Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Báo cáo thực tập cao su DRC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.22 KB, 41 trang )

Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nhựa - polymer ngày càng thâm nhập và giữ vài trò quan trọng trong
cuộc sống của con người. Loại vật liệu này rất dễ chế tạo, sản xuất và có ứng dụng vô
cùng phong phú, chính vì thế mà chúng có mặt mọi nơi, mọi lúc xung quanh chúng ta.
Từ những vật dụng đơn giản như bàn ghế, bát đĩa, thau chậu, đồ chơi trẻ em,… hay
những thứ như bao bì, bao gói, túi siêu thị,…đến những thứ máy móc phức tạo như
máy vi tính, ti vi, ô tô, tủ lạnh,… hầu hết chúng đều có thành phần cấu tạo (một phần
hoặc toàn bộ) từ nhựa - một loại polymer phổ biến.Vật liệu polymer ngay từ khi mới ra
đời đã chứng tỏ được những tính chất ưu việt của mình so với vật liệu khác như độ bền
dẻo, độ dai, độ đàn hồi, chống ma sát cao, độ bền cơ học khá cao, có tỷ trọng thấp, bền
trong môi trường nóng ẩm khắc nghiệt, bền với các dung môi hữu cơ và độ tương thích
sinh học tốt…Nhờ có nhiều ưu điểm đó nên mức độ tiêu thụ sản phẩm nhựa dẻo ngày
càng tăng lên.
Ở nước ta, mặc dù xuất hiện khá trể nhưng ngành polyme phát triển rất nhanh và
là một trong nhữnh ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta.
Hiện nay, sản phẩm polyme chưa đáp ứng hết được nhu cầu tiêu dùng, nhưng nó
góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành công nghiệp của đất nước.
Để nắm bắt và tìm hiểu thực tế nhằm củng cố và nâng cao và củng cố thêm kiến
thức đã học từ lý thuyết, Trường đã bố trí chúng em đi thực tập tại hai địa điểm:
Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng
Sau đợt thực tập này giúp chúng em có sự định hướng tốt trong học tập và nghiên cứu
cũng như các thao tác vận hành máy móc của công nhân.
Thời gian thực tập có giới hạn, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các thầy cô, cán bộ kỹ
thuật, công nhân nhà máy cùng với sự nổ lực của bản thân đã giúp em hiểu rõ nội dung
của đợt thực tập này. Tuy nhiên, do khả năng còn hạn chế nên còn nhiều thiếu sót,
mong các thầy cô thông cảm và đóng góp những ý kiến quý báu để em rút kinh nghiệm
cho lần thực tập sau.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 1
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng


Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô cùng cán bộ kỹ thuật và công
nhân Nhà máy nhựa và Cao su Đà Nẵng đã giúp đỡ em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt
thực tập này.
Đà Nẵng, tháng 05 năm 2011

PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CAO SU ĐÀ NẴNG
Công ty cổ phần Cao su Đà Nẵng, tên giao dịch DRC (DANANG RUBBER
COMPANY), là công ty trực thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam và là một trong
những công ty cổ phần cao su lớn trong nước. Sản phẩm của công ty đa dạng về chủng
loại, nhiều về số lượng và tốt về chất lượng. Chính vì những yếu tố đó nên sản phẩm
của công ty cổ phần cao su Đà Nẵng đã có mặt cả trong và ngoài nước.
Để việc quản lý các hoạt động sản xuất và công tác phục vụ sản xuất tốt, công ty đã
chia ra 6 xí nghiệp với các nhiệm vụ khác nhau:
* Xí nghiệp săm, lốp ô tô: chuyên sản xuất các loại săm, lốp ô tô.
* Xí nghiệp săm, lốp xe đạp - xe máy: chuyên sản xuất các loại săm, lốp xe đạp -
xe máy.
* Xí nghiệp đắp lốp ô tô: chuyên đắp lại các loại lốp ô tô đã bị mòn sau thời gian
sử dụng.
* Xí nghiệp cán luyện: làm nhiệm vụ luyện cao su ban đầu thành cao su bán
thành phẩm để cung cấp cho các xí nghiệp săm, lốp ô tô; xí nghiệp săm, lốp xe đạp - xe
máy; xí nghiệp đắp lốp ô tô.
* Xí nghiệp cơ khí: nhiệm vụ làm mới và sửa chữa về mặt cơ khí của các thiết bị
trong tất cả các xí nghiệp trong công ty.
* Xí nghiệp năng lượng: làm nhiệm vụ cung cấp năng lượng ở tất cả các dạng
cho tất cả các xí nghiệp của công ty.
Tất cả các xí nghiệp nêu trên mỗi xí nghiệp đều có cơ cấu tổ chức, một chức
năng riêng, nhiệm vụ cụ thể riêng nhưng các chức năng và nhiệm vụ đó có chung mục
đích là tạo ra sản phẩm cho công ty.
Sau thời gian thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm tổ chức quản

lý của nhà máy cũng như vốn kiến thức thực tế bổ sung cho những gì học được ở
trường. Mặc dù vậy, trong bảng báo cáo này, em cũng không tránh được những sai sót.
Chính vì vậy, em kính mong thầy cô hướng dẫn và chỉ bảo thêm để em có thể hoàn
thiện mình hơn. Em chân thành cảm ơn.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 2
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
PHẦN II
Chương I
XÍ NGHIỆP SĂM LỐP XE ĐẠP - XE MÁY
I. GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP XE ĐẠP - XE MÁY
Xí nghiệp Săm, Lốp Xe đạp - Xe máy là một trong những xí nghiệp thành viên của
công ty cao su ĐN, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm cho công ty. Sản phẩm của xí nghiệp
là săm và lốp xe đạp, xe máy các loại, đa dạng về chủng loại và tốt về chất lượng.
Chính vì những yếu tố đó mà sản phẩm của xí nghiệp luôn được người tiêu dùng trong
và ngoài nước đón nhận.
Để sản phẩm có thể chiếm được thị trường thì phải có chất lượng tốt. Muốn có được
chất lượng sản phẩm tốt là nhờ có điều kiện sản xuất tốt, cụ thể là các dây chuyền sản
xuất hiện đại và công nghệ cao. Từ đó, sản phẩm của xí nghiệp được tạo ra sẽ đáp ứng
nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng.
II. THIẾT BỊ VÀ CHỨC NĂNG CỦA TỪNG THIẾT BỊ
1. Thiết bị ở nhà lốp
1.1. Máy luyện
Trong xí nghiệp có nhiều chủng loại máy luyện với nhiệm vụ chung là luyện cao
su bán thành phẩm để cung cấp cho quá trình sản xuất săm-lốp xe đạp, xe máy.
- Máy luyện Trung Quốc Ф 450: có 2 máy (XLH-01, 02), mỗi máy dùng động
cơ 3 pha có công suất P = 5,5KW, chạy với tốc độ N = 980 vòng/phút. Máy luyện 450
có nhiệm vụ luyện su bán thành phẩm cung cấp cho máy cán hình xe máy và ép đùn
mặt lốp xe máy.
- Máy luyện Ф 300: có 3 máy, dùng động cơ điện 3 pha, máy XLH-07 có công
suất P = 30 kw, chạy với tốc độ N = 1455 vòng/phút; máy XLH-09 có công suất P =

22KW, có tốc độ N = 1464 vòng/phút. Trong đó, 2 máy có nhiệm vụ luyện su bán
thành phẩm cung cấp cho máy cán hình màu (nhà lốp) và 1 máy có nhiệm vụ luyện su
bán thành phẩm cung cấp cho máy ép đùn săm xe đạp (nhà săm).
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 3
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
- Máy luyện Campuchia Ф 250: có 1 máy, dùng động cơ điện 3 pha công suất
P = 8,5kw, chạy với tốc độ N = 970 vòng/ phút. Máy này có nhiệm vụ chủ yếu luyện su
bán thành phẩm màu cung cấp cho máy cán hình màu.
- Máy luyện Ф 345: có 3 máy, dùng động cơ điện 3 pha công suất P = 45kw,
chạy với tốc độ N = 1400 vòng/ phút. Máy này có nhiệm vụ chủ yếu luyện su bán thành
phẩm cung cấp cho máy ép đùn săm xe đạp (nhà săm).
- Máy luyện Ф 400: có 1 máy, dùng động cơ điện 3 pha công suất P = 25kw,
chạy với tốc độ N = 1400 vòng/ phút. Máy này có nhiệm vụ chủ yếu luyện su bán thành
phẩm cung cấp cho máy ép đùn săm xe máy (nhà săm).
- Máy luyện Ф560: có 2 máy, dùng động cơ điện 3 pha công suất P = 60kw,
chạy với tốc độ N = 980 vòng/ phút. Máy này có nhiệm vụ chủ yếu luyện su bán thành
phẩm cung cấp cho máy cán tráng (nhà lốp).
1.2. Máy cán tráng
Có 1 máy, làm nhiệm vụ cán su sau khi luyện lên vải để cung cấp cho 3 máy cắt
vải (XCV-01, XCV - 02, XCV - 03) và máy xé vải phin.
Máy cán tráng dùng 2 động cơ:
+ Động cơ chính công suất P = 40kw, chạy với tốc độ N = 1400 vòng/phút.
+ Động cơ quay cự ly công suất P =1,5kw, chạy với tốc độ N = 1440 vòng/phút.
1.3. Máy xé vải phin (XXP-01)
Động cơ chính có công suất P = 1.1kw. Máy có nhiệm vụ xé vải đã qua cán
tráng cung cấp cho bộ phận bọc vải phin lốp xe đạp và bọc nối tanh hon đa, tanh bagác.
1.4. Hệ thống tanh xe máy
Có nhiệm vụ tạo ra tanh xe máy cung cấp cho máy thành hình xe máy. Máy
dùng 3 động cơ:
* Động cơ cắt tanh: công suất P = 1,5kw

