Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà văn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 129 trang )

i

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


LƢƠNG MAI HIẾU


THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ TRONG SÁNG TÁC
CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NGỮ VĂN



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGÔ THỊ THANH QUÝ




Thái Nguyên – 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên







LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ một công
trình nào khác.

Tác giả:




Lƣơng Mai Hiếu













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 3
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng nghiên cứu 8
5. Tƣ liệu nghiên cứu 8
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
7. Đóng góp của luận văn 9
8. Bố cục của luận văn 10
NỘI DUNG 11
CHƢƠNG 1: MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ VĂN
CHƢƠNG - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 11
1.1. Nhận diện thành ngữ, tục ngữ 11
1.1.1. Khái niệm tục ngữ 11
1.1.2. Phân biệt thành ngữ, tục ngữ 12
1.1.3. Nội dung và hình thức của tục ngữ 15
1.2. Những nhân tố cơ bản tác động tới ngôn ngữ nghệ thuật trong sáng tác
của Nam Cao 24
1.2.1. Sơ lƣợc về tiểu sử 24
1.2.2. Con ngƣời 25
1.2.3. Môi trƣờng sáng tác 27
1.2.4. Quan điểm nghệ thuật và cá tính sáng tạo: 29
Tiểu kết: 30
CHƢƠNG 2: CÁCH THỨC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TRONG TÁC PHẨM CỦA NAM CAO 32


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2.1. Triết lý về nhân phẩm qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác Nam Cao 32
2.2. Triết lý về nghề văn, nghề giáo qua thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác
Nam Cao 40
2.3. Phƣơng thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao 45
2.3.1. Vận dụng nguyên dạng thành ngữ, tục ngữ truyền thống 46
2.3.2. Vận dụng thành ngữ, tục ngữ ở dạng cải biến, sáng tạo 54
2.3.3. Vận dụng trùng điệp thành ngữ, tục ngữ 62
Tiểu kết: 66
CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ CỦA VIỆC VẬN DỤNG THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ
TRONG SÁNG TÁC CỦA NAM CAO 68
3.1. Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong phản ánh nội dung
sáng tác 68
3.2. Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong ngôn từ, diễn đạt
của tác phẩm 73
3.3. Giá trị biểu cảm của tác phẩm nhờ việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ 75
Tiểu kết: 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC
1


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Trong sáng tác dân gian của mỗi dân tộc, thành ngữ, tục ngữ là loại
hình có mối quan hệ hữu cơ hơn cả với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Thành

ngữ, tục ngữ ra đời từ bao giờ không ai xác định đƣợc, không ai biết có từ
thời kì nào trong lịch sử loài ngƣời, mà chỉ biết nó là “túi trí khôn” chứa đựng
những tri thức dân gian về mọi mặt của đời sống.
Mỗi ngƣời dân Việt Nam khi ý thức xây dựng, bồi đắp cho mình vốn
ngôn ngữ giàu có của tiếng mẹ đẻ thƣờng khi nói, khi viết thích dùng những
ý, những mẫu có sẵn. Những mẫu, những ý ấy đƣợc thế hệ trƣớc tạo ra, những
thế hệ sau sử dụng nhƣ một thói quen và nó trở thành thành ngữ. Trong kho
tàng ngôn ngữ dân tộc, thành ngữ không phải là một cách phát biểu duy nhất
đúng, cũng không phải là cách nói bắt buộc, mà là cách nói thƣờng đƣợc chọn
lựa. Trong khi sử dụng, chúng ta dùng thành ngữ là muốn lời phát ngôn có
chỗ dựa, mong ngƣời nghe hiểu tắt theo lối ƣớc lệ. Tục ngữ lại là những kho
kinh nghiệm của nhân dân về các hiện tƣợng tự nhiên, các quan hệ ứng xử xã
hội. Đó là nơi bộc lộ khá tập trung lối sống, những đặc điểm của tƣ duy, cách
cảm, lối nghĩ và lối nói của dân tộc. Tục ngữ phản ánh các hiện tƣợng tự
nhiên, xã hội, những kinh nghiệm sản xuất, các mối quan hệ xã hội bằng hình
thức nghệ thuật đặc thù. Hàng ngày, khi nghe đƣợc một câu nói hay, có ý
nghĩa nhờ vận dụng thành ngữ, tục ngữ một cách có hiệu quả thì chính ta cảm
thấy tâm đắc và nhƣ khám phá ra một điều gì mới lạ. Điều này khiến cho
thành ngữ, tục ngữ từ lâu đã trở nên quen thuộc, có sức sống lâu bền và khẳng
định đƣợc vị thế của mình trong đời sống tinh thần của nhân dân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1.2. Trong thƣởng thức văn chƣơng, mỗi khi đọc đƣợc một câu văn, câu
thơ hay, giàu hình ảnh, vận dụng nhuần nhuyễn, linh hoạt thành ngữ, tục ngữ
của dân tộc, ta cảm thấy nó có sức biểu cảm cao, cuốn hút ngƣời đọc và dễ đi
vào lòng ngƣời hơn. Thực tế, những nhà văn, nhà thơ lớn từ xƣa đến nay đều
là những ngƣời sử dụng vốn thành ngữ, tục ngữ một cách có hiệu quả trong
sáng tác của mình. Cùng với đó, vấn đề nghiên cứu về cách sử dụng thành
ngữ, tục ngữ trong văn chƣơng từ trƣớc đến nay đƣợc rất nhiều ngƣời quan

