Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác phẩm chí phèo của nhà văn nam cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.66 KB, 19 trang )

Xây dựng hệ thống câu hỏi hiệu quả trong dạy học
tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao
Building effective systems questions for the teaching of evilt "Chi Pheo"
by writer Nam Cao
NXB H. : ĐHGD, 2012 Số trang 118 tr. +

Vũ Thị Khánh Hòa
Trường Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Giáo dục
Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy học ( bộ môn ngữ văn);
Mã số:601410
Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ái Học
Năm bảo vệ: 2012
Abstract. Trình bày cơ sở lí luận của câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học nói riêng.
Nghiên cứu thực trạng dạy học văn ở một trường Trung học phổ thông (THPT), khảo sát hệ
thống câu hỏi sách giáo khoa THPT ( bộ chuẩn 2006 ) và tình hình dạy học tác phẩm Chí
Phèo. Đề xuất các biện pháp hỗ trợ giáo viên sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác
phẩm Chí Phèo. Tiến hành thực nghiệm sư phạm
Keywords: Văn học Việt Nam; Phương pháp dạy học; Tác phẩm văn học; Ngữ văn
Content.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề được xã hội và nghành giáo dục đặc biệt quan tâm.
Trên con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm xây dựng một nước Việt Nam dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, vấn đề “nguồn lực con người” luôn được Đảng,
Nhà nước và xã hội ta đặc biệt chú trọng.
1.2 . Xuất phát từ nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học văn hiện nay.
Thể theo Điều 5 cuả Luật giáo dục Việt Nam có yêu cầu cụ thể đối với phương pháp giáo dục
“Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học;
bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn
lên.” Cho nên một nền giáo dục với những phương pháp lỗi thời không thể cho ra sản phẩm là những
con người mới phù hợp với yêu cầu của thời đại.



1


1.3. Trong giờ dạy học TPVC, hệ thống câu hỏi của GV ln giữ vai trị quan trọng
Câu hỏi giúp giáo viên xây dựng một phương án dạy tối ưu. Câu hỏi đã được xem như là một
cách giao lưu, lưu giữ và thúc đẩy con đường dạy học một cách hiệu quả. Điều đó có nghĩa là câu hỏi
ngồi ý nghĩa nghiên cứu khoa học còn mang ý nghĩa phương pháp đối với q trình dạy học.
Vịng đời của tác phẩm đan kết nhiều quá trình và nhiều quan hệ: cuộc sống – nhà văn – TPVC –
bạn đọc – cuộc sống, từ đó tạo ra nhiều tiếng nói khác nhau trong các mối quan hệ đó. Vì tính phức
tạp này nên việc thiết lập một hệ thống câu hỏi trong tác phẩm văn chương lại càng quan trọng để
GV dẫn dắt HS khám phá lớp nghĩa ẩn chứa trong tác phẩm.
1.4. Các chuyên đề đào tạo trong trường sư phạm chưa có sự quan tâm hợp lí đến việc rèn luyện
kĩ năng đặt câu hỏi cho sinh viên khoa Ngữ văn
1.5. Giờ dạy TPVC còn tồn tại nhiều nghịch lí gây nhiều trăn trở cho các nhà sư phạm.
1.5.1. Tình hình đặt câu hỏi trong giờ dạy TPVC và sự phụ thuộc vào hệ thống câu hỏi sách giáo
khoa của học sinh, giáo viên làm cho giờ học khơ khan
1.5.2. Khoảng cách ngày càng rộng giữa văn hóa ngoài xã hội với văn chương trong nhà trường,
giữa nội dung giảng dạy với tâm lí học sinh dẫn đến hiện tượng rất đáng lo ngại: hiện tượng liên
tưởng ngoài tác phẩm.
1.5.3. Chương trình và sách giáo khoa tuy đã có nhiều chỉnh lí nhưng chưa đáp ứng được nhiệm
vụ chuẩn bi cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ XXI, chưa gắn với đời sống, với những mong mỏi của HS.
1.6. Phương pháp dạy học Văn ở Việt Nam gần đây đã có những chuyển biến tích cực.
Các nhà sư phạm đã tiếp thu những kinh nghiệm tiên tiến áp dụng vào thực tiễn dạy học ở
trường phổ thông.
1.7. Tác phẩm “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm đặc sắc của nền văn học Việt Nam.
Đã có khá nhiều những cơng trình khoa học, những bài viết nghiên cứu về cách giảng dạy tác
phẩm này. Nhưng một tác phẩm hay luôn mở ra nhiều lối đi đặc biệt là một tác phẩm hay.
2. Mục đích nghiên cứu:
2.1.


Nghiên cứu cơ sở lí luận của câu hỏi để hình thành các kỹ năng đặt câu hỏi có hiệu quả
trong giờ dạy tác phẩm văn chương.

2.2.

Từ cơ sở lý luận về câu hỏi và tác phẩm tự sự áp dụng vào việc xây dựng hệ thống câu hỏi
có hiệu quả trong việc dạy học tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao.

2.3.

Thiết kế một giáo án thể nghiệm.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của câu hỏi trong dạy học nói chung, dạy học nói riêng.

2


- Nghiên cứu thực trạng dạy học văn ở một trường THPT, khảo sát hệ thống câu hỏi SGK
THPT ( bộ chuẩn 2006 ) và tình hình daỵ học tác phẩm Chí Phèo.
- Đề xuất các biện pháp hỗ trợ giáo viên sử dụng câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác phẩm
Chí Phèo.
- Thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của giả thuyết khoa học.
4. Giả thuyết khoa học của luận văn
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi đề ra giả thuyết: Hệ thống câu hỏi
hiệu quả được xây dựng sẽ góp phần cải tiến cách đặt câu hỏi sáo mòn, đồng thời tạo ra một mơ hình
câu hỏi mới vừa đảm bảo được đặc trưng của tác phẩm văn chương vừa phát huy được tính tích cực
chủ động sáng tạo của học sinh
5. Lịch sử vấn đề

