bệnh mất cảm giác…
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
1
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
II. Nội dung trọng tâm
- Quá trình truyền tin qua xináp.
III. Phương pháp dạy học
- Phương pháp quan sát tranh – tìm tòi.
- Phương pháp hỏi đáp – tìm tòi.
- Phương pháp tổ chức học sinh làm nhóm, làm việc độc lập SGK.
IV. Phương tiện dạy học
- Máy chiếu


- Hình 30.1, 30.3 SGK sinh học 11 cơ bản.
- Hình về cấu tạo xináp hóa học.
- Hình ảnh động về quá trình truyền tin qua xináp.
- Phiếu học tập.
V. Tiến trình tổ chức tiết học
1. Ổn đinh tổ chức lớp (30 giây)
2. Kiểm tra bài cũ (7 phút)
Tổ chức trò chơi
3. Tổ chức hoạt động dạy và học
a. Đặt vấn đề (30 giây)
Với từ khóa ở phần trò chơi là xináp. Vậy xináp là gì? Xináp có cấu tạo như thế
nào? Quá trình truyền tin qua xináp ra sao? Để hiểu rõ vấn đề này cô và trò chúng ta cùng
nhau tìm hiểu bài 30: Truyền tin qua xináp
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
2
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
b. Các hoạt động dạy học (35 phút)
Thời
gian
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học
sinh
Nội dung bài học
15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm xináp
GV chiếu hình 30.1 (Các kiểu
xináp), yêu cầu học sinh quan sát.
GV giải thích tranh: Trong hệ thần
kinh thì các xung thần kinh được
truyền dưới dạng các xung động
thần kinh qua chuỗi các tế bào thần
kinh (TBTK) kế tiếp nhau cuối cùng

đến cơ quan đáp ứng, nơi tiếp giáp
giữa TBTK với TBTK hoặc giữa
TBTK với TB cơ quan đáp ứng (TB
cơ, TB tuyến,…) được gọi là xináp.
Vậy xináp là gì?
GV nhận xét, kết luận
Vậy có bao nhiêu kiểu xináp?
GV chỉ có 3 loại xináp:
+ Xináp TK - TK: là diện tiếp xúc
giữa TBTK với TBTK.
+ Xináp TK - cơ: là diện tiếp xúc
HS lắng nghe và
quan sát tranh.
HS trả lời.
HS trả lời.
I. Khái niệm xináp
- Xináp là diện tiếp
xúc giữa TBTK với
TBTK, giữa TBTK
với cơ quan đáp ứng
(TB tuyến, TB
cơ…)
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
3
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
giữa TBTK với TB cơ.
+ Xináp TK - tuyến: là diện tiếp
xúc giữa TBTK với TB tuyến.
- Có 3 kiểu xináp:
+ Xináp TK - TK

+ Xináp TK - cơ
+ Xináp TK - tuyến
20’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo hóa học của xináp
GV có 2 loại xináp là xináp điện và
xináp hóa học. Nhưng trong cơ thể
xináp hóa học là loại phổ biến nên ta
chỉ nghiên cứu về xináp hóa học.
Vậy xináp hóa học có cấu tạo như
thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu
mục II.
GV chiếu hình cấu tạo của xináp.
Yêu cầu HS quan sát hình và cho
biết xináp có cấu tạo như thế nào?
Chùy xináp và màng sau xináp có
đặc điểm gì?
GV nhận xét và bổ sung:
+ Trong chùy xináp có chứa các ti
thể và các bóng chứa chất trung gian
HS quan sát hình và
trả lời.
HS trả lời
II. Cấu tạo của xináp
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
4
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
hóa học (CTGHH) như axêtincôlin,
đôpamin, serotonin, adrenalin,
nonadrenalin,…Mỗi xináp chỉ chứa
một loại CTGHH xác định.
+ Màng trước xináp: là màng bao

