Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giải thích câu nói của Mac :” Sự xụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau.”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.75 KB, 14 trang )

Họ và tên: TrÇn B¸ Minh
Lớp : K50A1C
KI Ể M TRA GI Ữ A K Ỳ
Đề : Giải thích câu nói của Mac :” Sự xụp đổ của giai cấp tư sản và
thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau.”
BÀI LÀM
Lí luận của C.Max-Lenin đã chỉ ra rằng sự chuyển biến từ hình thái
kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa là một tất yếu
lịch sử. Sự chuyển biến đó là kết quả của quá trình đấu tranh của giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản , trong đó giai cấp vô sản đại diện cho xã hội mới
tiến bộ sẽ giành thắng lợi.Vì vậy C.Mac cho rằng:”sự thất bại của giai cấp
tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”. Qua đây ta
còn nhận định thêm rằng đó còn là một tât yếu lịch sử.
Đầu tiên, ta khẳng định rằng câu nói của Mac là hoàn toàn đúng đắn. Điều
này được chỉ rõ qua các luận điểm sau:
Trước hết ta đi vào tìm hiểu quá trình ra đời của giai cấp tư sản và giai
cấp vô sản.
1. Sự hình thành giai cấp và tích luỹ tư bản
Đầu tiên ta cần phải hiểu thế nào là giai cấp và giai cấp tư sản, vô sản
là gì?Lê_nin đã định nghĩa : “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to
1
lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản
xuất xã hội nhất định trong lịch sử,khác nhau về quan hệ của họ đối với
những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội,và
như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc
nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn
này có thể chiếm đoạt lao động của người khác, do chỗ các tập đoàn đó có
địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.” Khi giai cấp
hình thành đồng nghĩa xã hội bắt đầu có sự phân hoá giai cấp thành giai
cấp tư sản và giai cấp vô sản. Tư sản là giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất
còn vô sản là những người bị chiêm đoạt sức lao động và không có tư liệu


sản xuất trong tay. Sau khi xã hội bắt đầu có sự phân hoá như vậy, giai cấp
tư sản lập nên chính quyền nhà nướ để bảo vệ lợi ích cho họ và từ đó chủ
nghĩa tư bản ra đời. Chủ nghĩa tư bản ra đời dựa trên những điều kiện cơ
bảnsau:
+ Sự tiến bộ kĩ thuật dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá.
+ Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là điều kiện cơ bản nhất để dẫn
đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, song chỉ có nền kinh tế hàng hoá thôi
thì chưa đủ. Muốn có quan hệ tư bản chủ nghĩa thì cần phải có một quá
trình chuẩn bị gọi là quá trình tích luỹ tư bản ban đầu.
Có một điều mà ta cần hiểu đó là qúa trình tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa
tư bản
Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là quá trình tạo ra vốn đầu tiên trong giai
đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Cùng với vốn (tư bản), quá trình tích luỹ
nguyên thuỷ còn đòi hỏi có lực lượng lao động làm thuê (nhân công).
* Tích luỹ vốn
2
+ Các cuộc phát kiến địa lý đã đem về cho châu Âu và giai cấp tư sản
nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc, hàng hoá. Đó là những nguồn vốn đầu
tiên cho quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Vì thế, quý tộc và thương
nhân châu Âu không ngừng ra sức bóc lột của cải, tài nguyên vàng bạc của
các nước châu Phi và châu Á.
+ Bằng buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực, đặc biệt giữa các
khu vực, đặc biệt là buôn bán nô lệ da đen, đem lại lợi nhuận kếch xù cho
nhà tư sản.
+ Bằng thủ đoạn cướp biển, bằng sức mạnh quân sự đe doạ để mua được
hàng hoá với giá rẽ mạt, đem bán với lợi nhuận rất cao.
+ Dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân, biến ruộng đất thành
đồng cỏ chăn nuôi cừu, lấy lông bán làm len dạ, đem lại lợi nhuận (ở Anh).
Như vậy, quá trình tích luỹ vốn ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay
một số ít người, đồng thơi cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của

nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ thành những người làm
thuê. Công cuộc tích luỹ tư bản nguyên thuỷ được tiến hành bằng lối phá
hoại tàn nhẫn.
* Nguồn nhân công
- Đối với nông dân : Tiến hành phong trào “Ráo đất cướp ruộng”, biến
ruộng đất của nông dân thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len
dạ. Nông dân bị mất ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao
động cho những ông chủ giàu có (điển hình nhất ở Anh từ thế kỉ XVI).
- Đối với thợ thủ công : Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi ro, do vay
nặng lãi, do thuế khoá – đã mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê.
3
Nhờ có quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa nói trên mà ở châu Âu, một
số nhà quý tộc và tư sản đã kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Họ bỏ
vốn ra lập các xí nghiệp, nhà máy, trang trại,…thuê nhân công kinh doanh
tư bản chủ nghĩa. Họ bỏ vốn ra lập xí nghiệp, nhà máy, trang trại…thuê
nhân công về là, và trả lương, bóc lột sức lao động. Hình thức kinh doanh
tư bản chủ nghĩa xuất hiện.
• Về kinh tế (Sự xuất hiện các hình thức kinh doanh tư bản chủ
nghĩa)
Nhờ có quá trình tích luỹ nguyên thuỷ, ở châu Âu đã xuất hiện những
hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa :
+ Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh và mâu thuẫn sâu
sắc với chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu.
+ Công trường thủ công thay cho phường hội, sản xuất trên quy mô lớn hơn.
Việc áp dụng kĩ thuật vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng nhanh.
Xuất hiện quan hệ chủ - thợ (sự bóc lột của chủ xưởng đối với những người
lao động làm thuê).
+ Công trường thương mại thay cho thương hội thời trung đại.
+ Trong nông nghiệp : Hình thức đồn điền, trang trại sản xuất trên quy mô
lớn thay thế dần cho sản xuất nhỏ của nông dân. Cong dân biến thành công

nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương, chủ đất trở thành tư sản,
quý tộc mới.
- Thương nghiệp : Xuất hiện các công ti thương nghiệp lớn Đông Ấm, châu
Phi – các công ti này vừa buôn bán vừa cướp biển.
4
• Về xã hội :
Phân hoá sâu sắc, đồng thời với quá trình tích luỹ vốn ban đầu và việc
thành lập những công trường thủ công, hai giai cấp mới là giai cấp tư sản
và giai cấp vô sản ra đời.
* Giai cấp tư sản : Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì “Giai cấp tư sản là giai
cấp những nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động
làm thuê”.Giai cấp đó bao gồm chủ xưởng và thương nhân giàu có. Điạ vị
kinh tế của giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, thế nhưng địa vị chính trị
và xã hội ngày càng thấp kém, luôn bị giai cấp phong kiến chèn ép, nên họ
tìm cách thoát khỏi ách thống trị của phong kiến.
* Giai cấp công nhân: Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì “Giai cấp vô sản là
giai cấp là những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất
của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”. Tóm lại,
những người lao động vô sản làm thuê, bị bóc lột nặng nề Sau này họ đi
theo tư sản chống lại chế độ phong kiến .
Bên cạnh đó, quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản được thông
qua con đường áp bức và bóc lột quần chúng nhân dân lao động bằng nhiều
biện pháp dã man : cướp bóc, lừa gạt, buôn bán, kể cả giết người,…
2. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử C.Mác và Ăngghen đã đi sâu
nghiên cứu sự vận động của xã hội tư bản chủ nghĩa, làm rõ một trong
những bản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là
bóc lột giá trị thặng dư. Nhờ bóc lột giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân
đã tạo ra, giai cấp tư sản đã đẩy mạnh phát triển kinh tế và bước vào cuộc
5

×