Tải bản đầy đủ (.doc) (79 trang)

Giải pháp nâng cao công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở của huyện nho quan tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.77 KB, 79 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau hai tháng thực tập tại phòng Nội vụ UBND huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình, với sự giúp đỡ của các bác,các cô chú trong phòng Nội
vụ cùng sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã hoàn thành báo
cáo thực tập tốt nghiệp một cách tốt đẹp.
Bốn năm học tập tại Học viện Hành Chính, em đã được thày cô giáo
truyền đạt những kiến thức lý luận cơ bản về ngành Hành chính học
nhưng chưa có điều kiện va chạm thực tiễn. Nhân đợt thực tập do Học
viện tổ chức, em được phòng Nội vụ UBND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh
Bình tiếp nhận về thực tập, những lý luận được học tại trường hôm nay
được đem ra thực hành soi chiếu và áp dụng trong thực tiễn hàng ngày để
làm việc, tiếp cận công việc hàng ngày như cán bộ công chức. Em đã
quan sát và học hỏi được nhiều điều về công việc, kỹ năng nghiệp vụ
hành chính cũng như trách nhiệm trong công việc, tác phong, thái độ ứng
xử làm việc nơi công sở, vững vàng, tự tin với nghề nghiệp mình đã chọn.
Qua bài Báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến các bác, các
cô chú, anh chị công tác trong phòng Nội vụ UBND huyện Nho Quan cùng các thày cô giáo
Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính. Đặc biệt là cô giáo TS. Đinh Thị Cẩm Lê đã trực
tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em hoàn thành
bài báo cáo này!
“ Đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình ” là một đề tài mang tính gắn liền lý luận và thực tiễn. Do trình độ hiểu biết còn hạn
1
Phạm Thị Hồng Thắm
chế, thời gian nghiên cứu có giới hạn vì vậy bài báo cáo không tránh khỏi các thiếu sót. Em
rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu từ phía thày cô giáo và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
2
Phạm Thị Hồng Thắm
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Hội đồng nhân dân: HĐND


Uỷ ban nhân dân: UBND
Cán bộ, công chức: CBCC
Đào tạo, bồi dưỡng: ĐTBD
Hành chính Nhà nước: HCNN
Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa: CNH- HĐH
Cải cách hành chính: CCHC
Ban chấp hành: BCH
Trung ương: TW
Cao đẳng, Đại học: CĐ,ĐH
Trung học phổ thông: THPT
Trung học cơ sở: THCS
3
Phạm Thị Hồng Thắm
Phần Một: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1.Kế hoạch thực tập
 Thời gian thực tập 02 tháng:
Từ ngày 9/03/2014 đến ngày 4/5/2014
 Địa điểm thực tập:
Phòng Nội vụ UBND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
Thời gian Nội dung công việc
Tuần 1
(9/03 - 14/03/2014)
-Đến UBND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
nhận phòng thực tập
-Trình lãnh đạo kế hoạch thực tập
-Làm quen, giới thiệu bản thân với các cán bộ,
công chức tại nơi thực tập
-Học tập quy chế của cơ quan
-Chọn đề tài Báo cáo thực tậpp
Tuần 2

(17/03 -
-Tìm hiểu cơ quan thực tập ( cơ cấu tổ chức, chức
năng nhiệm vụ )
-Thu thập tài liệu
4
Phạm Thị Hồng Thắm
21/03/2014) -Chuẩn bị tài liệu để làm đề cương sơ lược
-Làm các công việc được giao trong phòng
Tuần 3
(24/03 -
28/03/2014)
-Đến cơ quan thực tập tìm và đọc tài liệu
-Triển khai đề tài Báo cáo thực tập
-Nhận nhiệm vụ làm việc trong phòng
-Nộp đề cương sơ lược cho giảng viên hướng dẫn
Tuần 4
(31/03 - 4/4/2014)
-Đến cơ quan thực tập tìm và đọc tài liệu
-Quan sát, học hỏi công việc trong phòng, làm tốt
những công việc được giao
-Bắt tay vào làm báo cáo thực tập
-Trao đổi với cán bộ trong phòng về kiến thức
chuyên môn liên quan đến bài Báo cáo thực tập
Tuần 5
(7/4 - 11/4/2014)
-Tiếp tục viết báo cáo thực tập
-Tìm hiểu thực trạng CB,CC
-Làm các công việc được giao tại cơ quan
Tuần 6
-Hoàn thiện Báo cáo thực tập

