Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Tiểu luận tìm hiểu hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của WAL MART và những giải pháp cho doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (797.95 KB, 36 trang )

MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục tài liệu tham khảo
Mở Đầu 2
1/ Tính cấp thiết của đề tài 2
2/ Mục đích nghiên cứu của đề tài 3
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
4/ Phương pháp nghiên cứu 4
5/ Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn của đề tài 4
6/ Bố cục của đề tài 4
Chương I: Những Lý Luận Chung Về Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Và Hệ Thống
Chuỗi Cung Ứng Toàn Cầu 5
1.1 Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng 5
1.1.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng 5
1.1.2 Đặc điểm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng 6
1.1.3 Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng 8
1.1.4 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng 8
1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng trên thế giới 8
1.3 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng ở Việt Nam 11
Chương II : Hệ Thống Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Của WAL – MART 13
2.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn WAL-MART 13
2.1.1 Sơ lược về Wal Mart 13
2.1.2 Những nét chinh trong quản lý chuỗi cung ứng của Wal Mart 16
2.2 Hệ Thống Quản trị chuỗi cung ứng của WAL-MART 19
2.2.1 Quản trị hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ 19
2.2.2 Quản trị vật tư 24
2.2.3 Quản trị vận tải 25
2.2.4 Quản trị kho bãi 26
2.2.5 Quản trị tồn kho 28
Chương III: Những Bài Học Kinh Nghiệm Và Giải Pháp Cho Những Doanh Nghiệp
Việt Nam 32


3.1 Những bài học kinh nghiệm từ hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của WAL MART
32
3.2 Giải pháp cho hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp Việt Nam
34
Kết Luận 35
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 1
Danh mục các ký tực viết tắt
VN : Việt Nam
NNCS : Nhóm Nghiên Cứu Sinh
SC : Supply Chain
SCM : Supply Chain Manager
USD : Đô la Mỹ
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
ASIA : Các nước khu vực châu Á
APS : Advanced planning and
scheduling
W-M : Wal Mart
CPFR :
Collaborative planning,
Collaborative planning,
forecasting, and replenishment
forecasting, and replenishment
ERP : Enterprise resources Planning
P&G : Pocter & Gramble
IT : Information Technology
RFID : Radio Frequency Identification
DN : Doanh Nghiệp
Danh mục tài liệu tham khảo
Website Công Ty P&G : />Báo Supply Chain Manager Review :
Báo Supply Chain Brain :

Báo Vietnam's Supply Chain and Logistics : www.360vietnam.com
Và Nhiều Nguồn tin khác …
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 2
MỞ ĐẦU
1/ Tính cấp thiết của đề tài
Chuỗi cung ứng ngày càng được mở rộng trong thế giới phẳng. Thật vậy, với xu hướng
hội nhập chung toàn cầu hiện nay, những sản phẩm “Made In” một quốc gia nào đó đã
vắng dần. Bây giờ một sản phẩm có thể được “Made In” vô số quốc gia và “Made by” vô
số công ty. Ngay từ thời Henry Ford, ông cũng sớm nhận ra rằng nếu tự mình sản xuất
chiếc Model T thì giá của nó không thể rẻ đến thế. Nhìn lại, Việt Nam cũng là một quốc
gia có tốc độ hội nhập vào “thế giới phẳng” rất nhanh, và giờ đây đã là một thành phần
không thể thiếu trong nhiều công thức sản phẩm đa quốc gia. Thế nhưng chuỗi cung ứng
của ta vẫn gặp phải vô số vấn đề và thách thức. Giống như một cuộc đua, trên đường
càng nhiều vật cản thì tốc độ càng giảm. Vấn đề then chốt là cần nhận diện những
chướng ngại vật này và vượt qua chúng.
Tuy nhiên nếu chỉ đứng ở góc độ quốc gia để nhìn thì làm sao có thể có một cái nhìn tổng
quát, một cái nhìn vào những đối thủ tương lai của chúng ta trong tương lai. Trong đề tài
này chúng tôi chọn một tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế giới và cũng được tạp chí Fortuner
bình chọn là doanh nghiệp lớn nhất Mỹ năm 2010 với doanh thu liên tục bình quân 11%/
năm và doanh thu năm 2010 đạt 408,2 tỷ USD- bỏ khá xa con số 284,6 tỷ USD của tập
đoàn khai thác dầu khí ExxonMobil.
Một công ty hay nói cách khác là một tập đoàn bán lẻ đa quốc gia đứng đầu thế giới, là
một công ty đứng đầu nước Mỹ, tất nhiên họ phải có một bí quyết kinh doanh cho riêng
mình. Tuy nhiên điều đáng học hỏi hay nghiên cứu nhiều nhất về họ đó là việc đầu tư,
ứng dụng tốt nhất trong hệ thống quản trị chuỗi cung ứng. Có lẽ chúng tôi không cần phải
nhắc lại là tập đoàn nào nữa, đó chính là Wal mart . Trên thực tế đã không biết bao nhiêu
tác giả, nhà báo tốn biết bao nhiêu là giấy mực về tập đoàn này. Tuy nhiên tại Việt Nam
các bài viết, các đề tài nghiên cứu về nó còn khá ít. Việc cung cấp thêm tài và tìm ra
những bí quyết kinh doanh hay cho các doanh nghiệp Việt Nam là hết sức cần thiết. Đặc
biệt trong thời kì hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với các

