Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

một số biện pháp tu từ trong câu đố dân gian của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (944.36 KB, 139 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM





NGUYỄN THỊ LÊ VÂN




MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CÂU ĐỐ
DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT






LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC








Thi Nguyên, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM




NGUYỄN THỊ LÊ VÂN




MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ TRONG CÂU ĐỐ
DÂN GIAN CỦA NGƢỜI VIỆT


Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60.22.01




LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐÀO THỊ VÂN





Thi Nguyên, 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu khảo sát, điều tra, kết
luận trong đề tài là trung thực và chưa từng công bố ở bất kì công trình nào khá c.

Tác giả

Nguyễn Thị Lê Vân
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu 4
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4
4.1. Mục đích nghiên cứu 4
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 5
5. Phƣơng php nghiên cứu 5
6. Đóng góp mới của luận văn 5
7. Cấu trúc của luận văn 6
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ 7
1.1.1. Các quan niệm chung 7
1.1.2. Sơ lƣợc về một số biện pháp tu từ 10
1.2. CHIẾU VẬT VÀ CÁC PHƢƠNG THỨC CHIẾU VẬT 16
1.2.1. Khái niệm chiếu vật 16
1.2.2. Phƣơng thức chiếu vật 17
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN 18
1.3.1. Khái niệm câu đố 18
1.3.2. Phân loại câu đố 20
1.3.3. Thế giới vật đố và thế giới liên tƣởng từ vật đố 22
1.4. CÂU ĐỐ VÀ CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



1.4.1. Quan điểm về mối quan hệ giữa câu đố và các biện pháp tu từ của các
nhà nghiên cứu 24
1.4.2. Quan điểm của tác giả luận văn 27
1.5. Tiểu kết 28
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ DÙNG ĐỂ CHUYỂN TRƢỜNG
TRONG CÂU ĐỐ 29
2.1. Kết quả thống kê 29
2.2. Miêu tả các cách chuyển trường trong câu đố 29
2.3. Vai trò của các cách chuyển trƣờng trong câu đố 63
2.4. Tiểu kết chƣơng 2 64
CHƢƠNG 3: CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ 68
3.1. Kết quả thống kê 68
3.2. Miêu tả các thủ php chơi chữ trong câu đố 68
3.2.1. Chơi chữ bằng các phương tiện ngữ âm và chữ viết 68
3.2.2. Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa 92
3.2.3. Câu đố dùng cách tá ý 106
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 120
KẾT LUẬN 121


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


1
A/ MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Một trong những thể loại của văn học dân gian rất gần gũi với đời sống tinh
thần của nhân dân lao động là câu đố. Câu đố cung cấp thêm những góc nhìn
mới mẻ, bất ngờ về những sự vật, hiện tượng đã trở nên quen thuộc với mỗi

người. Câu đố được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống sinh hoạt hàng
ngày, không phân biệt tuổi tác và được dùng ở mọi miền của đất nước. Từ Nam
chí Bắc, từ những em bé ngây thơ đến các cụ già tóc bạc, ai ai cũng biết dăm ba
câu đố.
1.2. Câu đố không chỉ là một phương tiện giải trí của nhân dân sau những giờ lao
động hay học tập vất vả, căng thẳng mà nó còn là phương tiện rèn luyện tư duy.
Qua trò chơi Đố - Giải, năng lực tư duy, óc phán đoán của người chơi đã được
nâng cao và luyện rèn. Như Bùi thị Thu Huyền đã nhận xét “ …, câu đố là một
trong những phương tiện đắc lực giúp trẻ có bộ não phát triển… Việc đưa câu đố
đến cho trẻ là cách làm tốt để chúng có điều kiện phát triển nhanh về trí tuệ”.
[27; 2]
1.3. Từ góc độ ngôn ngữ, câu đố là một phương tiện dùng để dạy - học ngôn
ngữ. Hoạt động Đố - Giải chính là một trong những phương pháp dạy học mà ta
thường nhắc đến khi dạy tiếng, đó là Phương pháp sử dụng trò chơi ngôn ngữ.
Với phương pháp dạy học này, các em có thể tăng thêm vốn từ và học được cách
nói gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân.
1.4. Với tư cách là một đơn vị của văn học dân gian, câu đố không chỉ thu hút
được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu folklore, các nhà văn hóa học, dân tộc
học mà còn có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà ngôn ngữ học. Đến nay đã có


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


2
khá nhiều công trình nghiên cứu câu đố, song các công trình đó hầu như chủ yếu
khai thác về nội dung, cách thức xây dựng câu đố, tiền giả định của các câu đố
chứ chưa có công trình nào tìm hiểu một cách chi tiết về cách sử dụng các biện
pháp tu từ trong câu đố dân gian. Nếu có thì cũng chỉ dừng lại ở sự liệt kê rất
khái quát.

