BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ 2
0O0
ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ RẮN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ GIẢI PHÁP
Giảng viên: Phan Bùi Khuê Đài
Lớp K51E- Nhóm 9
Dương Nguyễn Đức Duy
1201016106
Nguyễn Ngọc Lợi
1201016269
Lê Thị Ý Nhi
1201016360
Bùi Phạm Minh Nhật
1201016348
Huỳnh Minh Phương
1201016412
Đoàn Phước Tài
1201016453
Lê Quốc Thắng
1201016470
Thành phố Hồ Chí Minh, 15/10/2014
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN 3
1.1. Định nghĩa chất thải y tế 3
1.1.1. Định nghĩa 3
1.1.2. Phân loại: 3
1.1.2.1. Rác thải lâm sàng 3
1.1.2.2. Chất thải phóng xạ rắn 4
1.2. Tác hại của rác thải y tế 4
1.2.1. Đối với con người 4
1.2.1.1. Các loại hình rủi ro 4
1.2.1.2. Đối tượng có nguy cơ rủi ro 4
1.2.1.3. Nguy cơ được gây ra bởi rác thải y tế 4
1.2.2. Đối với môi trường 5
1.2.2.1. Môi trường đất 5
1.2.2.2. Môi trường khí 5
1.2.2.3. Môi trường nước 5
1.3. Một số quy định của nhà nước về quản lý chất thải rắn y tế 6
1.3.1. Phân loại chất thải rắn: 6
1.3.2. Yêu cầu về quản lý và lưu giữ chất thải trong bệnh viện: 6
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÁC THẢI Y TẾ TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH 9
2.1. Phát sinh chất thải rắn y tế ở thành phố Hồ Chí Minh 9
2.2. Thu gom, xử lí chất thải y tế ở thành phố Hồ Chí Minh 11
2.2.1. Phân loại tại nguồn 11
2.2.2. Tái sử dụng và tái chế 13
2.2.3. Xử lý chất thải 13
CHƯƠNG III. . NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI Y TẾ HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP 16
3.1. Hạn chế 16
3.2. Giải pháp 17
KẾT LUẬN 18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Các nhóm rác lâm sàng 2
Bảng 2. Khối lượng chất thải rắn y tế vận chuyển và xử lí (2000-2013) 9
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Với tốc độ phát triển bình quân 12.3%, Hồ Chí Minh đang là thành phố có tốc
độ phát triển kinh tế nhanh nhất nước ta. Nhưng bên cạnh vấn đề về phát triển kinh
tế, thì vấn đề ô nhiễm môi trường cũng đang trở thành nỗi lo mà nhiều nhà chính
sách quan tâm. Mà đáng chú ý nhất trong số đó phải kể đến vấn đề ô nhiễm rác thải
y tế.
Hiện nay, thành phố hiện có 476 cơ sở y tế khám chữa bệnh (khối công lập), bao
gồm bệnh viện thuộc Trung ương, bệnh viện thuộc thành phố, bệnh viện cấp huyện,
trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế và hơn 13,141 cơ sở y tế khám chữa bệnh (ngoài
công lập) với tính đa dạng về loại hình và quy mô. Theo số liệu báo cáo của Công ty
TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố và Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM,
chất thải rắn y tế (lây nhiễm) thu gom xử lý đã tăng liên tục từ 4,6 tấn/ngày (2000)
đến 17.16 tấn/ngày (2013) từ các cơ sở khám chữa bệnh, mà chủ yếu là từ các bệnh
viện (hầu hết là khối công lập) và có thực hiện hợp đồng vận chuyển, xử lý. Điều đó
có nghĩa một lượng lớn bệnh viện và cơ sở y tế đang giấu diếm trong vấn đề xử lý rác
thải y tế. Hơn thế nữa, đối với con người rác thải y tế là một nguồn truyền nhiễm
virus gây bệnh, truyền nhiễm chất phóng xạ và tìm ẩn nhiều nguy cơ gây tổn thương;
đối với môi trường rác thải y tế nếu không được xử lý đúng cách sẽ ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường đất, nước và cả không khí.
Với thực trạng phát triển của thành phố Hồ Chí Minh, dân số sẽ ngày càng tăng
đồng nghĩa với việc tăng thêm số bệnh viện và cơ sở y tế nhằm đáp ứng nhu cầu khám
chữa bệnh của người dân. Thì việc thu gom và xử lý rác thải y tế trên địa bàn thành
phố sẽ phức tạp hơn. Do đó, việc chỉ ra thực trạng và những hạn chế của việc thu gom
và xử lý rác thải y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và từ đó tìm ra giải pháp
phù hợp để giải quyết cho vấn đề này là vô cùng cần thiết.
Xuất phát từ những thực tiễn trên, nhóm tác giả xin đã tiến hành nghiên cứu và
thực hiện đề tài “Thực trạng xử lý rác thải y tế rắn trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh và giải pháp”.