Cơng trình nghiên cứu trong nước phải kể đến: giáo trình Phương pháp dạy học Văn Tập I do GS
Phan Trọng Luận chủ biên, Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học của GS Phan Trọng Luận.
“ Dạy học theo vấn đề” ( I. Ia. Lec – ne ), tác giả khẳng định tầm quan trọng của dạy học nêu vấn
đề nhằm mục đích chính là bồi dưỡng tư duy sáng tạo cho học sinh. Tác giả cũng cho thấy nhiệm vụ
vai trò của giáo viên. Song điều mà tác giả đặc biệt quan tâm là “bài tốn có vấn đề” hay tạo ra các
tình huống có vấn đề
Trong cuốn “Để dạy và học tốt tác phẩm văn chương” ( phần trung
đại ) ở trường phổ thông, PGS. TS Nguyễn Thị Thanh Hương khẳng định “ trong giờ dạy tác phẩm
văn chương, giữa GV và HS phải trao đổi đàm luận nhằm tạo bầu không khí văn chương và phát huy
khả năng tiếp nhận sáng tạo của HS.
“ Câu hỏi trong giảng văn” của Trương Dĩnh đã đưa ra một số vấn đề lý luận làm cơ sở xác định
cấu trúc câu hỏi, phân loại câu hỏi nhưng tập trung chủ yếu ở câu hỏi nêu vấn đề. Nét đặc sắc nữa là
tác giả rất chú ý đền nghệ thuật đặt câu hỏi.
Trong“ Hệ thống câu hỏi phát triển tư duy người học” , Benjamin Bloom (1956) đề xuất một
thang 6 mức câu hỏi tương ứng với 6 mức chất lương lĩnh hội kiến thức: biết, hiểu, áp dụng , phân
tích, tổng hợp , đánh giá. Muốn phát huy tính tích cực học tập của học sinh, cần phát triển loại câu
hỏi ở các mức từ 3 đến 6.
Trong cuốn “ Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể”, PGS Nguyến Viết Chữ
đã phân ra ba nhóm câu hỏi: cảm xúc, hình dung tưởng tượng, hiểu biết với tổng cộng 9 loại câu hỏi.
Cuốn “Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn” của TS Nguyễn Ái Học đã cung cấp
cho người đọc những gợi ý về phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học tác phẩm văn chương
6. Phạm vi đề tài

3


Trong khn khổ luận văn của mình, chúng tơi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan
đến hình thành kĩ năng đặt câu hỏi của GV trong quá trình dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của nhà văn
Nam Cao trong sách giáo khoa Ngữ văn 11 (Ban cơ bản) .
7. Phƣơng pháp nghiên cứu

7.1. Phương pháp tổng hợp và vận dụng lí luận
7.2. Phương pháp điều tra, thống kê, phân loại và phân tích đánh giá trên cơ
số liệu..
7.3. Phương pháp thực nghiệm khoa học
8. Những đóng góp mới của luận văn
- Góp phần hệ thống hố lý luận về việc xây dựng đặt câu hỏi trong giờ dạy tác phẩm văn chương.
- Xác lập được hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Lời cảm ơn, Mục lục, Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Tài liệu tham khảo, Phụ
lục, luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của vấn đề câu hỏi trong dạy học Văn.
Chương 2: Những định hướng cần thiết để hình thành hệ thống câu hỏi hiệu quả trong dạy học tác
phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CỦA VẤN ĐỀ CÂU HỎI TRONG DẠY HỌC VĂN
1.1 Cơ sở lí luận về câu hỏi
1.1.1 Khái niệm câu hỏi
“ Nói ra điều mình muốn người ta cho mình biết với yêu cầu được trả lời” ( Từ điển tiếng
Việt – Hoàng Phê (chủ biên) )
Câu hỏi = cái đã biết + cái chưa biết.
Trong dạy học, câu hỏi là một dạng cấu trúc ngơn ngữ để diễn đạt một u cầu, một địi hỏi,
một mệnh lệnh mà người học cần phải giải quyết.
1.1.2 Bản chất của câu hỏi
Quan điểm triết học cho rằng: Mọi sự vật hiện tượng khách quan đều được phản ánh vào
ý thức con người. Q trình phản ánh đó thực chất là các hoạt động nhận thức, mà chủ yếu là giải
quyết các mối quan hệ giữa mâu thuẫn khách quan với mâu thuẫn chủ quan. Vì mâu thuẫn là động
lực chủ yếu của quá trình phát triển của mọi sự vật, nên mâu thuẫn cũng là động lực chủ yếu của


4


nhận thức, học tập. Như vậy, có hai loại mâu thuẫn ứng dụng vào dạy học, có giá trị về mặt nhận
thức, đó là mâu thuẫn khách quan và mâu thuẫn chủ quan:
Mâu thuẫn khách quan là bản chất vốn có của sự vật và hiện tượng, con người nhận biết nó thì đó
là một lĩnh vực tri thức về các sự vật, hiện tượng đó.
Mâu thuẫn chủ quan là chỉ có ở một chủ thể nhất định.
Như vậy, câu hỏi ,bài tập là một công cụ loogic, một công cụ về lí luận dạy học để chúng ta mơ
hình hóa các mâu thuẫn khách quan và mâu thuẫn chủ quan, giúp người học nhận thức các đối tượng
nghiên cứu
1.1.3. Vai trò của câu hỏi
- Dùng câu hỏi để mã hóa thơng tin trong SGK thì câu hỏi và việc trả lời câu hỏi là nguồn tri thức
mới cho HS.
- Câu hỏi có tác dụng định hướng nhận thức tri thức mới, phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo
trong học tập của HS.
- Hệ thống câu hỏi có vấn đề được đặt ra trong bài học khiến HS đóng vai trị là chủ thể của q
trình nhận thức, khắc phục lối truyền thụ một chiều.
- Câu hỏi giúp HS lĩnh hội được kiến thức một cách có hệ thống.
- Giúp cá thể hóa cách học một cách tối ưu, tạo điều kiện cho HS tự học và rèn luyện phương
pháp học.
- HS được dạy cách lắng nghe và học hỏi ,biết cách làm việc tập thể kết hợp với làm việc độc lập.
- Dạy học bằng câu hỏi còn rèn luyện cho HS kĩ năng diễn đạt bằng lời nói.
- Dạy học bằng câu hỏi giúp GV đánh giá HS về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ.
- Dạy học bằng câu hỏi khắc phục được tình trạng ghi nhớ máy móc, - Dạy học bằng câu hỏi tạo khơng khí gần gũi
1.1.4. Các loại câu hỏi:
a. Phân loại câu hỏi dựa vào yêu cầu năng lực nhận thức
Biết, Hiểu, Áp dụng, Phân tích, Tổng hợp, Đánh giá
b. Câu hỏi dựa vào đặc trưng bộ môn Văn trong nhà trường PT
Nhóm 1: Hệ thống câu hỏi cảm xúc:

- Câu hỏi cảm xúc vật chất
- Câu hỏi cảm xúc nghệ thuật
Nhóm 2: Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng
- Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái hiện
- Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng tái tạo
Nhóm 3:Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung và hình thức của tác phẩm

