Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

phân tích tình hình hoạt động tại cửa khẩu lao bảo – huyện hướng hóa – tỉnh quảng trị giai đoạn 2012- 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 48 trang )

Báo cáo thực tế Nhóm 4
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Lý do chọn đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 1
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 1
1.4. Phạm vi nghiên cứu 1
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3
CHƯƠNG I: 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI, 3
ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁC 3
TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU 3
1.1. Tổng quan về thương mại và đầu tư 3
1.1.1. Khái niệm về thương mại 3
1.1.2. Khái niệm đầu tư và sản xuất 3
1.1.3. Vai trò của thương mại, đầu tư, sản xuất đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường
hiện nay 3
1.2. Một số vấn đề khu kinh tế cửa khẩu 4
1.2.1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu 4
1.2.2. Khái niệm Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu 4
CHƯƠNG II: 5
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CỬA KHẨU LAO BẢO 5
HUYỆN HƯỚNG HÓA – TỈNH QUẢNG TRỊ 5
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014 5
2.1. Khái quát chung về cửa khẩu Lao Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng
Trị Việt Nam 5
2.1.1. Khái quát chung về huyện Hướng Hoá 5
2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 5
Báo cáo thực tế Nhóm 4


2.1.1.2. Tình hình Kinh tế và Xã hội 6
2.1.2.Khái quát chung về cửa khẩu Lao Bảo 9
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 9
2.1.2.2. Trình độ phát triển, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải 9
2.1.2.3. Nguồn nhân lực 10
2.1.2.4.Tình hình phát triển Kinh tế- Thương Mại và đầu tư 11
2.1.1.Nhiệm vụ và chiến lược của cửa khẩu Lao Bảo 11
2.1.2.Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo 13
2.2.Đánh giá tình hình hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo giai đoạn 2012 – 2014
16
2.2.1. Tình hình, kết quả quản lí và phát triển của cửa khẩu Lao Bảo qua các năm 2012-2013
và 6 tháng đầu năm 2014 16
2.2.1.1. Về kim ngạch XNK 16
2.2.1.2. Về số lượt người, phương Oện XNC qua CKQT Lao Bảo 17
2.2.2. Các khoản thu thuế, lệ phí 17
2.2.2.1. Những ưu đãi về thuế 17
2.2.2.2. Tình hình thực tế việc thu lệ phí hải quan giữa hai nước Việt Nam-Lào 18
2.2.3. Triển khai thực hiện thủ tục "tại chỗ, một điểm dừng" 20
2.2.3.1. Khái niệm 20
2.2.3.2. Nguyên tắc 20
2.2.3.3. Nội dung 21
2.2.3. Kết quả thực hiện các mặt công tác cụ thể 31
2.2.3.1. Công tác giám sát quản lý 31
2.2.3.2 Công tác quản lý thuế 32
2.2.3.3. Công tác điều tra chống buôn lậu 32
2.2.3.4. Công tác kiểm tra sau thông quan 34
2.2.3.5. Công tác ứng dụng công nghệ On học 34
2.2.3.6. Công tác cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan 35
Báo cáo thực tế Nhóm 4
2.2.3.7. Công tác tổ chức cán bộ, thanh tra 35

2.2.3.8. Công tác văn phòng, tài vụ - quản trị: 35
2.2.3.9. Công tác triển khai thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BTC 36
CHƯƠNG 3: 37
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI 37
CỬA KHẨU LAO BẢO – HUYỆN HƯỚNG HÓA 37
TỈNH QUẢNG TRỊ 37
3.1. Giải pháp chung 37
3.2. Giải pháp cụ thể 37
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39
I. Kết luận 39
II. Kiến nghị 39
Báo cáo thực tế Nhóm 4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KT-TM : Kinh tế - thương mại
SXKD : Sản xuất kinh doanh
PTCS : Phổ thông cơ sở
PTTH : Phổ thông trung học
CSHT : Cơ sở hạ tầng
KKTCK : Khu kinh tế cửa khẩu
CKQT : Cửa khẩu quốc tế
BQL : Ban quản lý
DN : Doanh nghiệp
DA : Dự án
NSNN : Ngân sách nhà nước
Báo cáo thực tế Nhóm 4
LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian thực tập giáo trình từ ngày 12/09/2014 đến 15/09/2014 tại
Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo và Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Lao Bảo –
Cục Hải quan Quảng Trị, chúng em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế
cũng như có cái nhìn tổng quát hơn mối quan hệ giữa lý thuyết học tại trường và

thực tiễn công việc.
Để có được kiến thức và kết quả thực tế thành công ngày hôm nay, chúng
em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dìu dắt chỉ bảo của các thầy cô giáo
hướng dẫn thuộc Khoa Kinh tế & Phát triển – Trường Đại học Kinh tế Huế. Bên
cạnh đó, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến BQL Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo
đã tạo điều kiện thuận lợi cho chúng em trong thời gian thực tập tại đây.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tế nên không tránh khỏi những sai sót. Chúng em kính mong có những lời
hướng dẫn góp ý để giúp bài báo cáo thực tế của nhóm em được hoàn thành và
đạt được kết quả tốt hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Báo cáo thực tế Nhóm 4
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu thì hội nhập là một điều
tất yếu. Vào năm 2007 Việt Nam là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại
Thế giới WTO, từ đó mở ra nhiều cơ hội về việc giao thương hàng hóa giữa các
nước trên thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng. Đặc biệt là
mối quan hệ thân thiết giữa các nước láng giềng như: Lào, Campuchia, Thái
Lan, Trung Quốc Trong đó, vấn đề giao thương giữa hai quốc gia Việt Nam –
Lào ngày một sôi động và nhộn nhịp, đặc biệt là tại cửa khẩu Lao Bảo – tỉnh
Quảng Trị. Vì vậy, nhóm chúng em đã quyết định chọn đề tài “Phân tích tình
hình hoạt động tại cửa khẩu Lao Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 2012- 2014”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích tình hình hoạt động giao thương xuất nhập cảnh tại cửa khẩu
Lao Bảo giai đoạn 2012 – 2014
- Hiệu quả hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo giao đoạn 2012-2014
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy mạnh mẽ những mặt tích cực
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu về tình hình hoạt động xuất nhập cảnh giao thương và giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả phát triển hoạt động tại cửa khẩu Lao Bảo
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt thời gian: Nghiên cứu về tình hình hoạt động tại cửa khẩu Lao
Bảo năm 2012 – 2014
- Về mặt không gian: Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh
Quảng Trị
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu: Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ
cấp thông qua các báo cáo về cửa khẩu Lao Bảo và tình hình phát triển của
huyện Hướng Hóa.
1
Báo cáo thực tế Nhóm 4
- Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Dựa vào những số liệu thu thập
được, từ đó đưa ra những đánh giá và nhận xét về tình hình hoạt động tại cửa
khẩu Lao Bảo và sự phát triển của huyện Hướng Hóa – tỉnh Quảng Trị.
2
Báo cáo thực tế Nhóm 4
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI,
ĐẦU TƯ, SẢN XUẤT VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHÁC
TRONG KHU KINH TẾ CỬA KHẨU
1.1. Tổng quan về thương mại và đầu tư
1.1.1. Khái niệm về thương mại
Thương mại là hoạt động trao đổi của cải, hàng hóa, dịch vụ, kiến thức, tiền
tệ v.v giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền
thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa, dịch vụ khác như trong hình thức thương
mại hàng đổi hàng (barter). Trong quá trình này, người bán là người cung cấp

