Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế của việt nam, nâng vị thế của việt nam trên thị trường quốc tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.06 KB, 31 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động phổ biến và có quá trình lịch sử
quan trọng trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng là hoạt động khá mới ở Việt Nam
những năm vừa qua. Đây là hoạt động có tiềm năng lớn trong việc giúp doanh
nghiệp mở rộng thị trường, tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận
đầu tư, giúp doanh nghiệp có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời
học hỏi những ứng dụng trong công nghệ thông tin, kinh nghiệm quản lý, từ đó
nâng cao năng lực của mình. Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong
phú, đa dang thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. Vịêt Nam không nằm
ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Vịêt Nam ngày càng phát triển, không chỉ đầu tư sang các nước đang và
kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản,
Anh, Pháp… Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đóng góp tích cực cho sự phát triển
kinh tế của Việt Nam, nâng vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế trong tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu bài tiểu luận nhằm mục đích tìm hiểu thực trạng đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam giai đoạn năm 2011-2013, từ những tình hình đó ta đề ra
những giải pháp nhằm đưa lĩnh vực đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trở
thành một lĩnh vực quan trọng góp phần thức đẩy kinh tế Việt Nam phát triển đồng
thời giúp cho Việt Nam có tiếng nói trên trường quốc tế.
3. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Vì đây là lĩnh vực rất mới đối với môn học nên trong phạm vi đề tài môn học
chúng em xin được tìm hiểu một cách hệ thống hơn khái quát tình hình hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013 và đánh giá một
cách có khoa học những báo cáo nghiên cứu trong giai đoạn này về tình hình đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
1
1
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


Chương 1: Cơ sở khoa học về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (ĐTTTRNN)
1.1. Cơ sở lý luận về ĐTTTRNN
1.1.1. Khái niệm về ĐTTTRNN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) là một hoạt động kinh doanh quốc tế dựa
trên cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp
nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư
tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư.
Xuất hiện vào cuối thế kỷ 19, FDI nhanh chóng khẳng định được vị trí của
mình trong hệ thống các quan hệ kinh tế quốc tế.Đến nay khi FDI đã trở thành xu
hướng của thời đại thì cũng là một nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh lợi thế so
sánh của các nước và mang lại quyền lợi cho cả đôi bên.
1.1.2. Vai trò của ĐTTTRNN
Việc tiếp nhận FDI là lợi thế hiển nhiên mà thời đại tạo ra cho các nước đi sau.
Đứng dưới góc độ nước nhận đầu tư, FDI có một vai trò sau:
FDI là một trong những nguồn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt về vốn,
ngoại tệ của các nước nhận đầu tư, đặc biệt là những nước kém phát triển.
FDI nó có tác dụng đối với quá trình công nghệ hoá - hiện đại hoá, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng nhanh ở các nước nhận đầu tư.
FDI mang lại kinh nghiệm quản lý, kỹ năng kinh doanh và trình độ kỹ thuật
cho các đối tác trong nước nhận đầu tư thông qua các chương trình đào tạo và quá
trình vừa học vừa làm.FDI còn thúc đẩy các nước nhận đầu tư phải cố gắng đào tạo
ra những kỹ sư, nhà quản lý có trình độ chuyên môn để tham gia vào các công ty
liên doanh với nước ngoài.
Tạo thêm công ăn việc làm cũng có nghĩa là tăng thêm thu nhập cho người lao
động, từ đó tạo điều kiện tăng tích luỹ trong nước.
2
2
Với những vai trò của FDI đã trình bày ở trên, một lẫn nữa khẳng định FDI là
yếu tố cần thiết cho sự phát triển của mỗi quốc gia và được coi là nguồn lực quốc tế
cần được khai thác để từng bước hội nhập vào cộng đồng quốc tế, góp phần giải

quyết về vốn. Một cách tiếp cận thông minh để bước nhanh trên con đường phát triển.
1.2. Cơ sở thực tiễn về ĐTTTRNN
1.2.1. Đối với nước tiếp nhận đầu tư
Thứ nhất, FDI là một trong những nguồn vốn quan trọng để bù đắp sự thiếu hụt
vốn đầu tư góp phần tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển.Đối với các
nước đang phát triển, việc tiếp nhận số lượng lớn vốn đầu từ nước ngoài sẽ vừa tác
động đến tổng cầu, vừa tác động đến tổng cung của nền kinh tế. Về mặt cầu, vì đầu tư
là một bộ phận lớn và hay thay đổi chủ chi tiêu nên những thay đổi bất thường về đầu
tư có ảnh hưởng lớn đến sản lượng và thu nhập về mặt ngắn hạn. Về mặt cung, khi
thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng
cung đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng theo,
do đó giá cả sản phẩm giảm xuống. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu
dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát
triển là nguồn gốc cơ bản để tăng tích lũy, phát triển kinh tế - xã hội, tăng thu nhập
cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội.
Thứ hai, đầu tư sẽ tác động đến tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời qua đó
cho chúng ta thấy chỉ có “mở cửa” ra bên ngoài mới tận dụng được tối đa lợi thế so
sánh của nước mình để từ đó phát huy và tăng cường nội lực của mình. Các nước
NICs trong gần 30 năm qua nhờ nhận được trên 50 tỷ USD đầu tư nước ngoài cho
phát triển kinh tế cùng với một chính sách kinh tế năng động và có hiệu quả đã trở
thành những con rồng Châu Á .
Thứ ba, đầu tư sẽ làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kinh nghiệm của các nước
trên thế giới cho thấy, con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong
muốn (9-10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở khu vực công
nghiệp và dịch vụ. Đầu tư sẽ góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển
giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng nghèo
3
3
đói. Phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa lý, kinh tế, chính trị, …
Cơ cấu ngành, cơ cấu công nghệ, cơ cấu sản phẩm và lao động, cơ cấu lãnh thổ sẽ