tâm, chú ý. Điều này cho thấy mảnh đất thành ngữ, tục ngữ đã đƣợc khai phá
từ rất lâu, nhƣng cho tới nay vẫn còn tiềm ẩn nhiều điều kỳ diệu.
Văn học dân gian hay văn học viết luôn phản ánh đời sống. Nhờ văn học
mà bức tranh hiện thực nƣớc ta của từng thời kì lịch sử đã hiện ra một cách
chân thực, đầy đủ. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945
đã có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những
bất công tàn bạo, vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố,
Nguyễn Công Hoan , Nam Cao là ngƣời góp phần đƣa trào lƣu văn học hiện
thực phê phán Việt Nam đầu thế kỉ XX phát triển đến đỉnh cao với những tác
phẩm xuất sắc. Sáng tác của Nam Cao đã vƣợt qua đƣợc những thử thách
khắc nghiệt của thời gian, càng thử thách càng ngời sáng. Lớp bụi thời gian
càng phủ dày theo tháng năm thì những tác phẩm của ông lại càng bộc lộ
những tƣ tƣởng nhân văn cao cả, ý nghĩa hiện thực sâu sắc, và vẻ đẹp ngôn
ngữ nghệ thuật điêu luyện, đặc sắc.
Đi sâu tìm hiểu từng câu chữ, từng từ ngữ trong các sáng tác của Nam
Cao, điều dễ nhận thấy tác giả đã vận dụng nhiều câu thành ngữ, tục ngữ. Dấu
ấn ấy đậm in trên từng trang viết của nhà văn. Trong đó, chúng tôi đặc biệt
quan tâm tới việc vận dụng tục ngữ của Nam Cao, có lẽ, bởi tục ngữ mang
hình thức ngắn gọn, súc tích, cô đọng, đầy đủ nội dung ý nghĩa cần diễn đạt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nên nhà văn đã sử dụng nó nhƣ một chất liệu dân gian trong rất nhiều tác
phẩm của mình.
1.3. Xét thấy sự vận dụng phong phú của thành ngữ, tục ngữ trong các
tác phẩm của Nam Cao là một vấn đề rất thú vị và mang nhiều ý nghĩa nhƣng
lại chƣa đƣợc chú ý đúng mức, ngƣời viết mạnh dạn chọn đề tài “Thành ngữ,
tục ngữ trong sáng tác của nhà văn Nam Cao” để nghiên cứu, đi sâu phân
tích, lý giải một cách hệ thống về vấn đề này. Hi vọng việc nghiên cứu sẽ
giúp tác giả luận văn thêm một lần nữa đƣợc thấy cái hay, cái đẹp của thành

ngữ, tục ngữ Việt Nam, cái sắc sảo mà bình dị của văn chƣơng Nam Cao và
mối quan hệ mật thiết giữa thành ngữ, tục ngữ - văn chƣơng trong tiến trình
phát triển của Văn học hiện đại Việt Nam.
2. Lịch sử vấn đề
Thành ngữ, tục ngữ là những câu nói đúc rút kinh nghiệm của nhân dân
trong mọi lĩnh vực của cuộc sống vật chất và tinh thần. Nó chứa đựng quan
niệm của ngƣời bình dân về thế giới tự nhiên và xã hội. Thông qua ngôn từ
đƣợc chọn lọc gọt rũa, thành ngữ, tục ngữ phản ánh tri thức nhiều mặt của đời
sống xã hội. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thành ngữ, tục ngữ vẫn
khẳng định đƣợc giá trị của mình và có sự vận động rất linh hoạt. Nó là một
trong những thể loại phản ánh tri thức dân gian thông qua tƣ duy của ngƣời
Việt hữu hiệu nhất.
Thành ngữ, tục ngữ là lời hay ý đẹp của nhân dân trƣờng tồn với thời
gian. Nó đƣợc hiện diện trong chuỗi lời nói và trong văn bản. Tuy nhiên,
trong thời đại ngày nay, hình thức tồn tại trong chuỗi lời nói của tục ngữ bị
thu hẹp dần, và việc sử dụng cũng dựa theo hoàn cảnh, môi trƣờng nhất định.
Cụ thể, tri thức thành ngữ, tục ngữ về văn hóa nông nghiệp chỉ còn đƣợc vận
dụng ở môi trƣờng nông thôn, giữa những ngƣời nông dân với nhau. Tuy
nhiên, hình thức tồn tại bằng văn bản của thành ngữ, tục ngữ lại đƣợc phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

triển rộng rãi, nhƣ: thành ngữ, tục ngữ với báo chí; thành ngữ, tục ngữ với văn
chƣơng; và thành ngữ, tục ngữ xuất hiện khá phổ biến trên trò chơi truyền
hình trong những chƣơng trình gần đây.
Lâu nay, nghiên cứu về thành ngữ, tục ngữ luôn là vấn đề thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, và đã thu đƣợc nhiều kết quả đáng ghi
nhận. Song, tìm hiểu sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn
chƣơng vẫn là những khía cạnh mới rất đáng đƣợc khám phá. Việc sử dụng
thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm văn chƣơng góp phần tạo nên những

sắc màu mới trong bức tranh đa sắc, đa diện của nền văn học Việt Nam hiện
đại. Đó cũng là cách để các nhà văn giữ gìn, bảo tồn tinh hoa tục ngữ một
cách hữu hiệu nhất.
Mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ với văn chƣơng, báo chí đã đƣợc
nhiều tác giả đề cập đến, và chủ yếu là các chuyên khảo, bài viết trên báo:
Trên “Tạp chí Văn học” thời điểm cuối những năm 60 của thế kỷ XX có
một diễn đàn bàn về Văn học dân gian hiện đại của các nhà nghiên cứu Văn
học dân gian: Đinh Gia Khánh, Vũ Ngọc Phan, Trần Gia Linh… Trong diễn
đàn đã có ý kiến lập luận về tục ngữ: “Tục ngữ chỉ là một trong những thể
loại chứng minh sức sống của Văn học dân gian trong thời đại mới”[32; tr.
34]. Lời nhận định này đã cho thấy sức sống trƣờng tồn của văn học dân gian
hiện đại nói chung và của thể loại tục ngữ nói riêng.
Một trong những khía cạnh nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ đó chính là
nghiên cứu nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của các nhà
văn, nhà thơ - các tác giả lớn. Từ văn học Trung đại, Nguyễn Du đã ý thức
vận dụng nguồn tài nguyên dân gian phong phú này trong kiệt tác Truyện
Kiều, để làm nên một hồn thơ đậm chất dân gian, gần gũi với đời thƣờng. Về
nghệ thuật sử dụng thành ngữ, tục ngữ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ năm
1960, tác giả Lê Anh Trà đã có bài Cách viết của Hồ Chủ Tịch [50]. Trong