của cải, hàng hóa, dịch vụ cho người mua, trả đổi lại người mua sẽ phải cho
người bán một giá trị tương đương nào đó.
1.1.2. Khái niệm đầu tư và sản xuất
- Đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính nguồn lực về vật chất
và trí tuệ để sản xuất và kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu
về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội.
- Sản xuất là hoạt động chủ yếu trong các hoạt động kinh tế của con người. Sản
xuất là quá trình làm ra sản phẩm để sử dụng, hay để trao đổi trong thương mại.
1.1.3. Vai trò của thương mại, đầu tư, sản xuất đối với sự phát triển nền
kinh tế thị trường hiện nay
Các hoạt động thương mại, đầu tư, sản xuất có vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển nền kinh tế thị trường hiện nay.
- Thương mại tạo các điều kiện chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền
kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Nó góp phần xóa bỏ cơ chế kế
hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp từng bước xây dựng nền kinh tế thị
trường. Thương mại thúc đẩy sản xuất phát triển, cung ứng các nhu cầu cho nhân
dân và đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra,
thương mại còn góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và hội nhập.
3
Báo cáo thực tế Nhóm 4
- Hoạt động đầu tư sản xuất không chỉ đóng vai trò trong quá trình tái sản
xuất của xã hội mà còn tạo ra những cú hích cho sự phát triển của nền kinh tế ở
những nước đang phát triển thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nợ nần và nghèo đói,
tạo ra sự phát triển của các nền kinh tế phát triển. Đầu tư vừa tác động đến tổng
cung, vừa tác động đến tổng cầu, tác động đến sự ổn định của nền kinh tế, tác
động đến sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng
và phát triển nền kinh tế,ngoài ra nó còn góp phần nâng cao trình độ khoa học và
công nghệ của đất nước.
1.2. Một số vấn đề khu kinh tế cửa khẩu
1.2.1. Khái niệm khu kinh tế cửa khẩu

- Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) là khu kinh tế hình thành ở khu vực biên
giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định của Nhà nước.
Khu kinh tế (ven biển), KKTCK được gọi chung là Khu kinh tế.
1.2.2. Khái niệm Khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu
- Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định, được ngăn
cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều
kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải quan và các cơ quan chức năng có liên
quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hoá và phương tiện ra vào
khu. Khu phi thuế quan thuộc Khu kinh tế, Khu kinh tế cửa khẩu bao gồm: Khu
bảo thuế, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại công nghiệp, khu
thương mại tự do và các khu có tên gọi khác được thành lập theo Quyết định của
Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với
bên ngoài (nội địa) là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
4
Báo cáo thực tế Nhóm 4
CHƯƠNG II:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI CỬA KHẨU LAO BẢO
HUYỆN HƯỚNG HÓA – TỈNH QUẢNG TRỊ
GIAI ĐOẠN 2012 - 2014
2.1. Khái quát chung về cửa khẩu Lao Bảo – huyện Hướng Hóa – tỉnh
Quảng Trị Việt Nam
2.1.1. Khái quát chung về huyện Hướng Hoá
2.1.1.1.Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
- Hướng Hóa là một huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Trị (Việt
Nam), cách thành phố Đông Hà khoảng 65 km về phía tây (tính từ trung tâm
huyện là Thị trấn Khe Sanh). Phía bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía tây và phía
nam giáp Lào, phía đông giáp với các huyện Gio Linh, Vĩnh Linh và Đakrông.
Nơi đây Có cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo nằm trên trục đường Quốc lộ 9 thông
thương với Lào. Có đường biên giới dài 156 km thuộc 11 xã tiếp giáp với Lào

- Diện tích tự nhiên toàn huyện khoảng: 1.151,83 km²
- Dân số đến cuối năm 2013 là: 81.320 người
- Các dân tộc chủ yếu tập trung sinh sống ở huyện Hướng Hóa gồm: dân
tộc Kinh 42.083 người (51,75%), dân tộc Vân Kiều 34.854 người (42,86%), dân
tộc Pa Cô (Tà Ôi) 4.383 người (5.24%), khác 114 người (0,15%)
- Khí hậu mang những nét điển hình của khí hậu nhiệt đới - gió mùa, quanh
năm nóng ẩm, nhiệt độ trung bình năm 22 độ C, lượng mưa bình quân 2.262
mm/năm.
- Đất đai chủ yếu có hai loại: cát pha và đất đỏ bazan, thuận lợi cho việc
phát triển nông - lâm nghiệp.
- Tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú, có tiềm năng khai thác lâu dài.
- Nguồn nước dồi dào từ những con sông: Sê Păng Hiêng, Sê Pôn, Rào
Quán và hệ thống ao hồ, hàng trăm con suối, khe nhỏ, nước ngầm, đáp ứng nhu
cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
5
Báo cáo thực tế Nhóm 4
2.1.1.2. Tình hình Kinh tế và Xã hội
 Về lĩnh vực kinh tế
•Tình hình sản xuất nông - lâm nghiệp:
Giá trị sản xuất đạt: 739 tỷ đồng ( so với kế hoạch tăng 2,53%, so với năm
2012 tăng 8,67%), cụ thể như sau:
•Trồng trọt
Cây lấy hạt đạt: 4,099 ha bao gồm lúa nước, lúa rẫy, ngô ( so với kế hoạch
tăng 2,2%, so với năm 2012 đạt 98,89%).
Cây lấy bột đạt: 4,554 ha bao gồm sắn, khoai lang (so với kế hoạch đạt
100%, so với năm 2012 đạt 85,17%)
Cây thực phẩm: 624 ha (so với kế hoạch đạt 86,63%, so với năm 2012 đạt
92,03%).
Cây công nghiệp ngắn ngày: 91 ha (so với kế hoạch đạt 50,05%, so với
năm 2012 đạt 53,18%)