được thay đổi theo chiều hướng ngày càng đáp ứng tốt hớn các nhu cầu phát triển
kinh tế – xã hội của đất nước.
Thứ tư, đầu tư sẽ làm tăng cường khả năng khoa học công nghệ của quốc gia.
4
4
1.2.2. Đối với nước đầu tư
Thứ nhất, nước đi đầu tư có thể tận dụng được lợi thế so sánh của nước nhận đầu
tư. Đối với các nước đi đầu tư, họ nhận thấy tỷ suất lợi nhuận đầu tư ở trong nước có
xu hướng ngày càng giảm, kèm theo hiện tượng thừa tương đối tư bản. Bằng đầu tư ra
nước ngoài, họ tận dụng được lợi thế về chi phí sản xuất thấp của nước nhận đầu tư (do
giá lao động rẻ, chi phí khai thác nguyên vật liệu tại chỗ thấp bởi các nước nhận đầu tư
là các nước đang phát triển, thường có nguồn tài nguyên phong phú, nhưng do có hạn
chế về vốn và công nghệ nên chưa được khai thác, tiềm năng còn rất lớn) để hạ giá
thành sản phẩm, giảm chi phí vận chuyển đối với việc sản xuất hàng thay thế nhập
khẩu của nước nhận đầu tư, nhờ đó mà nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư.
Thứ hai, kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm thông qua chuyển giao công nghệ.
Thông qua đầu tư trực tiếp, các công ty của các nước phát triển chuyển được một phần các
sản phẩm công nghiệp (phần lớn là các máy móc thiết bị) ở giai đoạn cuối của chu kỳ sống
của chúng sang nước nhận đầu tư để tiếp tục sử dụng chúng như là sản phẩm mới ở các
nước này hoậc ít ra cũng như các sản phẩm đang có nhu cầu trên thị trường nước nhận đầu
tư, nhờ đó mà tiếp tục duy trì được việc sử dụng các sản phẩm này, tạo thêm lợi nhuận cho
các nhà đầu tư. Với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật như ngày nay thì bất cứ
một trung tâm kỹ thuật tiên tiến nào cũng cần phải luôn luôn có thị trường tiêu thụ công
nghệ loại hai, có như vậy mới đảm bảo thường xuyên thay đổi công nghệ, kỹ thuật mới.
Thứ ba, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư có thể mở rộng
thị trường, tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch của nước nhận đầu tư khi xuất
khẩu sản phẩm là máy móc thiết bị sang đây (để góp vốn) và xuất khẩu sản phẩm tại
đây sang các nước khác (do chính sách ưu đãi của các nước nhận đầu tư nhằm
khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài, chuyển giao công nghệ và sản xuất hàng
xuất khẩu của các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài), nhờ đó mà giảm được giá thành

sản phẩm, tăng sức cạnh tranh với hàng nhập từ các nước.
Thứ tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài sẽ khuyến khích xuất khẩu của nước đi
đầu tư. Cùng với việc đem vốn đi đầu tư sản xuất ở các nước khác và nhập khẩu sản
phẩm đó về nước với một số lượng lớn sẽ làm cho đồng nội tệ tăng.Điều này sẽ ảnh
5
5
hưởng đến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ có xu hướng giảm
dần. Sự giảm tỷ giá hối đoái này sẽ có tác dụng khuyến khích các nhà sản xuất trong
nước tăng cường xuất khẩu, nhờ đó tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Chương 2: Thực trạng về ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
2.1. Quy phạm pháp luật liên quan đến ĐTTTNN tại Việt Nam
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài hiện nay được quy định tại Luật Đầu tư 2005
(Chương VIII, Điều 74 đến 79), Nghị định 78/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của
Chính phủ, Quyết định 236/QĐ-TTg ngày 20/02/2009 của Thủ tướng phê duyệt Đề
án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài”, Quyết định 1175/2007/QĐ-
BKH ngày 10/10/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mẫu các văn bản thực hiện
thủ tục đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và một số văn bản của Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam và các Bộ ngành hữu quan về quản lý ngoại hối và các vấn đề liên quan
đến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
2.1.1. Khái niệm và phạm vi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài tại Việt Nam
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong khuôn khổ quy định và luật pháp Việt
Nam hiện hành là việc nhà đầu tư chuyển vốn đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài để
thực hiện hoạt động đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế ở nước ngoài và trực tiếp tham
gia quản lý hoạt động đầu tư đó ở nước ngoài.
2.1.2. Điều kiện thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Các nhà đầu tư thuộc tất cả các loại hình doanh nghiệp và nhà đầu tư cá nhân tại
Việt Nam, ngoài trừ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực dầu khí và
một số lĩnh vực đặc thù hoặc tại những địa bàn đầu tư đặc thù thực hiện theo quy định
riêng của Chính phủ, được đầu tư trực tiếp ra nước ngoài khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Có dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài;

(2) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam;
(3) Tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn nhà nước
đối với các trường hợp sử dụng vốn nhà nước để đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; và
(4) Được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
Một số lĩnh vực khuyến khích, cấm, hạn chế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài,
danh mục do Thủ tướng Chính phủ ban hành căn cứ tình hình kinh tế - xã hội trong
6
6
từng thời kỳ.
2.1.3. Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thể hiện dưới các hình thức sau:
(1). Ngoại tệ;
(2). Máy móc, thiết bị; vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, hàng hoá thành phẩm,
hàng hoá bán thành phẩm;
(3) Giá trị quyền sở hữu công nghiệp, bí quyết kỹ thuật, quy trình công nghệ,
dịch vụ kỹ thuật, quyền sở hữu trí tuệ; và
(4).Các tài sản hợp pháp khác.
2.1.4. Quản lý dòng tiền đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Mọi giao dịch chuyển ngoại tệ từ Việt Nam ra nước ngoài và từ nước ngoài
vào Việt Nam liên quan đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua một tài khoản
ngoại tệ mở tại một tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối tại Việt Nam
và được đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2.1.4.1. Chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài
- Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra nước ngoài để thực hiện hoạt động
đầu tư sau khi đáp ứng các điều kiện sau:
(1) Đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
(2) Dự án đầu tư đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước tiếp nhận
đầu tư chấp thuận theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
.2.1.4.2. Dùng lợi nhuận để đầu tư ở nước ngoài
- Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để tái đầu