-Xin ý kiến đóng góp của các cán bộ trong phòng
5
Phạm Thị Hồng Thắm
(14/4 - 18/4/2014) về đề tài báo cáo, chỉnh sửa nếu có thiếu xót
-Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn
-Làm các công việc được giao tại cơ quan
Tuần 7
(21/4 - 25/4/2014)
-Chỉnh sửa và hoàn thiện báo cáo thực tập
-Trình giảng viên hướng dẫn, xin ý kiến để hoàn
chỉnh báo cáo
Tuần 8
(28/4 - 4/4/2014)
-Hoàn chỉnh Báo cáo thực tập
-Xin đánh giá nhận xét của lãnh đạo phòng Nội vụ
về quá trình thực tập
-Cảm ơn cán bộ, công chức tại đơn vị thực tập
-Nộp Báo cáo thực tập
-Kết thúc đợt thực tập
2.Nhật ký thực tập
Thời gian Những việc đã làm
Tuần 1
-Sáng 10/03 đến phòng Nội vụ UBND huyện
Nho Quan gặp mặt lãnh đạo phòng và các cán bộ,
công chức trong phòng
-Tìm hiểu văn bản quy định chức năng nhiệm vụ,
6
Phạm Thị Hồng Thắm
(9/03 - 14/03/2014) cơ cấu tổ chức cũng như nội quy làm việc của
phòng Nội vụ UBND huyện Nho Quan

-Sắp xếp văn bản, tài liệu theo sự phân công của
cán bộ trong phòng
Tuần 2
(17/03 - 21/03/2014)
-Tham gia công tác chuẩn bị cho Hội nghị của
phòng
-Đóng dấu văn bản, photo tài liệu, văn bản cho
phòng
-Nhận công văn đến, vào sổ lưu trữ, phân loại,
sắp xếp công văn
-Viết đề cương sơ lược gửi giảng viên hướng dẫn
Tuần 3
(24/03 - 28/03/2014)
-Nộp đề cương sơ lược cho giảng viên hướng dẫn
và chỉnh sửa
-Tìm và thu thập tài liệu liên quan đến đề tài báo
cáo thực tập
-Đánh máy văn bản cho phòng
-Tiếp nhận công văn đến, vào sổ lưu trữ, trình
các lãnh đạo
Tuần 4
-Bắt tay vào làm đề tài báo cáo thực tập
-Trực phòng ( phòng đi thực tế các xã ), quản lý
7
Phạm Thị Hồng Thắm
(31/03 - 4/4/2014) con dấu
-Tìm và thu thập tài liệu chuẩn bị cho viết báo
cáo
Tuần 5
(7/4 - 11/4/2014)

-Tiếp tục viết báo cáo thực tập
-Vào sổ công văn đi, đến
-Photo văn bản, đóng dấu
Tuần 6
(14/4 - 18/4/2014)
-Hoàn thiện Báo cáo thực tập
-Cùng với phòng làm công tác tuyển dụng viên
chức cho sự nghiệp giáo dục
-Xin ý kiến của giảng viên hướng dẫn
-Xin ý kiến đóng góp của cán bộ trong phòng về
đề tài báo cáo
-Đánh máy và in văn bản
Tuần 7
(21/4 - 25/4/2014)
-Chỉnh sửa và hoàn thiện Báo cáo thực tập
-Trình giảng viên hướng dẫn, xin ý kiến để hoàn
chỉnh Báo cáo thực tập
-Đánh máy văn bản cho phòng
-Vào sổ công văn đi, đến
Tuần 8
-Hoàn chỉnh Báo cáo thực tập
-Xin đánh giá, nhận xét của lãnh đạo phòng Nội
8
Phạm Thị Hồng Thắm
(28/4 - 4/4/2014) vụ
-Cảm ơn cán bộ, công chức tại phòng Nội vụ
-Nộp Báo cáo thực tập
-Kết thúc đợt thực tập
3. Kết quả đạt được
- Trong quá trình thực tập tại phòng Nội vụ UBND huyện Nho Quan,