2. Mục đích nghiên cứu
2
- Nghiên cứu các tác hại của chất thải y tế;
- Nêu ra những quy tắc của nhà nước về quản lý chất thải y tế;
- Phân tích thực trạng xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí
Minh;
- Chỉ ra những hạn chế và đề ra giải pháp cho việc xử lý chấ thải y tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh
- Phạm vi nghiên cứu: Phần phân tích thực trạng tập trung vào quy trình và cách
thức các bệnh viện và cơ sở y tế trên địa bàn thành phố xử lý chất thải y tế.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm tác giả sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử;
đồng thời sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh để thực hiện nhiệm
vụ của đề tài.
5. Kết cấu đề tài
Ngoài mục lục, Danh mục bảng biểu, Danh mục chữ viết tắt, Lời mở đầu, Kết luận,
và Danh mục tài liệu tham khảo thì kết cấu chính của tiểu luận gồm ba chương:
Chương I: Cơ sở lý luận
Chương II: Phân tích thực trạng rác thải y tế tại thành phốHồ Chí Minh
Chương III: những hạn chế của hệ thống thu gom và xử lý rác thải y tế hiện
nay và giải pháp
3
CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Định nghĩa chất thải y tế
1.1.1. Định nghĩa
Chất thải y tế là chất thải từ các hoạt động y tế khám chữa bệnh, chăm sóc, xét
nghiệm, nghiên cứu Chất thải y tế nguy hại là chất thải có các thành phần như: máu,
dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận, cơ quan, bơm, kim tiêm, vật sắc nhọn, dược
phẩm, hóa chất, chất phóng xạ thường ở dạng rắn, lỏng, khí. Chất thải y tế được xếp
là chất thải nguy hại, cần có phương thức lưu giữ, xử lý, thải bỏ đặc biệt, có quy định
riêng; nó gây nguy hại sức khỏe, an toàn môi trường hay cảm giác thiếu mỹ quan.
Rác thải rắn y tế là phần chất thải y tế ở dạng rắn, không có tính chất thải
dạng lỏng và khí, được thu gom và xử lý riêng. Trong bài tiểu luận ta tập trung
vào phân tích rác thải y tế rắn.
1.1.2. Phân loại:
1.1.2.1. Rác thải lâm sàng
Bảng 1. Các nhóm rác lâm sàng
Nhóm A
Chất thải nhiễm khuẩn, chứa mầm bệnh với số lượng, mật độ đủ gây
bệnh, bị nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm bao
gồm các các vật liệu bị thấm máu, thấm dịch, chất bài tiết sinh học
của người bệnh như gạc, bông, găng tay,bột bó gãy xương, dây truyền
máu
Nhóm B
Vật sắc nhọn: kim tiêm, lưỡi hay cán dao mổ, mảnh thủy tinh vỡ và
mọi vật liệu có thể gây ra các vết cắt hoặc dù chúng có được sử dụng
hay không sử dụng.
Nhóm C
Chất thải nguy cơ lây nhiễm phát sinh từ phòng thí nghiệm: găng tay,
lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi máu
Nhóm D
Chất thải dược phẩm, dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược
phẩm bị đổ, chất gây độc tế bào.
4
Nhóm E
Mô cơ quan người, động vật; cơ quan người bệnh, động vật; mô cơ
thể (nhiễm hoặc không khuẩn); chân tay; nhau thai
Nguồn: Quy chế quản lý rác thải y tế 2007
1.1.2.2. Chất thải phóng xạ rắn
Các vật liệu sử dụng trong thí nghiệm, chuẩn đoán, điều trị chứa chất phóng xạ.
1.2. Tác hại của rác thải y tế
1.2.1. Đối với con người
1.2.1.1. Các loại hình rủi ro
Việc tiếp xúc với chất thải y tế có thể gây nên tổn thương, bệnh tật. Khả năng gây
rủi ro từ rác thải y tế do một hoặc nhiều đặc trưng cơ bản sau:
- Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, là tác nhân nguy hại có
trong rác thải y tế;
- Chất thải chưa chất độc, tế bào nguy hiểm;
- Chất thải chứa đồng vị phóng xạ;
- Chất thải có yếu tố gây ảnh hưởng tâm lý xã hội;
- Vật sắc nhọn có thể gây tổn thương.
1.2.1.2. Đối tượng có nguy cơ rủi ro
Tất cả đối tượng tiếp xúc rác thải rắn y tế nguy hại đều có nguy cơ tiềm tàng:
nhân viên cơ sở y tế, người vận chuyển rác thải y tế và những người trong cộng đồng
bị phơi nhiễm với chất thải do sự tác trách trong công tác xử lý rác thải y tế.
1.2.1.3. Nguy cơ được gây ra bởi rác thải y tế
Chất thải truyền nhiễm và vật sắc nhọn
Chất thải y tế chứa đựng một lượng lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền
nhiễm như HIV, tụ cầu, viêm gan B. Các tác nhân có thểm xâm nhập từ rác thải rắn
y tế vào cơ thể người qua các cách thức sau:
- Qua da, vết thương, vết trầy xước, vết cắn trên da do vật sắc nhọn gây ra;
- Qua niêm mạc, màng nhầy;
- Qua đường hô hấp;
- Qua đường tiêu hóa do nuốt phải.
Chất thải gây độc tế bào
5
Đối với nhân viên y tế do phải tiếp xúc với chất thải gây độc tế bào mà mức độ
ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào tính chất, liều lượng gây độc của chất gây độc và khoảng
thời gian tiếp xúc. Phương thức tiếp xúc chính là hít phải chất độc dưới dạng bụi, tiếp
xúc qua da hoặc ăn phải thực phẩm nhiễm độc.