5


- Hệ thống câu hỏi hiểu biết về nội dung của tác phẩm văn học
- Hệ thống câu hỏi hiểu biết về hình thức tác phẩm văn học
c. Câu hỏi đặt ra khi kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu bài học.
- Câu hỏi để kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học.
- Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức nghĩa là hỏi giải thích nội dung kiến thức đã
lĩnh hội.
- Câu hỏi kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết nhiệm vụ nhận thức mới.
- Câu hỏi kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức nghĩa là xác định được vai trò, ý nghĩa của
kiến thức trong lí luận và trong thực tiễn.
- Câu hỏi kiểm tra thái độ, hành vi của người học sau khi kết thúc một chủ đề nào đó.
d. Câu hỏi để hình thành phát triển năng lực nhận thức
e. Xây dựng câu hỏi dựa vào các khâu của quá trình dạy học
f. Phân loại câu hỏi dựa vào cách trả lời
g. Phân loại câu hỏi dựa vào nội dung mà câu hỏi phản ánh
h. Phân loại câu hỏi dựa vào mức độ tích cực trong dạy học
1.1.5. Những yêu cầu sư phạm đối với hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy tác phẩm văn
chương ở nhà trường phổ thơng
1.1.5.1. Đảm bảo tính khoa học, hệ thống
1.1.5.2. Bảo đảm tính sư phạm và phát triển
1.1.5.3. Thông qua hoạt động và khuyến khích sáng tạo

1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề câu hỏi trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo”
1.2.1. Mục đích khảo sát:
1.2.2. Đối tượng, phạm vi, địa bàn khảo sát
Đối tượng, phạm vi khảo sát: đó là những câu hỏi trong bài soạn giảng tác phẩm “Chí Phèo” cũng
như khi giảng văn trên lớp của GV THPT.
Địa bàn khảo sát: trường THPT Đinh Tiên Hoàng, trường THPT Nguyễn Gia Thiều Hà Nội.
1.2.3.Thống kê câu hỏi khảo sát
a. Câu hỏi trong sách giáo khoa
b. Câu hỏi trong giáo án của một số đồng nghiệp
1.2.4.Nhận xét, đánh giá câu hỏi khảo sát
a.Câu hỏi ngẫu hứng:
b.Câu hỏi vụn vặt, tản mạn, khơng có hệ thống

6


CHƢƠNG 2
NHỮNG ĐỊNH HƢỚNG CẦN THIẾT ĐỂ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG CÂU HỎI HIỆU QUẢ
VÀ XÂY DỰNGHỆ THỐNGCÂU HỎI TRONG DẠY HỌC TÁC PHẨM
“CHÍ PHÈO” CỦA NHÀ VĂN NAM CAO
2.1. Nguyên tắc xây dựng câu hỏi
a. Đảm bảo nội dung khoa học, cơ bản, chính xác của kiến thức
b. Phát huy được tính tích cực trong học tập của HS
c. Phản ánh được tính hệ thống và khái quát
d. Phù hợp với trình độ, dối tượng HS
e. Yêu cầu về hình thức khi xây dựng hệ thống câu hỏi
2.2. Tiêu chí xây dựng hệ thống câu hỏi trong giờ dạy TPVC
2.2.1. Hệ thống câu hỏi trong giờ dạy TPVC phải bám sát đặc trưng bộ môn
2.2.1.1. Văn học là môn khoa học với những đặc trưng riêng của nó khi đi vào thực tế giảng dạy
trong nhà trường.

2.2.1.2. Văn học là sản phẩm sáng tạo mang tính nghệ thuật.
2.2.1.3.Hệ thống câu hỏi trong quá trình dạy và học tác phẩm cịn phải đảm bảo tính sư phạm của bộ mơn.
2.2.2. Xây dựng hệ thống câu hỏi dựa trên cơ sở giá trị của tác phẩm.
2.2.2.1. Câu hỏi phải định hướng cho HS khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
2.2.2.2. Câu hỏi phải định hướng vào ván đề trung tâm của tác phẩm.
2.2.2.3. Câu hỏi phải thể hiện được đặc trưng thi pháp của tác phẩm.
2.2.2.4. Xây dựng hệ thống câu hỏi phải phù hợp với năng lực tiếp nhận của HS.
a. Câu hỏi mang tính vừa sức.
b. Câu hỏi phải khơi gợi cảm xúc, tình cảm trong tâm hồn HS.
2.2.2.5. Câu hỏi phải phù hợp với tiến trình lên lớp của giờ dạy.
2.2.2.6. Hệ thống câu hỏi phải phản ánh năng lực thiết kế bài học của người giáo viên.
2.2.2.7. Hệ thống câu hỏi phải đặt trong mối tương quan hợp lí với các phương pháp khác trong
khuôn khổ giờ dạy tác phẩm văn chương.
2.2.2.8. Câu hỏi phải đa dạng hóa hoạt động của học sinh
a. Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề kích thích tư duy văn học
b. Hệ thống câu hỏi phục vụ cho giờ học đối thoại
2.2.2.9. Nhận thức đúng và vận động sáng tạo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo
khoa và hệ thống câu hỏi trong giờ dạy TPVC.

7


2.3. Xây dựng hệ thống câu hỏi tác phẩm “Chí Phèo” theo hƣớng tiếp cận đồng bộ
2.3.1. Tiếp cận đồng bộ là hướng tiếp cận khoa học, tối ưu xuất phát từ bản chất văn học và quy
luật tiếp nhận
2.3.1.1. Một số hướng phát triển nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học tác phẩm trong nhà
trường phổ thông.
-

Nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học tác phẩm theo quan điểm tích hợp


-

Nghiên cứu và thể nghiệm những hình thức hoạt động thúc đẩyHS tích cực sáng tạo trong giờ
văn theo triết lí “lấy học sinh là trung tâm” vẫn đang là đề tài thu hút sự quan tâm và nỗ lực
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và đơng đảo giáo viên bộ mơn.

-

Nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng tiếp cận lí thuyết tiếp nhận
hiện đại, nhất là thuyết đáp ứng người học hiện đang là vấn đề có tính thời sự khoa học và có
ý nghĩa sư phạm to lớn nhằm làm cho học sinh thực sự là một bạn đọc sáng tạo, một chủ thể
văn học trong giờ văn.

-

Nghiên cứu vận dụng lí thuyết đọc – hiểu có hiệu quả và dạy học tác phẩm là đề tài phù hợp
với bản chất đặc thù bộ môn, với cơ chế sư phạm mới nhằm phát triển năng lực và phẩm chất
người đọc cho học sinh. Đây là một hướng đi đúng và mới mể đang chờ đợi những nộ lực
nghiên cứu và thể nghiệm có hiệu quả hơn nữa của nhiều nhà khoa học và phương pháp bộ
môn.

-

Nghiên cứu lí luận và phương pháp dạy học tác phẩm theo hướng thi pháp học ứng dụng cũng
cần được tiếp tục đào sâu nhằm làm rõ cơ sở khoa học của logic phân tích tác phẩm và bản
chất đặc thù của giảng văn trong nhà trường.