Cây ăn quả các loại 2,660 ha (so với kế hoạch tăng 1,11%, so với năm 2012
tăng 1,64%), trồng mới được 20 ha (đạt 100% kế hoạch)
Chăn nuôi: công tác chăm sóc, bảo vệ đàn gia súc, gia cầm được chú trọng
thực hiện. Việc kiểm tra, kiểm định mua bán, vận chuyển và giết mổ gia súc, gia
cầm được thực hiện thường xuyên, đảm bảo đúng quy định. Tuy nhiên, trong
năm đã xảy ra dịch tai xanh ở lợn, buộc tiêu hủy 174 con lợn, tổng số tiền hỗ trợ
thiệt hại cho các hộ chăn nuôi: 64,015,000đồng. Dịch lỡ mồm long móng xảy ra
trên địa bàn các xã Hương Linh, Hướng Phùng.
Lâm nghiệp: công tác trực ban, thực hiện nghiệp vụ phòng, chống cháy
rừng được triển khai đảm bảo đúng quy định. Việc tuần tra, kiểm tra và xử lí các
hành vi vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện được thực
hiện nghiêm túc, nhờ đó đã ngăn chặn, xử lí kịp thời tình trạng xâm hại rừng.
•Tình hình sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất đạt: 1,388 tỷ đồng ( so với kế hoạch tăng 0,2%, so với năm
2012 tăng 7,72%)
Trong thời gian qua, huyện đã chủ động tổ chức các phiên làm việc với các
tổ chức, doanh nghiệp nhằm thu hút, kêu gọi đầu tư phát triển các ngành nghề
công nghiệp- TTCN vào địa bàn huyện.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất, chế biến cà phê gặp phải
những khó khăn nhất định, nguyên nhân chính là do giá cả cà phê nhân xuất
6
Báo cáo thực tế Nhóm 4
khẩu trên thế giới nhảm, hầu hết các doanh nghiệp sản xuất cà phê đều hạn chế
về năng lực tài chính và quản lí kinh doanh. Trong thời gian tới huyện sẽ tiếp tục
triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn trong việc sản xuất, kinh
doanh cà phê theo ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại Thông báo số
152/TB-UBND ngày 24/9/2013.
•Hoạt động thương mại - dịch vụ
Doanh thu đạt: 2,420 tỷ đồng ( so với kế hoạch tăng 0,97%, so với năm
2012 tăng 8,4%).

- Ngoài hoạt động kinh doanh thương mại tại các chợ trung tâm, chợ xã
đảm bảo duy trì phát triển ổn định, trên địa bàn huyện đã tổ chức 2 hội chợ nhằm
kích cầu mua sắm hàng hóa, hưởng ứng cuộc vận động " người Việt Nam ưu tiên
dùng hàng Việt Nam" gồm: Hội chợ Xuân Quý Tỵ 2013 tại thị trấn Khe Sanh
(130 gian hàng của 70 doanh nghiệp tham gia), Hội chợ Thương mại của khẩu
Quốc tế Lao Bảo( 80 gian hàng của 47 doanh nghiệp tham gia).
- Hoạt động vận tải hành khách và hàng hóa phát triển ổn định. Các tuyến
xe khách, xe du lịch, vận tải không ngừng phát triển về số lượng lẩn chất lượng
và mở rộng địa bàn hoạt động.
- Lĩnh vực Bưu chính- viễn thông tiếp tục được mở rộng và phát triển, các
mạng điện thoại, mạng tuyền hình, đường truyền Internet được mở rộng đến các
xã vùng sau vùng xa.
 Tài nguyên - Môi trường, Giải phóng mặt bằng
Công tác quản lí Nhà nước về lĩnh vực đất đai được triển khai thực hiện kịp
thời, đúng quy định. Nhớ đó đã đáp ứng tốt nhu cầu của các tổ chức, cá nhân
trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giao dịch về quyền sử
dụng đất, tài sản gắn liền trên đất.
7
Báo cáo thực tế Nhóm 4
 Lĩnh vực Văn hóa- Xã hội
•Về giáo dục và Đào tạo
Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học sinh giỏi tiếp tục duy trì và
nâng cao. Toàn huyện có 526 học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi các cấp (cấp
tỉnh 59 hs, cấp huyện: 467 hs) Tỷ lệ tố nghiệp THPT đạt 98,7%.
Tổ chức tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ quy mô trường lớp, cán bộ quản lý,
giáo viên. Năm 2013, mạng lưới trường, lớp học cơ bản ổn định, cơ sở vật chất
được tăng cường đầu tư, phương tiện và thiệt bị dạy học đáp ứng yêu cầu. Toàn
huyện có 72 cơ sở và đơn vị giao dục.
Thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường và Khai giảng năm học
2013-2014.