tư vào chính dự án đầu tư đó thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư điều chỉnh Giấy
chứng nhận đầu tư theo quy định hiện hành.
- Trường hợp dùng lợi nhuận thu được từ dự án đầu tư ở nước ngoài để đầu tư
vào dự án khác ở nước ngoài thì phải được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp Giấy chứng
nhận đầu tư cho dự án khác đó.
2.1.4.3. Chuyển lợi nhuận về nước
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày có quyết toán thuế hoặc văn bản có
giá trị pháp lý tương đương theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư,
nhà đầu tư phải chuyển toàn bộ lợi nhuận và các khoản thu nhập khác từ dự án
7
7
đầu tư về Việt Nam.
Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tư
phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét,
quyết định. Việc gia hạn được thực hiện không quá 02 lần, mỗi lần không quá 06 tháng.
2.1.4.4. Thanh lý dự án đầu tư
Ngay sau khi kết thúc dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thanh lý dự án đầu tư theo
quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư.
Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc việc thanh lý dự án đầu tư, nhà
đầu tư phải chuyển về nước toàn bộ các khoản thu từ việc thanh lý dự án đầu tư.
Trường hợp có nhu cầu kéo dài thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, nhà
đầu tư phải có văn bản đề nghị và nêu rõ lý do gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét,
quyết định. Việc gia hạn được thực hiện một lần và không quá 06 tháng.
2.2. Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 2011- 2013
Hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu phát triển từ đầu những năm
90. Trong nững năm qua , bất chấp ảnh hưởng của khủng hoảng thế giới, hoạt động đầu tư
ra nước ngoài của các DN Việt Nam vẫn gia tăng mạnh mẽ, ngày càng đa dạng cả về thị
trường, lĩnh vực, quy mô đầu tư lẫn hình thức, loại hình DN tham gia đầu tư…
Bảng 1: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ 1989 - 2013
Năm Số dự án

Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ) (*)
Tổng số 818 19526.0
1989 1 0.6
1990 1 0.0
1991 3 4.0
1992 3 5.3
1993 4 0.5
1994 3 1.3
1998 2 1.9
1999 9 5.6
2000 15 4.7
2001 13 4.4
2002 15 147.9
2003 24 28.1
2004 15 9.5
2005 36 367.5
2006 36 221.0
8
8
2007 80 977.9
2008 104 3147.5
2009 91 2597.6
2010 108 3503.0
2011 82 2531.0
2012 84 1546.7
Sơ bộ 2013 89 4420
(Nguồn: Internet)
(*)
Chỉ tính phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam; bao gồm cả vốn tăng thêm của các

dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
Nhìn lại hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Năm 1989, Việt Nam bắt đầu tiến hành hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
với duy nhất một dự án giữa đối tác Việt Nam và một đối tác của Nhật Bản với số
vốn đăng ký là 563.380 USD. Ngày 14/4/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số
22/1999/NĐ-CP quy định về hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Trong những
năm đầu, hoạt động này chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, số dự án cấp mới cũng như số vốn
đăng ký không nhiều. Tuy nhiên, tính đến ngày 20/3/2013, theo thông tin Bộ Công
Thương công bố tại Hội nghị Tham tán thương mại 2013 diễn ra ngày 16/12/2013, đã
có 742 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt Nam với tổng vốn đầu tư
đăng ký đạt 15,5 tỷ USD. Các dự án này tập trung phần lớn vào ngành công nghiệp
khai khoáng với 99 dự án, tổng vốn đầu tư 4,6 tỷ USD (chiếm 13,3% về số dự án và
46% tổng vốn đầu tư); tiếp theo là ngành nông, lâm, thủy sản chế biến với 80 dự án,
tổng vốn đầu tư 1,9 tỷ USD (chiếm 10,8% số dự án và 12,6% tổng vốn đầu tư). Lĩnh
vực công nghiệp điện đứng thứ ba với 1,8 tỷ USD vốn đầu tư, chiếm 12,1%.
Theo Bộ Công Thương, điều đáng mừng là giờ đây các doanh nghiệp Việt Nam
(DN Việt Nam) cũng đã vươn ra những khu vực xa hơn như các nước khu vực châu
Phi, Châu Mỹ, thậm chí cả những nước kinh tế phát triển như Australia, Mỹ, Singapore,
Nhật Bản… với tổng số là 59 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đặc biệt, các DN Việt Nam đã
khẳng định được vị thế khi vào đầu tư ở các nước láng giềng hay đối tác quen thuộc
như Lào, Campuchia hay Nga. Theo thông tin tại kỳ họp lần thứ 36 Ủy ban liên chính
phủ về hợp tác kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật Việt Nam - Lào ở
Vientiane ngày 17/12/2013, thì Việt Nam hiện thuộc nhóm dẫn đầu trong số 52 quốc
gia và vùng lãnh thổ có DN đầu tư tại Lào. Cụ thể, tính đến nay, các DN Việt Nam đã
đầu tư vào Lào 412 dự án với tổng vốn đầu tư 5,012 tỷ USD. Một số dự án đầu tư của
9
9
DN Việt Nam triển khai nhanh, bước đầu mang lại hiệu quả tích cực như Dự án trồng
cây cao su và sản xuất đường mía của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai tại Nam Lào; các
dự án trồng và chế biến cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và Công ty