2.3.1.2. Đặt vấn đề tiếp cận đồng bộ tức là phải xem xét tác phẩm trên tất cả các mặt một cách đồng
thời, không coi nhẹ cũng như không quá coi trọng bát cứ một hướng tiếp cận nào.

Về quá trình tiếp nhận, Nhikiforova phân biệt ba giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn cảm thụ trực
tiếp, bao gồm sự tái tạo và trải nghiệm các hình tượng TP, trong đó tưởng tượng giữ vai trị chủ chốt.
Thứ đến là giai đoạn thấu hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm, trong đó tư duy giữ vai trò hàng đầu.
Cuối cùng là sự tác động ảnh hưởng của văn học đối với nhân cách người đọc như là hiệu quả của sự
cảm thụ tác phẩm
Quan điểm tiếp cận đồng bộ đã được GS Phan Trọng Luận đánh giá cao “Một kết luận khoa
học quan trọng và cơ bản đối với người nghiên cứu giảng dạy văn học là luôn nắm vững quan điểm
tiếp cận đồng bộ, một sự vận dụng hài hòa các phương pháp lịch sử phái sinh, cấu trúc văn bản và
lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương. Một phương pháp tiếp cận như vậy được xây

8


dựng từ nhận thức đúng đắn về nguồn gốc của văn học, về bản chất cấu trúc và sinh mệnh của tác
phẩm văn chương. Đó cũng là sự vận dụng nhuần nhuyễn những quan điểm khách quan và khoa học
về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm văn chương cụ thể.”
Những phương pháp tiếp cận như mũi phái sinh, cấu trúc bản thể nội tại và lịch sử chức năng
thực chất là sự khám phá tác phẩm ở mỗi mặt khác nhau. Nếu mũi phái sinh xem xét tác phẩm trong
mối quan hệ với xã hội thì cấu trúc bản thể nội tại nhìn nhận tác phẩm ở chính tác phẩm, cịn lịch sử
chức năng đánh giá tấc phẩm trong mối quan hệ với bạn đọc. Nghiên cứu tác phẩm chỉ thiếu lệch về
một phương pháp là nhìn nhận sai quan hệ gắn bó giữa xã hội – tác phẩm – bạn đọc.
2.3.2. Xây dựng câu hỏi dựa trên hướng tiếp cận lịch sử phái sinh.
Cuộc sống sản sinh ra nhà văn và tác phẩm.Tác phẩm – cuộc sống – thời đại có mối lien hệ gắn
bó, chặt chẽ. Chính vì vậy khi đi tìm hiểu tác phẩm chúng ta khơng thể khơng quan tâm tới thời điểm
ra đời của nó, khơng phụ thuộc vào “cuộc sống lớn” của nó bao gồm hồn cảnh lịch sử xã hội, tác
giả…để nghiên cứu điển hình cuộc sống.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh: “hoàn cảnh lớn và hồn cảnh nhỏ” có một sự chi
phối đối với tư tưởng nghệ thuật của nhà văn.Hoàn cảnh ấy chính là gia đình, nơi sống, thời đại, là
trào lưu văn học đương thời…Chúng tôi đồng quan điểm với giáo sư.
Đọc “Chí Phèo” người ta thấy rõ khơng khí của làng xã Việt Nam trước cách mạng tháng

Tám và thấy rõ cái căng thẳng của mâu thuẫn giai cấp (nông dân và địa chủ, phong kiến tay sai).
Làng Đại Hoàng – làng của Nam Cao ( nguyên mẫu của làng Vũ Đại trong tác phẩm) có một nguồn
gốc đặc biệt.
Làng Đại Hồng những năm trước Cách mạng tháng Tám có đến năm cánh cường hào: cánh
Nghị Bính, cánh Đội Tụ tức Bát Tụ, cánh Bát Ngọ ( Bát Ngọ đi lính khố đỏ, đóng cai, sau trở thành
một tên tướng cướp), cánh Nghị Hợp tức Nhất Hợp, và cánh Lí Bật. Năm cánh này chia thành năm
khu vực để ức hiếp bóc lột nhân dân, đồng thời cũng ln gằm ghè, mâu thuẫn nhau. Bọn cường hào
địa chủ dung rất nhiều thủ đoạn.
Bọn cường hào lí dịch càng giàu có bao nhiêu, thì ngược lại, người nơng dân lao động càng khổ
cực bấy nhiêu. Người nông dân phải nộp tô thuế nặng nề, làm phu sai tạp dịch. Nhiều người nồn dân
ở đây phải làm nghề phụ như nghề dệt vải. Những năm trước Cách mạng họ mua vé sợi của nhà máy
sợi Nam Định. Gần như cả làng dệt vải. Một số khơng ít phải chạy chợ. Mang hoa quả xuống Nam
Định bán. Làng Đại Hoàng là đất bồi nên có kinh tế vườn, đặc sản là mía gà và chuối ngự. Nơng dân
ở Đại Hồng phải đi tha phương cầu thực.Nhu cầu bức thiết bậc nhất ở đây là cái ăn, nhiều người
phải bán hết tài sản của mình để cứu đói.
Nhân vật trong tác phẩm cũng có rất nhiều nguyên mẫu ở làng Đại Hoàng:

9


Nhân vật mà Nam Cao đặt tên là Chí Phèo vốn là một nông dân ngụ cư ở làng Đại Hồng,
khơng ai biết tên tuổi, tung tích. Hắn sống hịa nhập với phân số nơng dân lưu manh hóa ở nhiều
dạng khác nhau.
Ai cũng biết Nghị Bính là nguyên mẫu của Bá Kiến trong truyện ngắn “Chí Phèo”
Trước hiện thực ấy, nhà văn của chúng ta không thể giấu nổi nỗi phẫn uất trước sự bóc lột
nặng nề của bọn địa chủ, phong kiến tay sai; cuộc sống bất hạnh của người nơng dân. Từ đó nhà văn
quyết dung ngịi bút hiện thực của mình để phanh phui mọi tội lỗi mà bọn phong kiến tay sai đang
hoành hành.
.