•Thể dục thể thao: phong trào thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao,
phong trào " toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại" tiếp tục phát
triển cả về chất và lượng. Tổ chức tốt các hoạt động thể dục thể thao quần chúng,
đặc biệt là các giải thi đấu thể thao " mừng Đảng, mừng Xuân" Quý Tỵ 2013 tại
các xã, thị trấn: Khe Sanh, Lao Bảo, Tân Hợp, Tân Liên
Tổ chức thành công Đại hội TDTT cấp cơ sở và Đại hội TDTT huyện lần
thứ IV năm 2013, hướng tới Đại hội TDTT tỉnh Quảng Trị lần thứ VI năm 2014.
Tích cực tham gia các giải thi đấu thể thao do tỉnh Quảng Trị tổ chức, kết quả
đạt: 5 huy chương vàng, 12 huy chương bạc, 9 huy chương đồng.
 Y tế
Tính đến nay, toàn huyện có 20/22 Trạm Y tế xã, thị trấn có Bác sĩ (riêng
Trạm y tế Tân Lập, A Dơi chưa có bác sĩ). Xây dựng thành công 1 xã đạt chuẩn
Quốc gia về y tế (xã Tân Long).
Năm 2013, trên địa bàn huyện đã xảy ra trường hợp 3 trẻ sơ sinh bị tử vong
sau khi tiêm vắc xin viêm gan B cho trẻ dưới 24 giờ, 1 vụ ngộ độc thực phẩm tập
thể với 382 người bị ngộ độc do ăn bánh mì nhiễm khuẩn Salmonella của tiệm
bánh mì Quang Trung( Khóm 3A, thị trấn Khe Sanh)
 Về công tác Quốc phòng - An ninh
Công tác giáo dục chính trị, huấn luyện chiến đấu, giáo dục kiến thức Quốc
phòng - An ninh được các ngành, các cấp quan tâm chỉ đạo, thực hiện chặt chẽ.
Trong năm đã hoàn thành tập huấn quân sự cho 109 cán bộ cơ sở, tổ chức huấn
luyện 1425/1616 lượt cán bộ chiến sĩ dân quân tự vệ.
8
Báo cáo thực tế Nhóm 4
2.1.2. Khái quát chung về cửa khẩu Lao Bảo
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Cửa khẩu Lao Bảo là một cửa khẩu của Việt Nam trên đường biên giới giữa
Việt Nam và Lào, thuộc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Khu kinh tế-thương
mại đặc biệt Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất
của Việt Nam, nằm tại khu vực cửa khẩu Lao Bảo.

Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên quốc lộ 9 từ Đông Hà sang Lào, cách thành
phố Đông Hà khoảng 80 km, và ngay cạnh sông Sepon. Đối diện với Khu kinh tế
– thương mại đặc biệt Lao Bảo qua đường biên giới là Khu thương mại biên giới
Den Savanh của Lào. Hai khu này là một nút quan trọng trên Hành lang kinh tế
Đông – Tây.
2.1.2.2. Trình độ phát triển, kết cấu hạ tầng, giao thông vận tải
- Diện tích : 60 ha
- Quy hoạch xây dựng nhà ga cửa khẩu, Quốc môn, cửa hàng miễn thuế,
kho ngoại quan, bãi đỗ xe, dịch vụ hậu cần logistics, cảng cạn, các cơ quan quản
lý cửa khẩu.
- Các công trình kết cấu CSHT kỹ thuật xã hội đã được đầu tư xây dựng cụ
thể như sau:
•Giao thông: Quốc lộ 9 được nâng cấp giai đoạn II với tổng mức đầu tư
450 tỷ đồng, trong đó đoạn đi qua khu vực có giá trị đầu tư 120 tỷ đồng, là tuyến
9
Báo cáo thực tế Nhóm 4
đường xuyên Á gắn liền vời đường Hồ Chí Minh, quốc lộ 1A và đường sắt
xuyên Việt. Hệ thống giao thông nội thị, liên xã trong khu vực đã được quan tâm
đầu tư xây dựng và đang phát huy tốt hiệu quả sử dụng.
•Cấp điện: Nguồn điện lưới quốc gia với 2 trạm biến áp 110 KV Lao Bảo
và Khe Sanh được xây dựng mới. Trong khu vực có công trình Thủy điện –
Thủy lợi Rào Quán (64 MW) và một số dự án đầu tư vào lĩnh vực thủy điện với
công suất khoảng 9 MW (Thủy điện Hạ Rào Quán, Thủy điện LaLa ) đã đi vào
hoạt động.
•Cấp nước: Đang vận hành 02 Nhà máy nước Khe Sanh và Lao Bảo với công
suất thiết kế 9.000 m
3
/ngày đáp ứng nhu cầu SXKD và dân sinh trong khu vực.
•Giáo dục đào tạo: Có 02 trường PTTH, 01 trường Bổ túc văn hóa cấp 2-3,
05 trường PTCS và các trường Tiểu học, mẫu giáo được xây dựng cao tầng kiên

cố. Hoạt động giáo dục và đào tạo những năm qua có bước tiến bộ cả về lượng
và chất.
•Y tế: Bệnh viện đa khoa 100 giường bệnh được xây mới tại thị trấn huyện
lỵ Khe Sanh, Phòng khám đa khoa tại Lao Bảo, tất cả các xã, thị trấn đều có
Trung tâm y tế được đầu tư xây mới, đáp ứng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân cũng như các nhà đầu tư, người lao động.
2.1.2.3. Nguồn nhân lực
Lao động làm việc trong các doanh nghiệp, dự án đầu tư trên địa bàn: Đến
nay, có 3.500 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp, dự án đầu tư, chi
nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn, trong đó: Tại các cơ sở không có dự án
đầu tư SXKD là: 895 người; Lao động tại các DN có dự án đầu tư SXKD là:
2.515 người (DA trong nước: 2.165 người, DA FDI: 350 người), chiếm tỷ lệ
72% trong tổng số lao động.
10
Báo cáo thực tế Nhóm 4
Cơ cấu sử dụng lao động của các nhà đầu tư hiện nay tại Lao Bảo là 70%
lao động phổ thông và 30% lao động có tay nghề. Lực lượng lao động hiện nay
tại khu vực chủ yếu tiếp nhận từ trong tỉnh.
2.1.2.4. Tình hình phát triển Kinh tế- Thương Mại và đầu tư
•Hệ thống dịch vụ thương mại – du lịch gồm: Trung tâm thương mại, các
siêu thị, các cửa hàng miễn thuế với quy mô 50.000m
2
sàn xây dựng; các chợ với
quy mô trên 1.200 lô quầy; các khách sạn, nhà hàng với quy mô gần 400 phòng
ngủ và 1500 chỗ ngồi đã và đang được các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quan
tâm đầu tư, khai thác phát triển, tăng khả năng “xuất khẩu tại chỗ” tại khu vực.
•Dịch vụ tài chính: Đã có 03 ngân hàng mở chi nhánh tại Lao Bảo (Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương, Ngân hàng
Sài Gòn Thương tín) đảm bảo nhu cầu giao dịch, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền và
dịch vụ khác cho khách hàng. Các công ty bảo hiểm đã có văn phòng tại khu vực