Cao su Đắk Lắk; dự án đầu tư của Tập đoàn Viettel tại Lào; dự án Ngân hàng Liên
doanh Lào-Việt và hoạt động của các chi nhánh ngân hàng Việt Nam tại Lào; dự án
khai thác quặng kim loại của Công ty Chiến Công…
Trong những năm qua, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng đã giúp
hình thành một đội ngũ doanh nhân Việt Nam có năng lực đàm phán trong đấu thầu
quốc tế (ngành Dầu khí, Xây dựng), trong liên doanh với nước ngoài để tổ chức
thực hiện các dự án hợp tác đầu tư. Ngoài ra, hoạt động này cũng đóng góp tích cực
cho sự phát triển kinh tế và an sinh xã hội cho địa bàn nước sở tại, tạo công ăn việc
làm cho người lao động địa phương làm việc cho dự án.
2.2.1. Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam phân theo ngành
Trong năm 2011, đã cấp mới cho 75 dự án đầu tư ra nước ngoài tại 26 quốc
gia, vùng lãnh thổ và điều chỉnh điều chỉnh 33 dự án đầu tư. Tổng vốn đầu tư đăng
ký (bao gồm cả cấp mới và tăng vốn) đạt 2,12 tỷ USD, bằng dự kiến của năm 2011.
Riêng năm 2012, có 84 dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép (với tổng
số vốn đầu tư đạt 1,41 tỷ USD) và 9 lượt dự án tăng vốn (với số vốn tăng thêm là
132,25 triệu USD). Như vậy, trong năm 2012 các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư
ra nước ngoài khoảng 1,546 tỷ USD, bằng 61,11% so với năm 2011.
Năm 2012, các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài tập trung chủ yếu
vào 12 ngành, trong đó ngành khai khoáng được chú trọng đầu tư nhiều nhất với
979.004 nghìn USD, chiếm 63,3% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài. Tiếp theo là
ngành Tài chính-ngân hàng-bảo hiểm với 194.325 nghìn USD, chiếm 12,56%;
Nông-lâm-thủy sản với 170.229 ngìn USD, chiếm 11%;…
10
10
Bảng 2: Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo ngành 2012
T
T
Ngành
Đăng ký
cấp mới

Đăng ký
tăng thêm
Tổng vốn
đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(nghìn
USD)
Số
dự
án
Vốn
đăng ký
(nghìn
USD)
Số
lượt
dự án
Vốn tăng
thêm
(nghìn
USD)
1 Khai khoáng 8 892.089 3 86.915 979.004
2 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm 5 163.700 2 30.625 194.325
3 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 7 163.080 2 7.149 170.229
4 CN chế tạo, chế biến 5 80.760 - - 80.760
5 KD bất động sản 4 59.809 - - 59.809
6 Bán buôn, bán lẻ 33 18.364 1 200 18.564
7 Thông tin và truyền thông 7 16.289 - - 16.289
8 Y tế và trợ giúp xã hội 1 5.600 1 7.364 12.964

9 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3 12.200 - - 12.200
10 Xây dựng 5 1.441 - - 1.441
11 HĐ chuyên môn, KHCN 5 1.060 - - 1.060
12 Vận tải kho bãi 1 25 - - 25
(Nguồn:Internet)
11
11
Bảng 3: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép
phân theo ngành kinh tế
(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013)
Số
dự án
Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
(*)
TỔNG SỐ 713 16624
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 107 2739,7
Khai khoáng 63 7341,9
Công nghiệp chế biến, chế tạo 113 424,3
Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hoà không khí 9 2124,4
Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải,
nước thải 3 9,4
Xây dựng 26 77,7
Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và
xe có động cơ khác 148 113,1
Vận tải, kho bãi 16 53,6
Dịch vụ lưu trú và ăn uống 24 113,9
Thông tin và truyền thông 38 1296,1
Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 26 503,3

Hoạt động kinh doanh bất động sản 29 509,7
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 58 79
Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 14 82,6
Giáo dục và đào tạo 6 3,5
Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 7 20,9
Nghệ thuật, vui chơi và giải trí 4 1125,1
Hoạt động dịch vụ khác 22 5,8
(Nguồn:Internet)
(*)
Chỉ tính phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam; bao gồm cả vốn tăng thêm của
các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước.
12
12
Lĩnh vực các nhà đâu tư việt Nam đầu tư trực tiếp ra nước ngoài nhiều nhất là
bán buôn, bán lẻ, sữa chữa với 148 dự án,tiếp đến là công nghiệp chế biến, chế tạo
với 113 dự án , nông nghiêp, lâm nghiệp và thủy sản với 107 dự án, khai khoáng
63dự án. Nhưng khi tính về số vốn đâu tư thì ngành khai khoáng chiếm tỉ trọng khá
lớn với 44.16% tổng số vốn đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 7341.9
triệu USD,công nghiệp chê biên chế tao chiếm 2.55% tổng số vốn đầu tư, ngành
bán buôn bán lẻ , sửa chữa là ngành được đầu tư nhiều nhất nhưng lại chiếm tỉ
trọng rất nhỏ với 0.06%. điều này cũng dễ hiểu , nguyên nhân là do tính chấ tcủa
từng ngành, từng nghề, ngành khai khoáng là ngành công nghiệp nặng, cần nhiều
máy móc công nghệ cao, hiện đại, đầu tư rất nhiều vốn. Còn ngành bán buôn , bán
lẻ, sửa chữa , công nghiệp chế biến, chế tạo là ngành công nghiệp nhẹ , sử dụng
nhiều lao động là chủ yếu nên không cần phải đầu tư nhiều vốn vào lĩnh vực này.
2.2.2. Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam phân theo đối tác
Bảng 4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép phân theo
đối tác đầu tư chủ yếu
(Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2013)
Số dự án

Tổng vốn đăng ký
(Triệu đô la Mỹ)
(*)
TỔNG SỐ 713 16624
Trong đó:
Lào 230 4601,8
Cam-pu-chia 150 3046,3
Vê-nê-du-êla 2 1825,4
Liên bang Nga 10 1590,1
Pê-ru 6 1336,9
An-giê-ri 2 1261,5
Ma-lai-xi-a 11 747,9
My-an-ma 12 442,9
Hoa Kỳ 114 414,2
Mô-dăm-bích 1 345,7
Ca-mơ-run 1 230,2
Xin-ga-po 44 193,4
Ôx-trây-li-a 15 138,2
Quần đảo Virgin thuộc Anh 8 115,9
CHLB Đức 13 73,3
Hai-i-ti 2 59,9
13
13
U-dơ-bê-ki-xtan 4 49,7
In-đô-nê-xi-a 5 28,9
CHND Trung Hoa 13 16
Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 15 14
Niu-di-lân 1 11,7
Thái Lan 7 11,2
Hàn Quốc 22 9,6