Như vậy, ta có thể thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa nguyên mẫu hay thực tế cuộc

sống và nhân vật cũng như xã hội trong tác phẩm.Từ đó giáo viên có thể đặt ra những câu hỏi :
Điều gì thơi thúc Nam Cao viết “Chí Phèo”?Những hiểu biết về hồn cảnh sáng tác cho
em hiểu gì về nội dung tác phẩm?
Em hãy trình bày những hiểu biết về sự nghiệp, cuộc đời nhà văn?
Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Hoàn cảnh ấy có
ảnh hưởng và được phản ánh thế nào trong tác phẩm?
Đọc truyện ngắn “Chí Phèo” người ta có cảm giác ông rất lạnh lung với người nông dân.
Đơn cử như ông gọi Bá Kiến – kẻ thù của giai cấp nông dân là ông, là cụ, cho nhân vật tiếng
cười thật sang trong khi lại gọi người nông dân là hắn, là thị là thằng này, con kia, nhân hình thì
xấu “ma chê quỷ hờn”…phải chăng ơng đứng về phía giai cấp thống trị?
Từ những hiểu biết của em về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, em hãy chứng minh Nam
Cao đã xây dựng thành công nhân vật điển hình và hồn cảnh điển hình?
Hệ thống câu hỏi theo hướng tiếp cận “mũi phái sinh” thường là những loại câu hỏi:
Câu hỏi tìm hiểu về những nhân tố góp phần tạo nên phong cách nhà văn ( thời đại, gia
đình, quê hương, trào lưu văn học…)
Câu hỏi tìm hiểu về hồn cảnh sáng tác tác phẩm.
Câu hỏi về tấm long nhà văn với cuộc đời ( qua tác phẩm)
2.3.3. Tiếp cận tác phẩm “Chí Phèo” theo hướng cấu trúc bản thể:
Phương pháp tiếp cận theo cấu trúc nội tại tác phẩm văn học là phương pháp tiếp cận quan
trọng bậc nhất trong trong việc tìm hiểu lí giải và đánh giá văn bản, bởi có văn bản mới có giá trị
nghệ thuật. Quan điểm tiếp cận văn bản giúp người đọc, người dạy, nghười nghiên cứu không thốt li
văn bản vì đây là thơng điệp nhà văn gửi đến bạn đọc.
Thực chất của tiếp cận bản thể là bắt nguồn từ tác phẩm để hiểu tác phẩm.
a. Đặt câu hỏi dựa trên đặc trưng thể loại truyện ngắn của tác phẩm “Chí Phèo”
Quan niệm về truyện ngắn (kiến thức lí luận văn học)

10



Trên phương diện này GV nên khai thác những câu hỏi thể hiện sự độc đáo của tác phẩm.
-

Qua phân tích hình tượng nhân vật Chí Phèo, em thấy nhân vật này có những điểm nào
giống và khác so với những hình tượng người nơng dân cùng thời (như Chị Dậu trong
tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, anh Pha trong “Bước đường cùng” của Nguyễn
Công Hoan)?

-

Là truyện ngắn, nhưng Nam Cao đã đề cập đến nhiều vấn đề mang tầm lớn lao của thời
đại. Đó là những vấn đề gì?

-

Nhiều người coi những lần Chí Phèo đến nhà Bá Kiến như những cái mốc phát triển
quan trọng trong sự vận động tính cách Chí Phèo. Theo trình tự câu chuyện, em hãy cho
biết CP đến nhà Bá Kiến mấy lần và sau mỗi lần Chí Phèo thay đổi tính cách ra sao?

-

Miêu tả một anh nghiện rượu làm tất cả những điều ác trong lúc say, phải chăng tác
phẩm muốn phê phán thói nghiện rượu?

-

Tại sao nói Chí Phèo vừa là con quỷ dữ của làng Vũ Đại lại vừa là nạn nhân khốn khổ
của bọn cường hào ác bá?


-

Nguyên nhân Chí Phèo tới nhà Bá Kiến lần 1? Chí Phèo có thực hiện được mục đích của
mình khơng?Vì sao?Qua đó em nhận xét gì về hai nhân vật Bá Kiến và Chí Phèo? (gợi ý:
cách Bá Kiến giải quyết tình huống cho em suy nghĩ gì về bản chất, tính cách của nhân
vật này; Việc làm và suy nghĩ của Chí lúc đến nhà Bá Kiến và sau khi ở đó về khiến em
suy nghĩ gì về Chí?)

-

Sau khi đến nhà Bá Kiến lần một, Chí Phèo rất “hả hê”, liệu có phải Chí Phèo đã hồn
thành được mục đích ban đầu nên anh rất mãn nguyện. Em đánh giá gì về Bá Kiến và Chí
Phèo qua tình huống ấy?

-

Trong bài viết của mình trên tạp chí văn nghệ số 4, Huệ Chi và Phong Lê có viết rằng:
“7,8 năm tù tội nung nấu trong long anh – Chí Phèo – thứ ý thức căm thù giai cấp khơng
ngi”. Em có đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?

b. Tình huống truyện “Chí Phèo” tạo điều kiện nảy sinh câu hỏi trong giờ dạy TPVC.
Vai trò của tình huống truyện.Tác phẩm tự sự thường được xây dựng với những tình huống có
vấn đề, những xung đột mâu thuẫn, nhiều sự kiện hành động, tính cách nhân vật được bộc lộ từ đó.
GV có thể đặt câu hỏi
-

Từ cách giải quyết tình huống của hai cha con Bá Kiến, em suy nghĩ gì về bản chất của Bá
Kiến, kẻ đại diện cho tầng lớp thống trị phong kiến?

-


Sao tác giả lại đặt nhân vật Chí Phèo trong một hồn cảnh trớ trêu đến vậy khi để Chí
phèo gặp Thị Nở, một con người dở hơi. TN đã mang đến cho Chí Phèo tình u và hy
vọng nhưng vì dở hơi, vì nghe lời bà cơ mà thị đã cự tuyệt Chí. Vậy theo em, tại sao tác

11


giả chọn một nhân vật khác, một con người bình thường? Và nếu như vậy thì bi kịch cuả
Chí có xảy ra?
c. Lời kể và cách kể của tác giả trong “Chí Phèo” tạo ra một sự giao lưu, giao tiếp giữa tác giả và
người đọc, gợi những thắc mắc, tị mị từ phía HS
Đến đây GV có thể đặt câu hỏi:
-

Qua cách kể về nhân vật, Nam Cao có vẻ tôn trọng Bá Kiến (nhà văn gọi hắn bằng “cụ
bá”,lời lẽ nhân vật sang trọng, khen tiếng cười của hắn hơn người trong khi người nơng
dân hiện lên có phần vừa đáng cười vừa đáng khinh.Nhà văn gọi họ là “hắn”,“thị “,“con
này”, “thằng này”… Ngôn ngữ cộc lốc, hành động thì liều lĩnh…Phải chăng nhà văn thể
hiện thái độ tôn trọng và ngợi ca giai cấp thống trị, khinh miệt người nông dân?
Ngôn ngữ văn Nam Cao là một thứ ngôn ngữ phức điệu

-

Sự đa thanh, giọng điệu ở đoạn văn tạo nên ý nghiã nghệ thuật gì?