Chất thải phóng xạ
Bệnh và hội chứng do chất phóng xạ gây ra được xác định bởi loại chất thải và
phạm vi tiếp xúc. Tiếp xúc với nguồn phóng xạ có hoạt tính cao như nguồn phóng xạ
của máy X quang, máy chụp cắt lớp có thể gây ra một số tổn thương như phá hủy
mô, bỏng cấp tính.
Nguy cơ từ chất thải có đồng vị phóng xạ có hoạt tính thấp có thể phát sinh do
việc nhiễm xạ trên bề mặt các vật chứa. Các nhân viên y tế hay người thu gom, vận
chuyển rác có chứa các đồng vị này là những đối tượng có nguy cơ cao.
Chất thải mang tính nhạy cảm xã hội
Cộng đồng có sự nhạy cảm tâm lý, ghê sợ khi nhìn thấy chất thải thuộc về giải
phẫu, những bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật như chi, dạ dày, khối u, rau thai,
bào thai, máu
1.2.2. Đối với môi trường
1.2.2.1. Môi trường đất
Chất thải rắn y tế chôn lấp không đúng cách thì vi sinh vật, chất độc gây hại sẽ
ngấm vào đất, gây nhiễm độc cho đất khiến việc tái sử dụng bãi chôn lấp gặp khó
khăn gây nguy cơ gây ô nhiễm đất.
1.2.2.2. Môi trường khí
Chất thải rắn y tế từ khi phát sinh đến lúc sử lý đều gây tác động tiêu cực đến môi
trường không khí. Khi phân loại và vận chuyển đã phân tán bụi rác, bào tử gây bệnh,
chất độc vào không khí. Ở khâu xử lý cớ thể phát sinh thêm các chất độc hại HX,
NOx, đioxin, furan, CH4, NH2, H2S từ bãi chôn lấp vào không khí. Nếu không xử
lý tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh.
1.2.2.3. Môi trường nước
Chôn lấp chất thải rắn y tế không đúng kĩ thuật, đặc biệt chôn lấp chung với rác
thải sinh hoạt sẽ gây ra nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm.
6
1.3. Một số quy định của nhà nước về quản lý chất thải rắn y tế
1.3.1. Phân loại chất thải rắn:
- Người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh
chất thải.
- Từng loại chất thải phải đựng trong các túi và thùng có mã mầu kèm biểu
tượng theo đúng quy định.
1.3.2. Yêu cầu về quản lý và lưu giữ chất thải trong bệnh viện:
- Nơi đặt thùng đựng chất thải
- Mỗi loại chất thải được thu gom vào các dụng cụ thu gom theo mã mầu quy
định và phải có nhãn hoặc ghi bên ngoài túi nơi phát sinh chất thải.
- Các chất thải y tế nguy hại không được để lẫn trong chất thải thông thường.
Nếu vô tình để lẫn chất thải y tế nguy hại vào chất thải thông thường thì hỗn hợp
chất thải đó phải được xử lý và tiêu hủy như chất thải y tế nguy hại.
- Lượng chất thải chứa trong mỗi túi chỉ đầy tới 3/4 túi, sau đó buộc cổ túi lại.
- Tần suất thu gom: Hộ lý hoặc nhân viên được phân công hàng ngày chịu
trách nhiệm thu gom các chất thải y tế nguy hại và chất thải thông thường từ nơi
chất thải phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa ít nhất 1 lần trong ngày và
khi cần.
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trước khi thu gom về nơi tập trung chất
thải của cơ sở y tế phải được xử lý ban đầu tại nơi phát sinh chất thải.
1.3.3. Vận chuyển chất thải ra ngoài cơ sở y tế:
- Các cơ sở y tế ký hợp đồng với cơ sở có tư cách pháp nhân trong việc vận
chuyển và tiêu hủy chất thải. Trường hợp địa phương chưa có cơ sở đủ tư cách
pháp nhân vận chuyển và tiêu hủy chất thải y tế thì cơ sở y tế phải báo cáo với
chính quyền địa phương để giải quyết.
- Chất thải y tế nguy hại phải được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dụng
bảo đảm vệ sinh, đáp ứng yêu cầu tại Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26
tháng 12 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn điều kiện hành
nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải
nguy hại.
7
- Chất thải y tế nguy hại trước khi vận chuyển tới nơi tiêu hủy phải được đóng
gói trong các thùng để tránh bị bục hoặc vỡ trên đường vận chuyển.
- Chất thải giải phẫu phải đựng trong hai lượt túi màu vàng, đóng gói riêng
trong thùng hoặc hộp, dán kín nắp và ghi nhãn “CHẤT THẢI GIẢI PHẪU” trước
khi vận chuyển đi tiêu hủy.
1.3.4. Mô hình, công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế
Các mô hình xử lý, tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại bao gồm:
- Mô hình 1: Trung tâm xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại tập trung.
- Mô hình 2: Cơ sở xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại cho cụm cơ sở y tế.
- Mô hình 3: Xử lý và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại tại chỗ.