doanh nghiệp nước ngoài thì những tài liệu như thế này là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ sự cấp thiết của đề tài đối với các doanh nghiệp Việt Nam và đặc biệt là các
nhà bán lẻ trong môi trường hội nhập nên NNCS quyết định chọn đề tài “ Tìm Hiểu Hệ
thống quản trị chuỗi cung ứng của WAL MART và Những giải pháp cho doanh
nghiệp Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2/ Mục đích nghiên cứu của đề tài
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 3
Đề tài được nghiên cứu nhằm hướng vào các mục đích chính sau đây :
- Nghiên cứu những nguyên lý về quản trị chuỗi cung ứng.
- Nghiên cứu hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ WAL MART
lớn nhất thế giới .
- So sánh các hệ thống quản lý chuỗi cung ứng trên thế giới cũng như tại Việt Nam
nhằm đưa ra các điểm mạnh và điểm yếu trong các hệ thống chuỗi cung ứng này.
3/ Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1 / Đối tượng nghiên cứu :
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống quản lý chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ
WAL-MART, nghiên cứu một hệ thống quản lý chuỗi cung ứng được đánh giá là tốt nhất
trên thế giới. Và nghiên cứu chung về các dịch vụ cũng như hệ thống quản lý chuỗi cung
ứng khác trên thế giới cũng như trong nước. Đề tài nghiên cứu một cách thiết thực để đưa
ra các giải pháp thiết thực nhất và mang tính ứng dụng cao cho các doanh nghiệp Việt
Nam đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistic.
3.2 / Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển cũng như hoạt động của chuỗi cung ứng
WAL MART từ năm 2010 trở về trước. Đồng thời nghiên cứu sơ lược tình hình chung về
các hệ thống chuỗi cung ứng khác trên thế giới. Và đặc biệt nghiên cứu sơ lược qua
những dữ liệu thứ cấp về hệ thống quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam. Trong đề tài này
chúng tôi chỉ nghiên cứu các chiến lược, giải pháp cũng như ứng dụng của Wal mart và
các doanh nghiệp khác trong lĩnh vực cung ứng. Thông tin và dữ liệu trình bày trong đề
tài chủ yếu nằm trong giai đoạn từ 2000 đến 2008.
4/ Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, NNCS đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác
nhau như nghiên cứu tại bàn,thảo luận bàn tròn, điều tra khảo sát, phân tích tổng hợp,
phỏng vấn chuyên gia … với cách tiếp cận duy vật biện chứng. Phương pháp nghiên cứu
tại bàn được sử dụng trong thu thập dữ liệu thứ cấp.
Nhiều dữ liệu thứ cấp, lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng được NNCS thu thập từ nhiều
nguồn sách, báo, tạp chí, internet… Những kiến thức trong đề tài này được thu thập từ rất
nhiều nguồn trên thế giới nhưng chủ yếu là từ sách, các bài báo cáo, thông tin internet.
Xuất phát từ quan điểm chuỗi cung ứng có thể thay đổi nền kinh tế cả thế giới nên NNCS
đã phân tích từ vĩ mô đến vi mô, từ lý thuyết đến thực tế là sự ra đồi của quản trị chuỗi
cung ứng và ứng dụng nó trong hoạt động kinh doanh là tất yếu.
5/ Ý nghĩa khoa học và thưc tiễn của đề tài
- Tìm kiểu khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng.
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 4
- Khẳng định vai trò quan trọng của việc ứng dụng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng tiến
tiến trong việc tăng cường hiệu quả cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Đưa ra được các giải pháp ứng dụng trong hệ thống quản trị chuỗi cung ứng của WAL
MART.
6/ Bố cục của đề tài
Luận án bao gồm có 30 trang, trong đó có 5 biểu bảng, 5 đồ thị và 10 hình vẽ phụ lục.
Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài gồm 3 chương sau :
Chương I: Những Lý Luận Chung Về Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Và Hệ Thống Chuỗi
Cung Ứng Toàn Cầu
Chương II : Hệ Thống Quản Trị Chuỗi Cung Ứng Của WAL – MART
Chương III: Những Bài Học Kinh Nghiệm Và Giải Pháp Cho Những Doanh Nghiệp
Việt Nam
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 5
Chương I
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ CHUỖI
CUNG ỨNG VÀ HỆ THỐNG CHUỖI CUNG ỨNG
TOÀN CẦU

1.1 Tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng
Thực hiện quản lý chuỗi cung ứng được hướng dẫn thông qua một số khái niệm căn bản
mà các khái niệm này không thay đổi nhiều qua hàng thế kỷ. Cách đây hàng trăm năm,
Napoleon, một bậc thầy về chiến lược và rất tài năng, đã nhấn mạnh rằng “Chiến tranh
dựa trên cái bao tử”. Napoleon hiểu rất rõ tầm quan trọng về những gì mà ngày nay
chúng ta gọi là một chuỗi cung ứng hiệu quả. Nếu những chiến binh bị đói thì đoàn quân
không thể hành quân đánh trận được.
Hơn thế, cũng có một câu nói khác cho rằng “những nhà không chuyên luôn nói về chiến
lược; các nhà chuyên nghiệp luôn nói về hậu cần”.
1.1.1 Khái niệm về quản lý chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thoả
mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung
cấp mà còn liên quan nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.
Chuỗi cung ứng là sự kết hợp của nhiều công ty liên quan trong thiết kế, sản xuất và phân
phối sản phẩm ra thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng là sự kết hợp sản xuất, tồn kho, địa
điểm và vận tải giữa các đối tượng tham gia trong chuỗi cung ứng nhằm đạt được kết
quả tốt nhất đáp ứng tính hiệu quả và tính kịp thời trong thị trường phục vụ. Mục tiêu
của quản lý chuỗi cung ứng là “tăng thông lượng đầu vào và giảm đồng thời hàng tồn
kho và chi phí vận hành”.
Mỗi chuỗi cung ứng có nhu cầu thị trường riêng và những thử thách trong các hoạt động;
nhưng nhìn chung cũng có những vấn đề giống nhau trong một số trường hợp. Các công
ty trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào cần phải quyết định riêng lẻ và hướng hoạt động của
họ theo 5 lĩnh vực sau:
 Sản xuất
 Tồn kho
 Địa điểm
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 6
 Vận tải
 Thông tin
Tất cả các quyết định này sẽ xác định năng lực và tính hiệu quả chuỗi cung ứng của một

công ty. Tính hiệu quả của chuỗi cung ứng tạo ra tính hiệu quả trong hoạt động và khả
năng cạnh tranh của công ty.
1.1.2 Đặc điểm cơ bản về quản lý chuỗi cung ứng
Cấu trúc chuỗi cung ứng
Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các nhà cung cấp và
khách hàng của công ty đó. Đây là tập hợp những đối tượng tham gia cơ bản để tạo ra
một chuỗi cung ứng cơ bản. Những chuỗi cung ứng mở rộng có ba loại đối tượng tham
gia truyền thống:
+ Loại thứ nhất là nhà cung cấp của các nhà cung cấp hay nhà cung cấp cuối cùng ở
vị trí bắt đầu của chuỗi cung ứng mở rộng.
+ Loại thứ hai là khách hàng của các khách hàng hay khách hàng cuối cùng ở vị trí
kết thúc của chuỗi cung ứng.
+ Loại thứ ba là tổng thể các công ty cung cấp dịch vụ cho những công ty khác trong
chuỗi cung ứng. Đây là các công ty cung cấp dịch vụ về hậu cần, tài chính, tiếp thị và
công nghệ thông tin.
Trong chuỗi cung ứng cũng có sự kết hợp của một số công ty thực hiện những chức năng
khác nhau. Những công ty đó là nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ và
khách hàng cá nhân hay khách hàng là tổ chức. Những công ty thứ cấp này sẽ có nhiều
công ty khác nhau cung cấp hàng loạt những dịch vụ cần thiết.
Thiết lập chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh
Có 3 bước để chuỗi cung ứng phù hợp với chiến lược kinh doanh của công ty bạn:
 Bước 1: Hiểu thị trường mà công ty bạn phục vụ
Chúng ta bắt đầu từ các câu hỏi về khách hàng của công ty: loại khách hàng phục vụ?
loại khách hàng bán sản phẩm? loại chuỗi cung ứng của công ty?
 Bước 2: Xác định năng lực cạnh tranh cốt lõi của công ty
Bước tiếp theo chính là xác định vai trò của công ty trong chuỗi cung ứng:
1 - Công ty là đối tượng tham gia nào trong chuỗi cung ứng: nhà sản xuất, nhà phân
phối, nhà bán lẻ hay nhà cung cấp dịch vụ?
2 - Công ty có thể làm gì để trở thành một bộ phận của chuỗi cung ứng?
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 7

