LỜI NÓI ĐẦU
Trong nền kinh tế hiện đại, thuế không chỉ là công cụ thu của Ngân
sách Nhà nước mà còn là một công cụ của Nhà nước để quản lý điều tiết vĩ
mô nền kinh tế. Khi nền kinh tế mỗi nước chuyển sang một giai đoạn mới với
những chủ trương, chính sách định hướng sự phát triển kinh tế thay đổi thì
chính sách thuế của quốc gia cũng được cải cách cho phù hợp.
Đối với Việt Nam, khi chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì việc áp dụng
luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) thay thuế thu nhập là một bước ngoặt lớn
trong việc cải cách cơ chế quản lý kinh tế- tài chính, đặc biệt là chính sách
thuế của Nhà nước.
Sau hơn 4 năm thực hiện, ta thất trong các sắc thuế gián thu thì thuế
GTGT được xem là phương pháp thu tién bộ hiện nay, được đánh giá cao vì
luật thuế GTGT đã đạt được cơ bản các mục tiêu lớn của chính sách thuế hiện
nay, phù hợp với yêu cầu công nghiệp hoá- hiện đại hoá, khuyến khích
chuyên môn hoá, khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất
kinh doanh.
Tuy nhiên việc áp dụng thuế GTGT ở nước ta vẫn còn được xem là một
vấn đề khá mới mẻ, việc thực hiện còn nhiều vướng mắc. Nên theo em, việc
nghiên cứu đề tài này là cần thiết, nó giúp em hiểu thêm phần nào về thuế
GTGT ở nước ta.
Trong phạm vi bài viết này em xin đề cập đến vấn đề: “Thuế GTGT
khuyến khích đối với việc sản xuất kinh doanh.”
1 1
I/ Lý luận chung
1. Thuế GTGT là gì?
Thuế GTGT còn được gọi là VAT (Volue Added Tax) là một thứ thuế
gián thu tính trên phần giá trị tăng thêm phát sinh trong mỗi khâu, mỗi công
đoạn của quá trình sản xuất, lưu thông, luân chuyển hàng hoá, dịch vụ.
2. Vai trò của thuế GTGT trong hệ thống thuế nước ta
Thuế GTGT là một thứ thuế vừa dễ thu vừa có năng suất thu cao nhất
so với các sắc thuế gián thu khác. Chính vì vậy mà hiện nay đã có hơn 120
nước trên khắp các châu lục áp dụng như toàn bộ các nước công nghiệp phát
triển Tây Âu, các nước Đông Âu, các nước đang phát triển tại châu Mỹ La
tinh, châu Phi, những nước công nghiệp mới châu Á. Đặc biệt thuế GTGT đã
được áp dụng ở tất cả các nước có nền kinh tế chuyển đổi như Trung Quốc,
Nga, Bacan, Séc, Việt Nam…
Trong hệ thống thuế tiêu dùng, thuế GTGT được coi là sắc thuế chủ
đạo trong việc đảm bảo nguồn thu ổn định và thường xuyên cho ngân sách
Nhà nước. Thuế này có đối tượng chịu thuế rộng (bao quát hầu hết tất cả các
loại hàng hoá dịch vụ), mức thuế suất tương đối quân bình, tính trên phần giá
trị tăng thêm ở tất cả các khâu luân chuyển của hàng hoá dịch vụ nên không
trùng lắp, thể hiện tính trung lập kinh tế cao, không làm méo mó các mối quan
hệ tổ chức của các hoạt động kinh tế.
3. Phạm vi áp dụng thuế GTGT
Xét theo tiêu thức lãnh thổ, thuế GTGT được thực hiện theo nguyên tắc
“điểm đến” - hàng hoá, dịch vụ được “đem đến” tiêu dùng ở đâu thì người
tiêu dùng ở đó phải chịu thuế GTGT. Nói cách khác, nếu hàng hoá dịch vụ
được sản xuất ở một nơi (xét theo tiêu thức lãnh thổ) nhưng không tiêu dùng
ở nơi đó thì nó sẽ không phải chịu thuế GTGT ở nơi sản xuất. Do vậy, tất cả
các nước áp dụng thuế GTGT khi xuất khẩu hàng hoá dịch vụ ra nước ngoài
không những không đánh thuế GTGT vào hàng xuất khẩu mà còn cho phép
khấu trừ (hoàn trả) số thuế GTGT đã chứa đựng trong giá cả hàng hoá, dịch
vụ ở những khâu trước đó (nếu có).