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

bài viết, tác giả đã có nhận định về việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ của
Ngƣời trong hành văn. Nhờ cách vận dụng sáng tạo này mà nhiều câu nói của
Hồ Chủ Tịch đã in vào trí nhớ của nhân dân nhƣ những câu tục ngữ, và thực
sự, nó đã trở thành tục ngữ trong thời hiện đại của dân tộc, nhƣ:
- Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công
- Nghị quyết đầy túi áo, thông cáo đầy túi quần
Trong các bài viết Ngôn ngữ của Hồ Chủ Tịch qua những lời kêu gọi [5],

Bác Hồ với nguồn tục ngữ của dân tộc [6], Tìm hiểu cách dùng tục ngữ trong
những bài viết và bài nói của Hồ Chủ Tịch [18], các tác giả đều nghiên cứu và
đƣa ra nhận xét: Hồ Chủ Tịch vận dụng tục ngữ trong hành văn của mình rất
linh hoạt và hiệu quả. Ngay cả trong văn chính luận – thể loại có thể xem là
khô khan, mực thƣớc, mà Ngƣời vẫn khéo léo vận dụng thành ngữ, tục ngữ để
chuyển tải tƣ tƣởng, nội dung chính trị, làm cho sự việc thành dễ hiểu, dễ tiếp
thu, và trở nên sâu sắc hơn. Chẳng hạn, nói về việc xây dựng chủ nghĩa xã
hội, Bác viết:
- Xây dựng chủ nghĩa xã hội cũng như làm ruộng. Trước phải khó nhọc
cày bừa, chân bùn tay lấm, làm cho lúa tốt thì mới có gạo ăn.
Tác giả Cù Đình Tú, trong bài viết Hồ Chủ Tịch dùng thành ngữ, tục ngữ
[52] đã nhận định: trong cách viết, cách nói, Hồ Chủ Tịch vừa dùng nguyên
vẹn các thành ngữ, tục ngữ vốn có của dân gian nhƣ: yêu nước thương nòi,
gan vàng dạ sắt, một lòng một dạ , Ngƣời thƣờng sáng tạo đƣa vào một số
yếu tố để nhấn mạnh vào một phƣơng diện nào đó của sự vật, của tình thế,
của quan hệ. Hồ Chủ Tịch đã có những cách “sửa” thành ngữ, tục ngữ, “lẩy”
thành ngữ, tục ngữ rất tài tình:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Sản xuất mà không tiết kiệm khác nào nhƣ gió vào nhà trống.
Việc nghiên cứu cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của
Nguyễn Trãi (Bùi Văn Nguyên - 1980) [38], Phan Châu Trinh (Trần Hải
Yến - 1998) [56], Hồ Xuân Hƣơng (Trƣơng Xuân Tiếu - 1999) [47] cũng
đƣợc các nhà nghiên cứu quan tâm. Qua đó, các tác giả bài viết khẳng định,
việc vận dụng nhuần nhuyễn thành ngữ, tục ngữ của các nhà văn, nhà thơ đều
nhằm mục đích để lời văn, câu thơ thêm biểu cảm, giàu hình tƣợng, cảm xúc;
kế thừa, phát triển và lƣu giữ bản sắc dân tộc.
Thành ngữ, tục ngữ là đối tƣợng nghiên cứu của nhiều ngƣời quan tâm.
Thành quả của nó đã và đang đƣợc công nhận một cách xác đáng. Trong thực

tiễn, thành ngữ, tục ngữ đƣợc vận dụng trên báo chí, truyền hình, và đã đƣợc
tác giả Trần Thị Trâm nhắc đến trong chuyên luận của mình [51; tr.353 – 364].
Để tạo hiệu quả thẩm mỹ, chuyển tải thông tin: nhanh nhất, sâu sắc nhất, giàu
giá trị biểu cảm, ngắn gọn, dễ nhớ để khảm vào trí nhớ bạn đọc, bất kì nhà
báo nào cũng luôn có ý thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong quá trình sáng
tạo tác phẩm. Nhờ những ƣu thế đó của thành ngữ, tục ngữ đã đáp ứng đƣợc
yêu cầu của báo chí hiện đại, vì thế, thành ngữ, tục ngữ cũng chứng tỏ đƣợc
sức sống vƣợt thời gian.
Chuyên khảo Thành ngữ, tục ngữ trong truyện đồng thoại của Tô Hoài
(Lê Nhật Ký – 2011) [25], đã quan tâm tới vai trò của thành ngữ, tục ngữ qua
việc hình thành tứ truyện; miêu tả, nhận xét về nhân vật. Việc vận dụng thành
ngữ, tục ngữ khiến cho truyện đồng thoại trở nên gần gũi với lời ăn tiếng nói
hàng ngày. Nó tạo nên sự đồng cảm của của độc giả đối với nhà văn Tô Hoài
khi tìm thấy bóng dáng kinh nghiệm, tri thức của mình đƣợc vận dụng trong
tác phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Dƣơng Thị Thúy Hằng, Nguyễn Văn Nở đã có công trình chuyên khảo
Tìm hiểu cách vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong tác phẩm của Sơn Nam
(2012) khá ấn tƣợng. Trong công trình này, các tác giả đã khảo sát đƣợc một
lƣợng thành ngữ, tục ngữ đồ sộ, có sự phân loại chi tiết, cụ thể. Và có thể coi
đây là một chuyên khảo có giá trị nhất định khi tìm hiều cách vận dụng thành
ngữ, tục ngữ trong văn xuôi hiện đại.
Với chuyên khảo Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn Nguyễn Quang
Sáng (2012), tác giả Lâm Thị Thiên Lan quan tâm tới việc sử dụng thành ngữ,
tục ngữ phù hợp với ngữ cảnh, đối tƣợng; phát huy tối đa tính biểu cảm, tính
hình tƣợng của thành ngữ; gắn bó với kho tàng đạo lý và kinh nghiệm ứng xử
dân gian Việt Nam. Tác giả cũng đã quan tâm tới các phƣơng thức vận dụng
thành ngữ, tục ngữ đã đƣợc dùng nhƣ công cụ đắc dụng, để tìm hiểu sắc thái