3 - Khả năng cạnh tranh cốt lõi của công ty là gì?
4 - Công ty muốn tạo lợi nhuận bằng cách nào?
 Bước 3: Phát triển khả năng cần thiết trong chuỗi cung ứng
Khi xác định loại thị trường mà công ty đang phục vụ, vai trò của công ty trong chuỗi
cung ứng thì bước sau cùng là thực hiện việc phát triển năng lực cần thiết để đáp ứng vai
trò này. Mỗi trục điều khiển có thể được triển khai, tập trung vào tính kịp thời hay hiệu
quả trên cơ sở yêu cầu kinh doanh.
+ Sản xuất – tác nhân thúc đẩy này có thể đáp ứng nhanh qua việc xây dựng nhà
máy với công suất thừa, sử dụng kỹ thuật sản xuất linh hoạt nhằm tạo ra đủ loại
sản phẩm. Để đáp ứng tính kịp thời, công ty thực hiện việc sản xuất tại các nhà
máy nhỏ đặt gần khách hàng chính để rút ngắn thời gian giao hàng. Để đáp ứng
tính hiệu quả, công ty cũng có thể sản xuất ở các nhà máy lớn tập trung để đạt tính
kinh tế nhờ qui mô hay tối ưu hóa sản xuất một số sản phẩm.
+ Tồn kho – Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua việc tồn trữ sản phẩm ở
mức cao với đủ chủng loại. Tính đáp ứng kịp thời có thể đạt được bằng cách tồn
trữ sản phẩm nhiều nơi gần với khách hàng, sẵn sàng cung ứng ngay khi cần.
Quản lý tồn kho hiệu quả đòi
+ hỏi giảm mức tồn kho cho tất cả các sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm không
bán được thường xuyên. Ngoài ra, có thể đạt được tính kinh tế nhờ qui mô và tiết
kiệm chi phí bằng cách tồn trữ sản phẩm ở những địa điểm trung tâm.
+ Địa điểm –Tính kịp thời có thể đạt được thông qua việc mở nhiều địa điểm gần
nơi khách hàng. Ví dụ: Co-opmart sử dụng địa điểm để đáp ứng nhanh cho khách
hàng thông qua việc mở cửa hàng ở nơi có nhiều khách hàng. Tính hiệu quả có thể
đạt được bằng việc hoạt động ở một số địa điểm, tập trung vào các hoạt động ở
những địa điểm phổ biến; Big C, Metro thoả mãn thị trường theo vùng địa lý
nhưng chỉ tập trung vào những địa điểm có các hoạt động đầy đủ.
+ Vận tải – Tính đáp ứng nhanh có thể đạt được thông qua phương thức vận chuyển
nhanh và linh hoạt. Nhiều công ty bán hàng qua catalogs hay qua Internet có mức
đáp ứng rất cao qua chuyển giao hàng trong vòng 24 giờ: Fed.Ex và UPS là 2 công
ty cung cấp dịch vụ vận chuyển nhanh. Tính hiệu quả có thể đạt được bằng cách

vận chuyển sản phẩm với lô lớn hơn và thực hiện ít thường xuyên hơn. Sử dụng
hình thức vận chuyển như tàu, xe lửa, và đường dẫn rất hiệu quả.
+ Thông tin – Sức mạnh của tác nhân thúc đẩy này phát triển mạnh vì kỹ thuật thu
nhận và chia sẻ thông tin ngày càng phổ biến, dễ sử dụng và rẻ hơn. Thông tin là
một sản phẩm rất hữu ích vì nó thể được ứng dụng trực tiếp để nâng cao khả năng
thực thi của 4 tác nhân thúc đẩy khác của chuỗi cung ứng. Khả năng đáp ứng ở
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 8
mức cao có thể đạt được khi công ty thu thập, chia sẻ chính xác và kịp thời những
dữ liệu từ các hoạt động của 4 tác nhân thúc đẩy kia. Chuỗi cung ứng phục vụ
trong thị trường điện tử là đáp ứng nhanh nhất trên thế giới
1.1.3 Các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng
Những hoạt động kinh doanh hình thành nên một chuỗi cung ứng có thể được nhóm
thành 4 khoản mục chính:
 Lập kế hoạch
 Tìm nguồn cung ứng
 Sản xuất
 Phân phối
1.1.4 Vai trò của quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng gắn liền với hầu như tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp
sản xuất, từ việc hoạch định và quản lý quá trình tìm nguồn hàng, thu mua, sản xuất
thành phẩm từ nguyên liệu thô, quản lý hậu cần… đến việc phối hợp với các đối tác, nhà
cung ứng, các kênh trung gian, nhà cung cấp dịch vụ và khách hàng.
Nói chung, quản lý chuỗi cung ứng gồm quản lý cung và cầu trong toàn hệ thống của các
doanh nghiệp. Nhờ quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả, những tập đoàn tầm cỡ thế giới như
Dell và Wal-Mart đạt được từ 4% - 6% lợi nhuận cao hơn so với đối thủ, một lợi thế cạnh
tranh không nhỏ tí nào.
Rõ ràng yếu tố cơ bản để các doanh nghiệp cạnh tranh thành công ngày nay là sở hữu
được một chuỗi cung ứng trội hơn hẳn các đối thủ. Nói cách khác quản trị chuỗi cung
ứng không còn là một chức năng thông thường của các công ty mà đã trở thành một bộ
phận chiến lược của công ty.

1.2 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng trên thế giới
1.2.1 Sơ lược về chuỗi cung ứng trên thế giới
Chuỗi cung ứng có thể hình dung như một đường ống hoặc một cái máng dùng cho dòng
chảy của sản phẩm/vật tư, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung ứng qua nhiều tổ
chức, công ty trung gian cho đến tận người tiêu dùng.
Như vậy một chuỗi cung ứng sẽ bao gồm các đơn vị tham gia với những dịch vụ logistics
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 9
cụ thể.
Một chuỗi cung ứng hợp nhất hiện nay có thể mô tả theo như hình vẽ dưới đây.
Hình 1 : Chuỗi cung ứng hợp nhất.

Theo hình vẽ trên, một chuỗi cung ứng hợp nhất nối liền từ người cung cấp đến người
bán lẻ-người tiêu dùng thông qua một loạt các đơn vị liên quan như nhà phân phối, người
sản xuất (nhà máy), người bán buôn, nhằm quản trị ba dòng là: sản phẩm dịch vụ (hàng
hóa lưu thông), thông tin liên quan và cả về mặt tài chính.
Các công ty và các kênh phân phối cạnh tranh nhiều hơn ngày hôm nay trên cơ sở thời
gian và chất lượng . Khách hàng yêu cầu sản phẩm luôn phát nhanh hơn, chính xác về
thời gian, và không có thiệt hại. Mỗi đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ hơn với nhà cung
cấp và phân phối.
1.2.2 Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
Việc toàn cầu hóa của doanh nghiệp đã nhận được rất nhiều ý kiến từ báo chí trong
những năm gần đây. Áp lực cạnh tranh toàn cầu thường xuyên trích dẫn các trình điều
khiển chính cho nhu cầu khách hàng lớn hơn cho các sản phẩm cải tiến và dịch vụ. .
Đồng thời, các công ty ngày càng nhắm vào thị trường nước ngoài cho các cơ hội phát
triển, hoặc để cung cấp nước ngoài cho các cơ hội cải thiện nguồn cung ứng
1.2.3 Vai trò năng động của chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 10
Vai trò của người bán hàng hiện đại trong việc thay đổi đáng kể, và trong nhiều
trường hợp, các mô hình cũ bán chỉ đơn giản là đã lỗi thời, không hiệu quả và truy cập
hiệu quả để SCM mục tiêu