Công nghệ xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại
- Việc lựa chọn công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại phải bảo đảm tiêu chuẩn
môi trường và đáp ứng các yêu cầu của các Công ước quốc tế mà Việt Nam là
thành viên.
- Các công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại gồm: thiêu đốt trong lò đốt đạt tiêu
chuẩn môi trường, khử khuẩn bằng hơi nóng ẩm; công nghệ vi sóng và các công
nghệ xử lý khác. Khuyến khích áp dụng công nghệ thân thiện với môi trường.
Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải được xử lý an toàn ở gần nơi chất thải
phát sinh.
- Phương pháp xử lý ban đầu chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao có thể áp dụng
một trong các phương pháp sau:
Khử khuẩn bằng hóa chất: ngâm chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao trong
dung dịch Cloramin B 1-2%, Javen 1-2% trong thời gian tối thiểu 30 phút hoặc
các hóa chất khử khuẩn khác theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và theo
quy định của Bộ Y tế.
Khử khuẩn bằng hơi nóng: cho chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao vào trong
máy khử khuẩn bằng hơi nóng và vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà sản
xuất.
Đun sôi liên tục trong thời gian tối thiểu 15 phút.
8
- Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao sau khi xử lý ban đầu có thể đem chôn
hoặc cho vào túi nilon mầu vàng để hòa vào chất thải lây nhiễm. Trường hợp chất
thải này được xử lý ban đầu bằng phương pháp tiệt khuẩn bằng nhiệt ướt, vi sóng
hoặc các công nghệ hiện đại khác đạt tiêu chuẩn thì sau đó có thể xử lý như chất
thải thông thường và có thể tái chế.
9
CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG RÁC THẢI Y TẾ TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
2.1. Phát sinh chất thải rắn y tế ở thành phố Hồ Chí Minh
Theo báo cáo môi trường Quốc gia năm 2011, thì Đông Nam Bộ là vùng có chất
thải y tế phát sinh hàng năm lớn nhất nước ta, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là
khu vực kinh tế năng động nhất nước ta, dân số lớn, tập trung đông đảo các cơ sở y
tế hiện đại, có trình độ chuyên môn cao, thu hút đông đảo bệnh nhân từ các tỉnh lân
cận, nên rác thải y tế luôn là vấn đề cấp thiêt đối với Thành phố, nhất là giai đoạn
hiện nay.
Nguồn phát sinh
Nguồn phát sinh chất thải y tế chủ yếu là: bệnh viện; các cơ sở y tế khác như:
trung tâm vận chuyển cấp cứu, phòng khám phụ khoa, nhà hộ sinh, phòng khám ngoại
trú,trung tâm lọc máu…; các trung tâm xét nghiệm và nghiên cứu sinh học, ngân hàng
máu…
Thành phố hiện có 476 cơ sở y tế khám chữa bệnh (khối công lập), bao gồm
bệnh viện thuộc Trung ương (Bộ Y tế quản lí), bệnh viện thuộc thành phố (Sở Y tế
quản lí), bệnh viện cấp huyện, trung tâm y tế dự phòng (cấp quận), trạm y tế (cấp
phường), bệnh viện thuộc nghành quản lí (Công an, Quân đội, Bưu điện, Giao thông
vận tải…) và hơn 13.141 cơ sở y tế khám chữa bệnh (ngoài công lập) với tính đa dạng
về loại hình và quy mô như: bệnh viên (đa khoa, chuyên khoa); phòng khám (chuyên
khoa, đa khoa, phòng mạch); nhà hộ sinh; dịch vụ y tế (dịch vụ kính thuốc, tiêm chích,
thay băng, chăm sóc sức khỏe tại nhà, phòng răng, ); phòng chẩn trị y học cổ
truyền,…Số cơ sở công lập tuy ít hơn dân lập, nhưng về tổ chức quy mô, chuyên môn
và cung cấp dịch khám chữa bệnh thì khối công lập vẫn chiếm đa số về số lượt người
khám chữa bệnh, hiệu quả khám điều trị và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống y tế
nên khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh chiếm tỷ trọng lớn hơn.
Lượng phát sinh
Theo số liệu báo cáo của Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố và
Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM, chất thải rắn y tế (lây nhiễm) thu gom xử lý
đã tăng liên tục từ 4,6 tấn/ngày (2000) đến 17.16 tấn/ngày (2013) từ các cơ sở khám
10
chữa bệnh, mà chủ yếu là từ các bệnh viện (hầu hết là khối công lập) và có thực hiện
hợp đồng vận chuyển, xử lý.
Bảng 2. Khối lượng chất thải rắn y tế vận chuyển và xử lí (2000-2013)
Nguồn: CITENCO.
Như vậy, số lượng cơ sở y tế còn lại có hai trường hợp xảy ra:
(1) là có ký hợp đồng với các Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ công ích
(viết tắt là MTV DVCI) quận huyện thì khối lượng đã được bao gồm trong báo cáo
của CITENCO;
(2) là không có ký hợp đồng thì khối lượng này được thải theo con đường chất thải
rắn sinh hoạt hoặc thải bỏ ra môi trường hoặc đốt tại chỗ và chưa được thống kê
đầy đủ. Các đối tượng không thực hiện hợp đồng chuyển giao chất thải rắn y tế
hầu hết là ở khối dân lập có quy mô nhỏ (phòng mạch, phòng nha, phòng khám
nhỏ, phòng nữ hộ sinh, các cơ sở đào tạo ngành y dược, sản xuất dược, kinh doanh
dược…).