1.5. Nghiên cứu đề tài này, người viết hi vọng sẽ góp thêm một phần vào việc
tìm hiểu loại hình văn học này từ phương diện ngôn ngữ học.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Theo điều tra bước đầu của chúng tôi, đến nay đã có khoảng trên 40 công
trình nghiên cứu câu đố, song các công trình này chỉ nặng về sưu tầm hoặc là
những bài nghiên cứu về một góc độ nào của câu đố, ví dụ:
- Ninh Viết Giao, Câu đố Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H, 1996.
- Hoài Quỳnh (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đà Nẵng, 2004.
- Hồ Anh Thái (sưu tầm), Câu đố Việt Nam, Nxb Hải Phòng, 2004
- Nguyễn Đình Thông (sưu tầm), Câu đố dân gian Việt Nam, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội, 2000.
- Nguyễn Văn Trung, Câu đố Việt Nam, Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 2005
- Lâm Hồng Anh (tuyển chọn), Câu đố Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin, H,
2005.
- Nguyễn Xuân Kính, Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 3, câu đố, Nxb
Khoa học Xã hội, H, 2005
- Mã Giang Lân, Lê Chí Quế, Tục ngữ, câu đố, ca dao, dân ca Việt Nam,
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1997.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


3
Trong các công trình nêu trên, có ba công trình được chú ý nhiều hơn cả là
công trình của tác gia Triều Nguyên, Nguyễn Văn Trung và Ninh Viết Giao .
Bên cạnh việc tập hợp được một số lượng khá lớn câu đố, tác giả Nguyễn Văn
Trung còn giới thiệu xuất xứ, nguồn gốc; hoàn cảnh sử dụng, mục đích, chức
năng câu đố; cách cấu tạo câu đố về mặt ngữ pháp, ngữ điệu, ngữ nghĩa Tác
giả Triều Nguyên, phần khái luận về câu đố người Việt đã có cách tiếp cận câu

đố ở bình diện thể loại khá toàn diện và có những kiến giải thấu đáo. Có nhiều
vấn đề được đặt ra lần đầu như: trường và hiện tượng xuất nhập trường trong
câu đố, mô hình câu đố, câu đố tá ý
Một số tài liệu có bàn về câu đố nhưng hết sức sơ lược dưới dạng chương,
mục, ví dụ:
+ Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên) [26]
+ Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian của Đỗ Bình Trị
[42]
+ Văn học dân gian Việt Nam của Hoàng Tiến Tựu [46].
Ngoài ra, cũng có một số bài viết nghiên cứu về câu đố như:
+ Đồng âm trong câu đố Việt của tác giả Đỗ Thành Dương [14]
+ Đồng nghĩa trong câu đố Việt của tác giả Đỗ Thành Dương [15]
+ Các hình thức chơi chữ trong câu đố của tác giả Triều Nguyên [34]
+ Câu đố và tư duy nghệ thuật của tác giả Hồ Quốc Hùng [26].
Đặc biệt, theo chúng tôi được biết những khóa luận, luận văn hay luận án tiến
sĩ nghiên cứu về câu đố có số lượng rất ít. Mới chỉ thấy một số công trình như:
+ Tiền giả định trong câu đố của người Việt, luận văn thạc sĩ của tác giả Tô Thị
Phương Dung [ 13]


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


4
+ Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố Việt Nam với trẻ em, liuận văn thạc
sĩ Ngữ văn của tác giả Trần Thị Lan [33]
+ Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, luận văn thạc sĩ
ngôn ngữ học của tác giả Bùi Thị Thu Huyền [27]
+ Tìm hiểu về câu đố trong chương trình tiếng Việt tiểu học, Đề tài nghiên cứu
khoa học của tác giả Đặng Thị Quỳnh [41]

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về câu đố thường nặng về sưu tầm, tuy
đưa ra nhận xét nhưng chỉ là những gợi ý đối với người đọc. Có những công
trình nghiên cứu chỉ chọn một số câu đố tiêu biểu để tìm hiểu, phân tích về một
phương diện nào đó.
2.2. Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp thu có chọn lọc những thành tựu của các nhà
nghiên cứu đi trước, đồng thời đề tài sẽ cố gắng vận dụng những lí luận của Ngữ
dụng học để tìm hiểu loại hình văn học dân gian này. Hi vọng đề tài sẽ sẽ đạt
được kết quả như mục đích người viết đặt ra nói ở mục 4 dưới đây.
3. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là câu đố dân gian của người Việt.
- Ngữ liệu khảo sát là cuốn Tổng tập văn học dân gian của người Việt ( Tập
3), phần nói về câu đố và cuốn Câu đố Việt Nam của Nguyễn văn Trung, Nhà
xuất bản TP HCM.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Có thể tìm hiểu câu đố từ nhiều phương diện nhưng đề tài này chỉ tập trung
tìm hiểu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố.
4. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