Chức năng bán hàng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động
quản lý chuỗi cung cấp nhiều và hành vi. Đối với các lực lượng bán hàng để tăng giá trị
trong chuỗi cung ứng, các lực lượng bán hàng hiện đại phải chấp nhận một định hướng
mới để bán hàng cá nhân, giao tiếp hiệu quả hơn với dịch vụ hậu cần, và đạt được kỹ
năng quản lý chuỗi cung cấp mới và chuyên môn.
1.2.4 Vai trò mới của quản lý bán hàng
Các công ty cạnh hàng đầu là thiết kế lại các chức năng bán hàng để tạo ra giá trị trong
môi trường quản lý dây chuyền cung cấp. Như các công ty ngày càng cạnh tranh thông
qua quản lý chuỗi cung ứng, vai trò của lực lượng bán hàng sẽ tiếp tục phát triển.
1.2.5 VAI TRÒ CỦA VẬN TẢI TRONG CHUỖI CUNG CẤP
Giao thông vận tải đề cập đến sự chuyển động của sản phẩm từ một địa điểm khác là nó
làm cho nó cách thức khởi đầu của một trình điều khiển dây chuyền cung cấp bởi vì sản
phẩm này hiếm khi được sản xuất và tiêu thụ trong cùng một vị trí. Vận tải là một thành
phần đáng kể các chi phí phát sinh của chuỗi cung ứng nhất. Vai trò của giao thông thậm
chí còn quan trọng hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
1.2.6 CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ CHUỖI CUNG CẤP
Một khía cạnh quan trọng của quản lý chuỗi cung ứng là khả năng đưa ra quyết định
chiến lược một cách nhanh chóng dựa trên dữ liệu chính xác, và điều này đòi hỏi một hệ
thống thông tin hiệu quả và hiệu quả
1.2.7 Hệ thống thông tin dây chuyền cung cấp
Một trong những thành phần của việc thực hiện quản lý dây chuyền cung cấp là thông tin
chia sẻ thông qua liên lạc hai chiều giữa các đối tác trong chuỗi cung ứng. Các hoạt động
của các thế hệ thông tin, lưu trữ, và sử dụng trong các công ty, cá nhân trong một dây
chuyền cung cấp là rất cần thiết để thực hiện quản lý chuỗi cung ứng. Thành viên của
một chuỗi cung cấp cần khả năng hiển thị thời gian thực của dữ liệu hiệu suất trên toàn
bộ chuỗi cung ứng.
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 11
1.3 Tổng quan về quản lý hệ thống chuỗi cung ứng ở Việt Nam
Nhìn vào hệ thống chuỗi cung ứng của Việt Nam ta thấy Quản trị chuỗi cung ứng là
một phạm trù khá mới mẻ tại Việt Nam, cho dù từng công đoạn của việc ấy đã diễn ra

bấy lâu nay Rõ ràng phải có bước đột phá khác biệt giữa cái chúng ta đã làm và cái chúng
ta sẽ làm. Đây là việc nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm rõ và điều này có thể
dẫn đến những những quyết định sai lầm, những chiến lược sai lầm của nhà quản trị
Những khó khăn mà hệ thống chuối cung ứng của chúng gặp phải
• Không nhận ra những sai lầm của mình
• Các phòng ban trong một doanh nghiệp không có mối quan hệ chặt chẽ với nhau,
làm việc theo kiểu đèn nhà ai nhà ấy rạng
• Khi đổi mới các doanh nghiệp thường chú trọng đến sản phẩm hơn là quy trình
• Sự trì trệ:
• Chiến lược kinh doanh
• Sự chung chung đại khái:
• Rào cản phòng ban chức năng.
• Đánh cược với rủi ro, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thuê ngoài nhưng không quan
tâm nhiều đến chất lượng, an ninh và an toàn sản phẩm mà chỉ quan tâm đến giá
Hạ tầng cơ sở của Việt Nam chưa đáp ứng kịp nhu cầu vận chuyển, thường xảy ra tắc
nghẽn làm tốn chi phí vận chuyển
Năng lực logistics của Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ thế giới ?
VN là một trong số 10 quốc gia (cùng với Trung Quốc, Bangladesh, Congo, Ấn Độ,
Philippine, Madagascar, Nam Phi, Thái lan, Uganda) có chỉ số logistics ấn tượng nhất
trong năm vừa qua. Đây cũng là lần thứ 2 liên tiếp VN giữ vững vị trí 53, thậm chí LPI
của nước ta còn cao hơn cả một số quốc gia có mức thu nhập trung bình (như Indonesia,
Tunisia, Honduras…)
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 12
Bảng 1 : Top 10 nước có hệ thống chuỗi cung ứng ấn tượng trong năm 2010
Trong khu vực ASEAN, khoảng cách giữa VN với các quốc gia tương đồng cũng không
quá xa
Bảng 2 : Thống kê một số chỉ tiêu của Việt Nam với các nước khác trong khu vực.
Kết quả đánh giá về chỉ số LPI của VN qua hai kỳ báo cáo như sau:
Nhìn chung quản trị chuỗi cung ứng ở Việt Nam còn non yếu, còn gặp nhiều khó khăn về
tập quán sinh hoạt , về cở sở hạ tầng, về tấm nhìn hạn chế tất cả cần phải có sự tư duy

tích cực và đổi mới là biện pháp cấp bách hiện nay. Nhưng chúng ta cũng đã có những
thành công nhất định, có tầm nhìn khả quan trong tương lại, có vị thế cạch tranh tốt, đây
chính là bước đạp cho nền kinh tế Việt Nam vượn ra thế giới
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 13
Chương II
Hệ Thống Quản Trị Chuỗi Cung Ứng
Của WAL – MART
2.1 Giới thiệu sơ lược về tập đoàn WAL-MART
2.1.1 Sơ lược về Wal Mart
 Thành lập: 1962 tại Rogers, Bang Arkansas của Mỹ;
 Trụ sở chính: Bentonville, Arkansas, Mỹ; người sáng lập là Sam Walton (1918 –
1992);
 Lãnh đạo chủ chốt: H.Lee Scott, tổng giám đốc điều hành; S.Robson Walton, chủ
tịch hội đồng quản trị; Tom Schowe, giám đốc tài chính.
Trụ sở chính của Wal-mart tại Bentonville, Arkansas, US.
Hình 4 : một siêu thị của Wal Mart
 Ngành: kinh doanh bán lẻ;
 Sản phẩm: Chuỗi cửa hàng giảm giá, đại siêu thị và các thị trường lân cận;
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 14
 Doanh thu: 373,80 tỉ USD (2007)
 Lợi nhuận dòng sau thuế: 12,88 tỉ USD (2007)
 Tổng tài sản: 151,193 tỉ USD (2007)
 Tổng giá trị cổ phiếu phát hành ra thị trường: 61,573 tỉ USD
 Số lượng nhân viên: 1.9 triệu (2007), hơn 1.3 triệu là ở Mỹ
 Thị trường của Wal-mart: Mỹ, Mêxicô, Anh, Nhật, Argentia, Braxin, Canađa,
Trung Quốc, Puerto Rico,…Wal-Mart hoạt động với hơn 3.800 cơ sở ở nước Mỹ
và hơn 2.600 ở nước ngoài.
 Trung bình cứ một siêu của Wal-mart mở ra, giá cả hàng hoá của các siêu thị khác
sẽ phải giảm 10-15%. Khoảng 30% loại mùng mền, giấy toitlet, xà phòng kem
đánh răng, 20% thức cho các loại thú nuôi trong nhà và 15-20% đĩa CD, đầu máy