Ga-na 2 7,4
Ăng-gô-la 7 6,1
Hà Lan 3 5,7
Ca-mơ-run 1 0,9
Công gô 2 0,4

(*)
Chỉ tính phần vốn của nhà đầu tư Việt Nam; bao gồm cả vốn tăng thêm của
các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước
Trong số những nước và vùng lãnh thổ nhận vốn đầu tư thì Lào là thị trường
thu hút được nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhất với 230 dự án, tiếp đến là
Campuchia với 150 dự án, Hoa Kì114 dự án, Singapo 44 dự án… Nếu tính
theo vốn đầu tư thì Lào cũng đứng đầu với 4601,8 triệu USD
Điều này cho thấy Lào là một điểm đầu tư vô cùng hấp dẫn đối với các nhà đầu
tư Việt Nam Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi vì Việt Nam và Lào là 2 quốc gia
có đường biên giới chung và truyền thống hữu nghị lâu đời. Việt Nam và Lào
không chỉ gần gũi về kinh tế mà cả về chính trị, hơn nữa, thị trường Lào lại là
thị trường tương đối thân thuộc đối với các nhà đầu tư Việt Nam. Những yếu tố
đó đã tạo điều kiện cho các nhà đầu tư việt Nam xâm nhập vào thị trường Lào
thông qua con đường đầu tư trực tiếpđể xuất khẩu tại chỗ hoặc xuất khẩu sang
nước thứ 3. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam sang Lào cũng tập
trung vào 3 lĩnh vực chủ yếu: nông nghiệp, công nghiêp, dịch vụ. trong đó
khoảng 1 nửa số dự án là thuộc lĩnh vực công nghiệp , đặc biệt là các lĩnh vực
như sản xuất vật liệu xây dựng , chế biến gỗ, chế biến thực phẩm….
Ngoài ra còn có các dự án thuộc lĩnh vực giao thông vận tải, bưu điện, giáo
dục…. lào hứa hẹn là một thị trường lớn nhất của nhà đầu tư việt Nam không
chỉ ở hiện tại mà ở cả tương lai
Campuchia cũng là một thị trường tương tự.tiếp đến là Liên Bang Nga, đứng
thứ 4 về số vốn đầu tư. Nga là một đất nước rộng lớn, có mối quan hệ kinh tế
14

14
hữu nghị với Việt Namtừ lâu đời nên trong những năm qua dòng vốn đầu tư
trực tiếp vận động không chỉ từ Nga vào Việt Nam mà còn theo chiều ngược
lại. Hơn nữa, khi đầu tư vào Nga , các doanh nghiệp có thêm lợi thế là cộng
đông ngườiViệt tập trung sinh sống và làm việc tai Nga khá đông. Hiện nay cơ
chế thành lập công ty ở Nga khá dễ dàng và có hàng trăm công ty của
ngườiViệt Nam được thành lập và làm ăn theo quy định của luật pháp Nga.
Việc đầu tư vào thị trường lào và nga cho thấy một hướng đi đúng đắn của các
nhà đầu tư việt nam
Đối với năm 2012, Có 25 đối tác nước ngoài nhận đầu tư trực tiếp của các
doanh nghiệp Việt Nam trong năm 2012. Campuchia, Lào và Hoa Kỳ là 3 đối
tác nhận nhiều nhất số dự án đầu tư của Việt Nam (16 dự án). Nhưng xét về giá
trị vốn đầu tư thì Peru mới là đối tác hàng đầu nhận thu hút vốn đầu tư trực tiếp
của các doanh nghiệp Việt Nam với 828.110 nghìn USD, chiếm 53,54 tổng vốn
đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài. Tiếp theo là Lào đạt 250.751
nghìn USD, chiếm 16,21%; Campuchia với 182.636 nghìn USD, chiếm
11,81%;…
10 đối tác nhận đầu tư trực tiếp nhiều nhất của Việt Nam 2012
S
TT
Ngành
Đăng ký
cấp mới
Đăng ký
tăng thêm
Tổng
vốn đăng
ký cấp mới
và tăng
thêm

(nghìn
USD)
S

dự
án
Vốn
đăng ký
(nghìn
USD)
S

lượt
dự án
Vốn
tăng thêm
(nghìn
USD)
15
15
1 Peru 3

828.100
-

-

828.100
2 Lào
1

6

140.387
5
110.
363

250.750
3 Campuchia
1
6

169.093
2

13.543

182.636
4
BritishVirginIslan
ds
1

70.860
-

-

70.860
5 CHLB ĐỨC 2


65.800
-

-

65.800
6 Singapore 4

63.007
-

-

63.007
7 Hoa Kỳ
1
6

44.971
1

200

45.171
8 Đông Timor 1

14.919
-


-

14.919
9 Myanmar 2

5.650
1

8.147

13.797
16
16
1
0
Hàn Quốc 4

4.282
-

-

4.282
2.2.3. Một số dự án tiêu biểu
Tậpđoàn cao su Việt Nam (VRG) đang đầu tư trồng cao su tại Lào và
Campuchia.Từ năm 2007, tập đoàn bắt đầu tiến hành khảo sát và hướng tới trồng
100.000 ha cao su ở hai nước này.
Ông Huỳnh Trung Trực, Phó tổng giám đốc VRG cho biết, đến nay tập đoàn đang
có 19 doanh nghiệp hoạt động tại Campuchia. Năm 2012, VRG đã trồng được
70.000 ha cao su và trồng mới 25.000 ha.Mục tiêu đến năm 2014 sẽ trồng đạt