bọc ngoài đầu mút đã phình to thành
cúc áo của mỗi nhánh phát đi từ sợi
trục của noron trước.
+ Màng sau xináp ngoài có các thụ
thể tiếp nhận CTGHH thì còn có
thêm các enzim phân hủy các
CTGHH.
+ Khe xináp: là khoảng cách giữa
màng trước và màng sau xináp. Khe
xináp thường rộng từ 150 A
0
đến
500 A
0
.
- Xinap có cấu tạo
gồm có 4 phần:
+ Chùy xinap: chứa
ty thể và các bóng
chứa chất trung gian
hóa học (CTGHH)
như axetincolin,
adrenalin,
dopamine,…
+ Màng trước xinap
+ Khe xinap
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
5
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
+ Màng sau xinap:

có thụ thể tiếp nhận
CTGHH và có các
enzim phân hủy các
CTGHH.
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình truyền tin qua xináp
Gv: Sự phù hợp giữa cấu tạo và chức
năng luôn là điều kiện tiên quyết đảm
bảo sự hoạt động có hiệu quả, thống
nhất giữa các cơ quan, bộ phận trong
cơ thể, đảm bảo sự tồn tại, phát triển
của cơ thể. Vậy với cấu tạo như trên,
xináp sẽ thực hiện chức năng dẫn
truyền như thế nào? Để hiểu rõ điều
này chúng ta cùng nghiên cứu mục 3.
GV yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh
động sau và hoàn thành phiếu học tập
trong vòng 5 phút.
GV giới thiệu về hình ảnh động là quá
trình truyền tin qua xináp với chất hóa
học trung gian là axetincolin.
GV chiếu hình ảnh động và định
hướng cho học sinh bằng hệ thống câu
hỏi sau:
+ Ion nào đi từ ngoài vào chùy xináp?
+ Trong chùy xináp có sự thay đổi như
thế nào (chú ý đến sự thay đổi của các
- HS lắng nghe
III. Quá trình
truyền tin qua
xináp

Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
6
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
bóng CTGHH) ?
+ CTGHH gắn vào thụ thể màng sau
xináp thì hiện tượng nào xảy ra?
- GV gọi nhóm 1 trình bày giai đoạn 1.
GV gọi nhóm khác nhận xét.
Vì sao ion Ca
2+
lại tràn vào trong chùy
xináp?
GV chính xác hóa nội dung giai đoạn
1.
GV gọi nhóm 2 trình bày giai đoạn 2.
GV gọi nhóm khác nhận xét.
GV chính xác hóa nội dung giai đoạn
2.
GV gọi nhóm 3 hoàn thành nội dung
giai đoạn 3.
GV gọi nhóm khác nhận xét.
Đại diện nhóm 1
trả lời
HS nhận xét
Do xung thần kinh
truyền đến làm
thay đổi tính thấm
của màng đối với
ion Ca
2+

làm nó đi
vào trong chùy
xináp.
Đại diện nhóm 2
trình bày.
HS nhận xét
Đại diện nhóm 3
trình bày.
HS nhận xét
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
7
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
Vai trò của CTGHH là gì?
GV bổ sung : Vai trò của CTGHH
(axetincolin) làm thay đổi tính thấm
của màng đối với ion Na
+
và với ion
K
+
làm cho màng sau bị mất phân cực,
đảo cực và tái phân cực. Từ đó làm
xuất hiện điện thế lan truyền đi tiếp.
GV chính xác nội dung giai đoạn 3.
Yêu cầu hs quan sát hình ảnh động (sự
phân hủy CTGHH) trả lời câu hỏi :
Theo em CTGHH (axetincolin) có bị ứ
động ở màng sau không ?
Enzim nào phân hủy axetincolin ?
GV : CTGHH (axetincolin) không bị ứ