5
4.1. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu một số biện pháp tu từ được sử dụng trong việc xây dựng câu đố
dân gian của người Việt nhằm mục đích làm rõ tần số, cách sử dụng, từ đó thấy
được vai trò của các biện pháp tu từ trong câu đố, trong việc xây dựng và giải
đáp câu đố.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đã đặt ra, đề tài xác định một số nhiệm vụ chủ yếu sau
đây:
- Nghiên cứu những vấn đề lí lý thuyết liên quan được dùng làm căn cứ lí luận
cho đề tài.
- Khảo sát, thống kê và phân loại đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí đã
định trước.
- Phân tích, miêu tả vai trò của các biện pháp tu từ được dùng trong câu đố.
- Tổng kết các kết quả đã nghiên cứu được dưới hình thức biểu bảng và bằng
lời.
5. Phƣơng php nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ
yếu sau đây:
- Phương pháp thống kê, phân loại: Phương pháp nghiên cứu này dùng để
thống kê và phân loại những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố dân gian
Việt Nam.
- Phương pháp Phân tích, tổng hợp: Phương pháp nghiên cứu này dùng để
phân tích và tổng kết các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đố.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


6
- Phương pháp miêu tả: Phương pháp nghiên cứu này dùng để miêu tả đối
tượng khảo sát theo từng nhóm đã phân loại.
6. Đóng góp mới của luận văn
Nếu đạt được mục đích nghiên cứu đã đề ra, về mặt lý luận sẽ làm cho cái
nhìn về câu đố dân gian của người Việt được toàn diện hơn.
Về mặt thực tiễn, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm
hiểu thêm về câu đố.

7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Thư mục tài liệu tham khảo, phần Nội dung
chính của luận văn chia làm 3 chương:
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Khái quát về các biện pháp tu từ
1.2. Chiếu vật và cc phƣơng thức chiếu vật
1.3. Khái quát về câu đố dân gian
1.4. Câu đố và các biện pháp tu từ
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TU TỪ DÙNG ĐỂ
CHUYỂN TRƢỜNG TRONG CÂU ĐỐ
(Nhân ho, động vật hoá, thực vật hoá, tự nhiên hoá, so sánh)
2.1. Kết quả thống kê
2.2. Miêu tả một số biện pháp tu từ dùng để chuyển trƣờng trong câu đố
2.3. Vai trò của một số biện pháp tu từ dùng để chuyển trƣờng trong câu đố
CHƢƠNG 3: CHƠI CHỮ TRONG CÂU ĐỐ
3.1. Kết quả thống kê
3.2. Miêu tả một số thủ php chơi chữ trong câu đố


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


7
3.2.1. Chơi chữ bằng cc phƣơng tiện ngữ âm và chữ viết
3.2.2. Chơi chữ bằng phƣơng tiện ngữ nghĩa
3.2.3. Câu đố dùng cách tá ý
3.3. Vai trò của thủ php chơi chữ trong câu đố
Kết luận
Tài liệu tham khảo



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu một số biện pháp tu từ trong câu đố
dân gian của người Việt, luận văn sẽ trình bày khái quát về biện pháp tu từ, lý
thuyết chiếu vật và câu đố dân gian.
1.1. KHÁI QUÁT VỀ BIỆN PHÁP TU TỪ
1.1.1 Các quan niệm chung
Bàn về biện pháp tu từ, đã có khá nhiều định nghĩa và quan niệm khác nhau:
- Cù Đình Tú trong cuốn Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt đồng nhất
biện pháp tu từ với cách tu từ, phép mĩ từ. Hiểu như vậy có nghĩa là hạn chế nó
chỉ trong các hình thức chuyển nghĩa, tức “những hình thức diễn đạt bóng bẩy,
gợi cảm, có sức hấp dẫn, lôi cuốn trong khi trình bầy”.
- Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt dùng
một thuật ngữ chung (biện pháp tu từ) nhưng khi miêu tả cụ thể ở mỗi cấp độ thì
lại dùng những thuật ngữ khác nhau như phương thức, biện pháp.
- Đỗ Hữu Châu trong cuốn Các bình diện của từ và từ tiếng Việt cũng dùng một
thuật ngữ thống nhất là biện pháp tu từ song với cách hiểu không xác định, ví dụ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