100.000 ha. Tổng mức đầu tư các dự án trồng cao su ở nước ngoài là 1 tỷ USD.
Hiện, tập đoàn đã đầu tư được 400 triệu USD. Đến năm 2015, các dự án đầu tư của
tập đoàn sẽ bắt đầu có kim ngạch xuất khẩu, và mức kim ngạch xuất khẩu đến 2020
ước đạt 400 triệu USD.
Nói đến đầu tư ở nước ngoài có thể nhắc đến Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
(HAGL). Ngoài đầu tư các dự án cao su, đến thời điểm này, HAGL không chỉ là
nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch mà còn là
nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất (chiếm 26%) trong tổng vốn đầu tư nước ngoài vào
lĩnh vực khách sạn du lịch và trung tâm thương mại tại Myanmar.
Ngày 18/12/2012, HAGL đã kí kết hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao
(BOT) và Hợp đồng thuê đất với Tổng cục Khách sạn du lịch Myanmar. Dự án có
tổng diện tích 8 hecta, tọa lạc ngay trung tâm Cố đô Yangon, thành phố lớn nhất
Myanmar với tổng mức đầu tư khoảng 300 triệu USD
Lĩnh vực dầu khí cũng được xem là thế mạnh của Việt Nam khi đầu tư ra
ngoài nước. Tại Nga, Việt Nam là quốc gia nước ngoài duy nhất được nước bạn cấp
phép tham gia các hoạt động thăm dò dầu khí.
Ông Maxim Golikov, đại diện Cơ quan đại diện thương mại Liên bang Nga tại
Việt Nam cho biết, Công ty liên doanh TNHH RusVietpetro giữa Tập đoàn dầu khí
17
17
Việt Nam (PVN) và Nga đã được thành lập, và cấp phép khai thác 4 mỏ tại khu tự
trị Yamalo-Nenetsky và từ tháng 9/2010 đã bắt đầu bắt tay vào khai thác.
Theo báo cáo của PVN, tính đến hết quý III/2012, PVN đã đầu tư ra nước ngoài
5,28 tỷ USD, trong đó vốn đã chuyển ra nước ngoài để thực hiện là 1,81 tỷ USD.
Hiện tại, PVN đang thúc đẩy công tác tìm kiếm, thăm dò nhiều dự án dầu khí ở một
số quốc gia.
Công nghệ thông tin bưu chính viễn thông cũng là điểm sáng trong hoạt động đầu
tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam, tiêu biểu nhất là hoạt động đầu tư của Tập
đoàn viễn thông Quân đội (Viettel).
Như thông tin Viettel cho biết, với sự kiện Công ty Viettel Cameroun S.A.R.L (liên

doanh giữa Viettel Global và Công ty Bestinver Cameroon S.A.R.L) đã thắng thầu
giấy phép nhà cung cấp di động thứ 3 tại thị trường Cameroon đã mở ra cơ hội kinh
doanh mới cho Viettel. Cameroon là thị trường nước ngoài thứ 7 mà Viettel đã bắt
tay vào kinh doanh sau thị trường Campuchia, Lào, Haiti, Peru, Mozambique và
Đông Timor
2.3. Đánh giá tình hình hoạt động về ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn
2011- 2013
2.3.1. Thuận lợi và những kết quả đạt được
- Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã giúp cho Việt Nam sử dụng,
quản lý tốt hơn các nguồn lực trong nước
Khi các nguồn lực trong nước còn hạn chế thì việc sử dụng tiết kiệm và có
hiệu quả các nguồn lực là một tất yếu đối với chinh phủ và các doanh nghiệp trong
nước quản lý vĩ mônền kinh tế. Vì vậy khi các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài thì với mục tiêu là khai thac một cách có hiệu quả các nguồn lực của
nứo ngoài thì nhờ đó mà các nguồn lực trong nước được quản lý một cách có hiệu
quả hơn.
- Góp phần tăng thu ngân sách
Khi thực hiên đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các doanh nghiệp Việt Nam sẽ
18
18
có nhiều cơ hội để sử dụng vốn một cách có hiệu quả hơn, có nhiều cơ hội phát
triển hơn, sẽ có điều kiện để khai thác tốt nhất các nguồn lực của nước ngoài, do
vậy sẽ làm tăng doanh thu, đồng thời với việc giảm chi phí , do đó mà lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ tăng lên và đóng góp vào ngân sách nhà nước tăng lên.
- Giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ
Khi mở rộng việc đầu tư ra nước ngoài thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ được mở rộng nhiều hơn , đồng thời cũng mở ra cơ hội kinh doanh
mới, và giúp doanh nghiệp ngày càng phát triểnkhông chỉ ở hiện tại mà ở cả tương
lai
- Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp các doanh nghiệp Việt Nam tránh được hang

rào bảo hộ hương mại của các nước nhận đầu tư
Trong xu thế hội nhập hiện nay, thì các hàng rào bảo hộ thương mại dần được
dỡ bỏ. Do đó, các quốc gia thường xây dựng nên những rào cản thương mại ngày
càng phức tạp hơn, như rào cản về kĩ thuật, rào cản về môi trường. Do đó việc xuất
khẩu hàng hóa vào các quốc gia ngày càng khó khăn hơn. Và có thể vượt qua được
hàng rào bảo hộ đó là thực hiện đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Việc đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài sẽ góp phần đáng kể trong việc giảm những chi phí vận chuyển và
nhiều chi phí khác …
- Thay đổi cơ cấu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất, các trang thiết bị của doanh nghiệp bị hao mòn cả vô
hình lẫn hữu hình, hoạt động đâu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp
Việt Nam đã và đang giúp các máy móc thiết bị đó hạn chế sự hao mòn. Khi trang
thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam ở trong nước đã trở nên lỗi thời , và đã giảm
sức cạnh tranh so với các doanh nghiệp trong nước thì việc chuyển giai các công
nghệ đó ra nước ngoài sẽ giúp cho các doanh nghiệp đó nâng cao được sức cạnh
tranh so với cá doanh nghiệp nước sở tại. Như vậy đầu tư ra nước ngoài giúp cho
doanh nghiệp thay đổi công nghệ , đồng thời kéo dài được chu kì sống của công
nghệ.
- Giúp mở rộng giao lưu kinh tế- xã hội , học hỏi được những kinh nghiệm của các
nước phát triển.
Đầu tư ra nước ngoài giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với
19
19
cơ chế quản lý tài chính, quản lý nhận sự, quản lý thiết bị khoa học, đồng thời có
công nghệ sản xuất hiện đại, do đó khi đầu tư vào những nước này thì Việt nam sẽ
có cơ hội để học hỏi kinh nghiệm , tiếp cận với khoa học tiên tiến trên thế giới, từ
đó có thể áp dụng vào sản xuất và làm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra còn có tác động tích cực về mặt xã hội, đó là làm cho dân trí phát
triển, có điều kiện tiếp thu và vận dụng những tinh hoa văn hóa của nhân loại, nền
văn minh thế giới, cùng bạn bè thế giới xậy dựng một xã hội văn minh, hiện đại,