độc đáo cho ngôn ngữ văn chƣơng trong truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng.
Nhƣ vậy, việc sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác văn chƣơng,
báo chí hiện đại đã đƣợc quan tâm, song chƣa đƣợc đề cập đến một cách đầy
đủ, cụ thể và toàn diện ở mọi khía cạnh nội dung của nó. Việc nghiên cứu
cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của Nam Cao cũng là một đề
tài hấp dẫn, hứa hẹn những điều mới mẻ. Vì vậy, với những thông tin có tính
chất gợi mở ở thành quả của những công trình nêu trên, hi vọng đề tài này
mang đến một cái nhìn cụ thể về “Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của
nhà văn Nam Cao”.
3. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu đề tài “Thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của nhà
văn Nam Cao ”, chúng tôi hƣớng tới mục đích:
- Khảo sát và rút ra nhận xét về việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong
các sáng tác của nhà văn Nam Cao. Qua đó góp phần khẳng định sức sống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

của những câu thành ngữ, tục ngữ, và sự đóng góp to lớn của Nam Cao làm
cho những câu tục ngữ ấy sống mãi.
- Nghiên cứu thành ngữ, tục ngữ theo hƣớng của đề tài nhằm lƣu giữ,
bảo tồn thành ngữ, tục ngữ trong thời đại ngày nay; đặc biệt là tục ngữ với vai
trò là chất liệu của văn học.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là những câu thành ngữ, tục ngữ
trong các tác phẩm văn xuôi của Nam Cao.
5. Tƣ liệu nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng nguồn tƣ liệu là bộ
sách: “Nam Cao toàn tập”. Đây là bộ sách đã thống kê đƣợc khá đầy đủ các
tác phẩm của Nam Cao.
Tập I và II gồm những truyện ngắn Nam Cao viết trƣớc Cách mạng

tháng Tám và truyện dài “Người hàng xóm”.
Tập III gồm những truyện viết sau cách mạng cùng tiểu thuyết “Sống mòn”.
Tuy nhiên, thực hiện luận văn này, chúng tôi căn cứ trên tƣ liệu khảo sát
chính là cuốn Kho tàng tục ngữ Việt Nam do tác giả Nguyễn Xuân Kính chủ
biên, in năm 2002, Nxb Văn hóa thông tin. Công trình này gồm 16.098 câu
tục ngữ đƣợc tập hợp từ 52 đầu sách khác nhau. Cuốn sách đã chú giải một số
lƣợng lớn những câu tục ngữ và đƣợc giới thiệu theo chủ đề giúp ngƣời đọc
có thể tra cứu một cách thuận lợi. Chúng tôi coi đây là cuốn sách công cụ để
phân biệt và nhận diện thành ngữ, tục ngữ trong các tác phẩm văn xuôi của
Nam Cao.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sẽ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Dựa trên những nghiên cứu lý
thuyết về thành ngữ, tục ngữ và đặc điểm khu biệt giữa chúng để làm cơ sở lý
luận cho đề tài và làm cơ sở để luận giải những vấn đề đề tài đề cập tới.
- Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp: Để việc phân tích so sánh
đánh giá có căn cứ xác thực khi cần thiết, chúng tôi tiến hành khảo sát, thống
kê để định lƣợng các câu thành ngữ, tục ngữ trong phạm vi sử dụng.
- Phương pháp so sánh đối chiếu: Các phƣơng pháp phân tích so sánh sẽ
đƣợc sử dụng để đối chiếu các kiểu vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong luận
văn. Ngoài ra, so sánh còn đƣợc sử dụng khi chúng tôi đƣa ra cái nhìn soi
chiếu giữa việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ của Nam Cao và các tác
giả khác.
- Phương pháp phân loại: Chúng tôi tiến hành theo phƣơng pháp phân
loại để phân biệt các kiểu vận dụng một cách hệ thống, ngoài ra còn dùng
phƣơng pháp này để phân loại bảng kết quả khảo sát thành ngữ, tục ngữ trong
sáng tác của nhà văn Nam Cao.

7. Đóng góp của luận văn
Đề tài của chúng tôi mong muốn định lƣợng đƣợc cụ thể số lƣợng thành
ngữ, tục ngữ đƣợc Nam Cao vận dụng trong sáng tác của mình, để nhằm bổ
sung hƣớng khai thác, nghiên cứu về hiệu quả của cách sử dụng này. Qua đó,
chúng tôi muốn khẳng định mối quan hệ khăng khít giữa thành ngữ, tục ngữ
và văn chƣơng, bởi thành ngữ, tục ngữ đã và đang là chất liệu dân gian dồi
dào cho văn học hiện đại. Nghiên cứu, vận dụng thành ngữ, tục ngữ theo
hƣớng này cũng là cách bảo tồn tài nguyên thành ngữ, tục ngữ một cách hiệu
quả nhất.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8. Bố cục của luận văn
Phần một: Mở đầu
Phần hai: Nội dung
Chương 1: Mối quan hệ giữa thành ngữ, tục ngữ và văn chƣơng – Một số
vấn đề lý luận chung
Chương 2: Cách thức vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác của
Nam Cao
Chương 3: Giá trị của việc vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong sáng tác
của Nam Cao
Phần ba: Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

NỘI DUNG


CHƢƠNG 1
MỐI QUAN HỆ GIỮA THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ VÀ VĂN CHƢƠNG -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Nhận diện thành ngữ, tục ngữ
1.1.1. Khái niệm tục ngữ
Cho đến nay, có nhiều khái niệm về tục ngữ dựa trên những tiêu chí khác
nhau. Điều này chứng tỏ, tục ngữ là một vấn đề sớm đƣợc các nhà nghiên cứu
văn học dân gian quan tâm, nghiên cứu.
Theo Từ điển Thuật ngữ Văn học: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân
gian mà chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức dưới hình thức
những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ nhớ, dễ truyền”
[16, tr.377].
GS Lê Chí Quế đã nhận xét tục ngữ trên phƣơng diện phản ánh và tính
đặc thù của văn học: “Tục ngữ là những câu ngắn gọn có ý nghĩa hàm súc, do
nhân dân lao động sáng tạo và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nó phản ánh đúc
kết mọi mặt tri thức đời sống của nhân dân thông qua những hình tượng nghệ
thuật độc đáo” [41, tr.239]. Đây quả thực là nhận xét rất hợp lý về tục ngữ.
Trong cuốn Tục ngữ ca dao, PGS. PTS Mã Giang Lân cũng có một góc
nhìn tƣơng tự. Ông nhận định tục ngữ là: “Lời ăn tiếng nói của nhân dân đã
được đúc kết lại dưới những hình thức tinh giản mang nội dung súc tích. Tục
ngữ thiên về biểu hiện trí tuệ của nhân dân trong việc nhận thức thế giới, xã
hội và con người” [28, tr.3]. Tác giả khẳng định: “Tục ngữ cũng biểu hiện
thái độ ứng xử và tình cảm của nhân dân đối với những vấn đề của cuộc sống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Tục ngữ thể hiện một phần quan trọng của tư liệu khoa học dân gian và triết
lý dân gian” [28, tr.3].
Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tác giả Hoàng Tiến Tựu