* Động cơ đùn tanh: công suất P = 7,5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút.
* Động cơ kéo trống: công suất P = 4,5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút.
1.5. Hệ thống tanh xe đạp leo núi
Có nhiệm vụ tạo ra tanh xe đạp leo núi cung cấp cho máy thành hình xe đạp leo
núi. Máy dùng 3 động cơ:
* Động cơ cắt tanh: công suất P = 2,2kw, tốc độ N = 1400 vòng/phút.
* Động cơ đùn tanh: công suất P = 5,5kw, tốc độ N = 1740 vòng/phút.
* Động cơ kéo trống: công suất P = 3,7kw, tốc độ N = 1730 vòng/phút.
1.6. Hệ thống tanh xe đạp
Gồm các bộ phận: cắt tanh, uốn tanh, hàn tanh và ủ tanh. Hệ thống tanh xe đạp
có nhiệm vụ cung cấp tanh cho bộ phận thành hình lốp xe đạp. Trong đó, bộ phận uốn
tanh dùng động cơ công suất P = 1,5kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút. Bộ phận
hàn tanh, ủ tanh dùng biến thế hàn. Ngoài ra, bộ ly hợp của động cơ đùn tanh và động
cơ quay trống có công suất P = 2W, Ura = 35V, tốc độ N = 1800 vòng/phút.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 4
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
1.7. Máy cắt vải (XCV - 01, 02, 03)
Mỗi máy dùng 3 động cơ điện có công suất khác nhau với các nhiệm vụ khác
nhau cụ thể:
+ Động cơ chính: công suất P = 1.5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút.
+ Động cơ dao: công suất P = 0.75kw, tốc độ N = 2850 vòng/phút. Động cơ có
nhiệm vụ quay dao, hành trình của xe dao sử dụng khí nén và được giới hạn bằng hai
sensor tác động theo khoảng cánh, việc nâng, hạ dao nhờ vào ben sử dụng khí nén.
+ Động cơ phụ: công suất P = 3kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút.
Trong 2 máy cắt vải thì máy XCV - 02,03 có nhiệm vụ cắt vải sau khi được qua cán
tráng để cung cấp vải mành xe đạp cho bộ phận thành hình lốp xe đạp, vải mành này
được dùng làm mặt trong của lốp xe đạp, xe đạp leo núi. Máy XCV - 01 có chủ yếu có
nhiệm vụ cắt vải sau khi qua cán tráng để cung cấp vải mành xe máy cho bộ phận thành
hình lốp xe máy.
1.8. Máy đùn mặt lốp xe máy (XEĐ-01)

Su bán thành phẩm sau khi luyện được đưa qua máy đùn mặt lốp tạo ra mặt lốp
của lốp xe máy để cung cấp cho bộ phận thành hình lốp xe máy. Ép đùn xe máy sủ
dụng 2 động cơ 3, gồm:
+ Động cơ chính: công suất P = 75kw, tốc độ N =1450 vòng/phút. Động cơ
chính làm nhiệm vụ qua đầu đùn và tốc độ có thể thay đổi được nhờ vào bộ phận dùng
thay đổi tốc độ động cơ.
+ Động cơ băng tải: công suất P = 1.5 kw, tốc độ N =1450 vòng/phút. Động cơ
làm nhiệm vụ quay hệ thống băng tải, để đưa mặt lốp sau khi đùn qua hệ thống làm mát
băng nước, làm khô nước và cắt thành những đoạn có chiều dài bằng chu vi của lốp.
1.9. Máy ép đùn mặt lốp 2 màu
Su bán thành phẩm sau khi luyện được đưa qua máy ép đùn mặt lốp 2 màu tạo ra
mặt lốp của lốp xe đạp để cung cấp cho bộ phận thành hình lốp xe đạp. Máy này sử
dụng 3 động cơ 3, gồm:
+ Động cơ chính: có công suất P = 55 kw, tốc độ N = 980 vòng/phút có nhiệm
vụ đùn su đen.
+ Động cơ quay bánh răng: có công suất P = 22kw, tốc độ N = 970 vòng/phút.
Nhiệm vụ đùn su màu.
Hai động cơ trên làm nhiệm vụ quay 2 đầu đùn và tốc độ có thể thay đổi được nhờ vào
bộ phận dùng thay đổi tốc độ động cơ
+ Động cơ bơm dầu: công suất P = 0,75W, tốc độ N = 910 vòng/phút. Động cơ
làm nhiệm vụ bơm dầu cho hệ thống đùn mặt lốp 2 màu.
1.10. Một số máy thành hình
1.10.1. Máy cán mặt lốp 5 trục (XCL - 01):
Có nhiệm vụ cán su bán thành phẩm sau khi đã được nhiệt luyện thành hình
dạng ban đầu của mặt ngoài của lốp xe đạp. Su sau khi cán đưa qua băng tải để làm mát
và đưa đến bộ phận quấn mặt lốp lên lốp xe đạp đã được thành hình. Máy cán mặt lốp 5
trục sử dụng 2 động cơ điện 3 pha:
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 5
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
+ Động cơ chính: công suất P = 7,5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút. Động cơ

chính có nhiệm vụ tạo chuyển động quay cho các trục cán để thực hiện quá trình cán,
chuyển động của động cơ được truyền cho các trục thông qua hộp giảm tốc.
+ Động cơ băng tải: có nhiệm vụ truyền chuyển động cho băng tải để băng tải
thực hiện công việc chuyển su sau khi ra khỏi hệ thống làm mát đến bộ phận quấn mặt
lốp xe đạp. Công suất của động cơ P = 2 kw.
1.10.2. Máy cán hình (XCL - 03)
Máy có 4 trục chuyển động nhờ động cơ chính có công suất P = 7.5kw, tốc độ
động cơ N = 1450 vòng/phút, thông qua hộp giảm tốc. Máy có nhiệm vụ cán su bán
thành phẩm sau khi luyện để tạo ra mặt lốp xe leo núi cung cấp cho các máy thành hình
lốp xe leo núi.
1.10.3. Máy cán mặt lốp màu (XCL )
Máy cũng cấu tạo gồm 4 trục cán chuyển động nhờ vào động cơ có công suất
P =11kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút. Nhiệm vụ cung cấp su có hình dạng mặt
ngoài của lốp cho bộ phận quấn mặt lốp tạo ra hình dáng ban đầu cho chiếc lốp xe đạp.
1.10.4 Máy cán hình mới (XCL – 04)
Có cùng nhiệm vụ như máy cán hình 5 trục. Máy sử dụng động cơ có công suất
P = 22kw, tốc độ N = 1760 vòng/phút.
1.10.5 Máy thành hình lốp xe máy (XTM-01, 02, 03, 04)
Có nhiệm vụ sử dụng tanh xe máy từ hệ thống tanh xe máy, vải mành xe máy
được cắt từ máy cắt vải và su sau khi qua hệ thống cán mặt lốp sẽ tạo thành hình dạng
của chiếc lốp xe máy cung cấp cho bộ phận lưu hoá. Mỗi máy sử dụng 3 động cơ:
+ Động cơ chính: công suất P =2,2kw làm nhiệm vụ quay trống.
+ Động cơ cấp vải: công suất P = 0,75 kw, làm nhiệm vụ cấp vải cho thành hình.
Riêng XTM-04 dùng động cơ công suất P = 0,75kw, tốc độ động cơ N = 1450
vòng/phút, XTM-02 dùng động cơ công suất P = 0,37kw, tốc độ động cơ N = 1390
vòng/phút
+ Động cơ cà lốp: công suất P = 0.75kw làm nhiệm vụ cà mặt lốp.
Hoạt động của máy thành hình xe máy ngoài động cơ còn sử dụng hệ thống van khí nén
cho các việc như bung trống, hạ trống; gấp vải; nâng, hạ cơ cấu cà lốp; nâng, hạ cơ cấu
dẫn hướng cho vòng tanh. Máy thành hình hoạt động có hai chế độ tay, tự động. Ở chế