hòa bình.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản
2.3.2.1. Hạn chế
- Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chưa thu được kết quả kinh doanh
cao
Hầu hết các dự án đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam đều là những dự án mới
được thực hiện nên kết quả kinh doanh hầu như chưa có, hoặc nếu có cũng đang
trong giai đoạn đầu nên gặp rất nhiều khó khăn về thị trường và công suất khai thác
dự án chưa cao nên đang còn trong tình trạng thua lỗ.
- Tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên tổng số vốn đăng kí còn thấp
Số lượng dự án và quy mô đầu tư của các donh nghiệp Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài còn ít.
Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp Việt nam trước sức ép
của các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực tài chính mạnh trên thị trường thế giới.
- Lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam còn hạn hẹp. mới chỉ tập trung vào
một số ngành công nghiệp , xây dựng , thăm dò, khai thác dầu khí, sản xuất hàng
gia dụng, nông nghiệp và một số loại hình dịch vụ.
- Hình thức đầu tư chủ yếu vẫn là 100% vốn Việt Nam ở nước ngoài
- Công tác thẩm định, cấp giấy phép đầu tư trục tiếp ra nước ngoài còn chậm
2.3.2.2. Nguyên nhân
- Đây là một lĩnh vực còn rất mới đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nên tư duy
nhận thức về hoạt động đầu tư ra nước ngoài còn chưa được hình thành một cách
đầy đủ và chính xác
- Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế trên tất cả các
20
20
mặt: tài chính, quản lý, sản xuấ kinh doanh
- Nền kinh tế Việt Nam còn phát triển ở trình độ thấp
Chương 3: Một số giải pháp thúc đẩy ĐTTTRNN của Việt Nam
3.1. Mục tiêu và định hướng ĐTTTRNN của việt Nam

3.1.1 . Bối cảnh kinh tế
Kinh tế - xã hội nước ta 6 tháng đầu năm nay diễn ra trong bối cảnh thế giới
tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp cả về kinh tế và chính trị. Một số nền kinh tế
lớn mặc dù có kỳ vọng tăng trưởng khá nhưng vẫn còn nhiều yếu tố rủi ro như:
Việc điều chỉnh chính sách tiền tệ và những yếu tố không bền vững trong chính
sách tài chính công dài hạn của một số nền kinh tế phát triển; Ở trong nước, sản
xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với những khó khăn, áp lực: Sức mua trên thị
trường thấp; khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa cao; sức ép nợ xấu còn
nặng nề; hàng hóa trong nước tiêu thụ chậm Trong đó, đáng chú ý là quá trình tái
cơ cấu kinh tế diễn ra thiếu đồng bộ và chưa thực sự có những bước đi hiệu quả.
Ngoài ra, thời gian gần đây tình hình biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp, bước
đầu ảnh hưởng đến động thái phát triển kinh tế - xã hội và đời sống dân cư cả
nước.Trước bối cảnh đó, Đảng, Quốc hội và Chính phủ tập trung lãnh đạo, chỉ đạo
quyết liệt các ngành, các cấp và địa phương thực hiện đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết
số 01/NQ-CP ngày 02 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ. Sự nỗ lực vượt qua khó
khăn, phát huy tính chủ động, sáng tạo của toàn quân và toàn dân, trong đó có cộng
đồng doanh nghiệp trong cả nước đã góp phần giữ ổn định vĩ mô, từng bước phát
triển sản xuất, tạo tăng trưởng kinh tế hợp lý và bảo đảm an sinh xã hộiKết quả thực
hiện mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2014 trong 6
thán. g đầu năm như sau:
-Tăng trưởng kinh tế :
+ Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước:
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18%
so với cùng kỳ năm 2013, trong đó quý I tăng 5,09%; quý II tăng 5,25%. Đây là mức
tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả ba khu vực đều có
mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013
Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn theo hướng tích cực. Khu vực
21
21
nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây

dựng chiếm 38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61% (Cơ cấu tương ứng của cùng
kỳ năm 2013 là: 18,18%; 38,70%; 43,12%).
+ Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
6 tháng đầu năm, cả nước có 37315 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với
số vốn đăng ký 230,9 nghìn tỷ đồng, giảm 4,1% về số doanh nghiệp đăng ký thành
lập và tăng 19,3% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2013. Số doanh nghiệp
gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động có đăng ký hoặc ngừng
hoạt động chờ đóng mã số doanh nghiệp hoặc không đăng ký là 33454 doanh
nghiệp, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: 6066 doanh nghiệp tạm
ngừng hoạt động có đăng ký; 22637 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ đóng mã số
doanh nghiệp hoặc không đăng ký và 4751 doanh nghiệp giải thể. Số doanh nghiệp
rơi vào tình trạng ngừng hoạt động nay quay trở lại hoạt động trong 6 tháng đầu
năm là 8322 doanh nghiệp, giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2013.
22
22
23
- Đầu tư phát triển
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện 6 tháng năm 2014 theo giá hiện hành ước
tính đạt 502,5 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và bằng 30,1%
GDP.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài từ đầu năm đến thời điểm 20/6/2014 thu hút
656 dự án được cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4858,3 triệu USD, giảm 5,1%
về số dự án và giảm 6,8% về số vốn so với cùng kỳ năm 2013.
+ Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2014 ước tính
đạt 376,9 nghìn tỷđồng, bằng 48,2% dự toán năm, trong đó thu nội địa 256,7 nghìn
tỷ đồng, bằng 47,6%; thu từ dầu thô 48,3 nghìn tỷ đồng, bằng 56,6%; thu cân đối
ngân sách từ hoạt động xuất, nhập khẩu 70,5 nghìn tỷ đồng, bằng 45,8%.
Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/6/2014 ước tính
đạt 449,4 nghìn tỷ đồng, bằng 44,6% dự toán năm