đọng ở màng sau. Sau khi làm xuất
hiện XTK lan truyền ở màng sau thì
axetincolin được phân hủy thành axetat
và colin nhờ enzim
axetincolinesteraza. Axetat và colin sẽ
quay trở lại chùy xináp và tái tổng hợp
lại axetincolin chứa trong các bóng.
HS trả lời.
HS quan sát và trả
lời
HS Enzim
axetincolinesteraza
- Đáp án phiếu học
tập
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
8
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
Vậy tại sao thông tin truyền qua xináp
chỉ theo một chiều từ màng trước đến
màng sau ?
GV bổ sung : Ở phía màng sau ( sợi
nhánh của TBTK sau hoặc tế bào của
cơ quan đáp ứng) không có chất trung
gian hóa học để đi về phía màng trước.
Ở phía màng trước không có thụ thể
tiếp nhận các CTGHH.
GV : Hàm lượng chất TGHH của mỗi
loài có hàm lượng khác nhau
HS trả lời
Axetincolin được

enzim
axetincolinesteraza
(EA) phân hủy
thành axetat và
colin.
Axetincolin + H
2
O
Axetat + colin
- Sau đó, axetat và
colin quay trở lại
màng trước và đi
vào chùy xináp để
tái tạo lại
axetincolin.
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
9
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
Ví dụ ở chó theo Phenbec và Vốc
(năm 1984) mỗi gam mô TK của rễ sau
dây TK tủy, trong một giờ, có thể tổng
hợp 850 phần triệu gam axetincolin. Ở
vỏ tiểu não kếm nhất, mỗi gam trong
một giờ chỉ sản xuất được từ 20 – 30
phần triệu gam axetincolin.
Axetincolin đã được tổng hợp sẽ được
tích lũy lại trong các bọng khí có
đường kính từ 0,03 – 0,2 miccromet,
nằm rải rắc trong bào chất của cúc
xináp

Gv: Theo các em các chất TGHH có
trong chùy xináp ở mỗi người có hàm
lượng giống nhau không?
GV giải thích: Vì không giống nhau
nên khả năng tiếp nhận kích thích mỗi
người sẽ khác nhau. Những ai có hàm
lượng chất TGHH ở trong chùy xináp
nhiều sẽ thông minh vì truyền tải và xử
lý thông tin nhanh. Còn nếu hàm
lượng ít thi xử lý và truyền tải thông
tin chậm ví dụ như những người có
chứng bệnh tự kỷ, thiểu năng trí tuệ
GV chiếu hình 30.4 (Sơ đồ cung phản
xạ ở người) và hãy cho biết : Tại sao
trong một cung phản xạ XTK chỉ được
HS lắng nghe và
trả lời
HS quan sát và trả
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
10
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
truyền theo một chiều từ cơ quan thụ
cảm đến cơ quan đáp ứng ?
GV giải thích : Mặc dù trên sợi TK các
XTK được truyền theo hai chiều nhưng
trong một cung phản xạ thì các TBTK
hay giữa TBTK với TB cơ quan đáp
ứng liên hệ với nhau qua xináp, mà
xináp chỉ cho XTK truyền theo một
chiều.

GV nếu vì lí do nào đó CTGHH không
gắn được vào thụ thể ở màng sau xináp
thi điều gì sẽ xảy ra?
GV nhận xét, bổ sung : Nếu CTGHH
không gắn được vào thụ thể ở màng
sau xináp thì XTK không được truyền
qua xináp. Vì vậy trong cung phản xạ
XTK không thể truyền từ cơ quan thụ
cảm đến cơ quan đáp ứng. Cơ quan
đáp ứng không trả lời các tác nhân gây
kích thích ở cơ quan thụ cảm.
Đây chính là cơ chế tác dụng của các
loại thuốc an thần, thuốc giảm đau.
Canh tranh với các CTGHH, làm
phong tỏa màng sau xináp, không cho
các CTGHH gắn vào thụ thể. Ví dụ
thuốc giảm đau antropine sunphat
lời
HS trả lời
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
11
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
Sẽ phong tỏa màng sau xináp, làm cho
màng sau mất khả năng nhạy cảm với
axetincolin, do đó tế bào sau không
hưng phấn, thông tin (đau đớn) không
truyền đi được, nên thuốc có tác dụng
chống giảm đau, co thắt.
GV : Tại sao bác sĩ khuyên không nên
uống nhiều thuốc giảm đau ?