độ tay, tất cả các hoạt động của máy được thực hiện thông qua các công tắc và nút ấn,
còn ở chế độ tự động thì các hoạt động của máy được điều khiển bằng bộ điều khiển lập
trình PLC (các máy dùng bộ điều khiển lập trình họ FXn của hãng Mitsubishi).
1.10.6. Máy thành hình lốp bagác min (XTĐ-05)
Có nhiệm vụ thành hình nên lốp xe bagác để cung cấp cho bộ phận lưu hóa.
Dùng 3 động cơ, động cơ chính có công suất P = 1,4kw, tốc độ động cơ N = 1450
vòng/phút
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 6
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
1.10.7. Máy thành hình lốp xe đạp
Gồm có 7 máy, có nhiệm vụ sử dụng tanh xe đạp do bộ phận làm tanh xe đạp
cung cấp cùng với vải mành xe đạp do máy cắt vải cung cấp để thành hình chiếc lốp xe
đạp sau đó quấn su và chuyển sang bộ phận lưu hoá. Mỗi máy thành hình lốp xe đạp sử
dụng 2 động cơ:
+ Động cơ chính: công suất P = 0.75 kw, có nhiệm vụ quay trống cùng với hệ
thống đặt vòng tanh, gấp vải được điều khiển bằng hệ thống van khí nén để thực hiện
công việc thành hình nên lốp xe đạp.
+ Động cơ cấp vải: có công suất P = 0.75kw, chạy tốc độ N = 1450 vòng/phút
+ Động cơ có nhiệm vụ cung cấp vải trong quá thành hình lốp xe đạp. Động cơ
được điều khiển chạy nhờ tín hiệu từ BK hay sensor.
Giống như máy thành hình xe máy, hoạt động của máy thành hình lốp xe đạp
cũng có hai chế độ tay, tự động và cũng được điều khiển bằng bộ điều khiển lập trình
khác với thành hình xe máy ở thành hình xe đạp không có bộ phận cà lốp.
1.10.8. Máy thành hình lốp leo núi
Gồm có 8 máy, có nhiệm vụ dùng tanh, vải mành, su đã qua cán mặt lốp để tạo
nên hình dạng của chiếc lốp leo núi cung cấp cho bộ phận lưu hoá. Mỗi máy có 3 động
cơ công suất P=1,5kw, trong đó một động cơ làm nhiệm vụ quay trống thành hình, 2
động cơ làm nhiệm vụ cấp vải. Riêng XTĐ-16, động cơ cấp vải có công suất P =
0,37kw, tốc độ N = 1390 vòng/phút. Hoạt động của máy có hai chế độ tay, tự động. Ở
chế độ tay dược diều khiển bằng các nút ấn và công tắt, ở chế độ tự động hoạt động của

máy được điều khiển bằng bộ điều khiển lập trình loại SEPLC.
1.11.1. Máy lưu hoá
a) Máy lưu hoá lốp xe xuất khẩu
Gồm có 9 máy, chia làm hai cụm, cụm thứ nhất gồm có 5 máy dùng động cơ
công suất P =11 kw, chạy với tốc độ N=1450 vòng/phút, động cơ có nhiệm vụ bơm
cung cấp dầu cho việc ép khuôn trong qua trình lưu hoá. Cụm thứ 2 có 4 máy dùng
động cơ bơm dầu có công suất P = 7,5kw, chạy tốc độ N = 1750 vòng/phút.
b) Máy lưu hoá lốp xe máy
Gồm 11 máy chia làm việc với 2 cụm thuỷ lực. Mỗi cụm dùng động cơ bơm dầu
có công suất P = 4,5kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút. Trong đó, các máy XLL-50, 51, 52
mới đưa vào hoạt động sử dụng động cơ có công suất P = 15kw, tốc độ N = 965
vòng/phút.
c) Máy lưu hoá lốp xe đạp
Có 21 máy chia ra làm 10 cụm thuỷ lực, mỗi cụm thuỷ lực dùng 1 động cơ bơm
dầu có công suất P = 4,5 kw, chạy với tốc độ N =1450 vòng/phút.
1.11.2. Máy lưu hóa chân van
Sử dụng động cơ bơm dầu có công suất P = 4,5kw, chạy với tốc độ N =1450
vòng/phút. Nhiệm vụ là cung cấp chân van cho bộ phận săm xe máy.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 7
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
1.11.3. Máy lưu hóa cốt hơi
Có 5 máy, 3 máy đặt tại xí nghiệp XĐ-XM sử động cơ bơm dầu có công suất
P =4,5kw, chạy với tốc độ N =1450 vòng/phút và 2 máy đặt tại xí nghiệp ô tô. Nhiệm
vụ là cung cấp cốt hơi cho bộ phạn lưu hóa lốp các loại.
1.11.4. Máy nén cao áp
Có 2 máy, mỗi máy dùng động cơ có công suất P = 5.5kw, chạy với tốc độ
N =855 vòng/phút. Hai máy nén cao áp có nhiệm vụ cung cấp khí nén cho các máy lưu
hoá, máy cà lốp. Trong quá trình lưu hoá khí nén được đưa vào để cùng với khuôn tạo
nên hoa lốp.
Ngoài ra còn có 3 máy nén puma mỗi máy sử dụng một động cơ có công suất

P = 7,5kw, chạy với tốc độ N = 1450 vòng/phút. Hiện 3 máy đang làm việc ở 3 khu
vực: một ở khu vực làm tanh, cắt vải; 1 máy ở khu vực thành hình lốp xe đạp, xe máy;
một ở khu vực thành hình lốp leo núi. Trong nhà lốp của xí nghiệp còn sử dụng 3 máy
nén nhỏ, mỗi máy dùng mọt động cơ có công suất P = 2,2kw, chạy với tốc độ N = 1430
vòng/phút.
2. Thiết bị ở nhà săm
2.1. Máy luyện Trung Quốc Ф 400
- Động cơ chính có công suất P = 45kw, chạy với tốc độ N = 980vòng/phút.
Làm nhiệm vụ quay 2 trục luyện.
- Động cơ bơm dầu có công suất P = 0.25kw, chạy với tốc độ N = 1450
vòng/phút.
Máy luyện Trung Quốc Ф400 có nhiệm vụ luyện su sau khi luyện lọc để cung
cấp cho 2 máy: đùn săm xe đạp và đùn săm xe máy.
2.2. Máy luyện Ф345
Có 3 máy làm nhiệm vụ luyện và cung cấp su cho 2 máy đùn săm xe đạp, xe
máy thông qua hệ thống băng chuyền. Trong đó có 2 máy tham gia trực tiếp cung cấp
su cho 2 máy đùn săm, máy thứ 3 làm nhiệm vụ luyên su cung cấp cho máy luyện lọc.
Mỗi máy sử dụng 2 động cơ: động cơ chính và động cơ phanh. Động cơ chính có công
suất P = 45kw, tốc độ N = 1450 vòng/phút.
2.3. Máy luyện lọc Ф135
Hai máy, có nhiệm vụ lọc su để cung cấp cho các máy luyện
2.4. Máy đùn săm xe máy
Gồm 2 động cơ, động cơ chính làm nhiệm vụ quay trục của đầu đùn, có công
suất P = 37kw, tốc độ N = 1760 vòng/phút và động cơ băng tải có nhiệm vụ quay băng
tải để đưa săm sau khi ra khỏi đầu đùn qua hệ thống làm mát, sấy khô, thổi bột và cắt
săm thành từng đoạn có chiều dài bằng chu vi của săm có công suất P = 0,75kw, tốc độ
N = 3420.
Ngoài ra, còn có các động cơ:
- Động cơ dùng phùn bột cho mặt trong của lốp có công suất P = 0,18kw,
tốc độ N = 1650 vòng/phút.

SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 8
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
- Động cơ bơm chân không cho hệ thống dán chân van có công suất
P = 2,2kw, tốc độ N = 1730 vòng/phút.
- Động cơ dùng cho băng tải sau khi đã qua cắt và dán chân van có công
suất P = 3,7kw, tốc độ N = 1730 vòng/phút.
- 2 động cơ thổi khô săm:
+ Công suất P = 0,75kw, tốc độ N = 2850 vòng/phút.
+ Tốc độ N = 2850 vòng/phút
Săm được cắt bằng dao cắt làm việc tự động điều khiển dao cắt nhờ vào sensor,
dao cắt có nhiệt độ khoảng 180
0
C được nung với điện áp 200 - 220V từ biến áp từ ngẫu
bên ngoài
2.5 Máy đùn săm xe đạp
Động cơ đùn có công suất P = 30 kw, tốc độ động cơ N = 1450 vòng/phút có
nhiệm vụ nhận su từ máy luyện Ф345 thông qua hệ thống băng tải để đùn ra săm, săm
sau khi ra khỏi đầu đùn được đưa vào ống nhôm và cắt thành từng đoạn có chiều dài
bằng chu vi của săm rồi đưa qua hệ thống làm mát sau khi ra khỏi hệ thống làm mát
săm được đưa qua máy vuốt săm.
2.6 Máy vuốt săm
Động cơ có công suất P = 3HP chạy tốc độ 1450 vòng/phút. Làm nhiệm vụ làm
sạch săm sau khi đùn để cho vào lưu hoá.
2.7. Thùng lưu hoá săm xe đạp
Có nhiệm vụ lưu hoá săm sau khi đã được vuốt.
2.8. Máy rút lõi săm
Có 2 máy, một máy có công suất P = 4HP, một máy có công suất P = 3HP và
đều chạy với tốc độ N = 1450 vòng/phút săm sau khi lưu hoá được đưa qua bộ phận rút
lõi để lấy săm ra khỏi lõi.
2.9. Máy đột lỗ chân van

Làm nhiệm vụ đột lỗ chân van của săm xe đạp.
2.10. Máy mài đầu săm
Làm nhiệm vụ mài hai đầu của săm để nối săm thành săm hoàn chỉnh
2.11. Máy hút chân không
Gồm có 6 máy hút chân không săm xe đạp và 2 máy hút chân không săm xe
máy, có nhiệm vụ hút chân không cho săm, chân không được tạo ra nhờ một động cơ
bơm nước tuần hoàn.Việc hút được điều khiển bằng hệ thống van điện từ.
2.12. Máy đóng dấu
Có 2 máy, làm nhiệm vụ đóng dấu cho săm xe đạp, hoạt động của máy do 1 một
ben khí nén cùng với van điện từ khí nén điều khiển.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 9
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
2.13. Máy lưu hoá săm xe máy
Gồm 20 máy, mỗi máy gồm có 2 ben: một ben làm nhiệm vụ nâng hạ khuông,
một ben làm nhiệm vụ khoá khuông. Hệ thống van điện từ khí nén điều khiển hoạt
động của 2 ben cùng 1 van màng để cung cấp nhiệt cho quá trình lưu hoá, tín hiệu để
điều khiển cho các van điện từ lấy từ hai BK: BK nâng hạ khuông, BK khoá khuông và
được xử lý qua thiết bị đếm thời gian số (Logo).
Ngoài ra để cung cấp khí nén cho các thiết bị dùng khí nén của nhà săm, ở nhà
săm còn sử dụng 2 máy nén puma mỗi máy dùng một động cơ 3 pha có công suất
P =7.5kw, chạy với tốc độ N = 1450 vòng/phút cùng với 4 máy nén nhỏ (pony) mỗi
máy sử dụng một động cơ điện 3 pha có công suất P = 2,2kw, chạy với tốc độ N =1430
vòng/ phút.
2.14. Máy lưu hoá săm 4 tầng xe máy
Sử dụng động cơ có công suất P = 5,5kw, chạy với tốc độ N = 945 vòng/ phút.
Có nhiệm vụ bơm dầu áp lực để nâng, ép khuôn trong quá trình lưu hóa.
III. BẢO DƯỠNG THIẾT BỊ
1. Bảo dưỡng máy cắt vải (XCV - 01, 02)
- Châm thêm dầu vào hộp tốc độ (6 tháng 1 lần)
- Bôi trơn dây dẫn hướng, xi lanh, dao cắt (mỗi ca)

- Kiểm tra siết lại toàn bộ các bu lông ghép khung máy, bu lông ghép gối đỡ
(hàng tháng).
- Vô mỡ các gối đỡ, gối đỡ vải (hàng tuần).
- Thay các tấm bố thắng gối đỡ vải (6 tháng).
- Vệ sinh các bộ lọc tách khí nén (hàng tháng).
- Châm thêm dầu vào bộ lọc khí nén (mỗi ca) .
- Kiểm tra toàn bộ cơ cấu an toàn (mỗi ca).
2. Bão dưỡng máy luyện Trung Quốc Ф 250
- Cho mỡ vào ụ cấp mỡ (mỗi ca).
- Vô mỡ bánh răng gối trục (hàng tuần).
- Hộp giảm tốc: - Kiểm tra châm dầu (hàng tuần).
- Vệ sinh thay dầu mới (hàng năm).
- Kiểm tra siết các bu lông đai ốc lắp ghép (hàng tháng).
- Vệ sinh tủ điện, hộp đấu dây, vô mỡ động cơ (hàng tháng).
3. Bão dưỡng máy luyện Trung Quốc Ф 450
- Kiểm tra châm thêm dầu bôi trơn gối trục (hàng tuần).
- Kiểm tra châm thêm dầu 2 bộ bánh răng (hàng tuần).
- Hộp giảm tốc: - Kiểm tra châm thêm dầu (hàng tuần).
- Vệ sinh thay dầu mới (hành năm).
- Kiểm tra siết chặt các bu lông đai ốc (hàng tháng).
- Vệ sinh tủ điện hộp đấu dây (hàng tháng).
- Kiểm tra vô mỡ động cơ (6 tháng lần).
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 10
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
4. Bảo dưỡng máy luyện răng Ф 560
- Vệ sinh tủ điện hộp đấu dây (hàng tháng).
- Kiểm tra siết chặt các bu lông đai ốc lắp ghép (hàng tháng).
- Kiểm tra vệ sinh đường mỡ bôi trơn gối trục (hàng tháng).
- Kiểm tra vô mỡ các cặp bánh răng, gối, vòng bi (hàng tuần).
- Kiểm tra châm dầu bộ phanh an toàn (hang tuần).

- Kiểm tra vô mỡ động cơ (6 tháng).
- Hộp giảm tốc: - Châm thêm dầu EP140 (hàng tuần).
- Thay dầu mới EP140 (hàng năm).
5. Bảo dưỡng máy cán mặt lốp 2màu :
- Vô mỡ gối trục (hàng ngày).
- Vô mỡ bánh răng (hàng tuần).
- Hộp giảm tốc: - Châm thêm dầu (hàng tuần).
- Thay dầu mới (hàng năm ).
- Siết các bu lông đai ốc lắp ghép (hàng tháng).
- Vệ sinh tủ điệm hộp đấu dây (hàng tháng).
6. Bảo dưỡng máy thành hình lốp xe máy
- Kiểm tra bộ lọc khí nén, xả nước, châm dầu (hàng tuần).
- Kiểm tra cơ cấu khí, các bu lông gá trống thành hình (hàng tháng).
- Kiểm tra dầu hộp giảm tốc, vô mỡ động cơ và các vị trí có vú bơm mỡ (6tháng
lần).
7. Bảo dưỡng máy thành hình lốp xe đạp
- Kiểm tra các bộ lọc khí nén, xả nước, châm dầu (mỗi tuần).
- Kiểm tra các cơ cấu khí, các bu lông gá trống thành hình (hàng tháng).
- Kiểm tra hộp giảm tốc, vô mỡ động cơ và các vị trí có vú bơm mỡ (6 tháng
lần).
- Vệ sinh tủ điện hộp đấu dây (hàng tháng).
- Kiểm tra siết chặt các bu lông đai ốc lắp ghép (hàng năm).
8. Bảo dưỡng máy thành hình lốp leo núi
- Kiểm tra các nút an toàn, nút dừng sụ cố (mỗi ca).
- Bơm dầu, mỡ vào các gối và các bộ phận trượt (hàng tuần).
- Kiểm tra bảo dưỡng đồng hồ chỉ thị áp lực khí nén, dầu (6 tháng lần).
- Kiểm tra siết chặt toàn bộ bu lông lắp ghép, bu lông móng (6 tháng lần).
- Kiểm tra vệ sinh đường ống nén của máy (6 thang lần).
- Thay dầu hộ giảm tốc của máy (3000 giờ lần).
9. Bảo dưỡng máy lưu hoá lốp xe đạp, xe máy