như: Bảo Việt, Bảo Minh, AIA, Prudental.
•Bưu chính viễn thông: Các mạng điện thoại di động (Mobiphone,
Vinaphone, Viettel ) đã phủ sóng toàn khu vực. Hệ thống cáp quang và dịch vụ
Internet tốc độ cao ADSL đã đưa vào hoạt động.
•Quốc môn và nhà ga CKQT Lao Bảo: Trên diện tích quy hoạch 15 ha tại
cụm cửa khẩu, năm 2006 đã hoàn thành việc đầu tư xây dựng. Hiện UBND tỉnh
đã phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng Cụm cửa khẩu với quy mô 32 ha và các
DA hạ tầng kĩ thuật, đưa vào danh mục ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2013-2015.
2.1.1. Nhiệm vụ và chiến lược của cửa khẩu Lao Bảo
 Nhiệm vụ
-Xây dựng và phát triển các khu kinh tế cửa khẩu nhằm thúc đẩy sự phát
triền kinh tế - xã hội của miền Tây các tỉnh miền Trung; trở thành những trung
tâm giao lưu kinh tế, thương mại của vùng biên giới các tỉnh miền Trung với các
tỉnh Bôlykhămxay, Xieng Khoảng, Hủaphăn, Savanakhet và một số tỉnh khác
của nước bạn Lào. Đầu mối xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ vào các thị
trường tỉnh miền Trung, Bắc Lào, vùng Đông Bắc Thái Lan và Myanma, là điểm
thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào đầu tư, phát triển sản xuất, chế
biến hàng hóa. Góp phần giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh
11
Báo cáo thực tế Nhóm 4
thần các vùng biên giới, tăng thêm nguồn thu ngân sách của địa phương.
- Đẩy mạnh hợp tác phát triển trong quy hoạch phát triển hành lang kinh tế
Đông – Tây và hợp tác phát triển trong Tiểu khu vực Mê Kong mở rộng; phát
triển thương mại; xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch qua cửa khẩu.
 Chiến Lược: Thúc đẩy giao lưu thương mại cửa khẩu:
- Mở rộng và nâng cao năng lực giao thương ngay tại khu vực cửa khẩu
giáp biên giới với CHDCND Lào: Với vị trí đặc biệt, là quỹ đất nằm tại khu vực
cửa khẩu cũng đồng thời là quỹ đất duy nhất (rộng khoảng 20ha) có thể tổ chức
dịch vụ giữa vùng rừng núi dọc theo đường QL1A, nằm cách các khu vực có thể
tổ chức điểm dịch vụ - dừng chân khác về phía Việt nam là khoảng 20km, về

phía Lào là khoảng 35km, nên qũy đất này có vai trò quan trọng hàng đầu trong
Khu kinh tế. Giải pháp đầu tiên là cần tổ chức tại đây một trung tâm giao
thương và kết hợp điểm dịch vụ dừng chân sôi động, hấp dẫn, tiện nghi. Cần tạo
được cuộc sống sinh động mang dáng dấp đô thị miền núi với những hình ảnh
tương xứng với một khu vực cửa khẩu quốc tế giữa Việt nam và Lào, góp phần
thúc đẩy giao thương quốc tế, cũng đồng thời là hình ảnh của Việt nam giới thiệu
với du khánh khi tiếp cận qua cửa khẩu Lao Bảo.
- Nâng cấp năng lực giao thông của tuyến đường nối khu vực cửa khẩu với
khu trung tâm khu kinh tế, ra cảng và giao thương với các khu vực khác: nâng
cấp QL1A, đảm bảo năng lực thông xe và an toàn giao thông.
- Xây dựng các cấu trúc đô thị thuận lợi cho các hoạt động giao lưu thương
mại: có khu trung tâm rõ nét với mật độ khá cao, tạo được hoạt động sầm uất, có
các không gian quảng trường công cộng đa dạng và phong phú – là nơi tập trung
các hoạt động giao lưu công cộng, kết hợp với các tuyến trục phố chính có chức
năng chính là thương mại, dịch vụ, có vỉa hè rộng, có cơ cấu sử dụng đất linh hoạt.
12
Báo cáo thực tế Nhóm 4
2.1.2. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của cửa khẩu
Lao Bảo
a. Thuận lơi
Về chủ quan
- Cửa khẩu Lao Bảo có chiến lược ưu đãi hơn và được thành lập sớm hơn.
- Trong các chương trình, kế hoạch, quy hoạch, đề án lớn của Việt Nam,
của tỉnh Quảng Trị và của EWEC, GMS đều có định hướng xây dựng và phát
triển Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là vùng động lực của tuyến động lực, phát
triển toàn khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thành đô thị loại IV vào năm 2015 và
thành phố động lực cấp I (loại 3) vào năm 2020.
- Là 01 trong 08 Khu kinh tế cửa khẩu được Chính phủ ưu tiên đầu tư
CSHT, là mô hình đặc biệt trong hệ thống KKTCK Việt Nam, được hình thành
và phát triển sớm, được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định hiện hành của

pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc gia nhập.
- Việc khảo sát và kiểm tra tại hai cửa khẩu cho thấy tại Cửa khẩu Quốc tế
Lao Bảo, cơ sở hạ tầng được nâng cấp, trang thiết bị kiểm tra từng bước được bổ
sung. Hải quan và các cơ quan chức năng tại cửa khẩu phối hợp tốt với các cơ
quan của Lào trong hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo đã triển khai thành công thủ tục hải quan điện
tử, góp phần rút ngắn thời gian, tăng độ chính xác trong quá trình kê khai, làm
thủ tục thông quan.
- Tình hình triển khai thực thiện và kết quả đạt được về công tác quy hoạch,
đầu tư xây dựng CSHT, xây dựng và hoàn thiện chính sách, thu hút đầu tư, phát
triển SXKD, nâng cấp mô hình tổ chức quản lí…thời gian qua là tiền đề hết sức
quan trọng để phát triển khu vực trong thời gian tới.
Về khách quan
- Cơ hội hội nhập: Trong thời gian vừa qua, nằm trong xu thế chung của đất
nước, khu vực cũng đã đón nhận nhiều cơ hội quý gái: EWEC được chính thức
thong tuyến vào 20/12/2006. Việt nam chính thức gia nhập WTO vào tháng
01/2007. Các sự kiện này mang lại cho đất nước ta nói chung và Khu KT-TM
13
Báo cáo thực tế Nhóm 4
đặc biệt Lao Bảo nói riêng cơ hội mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK, chuyển
giao công nghệ, tăng khả năng thu hút đầu tư và cạnh tranh trê n thị trường. Sắp
tới, Việt Nam sẽ hội nhập sau hơn vào AFTA, ASEAN, mở ra nhiều cơ hội thực
tiễn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
- Cơ hội tiếp nhận các nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức lớn trên thế giới
(ADB, JICA và JBIC): Dự án nâng cấp Quốc lộ 9 gai đoạn III của ADB và JICA
từ Savanakhet về Đông Hà; Dự án phát triển đô thị hành lang tiểu vùng sông
Mêkong của ADB triển khai cho 02 tỉnh Tây Ninh và Quảng Trị về kĩnh vực kết
cấu hạ tầng đô thị (trong đó có TP Đông Hà khoảng 60 triệu USD và Lao Bảo
khoảng 40 triệu USD); Dự án tuyến đường sắt EWEC của ADB và JICA…sẽ tạo
điều kiện nâng cấp và cải thiện hệ thong CSHT đồng bộ cho khu KM-TM đặc

biệt Lao Bảo.
- Trong thời gian tới, việc hình thành Khu Kinh tế Đông Nam Quảng Trị
gắn với cảng biển nước sâu Mỹ Thủy được đầu tư xây dựng sẽ tạo ra cơ hội rút
ngắn EWEC khoảng 150km, tạo “đầu vào” và “đầu ra” thuận lợi cho Khu KT-
TM dặc biệt Lao Bảo, cùng với việc triển khai giai đoạn cuối cùng thủ tục kiểm
tra “tại chỗ, một điểm dừng” tại cặp cửa khẩu Lao Bảo – Densavanh sẽ tăng khả
năng thông thương hàng hóa, phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du
lịch shopping, dịch vụ vận tải, dịch vụ quá cảnh hàng hóa… tạo ra công ăn việc
làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
b. Khó khăn
Về chủ quan
- Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo là mô hình mới, quá trình thực hiện phải
vừa xây dựng vừa hoàn thiện, nên khó có thể tránh khỏi những khó khăn trở ngại
nhất định.
- Khu vực còn hạn chế về cơ sợ hạ tầng: Thiếu các Trung tâm thương mại, dịch
vụ đạt tiêu chuẩn quốc tế, thiếu sân bay, bến cảng, mạng lưới giao thong chưa được
hoàn thiện… làm giảm sự hấp dẫn đầu tư, đòi hỏi phải được nâng cấp hơn nữa.
- Chính sách pháp luật cùng các văn bản lien quan thường xuyên thay đổi,
bổ sung. Do vậy việc thực hiện với mỗi lô hàng ở mỗi thời điểm cũng khác nhau
gây khó khăn cho người thực hiện cả về phía Hải quan lẫn doanh nghiệp.
14
Báo cáo thực tế Nhóm 4
- Việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại cửa khẩu chủ yếu đang được thực hiện
bằng thủ công, bằng cảm quan, chưa được thực hiện bằng máy soi container, cân
điện tử. Trong khi đó lưu lượng hàng hóa ngày càng tăng đòi hỏi thời gian thong
quan hàng hóa tại cửa khẩu rút ngắn ảnh hưởng lớn tới việc thông quan nhanh
chóng hàng hóa tại cửa khẩu.
- Sự phối hợp các giữa các lực lượng trên cửa khẩu chưa cao
- Các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực vừa nhỏ, vừa yếu nội lực,
năng lực cạnh tranh còn yếu, nhất là về vốn, công nghệ thị trường…

- Với cơ cấu kinh tế của một khu thương mại, một trung tâm giao lưu kinh
tế đối ngoại của tỉnh, của vùng và quốc gia, đòi hỏi nhiều lao động kĩ thuật, quản
lí giỏi song đối với Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo hiện đang còn thiếu.
- Công tác quản lý, chống buôn lậu, gian lận thương mại, nhất là đối với một
số hàng hóa NK miễn thuế có chênh lệch giá lớn so với nội địa còn khó khăn.
Về khách quan
- Chưa thực sự hợp lý và chuyên môn hóa về nhân lực.
- Còn thiếu nhân sự cho việc phúc tập hồ sơ, chuẩn bị cho các giai đoạn
tiếp theo của chương trình “một cửa - một điểm dừng”.
- Là Khu vực được hưởng các ưu đãi phi thuế quan, theo CEPT đến năm
2018 các dòng thuế ưu đãi về 0% sẽ làm giảm tính hấp dẫn nhất định.
- Việc hội nhập AFTA, chính thức trở thành thành viên của WTO không
những mang lại cơ hội cho Việt Nam mà còn đặt nước ta trước những thách thức
như: cạnh tranh gay gắt, trên bình diện rộng hơn, vấn đề bảo vệ môi trường, an
ninh quốc gia, nạn buôn lậu, gian kaanj thương mại, ma túy, mại dâm, văn hóa
phẩm đồi trụy… Khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo cũng phải đối mặt với những
thách thức đó.
- Nằm trên EWEC, một Hành Lang chủ yếu đi qua các địa phương có nền
kinh tế phát triển chậm, không đồng đều, tỉ lệ đói nghèo cao, mật độ dân số còn
thấp, nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo, công nghiệp còn hạn chế, Khu KT-TM đặc
biệt Lao Bảo đang thuộc địa bàn có điều kiên KT-XH đặc biệt khó khăn nên sẽ gặp
phải những thách thức trong quá trình giao thương với các nước phát triển.
15
Báo cáo thực tế Nhóm 4
- Cũng như các KKTCK khác, việc phát triển khu vực đang đứng trước
những vấn đề cần giải quyết như: Giua yêu cầu phát triển nhanh với bảo vệ môi
trường và đảm bảo ANQP, ổn định biên giới, giữa yêu cầu phát triển nhanh với
dân trí thấp, giữa yêu cầu muốn phát triển nhanh và đòi hỏi những cơ chế ưu đãi,
nhiều vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước song nguồn lực của tỉnh và quốc gia còn
hạn hẹp.