8
như biện pháp tu từ từ vựng được dùng để chỉ biện pháp tu từ ngữ nghĩa hoặc
biện pháp tu từ cú pháp lại bao gồm cả các phương tiện tu từ cú pháp…
Những cách hiểu biện pháp tu từ như vậy không phân biệt được phương tiện tu
từ với biện pháp tu từ và đã thu hẹp phạm vi hoạt động của biện pháp tu từ chỉ ở
hai cấp độ: ngữ nghĩa và cú pháp
Như vậy, cần phải định nghĩa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ một cách
khái quát, nhất quán ở mọi cấp độ. Phương tiện tu từ được các nhà phong cách

học quan niệm: “Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý
nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật – logic) ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có
màu sắc tu từ và được hình thành từ bốn yếu tố: biểu cảm (chứa đựng yếu tố
hình tượng), cảm xúc (chứa đựng những yếu tố diễn đạt tình cảm, cảm xúc), bình
giá (chứa đựng những yếu tố khen chê) và phong cách chức năng (chỉ rõ phạm
vi sử dụng thường xuyên, cố định)” [31; 45]. Hiểu như vậy có nghĩa là cho rằng
phương tiện tu từ bao giờ cũng nằm trong thế đối lập tu từ học tiềm tàng (trong ý
thức của người bản ngữ) với phương tiện tương liên có tính chất trung hoà của
hệ thống ngôn ngữ. Ví dụ: Từ “hi sinh” ngoài nét nghĩa cơ bản là chết còn mang
nét nghĩa bổ sung: thể hiện sự trân trọng, tôn kính của người nói. Vì thế “hi sinh”
còn được gọi là phương tiện tu từ.
Biện pháp tu từ còn được gọi là phương thức tu từ, được các nhà phong cách
học hiểu như sau: “Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt
động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không
có màu sắc tu từ, trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng
gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh)” [31; 47]. Hiểu như vậy
có nghĩa là cho rằng biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


9
trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với
biện pháp sử dụng thông thường trong mọi hoàn cảnh, chỉ nhằm mục đích diễn
đạt lí trí.
Để có thể nhận biết dễ dàng và sử dụng hiệu quả phương tiện tu từ, biện pháp
tu từ cần phải xác định một cách rõ ràng, chính xác, đồng thời cần phân loại chặt
chẽ và miêu tả đầy đủ chúng. Ta có thể phân biệt biện pháp tu từ và phương tiện
tu từ dựa trên một số yếu tố cơ bản sau:

Biện pháp tu từ
Phƣơng tiện tu từ
- Là những cách phối hợp sử dụng các
đơn vị lời nói trong giới hạn của một
đơn vị thuộc bậc cao hơn.
- Là những yếu tố thuộc các cấp độ
khác nhau, được đánh dấu về tu từ học
trong giới hạn của một cấp độ nào đó
của ngôn ngữ.
- Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ
nảy sinh ra trong ngữ cảnh của một đơn
vị lời nói nào đó, bị qui định bởi những
quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị của
một bậc hay các bậc khác nhau.
- Ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu
từ được củng cố ở ngay phương tiện
đó, được qui định bởi những quan hệ
hệ hình của các yếu tố cùng bậc
Tuy rằng giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có những sự khác biệt,
nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử dụng các
phương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện
pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hoá nó thành một phương tiện
tu từ (đây là trường hợp của so sánh). Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có
thể xây dựng nên những biện pháp tu từ khác nhau. Và ngược lại, những phương