- Kiểm tra châm thêm dầu thuỷ lực (hàng tuần).
- Vệ sinh thay dầu thuỷ lực (hàng năm).
- Kiểm tra siết chặt các bu lông lắp ghép, treo khuôn (hàng tháng).
- Vệ sinh động cơ tủ điện hộp đấu dây, kiểm tra dây mát (hàng tháng).
- Vô mỡ bi động cơ (6 tháng lần).
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 11
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
10. Bảo dưỡng máy ép lưu hoá 2x400x600
- Kiểm tra siết chặt các bu lông đai ốc lắp ghép (hàng tháng).
- Kiểm tra vệ sinh hệ thống trạm dầu thuỷ lực (hàng tuần).
- Vệ sinh, thay dầu thuỷ lực (12 hàng lần).
- Vệ sinh tủ điện hộp đấu dây (hàng tháng).
11. Bảo dưỡng máy nén các loại
- Kéo xã thử van an toàn (hàng tháng).
- Canh chỉnh đồng hồ áp lực (6 tháng lần).
- Canh chỉnh độ căng dây đai (3 tháng lần).
- Thay dầu bôi trơn máy (6 tháng).
12. Bảo dưỡng máy cán tráng 3 trục
- Châm thêm dầu bôi trơn (mỗi ca).
- Hộp giảm tốc: - Kiểm tra châm dầu (hàng tuần).
- Kiểm tra thay dầu mới (hàng năm).
- Kiểm tra siết chặt các bu lông, đai ốc lắp ghép (hàng tháng).
- Vệ sinh tủ điện hộp đấu dây, động cơ (hàng tháng).
- Vệ sinh vô mỡ bi động cơ (hàng tháng).
13. Bảo dưỡng hệ thống đùn săm xe máy
- Kiểm tra cơ cấu an toàn (mỗi ca).
- Châm thêm dầu vào các hộp giảm tốc (hàng tháng).
- Kiểm tra thay dầu hộp giảm tốc (hàng năm).
- Kiểm tra bảo dưỡng, vệ sinh các đường ống nhiệt, nước làm mát, khoang làm
mát (3 tháng lần).

- Kiểm tra hệ thống điện, động cơ điện (3 tháng lần).
14. Bảo dưỡng máy luyện Trung Quốc Ф 400
- Vệ sinh tủ điện, hộp đấu dây động cơ (hàng tháng).
- Kiểm tra siết chặt các bu lông, đai ốc lắp ghép (hàng tháng).
- Kiểm tra châm thêm dầu bôi trơn gối trục (hàng tháng).
- Kiểm tra vô mỡ các vòng bi (hàng tuần).
- Kiểm tra châm thêm dầu phanh an toàn (hàng tuần).
- Hộp giảm tốc: - Kiểm tra châm dầu (hàng tuần).
- Kiểm tra thay dầu mới (hàng năm).
15. Bảo dưỡng máy luyện Ф 345
- Kiểm tra châm thêm dầu bôi trơn gối trục (hàng tuần).
- Kiểm tra châm thêm dầu 2 bộ bánh răng (hàng tuần).
- Hộp giảm tốc: - Kiểm tra châm thêm dầu (hàng tuần).
- Vệ sinh thay dầu mới (hành năm).
- Kiểm tra siết chặt các bu lông đai ốc (hàng tháng).
- Vệ sinh tủ điện hộp đấu dây (hàng tháng).
- Kiểm tra vô mỡ động cơ (6 tháng lần).
16. Bảo dưỡng thùng lưu hoá săm xe đạp
- Kiểm tra chống xì thùng lưu hoá (hàng tháng).
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 12
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
- Vệ sinh trong và ngoài thùng lưu hoá (hàng tuần).
- Kiểm tra dây nối đất an toàn (hàng ngày).
17.Bảo dưỡng máy cắt nối đầu săm TXS - LNJ - 360
- Bôi tơn các cơ cấu trục (mỗi ca).
- Vệ sinh dầu thuỷ lực (hàng năm).
- Kiểm tra thay thế các van tiết lưu, van giảm áp (6 tháng).
- Kiểm tra bảo dưỡng các van an toàn (6 tháng).
- Kiểm tra các cơ cấu an toàn (hàng năm).
18.Bảo dưỡng máy lưu hoá săm xe máy

- Châm dầu HLP 32 vào khe trượt pittong dưới (hàng tuần).
- Bơm mỡ vào những vị trí có lỗ bơm mỡ (hàng tháng).
- Châm dầu HLP 32 và xả nước các bộ lọc khí nén (hàng tuần).
- Kiểm tra cơ cấu an toàn (hàng tháng).
IV. SỰ CỐ THIẾT BỊ
Do máy móc thiết của xí nghiệp nhiều, làm việc liên tục 24/24 nên việc xảy ra các
hỏng hóc là không thể tránh khỏi mặt dù đã được kiểm tra bảo dưỡng định kỳ. Thiết bị
của xí nghiệp nhiều về số lượng và chủng loại. Do vậy, sự cố của thiết bị cũng rất đa
dạng. Sự cố được chia ra làm hai dạng chính: sự cố về mặt cơ khí và sự cố về mặt điện.
Về mặt cơ khí do đa số thiết bị làm việc với chuyển động quay nên phải làm việc
trên với hệ thống bi, bạc với cường độ làm việc liên tục thì các thiết bị này bị mài mòn
là không thể tránh khỏi, khi chúng bị mài mòn đến giới hạn không cho phép thì coi như
đã bị hỏng và cần phải thay thế.
Về mặt điện sự cố cũng rất đa dạng ở các máy có thể có những sự cố về mạch
động lực hoặc sự cố xảy ra ở mạch điều khiển. Sự cố ở mạch động lực là những sự cố
xảy ra ở các động cơ, aptômat, khởi động từ. Ở các động cơ do chuyển động của động
cơ là chuyển động quay trên các vòng bi, nên sự cố của động cơ thường bắt nguồn từ sự
cố về cơ khí của các vòng bi, việc mài mòn của các vòng bi quá giới hạn cho phép mà
không được thay các vòng bi thì sẽ dẫn đến hỏng các cuộn dây của động cơ. Ở mạch
điều khiển do thiết bị nhiều về số lượng và đa dạng về chủng loại cho nên sự cố ở mạch
điều khiển cũng rất đa dạng.
Quá trình sản xuất yêu cầu phải có áp lực để cung cấp cho một số thiết bị làm
nhiệm vụ tạo lực để ép. Áp lực có hai loại: áp lực dầu và áp lực khí. Để điều khiển áp
lực có hệ thống van điện từ khí nén, dầu với số lượng nhiều thường và có những sự cố
hỏng pin hút.
Ngoài những sự cố trên còn rất nhiều sự cố khác, nói chung sự cố rất đa dạng nó
phụ thuộc vào từng loại thiết bị nên khó có thể kể hết.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 13
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
Chương II

GIỚI THIỆU DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT
SĂM, LỐP XE ĐẠP - XE MÁY
I. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT LỐP XE MÁY
*Yêu cầu chung
Lốp xe máy dùng cho các loại xe có tốc độ tương đối cao, tải trọng khá lớn. Do đó yêu
cầu kỹ thuật của lốp là không bị đảo trong quá trình sử dụng, lớp chịu mài mòn, va đập,
chịu biến dạng tốt.
1. Quy trình sản xuất
Cao su BTP Vải PA Thép tanh

Nhiệt luyện Cán tráng vải Đánh tanh

Ép đùn mặt lốp Cắt vải Bọc tanh Cao su nhiệt luyện

Thành hình
Lưu hoá
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 14
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng

KCS

Kho
2. Thuyết minh dây chuyền
Quá trình sản xuất lốp xe máy được thực hiện theo trình tự sau: nguyên liệu cung
cấp cho xí nghiệp xe đạp, xe máy là cao su bán thành phẩm do xí nghiệp cán luyện
cung cấp, cao su BTP sau khi về xí nghiệp xe đạp, xe máy đưa qua máy luyện để thực
hiện quá trình nhiệt luyện. Su sau khi nhiệt luyện sẽ được đưa qua một trong hai công
đoạn: qua máy cán tráng vải hoặc qua đùn mặt lốp. Sau khi qua máy cán tráng nhận
được bán thành phẩm vải đã được cán su, vải này sẽ được đưa qua máy cắt vải mành xe
máy để cắt thành những đoạn vải có kích thước của chiếc lốp để sử dụng làm mặt trong

của lốp. Một phần su sau khi nhiệt luyện được đưa qua đùn mặt lốp, sau khi qua khỏi
máy đùn mặt lốp bán thành phẩm sẽ cho những đoạn su có chiều dài bằng chu vi của
chiếc lốp và có hình dạng ban đầu của mặt ngoài chiếc lốp. Ngoài ra để tạo thành chiếc
lốp còn có một thành phần nữa đó là tanh, tanh xe máy được tạo ra từ hệ thống tanh xe
máy. Tanh có nhiệm vụ đảm bảo phần chiệu lực cho viền chiếc lốp khi lắp vào vành khi
sử dụng. Các thành phần: vải mành, su đã được đùn mặt lốp, tanh xe máy sẽ được đưa
qua bộ phận thành hình lốp xe máy, sau khi qua giai đoạn thành hình sẽ nhận được hình
dáng ban đầu của chiếc lốp. Để có được chiếc lốp hoàn chỉnh thì sau khi thành hình sẽ
được đưa qua giai đoạn lưu hoá, ở giai đoạn này có nhiệm vụ làm cho chín su đồng thời
tạo nên nhữnh hoa văn trên chiếc lốp. Lưu hoá là giai đoạn cuối cùng để tạo ra một
chiếc lốp. Để có thể đưa ra thị trường lốp phải được qua bộ phận kiểm tra chất lượng
gọi là KCS để công nhận lốp đạt chất lượng rồi được đưa đi đóng gói cho vào kho.
3. Các công đoạn sản xuất
i. Cán tráng vải
- Vải mành sử dụng cho lốp xe máy là vải polyamid, thường dùng vải có kí hiệu
840D1.
- Cao su bán thành phẩm: T12, T13, T15, T16, T21, P11, P12, P13.
* Yêu cầu kỹ thuật của vải:
+ Tấm dày vải tráng cao su: 0.9 – 1.0 mm
+ Không bị nhăn, gấp, trắng vải
+ Cao su tráng vải không bị tự lưu, bán lưu
+ Phải đảm bảo các yêu cầu về nhiệt độ, trục cán tráng, hệ thống làm mát, bộ
phận cuộn và nhả vải để vải tráng ra có chất lượng tốt.
+ Chú ý độ dẻo cao su đem tráng, trục dãn vải, vận tốc dài của máy để có độ dày
theo yêu cầu.
Sử dụng máy cán 3 trục để cán vải
Thứ tự trục
Tỷ tốc trục ( theo trục trên) Nhiệt độ trục (
0
C )

Tráng vải Xát vải Tráng vải Xát vải
Trục trên 1 1
70 ÷ 80 70 ÷ 80
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 15
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
Trục giữa 1,15 1,15
60 ÷ 70 50 ÷ 60
Trục dưới 1,15 1
50 ÷ 60 70 ÷ 80
- Trục trên và trục dưới quay cùng chiều kim đồng hồ.
- Trục giữa quay ngược chiều kim đồng hồ.
• Tiêu chuẩn kiểm tra
Loại vải 840D1 840D2 Vải phin
Độ dày vải 0,45 ± 0,02 1 ± 0,05 0,25 ± 0,05
ii. Cắt vải
a) Chuẩn bị
- Thiết bị bảo hộ lao động.
- Nguyên vật liệu và dụng cụ công nghệ:
+ Vải mành các loại.
+ Dụng cụ công nghệ: thước lá, cuộn vải, xe để cuộn vải.
- Thiết bị.
b) Thao tác
- Gá cuộn vải mành lên 2 trục nhả vải.
- Dùng tay cầm 2 bên đầu mí vải kéo về phía trước luồn qua các trục lăn và nối 2
đầu vải với nhau cho dính chặt đồng thời quấn vải lót vào trục ( nếu không có
đoạn vải gối đầu thì dùng dây mành luồn qua các trục lăn đưa vải về phía băng
tải để cắt.
- Hiệu chỉnh và đặt các thông số chỉ tiến hành ở chế độ bằng tay và theo tiêu
chuẩn kỹ thuật công đoạn cắt vải mành XD.35.
- Cài đặt mã số ca, mã số máy cắt vải, ngày tháng năm sản xuất, đóng dấu lên vải

cắt ra theo H.XD.21/1.
- Chọn chế độ kiểm tra , vận hành và tiến hành thao tác theo mục trên.
- Vải mành các loại sau khi cắt phải kiểm tra hiện tượng vải bị dập nát, trắng
mành, thưa sợi xử lý tận dụng hoặc tướt bỏ những chỗ hư hỏng nặng.
- Ghép chồng mí vải từ 3-5 sợi mành và cuộn vào lõi sắt cùng với lớp vải lót dùng
để cách ly giữa các lớp vải mành.
- Chuyển cuộn vải cắt xong treo lên xe theo từng quy cách và đặt đúng ví trí ca để
phân biệt.
- Trong quá trình cắt vải theo chế độ tự động nếu gặp trường hợp vải bị hư hỏng
thì phải bấm nút dừng máy để xử lý vải. Nếu muốn chuyển qua hoạt động bằng
tay thì chuyển công tắc Auto/Man sang vị trí Man.
c) Yêu cầu chất lượng
- Cắt đúng độ rộng khổ vải, góc cắt theo tiêu chuẩn kỹ thuật cho từng quy cách
lốp.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 16
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
- Chồng mí tối đa 3-5 sợi, dán không lệch mí.
- Vải cắt phải kiểm tra kỹ và loại bỏ những phần không đạt( dập mành, sưa sợi)
trước khi cuộn vào cuộn.
- Khi có những biến động trong quá trình sản xuất thì dừng ngay và báo cho
trưởng ca, kỹ thuật.
iii. Mặt lốp
Được ép đùn trên máy ép đùn trục vít 115, mỗi quy cách lốp sử dụng một thước
đùn khác nhau .
Kích thước cơ bản của BTP mặt lốp:

Loại BTP mặt lốp a(mm) b(mm) c(mm) H(mm) h(mm)
2,25÷27 gai sợi
2,25÷17gai thường
2,50 ÷ 17

2,75 ÷ 16
3,00 ÷ 18
3,00 ÷ 19
49
50
52
81
83
83
68
70
74
110
120
120
150
150
164
190
190
190
4,9
5,2
5,8
6,5
8,6
8,6
1,9
1,9
1,9

2,1
2,4
2,4
* Yêu cầu kỹ thuật:
- Cao su BTP mặt lốp không bị lẫn tạp chất, không bị xốp, bán lưu, kích thước
phải đồng đều và đạt theo yêu cầu.
- Xếp mặt lốp lên khay sạch, không được để chồng mặt lốp với nhau, sau 4 -6 h
mới được sử dụng để thành hình.
iv. Vòng tanh
a) Chuẩn bị
- Công nhân phải có bảo hộ lao động.
- Cao su gót tanh G21.
- Thép tanh ( đường kính Ф 0,96 mm) và phải phin bọc mối nối.
- Búa , kìm, cờ lê, dao luyện, kéo, giá để tanh, dưỡng kiểm tanh.
- Kiểm tra và vận hành hệ thống ép bọc tanh.
- Kiểm tra và vận hành máy luyện hở cao su.
b) Thao tác
- Bấm nút khởi động đặt cao su đã nhiệt luyện vào phểu.
- Sau khi cao su vừa ra khỏi miệng mẫu, bấm nút khởi động 2 trống kéo tanh, tăng
tốc độ lên từ từ đồng thời cho sợi tnah cuộn 2 vòng qua trống kéo.
- Tiếp tục cho các sợi tanh đi hết các vòng qua 2 lỗ của dàn bù rồi qua bộ phận
đánh tanh.
- Khởi động máy đánh tanh điều chỉnh tốc độ đến mức quy định.
- Chạy thử kiểm tra tiêu chuẩn tanh sau khi đánh cho đạt mới tiến hành đánh tanh.
- Đầu tanh sẽ tự động đưa vào kẹp chặt vào giữa dưỡng tanh. Khi dưỡng tanh
quay đủ số vòng quy định (số vòng trên mỗi sợi) thì tự động ngừng quay, chặt
tanh gấp dưỡng và lấy tanh ra.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 17
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
- Dùng khổ vải phin rộng 20mm đã qua sát cao su và cắt thành từng mảnh dài 60-

80mm bọc chặt, khoảng cách đầu nối tanh sao cho các đầu mí tanh không bị hở
và phải ôm sát vào thân sợi tanh.
Chú ý đối với tanh xe máy thì dùng 2 sợi tanh quấn 3 vòng.
4. Thành hình
Tuần tự theo các bước sau
i. Cắt vải
Theo các thông số sau:
Chỉ tiêu 2,25-17 2,50-17 2,75-16 3.00-18 3,00-19
Góc cắt vải(độ)
Chiều rộng tấm 1
(mm)
Chiều rộng tấm 2
(mm)
Chiều dài vải (mm)
BS trống
47
190
210
1390
150
50
210
230
1390
165
53
240
260
1340
185