+Xuất, nhập khẩu hàng hóa
. Xuất khẩu hàng hoá: tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa xuất
khẩu đạt 70.9 tỷ USD, tăng 14.9 % so với cùng kì năm trước.
. Nhập khẩu hàng hoá Tính chung 6 tháng đầu năm, kim ngạch hàng hóa nhập
khẩu đạt 69,6 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm 2013
+ Chỉ số giá
. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI)
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2014 tăng 1,38% so với tháng 12/2013 và tăng
4,98% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm nay,
CPI tăng 0,23%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 4,77%
so với bình quân cùng kỳ năm trước.
. Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Chỉ số giá vàng tháng 6/2014 giảm 0,12% so với tháng trước và giảm 9,79%
so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 6/2014 tăng 0,49% so với
tháng trước và tăng 0,57% so với cùng kỳ năm trước.
. Chỉ số giá sản xuất
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy
sản 6 tháng tăng 4,53% so với cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 5,14%; quý II tăng
3,92%),
Chỉ số giá nguyên, nhiên vật liệu dùng cho sản xuất 6 tháng đầu năm tăng 3,09%
so với cùng kỳ năm trước.
. Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa
23
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa sáu tháng đầu năm tăng 1,01% so với cùng kỳ
năm trước, trong đó quý I tăng 0,78%; quý II tăng 1,24
3.1.2: Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của nước ta hiện nay.
Như chúng ta đã biết, hoạt động đầu tư ngày càng phát triển mạnh mẽ trong
thời gian tới và trở thành xu hướng tất yếu của các nước.Tham gia vào hoạt động
đầu tư quốc tế không chỉ là các nước phát triển và có tiềm lực tài chính mạnh mà cả
những nước đang phát triển.Việt Nam đang tiến sâu, đang bước vào thời kì hội nhập

kinh tế thế giới. Đối với các hoạt động đầu tư quốc tế, hiện nay nước ta vẫn là
nước được tiếp nhận đầu tư.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây với sự phát triển của nền kinh tế , sự
thành lập của nhiều doanh nghiệp lớn cùng với sự lớn mạnh của các doanh nghiệp
trong nước và cũng như sự hỗ trợ hiệu quả hơn từ phía Nhà nước. Nước ta đã mạnh
dạn đưa vốn, tài sản ra nước ngoài để đầu tư thực hiện sản xuất kinh doanh.Vì là
nước mới tham gia vào hoạt động đầu tư quốc tế nên quá trình đầu tư vẫn chưa đạt
được kết quả cao song vẫn có những thành công nhất định, được đánh giá là thành
công.
Vì vậy trong những năm tới đây, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra
nước ngoài nhằm khai thác được những lợi thế cạnh tranh cũng như có thể vượt qua
rào cản thương mại của các nước nhận đầu tư để mở rộng thị trường sản xuất, tạo
điều kiện thu được nhiều hiệu quả hơn từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Đồng thời
làm cho nền kinh tế nước nhà phát triển, sánh vai với các quốc gia khác trên thế giới
3.2. Giải pháp
3.2.1.Về nhận thức
Mọi vấn đề đều bắt nguồn từ nhận thức,nhận thức đúng sẽ đem lại hành động
đúng.Trong vấn đề đầu tư ra nước ngoài còn có sự nhận thức khá giống nhay của
các nước mới tham gia vào dòng chảy của nền kinh tế thế giới.Họ chỉ mới coi trọng
dòng chảy vào của nguồn vốn tức là thu hút được càng nhiều vốn đầu tư vào trong
nước càng tốt mà ít quan tâm đến nguồn vốn chảy ra,nhất là trong đầu tư trực tiếp ra
24
24
nước ngoài.Đây thực sự là một quan điểm phiến diện.Vì lý thuyết và cả thực tế đã
chứng minh rằng một nước mà dòng tiền chảy ra càng mạnh thì càng có nhiều cơ
hội mở rộng thị trường,cơ hội kinh doanh phát triển từ đó co hội việc làm sẽ
tăng,tăng động lực phát triển cho kinh tế đất nước và tăng thu hút dòng vốn đầu
vào.Với lập luận nếu đầu tư ra nước ngoài ngày càng nhiều thì sẽ giảm sút vốn đầu
tư trong nước,sức cạnh tranh của Việt Nam khi ở trong nước còn kém thì khi ra
nước ngoài khó có thể tồn tại được.Những lập luận này có phần đúng nhưng chưa

phải là cái nhìn toàn diện,chưa thấy hết được các lợi ích mà đầu tư nước ngoài
mang lại.Đầu tư nước ngoài cho phép doanh nghiệp chủ động xây dựng được hệ
thống phân phối hang hóa,cũng như tạo thế nắm bắt nhanh chóng sự thay đổi của thị
trường nước ngoài,tiếp cận sâu hơn thị trường thế giới,từ đó đa dạng hóa và không
ngừng bổ sung,mở rộng các đối tác,thị trường nguyên liệu,nguồn cung cấp máy
móc thiết bị,công nghệ và khách hang mới.Khi đầu tư vào các nước kém phát triển
hơn thì đầu tư nước ngoài sẽ trở nên độc quyền,khả năng thâm nhập vào thị trường
dễ dàng hơn.Đối với các nước phát triển thì trong một nền tảng thị trường cao luôn
tồn tại “một thị trường ngách” mà ở đó có các khoảng trống khe hở của thị trường
mà nếu biết cách khai thác thì sẽ rất thành công về nguồn khách hàng với mức sống
cao,tiêu thụ lớn.
Trước bối cảnh Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế
thế giới, với những tác động tích cực mà hoạt động đầu tư nước ngoài mang lại
trong thời gian qua,và để phát triển hơn nữa thì cần có sự thay đổi trong nhận thức
không chỉ các cơ quan quản lý mà còn cả các doanh nghiệp,tầng lớp nhân dân:từ
khống chế sang cho phép và khuyến khích.Nhà nước cần coi đầu tư ra nước ngoài là
hoạt động tất yếu và cần thiết.Doanh nghiệp cần coi đầu tư nước ngoài là kênh đầu
tư quan trọng để phân tán rủi ro và tăng thực lực,sức mạnh cạnh tranh và tỉ suất lợi
nhuận. Luôn có suy nghĩ “đầu tư trong nước hay nước ngoài không quan trọng,miễn
là lợi nhuận cao hơn”.
3.2.2. Vấn đề hành động
3.2.2.1 Về phía nhà nước
Để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ
chế khuyến khích,ưu đãi của nhà nước Việt Nam đối với các nhà đầu tư ra nước
25
25

×