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10

tiện tu từ khác nhau có thể cùng tham gia vào việc xây dựng cùng một biện pháp
tu từ duy nhất.
Tóm lại, biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một
hoàn cảnh cụ thể nhằm mục đích tu từ nhất định, đó là cách diễn đạt ngôn ngữ
mới mẻ, thể hiện tài năng sáng tạo độc đáo của người sử dụng ngôn ngữ. Do vậy,
việc phân loại và miêu tả các biện pháp tu từ đạt được tính hệ thống, tính nhất
quán trong tất cả các cấp độ ngôn ngữ sẽ giúp cho người học luôn có ý thức nhận
thức được tầm quan trọng nổi bật của sự đối lập quen thuộc, mới mẻ giữa các
biện pháp thông thường và biện pháp tu từ (biện pháp đặc biệt). Sự lựa chọn, sử
dụng các biện pháp tu từ ở người sử dụng ngôn ngữ luôn là sự sáng tạo không
ngừng, nhưng không nên nghĩ rằng phải luôn dùng hình thức diễn đạt mới mẻ,
bóng bẩy mới hay, bởi trình độ cao trong việc sử dụng ngôn ngữ không phải ở
chỗ biết nhiều, dùng nhiều biện pháp tu từ mà thể hiện ở khả năng lựa chọn sử
dụng các yếu tố ngôn ngữ nói chung phù hợp với đặc trưng của từng phong cách
chức năng của hoạt động lời nói. Vì thế, có khám phá, phát hiện và khai thác giá
trị sử dụng của các biện pháp tu từ, người đọc mới có thể phát hiện và nhận thức
sâu sắc về giá trị thẩm mĩ của ngôn từ.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ của các phương tiện ngôn ngữ được phối hợp sử
dụng, các biện pháp tu từ được chia ra: biện pháp tu từ từ vựng, biện pháp tu từ
ngữ nghĩa, biện pháp tu từ cú pháp, biện pháp tu từ văn bản, biện pháp tu từ ngữ
âm – văn tự.
1.1.2. Sơ lƣợc về một số biện pháp tu từ
1.1.2.1. Biện pháp tu từ ẩn dụ


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
“Ẩn dụ là sự định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng, dựa trên sự tương

đồng hay giống nhau (có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra) giữa khách thể
(hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể (hoặc
hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên gọi được chuyển sang dùng cho A”
[30; 52].
Ví dụ 1
Giá đành trong nguyệt trên mây
Hoa sao hoa khéo đọa đầy bấy hoa.
(Truyện Kiều)
Hoa (B) mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ người phụ nữ có nhan sắc (A).
1.1.2.2. Biện pháp tu từ nhân hóa
a) Khái niệm:
“Nhân hóa là một biến thể của ẩn dụ, trong đó người ta lấy những từ ngữ biểu
thị thuộc tính, dấu hiệu của con người để biểu thị thuộc tính, dấu hiệu của đối
tượng không phải con người, nhằm làm cho đối tượng được miêu tả trở nên gần
gũi dễ hiểu hơn, đồng thời làm cho người nói có khả năng bày tỏ kín đáo tâm tư,
thái độ của mình” [30; 63].
Ví dụ 2
Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất?
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt trên vai?
(Ca dao)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


12
Khăn trong ngữ cảnh này là cái khăn có sở chỉ. Nhưng nó không còn là một
thứ hàng dệt thông thường, có hình dài hoặc vuông, dùng để lau chùi, chít đầu,

quàng cổ hay trải bàn mà nó đã được nhân hóa, đã có hồn, có tâm thức, biết
“thương nhớ”.
b) Hình thức cấu tạo:
Về mặt hình thức, nhân hóa có thể được cấu tạo theo hai cách:
+ Dùng những từ chỉ tính chất, hoạt động của con người để biểu thị tính chất,
hoạt động của đối tượng không phải con người.
Ví dụ 3
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh
(Nguyễn Du)
“Ghen”, “hờn” là hai trạng thái cảm xúc của con người được chuyển sang
miêu tả thái độ, cảm xúc của hoa, liễu. Hoa, liễu được nhân cách hóa trở thành
con người đang ganh tị với sắc đẹp của nàng Kiều.
+ Coi đối tượng không phải con người như con người và tâm tình trò chuyện với
nhau:
Ví dụ 4
Núi cao chi lắm núi ơi
Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.
(Ca dao)
1.1.2.3. Biện pháp tu từ so sánh
a) Khái niệm:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


13
“So sánh (còn gọi là so sánh hình ảnh, so sánh tu từ) là một biện pháp tu từ
ngữ nghĩa, trong đó người ta đối chiếu hai đối tượng khác loại của thực tế khách
quan không đồng nhất với nhau hoàn toàn mà chỉ có một nét giống nhau nào đó,

nhằm diễn tả bằng hình ảnh một lối tri giác mới mẻ về đối tượng” [27; 154].
Ví dụ 5
Da đen như cột nhà cháy
Theo ví dụ 5 thì da đen và cột nhà cháy là hai đối tượng khác loại nhưng
chúng có điểm tương đồng nhau về màu sắc là có cùng màu đen.
b) Cấu tạo:
Về mặt cấu tạo, mô hình của một so sánh hoàn chỉnh gồm bốn yếu tố:
+ Yếu tố 1: yếu tố được hoặc bị so sánh
+ Yếu tố 2: phương diện so sánh
+ Yếu tố 3: yếu tố thể hiện quan hệ so sánh
+ Yếu tố 4: yếu tố được đưa ra làm chuẩn để so sánh
Song trên thực tế nhiều so sánh không đủ cả 4 yếu tố. So sánh vắng yếu tố 2
là so sánh chìm. So sánh vắng yếu tố 2, 3 là so sánh sử dụng chỗ ngắt giọng và
hình thức đối chọi.
c) Các loại so sánh:
Dựa vào sự tương quan giữa yếu tố được đưa ra so sánh và yếu tố được dùng
làm chuẩn, có thể chia ra các loại so sánh:
- So sánh ngang
Ví dụ 6
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