50
250
270
1480
195
50
240
260
1580
185
ii. Thành hình
- Dán 2 tấm vải đã cắt vào nhau, cuộn thành ống
- Đưa tanh vào rãnh trống thành hình
- Đưa trống, gấp vải, cà biên vải. Kết thúc bước này dùng xăng công nghệ quét
đều lên thân lốp và để khô mới đắp mặt lốp lên.
Đắp mặt lốp: mặt lốp được canh sao cho tâm mặt lốp trùng với đèn tâm trên trống,
không được quá thụng hoặc quá căng .Mặt lốp ngay tại mối nối phải cắt vát nghiêng
một góc nghiêng 45
0
chồng mé phẳng.
- Cà mặt lốp: mặt lốp đã được cà không được nhăn, gấp. Lấy lốp đã cà ra khỏi
mặt trống, kiểm tra châm bọng khí.
5. Lưu hoá
- Nhiệt độ lưu hoá: 170
0
C
- Áp suất: 13 - 15 kg/cm
2
- Nhiệt lưu hoá: 7 - 8 kg/cm
2

- Thời gian lưu hoá: 15 - 17 phút
- Khí nén: 13 - 15 kg/cm
2
Thao tác:
Kiểm tra lốp thành hình và đóng dấu lưu hoá cá nhân vào lòng lốp.
Cho lốp vào bàn định hình qui định cho từng loại lốp, mở khí nén trong vòng 1
phút với áp lực P = 4 -6 kg/cm
2
Lấy lốp định hình ra và lận cốt hơi vào, đồng thời dùng tay nén cho lốp ôm đều
cốt hơi, không lệch .
Cho lốp đã định hình vào khuôn lưu hoá, sao cho lỗ hộp hơi phải trùng với lỗ
bầu hơi nén trong khuôn.
Bấm nút động cơ đóng máy lên. Khi các khuôn đều đóng hoàn toàn thì mở nén
vào từ từ cho đến khi cực đại, chỉ mở 1 lần.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 18
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
Đúng thời gian lưu hoá qui định, van nén tự động mở và khí nén tự động thoát ra
đến lúc kim đồng hồ áp lực chỉ 0 kg/cm
2
, các khuôn bắt đầu mở ra, chờ đến khi các
khuôn mở ra hoàn toàn dùng cây gỗ bẩy lốp lên để lấy lốp ra khỏi khuôn.
Tháo lốp xe khỏi cốt hơi và cho vào vành ổn định lốp trong 15 phút, áp lực khí
nén P = 2,5 -3 kg/cm
2
Kiểm tra ngoại quan, vệ sinh, cắt bavia lốp sau khi ổn định → KCS→ nhập kho.
II. DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT LỐP XE ĐẠP
Sơ đồ dây chuyền công nghệ:

1.Thuyết minh dây chuyền:
Quá trình sản xuất lốp xe đạp được thực hiện theo trình tự các bước sau su bán

thành phẩm sau khi được chuyển từ xí nghiệp cán luyện về sẽ đưa vào máy luyện để
thực hiện quá trình nhiệt luyện. Bán thành phẩm sau khi được nhiệt luyện được đưa qua
hai bộ phận :
Bộ phận thứ nhất: bộ phận cán mặt lốp thực hiện bằng các máy cán hình, bộ
phận này có nhiệm vụ tạo ra su có hình dáng ban đầu mặt ngoài của lốp.
Bộ phận thứ hai: có nhiệm vụ chính tạo ra vải mành để làm mặt trong của lốp.
Su sau khi nhiệt luyện đưa qua máy cán tráng thực hiện quá trình tráng su lên vải , vải
sau khi qua cán tráng được đưa qua hai bộ phận : bộ phận xé vải phin nhận vải sau khi
cán tráng để thực hiện quá trình xé thành những cuộn vải có kích thước hẹp. Vải này
được dung để quấn vào 2 biên của chiếc lốp. Bộ phận cắt vải nhận vải sau khi được cán
tráng cắt thành những đoạn vải dùng làm mặt trong của lốp.
Tanh xe đạp cũng là một trong những yếu tố đánh giá độ bền của lốp, tanh được
tạo ra từ bộ phận làm tanh xe đạp. Tanh được làm qua các công đoạn: cắt tanh , uốn
tanh, hàn tanh và ủ tanh. Vải cùng với tanh xe đạp đưa qua bộ phận thành hình để tạo ra
hình dáng ban đầu của chiếc lốp bằng các máy thành hình. Sau khi ra khỏi máy thành
hình, hình dáng của lốp chỉ có vải và tanh sẽ được đưa qua bộ phận quấn vải, quấn vải
có nhiệm vụ làm tăng độ bền cho biên của lốp. Sau khi quấn vải chuyển sang bộ phận
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 19
Cán tráng
Hoá chất
Cao su
Vải PA
Cán tráng
Xé vải
Sàng,sấy Sơ luyện
Cán hình
Cân đong Luyện
Thành hình
Bọc chân tanh
Đắp mặt lốp

Thành
hình
Lưu
hoá
KCS
Kho
Vải phin
Cắt vải
Tanh
Hàn
Cắt
Kiểm tra
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
đắp su, bộ phận này có nhiệm vụ đắp su sau khi qua máy cán hình để làm mặt ngoài của
lốp, bộ phân lưu hoá thực hiện công đoạn cuối cùng để tạo nên chiếc lốp hoàn chỉnh.
2. Gia công nguyên vật liệu bán thành phẩm
2.1. Mặt lốp xe đạp
Bán thành phẩm cao su hỗn luyện mặt lốp xe đạp qua kiểm tra nhanh được đem
nhiệt luyện và đem vào máy cán hình để cán ra bán thành phẩm mặt lốp xe đạp có kích
thước
a (mm) = 28
±
1
b (mm) = 41
±
1
c (mm) = 104
±
1
h (mm) = 1.05

±
0.05
H = 3.2
±
0.05
Chiều dài mặt lốp xe đạp = 1860
±
10 mm
Vận hành máy cán hình 3 trục
- Khởi động động cơ vô ra cự ly, điều chỉnh các cự ly vào đạt khe hở đồng đều
- Cung cấp nhiệt cho các trục cần thiết.
Khởi động động cơ chính, cấp cao su đã nhiệt luyện vào máy không quá 10 kg,
cho cao su đi đúng quy trình và cẩn thận khi tay đang thao tác ở vùng nguy hiểm của
các trục cán nhất là khi có đeo găng tay.
- Khi ấn nút khởi động các động cơ phải báo hiệu cho người bên kia được biết.
- Điều chỉnh lại khe hở giữa các trục để đạt độ dày của bán thành phẩm.
- Hạ giàn dao cắt, điều chỉnh dao cắt theo yêu cầu bề rộng bán thành phẩm.
- Khi máy đang xuất BTP, điều chỉnh khe hở vào của cao su và lấy hết cao su
nằm giữa các khe trục của động cơ khi máy hoạt động trở lại.
- Thường xuyên theo dõi sự hoạt động của máy và dừng máy ngay khi có sự cố
báo ngay cho người quản lý trưởng ca để sữa chữa kịp thời.
* Yêu cầu kỹ thuật
- Bán thành phẩm phải láng mặt, không có tạp chất, không có bột khí.
- Kích thước đúng tiêu chuẩn kỹ thuật
- Biên không xơ rách.
- Tính chất cơ lý đảm bảo theo TCVN 1597-86.
2.2 Vải mành
Cao su dùng để tráng vải mành.
Tráng một mặt, tầm dày vải sau khi tráng 0,5 – 0,55mm.
Thiết bị: máy cán 3 trục

- Gia nhiệt máy cán tráng, trục sấy khoảng 15÷20 phút
- Điều chỉnh cự ly trục cho hợp lý
- Thay đổi cự ly giữa các trục theo phương pháp tráng hay xát
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 20
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
thứ tự các trục tỷ tốc trục
Cán tráng vải Xát vải
trục giữa 1.15 1.15
trục trên 1 1
trục dưới 1.15 1