Video và đĩa DVD khác.,
 Việc Wal-Mart giảm giá thực phẩm đã mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Mỹ
tối thiểu 50 tỉ USD/năm. Song, điều này không có nghĩa Wal-Mart chịu thiệt hòi.
Doanh số và lợi nhuận trước thuế của người khổng lồ này vẫn bỏ xa các đối thủ
“lực lưỡng” khác.
 Với hơn 176 triệu lượt khách hàng mỗi tuần viếng thăm cửa hàng Wal-Mart trên
toàn thế giới, trong đó ở Mỹ là 127 triệu lượt mỗi tuần.
Những nét chính của Wal mart
Wal-mart là một tập đoàn bán lẻ lớn nhất thế thế giới có trụ sở tại Hoa Kỳ. Tập đoàn này
lớn hơn rất nhiều so với các đối thủ cạnh tranh của nó ở Mỹ bao gồm:Sears roebuck,
Kmart, JC Penney and Nordstronm kết hợp lại (xét về doanh số bán hàng). Năm
2004,Wal-mart điều hành hơn 5000 cửa hàng bán lẻ giá thấp trên toàn thế giới với khẩu
hiệu “luôn luôn giá thấp” (Abeays love Prices) đối với tất cả các mặt hàng.Wal-mart thu
hút được hơn 138 triệu khách hàng mỗi tuần.Năm 2004,doanh số của Wal-mart là 288 tỷ
đô la Mỹ với hơn 10 tỷ lợi nhuận .
Người sáng lập công ty,đó là Sam Walton,luôn luôn chú trọng vào việc cải thiện doanh
số bán hàng,liên tục giảm thiểu chi phí,lựa chọn các hệ thống logistics và phân phối hiệu
quả cũng như sử dụng các công cụ công nghệ thông tin tân tiến.
Wal-Mart có doanh thu lớn nhất trong số các công ty bán lẻ trên thế giới, vượt xa công ty
đứng thứ nhì là Carrefour. Doanh thu của công ty bán lẻ Pháp này chỉ gần bằng một nửa
của Wal-Mart. Hệ thống Wal-Mart gồm hơn 4.688 cửa hàng khắp thế giới, hơn hai phần
ba ở tại nước Mỹ.
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 15
Bốn thập kỷ bán hàng giảm giá
Năm 1970 Wal-Mart được niêm yết trên thị trường chứng khoán New York. Năm 1990
Wal-Mart trở thành tập đoàn bán lẻ số 1 ở Mỹ.
Năm 1991, Wal-Mart bắt đầu thâm nhập thị trường thế giới. Tháng 12-1993 doanh thu
mỗi tuần của hãng lần đầu tiên vượt mức 1 tỉ USD.
Đầu thập niên 1990, Wal-Mart (W-M) bắt đầu thử nghiệm bán hàng tạp hoá – thực phẩm
bên cạnh các loại hàng hoá phổ thông theo một hình thức mà W-M gọi là “đại siêu thị”

(supercenter). Trước đó, ngành này đã bị ngự trị bởi những chuỗi siêu thị toàn quốc được
điều hành tốt, kinh nghiệm dày dạn, thiết lập lâu năm: Tập đoàn siêu thị Abertons ra đời
năm 1939. Safeway ra đời năm 1915. Kroger thành lập năm 1883
Năm 1997, Wal-Mart trở thành tập đoàn thuê nhiều lao động nhất ở Mỹ với gần 570.000
người. Cũng trong năm này, doanh số hàng năm của hãng vượt 100 tỉ USD. Năm 1999,
Wal-Mart trở thành tập đoàn lớn nhất thế giới về nhân sự với 1.140.000 người.
Mười năm sau, đến cuối năm 2000, W-M có 888 siêu thị – trung bình mỗi tháng W-M
khai trương 7 siêu thị mới, liên tục 120 tháng liền – và trở thành nhà bán lẻ thực phẩm số
1 nước Mỹ. Ngày nay W-M có 1906 siêu thị, nhiều hơn 5 năm trước 1.000 cái
Dù là thực phẩm hay trong các lãnh vực bán lẻ khác, W-M không chỉ là hạng nhất trong
số các tập đoàn tương tự, nó không có đối thủ. W-M bây giờ lại bán thực phẩm nhiều hơn
cả Kroger và Safeway cộng lại
Nếu như giữa thế kỷ 20 được xem là kỷ nguyên của hãng sản xuất xe hơi General Motors
và cuối thế kỷ là của hãng phần mềm Microsoft thì đầu thế kỷ 21 này rõ ràng đã là của
Wal-Mart
Wal-Mart nổi tiếng là bán giá hạ, nhắm vào người tiêu thụ thuộc giới ít tiền. Tuy vậy, họ
cũng phân tán thị trường để nhắm vào giới tiêu thụ khá giả hơn.
2.1.2 Những nét chinh trong quản lý chuỗi cung ứng của Wal Mart
Theo những nhà phân tích,Wal-mart có thể đạt được vị trí thống lĩnh trong nghành
công nghiệp bán lẻ là dựa vào việc quản trị có hiệu quả dây chuyền cung ứng của mình.
Một chuyên gia trong trung tâm cung ứng Quốc Phòng ở Columbus,ông Vernon L Beatty
đã nói “Quản trị dây chuyền cung ứng là di chuyển đúng loại hàng hóa đến đúng khách
hàng và đúng thời gian bằng các phương tiện hiệu quả nhất.Không có ai có thể làm tốt
hơn Wal-mart”
Wal-mart có thể giao một loạt rất nhiều hàng hóa, sản phẩm ở giá thấp nhất với thời
gian ngắn nhất có thể. Điều này có được là do 2 yếu tố chính sau đây:
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 16
1) Wal-mart có các trung tâm phân phối tự động hóa cao,góp phần quan trọng vào
việc giảm chi phí và thời gian giao hàng.
2) Wal-mart có hệ thống tồn kho được máy tính hóa giúp tăng tốc độ kiểm tra,phân

loại hàng hóa cũng như việc ghi lại các giao dịch.
*) Một số đặc điểm nổi bật của dây chuyền cung ứng của Wal-mart:
Thấu hiểu chuỗi cung ứng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự khác biệt
trong kinh doanh.Wal-mart biết điều đó và đã có những chiến lược chuỗi cung ứng rất
thông minh mà cho đến bây giờ Kmart và các nhà bán lẻ khác còn đang học hỏi rất nhiều
1) Wal-mart là công ty tiên phong về khái niệm Cross-docking, sau này đã trở nên rất
phổ biến.
Hình 9 : Nhà kho đa năng Cross-docking.
2) Wal-mart đi tiên phong trong ứng dụng RFID (công nghệ nhận dạng bằng sóng
radio)
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 17
3) Wal-mart là công ty tiên phong với CPFR mà trước hết với P&G. CPFR có thể hiểu là
hoạch định, dự báo, bổ sung và cộng tác, nghĩa là cả hai cùng chia sẻ thông tin với nhau
để dự báo tốt hơn.
Hình 10 : CPFR mô hình bán lẻ sử dụng hệ thống công nghệ thông tin.
(Source: Matt Johnson,”Collaboration Modelling: CPFR Implementation
Guidelines”,Chicago,Council of Logistics Management.)
3) Wal-mart đã áp dụng và đưa ra các kỹ thuật sản xuất lên một mức độ mới và cách
mạng hóa việc thu mua và phân phối toàn cầu.Bằng việc cắt giảm thời gian sản
xuất,tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa, tiết giảm tồn kho và thành lập các trung
tâm phân phối miền, Wal-mart đã và đang thống lĩnh sự phát triển của hệ thống
Just-in-time!
Chiến lược mua hàng của Wal-mart:
- Wal-mart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian!
- Wal-mart là một nhà đàm phán rất nghiêm ngặt và khó tính về giá.Thậm chí, Wal-
mart có cả một đội ngũ chỉ nghiên cứu lý thuyết trò choi trong đàm phán để làm
sao giành lợi thế về mình tốt nhất.
- Chính sách mua hàng của Wal-mart là “factory gate pricing”, nghĩa là Wal-mart sẽ
vận chuyển hàng từ cửa nhà máy của nhà sản xuất.
- Wal-mart giành rất nhiều thời gian để làm việc với nhà cung cấp để có thể hiểu