14
(Ca dao)
- So sánh hơn
Ví dụ 7

Con hơn cha là nhà có phúc.
(Thành ngữ)
- So sánh kém
Ví dụ 8
Phép vua thua lệ làng
(Thành ngữ)
1.1.2.4. Chơi chữ
a) Khái niệm:
“Chơi chữ là một biện pháp tu từ tập trung khai thác những tương đồng về ngữ
âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh nhằm tạo ra những liên tưởng bất ngờ, thú vị.”
[2; 193].
b, Một số hình thức chơi chữ:
- Chơi chữ theo cách cùng âm (đồng âm)
“Những đơn vị đồng âm là những đơn vị giống nhau về hình thức ngữ âm
nhưng khác nhau về ý nghĩa. Nói rõ hơn, các đơn vị âm là những đơn vị không
có quan hệ đồng nhất và đối lập về ngữ nghĩa với nhau. Chúng chỉ là những đơn
vị khác biệt về ngữ nghĩa.” [57; 94]
Ví dụ 9
Ca (1) đựng nước.
Ca (2) trực.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


15
Ca (1) và ca (2) là những đơn vị đồng âm. Ca (1) là đồ dùng để đựng nước, ca
(2) là phiên làm việc.
- Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái).
“Nói lái là một biện pháp tu từ trong đó người ta tráo đổi phụ âm đầu và phần

vần giữa các âm tiết để tạo nên những từ ngữ khác có nội dung mới, bất ngờ,
hiểm hóc.” [30; 180].
Ví dụ 10
Trên trời rơi xuống mà lại mau co.
(mau co là mo cau)
- Chơi chữ theo cách đồng nghĩa.
Hiện tượng đồng nghĩa là những hiện tượng biểu đạt có hình thức biểu đạt
khác nhau, mang nội dung biểu đạt đại đồng tiểu dị (giống nhau trên đại thể,
khác nhau về chi tiết) [51; 30].
Ví dụ 11
Chết, hi sinh, toi mạng, khuất núi đồng nghĩa với nhau.
- Chơi chữ theo cách trái nghĩa.
“Từ trái nghĩa là những từ đối lập, trái ngược nhau về nghĩa” [9; 214].
Ví dụ 12
Giàu trái nghĩa với nghèo
Béo trái nghĩa với gầy
- Cách tạo nước đôi về nghĩa.
Trong bài viết về “Chất thơ dân gian trong phong cách thơ Hồ Xuân Hương”
[39; 420], tác giả Triều Nguyên đã đề cập đến biện pháp tạo nước đôi về nghĩa.
Tạo nước đôi về nghĩa là cùng một hình biểu đạt (gọi là cái biểu đạt (CBĐ)), tạo


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


16
nên hai lượng thông tin hay lượng ngữ nghĩa (gọi là cái được biểu đạt (CĐBĐ))
khác nhau cùng song song tồn tại. Và hai CĐBĐ này được tạo nên bởi sự tổng
hợp các thành tố ngữ nghĩa với sự giúp sức của quá trình liên tưởng, tưởng
tượng. Hiện tượng hình ảnh nước đôi luôn chỉ ra hai đối tượng khác nhau, tức có

hai sở chỉ. Cơ chế của chúng được biểu thị như sau:

{a
1
, b
1
, c
1
} CĐBĐ
1

CBĐ 2 sở chỉ
{a
2
, b
2
, c
2
} CĐBĐ
2
(liên tưởng)
=> Như vậy, với cách tạo hình ảnh nước đôi thì bản thân mỗi hình ảnh qua liên
tưởng mà được tách chẻ ra, mỗi CĐBĐ là một sự vật, hiện tượng riêng rẽ, có khi
khác biệt hẳn. Quá trình này diễn ra một cách đều đặn, liên tục cho đến khi đạt
được một lượng nhất định, đủ để hình thành nên diện mạo CĐBĐ. Và hai cái
được biểu đạt không phải bao giờ cũng có sự cân xứng, sự tương ứng nhau, mà
có thể so le.
- Cách tách nhập trường nghĩa.
“Tách nhập trường nghĩa là đưa ra một trường nghĩa, rồi khẳng định một vài
yếu tố, những yếu tố còn lại bị phủ định để người giải đố dựa vào đó mà tìm lời