- Cao su đã nhiệt luyện cho đều vào giữa các trục trước khi tiến hành xát lên vải.
- Lắp cuộn vải cần tráng hay xát lên 2 gối đỡ ngay chính giứa khoá chặt 2 đầu
cuộn vải để không cho xê dịch trong gia công.
- Cho vải đi ra trục căng, các trống sấy đến gần khe trục cán.
- Cho cao su BTP đã được nhiệt luyện trên máy luyện hở cho đạt độ dẻo( cao su
láng mặt) và thành cuộn tròn theo quy định.
- Khi đầu vải vừa ra khỏi trục cán, ngừng máy để bóc đầu mí vải ra khỏi trục và
kẹp chặt vào thanh thép. Dùng dây thừng móc vào hai đầu thanh thép, cho máy chạy
từ từ vừa kéo hai đầu mí vải quá các trống làm lạnh.
- Dùng tay tách sạch hết toàn bộ cao su Bavia ở hai bên cuộn vải.
- Khi đầu mí vải tráng đã ra hết trục cuộn vải thì được cuốn vào lỗi cuộn cùng
với vải đã chuẩn bị sẵn cho hai biên vải thẳng không so le, lưu ý thưòng xuyên điều
chỉnh bánh xe ma sát để điều chỉnh tốc độ cuộn vải cho đều nhau.
- Bơm nước làm mát trục.
- Dùng kéo cắt hai đầu mấu vải ở hai bên khổ vải cách biên khoảng 20cm và dùng
thước Banme đo độ dày vải của hai mẫu cắt để điều chỉnh cư ly giữa trục dưới và
trục giữa vào ra cho hợp lý sao cho đúng với độ dày độ dày vải theo quy định ở
bảng chất luợng công đoạn cán tráng vải.
Loại vải 840 D/1 840 D/2

Độ dày vải 0.46±0.05 1.0±0.05

- Khi đồng hồ công tơ mát chỉ đủ chiều dày mỗi cuộn vải cán thì cắt để chuẩn bị
chuyển lại gia công mặt 2 theo yêu cầu các bước như mặt 1.
*Yêu cầu kỹ thuật:
- Tầm dày theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Mặt vải bóng láng.
- Bám dính giữa cao su vải tốt.
- Không rách nát, không dính tạp chất.
- Không nhăn hoặc gấp vải.
2.3 Vải phin
- Cao su dùng để sát viền tanh.
- Sát hai mặt tầm dày 0,3 – 0,35mm.
*Yêu cầu kỹ thuật:
-Không để trắng vải.
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 21
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
-Không dập trắng vải.
-Không để vải dính vào nhau.
2.4.Tanh
- Chiều dài cắt tanh 1840
±
0,5 mm.
- Sau khi hàn, ủ phải làm sạch bavia.
- Má kẹp hàn giáp mối 2÷2.5mm
- Má kẹp ủ : 20÷30mm
- Lực kéo đứt: 260≤F ≤280
- Tanh trước khi đưa vào sản xuất phải sạch, nếu ủ phải xử lý theo yêu cầu kỹ
thuật.
- Đảm bảo kích thước theo yêu cầu.

- Tanh phải qua kiểm tra chu vi mới đưa vào sản xuất.
3. Thành hình
3.1 Xé vải
- Vải đã ổn định rồi mới đem xé.
- Khổ rộng vải xé 144
±
1 mm.
- Trong khi xé luôn điều chỉnh khổ vải, điều chỉnh vải lót để không xảy ra tình
trạng vải lót bị hụt, vải mành dính vào nhau.
3.2 Cắt vải và cuộn vải
- Chiều rộng = 144
±
1 mm
- Chiều dài = 2860
±
10 mm
- Góc cắt = 45
0

±
1
- Sau khi cắt xong tiến hành cuốn vải vào ống cuốn vải để cung cấp cho ống
thành hình.
3.3 Thành hình:
-Trước khi thành hình phải kiểm tra động cơ, bộ truyền động, áp lực khí nén
căng tanh, các trống đạt yêu cầu mới tiến hành thao tác.
*Thao tác thành hình kiểu ống:
- Vải mành được cắt trên máy cắt vải nằm.
- Lắp cuộn vải lên máy thành hình sao cho bề mặt vải có cao su nhiều quay lên
trên và kéo đầu mí về phía trống thành hình.

+ Bước 1: Nhắp công tắc hành trình để dán trống lần 1.
+ Bước 2: dán vải .
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 22
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
Dùng nam châm kẹp vải lên trống thành hình và canh biên vải theo vạch đèn bên
trê trống, nhắp bàn đạp để quấn vải lên trống, tách vải và dán mí.
+ Bước 3: đặt hai vòng tanh, nhắp công tắc thành hình để đặt hai vòng tanh. Đặt
hai vòng tanh sát mép của hai dưỡng tanh.
+Bước 4: dãn trống lần hai và gấp vải.
+ Bước 5: nhắp công tăvs hành trình để tháo lốp ra khỏi trống.
3.4 Bọc và cà vải phin:
- Thân lốp sau khi thành hình và kiểm tra đạt yêu cầu được chuyển sang công
đoạn bọc gót lốp.
- Dùng vải phin đã xé từng cuộn nhỏ, khổ vải 20mm
±
1 để bọc quanh gót lốp
(màu của vải phải trùng với màu của cao su gót lốp) và phải bọc đều về hai phía của
thân lốp.
- Dùng tay vuốt cho vải phin ôm sát vào gót tanh.
- Thân lốp sau khi bọc vải phin được chuyển qua cà trên máy làm cho vải phin
dính chặt vào vải mành.
3.5 Đắp và cà mặt lốp:
- Trước khi đắp mặt lốp phải kiểm tra mặt lốp theo đúng yêu cầu kỹ thuật, kiểm
tra lốp thành hình.
- Khi đắp mặt lốp phải tiến hành nhẹ nhàng, không kéo căng làm biến dạng mặt
lốp, không đắp lệch.
- Đầu nối cắt vát và chồng mí 3-5mm.
- Đầu nối cao su mặt lốp không trùng với đầu nối vải.
- Một lốp không không quá hai chỗ nối mặt lốp, khoảng cách giữ hai mối nối >=
200mm.

- Đắp mặt lốp xong nối bavia hai bên.
- Cho lốp qua máy cà ít nhất bốn lần.
- Cà xong nếu thấy lốp có bọng khí phải xử lý bằng cách lấy kim châm.
3.6 Lưu hoá:
Nhiệt độ 142
0
C
Áp suất khí nén 8 - 9 kg/cm
2

Thời gian 8 phút
Nếu nhiệt độ tăng 0,5 thì giảm thời gian lưu hóa xuống 1 phút
Nếu nhiệt độ giảm 0,5 thì tăng thời gian lưu hoá lên 1 phút
Trước khi lưu hóa và trong quá trình làm việc phải kiểm tra cốt hơi, ti, hộp hơi,
joint hộp hơi, hệ thống van và ống dẫn
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 23
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
Kiểm tra lốp thành hình trước khi cho vào khuôn lưu hoá để kiểm tra khuyết tật
và xử lý kịp thời để không xảy ra hư hỏng sản phẩm .
Chương 3
DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT SĂM – LỐP Ô TÔ
1. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT LỐP Ô TÔ
1.1 Cấu tạo
Lốp ôtô bao gồm những phần cơ bản sau
- Lớp vải mành: gồm 2 hoặc nhiều lớp vải dán ngược chiều nhau: 2 ÷ 2n+2 giúp
lốp có độ cứng, độ uốn, đàn hồi và tạo hình dạng trong của lốp. Số lốp vải của lốp tuỳ
thuộc vào tải trọng quy cách lốp.
- Mặt lốp gồm 3 phần :
+ Mặt chạy : là phần cao su tiếp xúc với mặt đường, chịu ma sát, chịu mài
mòn, chịu nhiệt và chịu môi trường.

+ Hông lốp : là phần cao su ở hai bên hông lốp, chịu đàn hồi tốt, chịu
uốn khúc và toả nhiệt tốt, chịu môi trường.
+ Đế lốp : là phần cao su chịu lực, tác dụng bám dính tốt giữa mặt chạy
và lớp vải.
- Hoãn xung : là phần cao su nằm giữa đế và cốt lốp, có tác dụng triệt tiêu lực.
- Lớp da dầu, cao su kín khí :
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 24
Báo Cáo Thực Tập Công Nhân Công Ty Cổ Phần Cao Su Đà Nẵng
+ Lớp da dầu : đối với lốp có xăm, cách ly xăm và cốt lốp nhằm bảo vệ
xăm.
+ Cao su kín khí : đối với lốp không xăm, hạn chế khí khuyếch tán ra
ngoài.
- Tanh ( gót lốp): tuỳ thuộc mỗi loại lốp, lốp có thể có 1 - 2 vòng tanh dây thép
đường kính sợi 0,96mm, giúp lốp bám chặt vành.
1.2 Sơ đồ dây
chuyền công
nghệ
SVTH: LÊ VĂN QUANG - 07H4 25
Vải
mành
Cao su bán thành
phẩm
Tanh
Ép đùn
mặt lốp
Cán tráng
Cắt vải
Dán ống
Thành hình
Lưu hoá

KCS
Kho
Đùn tanh
Tanh
Da dầu

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×