Ước tính khoảng 8500 (65%) cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ chưa thu gom được. Nếu
mỗi cơ sở y tế nhỏ lẻ phát sinh từ 0.1 – 0.5kg/ngày chất thải rắn y tế lây nhiễm thì có
khoảng 0.85 – 4.25 tấn/ngày chưa được thu gom. Số lượng chưa thu gom được này
đang theo hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt đến các bãi chôn lấp của thành
phố.
Bảng số liệu trên cho thấy, lượng rác thải y tế ở TP HCM liên tục gia tăng qua
các năm, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như:
(1) Gia tăng số lượng cơ sở y tế;
(2) Tăng cường sử dụng sản phẩm dùng một lần trong y tế;
Năm
2000
2002
2004
2006
2008
2010
2011
2012
2013
Khối lượng
tấn/ngày
4.6
5.8
6.88
8.97
11.38
11.54
13.9
15.92
17.16
Khối lượng
tấn/năm
1,681
2,117
2,512
3,274
4,154
4,214
5,072
5,810
6250
11
(3) Dân số tăng (tự nhiên và cơ học). Nếu thành phố không sớm có các giải pháp
can thiệp thì chỉ trong một thời gian ngắn nữa, khi lượng chất thải y tế tăng quá
khả năng xử lí và giới hạn chịu đựng của môi trường, sẽ dẫn đến những thiệt hại
nặng nề cho xã hội.
2.2. Thu gom, xử lí chất thải y tế ở thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1. Phân loại tại nguồn
Do đặc tính nguy hại nên chất thải rắn y tế được Bộ Y tế sớm quan tâm và triển
khai công tác phân loại tại nguồn từ năm 1995. So với các tỉnh thành khác, thành phố
Hồ Chí Minh là địa phương triển khai công tác phân loại tại nguồn rất tốt, với hầu hết
các bệnh viện trên địa bàn đều có tổ chức phân loại thành 5 nhóm chất thải như sau:
(1) Chất thải lây nhiễm: được chứa trong túi và thùng màu vàng;
(2) Chất thải hóa học nguy hại: được chứa trong túi và thùng màu đen;
(3) Chất thải phóng xạ: được chứa trong túi và thùng màu đen;
(4) Chất thải là các bình chứa áp suất: được chứa trong túi và thùng màu xanh (bình
nhỏ);
(5) Chất thải thông thường (sinh hoạt) được chứa trong túi và thùng màu xanh.
Trong các nhóm chất thải trên ở các cơ sở y tế thì phổ biến nhất là chất thải lây
nhiễm và chất thải thông thường và được phân loại thành 3 nhóm cơ bản như sau:
(1) Chất thải lây nhiễm
(2) Chất thải sinh hoạt (chất hữu cơ dễ phân hủy)
(3) Chất thải tái chế (được chứa trong túi và thùng màu trắng).
Một đặc điểm khác so với chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hay chất thải
sinh hoạt, chất thải rắn y tế chỉ được phân loại tại nguồn, không thực hiện phân loại
trong quá trình thu gom vận chuyển hay tại các khu tập trung, trạm trung chuyển hoặc
tại nhà máy xử lý. Một số bệnh viện lây nhiễm (bệnh viện Phạm Ngọc Thạch – chuyên
khoa phổi – lao phổi, bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới – các bệnh truyền nhiễm) được áp
dụng cơ chế đặc biệt là tất cả các chất thải phát sinh từ buồng bệnh, khoa khám chữa
bệnh đều được xem là chất thải nguy hại (kể cả chất thải rắn sinh hoạt) và được thu
gom toàn bộ theo quy trình của chất thải y tế nguy hại.
12
Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện tốt phân loại tại nguồn ở khối công lập thì ở
khối dân lập vẫn chưa thực hiện tốt, nhất là các cơ sở y tế tư nhân nhỏ lẻ. Ước tính
khối dân lập có khoảng 50-70% thực hiện phân loại nhưng chưa triệt để, tỷ lệ còn lại
(30-50%) không thực hiện phân loại tại nguồn, cũng đồng nghĩa với việc giao chất
thải rắn y tế không đúng theo hệ thống, mà giao theo chất thải rắn sinh hoạt.
Tổ chức thu gom tại nguồn
Hệ thống thu gom chất thải rắn y tế lây nhiễm hiện nay duy nhất do Nhà nước tổ
chức, gồm:
- 01 Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị thành phố (CITENCO) tổ chức
thu gom tại nguồn các cơ sở y tế quy mô lớn như các bệnh viện công và tư, phòng
khám đa khoa, chuyên khoa và chịu trách nhiệm thu gom tại các điểm tập trung
chuyển đến nhà máy xử lý.
- 22 Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích quận huyện tổ chức thu gom trên
địa bàn quận huyện, chủ yếu là từ các sở y tế nhỏ như trạm y tế phường xã, phòng
mạch, phòng điều dưỡng, phòng hộ sinh… và một số bệnh viện, phòng khám đa
khoa tư nhân.