được cấu trúc chi phí của họ.
*Sức mạnh của Wal-mart trong việc mua hàng:
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 18
Là một tập đoàn bán lẻ lớn nhất nhất thế giới, Wal-mart có một sức mạnh vô
cùng to lớn so với các nhà cung cấp và sử dụng quyền lực này để ảnh hưởng mọi thứ
từ giá cả sản phẩm cho đến lịch trình giao hàng!
Wal-mart đã và đang thúc ép, gây áp lực cho những nhà cung cấp phải hiệu quả,
cắt giảm chi phí trên chuỗi cung ứng của mình.Wal-mart thường xuyên thanh tra sổ
sách của nhà cung cấp và buộc họ phải cắt giảm chi phí ở những chỗ mà Wal-mart
cho rằng là không hợp lý. Khi mà các tiêu chuẩn về môi trường hay lao động tạo ra
rào cản cho việc cắt giảm chi phí thì Wal-mart khuyến khích những nhà cung cấp di
chuyển tới thị trường khác nơi mà những nhà cung cấp này có thể tiếp tục sản xuất ở
mức giá thấp cái mà Wal-mart luôn luôn đòi hỏi.
2.2 Hệ Thống Quản trị chuỗi cung ứng của WAL-MART
2.2.1 Quản trị hệ thống thông tin và ứng dụng công nghệ
Trong việc quản lý chuỗi cung ứng, từ đầu những năm 80 đầu, Wal-Mart sẽ sử
dụng việc cung cấp nhanh chóng của tất cả các QR điện tử cung cấp dây chuyền hiện đại,
quản lý, và liên tục cập nhật công nghệ vào phương thức quản lý. Có thể nói rằng đây là
quản lý chuỗi cung ứng bởi sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong doanh nghiệp cho
một bước nhảy vọt về chất
Trong xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày nay, thì công nghệ thông tin đã và sẽ đóng
một vai trò cực kỳ quan trọng trong năng lực cạnh tranh cốt yếu của các doanh nghiệp.
Với một Tập đoàn bán lẻ và phân phối lớn nhất thế giới như Wal-mart thì kỹ thuật và
công nghệ thông tin gần như là yếu tố then chốt tạo ra sự uyển chuyển và hiệu quả trong
toàn hệ thống. Hệ thống thông tin đã đóng một phần rất lớn trong việc xây dựng những
chuỗi cung ứng hiệu quả nhất thế giới, có năng lực tiết kiệm hơn 300 triệu USD hàng
năm.
2.2.1.1 Xây dựng hệ thống thông tin tích hợp (Integration information system)
Cụ thể, điều này: Wal-Mart thông qua EDI (dữ liệu điện tử trao đổi) hệ thống POS (điểm
của quản lý thông tin bán hàng) dữ liệu thông qua ngày bên cung cấp, cung cấp phụ có

thể hiểu được doanh số bán hàng của Wal-Mart, nắm bắt xu hướng nhu cầu hàng hóa, kịp
thời điều chỉnh sản xuất kế hoạch và kế hoạch mua sắm vật tư, phía cung sử dụng EDI hệ
thống trước khi xếp hàng đến Wal-Mart đã gửi ASN (trước vận chuyển danh sách), do
đó, Wal-Mart có thể làm được chuẩn bị tốt hơn để mua, trong khi loại bỏ sự cần thiết cho
hoạt động nhập dữ liệu của hàng hoá, hàng hoá, kiểm tra hiệu quả hoạt động. Điều này
giúp Wal-Mart loại bỏ việc mua hàng hoá kinh doanh, tiết kiệm chi phí, tập trung vào các
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 19
hoạt động bán hàng, và có thể trước đó ở bên cung cấp các chương trình khuyến mãi
hàng hóa, kế hoạch sản phẩm để mua với giá thấp hơn.
Hệ thống thông tin tích hợp là việc sử dụng một phần mềm hệ thống để thực hiện
việc chia sẻ thông tin giữa các bộ phân liên quan lẫn nhau trong hoạt động của chuỗi
cung ứng. Đó là việc đầu tư hệ thống công nghệ thông tin “4 liên kết”, bao gồm:
 Cửa hàng Wal-Mart
 Trụ sở công ty của Wal-Mart
 Trung tâm Wal-Mart
 Nhà cung cấp.
Thông qua hệ thống này, Wal-Mart nối kết thông tin giữa các cửa hàng với trụ sở công ty
và trung tâm Wal-Mart để xác định lượng hàng tồn kho. Sau đó, Wal-Mart cho phép nhà
cung cấp tiếp cận hệ thống mạng ngoại vi của họ để theo dõi việc bán hàng. Từ đó, nhà
cung cấp sẽ điều chỉnh kế hoạch sản xuất sản phẩm sao cho hợp lý.
Lúc đầu nhà cung cấp không thực hiện việc chia sẻ thông nhưng bây giờ họ đã trở nên
gắn chặt với hệ thống. Điều này cho phép công ty có thể giữ chi phí lưu kho ở mức thấp,
cho phép các nhà cung cấp điều chỉnh việc tăng hay giảm hoạt động sản xuất phụ thuộc
vào việc bán hàng.
Wal-mart có hơn 60.000 nhà cung cấp nếu chỉ tính riêng trong nước Mỹ, có thể giữ cho
mọi thành viên am hiểu thông tin là rất khó. Công ty phải làm xuyên suốt từng mắt xích
của hệ thống bán lẻ, nơi mà các nhà cung cấp có thể kết nối thông tin trong một hệ thống
internet bảo mật.
Việc điều tiết được lượng sản phẩm sản xuất ra đã làm giảm đáng kể hàng tồn kho, giúp
Wal-Mart tiết kiệm được 5-10% chi phí cho hàng hoá so với hầu hết các đối thủ. Đó cũng