định nghĩa về tục ngữ nhƣ sau: “Tục ngữ là một thể loại văn học dân gian có
chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm, tri thức, nêu lên những nhận xét
dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, giàu vần điệu, hình ảnh, dễ
nhớ, dễ truyền” [53, tr.129].
Những định nghĩa về tục ngữ càng về sau càng đầy đủ, nêu lên đƣợc tính
chất vốn có của thể loại. Điều đó cho thấy, các nhà nghiên cứu văn học dân
gian đã khám phá ra nhiều đặc trƣng mang tính khu biệt, từ đó cho thấy cái
nhìn đúng đắn về tục ngữ. Ta có thể hiểu: tục ngữ như là một cuốn sách mà
thế hệ đi trước để lại cho ngày hôm nay và mai sau. Trong đó kết đọng những
tinh hoa về cách ứng xử, kinh nghiệm đời sống lao động sản xuất của
nhân dân.
1.1.2. Phân biệt thành ngữ, tục ngữ
Thành ngữ và tục ngữ có quan hệ với nhau rất chặt chẽ, vì vậy trong hoạt
động nghiên cứu, sƣu tập trƣớc đây có xu hƣớng gộp chung, không có sự
phân biệt giữa chúng. Tuy nhiên, cách đây gần bảy thập kỷ, vấn đề phân biệt
thành ngữ và tục ngữ đã đƣợc các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học, nhất là các
nhà nghiên cứu văn học dân gian quan tâm trên nhiều tiêu chí, nhiều bình diện
khác nhau.
Đầu tiên, trong cuốn “Việt Nam văn học sử yếu” (1943), GS Dƣơng
Quảng Hàm nhận định: “Một câu tục ngữ tự nó phải có ý nghĩa đầy đủ, hoặc
khuyên răn, hoặc chỉ bảo điều gì. Còn thành ngữ chỉ là lời nói có sẵn để ta
tiện dùng mà diễn tả một ý gì hoặc tả một trạng thái gì cho màu mè” [15,
tr.15]. Nhƣ vậy, theo ông, thành ngữ chỉ là một phƣơng tiện để diễn đạt ý
tƣởng của ngƣời nói chứ không mang đầy đủ ý nghĩa nội dung nhƣ tục ngữ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Đồng tình với nhận định trên, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng quan
niệm: “Tục ngữ là một câu tự nó diễn trọn vẹn một ý, một nhận xét, kinh
nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Còn thành ngữ

là một phần câu sẵn có, nó là một bộ phận của câu mà nhiều người đã quen
dùng, nhưng tự riêng nó không diễn đạt được một ý trọn vẹn” [39, tr.31].
Theo tác giả, trong tục ngữ còn có cả thành ngữ. Hay có thể hiểu nôm na,
thành ngữ là hoa, tục ngữ là quả.
Trên Tạp chí Ngôn ngữ số 3 năm 1972, bài viết: “Về ranh giới giữa
thành ngữ và tục ngữ” của tác giả Nguyễn Văn Mệnh đã dựa trên hai tiêu chí
nội dung và hình thức để đƣa ra kết luận: “Có thể nói nội dung của thành ngữ
mang tính chất hiện tượng, còn nội dung tục ngữ nói chung là mang tính chất
quy luật. Về hình thức ngữ pháp, nói chung mỗi thành ngữ chỉ là một cụm từ,
chưa phải là một câu hoàn chỉnh. Tục ngữ thì khác hẳn. Mỗi tục ngữ tối thiểu
là một câu” [36, tr.13]. Đây đƣợc coi là một trong những nhận định dễ tiếp
nhận và có giá trị khu biệt.
Xét về chức năng ngữ pháp và nội dung, ý nghĩa, thì dù ngắn, mỗi câu
tục ngữ đều diễn tả một ý (một phán đoán) còn thành ngữ, dù dài cũng chỉ
diễn đạt một khái niệm tƣơng đƣơng với một từ hoặc một cụm từ. Ví dụ: khái
niệm “hiền” có các thành ngữ: hiền như bụt, hiền như đất, hiền như đất nặn
Có thể nói, các ý kiến phân biệt thành ngữ không có sự thống nhất hoàn
toàn. Tác giả Dƣơng Quảng Hàm và Vũ Ngọc Phan đề cập đến cách phân biệt
thành ngữ và tục ngữ bằng hình thức mà không chú ý nội dung. Ngƣợc lại, tác
giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Lƣơng Văn Đang, Phƣơng Tri, Hồ Lê
lại lấy nội dung làm cơ sở vạch ra ranh giới. Tác giả Đái Xuân Ninh, Cù Đình
Tú đi sâu vào sử dụng chức năng làm tiêu chí khu biệt thành ngữ và tục ngữ
mà chƣa đề cập đến nét trung gian giữa chúng. Mỗi tác giả đều có phân tích
và lý giải riêng mang tính chất gợi mở rất nhiều cho chúng tôi – những ngƣời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