Khối lượng thu gom tại nguồn:
Tính đến thời điểm hiện nay (2011), hoạt động thu gom tại nguồn của hệ thống
được phân bổ (tự nhiên/tự phát) như sau:
- CITENCO thu gom tại nguồn khoảng 8,5- 09 tấn/ngày, tương đương
khoảng 65-70% tổng khối lượng thu gom.
- Công ty DVCI quận huyện thu gom tại nguồn khoảng 3,5-04 tấn/ngày tương
đương khoảng 30-35% tổng khối lượng thu gom.
Hình thức thu gom tại nguồn:
Đối với các cơ sở y tế lớn (có nhà lữu giữ chất thải rắn y tế, có thùng chứa) thì
được thu gom với hình thức “trao đổi thùng”. Đối với cơ sở y tế nhỏ thì chất thải được
chứa trong bao màu vàng và công nhân thu gom cả bao cho vào thùng chứa màu vàng.
Tần suất thu gom đối với các cơ sở y tế có quy mô lớn tối đa là 2 ngày/lần; đối vối
cơ sở y tế có quy mô vừa và nhỏ thì không quá 1 tuần/lần cho cơ sở không có bệnh
phẩm và 1 ngày/lần cho cơ sở có bệnh phẩm.
13
2.2.2. Tái sử dụng và tái chế
Trước năm 1994, các y dụng cụ (ống tiêm. kim chích, dao phẩu thuật, chai lọ dịch
truyền…) đều được các cơ sở y tế tái sử dụng sau khi đã được tiệt trùng. Tuy nhiên,
việc tái sử dụng này không đảm bảo an toàn cho người bệnh. Từ năm 1995 đến nay,
các cơ sở y tế (đi đầu là các bệnh viện công lập lớn) bắt đầu chuyển dần sang sử dụng
y dụng cụ dùng một lần, cũng là thời điểm mà lượng chất thải rắn y tế tăng nhanh
hơn.
Chất thải rắn y tế có thể tái chế được ở 2 loại phế liệu chính (1) các loại nhựa, và
(2) thủy tinh, có giá trị rất cao do thường là các loại rất tốt (loại 1). Các cơ sở y tế,
cũng giống như các đơn vị sản xuất kinh doanh khác, hoàn toàn có quyền bán các phế
liệu của họ và đây là một thị trường hoàn toàn tự do, tuy nhiên thành phố chưa thống
kê được khối lượng chất thải rắn y tế có thể tái chế.
Hoạt động tái chế chất thải rắn y tế đã tồn tại rất lâu, nhưng do trước đây việc
quản lý không chặt chẽ và vì quá chú trọng vào lợi ích kinh tế, một số cơ sở y tế lạm
dụng trong việc phân loại, tận thu các loại phế liệu trong đó có các loại đã bị nhiễm
dịch bẩn y tế như máu, mủ, bệnh phẩm (dây dịch truyền, chai dịch truyền nhiễm máu,
ống tiêm nhựa đã qua sử dụng nhiễm máu, một số y cụ khác đã sử dụng cho các bệnh
nhân) cũng được các cơ sở y tế tận dụng làm phế liệu để tái chế. Điều này không an
toàn cho môi trường và sản phẩm tái chế nếu quy trình tái chế không đảm bảo đủ
nhiệt độ tiệt khuẩn.
Sau khi Quyết định 43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế về ban hành
Quy chế quản lý chất thải y tế được ban hành, thì việc phân loại và quy định các thành
phần chất thải rắn y tế có thể tái chế được rõ ràng hơn. Bên cạnh, nhờ sự tăng cường
kiểm tra giám sát của cơ quan chức năng quản lý môi trường nên các cơ sở y tế dần
đi vào thực hiện nghiêm túc việc phân loại tại nguồn và việc này được giao trách
nhiệm cho người đứng đầu đơn vị cơ sở y tế. Nếu thực hiện phân loại tại nguồn tốt
thì các đơn vị tái chế có thể hoạt động mà không cần sự kiểm soát của Sở Y tế, mà
hoạt động này phải được điều chỉnh bởi Quy chế hoạt động tái chế.
2.2.3. Xử lý chất thải
14
Xử lý chất thải rắn y tế ở thành phố Hồ Chí Minh đến nay vẫn do Nhà nước đảm
trách, mặc dù đã có chủ trương xã hội hóa (do không hấp dẫn nhà đầu tư), và
CITENCO là đơn vị thực hiện, với công nghệ xử lý sau phân loại tại nguồn duy nhất
là đốt tiêu hủy.