tỉnh Ninh Bình, cộng với sự giúp đỡ tận tình của các bác, các chú trong
phòng Nội vụ, em đã tìm hiểu rõ hơn về cơ quan hành chính Nhà nước
nói chung, phòng Nội vụ nói riêng, nắm rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ cũng như mối liên hệ công tác giữa
các phòng ban.
- Được vận dụng những kiến thức đã học vào trong công việc thực tế
như: công tác soạn thảo văn bản, công tác văn phòng,…Từ đó giúp em
củng cố và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về hành chính.
- Được làm quen với môi trường công sở, rèn luyện tác phong cũng
như kỷ luật trong công việc, tăng khả năng giao tiếp trong cuộc sống.
- Tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
- Thu thập tài liệu, hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp theo đúng
như kế hoạch đã đặt ra.
9
Phạm Thị Hồng Thắm
Phần Hai: BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ THỰC
TẬP
ĐỀ TÀI:
10
Phạm Thị Hồng Thắm
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC
CẤP CƠ SỞ (XÃ, THỊ TRẤN) CỦA HUYỆN NHO QUAN,
TỈNH NINH BÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU
11
Phạm Thị Hồng Thắm
1.Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta, đội
ngũ những người cốt cán, cán bộ có vai trò đặc biệt quan trọng. Vai trò to
lớn đó đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cán bộ là gốc của

mọi vấn đề, gốc có tốt thì ngọn mới tốt”. Nghị quyết Ban chấp hành
Trung ương lần thứ 3 khóa VIII cũng đã nêu “Cán bộ là nhân tố quyết
định sự thành bại của cách mạng”. Thực vậy, hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của bộ máy Nhà nước nói chung, của hệ thống các tổ chức nói riêng
suy cho cùng được quyết định bởi năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán
bộ.
Trong bối cảnh cả nước đang đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước như hiện nay, để phát huy vai trò của đội ngũ cán
bộ đòi hỏi chính quyền các cấp phải thường xuyên quan tâm đến công tác
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức để họ thực thi tốt nhiệm vụ mà
Đảng, Nhà nước và nhân dân giao. Thực tế đã chứng minh nơi nào cán
bộ, công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, phẩm chất
đạo đức thì nơi đó công việc vận hành rất trôi chảy, thông suốt.
Xã, phường, thị trấn là đơn vị hành chính cấp cơ sở, nơi thực hiện
trực tiếp và cụ thể các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước. Vì vậy, việc quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ở
12
Phạm Thị Hồng Thắm
cơ sở xã, phường, thị trấn có đủ phẩm chất, năng lực là nhiệm vụ thường
xuyên, có ý nghĩa hết sức quan trọng cả trước mắt cũng như lâu dài trong
sự nghiệp cách mạng của Đảng.
Trong tình hình hiện nay, nước ta đang thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, sự hội nhập với kinh tế quốc tế khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại thế giới (WTO), đòi hỏi người cán bộ cấp xã phải đổi mới tư duy, đổi mới phong
cách lãnh đạo quản lý, phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị, đạo
đức cách mạng, sống và học tập theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Một trong những giải pháp đó là
tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở. Chính vì vậy, nhân đợt thực tập tại
phòng Nội vụ UBND huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình để tìm hiểu rõ hơn về công tác đào tạo,
bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện Nho Quan, em chọn đề tài Báo cáo thực tập “ Đào
tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình”

2.Mục đích, nhiệm vụ, phương pháp nghiên cứu
2.1.Mục đích nghiên cứu
Mục đích của bài báo cáo này nhằm khảo sát thực tiễn công tác đào
tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở (xã, thị trấn) của huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình. Từ đó, có thể đưa ra những nhận xét khách quan về công tác
đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở tại huyện Nho Quan, những mặt đạt
được và hạn chế cũng như những nguyên nhân còn tồn tại. Trên cơ sở đó,
đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao công tác này tại huyện Nho Quan,
tỉnh Ninh Bình.
2.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tập trung tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
13
Phạm Thị Hồng Thắm
- Chỉ ra những kết quả đạt được và những mặt còn hạn chế trong công
tác đào tạo, bồi dưỡng CB,CC cấp cơ sở của huyện Nho Quan.
- Những kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi
dưỡng CBCC cấp cơ sở trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
2.3.Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực tập, sinh viên nghiên cứu văn bản pháp luật, các
tài liệu có liên quan đến nơi thực tập.
Thu thập thông tin, thống kê, phân tích và đánh giá số liệu.
Thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, của cán bộ nơi thực tập kết
hợp với quá trình quan sát, thử việc tại cơ quan để bổ sung và nâng cao
kiến thức, tích lũy kinh nghiệm và hoàn thành báo cáo thực tập.
3.Kết cấu của chuyên đề báo cáo
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, bài Báo cáo gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản
Chương 2: Công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở (xã, thị
trấn)

