Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

giáo án vật lý 10 bài 38 sự chuyển thể của các chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.51 KB, 3 trang )

Vật lý 10
Bài 38: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
1. MỤC TIÊU
1.1. Kiến thức:
- Định nghĩa và nêu được các đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc. Viết được công
thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho trong bài.
- Nêu được định nghĩa của sự bay hơi và sự ngưng tụ.
- Phân biệt được hơi khô và hơi bão hoà.
- Định nghĩa và nêu được đặc điểm của sự sôi
1.2. Kĩ năng:
- Áp dụng được công thức tính nhiệt nóng chảy của vật rắn để giải các bài tập đã cho
trong bài
- Giải thích được nguyên nhân của trạng thái hơi bão hoà dựa trên quá trình cân bằng
động giữa bay hơi và ngưng tụ.
- Giải thích được nguyên nhân của các quá trình này dựa trên chuyển động của các phân
tử.
- Viết và áp dụng được công thức tính nhiệt hoá hơi của chất lỏng để giải các bài tập đã
cho trong bài.
- Nêu được những ứng dụng liện quan đến các quá trình nóng chảy – đông đặc, bay hơi –
ngưng tụ và quá trình sôi trong đời sống và kĩ thuật.
2. CHUẨN BỊ
2.1. Giáo viên:
- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ nóng chảy và đông đặc của thiết (dùng nhiệt kế cặp
nhiệt), hoặc của băng phiến hay của nước đá (dùng nhiệt kế dầu).
- Bộ thí nghiệm chứng minh sự bay hơi và ngưng tụ.
- Bộ thí nghiệm xác định nhiệt độ của hơi nước sôi.
2.2. Học sinh:
Ôn lại các bài: “Sự nóng chảy và đông đặc”, “Sự bay hơi và ngưng tụ”, “Sự sôi” trong
SGK Vật lí 6.
3. TIẾN TRÌNH DẠY, HỌC
Tiết 1:


Hoạt động 1 ( phút): Thí nghiệm về sự nóng chảy
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhớ lại khái niệm sự nóng chảy và đông
đặc đã học ở THCS.
- Quan sát thí nghiệm, đồ thị 38.1 và trả lời
C1.
- Đọc SGK và rút ra các đặc điểm của sự
nóng chảy.
- Nêu câu hỏi giúp HS ôn tập
- Tiến hành thí nghiệm đun nóng chảy nước
đá hoặc thiếc.
- Lấy ví dụ tương ứng với mỗi đặc điểm.
Hoạt động 2 ( phút): Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt nóng chảy.
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Qúa trình nóng chảy là quá trình thu nhiệt - Nhận xét trả lời của HS.
Vật lý 10
hay toả nhiệt?
- Nhận xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến
độ lớn nhiệt nóng chảy.
- Nhận xét ý nghĩa của nhiệt nóngchảy
riêng.
- Giới thiệu khái niệm nhiệt nóng chảy
- Giải thích công thức 38.1
Hoạt động 3 ( phút): Thí nghiệm về sự bay hơi và ngưng tụ.
Hoạt động của Học sinh
- Nhớ lại khái niệm về sự bay hơi và ngưng
tụ
- Thảo luận để giải thích nguyên nhân bay
hơi và ngưng tụ.
- Trả lời C2.

- Trả lời C3.
Trợ giúp của Giáo viên
- Nêu câu hỏi giúp HS ôn tập.
- Hướng dẫn: Xét các phân tử chất lỏng và
phân tử hơi ở gần bề mặt chất lỏng.
- Nêu và phân tích các đặc điểm của sự bay
hơi và ngưng tụ
Hoạt động 4 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà.
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.
- Yêu cầu: HS chuẩn bị bài sau.
Tiết 2:
Hoạt động 1 ( phút): Tìm hiểu về hơi khô và hơi bão hoà.
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Thảo luận để giải thích hiện tượng thí
nghiệm.
- Nhận xét về lượng hơi trong hai trường
hợp.
- Trả lời C4.
- Mô tả hoặc mô phỏng thí nghiệm hình
38.4
- Hướng dẫn: so sánh tốc độ bay hơi và
ngưng tụ trong mỗi trường hợp.
- Nêu khái niệm và giới thiệu tính chất của
hơi khô và hơi bão hoà.
- Hướng dẫn: Xét số phân tử hơi khi thể
tích hơi bão hoà thay đổi
Hoạt động 2 ( phút): Nhận biết sự sôi

Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhớ lại khái niệm sự sôi.
- Phân biệt với sự bay hơi.
- Nêu câu hỏi để HS ôn tập
- Hướng dẫn: So sánh điều kiện xảy ra.
Vật lý 10
- Trình bày các đặc điểm của sự sôi. - Nhận xét trình bày của học sinh.
Hoạt động 3 ( phút): Tìm hiểu khái niệm và công thức tính nhiệt hoá hơi.
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoá
hơi của chất lỏngtrong quá trình sôi
- Nhận xét về ý nghĩa của nhiệt hoá hơi
riêng.
- Nêu, phân tích khái niệm và công thức
tính nhiệt hoá hơi.
- Gợi ý, ý nghĩa.
Hoạt động 4 ( phút): Vận dụng.
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Đọc SGK, tìm hiểu các ứng dụng của sự
nóng chảy và đông đặc, bay hơi và ngưng
tụ, sự sôi.
- Làm bài tập 14 trang 202 SGK
- Lưu ý các đặc điểm của mỗi quá trình.
- Hướng dẫn: Xác định rõ các quá trình
chuyển thể của vật.
Hoạt động 5 ( phút): Giao nhiệm vụ về nhà
Hoạt động của Học sinh Trợ giúp của Giáo viên
- Ghi câu hỏi và bài tập về nhà.
- Ghi những chuẩn bị cho bài sau.
- Nêu câu hỏi và bài tập về nhà.

- Yêu cầu: Học sinh chuẩn bị bài sau
4. RÚT KINH NGHIỆM




×