2 2
Ngược lại, hàng hoá, dịch vụ được sản xuất, cung cấp bởi nước khác
nhập khẩu vào nước mình thì phải chịu thuế GTGT ngay ở khâu nhập khẩu.
Thông lệ này còn được gọi là tính chất lãnh thổ của thuế GTGT.
Thuế GTGT là loại thuế tính trên phần giá trị tăng thêm qua mỗi khâu
của quá trình luân chuyển. Vì vậy, về mặt nguyên tắc, giá tính thuế GTGT là
giá cung cấp hàng hoá dịch vụ chưa có thuế GTGT. Trường hợp đối tượng
chịu thuế là hàng hoá nhập khẩu thì giá tính thuế là giá dùng để tính thuế nhập
khẩu (giá mua hàng hoá tại cửa khẩu) cộng với thuế nhập khẩu. Sở dĩ phải
cộng yếu tố thuế nhập khẩu là vì thuế nhập khẩu của bất kì 1 loại hàng hoá
nào đó đều có tác dụng như một cái “nệm” cân đối sự chênh lệch giữa giá cả
của hàng nội địa cùng loại tuỳ theo quan điểm bảo hộ nặng hay nhẹ của nước
nhập khẩu. Nói cách khác, thuế nhập khẩu là một trong những nhân tố tạo mặt
bằng khởi điểm về giá khi một hàng hoá nào đó được nhập khẩu vào thị
trường nội địa. Do vậy, tính thuế GTGT trên cả yếu tố thuế nhập khẩu không
có nghĩa là tính trùng (thuế chồng lên thuế) mà là điều kiện cần và đủ để đảm
bảo sự công bằng giữa hàng nhập khẩu và hàng sản xuất trong nước. Từ đó sẽ
triệt tiêu được hiệu ứng chuộng hàng ngoại nhập do có ưu thế về mặt giá cả
tiêu dùng (giá đã có thuế GTGT).
4. Thuế suất thuế GTGT
Về mặt thuế suất, thuế GTGT là loại thuế có ít mức thuế suất so với các
loại thuế tiêu dùng khác. Lịch sử áp dụng thuê GTGT trên thế giới cho thấy
có thể có 4 mức thuế suất được sử dụng:
- Nhóm thuế suất điều tiết (mức thuế suất cao trên dưới 30%) áp dụng
đối với những mặt hàng được coi là xa xỉ phẩm. Về sau nhóm thuế suất này bị
bãi bỏ trên hầu hết các nước trên thế giới.
- Nhóm thuế suất thông thường (biến động từ 10% đến 20% tuỳ từng
nước). Áp dụng đối với hàng hoá dịch vụ thông thường. Đại đa số các nước
đều áp dụng mức thuế suất phổ biến trong khoảng 10% đến 20%.
- Nhóm thuế suất ưu đãi (khoảng 5% đến 7%), thường áp dụng đối với
các mặt hàng lương thực thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác.
3 3
- Thuế suất đặc biệt 0% áp dụng với hàng hoá hoặc dịch vụ xuất khẩu.
Mục đích của việc áp dụng thuế suất đặc biệt 0% là để cho các doanh nghiệp
xuất khẩu được hưởng quyền khấu trừ toàn bộ số thuế GTGT đã phải nộp ở
những khâu sản xuất, lưu thông trước đó tạo điều kiện cạnh tranh về giá của
của hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới.