của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Một số kiến nghị, đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công
tác
14
Phạm Thị Hồng Thắm
đào tạo, bồi dưỡng CBCC cấp cơ sở (xã, thị trấn) trên địa bàn huyện
Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình.
15
Phạm Thị Hồng Thắm
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
I. Tổng quan về huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình
1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, cơ cấu tổ chức
 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội
Nho Quan là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình.
Phía Bắc giáp các huyện Yên Thủy và Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình, phía
16
Phạm Thị Hồng Thắm
Đông giáp các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, phía Nam giáp thị xã Tam Điệp,
phía Tây giáp huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá. Nho Quan có diện
tích tự nhiên gần 460 km². Tính đến tháng 12/ 2012 dân số toàn huyện
145.255 người, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số(chủ yếu là dân tộc
Mường) chiếm 15,2%, đồng bào theo đạo thiên chúa giáo là 16,5%. Nho
Quan gồm có 27 đơn vị hành chính cơ sở: 01thị trấn và 26 xã.
Địa hình huyện Nho Quan chia làm 3 vùng rõ rệt vùng đồi núi, vùng
bán sơn địa và vùng chiêm trũng. Hầu hết là đồi núi, bao gồm các xã phía
Tây Bắc và Tây Nam và phía Bắc huyện, bên cạnh đó còn có một số xã
thuộc bán sơn địa và đồng chiêm trũng. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống

Nam, từ Tây sang Đông, độ cao so với mặt nước biển từ +3 đến +5 độ.
Rừng Nho Quan chiếm 20% diện tích tự nhiên, có nhiều cây cối và cầm
thú có giá trị. Rừng đồi chạy dài tới 40 km từ Xích Thổ, Thạch Bình đến
Sơn Hà, Quảng Lạc. Đặc biệt, Nho Quan có khu rừng nguyên sinh Cúc
Phương với các thảm thực vật, động vật khá phong phú. Địa hình và cảnh
trí của huyện rất đa dạng, phong phú…núi đá trập trùng, có nhiều hang
động nổi tiếng. Thiên nhiên ban tặng cho Nho Quan nguồn tài nguyên
thiên nhiên khá phong phú với mỏ đá vôi, đá đôlômít, than bùn, mỏ sét,
nước khoáng nóng trữ lượng lớn; rừng nguyên sinh Cúc Phương với diện
tích 22.200 ha lưu giữ một hệ sinh thái rừng đa dạng, nhiều động thực vật
quý hiếm và những hang động, hồ đập độc đáo chứa đựng tiềm năng phát
17
Phạm Thị Hồng Thắm
triển du lịch sinh thái thu hút du khách thập phương đến tham quan, nghỉ
dưỡng.
Những năm qua, trong bối cảnh nền kinh tế cả nước có nhiều khó
khăn, giá cả thị trường tăng cao, thời tiết không thuận lợi, dịch bệnh cúm
gia cầm phát sinh, song Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã phát huy
truyền thống đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thi đua lao
động sản xuất lập thành tích chào mừng các sự kiện chính trị quan trọng,
các ngày lễ lớn của đất nước, đã giành được kết quả tương đối toàn diện
trên các lĩnh vực: Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9,15%, Công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp phát triển ổn định; công tác xây dựng nông thôn
mới đạt kết quả tốt, cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường; văn hoá -
xã hội có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội,
công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt, đời sống nhân dân được ổn định; an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, công tác quốc phòng
được tăng cường.
Năm 2012 huyện triển khai thực hiện tốt Nghị quyết TW4, vai trò
lãnh đạo của các cấp ủy thể hiện rõ nét, hiệu lực quản lý điều hành của

chính quyền các cấp được nâng lên. Tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 150
năm danh xưng Nho Quan và đón nhận Huân chương Lao động hạng
Nhất; cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, một số chỉ tiêu vượt
kế hoạch.
18
Phạm Thị Hồng Thắm
Về phát triển kinh tế: Kinh tế tăng trưởng khá, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch
vụ, giảm dần tỷ trọng Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản.
Văn hoá - xã hội : có tiến bộ, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống
nhân dân được cải thiện rõ nét, công tác giảm nghèo đạt kết quả tốt. Văn
hoá, thông tin, thể dục thể thao tiếp tục phát triển; thể thao quần chúng
phát triển mạnh: Thông tin đại chúng phát triển rộng khắp, nội dung,
chương trình và hình thức luôn được đổi mới, góp phần nâng cao đời
sống văn hoá tinh thần cho nhân dân. Phong trào “toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá” tiếp tục phát triển, nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội có chuyển biến tích cực, một số lễ hội truyền
thống và thuần phong, mỹ tục của dân tộc được khôi phục. Đến nay toàn
huyện có 84% hộ gia đình văn hoá, 202/286 làng văn hoá, 126 /180 cơ
quan, trường học văn hoá; xây dựng 09/27 nhà văn hoá xã, 239/286 nhà
văn hoá thôn, bản, tổ dân phố. Một số điểm di tích lịch sử, văn hoá được
đầu tư cải tạo nâng cấp.
 Cơ cấu tổ chức
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Nho Quan gồm 13 cơ quan
chuyên môn:
19
Phạm Thị Hồng Thắm
1.Phòng Nội vụ
2.Văn phòng HĐND và UBND
3.Phòng Tài chính – Kế hoạch