2.2. Đánh giá tình hình hoạt động của cửa khẩu Lao Bảo giai đoạn
2012 – 2014
2.2.1. Tình hình, kết quả quản lí và phát triển của cửa khẩu Lao Bảo
qua các năm 2012-2013 và 6 tháng đầu năm 2014
2.2.1.1. Về kim ngạch XNK
Trong thời gian qua, kim ngạch XNK qua CKQT Lao Bảo tăng đáng kể. Từ
năm 2012 trở lại đây mặc dù vẫn chịu nhiều ảnh hưởng của tình hình suy thoái,
lạm phát của thế giới và khu vực, tại nhiều cặp cửa khẩu hàng hóa gần như
“đóng băng” nhưng kim ngạch XNK qua CKQT Lao Bảo vẫn tăng mạnh. Theo
báo cáo của Bộ Công Thương tại Hội nghị Thương mại Biên giới Việt – Lào lần
thứ XIII tại tỉnh Sêkông (Lào) thì “Chỉ riêng tổng kim ngạch XNK biên giới của
tỉnh Quảng Trị trong 10 tháng đầu năm 2012, bằng khoảng 50% kim ngạch XNK
biên giới của 10 tỉnh biên giới Việt Nam – Lào”. Số liệu thống kê đầy đủ năm
2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 sau đây tại CKQT Lao Bảo tiếp tục phản
ánh rõ điều đó:
ĐVT: 1000 USD
Năm Tổng kim ngạch
XNK
Trong đó kim ngạch
Xuất khẩu Nhập khẩu
2012 342.180 72.293 269.887
2013 435.519 47.635 387.884
6 tháng đầu năm 2014 215.354 13.372 201.982
Cộng 1.083.053 133.300 859.753
(Nguồn: BQL Khu kinh tế Lao Bảo)
16
Báo cáo thực tế Nhóm 4
2.2.1.2. Về số lượt người, phương tiện XNC qua CKQT Lao Bảo
Hoạt động XNC và dịch vụ du lịch cũng có nhiều chuyển biến tích, số
lượng khách và phương tiện làm thủ tục XNC tăng lên, năm sau cao hgown năm

trước. Thời kì 2007-2011 khách du lịch đến với khu vực tăng mạnh bình quân
gần 145%/năm. Số liệu các năm 2012, 2013 và 6 tháng đầu năm 2014 cũng phản
ánh rõ nhịp độ tăng trưởng nói trên:
ĐVT: Phương tiện XNC: lượt
Hành khách XNC: người
Nội dung 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014
1. Phương tiện 61.000 79.681 27.908
-Xuất cảnh 30.500 40.192 13.895
-Nhập cảnh 30.500 39.489 14.013
2.Người 296.500 771.930 209.508
-Xuất cảnh 153.000 392.486 106.125
-Nhập cảnh 143.500 379.444 103.383
(Nguồn: BQL khu kinh tế Lao Bảo)
2.2.2. Các khoản thu thuế, lệ phí
2.2.2.1. Những ưu đãi về thuế
 Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nội địa Việt Nam và từ nước ngoài vào khu
KT-TM đặc biệt Lao Bảo được miễn thuế nhập khẩu. Hàng hóa sản xuất tại khu
KT-TM đặc biệt Lao Bảo khi xuất khẩu ra nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.
- Hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa có xuất xứ khu KT-TM đặc biệt Lao
Bảo do UBND tỉnh Quảng Trị ban hành qua các thời kì không phải nộp thuế
nhập khẩu khi nhập khẩu vào nội địa Việt Nam.
- Hàng hóa sản xuất, gia công, tái chế, lắp ráp tại khu KT-TM đặc biệt Lao
Bảo có sử dụng nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài khi nhập vào nội
địa chỉ phải nộp thuế nhập khẩu đối với phần nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu
cấu thành trong sản phẩm hàng hóa đó.
17
Báo cáo thực tế Nhóm 4
- Khách du lịch được phép mua hàng hóa nhập khẩu miễn thuế đưa vào nội
địa với trị giá không quá 1.000.000VNĐ/người/lượt/ngày.

- Hàng hóa từ khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo nhập khẩu vào nội địa Việt
Nam có xuất xứ tại Lào được giảm 50% thuế nhập khẩu trên cơ sở các văn bản
kí kết giữa chính phủ 2 nước.
 Thuế giá trị gia tăng
- Hàng hóa, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo
và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực này không phải chịu
thuế VAT
- Hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nội địa Việt Nam vào khu KT-TM đặc
biệt Lao Bảo được hưởng thuế suất VAT là 0%.
- Hàng hóa, dịch vụ từ khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo xuất khẩu ra nước
ngoài không phải chịu thuế VAT
 Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Hàng hóa, dịch vụ sản xuất, tiêu thụ trong khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo
và hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào khu vực không phải chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt.
- Hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong khu KT-TM đặc biệt Lao Bảo thuộc
diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu ra nước ngoài không phải chịu thuế
tiêu thụ đặc biệt.
2.2.2.2. Tình hình thực tế việc thu lệ phí hải quan giữa hai nước Việt Nam-
Lào
•Về phía Việt Nam, hiện nay việc thu lệ phí hải quan đối với phương tiện
vận tải tạm nhập tái xuất được thực hiện theo đúng quy định tại thong tư số
172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010 cả Bộ Tài chính về việc hướng dẫn mức thu,
chế độ thu, nộp,quản lý và sử dụng lệ phí trong lĩnh vực hải quan: đối với phương
tiện vận tải tạm nhập tái xuất có mớ tờ khai hải quan là 20.000 đồng/tờ khai cho
các trường hợp xe có giấy phép liên vận theo quy định của Hiệp định tạo điều kiện
thuận lợi cho phương tiện cơ giới đường bộ giữa hai nước Việt Nam – Lào;
trường hợp phương tiện vận tải quá cảnh chyển khẩu không đăng ký tờ khai hải
18
Báo cáo thực tế Nhóm 4