-

Thơng thường đoạn văn ngắn chỉ có một giọng điệu, vậy tại sao tác giả lại sử dụng nhiều
giọng điệu trong một đoạn văn ngắn?( đoạn Chí Phèo chửi ở đầu truyện)


-

Cách vào truyện của Nam Cao độc đáo như thế nào?Hãy nêu ý nghĩa tiếng chửi của nhân
vật Chí Phèo trong đoạn mở đầu truyện?

d. Qua sự sáng tạo trong kết cấu, trong xây dựng chi tiết ở tác phẩm Chí Phèo, GV đặt câu hỏi để
khơi gợi hứng thú khám phá tác phẩm của HS.
Trong giáo trình cơ sở lý luận văn học, các tác giả đã đưa ra quan niệm: “Kết cấu là kiến trúc
của tác phẩm, là toàn bộ tổ chức phức tạp của tác phẩm. Khảo sát kết cấu của tác phẩm chính là khảo
sát cấu trúc của nó”. Trong lý luận văn học, tác giả Phương Lựu có nêu “Kết cấu là một phương tiện
cơ bản của sáng tác nghệ thuật…kết cấu tác phẩm là toàn bộ tổ chức tác phẩm phục tùng đặc trưng
nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn tự đặt ra cho mình. Kết cấu tác phẩm khơng
bao giờ tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng trong tác phẩm” ( Lí luận văn học – Phương Lựu,
Trần Đình Sử )
Trong tác phẩm tự sự, kết cấu làm nhiệm vụ sắp xếp hệ thống sự kiện, nhân vật, tình tiết, chi
tiết các lớp cảnh, chương hồi một cách logic hữu cơ để cốt truyện bộc lộ được chủ đề tác phẩm. Làm
nhiệm vụ tổ chức cốt truyện, kết cấu cịn sắp xếp cả những yếu tố ngồi cốt truyện để hôc trợ, bổ
sung cho cốt truyện đồng thời góp phần làm phong phú nội tâm, tính cách nhân vật. Có thể nói, kết
cấu ln là phương tiện tổ chức hình tượng nghệt huật và khái quát tư tưởng cảm xúc. Lựa chọn một
kết cấu nào, nhà văn bao giờ cũng nhằm nâng cao sức biểu hiện của đề tài và chủ đề, tăng cường sức
tác động nghệ thuật, phục vụ tối đa cho nhiệm vụ nghệ thuật và tư tưởng tác phẩm.
Để khai thác được nét độc đáo này GV nên cho HS trả lời câu hỏi:

12


-

Chi tiết cái lò gạch xuất hiện ở đầu tác phẩm và lại trở lại ở cuối tác phẩm đã tạo nên một

kết cấu đặc biệt cho tác phẩm. Em suy nghĩ gì về kết cấu này và ý nghĩa của chi tiết cái lị
gạch trong truyện ngắn “Chí Phèo”?

-

Hoặc: Cách kết cấu tác phẩm của Nam Cao chứa đựng nhiều nhức nhối, hãy nói suy nghĩ
của em?

-

Vì sao ở cuối tác phẩm, Nam Cao để cho Chí Phèo giết chết Bá Kiến , sau đó lại tự kết liễu
cuộc đời mình bằng một cái chết đau đớn đến quằn quại ?

-

Hoặc: Cách hành xử của Chí Phèo ở cuối tác phẩm là tích cực hay tiêu cực?

-

Có người nói lưỡi dao trong tay Chí Phèo đã kịp thời lóe sáng để soi tỏ bộ mặt kẻ thù
nhưng tại sao Chí Phèo lại phải chết sau khi đã giết chết kẻ thù của mình?

-

Đưa đoạn văn Chí Phèo say và chửi lên đầu tác phẩm, Nam Cao có dụng ý gì?

Hay
-

Có người nói đoạn văn mở đầu tác phẩm “Chí Phèo” nghe có vẻ chua chát và Chí Phèo

hiện lên như một trò hề mua vui cho mọi người, em nghĩ sao?

-

Hương cháo hành mong manh hư ảo mà sao nó lại có sức cảm hóa lớn lao đến vậy?

-

Trong cả đoạn miêu tả diễn biến tâm lý của Chí Phèo dài ba trang giấy tác giả chỉ dành

đúng hai dịng hội thoại của Chí Phèo “ Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ?” và “Hay mình
sang đây ở với tớ một nhà cho vui.”. Em suy nghĩ gì về những dòng hội thoại này và tại sao
tác giả khơng để người nơng dân được nói nhiều hơn khi họ hạnh phúc.?
- Đang trong cơn tuyệt vọng, Chí Phèo nghĩ “hắn tự phải đến nhà con đĩ Nở kia. Đến để đâm
chết cả nhà nó, đâm chết cái con khọm già nhà nó.” Vậy mà hắn lại đến nhà và đâm chết Bá
Kiến. Tại sao lại có sự khác nhau giữa ý nghĩ và việc làm của Chí?
- So sánh hai cái kết cuả hai câu chuyện nổi tiếng của Chí Phèo là “ Lão Hạc” và “Chí Phèo”
?
e. Chí Phèo là một truyện ngắn hiện thực đạt đến tính điển hình cao. Vì thế giáo viên cần chú ý tổ
chức cho học sinh khai thác đặc điểm này.
Điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực phê phán là phải chọn những chi tiết chân thực, chọn sự
va chạm giữa tính cách và hồn cảnh tiêu biểu của đời sống làm đối tượng khai thác thẩm mỹ. Do
đó, tính cách của chủ nghĩa hiện thực là tính cách điển hình trong hồn cảnh điển hình, giữa hai yếu
tố này có mối quan hệ biện chứng với nhau. Hồn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực phê phán
chủ yếu là hồn cảnh xấu, hồn cảnh bóp chết hạnh phúc của con người, làm biến dạng con người.
Tính cách của các nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực phê phán là tính cách chống đối lại hồn cảnh
đó, hoặc vùng vẫy chống lại hoàn cảnh nhưng đều bị hoàn cảnh làm cho thất bại, chưa ai có thể thành
cơng trong việc cải tạo hoàn cảnh mà thường bị hoàn cảnh chi phối, lấn át. Các tác phẩm Tắt đèn,