giải đố (các từ trong trường có thể hiểu theo nghĩa rộng, nghĩa bóng)” [36; 157]
- Chơi chữ có sự tham gia của ngữ liệu ngoài văn bản, còn gọi là tá ý
“Theo cách hiểu của dân gian, thì tá là bám, bao chiếm cái vốn không phải của
mình, nhằm thể hiện điều thuộc về mình trong một bối cảnh nhất định, thường
HÌNH ẢNH
NƯỚC ĐÔI


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


17
dùng với sự vật hiện tượng siêu hình, trừu tượng (ví dụ như: hồn ma chị Bẩy tá
vào cô Ba; câu đố tá ý vào lời ca dao)” [36; 158]
1.2. Chiếu vật và cc phƣơng thức chiếu vật
1.2.1. Khái niệm về hành động chiếu vật
Các nhà logic học rất quan tâm đến vấn đề chiếu vật trong dụng học. George
Yule trong cuốn Dụng học quan niệm: “Chiếu vật là một hành động trong đó
một người nói, hay người viết sử dụng các hình thái ngôn ngữ làm cho một
người nghe hay người đọc có thể nhận diện được cái gì đó” [55; 43 ]. Như vậy,
chiếu vật là một hành vi ngôn ngữ. Hành vi chiếu vật này thuộc về con người
chứ không phải là việc của tự thân ngôn ngữ. Yule viết : “Chúng ta biết rằng tự
thân các từ không qui chiếu đến cái gì cả. Con người mới làm cái việc qui chiếu
đó” [ 55,43].
Quan niệm về hành vi chiếu vật được G.S Đỗ Hữu Châu đơn giản hóa như
sau: “Thuật ngữ chiếu vật được dùng để chỉ phương tiện nhờ đó người nói phát
ra một biểu thức ngôn ngữ, với biểu thức này người nói nghĩ rằng nó sẽ giúp cho
người nghe suy ra được một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào, quan hệ
nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [7; 61]. Sự qui chiếu vì vậy gắn liền với
mục đích và niềm tin của người nói. Để có sự qui chiếu thành công, người nghe

phải có sự suy luận bởi lẽ không có mối liên hệ trực tiếp nào giữa các thực thể
với các từ. Mặt khác, phải xác định rõ diễn ngôn đang nói về thế giới thực hay
ảo, thế giới tự nhiên hay nhân tạo để hiểu nghĩa của diễn ngôn. Ví dụ, A nói với
B: Mẹ mua cho tớ một con mèo màu xanh. Biểu thức con mèo màu xanh là tín
hiệu ngôn ngữ để chiếu vật. Tuy nhiên, B chỉ có thể xác định nghĩa chiếu vật của


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


18
cụm từ con mèo màu xanh khi xuất phát từ thế giới đồ vật nhân tạo mà không
phải từ thế giới tự nhiên.
1.2.2. Phƣơng thức chiếu vật
Phương thức chiếu vật là cách thức mà con người sử dụng để thực hiện hành
vi chiếu vật. Có ba phương thức chiếu vật lớn: dùng tên riêng, dùng miêu tả xác
định và dùng chỉ xuất.
a) Chiếu vật bằng tên riêng
Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Ví dụ như: Hoa, Hùng, Huệ là tên
đặt cho cá thể mỗi người. Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật
đúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng đó. Thí dụ, tên riêng
chỉ người có chức năng cơ bản là chỉ cá thể người trong phạm trù người, tên
riêng của sông, núi có chức năng cơ bản là chỉ cá thể núi, sông trong phạm trù
vật thể tự nhiên. Do tên riêng là tên của cá thể sự vật nên sử dụng biểu thức
chiếu vật tên riêng ít phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng cuộc giao tiếp.
Trường hợp các sự vật trùng tên riêng cùng phạm trù, người ta thường dùng
thêm các định ngữ hoặc các “tiểu danh” tên riêng. Ví dụ, ta nói Lan béo để phân
biệt với Lan cận, ta nói Đồng Văn Hà Giang để phân biệt với Đồng Văn Hà
Nam.
Trường hợp các sự vật trùng tên khác phạm trù, ta thêm danh từ chung đặt

trước danh từ riêng. Ví dụ: cô Hồng, sông Hồng.
b) Chiếu vật bằng biểu thức miêu tả
Không phải sự vật nào cũng có tên riêng và không phải lúc nào tên riêng của
sự vật được nói đến cũng được người phát và người nhận biết. Do đó, để người
nhận có thể thực hiện hành động chiếu vật thành công, người phát phải sử dụng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