quan thì thực hiện ghi số theo dõi và thu lệ phí là 200.000đ/1 phương tiện.
•Về phía Lào, sau khi trao đổi và làm việc cụ thể với Hải quan cửa khẩu
Nậm Phao – Lào được biết có các mức thu lệ phí đối với phương tiện vận tải
phân chia theo từng loại xe, cụ thể như sau:
•Đối với xe ô tô từ 04 đến 06 chỗ ngồi (ví dụ như xe bán tải cabin kép hoặc
xe con) có mức thu 25.000 kíp/1 phương tiện (tương đương khoảng 70.000 VNĐ).
•Đối với xe ô tô 07 chỗ ngồi, xe tải nhỏ loại 6 lốp có mức thu 50.000 kíp/ 1
phương tiện (tương đương khoảng 130.000VNĐ).
•Đối với xe ô tô từ 08 chỗ ngồi đến 26 chỗ ngồi, xe ô tô tải từ 10 đến 12
lốp có mức thu 60.000 kíp/ 1 phương tiện (tương đương khoảng 156.000 VNĐ).
•Đối với xe ô tô khách từ 27 chỗ ngồi trở lên có mức thu 150.000 kíp/1
phương tiện (tương đương khoảng 400.000 VNĐ).
•Đối với xe ô tô đầu kéo từ 18 lốp trở lên có mức thu 165.000 kíp/1
phương tiện (tương đương khoảng 430.000VNĐ).
Mức thu lệ phí trên được thu thống nhất trên toàn lãnh thổ nước Lào (nơi có
các cửa khẩu Việt-Lào) và được quy định tại văn bản số 003 do Chủ tịch nước
Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ký ban hành ngày 26/12/2012.
Theo phản ánh của một số chủ phương tiện qua lại cửa khẩu cầu Treo-Nậm
Phao thì phía Hải quan cửa khẩu Nậm Phao-Lào thu tăng gấp đôi mức lệ phí hải
quan đối với phương tiện làm thủ tục vào các ngày thứ bảy, chủ nhật, lễ tết.
Như vậy, mức thu giữa hai bên Việt Nam – Lào hiện giờ là khác nhau (Việt
Nam thu theo đầu phương tiện 200.000đ/1 phương tiện quá cảnh chuyển khẩu khi
không đăng ký tờ khai hải quan; Lào chia theo loại phương tiện và mức thu cao
hơn rất nhiều so với Việt Nam). Hiện nay, giữa Việt Nam và Lào chưa có thỏa
thuận gì về việc hai bên phải thu một mức phí giống nhau. Mặt khác, theo thong lệ
quốc tế, các phương tiện của một nước hoạt động trên lãnh thổ của nước khác thì
phải tuân thủ luật pháp của nước đó và chấp nhận các khoản thu của nước đó. Do
đó, phía Việt Nam chưa có cơ sở để yêu cầu phía Lào phải thu phí theo mức phí
hiện hành của Việt Nam đối với các phương tiện vận tải qua lại biên giới.
 Tình hình thu ngân sách qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo (cổng A) và tại

19
Báo cáo thực tế Nhóm 4
cổng B về nội địa:
Nội dung thu Tổng số thu (1.000 đồng)
1. Thu qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo 2.260.703.329
- Thu thuế XNK 69.061.688
- Thu thuế GTGT 2.181.485.494
- Thu phí + thu khác 10.156.147
2. Thu qua Cổng B 335.115.787
- Thu thuế XNK 93.762.942
- Thu thuế GTGT 226.791.028
- Thu phí + thu khác 14.561.817
Tổng cộng (1+2) 2.595.819.116
(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Trị)
2.2.3. Triển khai thực hiện thủ tục "tại chỗ, một điểm dừng"
2.2.3.1. Khái niệm
- Theo quy định tại điều 5, phụ lục 4: hình thức kiểm tra một lần tùy thuộc
vào hoạt động vận chuyển bao gồm việc kiểm tra một lần duy nhất đối với việc
qua lại biên giới giữa hai nước liền kề.
- Hình thức kiểm tra một lần: Kiểm tra chung; ủy quyền công nhận kết quả
kiểm tra; kết hợp các biện pháp.
- Kiểm tra chung: Cơ quan hải quan hai nước liền kề sẽ thực hiện việc
kiểm tra chung vào cùng thời gian. Cán bộ Hải quan hai nước liền kề sẽ hỗ trợ
nhau ở mức có thể trong khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
2.2.3.2. Nguyên tắc
- Người, phương tiện vận tải, hàng hoá phải tuân theo các thủ tục thông
quan biên giới do các Cơ quan chức năng tương ứng của mỗi bên tiến hành
chung và đồng thời.
- Các cơ quan chức năng của nước xuất cùng phối hợp với cơ quan của nước
nhập để thực hiện nhiệm vụ tại khu vực kiểm tra chung (CCA) tại nước nhập.

- Người, phương tiện vận tải, hàng hoá chỉ phải dừng lại làm thủ tục XNC,
XNK tại CCA đặt trên lãnh thổ nước nhập (trừ động vật sống).
- Áp dụng hệ thống quản lý rủi ro.
- Các thủ tục qua lại biên giới dựa trên các mẫu tờ khai thống nhất và đơn
giản hoá (tờ khai hải quan, tờ khai xuất nhập cảnh ).
20

×