13



Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Giơng tố, Số đỏ, Chí Phèo, Sống mịn đã tạo ra được các hồn cảnh điển
hình nổi bật, tạo điều kiện cho các tính cách phát triển.Dám nhìn thẳng vào những mâu thuẫn cơ bản
nhất cuả xã hội, văn học hiện thực phê phán nói chung, nhà văn Nam Cao nói riêng đã làm cho
khuynh hướng nghệ thuật này trở thành nghệ thuật dũng cảm của các nhà văn dũng cảm. Ở họ ta thấy
một quyết tâm không sợ rút ra những lết luận phức tạp nhất và gay cấn nhất của xã hội tư sản. Họ
dám xé nát mọi mặt, dám từ bỏ mọi mơn trớn, rất sáng suốt trong phản kháng.
Trước Nam Cao, Nguyên Hồng đã phản ánh và miêu tả một cách tập trung loại nhân vật “vơ
sản lưu manh” đó trong tác phẩm Bỉ vỏ. Nhưng đó là loại lưu manh ở thành thị. Phần đóng gớp của
Nam Cao là : Hiện tượng xã hội đó ở nơng thơn, hiện tượng Chí Phèo, với những đặc điểm riêng, với
ý nghãi quan trọng đặc biệt của nó, lầm đầu tiên được Nam Cao phản ánh và miêu tả một cách tập
trung vào văn học, qua một loạt những nhân vật như Chí Phèo, Binh Chức, Năm Thọ ( trong Chí
Phèo) như Trạch Văn Đồnh ( trong Đơi móng giị ), như Trương Rự (trong Nửa đêm),…Tiếp theo
các nhân vật nông dân đã được miêu tả trong văn học như chị Dậu (Tắt đèn của Ngô Tất Tố), anh
Pha (Bước đường cùng của Nguyễn Cơng Hoan) nhân vật Chí Phèo của Nam Cao cũng là một điển
hình góp phần làm cho hệ thống các điển hình nơng dân trong văn học hiện thực nước ta giai đoạn
1930 – 1945 càng thêm phong phú
Từ đó giáo viên có thể đặt câu hỏi:
-

Những kẻ lưu manh ở làng Vũ Đại khơng chỉ có Chí Phèo mà cịn có Binh Chức, Năm
Thọ…miêu tả những con người này nhà văn muốn khái quát lên hiện thực nào ở làng quê
Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám?

-

Miêu tả Bá Kiến, các bà vợ và Lí Cường, con trai Bá Kiến, nhà văn đã nói lên hiện thực
nào ở làng quê Việt Nam trước cách mạng tháng Tám?


-

Tại sao nói Nam Cao đã xây dựng lên một hồn cảnh xã hội điển hình và những hình
tượng nhân vật mang tính điển hình?

2.3.4. Dựa vào hướng tiếp cận theo lịch sử chức năng để đặt câu hỏi khi dạy tác phẩm “Chí Phèo”
-

Có người cho rằng tính thiện là cái gốc của con người. Nó khơng bao giờ mất đi. Từ câu

chuyện của anh Chí làng Vũ Đại em có đồng tình với ý kiến trên?
-

Nhân vật Chí Phèo đáng thương hay đáng trách?

-

Câu chuyện khiến người đọc cảm nhận được sức cảm hóa mãnh

liệt của tình thương. Trong cuộc sống hiện đại với nhiều sự cám dỗ , em nghĩ lẽ sống ấy có đủ sức
mạnh để giúp con người vượt qua những cạm bẫy?

14


CHƢƠNG 3
THỰC NGHIỆM
3.1. Những vấn đề chung
3.1.1. Yêu cầu thực nghiệm
3.1.2. Mục đích của việc thực nghiệm

3.1.3. Thời gian và địa bàn thực nghiệm
3.1.4. Nội dung, phương pháp tiến hành thực nghiệm
3.1.4.1. Nội dung
3.1.4.2. Phương pháp thực nghiệm
3.2 Thiết kế bài soạn thực nghiệm
Tiết 1:
Hoạt động 1: Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu vài nét về tác phẩm
I.

Một vài nét về tác phẩm:

1. Hoàn cảnh ra đời:
2. Nhan đề
Nhan đề đầu tiên của truyện ngắn này là „Cái lò gạch cũ” nhưng khi in thành sách, nhà xuất bản
tự ý đổi thành “Đôi lứa xứng đôi”, mãi đến năm 1946, tác giả mới đặt lại thành “Chí Phèo”.
3. Tóm tắt:
Em hãy tóm tắt tác phẩm Chí Phèo ?
HS có thể tóm tắt theo nhân vật chính
GV có thể hướng dẫn HS tóm tắt theo cốt truyện:

Tóm tắt tác phẩm
CP - Người nông dân lương thiện
Bị bá Kiến + chế độ nhà tù thực dân
CP- con quỷ dữ của làng Vũ Đại
Tình yêu chân thành của thị Nở
Thức tỉnh – Khát vọng trở về lương thiện
Bị từ chối tình yêu (XH + bà cô thị Nở )
CP rơi vào bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
=> Uất ức, tuyệt vọng => giết bá Kiến - Tự sát


15


Hoạt động 2: Hƣớng dẫn học sinh tái hiện đoạn trích.
Hướng dẫn học sinh kể sáng tạo thơng qua tình huống
Gặp người hàng xóm của Chí Phèo, nghe bà ta kể về cuộc đời Chí
Hoặc: cơ Nụ ở làng Vũ Đại một lần đi gánh nước về qua đoạn sông nhà Chí Phèo con đã gặp hắn
đang thổ một trận ở trong vườn chuối. Cơ dìu hắn vào nhà, chăm sóc hắn, tới khi hắn tỉnh cơ kể cho
hắn nghe về cuộc đời của cha hắn.
Hướng dẫn học sinh đọc một vài đoạn
Hãy nói về cảm giác của em khi đọc văn bản? ( CH cảm xúc vật chất )
Hoạt động 3: Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu hình ảnh làng Vũ Đại
Đọc hiểu văn bản

II.

1. Hình ảnh làng Vũ Đại
Em hãy tìm những chi tiết (nằm rải rác trong tác phẩm) thể hiện hình ảnh làng Vũ Đại?
Em đánh giá như thế nào về không gian sống ấy
 Nam Cao đã làm nổi bật mối xung đột giai cấp âm thầm mà quyết liệt ở nơng thơn. Đấy chính
là hình ảnh thu nhỏ của nơng thơn Việt Nam trước cách mạng tháng Tám  hồn cảnh điển hình
Hoạt động 4: Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu nhân vật Bá Kiến
2. Hình tượng nhân vật Bá Kiến:
Nhà văn đã xây dựng được một hệ thống nhân vật điển hình.Bá Kiến là điển hình của giai cấp
thống trị. Hắn vừa mang những nét chung của bọn phong kiến tay sai: tham lam độc ác lại vừa mang
nét riêng đó là sự xảo quyệt đến “chuyên nghiêp”, hắn là kẻ gian hùng; cộng thêm tính ghen tng
bệnh hoạn.
Hoạt động 5: hƣớng dẫn HS tìm hiểu nhân vật Chí Phèo.
3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo:
Q trình tha hóa:

a. Từ người nơng dân lương thiện
b. Thành kẻ lưu manh
c. Đến con quỷ dữ làng Vũ Đại:
Tiết 2:
Hoạt động 1: GV dẫn dắt HS tìm hiểu nỗi niềm khao khát hồn lƣơng và bi kịch của
nhân vật.
Khao khát hoàn lương và bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
a. Chí khao khát hồn lương:
-

Q trình thay đổi trong Chí:

-

Ngun nhân thay đổi:

16


+ Tác động ngoại cảnh:
+ Tác động của tình người
Nguyên nhân mang tính quyết định đó là chi tiết bát cháo hành.
Nam Cao là một nhà văn có nhãn quan hiện thực già dặn và ông rất thành công trong nghệ
thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật.
b. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
-

Nguyên nhân:

-


Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:
+ Tâm trạng của Chí khi bị Thị Nở từ chối
+ Giải quyết bi kịch:


CP đâm chết BK rồi tự sát

Hoạt động 5: Hƣớng dẫn học sinh tìm hiểu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật
III.