Hiện thành phố Hồ Chí Minh có 02 nhà máy xử lý chất thải rắn y tế, Bình Hưng
Hòa và Đông Thạnh. Tại Trung tâm hỏa táng của Nghĩa trang Bình Hưng Hòa, nhà
máy có 02 lò đốt như sau:
Lò đốt chất thải y tế công suất 07 tấn/ngày:
Đây là lò đốt chất thải rắn y tế bán tự động với công nghệ hiện đại, từ khâu tiếp
nhận rác đến khâu xử lý khói và thoát tro. Nhiệt độ đốt của lò từ 800
0
C - 1.100
0
C và
thời gian thực hiện 1 mẻ đốt là 20 phút, sử dụng nhiên liệu đốt là gaz. Lò đốt này do
hãng Hoval - Thụy Sĩ sản xuất năm 2000 với đầy đủ tính năng của 01 lò đốt chất thải
y tế hiện đại, được thiết kế với công suất 7- 8 tấn/ngày. Tuy nhiên, công suất vận
hành lò đốt có thể tăng (trong điều kiện cho phép và không quá công suất thiết kế của
nhà sản xuất) lên đến 13,95 tấn/ngày. Hiện lò đốt 07 tấn/ngày đang hoạt động với
công suất tối đa (12- 13 tấn/ngày), gần gấp đôi công suất của lò. Do không đủ thời
gian bảo dưỡng nên lò thường xuyên gặp sự cố và mỗi lần hư hỏng chất thải tại nhà
máy bị ứ đọng với khối lượng có khi lên đến 20-30 tấn.
Lò đốt chất thải công nghiệp công suất 04 tấn/ngày
Đây là lò đốt do CITENCO đầu tư. Lò đốt được thiết kế theo dạng môđul chuẩn
với công suất 300 kg/h. tương đương 4.800 kg/ngày cho 16 giờ đốt liên tục. Có nghĩa
là hệ thống có thể tăng thêm 20% công suất trong trường hợp khối lượng chất thải
tăng đột biến. Nhiệt độ đốt của lò từ 850
0
C - 1000
0
C.
Lò đốt 4 tấn/này chủ yếu là dùng đốt chất thải công nghiệp – nguy hại, tuy nhiên
vì lò 07 tấn/ngày đang sử dụng hết công suất nên lò này có vai trò dự phòng và hỗ trợ
trong những ngày có khối lượng chất thải rắn y tế tăng lên.
Như đã nói ở trên, khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh không thường xuyên
với khối lượng vài trăm tấn trong một vụ thì trong thời khắc này, lò đốt 04 tấn/ngày
và cùng với sự tham gia của 05 lò đốt chất thải công nghiệp – nguy hại tư nhân trên
15
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh sẽ giải quyết được các loại chất thải có khả năng gây
bệnh và nguy hại cho môi trường
Như vậy về mặt kỹ thuật, chất thải rắn y tế lây nhiễm tại thành phố Hồ Chí Minh
được xử lý khá tốt so với các tỉnh thành khác. Tuy nhiên nhà máy xử lý Bình Hưng
Hòa đang ở trong giai đoạn quá tải, và đến năm 2015 thì phải giải tỏa di dời. Do đó
sau năm 2015 nếu thành phố không đầu tư nhà máy xử lý thì sẽ gặp khó khăn trong
vấn đề xử lý.
Ngoài ra, thành phố đang đưa vào vận hành 01 nhà máy xử lý chất thải rắn y tế ở
xã Đông Thạnh huyện Hóc Môn với công suất 21 tấn/ngày, dự kiến sẽ đưa vào hoạt
động cuối năm 2011 (hoặc đầu năm 2012) để kịp thời giảm tải cho nhà máy Bình
Hưng Hòa.
16
CHƯƠNG III. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA HỆ THỐNG THU GOM VÀ XỬ LÝ
RÁC THẢI Y TẾ HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Hạn chế
(1) Công đoạn xử lý của hệ thống đang có xu hướng quá tải: thường xuyên ứ
đọng chất thải nhất là khi có sự cố xảy ra cho lò đốt, như vậy không đảm bảo có thể
giải quyết được khi có các biến cố phát sinh chất thải (chất thải y tế phát sinh không
thường xuyên). Điều này cũng thể hiện tính chủ quan (thiếu chủ động dự đoán) của
cơ quan quản lý chức năng nói chung và đơn vị được giao trực tiếp thực hiện nói
riêng.
(2) Công tác phân loại tại nguồn chưa triệt để, trong đó khối y tế tư nhân chưa
phân loại tốt và còn lạm dụng chất thải tái chế.
(3) Khối lượng chất thải rắn y tế thu gom xử lý chiếm khoảng 85%, còn 15 % là
thất thoát và chưa có giải pháp để thu gom. Hay nói một cách khác là tổ chức mạng
lưới thu gom chưa bao phủ toàn thành phố. Tỷ lệ chưa thu gom được có thể đi theo
ba còn đường, một là trộn lẫn vào chất thải rắn sinh hoạt đến bãi chôn lấp, hai là được
đốt tiêu hủy tại chỗ (tại cơ sở phát sinh) và ba là thải bỏ ra môi trường. Trong đó hai
con đường đốt tại chỗ và thải ra môi trường là khó thực hiện hơn, do dễ bị phát hiện
với điều kiện của thành phố. Như vậy chỉ còn con đường thải theo chất thải rắn sinh
hoạt là phổ biến.
(4) Trang thiết bị chưa đồng bộ ở công tác thu gom tại nguồn (các Công ty DVCI
quận huyện).
(5) Thành phố chưa có quy hoạch hay chiến lược quản lý chất thải y tế đến năm
2025 (2030).