Từ thập kỷ 80%, người ta nhận thấy rằng nếu thuế GTGT càng đơn
giản thì càng dễ áp dụng, dễ đạt được các mục tiêu đặt ra. Vì vậy, thuế GTGT
một thuế suất trở nên thịnh hành (trừ nhóm thuế suất đặc biệt 0%). Việc áp
dụng thuế GTGT với 1 thuế suất thống nhất có cái lợi cơ bản là khắc phục
ngay lập tức mọi nguy cơ gian lận, trốn thuế sinh ra từ việc nhập nhằng về
thuế suất vì nếu chỉ còn 1 thuế xuất thì không thể còn cơ hội đánh tráo giữa
thuế suất cao với thuế suất thấp để gian lận thuế được nữa.
II. Nội dung chính
1. Những ưu điểm chung của thuế GTGT trong việc khuyến khích sản
xuất kinh doanh
Sau gần 5 năm thực hiện Luật thuế GTGT, chúng ta có thể khẳng định:
Thuế GTGT là 1 loại thuế tiên tiến, mang tính chuyên môn hoá cao. Từ khi
Luật thuế được ban hành đã kích thích mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh và đầu
tư.
Đối với các doanh nghiệp, thuế GTGT tính trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng
nên loại bỏ triệt để hiện tượng thuế chồng lên thuế và làm cho thuế trở nên
hợp lý hơn, giải toả tâm lý ức chế bấy lâu nay của các doanh nghiệp và tạo
điều kiện cho các cán bộ hành thu thuận lợi hơn trong vấn đề tuyên truyền,
giải thích luật thuế.
Thuế GTGT đánh vào hàng nhập khẩu (điều mà thuế doanh thu không
thực hiện được) đã tạo ra 3 khả năng quan trọng: Một là góp phần khuyến
khích và bảo hộ hợp lý sản suất nội địa; hai là mở ra cơ hội để giảm thuế nhập
khẩu, thúc đẩy tiến trình Việt Nam hội nhập kinh tế với thế giới; ba là góp
phần chuyển dịch cơ cấu thuế theo hướng nội địa hoá.
4 4
Luật Thuế GTGT được thực hiện đã khuyến khích mạnh mẽ hàng xuất
khẩu: với thuế suất 0% cho hàng hoá xuất khẩu, toàn bộ thuế GTGT đầu vào
được hoàn trả đơn vị xuất khẩu. Đây là một động lực mạnh mẽ đối với hoạt
động xuất khẩu mà không có 1 sắc thuế nào có thể tạo ra. Vì thế năm 1999,
năm đầu tiên thực hiện Luật Thuế GTGT, khoảng 1720 tỉ đồng thuế GTGT đã
được hoàn trả cho các đơn vị nhập khẩu, góp phần quan trọng thúc đẩy kim
ngạch xuất khẩu tăng 23,8%, gấp 4 lần chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Luật Thuế
GTGT khuyến khích đầu tư vào tài sản cố định và đổi mới công nghệ nhằm
gia tăng chủng loại, chất lượng sản phẩm và giảm giá thành sản xuất. Thiết bị,
máy móc, phương tiện vận tải chuyên dùng nằm trong dây chuyền công nghệ
và vật tư xây dựng thuộc loại trong nước chưa sản xuất được, cần nhập khẩu
để tạo tài sản cố định, thì không thuộc diện chịu thuế GTGT.
Luật Thuế GTGT giúp tăng cường chế dộ hoạch toán tại các doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh. Việc khấu trừ thuế được hạch toán trên hoá
đơn bán hàng và mua hàng, vì thế các doanh nghiệp ngày càng chú trọng
hơn công tác kế toán nhằm hạch toán chính xác một số tỉ lệ cần thiết cho
khấu trừ thuế (xác định số thuế cần thiết doanh nghiệp phải nộp). Đồng
thời, các doanh nghiệp phải lưu giữ, bảo quản tốt sổ sách hoá đơn chứng từ.