đi sau nghiên cứu tục ngữ. Nhờ đó, chúng tôi có đƣợc cái nhìn tổng hợp để
phân biệt thành ngữ và tục ngữ:
Thứ nhất, về mặt nghĩa: Tục ngữ là những lời quy châm, những câu

khuyên răn về đối nhân xử thế, là những bài học kinh nghiệm về lao động sản
xuất, về nhận thức giới tự nhiên và xã hội, về đạo đức thực tiễn của nhân dân
bằng những câu súc tích ngắn gọn. Tục ngữ là những phán đoán. Thành ngữ
là sự miêu tả những hiện tƣợng tự nhiên và xã hội, là những khái niệm, những
đơn vị nghĩa có sẵn, đƣợc cô đúc chặt chẽ. Nghĩa của thành ngữ thƣờng
không thể giải thích đƣợc một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên
nó. Nó thể hiện một lối nói mang tính biểu trƣng, thƣờng là từ những từ ngữ
cụ thể kết hợp với nhau để mang một nghĩa ẩn dụ mới. Thành ngữ có nghĩa
bóng bẩy.
Thứ hai, về mặt kết cấu và chức năng ngữ pháp: Thành ngữ là cụm từ, tổ
hợp từ cố định đã quen dùng, là mệnh đề nằm trong câu. Kết cấu của thành
ngữ nằm ở bậc trên từ và dƣới câu. Vì vậy, mỗi thành ngữ ít nhất phải có ba
âm tiết trở lên. Trong tục ngữ có cả thành ngữ. Có khi thành ngữ đƣợc dùng
tƣơng đƣơng nhƣ một từ. Thành ngữ có chức năng định danh. Tục ngữ là một
câu có ý trọn vẹn và hoàn chỉnh, có chức năng thông báo, và là những phát
ngôn nhằm đƣa ra một nhận định, một tổng kết mang tính kinh nghiệm có từ
hiện thực.
Thành ngữ và tục ngữ có phần giống nhau về hình thức cấu tạo. Chúng
đều là những tổ hợp từ cố định, kết hợp với nhau theo một cấu trúc chặt chẽ,
có vần điệu hoặc đối ứng (về số lƣợng âm tiết). Nhƣng thành ngữ và tục ngữ
hoàn toàn khác nhau về nội dung ngữ nghĩa và chức năng sử dụng nhƣ đã
trình bày ở trên.
Về cơ bản, thành ngữ là hiện tƣợng ngôn ngữ, là công cụ giao tế chung
của cộng đồng dân tộc; thuộc phạm trù ngôn ngữ học. Còn tục ngữ là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

hiện tƣợng ý thức xã hội, phản ánh lối sống của thời đại, lối nghĩ của nhân
dân, lối nói của dân tộc. Tục ngữ là một thể loại của văn học dân gian. Do đó,
điều dễ nhận thấy là ngƣời ta quen gọi thành ngữ tiếng Việt, gọi tục ngữ Việt

Nam, chứ không có cách gọi ngƣợc lại.
1.1.3. Nội dung và hình thức của tục ngữ
1.1.3.1. Nội dung của tục ngữ
Nhắc đến tục ngữ là nói tới kinh nghiệm. Những kinh nghiệm ấy đƣợc
coi nhƣ tri thức của dân gian. Nó là tri thức phi học đƣờng. Những tri thức ấy
bao gồm: tri thức ứng xử với tự nhiên và tri thức ứng xử với xã hội. Đây cũng
chính là nội dung mà tục ngữ chứa đựng.
Quá trình hoạt động lâu dài nhằm thích ứng với môi trƣờng tự nhiên và
xã hội đã hình thành nên những tri thức trong tục ngữ. Những tri thức của tục
ngữ đƣợc hình thành theo phƣơng thức: quan sát cộng trải nghiệm bằng tri
thức. Tri thức dân gian ấy đƣợc lƣu truyền nơi cửa miệng ngƣời đời từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Cứ nhƣ vậy, con ngƣời quan sát, chiêm nghiệm và rút
ra những đúc kết mang tính kinh nghiệm và trở thành bài học cho bao ngƣời,
bao đời.
Nội dung đầu tiên của tục ngữ là tri thức ứng xử với tự nhiên. Tức là nói
về thiên nhiên, thời tiết và kinh nghiệm lao động (kinh nghiệm trồng trọt và
chăn nuôi). Tri thức này phản ánh mối quan hệ của con ngƣời với thế giới tự
nhiên. Con ngƣời đã biết quan sát, khám phá tự nhiên để ứng dụng vào lao
động sản xuất tạo hiệu quả cao. Biểu hiện đó đƣợc thể hiện trong nội dung
của rất nhiều câu tục ngữ nói về thời tiết, kinh nghiệm trong canh tác nông
nghiệp. Trong trồng trọt, ngƣời dân lao động đƣa ra "hệ thống kinh nghiệm"
từ khâu làm đất đến gieo mạ, chăm sóc và thu hoạch. Trong chăn nuôi, cách
nuôi nấng chăm sóc, cách thu hoạch, tất cả đều chi tiết rõ ràng. Tục ngữ là
nguồn tài liệu quý giá, là "kĩ sư" tƣ vấn cho nhà nông trong quá trình sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

nông nghiệp. Bên cạnh kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi, còn có những câu
tục ngữ nói về tập quán canh tác của ngƣời Việt. Tập quán trồng khoai, trồng
đậu, trồng cà, trồng lúa của nền văn minh nông nghiệp lâu đời đã đƣợc tục