(6) Số liệu phục vụ cho công tác quản lý chủ yếu dựa số liệu hành chính (số liệu
do các đơn vị báo cáo), chưa dựa vào số liệu khoa học (số liệu do nghiên cứu) và các
số liệu này còn rất rời rạc. Trong đó, đặc biệt khối lượng chất thải rắn y tế phát sinh
không thường xuyên chưa được đánh giá thống kê và dự báo.
(7) Hệ thống quản lý chất thải rắn y tế còn thiếu tính xã hội hóa trong thu gom
xử lý, do đó chưa có tính cạnh tranh về chất lượng và dịch vụ. Điều này cũng có thể
là do thiếu tính hấp dẫn nhà đầu tư trong lĩnh vực này (không mang lại lợi nhuận cao).
17
(8) Cán bộ chuyên môn về môi trường ở các cơ sở y tế (Bệnh viện lớn) chưa có,
hoặc có cán bộ phụ trách nhưng không chuyên.
3.2. Giải pháp:
- Kiến nghị chính phủ sớm xem xét, tạo điều kiện cho Thành phố có cơ chế, đặc
thù riêng, linh hoạt trong việc tổ chức mạng lưới thu gom chất thải rắn y tế, ví dụ
như tạo điều kiện cho các công ty dịch vụ công ích xin dược giấy phép thu gom,
vận chuyển rác thải y tế theo quy định.
- Thiết lập một cơ chế để đo lường, thống kê các tiêu chí xung quanh vấn đề
“rác thải y tế” như: lượng rác thải y tế phát sinh ở các bệnh viện, mức độ nguy hại,
chi phí để xử lí phân loại, hậu quả đến môi trường
- Thường xuyên tổ chức và nâng cao chất lượng các chương trình về nhận thức
cộng đồng. Ví dụ như phát hành các tài liệu, sổ tay hướng dẫn kĩ thuật quản lí,
phân loại, xử lí rác thải y tế cho các cán bộ, nhân viên bệnh viện…
- Phân định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của các cơ quan, bộ phận có liên quan
đến việc quản lí rác thải y tế của Thành phố, đồng thời phải đảm bảo sự phối hợp
chặt chẽ, hài hòa nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
18
KẾT LUẬN
Với sự gia tăng nhanh của dân số thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay, đòi hỏi
sự tăng thêm số lượng bệnh viện và cơ sở y tế đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của
người dân. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng sức ép lên việc thu gom, phân loại và
xử lý rác thải trên địa bàn thành phố sẽ ngày càng khó khăn và phức tạp hơn. Bên
cạnh đó, chất thải rắn y tế là loại chất thải rắn được xếp vào loại chất thải nguy hại,
vì vậy việc đảm bảo an toàn cho con người và tránh ô nhiễm môi trường là điều vô
cùng cần thiết.
Do đó, Bộ Y tế và các cơ quan chuyên ngành đã đề ra những giải pháp cụ thể để
quản lý chất thải rắn y tế như Thông tư 12/2006/BTNMT, Quy chế quản lý chất thải
y tế, Luật bảo vệ môi trường 2005 Bên cạnh, đó là sự hoàn thiện hệ thống thu gom
và xử lý chất thải trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với hai lò đốt rác thải Bình
Hưng Hòa và Đông Thạnh.
Và với việc kết hợp những giải pháp mà nhóm tác giả đã nêu ở trên, nhóm tác giả
mong rằng có thể góp phần giảm thiểu lượng rác thải rắn y tế gây ô nhiễm môi trường
tại thành phố Hồ Chí Minh.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Danh mục sách báo, tạp chí, báo cáo tham khảo
[1] Hoàng Xuân Cơ, 2008, Kinh tế môi trường, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
[2] Nguyễn Thị Kim Nga, 2005, Giáo trình kinh tế tài nguyên và môi trường, Nhà
xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[3] Quyết định số 43 về quy chế quản lý chất thải, 2007, Bộ y tế
[4] Báo cáo môi trường quốc gia 2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
[5] Kiến nghị tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động thu gom, vận chuyển chất
thải rắn y tế trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường
thành phố Hồ Chí Minh.
[6] Healthcare waste in Asia, by Asian Institute of Technology, 2008 Printed in
Thailand
B. Danh mục các website tham khảo
[1] Đánh giá hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh
viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, 2013, <online> />danh-gia-hien-trang-va-de-xuat-cac-giai-phap-quan-ly-chat-thai-ran-y-te-tai-benh-
vien-da-khoa-khu-vuc-hoc-mon-tp-4533/, ngày truy cập 9/10/2014.
[2] Đánh giá hiện trạng quản lý ctr y tế tại Thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất các
giải pháp giảm thiểu, 2008, <online> />trang-quan-ly-ctr-y-te-tai-tphcm-va-de-xuat-cac-giai-phap-giam-thieu-38891/,
ngày truy cập 8/10/2014.
[3] Vietnamplus, 2014, Quản lý rác thải y tế - trách nhiệm thuộc về ai?, <online>
/>ai/260048.vnp, ngày truy cập 9/10/2014.
[4] An ninh Thủ đô, 2007, Siết chặt việc xử lý rác thải y tế, <online>
ngày truy cập 9/10/2014.
[5] Việt Báo, 2007, Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra chặt việc quản lý rác thải y tế,
<online> />thai-y-te/70096684/248/, ngày truy cập 9/10/2014.