là điều kiện để nhà cung cấp càng gắn kết chặt với Wal-Mart và Wal-Mart càng có nhiều
cơ hội mua hàng trực tiếp từ chính nhà sản xuất mà không cần thông qua các đại lý trung
gian.
2.2.1.2 Ứng dụng công nghệ RFID
Wal-Mart bởi sự tích hợp của hệ thống quản lý dây chuyền cung cấp của các công nghệ
nhận dạng tần số radio RFID. Sử dụng công nghệ tiên tiến để theo dõi và kiểm soát từng
theo dõi sản phẩm và liên kết kiểm soát trong hậu cần và kiểm soát chất lượng sản phẩm
thiếu. Tháng 1 năm 2005 khoảng 100 nhà cung cấp bắt đầu gắn thẻ RFID hộp và chuyển
tới trung tâm pallets nhiều phân phối Texas, đánh dấu sự Wal-Mart đã tạo ra một kỷ
nguyên mới của quản lý chuỗi cung ứng. Tháng 1 năm 2006 có hơn 200 nhà cung cấp
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 20
theo yêu cầu áp dụng RFID. Mặc dù phạm vi giới hạn của các lô hàng ban đầu, nhưng sẽ
một ngày trở thành một doanh nghiệp lớn. Wal-Mart yêu cầu của RFID để dự đoán
những hậu quả của quá sớm, mười năm sau đó có thể chứng minh điều này là một bước
quan trọng, như của thế kỷ cuối 70, một tỉnh cửa hàng Wal-Mart ở Ohio, đã bắt đầu các
mã vạch đầu tiên quét cùng ý nghĩa.
Từ việc sử dụng RFID bắt buộc của các điểm công nghệ của xem, các yêu cầu cho các
nhà cung cấp, Wal-Mart được biết đến với khắt khe trong công nghiệp, tiêu chuẩn đã trở
thành đối tượng của nhiều doanh nghiệp theo tham chiếu. Từ trang web chính thức của
nó để cung cấp nhu cầu xem, Wal-Mart có thể được thực hiện bao gồm tất cả: nhà cung
cấp cho phù hợp với luật pháp địa phương, cho thời gian làm việc của nhân viên, đối xử
phân biệt chủng tộc, môi trường làm việc cho các nhà cung cấp, đặc biệt là trong bảo vệ
môi trường yêu cầu đối với hợp tác với các bí mật thương mại của Wal-Mart đã lấy một
yêu cầu nghiêm ngặt rõ ràng.
Tổng quan về công nghệ RFID
Công nghệ RFID là công nghệ nhận dạng hàng hoá bằng tần số radio. Các con chíp nhỏ
được gắn vào các sản phẩm hoặc bao bì sản phẩm và chúng phát ra các tín hiệu radio tới
thiết bị máy thu cầm tay. Nhân viên có thể dùng hệ thống này để nhanh chóng đếm có
bao nhiêu sản phẩm đang trên giá một cách đơn giản dọc theo lối đi xuống các gian hàng.
Công nghệ RFID gồm có 3 phần cơ bản:

Một thẻ được gắn vào một hàng hoá hay sản phẩm.
Một người thẩm vấn (interrogator) gồm một anen và bộ phận nhận giữ liệu của thẻ.
Một bộ phận giám sát có thể là một máy tính hoặc một bộ phận, xử lý dữ liệu nhận được.
Công nghệ nổi bật chính là RFID (Radio Frequency Identification - Nhận dạng tần số
sóng vô tuyến). Đây là một kỹ thuật nhận dạng sóng vô tuyến từ xa, cho phép đọc dữ liệu
trên con chíp điện tử mà không cần tiếp xúc trực tiếp với nó nhờ sự trợ giúp của sóng vô
tuyến ở khoảng cách từ 50cm tới 10m, tùy theo dạng thẻ. Bộ nhớ của con chíp có thể
chứa từ 96 đến 512 bit dữ liệu, nhiều gấp 64 lần so với một mã vạch. Bên cạnh đó, thông
tin lưu giữ trên con chíp có thể được sửa đổi bằng sự tương tác của một máy đọc. Dung
lượng lưu trữ cao của những thẻ thông minh này sẽ cho phép chúng cung cấp các thông
tin đa dạng như thời gian lưu trữ, ngày bán, giá và thậm chí cả nhiệt độ sản phẩm. Với
công nghệ mới, các thẻ RFID có thể “nói” chính xác sản phẩm là gì, nó đang nằm ở đâu,
khi nào hết hạn, hay bất cứ thông tin nào mà bạn muốn lập trình cho nó.
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 21
Công nghệ RFID sẽ truyền tải vô số dữ liệu về địa điểm bán hàng, nơi để sản phẩm,
cũng như các chi tiết khác trong dây chuyền cung ứng. Nói cách khác, nó sẽ có tác động
rất lớn lên dây chuyền cung ứng. Tuy nhiên, hai rào cản lớn nhất ngăn trở sự phát triển
rộng rãi của RFID là chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng và thiếu các chuẩn mực chung được
tất cả các ngành công nghiệp chấp nhận.
 Lợi ích của công nghệ RFID
Với Wal-Mart, mục tiêu chủ yếu khi sử dụng RFID là giảm thiểu sự thiếu hàng
trong kho và bằng cách đó, nâng cao sản lượng nói chung. RFID cũng có thể giúp Wal-
Mart tránh việc đặt hàng quá nhiều, sự hỗn loạn trong kiểm kê ở các cửa hàng và nâng
cao khả năng hoạch định sản lượng cho các nhà sản xuất. Wal-Mart còn có dự định sử
dụng RFID để truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm nhận biết những thay đổi của nhiệt
độ và kiểm soát hạn sử dụng.
RFID sẽ thực hiện tốt hơn chuỗi cung ứng trong kỉ nguyên của mã vạch, cho phép tính rõ
ràng thời gian thực không ghép nối để chất hàng trong kho hay quá cảnh, và sự xoay vần
của thông tin đi cùng với người chuyên chở cơ sở. Công nghệ RFID đã đề xuất cho
những sự cải tiến quan trọng trong hệ thống mã vạch, với công nghệ FRID công nhân

không thể quét một thẻ RFID hai lần bởi vì mỗi hàng hóa có một mã nhận dạng độc nhất.
Công nghệ mã vạch chắc chắn thiếu những khả năng đó. Việc tự động hóa RFID cũng
cho phép P&G đẩy mạnh quá trình chu chuyển sản phẩm tới một trung tâm phân phối:
mất 20 giây để điều khiển bằng tay đếm dữ liệu mã vạch trong một tấm nâng hàng, trong
khi chỉ 5 giây với công nghệ RFID.
2.2.1.3 Giải pháp CPFR
Giải pháp CPFR (
Collaborative
Collaborative


planning, forecasting, and replenishment)
planning, forecasting, and replenishment)
:
: Là một
kế hoạch, trong đó các nhà cung cấp và Wal-mart kết hợp với nhau, dự báo nhu cầu
khách hàng để từ đó tối ưu hoạt động cung ứng. CPFR sẽ cung cấp một một kế hợp tác,
gồm:
 Cải thiện hoạt động dự báo cho tất cả các đối tác trong chuỗi cung ứng và thực
hiện việc chia sẻ thông tin này.
 Sau đó Wal-mart và các nhà cung cấp thực hiện việc điều phối (điều chỉnh) các
hoạt động logistics có liên quan.
Các bộ phận của giải pháp CPFR:
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 22
Hình 12 : Mô Hình CPFR.
(Source: Matt Johnson,”Collaboration Modelling: CPFR Implementation
Guidelines”,Chicago,Council of Logistics Management.)
Hình 13 : Sơ đồ chu trình CPFR.
 CRM là giải pháp phần mềm giúp Wal-mart quản lí mối quan hệ khách hàng hiệu
quả hơn thông qua những kênh trực tiếp hoặc gián tiếp mà khách hàng lựa chọn sử

dụng. Với CRM, Wal-mart có thể lựa chọn một giải pháp quan hệ khách hàng hợp
lý dựa trên tiêu chí đặt khách hàng ở vị trí trung tâm, quan tâm tới nhu cầu của
khách hàng nhằm đạt được mục đích là duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng và
đạt được lợi nhuận tối đa trong kinh doanh.
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 23
Công ty tham
gia với nhà
cung ứng
Thoả thuận phạm
vi hợp tác
Lựa chọn phần
mềm hỗ trợ
Đánh giá
giá trị của
chuỗi
Xác định rõ những yêu
cầu về hợp tác(dự báo
nhu cầu, về logistics)
Cùng thực hiện
việc dự báo và
giải quyết khó
Sử dụng kết quả đó
thực hiện dự trữ và
lịch trình giải quyết
 ERP - Hệ thống hoạch định các nguồn lực của doanh nghiệp (Enterprise resources
Planning) là bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ các
ứng dụng quản lý sản xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất nhằm tự động
hoá các quy trình quản lý Với ERP, mọi hoạt động của công ty bạn, từ quản trị
nguồn nhân lực, quản lý dây chuyền sản xuất và cung ứng vật tư, quản lý tài chính
nội bộ, đến việc bán hàng, tiếp thị sản phẩm, trao đổi với đối tác, khách hàng…