ngữ phản ánh và trở thành những kinh nghiệm quý báu cho khoa học nông
nghiệp sau này.
Tục ngữ phản ánh tri thức ứng xử xã hội đƣợc hình thành trong quá trình
sinh sống, giao tiếp và ứng xử giữa con ngƣời với nhau; nhân dân đã đúc kết
rất nhiều câu tục ngữ nói về kinh nghiệm ứng xử trong gia đình và ngoài xã
hội. Trong gia đình có thể kể đến các mối quan hệ ứng xử giữa: cha mẹ - con
cái; vợ - chồng; anh chị em ruột Tục ngữ không chỉ đƣa ra những hiện
tƣợng mà còn đƣa ra những kinh nghiệm ứng xử khéo léo, tinh tế để tạo mối
hòa hảo tốt đẹp giữa các đối tƣợng trong mối quan hệ này. Cũng nhƣ vậy,
hàng loạt các câu tục ngữ xuất hiện đề cập tới mối quan hệ ứng xử giữa hàng
xóm láng giềng với nhau; bạn bè đồng nghiệp; tập thể - cá nhân ; giữa ngƣời
làm ơn - kẻ chịu ơn; ngƣời nói - ngƣời nghe; và đề cập tới các kinh nghiệm
trong giao tiếp, thái độ khen - chê
Tục ngữ còn ghi nhận các hiện tƣợng lịch sử xã hội, phản ánh truyền
thống tƣ tƣởng và đạo đức của nhân dân lao động.
Tục ngữ ghi nhận các hiện tƣợng lịch sử xã hội ghi lại một vài kí ức về
thời kỳ lịch sử xa xƣa của dân tộc: “Ăn lông ở lỗ”, “Chồng chung vợ chạ”,
“Con dại cái mang” ; ghi lại một số hiện tƣợng và nhân vật lịch sử cá biệt,
một số biến đổi về kinh tế, chính trị ảnh hƣởng đến đời sống của nhân dân:
“Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”, “Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong”
Đại bộ phận các câu tục ngữ ghi nhận các hiện tƣợng lịch sử xã hội ở thời kỳ
phong kiến. Đó là những tập tục sinh hoạt hàng ngày về mọi mặt nhƣ ăn, ở,
mặc, cƣới xin, ma chay, hội hè đình đám: “Tương cà Gia Bản”, “Dưa La, cà
Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét”, “Đói cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

chết, ngày tết cũng lo”, “Ép dầu, ép mỡ, ai nỡ ép duyên”, “Cha mẹ đặt đâu
con ngồi đấy”, “Gái hơn hai, trai hơn một” Đó còn là những câu tục ngữ
ghi lại những đặc điểm trong tổ chức và tập tục của xã thôn: “Phép vua thua

lệ làng”, “Sống lâu lên lão làng”, “Một miếng giữa làng bằng một sàng xó
bếp” ; phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân tộc của nhân dân
ta: “Một người làm quan cả họ được nhờ”, “Thế gian một vợ một chồng,
chẳng như vua bếp hai ông một bà”, “Thấy người sang bắt quàng làm họ” ;
phản ánh đời sống của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác nhau (chủ
yếu là của nhân dân lao động) và tình hình đấu tranh giai cấp: “Bần cùng sinh
đạo tặc”, “Con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”, “Cá lớn
nuốt cá bé”, “Con giun xéo lắm cũng oằn” Tục ngữ ghi nhận các hiện
tƣợng lịch sử xã hội đƣợc hình thành trong một điều kiện lịch sử nhất định.
Tuy nhiên qua quá trình lƣu truyền về sau, nội dung lịch sử của nhiều câu
thƣờng mờ nhạt đi. Nhân dân sử dụng những câu này xem nhƣ một lời sẵn có,
súc tích, có hình ảnh để phát biểu một nhận xét, một điều suy nghĩ, một phán
đoán này hay khác tƣơng ứng với hình ảnh đó.
Tục ngữ phản ánh truyền thống tƣ tƣởng và đạo đức của nhân dân lao
động Việt Nam với những câu tục ngữ thể hiện tƣ tƣởng nhân đạo chủ nghĩa
chân chính của nhân dân lao động. Tƣ tƣởng nhân đạo này trƣớc hết thể hiện
ở sự quý trọng con ngƣời: “Người ta là hoa đất”, “Người như hoa ở đâu
thơm đó” ; thể hiện lòng tự hào của nhân dân ta đối với đất nƣớc giàu đẹp và
con ngƣời tài hoa: “Chè Vân Thái, gái Tiên Lữ”, “Thứ nhất Kinh Kỳ, thứ nhì
phố Hiến”, “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, chẳng lịch cũng thể là người
Tràng An” Tục ngữ phản ánh khá đầy đủ những đức tính của nhân dân lao
động nhƣ cần cù, kiên trì, tinh thần lạc quan, óc thực tế, lòng chung thủy, nết
thật thà : “Còn nước còn tát”, “Có thực mới vực được đạo”, “Một con ngựa
đau cả tàu bỏ cỏ”, “Thật thà là cha quỷ quái”, “Thật thà như đếm cá con”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhiều câu tục ngữ thể hiện tinh thần đấu tranh không khoan nhƣợng của nhân
dân lao động chống áp bức bóc lột: “Được làm vua, thua làm giặc”, “Bà tiền
bà thóc bà cóc gì ai” Điều kiện sống và lao động trong xã hội cũ đã làm nảy

ra một cách tự phát trong nhân dân lao động Việt Nam những yếu tố của tƣ
tƣởng dân chủ và xã hội chủ nghĩa: “Ăn cho đều, kêu cho sòng”, “Hơn nhau
tấm áo manh quần, thả ra mình trần ai cũng như ai”
Khi nói tục ngữ, dùng tục ngữ thƣờng ngƣời ta muốn nhấn mạnh đến
phần nghĩa bóng núp dƣới vỏ bọc ngôn từ của nó. Đó là cái chiều sâu hàm ẩn
trí tuệ của tục ngữ. Tục ngữ vì thế mà diễn đạt rất hoàn hảo toàn bộ kinh
nghiệm đời sống, kinh nghiệm lịch sử - xã hội của nhân dân.
Nội dung của tục ngữ muốn đƣợc thể hiện để tạo đƣợc ấn tƣợng và hiệu
quả, điều đó phụ thuộc rất lớn vào phƣơng diện hình thức. Điều đặc biệt làm
nên thể loại tục ngữ chính là sự hài hòa giữa nội dung và hình thức
1.1.3.2. Hình thức của tục ngữ
* Hình tượng
Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành
những phƣơng châm, chân lý. Nó thể hiện bằng ngôn từ qua lối tƣ duy và lối
nói hình tƣợng. Đặc điểm này khiến cho tục ngữ ngắn gọn, cô đọng mà không
trừu tƣợng, khô khan, khó hiểu. Phần lớn tục ngữ đều có hình tƣợng và sự
việc cụ thể, sinh động.
Hình tƣợng trong tục ngữ là hình tƣợng ngôn ngữ, đƣợc xây dựng từ
nhiều biện pháp nghệ thuật cụ thể khác nhau, nhƣ: miêu tả trực tiếp so sánh,
nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, nhân cách hóa, tỉ dụ
Ví dụ:
So sánh: Một mẹ già bằng ba then cửa
Tỉ dụ: Gái có chồng như gông đeo cổ
Miêu tả trực tiếp: Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Ẩn dụ: Chó chê mèo lắm lông ; Thả con săn sắt, bắt con cá rô
Nhân cách hóa: Cá mè đè cá chép
Ngoa dụ: Một nghề thì sống, đống nghề thì chết ; Tấc đất tấc vàng