GV : Khi uống thuốc giảm đau nhiều
sẽ gây ức chế hoạt động của các thụ
thể ở màng sau xináp, làm tăng nồng
độ enzim phân hủy axetincolin. Khi có
XTK truyền đến sẽ không được truyền
tiếp , Không có đáp ứng, có hại cho cơ
thể, đặc biệt là phản xạ tự vệ.
DIPTEREX – Thuốc diệt giun sán ký
sinh trong hệ tiêu hóa của lợn
Khi lợn uống thuốc vào sẽ ngấm vào
giun sán và phá hủy enzim colinsteraza
ở các xináp. Do đó sự phân giải
axetincolin không xảy ra. Axetincolin
sẽ tích tụ nhiều ở màng sau xináp gây
hưng phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ
co liên tục làm chúng cứng đờ không
bảm vào niêm mạc ruột nên bị đẩy
HS chúng ta không
nên uống nhiều
thuốc giảm đau
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
12
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
theo phân ra ngoài.
V. Củng cố ( 2 phút 30 giây)
Câu 1: Nơi có các bóng chứa CTGHH đó là:
A. Chùy xináp
B. Dịch bào
C. Khe xináp
D. Ti thể

Câu 2: XTK chỉ được chuyển giao từ màng trước xináp qua màng sau xináp chỉ một
chiều là nhờ:
A. Các CTGHH
B. Ion Ca
2+
C. Xuôi chiều gradient nồng độ
D. Sự chênh lệch hiệu điện thế
Câu 3: Ở màng sau xináp Không có:
A. Các thụ thể Tiếp nhận CTGHH
B. Các enzim phá hủy CTGHH
C. Các kênh Na và K
D. Các bóng có chứa CTGHH
Câu 4: Vai trò của chất TGHH là gì?
A. Làm xuất hiện XTK đi đến xinap và thay đổi tính thấm của màng trước.
B. Làm thay đổi tính thấm của màng sau xinap và làm xuất hiện XTK lan truyền đi
tiếp.
C. Làm xuất hiện điện thế hoạt động đến xinap.
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
13
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
D. Truyền XTK đến khe xinap.
Câu 5: Các giai đoạn truyền tin qua xináp là:
1. XTK từ cơ quan đáp ứng truyền đến lảm Ca
2+
vào chủy xináp.
2. Axetincolin gắn vào thụ thể ở màng sau làm xuất hiện XTK lan truyền đi tiếp.
3. Ca
2+
vào làm các bóng chứa axetincolin vỡ ra trong chùy xináp và giải phóng
axetincolin trong chùy xináp.

4. XTK truyền đến tận cùng mỗi sợi TK làm thay đổi tính thấm của màng đối với ion
Ca
2+
làm Ca
2+
vào chùy xináp.
5. Ca
2+
vào làm các bóng chứa axetincolin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng
axetin vào khe xináp.
Hãy chọn đáp án đúng nhất:
A. 2 – 3 - 5 B. 4 – 5 - 2 C. 4 - 3 - 1 D. 5 – 2 - 1
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
14
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
Họ và tên:………………
Nhóm:……………………
Lớp:……………………
PHIẾU HỌC TẬP (5 phút)
( Bài 30: Truyền tin qua xináp, mục III. Quá trình truyền tin qua xináp)
Xem phim quá trình truyền tin qua xináp kết hợp quan sát hình dưới đây và hoàn thành
bảng sau đây:
Bảng các giai đoạn truyền tin qua xináp
Các giai đoạn Diễn biến
1
2
Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
15
Giáo án Bài 30: Truyền tin qua xináp Sinh học 11 cơ bản
3

Giảng viên: TS. Đặng Thị Dạ Thủy Sinh viên: Nguyễn Thị Thủ
16

×