19
biểu thức chiếu vật (BTCV) miêu tả. Biểu thức chiếu vật miêu tả là “biểu thức
chiếu vật có sử dụng các từ ngữ nêu đặc điểm của sự vật” [11; 506].
Ví dụ: Con mèo màu xanh vừa mua hôm qua bị bẩn rồi.
Các yếu tố: màu xanh, mua hôm qua vừa thực hiện chức năng miêu tả, vừa
thực hiện chức năng chiếu vật.
c) Chiếu vật bằng chỉ xuất
Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa trên hành động chỉ trỏ.
Quy tắc chiếu vật chỉ trỏ là sự vật được chỉ trỏ ở gần (trong tầm với của người
chỉ và trong tầm nhìn của người chỉ và người được chỉ) đối với một vị trí được
lấy làm mốc. Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ thường là cơ thể của người chỉ tính
theo hướng nhìn thẳng của người này.
Bất cứ tín hiệu nào cũng có yếu tố chỉ hiệu. Chỉ hiệu là tín hiệu mà mỗi lần nó
xuất hiện đều gắn liền với sự có mặt của vật mà nó là tín hiệu. Trong ngôn ngữ,
những đại từ xưng hô ngôi thứ nhất, thứ hai có tính chất chỉ hiệu vì mỗi khi
chúng được dùng là người nói và người nghe cũng có mặt trong giao tiếp. Thêm
vào đó, những từ như này, kia, ấy, nọ… cũng có tính chỉ hiệu. Ví dụ khi ta nói
cái bàn này thì từ này cho chúng ta biết cái bàn ứng với sự vật đang ở trước mắt,
đang được người nói đề cập đến.
1.3. KHÁI QUÁT VỀ CÂU ĐỐ DÂN GIAN

1.3.1. Khái niệm câu đố
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, câu đố có vai trò và vị trí riêng,
đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải trí của nhân dân. Thuật ngữ câu đố được dùng
từ lâu và phổ biến trong dân gian với hàm nghĩa chỉ một loại hình sáng tác của
folklore. Câu đố không đơn thuần là một hiện tượng ngôn ngữ, nó cũng không


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


20
phải là một tác phẩm (tác phẩm hiểu theo nghĩa là một cấu trúc nghệ thuật) có
các yếu tố được sắp xếp theo bố cục, diễn biến nhất định nhằm thể hiện một tư
tưởng chủ đề nào đó, nhưng mỗi câu đố đều có một nội dung hoàn chỉnh, được
thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật riêng. Từ xưa, Aristôt đã xếp câu đố
vào lĩnh vực “sự bắt trước có tính nghệ thuật” (dẫn theo [39; 244]). Do vậy,
Aristôt đã định nghĩa : “Câu đố là một kiểu ẩn dụ hay” và coi cái hay đặc biệt
của câu đố ở chỗ “trong khi nói về cái tồn tại thực tế, câu đố đồng thời kết hợp
với cả cái hoàn toàn không thể có được” (dẫn theo [39; 244]).
Với các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, quan niệm về câu đố của
họ chính là sự kế thừa thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối:
Theo tác giả Vũ Ngọc Phan: “Câu đố là một loại hình sáng tác phản ánh các
sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch (nói một đằng hiểu
một nẻo)” [39; 257]. Quan niệm này nhấn mạnh cách nói chệch – một lối chuyển
hoá đặc biệt trong câu đố.
Trong công trình nghiên cứu Câu đố người Việt, tác giả Triều Nguyên lại chú
ý đến mặt cấu tạo của câu đố. Ông đã đưa ra cách nhìn về câu đố: “Câu đố là
một thể loại văn học dân gian, gồm hai bộ phận, bộ phận lời đố và bộ phận lời
giải (vật đố); lời đố bằng văn vần, nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp
lẽ nhưng làm cho lạ hoá để khó đoán nhận; lời giải nêu tên vật đố, đó là những

sự vật, hiện tượng phổ biến, ai cũng từng biết, từng hay” [37; 28].
Còn theo Giáo sư Nguyễn Văn Trung [50], quan niệm về câu đố dựa trên hai
mặt: mặt cấu tạo và mặt xã hội.
+ Về mặt cấu tạo: câu đố có cấu trúc của một đối thoại gồm hai phần: lời đố và
lời giải. Lời đố là một câu hỏi dưới hình thức: tên vật có những hình dáng, đặc

×