đều được thực hiện trên một hệ thống duy nhất. ERP được xem là một giải pháp
quản trị doanh nghiệp thành công nhất trên thế giới hiện nay. Nếu triển khai thành
công ERP, bạn sẽ có thể tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh và thêm cơ
hội để phát triển vững mạnh.
APS (Advanced planning and scheduling) là chương trình dùng thuật toán để tìm ra các
giải pháp tối ưu cho những vấn đề phức tạp của kế hoạch.
Wal-Mart để tham khảo, không chỉ là bề mặt khoa học công nghệ và mô hình quản lý sử
dụng, cần tập trung vào các chiến lược học tập cho triết lý quản lý của mình. chuỗi cung
ứng của Wal-Mart cho đầu tư vào công nghệ tiên tiến, được dựa trên chiến lược kinh
doanh tổng thể của "giá thấp hàng ngày, luôn luôn" rút ra. Nói cách khác, chi phí kinh
doanh của Wal-Mart và các nền kinh tế của quy mô với chiến lược tổng thể, chiến lược
cốt lõi của nó là khối lượng đặt hàng các lĩnh vực hậu cần bằng cách cải thiện hiệu quả và
chi phí kiểm soát. Thứ hai, Wal-Mart luôn luôn là một quản lý chuỗi cung ứng tăng
mạnh: việc thực hiện các mã vạch từ 70 đến 80 của khái niệm sáng tạo của hậu cần quản
lý, đến nay như là người biện hộ chính của RFID. Có thể nói rằng Wal-Mart hơn là mù
quáng hậu cần quản lý để được giảm như là một trung tâm chi phí, mà là để tiếp tục đổi
mới khả năng cạnh tranh cốt lõi của doanh nghiệp, và trở thành nguồn thứ ba lợi nhuận
của doanh nghiệp, lợi nhuận trung tâm thực sự là một mô hình quản lý thay đổi .
2.2.2 Quản trị vật tư
Bởi Wal-Mart là một nhà phân phối khổng lồ, đến nỗi các thương hiệu sản phẩm
không thể để mình bị loại bỏ khỏi các kệ hàng nhà bán lẻ. Kết quả là, một nhà sản xuất
của một thương hiệu nổi tiếng có thể phải chịu sự nhượng bộ về giá cả để được có mặt
trong chuỗi cửa hàng Wal-Mart. Đây chính là một trong những lợi thế quan trọng với
mức giá bán thấp hơn bất kỳ đối thủ nào (thấp hơn 15%) trong các cửa hàng và đại siêu
thị của Wal-mart. Trong hoạt động quản trị vật tư Wal-mart có những chiến lược về thu
mua như sau:
 Wal-mart chỉ mua hàng trực tiếp từ nhà sản xuất, không chấp nhận trung gian;
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 24
 Wal-mart là một nhà đám phán rất cứng rắn (tough) về giá và chỉ giá mà thôi
(Walmart có một đội ngũ chỉ nghiên cứu lý thuyết trò chơi trong đàm phán để làm

sao giành lợi thế về mình tốt nhất ).
 Wal-mart sẽ mua hàng theo chính sách factory gate pricing nghĩa là walmart sẽ
vận chuyển hàng từ cửa nhà máy.
 Walmart rất chịu khó giành thời gian làm việc với nhà cung cấp và dĩ nhiên chỉ để
hiệu cấu trúc chi phí của họ như: anh mua nguyên liệu của ai? Giá bao nhiêu?
Công nhân của anh là ai? Lương thế nào? Có giảm được không? Vận chuyển
nguyên liệu thế nào? Có phụ phí không? Lợi nhuận biên của anh bao nhiêu? Tại
sao lại là thế? Tại sao? Và dĩ nhiên chỉ sau khi thỏa mãn thì walmart mới ký hợp
đồng dài hạn.
Wal-mart đã và đang thúc ép, gây áp lực cho những nhà cung cấp phải hiệu quả, cắt giảm
chi phí trên chuỗi cung ứng của mình.Wal-mart thường xuyên thanh tra sổ sách của nhà
cung cấp và buộc họ phải cắt giảm chi phí ở những chỗ mà Wal-mart cho rằng là không
hợp lý…
Các hàng hoá sau khi được thu mua từ các nhà cung cấp sẽ được chuyển tới hệ thống các
trung tâm phân phối của Wal-mart. Tại đây hàng hoá sẽ được dự trữ trong một khoảng
thời gian ngắn và có thể thực hiện các hoạt động về như đóng gói hàng hoá, gián nhãn,….
2.2.3 Quản trị vận tải
Hoạt động vận tải của chuỗi cung ứng Wal-mart đóng một vai trò cực kỳ quan trọng
trong lưu chuyển hàng hoá từ các nhà cung cấp đến trung tâm phân phối và từ trung tâm
phân phối đến từng cửa hàng và siêu thị của Wal-mart. Hoạt động vận tải chính xác, an
toàn sẽ giúp cho hàng hoá đến đúng nơi và đúng thời điểm cần thiết.
Một nét nổi bật trong hạ tầng
logistics
của
Wal-Mart
là hệ thống vận tải linh hoạt và
nhanh nhẹn của nó. Các trung tâm phân phối được phục vụ bởi hơn 3500 xe tải. Những
đội ngũ xe tải chuyên dụng này cho phép công ty vận chuyển hàng hóa từ trung tâm phân
phối đến các cửa hàng trong vòng 2 ngày và làm đầy các kệ hàng ở cửa hàng 2 lần 1 tuần.
Wal-Mart tin rằng nó cần đến những tài xế người mà đã cam kết và luôn tận tâm với dịch

vụ khách hàng. Công ty chỉ thuê những tài xế có kinh nghiệm và đã từng lái trên 300,000
dặm chưa từng gây tai nạn.
Với chiến lược này, mục tiêu đầu tiên của Wal-Mart là rút ngắn không gian và thời gian
vận chuyển. Ban đầu nhà sản xuất chở hàng đến trung tâm phân phối của Wal-Mart. Sau
đó, từ trung tâm này, Wal-Mart sẽ chuyển hàng đến những cửa hàng con của mình. Như
vậy, ở khâu đầu tiên, Wal-Mart phải trả cho nhà sản xuất chi phí vận chuyển
Khoa kinh tế - Trường đại học nông lâm tp. Hồ Chí Minh Trang 25

×