* Vần, điệu và sự hoà đối
Phần lớn tục ngữ Việt đều có vần và cách gieo vần rất phong phú, đa
dạng. Vần trong tục ngữ khá đa dạng. Vần thực hiện chức năng giữ nhịp cho
câu tục ngữ và góp phần làm nổi bật những từ có ý nghĩa quan trọng (nhãn tự)
trong câu. Nhƣng không chỉ có vậy, chức năng nghệ thuật của vần ở chỗ nó
tạo âm hƣởng mƣợt mà cho câu tục ngữ, góp phần tạo nên tính chất xuôi tai,
thuận miệng, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ vận dụng một cách tự nhiên trong giao tiếp.
Tục ngữ có thể sử dụng tất cả các vần mà thơ ca hiện có, đặc biệt là vần bằng,
vần trắc: “Ăn chắc mặc bền”, “Miệng ông cai, vai đầy tớ”…
Cụ thể, tục ngữ bao gồm: vần liền và vần cách, vần trắc và vần bằng.
Vần liền: tức là hai tiếng hiệp vần đi liền nhau.
- Sểnh nhà ra thất nghiệp
- Nắng chóng trưa, mưa chóng tối
- Giỏ nhà ai, quai nhà nấy
Vần cách: hai tiếng hiệp vần đứng cách nhau một từ, hoặc hai, ba từ.
- Trẻ lên ba cả nhà học nói
- Người sống hơn đống vàng
- Một miếng khi đói bằng một gói khi no
Vần giống nhƣ chất keo, dính kết các từ lại với nhau, góp phần làm cho
tục ngữ bền vững, khó bị tan vỡ, biến đổi. Tuy vậy, vần cũng chỉ là yếu tố hỗ
trợ, còn yếu tố chủ yếu quyết định sự bền vững của tục ngữ là ý tứ, và nhịp
điệu. Vì thế, nhiều câu tục ngữ không có vần nhƣng vẫn tồn tại lâu dài, vững
chắc trong nhân dân. Ví dụ: “Tre già măng mọc”, “Tức nước vỡ bờ”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Nhịp điệu của câu tục ngữ thể hiện ở những điểm ngừng giọng khi nói.
Nó là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong tục ngữ. Cách tổ chức nhịp điệu
của tục ngữ Việt rất đa dạng. Phần nhiều sự tổ chức nhịp điệu và sự tổ chức ý
tứ trong tục ngữ ăn khớp, tƣơng ứng với nhau, tạo ra sự thống nhất hài hòa

trong mỗi câu tục ngữ. Ngắt nhịp trong tục ngữ không chỉ có tác dụng ngừng,
nghỉ để lấy hơi, lấy giọng, mà còn có tác dụng nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa
Sự hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, nhịp nhàng, kiến trúc vững chắc cho
tục ngữ. Hình thức đối trong tục ngữ Việt là: đối lời, đối ý, đối cân, đối lệch
- Được làm vua - thua làm giặc (đối cân)
- Chó treo - mèo đậy (đối cân cả lời và ý)
- Đẹp như tiên - không tiền cũng ế (đối lệch)
Tục ngữ là một lối nói cách điệu (nằm ở khu vực trung gian, quá độ giữa
lời nói thƣờng và thơ ca). Hầu hết các kiểu gieo vần, ngắt nhịp của các thể thơ
dân tộc truyền thống đều có thể tìm thấy trong tục ngữ. Các kiểu ngắt nhịp
thƣờng gặp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn
ngữ thơ ca
Cách ngắt nhịp 2 tiếng:
- Mèo mả/ gà đồng
- Nồi da/ nấu thịt
Cách ngắt nhịp 3 tiếng:
- Mềm thì nắn/ rắn thì buông
Cách ngắt nhịp 4 tiếng:
- Trai ba mươi tuổi/ đang xoan
- Gái ba mươi tuổi/ đã toan về già

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

* Hình thức ngữ pháp
Đơn vị “tác phẩm” của thể loại tục ngữ, theo thói quen thƣờng đƣợc gọi
là “câu”, vì nó ngắn. Thực ra, xét về nội dung phán đoán cũng nhƣ hình thức
diễn đạt thì “câu” của tục ngữ không giống nhau.
Có thể chia tục ngữ thành ba loại câu khác nhau: Tục ngữ có thể có một
vế, chứa một phán đoán, nhƣng thƣờng có hai vế, chứa hai phán đoán. Cũng
có thể có tục ngữ gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán.

Loại câu một vế: gồm một mệnh đề độc lập, chứa một phán đoán:
- Con trâu là đầu cơ nghiệp
- Một đường cày bằng một ngày cuốc
- Cờ bạc là bác thằng bần
Loại câu hai vế: gồm hai mệnh đề, chứa hai phán đoán có quan hệ xa,
gần với nhau. Đây là loại câu phổ biến trong tục ngữ Việt.
- Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng
- Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy
Loại câu từ ba vế trở lên: gồm ba mệnh đề, chứa đựng ba phán đoán trở lên.
- Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy
- Nhất cận thị, nhị cận lân, tam cận giang, tứ cận lộ, ngũ cận điền.
Những phán đoán trong tục ngữ thƣờng không hiện rõ và đầy đủ. Phần
lớn nó là những phán đoán khẳng định, bao gồm cả khẳng định tuyệt đối (vô
điều kiện), và khẳng định tƣơng đối (có điều kiện).
Khẳng định tuyệt đối, ví dụ:
- Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng
- Chết ra ma, quét nhà ra rác
Khẳng định tƣơng đối:
- Có công mài sắt có ngày nên kim.
- Đi một ngày đàng, học một sàng khôn

×