Tổng kết

Tại sao nói truyện ngắn “Chí Phèo” thể hiện một cái nhìn hiện thực tinh tế và tình cảm nhân
đạo đáng quý?
1. Giá trị nội dung:
a. Giá trị hiện thực
b. Giá trị nhân đạo
2. Giá trị nghệ thuật
Hoạt động 6: Củng cố
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận:
Câu hỏi giúp cho TPVC hồn thành vịng đời, giúp cho giáo viên và HS có thêm kiến thức và
kinh nghiệm sống.
Câu hỏi đóng một vai trị quan trọng đặc biệt, là “xương cốt” của bài giảng. Câu hỏi giúp GV
xây dựng được một phương án dạy tối ưu.
Xây dựng hệ thống câu hỏi nói chung và trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo” nói riêng sẽ giúp
GV “đo” được khoảng cách thẩm mĩ giữa tác giả và HS, tạo điều kiện cho HS tự bộc lộ hướng
tiếp nhận, phát triển nhân cách, cá tính, tạo những xúc cảm thẩm mĩ, bộc lộ ý kiến chủ quan,

tham gia “đồng sáng tạo”.
2. Đề xuất:
Hệ thống câu hỏi trong dạy học tác phẩm “Chí Phèo”
3. Khuyến nghị:

17


- Đối với GV: Giữa các giáo viên nên có sự thống nhất để hình thành bộ giáo án chuẩn và đặc
biệt chú ý đến việc xây dựng hệ thồng câu hỏi trong từng giáo án
Chú ý xây dựng câu hỏi trên cả hai phương diện : nội dung và nghệ thuật.
-

Đối với HS: Tìm đọc nguyên tác
Tìm hiểu đặc trưng của truyện ngắn và trào lưu sáng tác hiện thực phê phán

-

Đối với nhà soạn sách: Không nên lược phần CP và TN gặp gỡ nhau ở vườn chuối
Những phần lược nội dung nhà soạn sách có thể in nghiêng trong sách

để HS tiện theo dõi.

References.
* Tài liệu tra cứu tác giả trong nƣớc:
1. Nguyễn Viết Chữ (2001) , Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nhà xuất
bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Trần Thanh Đạm (1970) , Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể, Nhà xuất bản Giáo
dục.
3. Hà Minh Đức (1996), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.

4. Nguyễn Ái Học ( 2010), Phương pháp tư duy hệ thống trong dạy học văn, Nhà xuất bản Giáo dục.
5. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nhà xuất bản
Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Nguyễn Trọng Hoàn(2001), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, Nhà
xuất bản Giáo dục.
7. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (2001), Dạy học văn ở nhà trường phổ thông , Nhà xuất bản Đại học
Quốc gia Hà Nội
8. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1998) , Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường , Nhà
xuất bản Giáo dục.
9. Nguyễn Đăng Mạnh (1970), 217 đề và bài văn 11, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội
10. Nguyễn Đăng Mạnh (2007), Phân tích tác phẩm văn học 11, Nhà xuất bản Giáo dục.
11. Phƣơng Ngân(2000 ), Nam Cao – nhà văn hiện thực xuất sắc, Nhà xuất bản Văn hóa thơng tin.
12. Phan Trọng Luận (1983), Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.
13. Phan Trọng Luận, Trần Thế Phiệt, Nguyễn Thanh Hùng, Trƣơng Dĩnh (1999), Phương
pháp dạy học văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn tập I, Nhà xuất bản Giáo dục.
15. Phan Trọng Luận (1977), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường, Nhà xuất bản Giáo
dục.

18


16. Phan Trọng Luận(2002 ), Văn học giáo dục thế kỉ XXI, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà
Nội.
17. Phan Trọng Luận (2008), Thiết kế bài học Ngữ văn 11 – tập I, Nhà xuất bản Giáo dục.
18. Phƣơng Lựu, Trần Đình Sử (2006 ), Lí luận văn học, Nhà xuất bản Giáo dục.
19. Nguyễn Huy Quát, Hoàng Hữu Bội (2001), Một số vấn đề về phương pháp dạy – hoc văn trong
nhà trường, Nhà xuất bản Giáo dục.
20. Sách giáo khoa Ngữ văn 11, bộ chuẩn(2007 ), Nhà xuất bản Giáo dục.
21. Sách giáo viên Ngữ văn 11, bộ chuẩn (2007 ), Nhà xuất bản Giáo dục

22.Trần Đình Sử (1996 ),Lý luận phê bình văn học, Hội nhà văn Việt Nam.
23.Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh (2001), Từ điển giáo dục học,
Nhà xuất bản Từ điển bách khoa Hà Nội.
* Tài liệu tra cứu nƣớc ngoài
24. Benjamin Bloom , Hệ thống câu hỏi phát triển tư duy trong dạy
25. Lê – vi – tốp. N.Đ (1970), Tâm lý học trẻ em và tâm lý học sư phạm, Nhà xuất bản Giáo dục.
26. I.F. Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, Nhà xuất bản
Giáo dục.
27. I.Ia Lecne1(997), Dạy học nêu vấn đề , Nhà xuất bản Giáo dục.
28. Richard Beach, James Marshall, Giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thơng.
* Bài viết trên tạp chí:
29. Nguyễn Thanh Hùng(2006), “Đa dạng và hiệu quả của câu hỏi trong dạy học Văn, Nghiên cứu
giáo dục (148)
30. Nguyễn Thị Hồng Nam( 2006), “ Thiết kế câu hỏi dạy học văn – một thử thách với GV, Tạp chí
Giáo dục (147)
31. Đỗ Huy Quang (1995) , “Giờ học đối thoại, con đường giải quyết một nghịch lý trong giảng
văn”, Nghiên cứu giáo dục (2).

19



×