Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.34 KB, 2 trang )
“Học, học nữa, học mãi” là gì?
Trong cuộc sống, tất cả mọi thứ đều phải thông qua sự ham mê, tìm hiểu, nhận thức thì nó mớ trở
thành một định lí, một khái niệm hay nói một cách khác là kiến thức khoa học. Từ xưa đến nay, con người
qua lao động sản xuất đã tiếp nhận và tích luỹ được kiến thức. Do đó vai trò của việc học tập đã được
khẳng định từ xa xưa, đặc biệt là một câu nói rất nổi tiếng của vị lãnh tụ Lê-nin vĩ đại: “Học, học nữa, học
mãi’’.
Vậy học, học nữa, học mãi là gì? Học là một hình thức tiếp nhận kiến thức. Học ở đây không đơn
thuần là tiếp nhận kiến thức khoa học mà nó còn là tiếp nhận kiến thức đạo lí, lí lẽ, biết phân biệt tốt xấu.
Thể hiện ở chỗ: học ở mọi lúc, mọi nơi, mọi phương diện, từ thầy cô đến bạn bè, từ người lớn tới trẻ nhỏ,
bất kì ai cũng đều có những ưu diểm. Học, học nữa, học mãi là học ở hiện tại , tiếp tục học và học không
bao giờ ngừng. Nhờ có học mà đã đem lại cho ta kiến thức,vận dụng trong việc tính toán được dễ dàng;
giúp ta có thể bay bổng, lãng mạn trong văn học với những vần thơ văn hay uyển chuyển về cách dùng từ;
giúp ta biết thêm về những vùng đất mới, con người mới trong Địa lí hay trong Sinh học, nó giúp chúng
ta hiểu biết thêm về các loài sinh vật và đời sống của chúng… Tóm lại, học giúp ta mở rông kiến thức về
mọi mặt.
Tại sao lại nói: “học,học nữa, học mãi”? Đó là vì cuộc đời là mọt cuộc đấu tranh dài bất tận. Tuy kiến
thức của chúng ta là tuyệt đỉnh nhưng vẫn phải học. Kiến thức của chúng ta rộng lớn nhưng thực ra nó chỉ
là một giọt nước nhỏ xíu giữa đại dương mênh mông, một hạt bụi nhỏ bé giữa vũ trụ bao la. Chính vì vậy
chúng ta cần phải học để nâng cao tầm hiểu biết, mở rộng kiến thức. Học là một sức mạnh tạo ra hanh
trang để bươc vào đời, đem lại cho con người ta sự thành đạt, sự quý trọng từ những người bao quanh. Có
nhiều hình thức học như truyền miệng hay sách vở…Từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ
khác. “Học, học nữa, học mãi” của Lê-nin không chỉ đúng với hoàn cảnh thời xưa, đến thời nay,một thời
vang bong lưng lẫy mà còn tới tận mai sau, không bao giờ phai nhoà. Có thể lấy ví dụ đơn giản rằng: thời
xưa, con người còn thuộc giống người tối cổ thì lúc nào con người cũng phải học tập. Phải học, học đứng
bằng hai chi sau, học cầm nắm, chế tạo công cụ, học giao tiếp, bày tỏ tình cảm, nguyện vọng… Con
người tiếp tục học, học không ngừng cho đến ngày nay và học mai sau: học sinh đến trường học kiến
thức, mọi người giao tiếp với nhau… Học mãi mãi: học từ lúc mới lọt long cầm cái thìa, cái đũa, gọi bố
mẹ, tập đi… Đến lúc trưởng thành và lúc già đến mất mới thôi… Nhiều người đã thừa nhận răng chính
những vần kiến thức nhỏ bé, tu luyện bởi đường đến tận cùng của thơi gian, nó sẽ kêt lại thành một khối
kiến thức lớn giúp ích cho ta về hiên tại và cả về sau, giúp ta có thể thành đạt trong cuộc sống từ một lời
khuyên: “học, học nữa, học mãi”.