Luật Thuế GTGT thực sự gắn với các hoạt động kinh tế tại các doanh
nghiệp và phù hợp với bối cảnh cạnh tranh của nền kinh tế thị trường. Cơ chế
vận hành của thuế GTGT là lấy thuế đầu ra trừ đi số thuế đầu vào trong cùng
kỳ. Nếu số chênh lệch (> 0) thì đó là số tiến thuế doanh nghiệp phải nộp. Nếu
số chênh lệch (< 0) thì đó là số thuế doanh nghiệp đã nộp thừa và ngân sách
nhà nước. Thuế đầu ra tỉ lệ với thuế doanh thu, thuế đầu vào tỷ lệ với giá trị
tài sản, vật tư, dịch vụ mua trong kì, nên số thuế phải nộp hay đã nộp thừa
(với điều kiện việc kê khai phải hoàn toàn chính xác) phản ánh trung thực tình
trạng sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
2. Khấu trừ thuế - Linh hồn của thuế GTGT
Về phương pháp tính thuế, thuế GTGT có thể áp dụng hai phương pháp
cơ bản:
a. Phương pháp khấu trừ: Hàng tháng, tại mỗi cơ sở kinh doanh, người
ta lấy tổng số thuế GTGT đầu ra thu được khi bán hàng trừ đi tổng số thuế
5 5
GTGT đầu vào phải trả khi mua hàng. Nếu kết quả là một số dương thì đó
chính là số thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước trong tháng đó. Nếu kết
quả là một số âm thì được chuyển bù trừ vào số thuế GTGT phải nộp của
tháng sau hoặc đề nghị cơ quan thuế hoàn lại theo qui định
b. Phương pháp trực tiếp: Trước hết người ta xác định lượng GTGT
thuộc diện chịu thuế do cơ quan sở kinh doanh sáng tạo ra trong một thời kỳ
nhất định (thường là 1 tháng) rồi sau đó nhân với thuế suất thuế GTGT thì sẽ
tìm ra được số thuế GTGT phải nộp ngân sách nhà nước.
Xét về mặt toán học thuần tuý, hai phương pháp này đều cho một kết
quả như nhau. Nhưng trong thực tế vận hành thuế GTGT trên thế giới, hầu hết
các nước đều qui định tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là nét đặc thù của thuế
GTGT. Ưu điểm nổi bật của cách tính này là không cần phải xác định GTGT
(vốn rất khó và không chính xác) nhưng vẫn đánh thuế GTGT, không phân
biệt đối tượng chịu thuế dó chịu thuế ở khâu sản xuất hay ở khâu lưu không.
Ở khâu cuối cùng của chu trình kinh tế, số thuế GTGT mà người tiêu dùng
cuối cùng thực sự phải chịu đúng bằng thuế suất nhân với giá bán lẻ chưa có
thuế GTGT. Số thuế này cũng đúng bằng tổng số thuế GTGT do các đơn vị
khác nhau “nộp” và “khấu trừ luân phiên” trong quá trình luân chuyển của sản
phẩm hàng hoá đó.
Phương pháp khấu trừ được coi là phương pháp tiên tiến vì nó tạo ra
một cơ chế kiểm soát tự động giữa các nhà sản xuất kinh doanh. Số thuế đầu
ra của doanh nghiệp bán về cơ bản cũng là số thuế đầu vào của doanh nghiệp
mua. Do đó, vì lợi ích kinh tế của chính mình, doanh nghiệp mua phải yêu cầu
doanh nghiệp bán xuất hoá đơn hợp lệ làm cơ sở cho việc tính khấu trừ. Cũng
nhờ cơ chế này mà cơ quan thuế có thể dễ dàng kiểm tra đối chiếu khi cần
thiết nhăm phát hiện các trường hợp gian lận, trốn thuế thông qua các nghiệp
vụ có liên quan.
Tuy nhiên, đặc tính nêu trên của thuế GTGT cũng giống như một con
dao hai lưỡi. Trong trường hợp điều kiện giám sát, kiểm tra của cơ quan thu
thuế bị hạn chế, hoặc ý thức chấp hành của đối tượng nộp thuế không cao thì
dễ nảy sinh hiện tượng lợi dụng gian lận thuế thông qua việc khấu trừ thuế
6 6