4.Phòng Tư pháp
5.Phòng Tài nguyên và Môi trường
6.Phòng Lao động thương binh và
Xã hội
7.Phòng Văn hóa và Thông tin
8.Phòng Giáo dục và Đào tạo
9.Phòng Y tế
10.Phòng Thanh tra huyện
11.Phòng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn
12.Phòng Công thương
13.Phòng Dân tộc
2. Khái quát về tình hình đội ngũ CB,CC cấp cơ sở (xã, thị trấn)
của
huyện Nho Quan
Huyện Nho Quan có 27 đơn vị hành chính cơ sở ( 26 xã và 01 thị
trấn), là một huyện miền núi, là khu căn cứ cách mạng, điều kiện phát
triển kinh tế- xã hội có nhiều khó khăn. Xác định rõ vị trí, vai trò cán bộ,
công chức cấp xã, trong những năm qua Ban chấp hành Đảng bộ huyện,
Ban Thường vụ Huyện ủy đặc biệt quan tâm lãnh đạo chỉ đạo về công tác
tổ chức cán bộ từ quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ, trong
đó đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã.
20
Phạm Thị Hồng Thắm
Cán bộ chủ chốt cấp xã là những cán bộ chủ chốt của cấp uỷ Đảng,
HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã
hội; Công chức chuyên môn cấp xã được UBND tuyển chọn gồm: trưởng
công an xã, xã đội trưởng, cán bộ văn phòng, địa chính, tài chính - kế
toán, tư pháp - hộ tịch, văn hoá - xã hội.

Tổng số cán bộ, công chức xã tính đến năm 2007 ( theo Nghị định
121/2003/ NĐ - CP công chức xã, phường, thị trấn) : 507 người. Trong
đó:
Cán bộ chuyên trách: 287người (trong đó có 43 cán bộ nữ, 38 cán bộ là
người dân tộc, 15 cán bộ theo đạo thiên chúa).
Bí thư, phó bí thư đảng uỷ:
Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND:
Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND:
Chủ tịch Mặt trận và trưởng các đoàn thể:
48 người
28 người
70 người
135 người
Công chức cấp xã: 220 người (trong đó có 31công chức nữ, 32 công
chức là người dân tộc, 13 công chức theo đạo thiên chúa).
Từ năm 2009, theo Nghị định 92/2009/ NĐ - CP ngày 22/10/2009 quy
định về công chức xã, phường, thị trấn, số cán bộ cấp xã cơ bản được
chuẩn hóa, số lượng, chất lượng được nâng lên. Tổng số cán bộ, công chức
xã tính đến năm 2012: 598 người ( có 555 cán bộ là đảng viên = 92,8 %,
21
Phạm Thị Hồng Thắm
154 cán bộ nữ =25,8%, 76 cán bộ là người dân tộc thiểu số = 12,7%, 31
cán bộ theo đạo thiên chúa giáo = 5,2%). Trong đó:
Cán bộ chuyên trách: 292 người ( có 288 cán bộ là đảng viên = 97%, 55
cán bộ nữ =18,5%, 36 cán bộ là người dân tộc thiểu số = 12,1%, 18 cán
bộ theo đạo thiên chúa giáo= 6,1%).
Bí thư, phó bí thư đảng uỷ:
Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND:
Chủ tịch UBND, Phó chủ tịch UBND:
Chủ tịch Mặt trận và trưởng các đoàn thể:

56 người
54 người
( 07 CTHĐND chuyên trách)
66 người
135 người
Công chức cấp xã: 306 người ( trong đó: 267 công chức là đảng viên=
89,9% , 99công chức nữ= 33,3%, 40 công chức dân tộc thiểu số =13,5%,
13 công chức là người theo đạo thiên chúa = 4,4%) .
Trưởng công an:
Chỉ huy trưởng quân sự:
Văn phòng thống kê:
Địa chính – xây dựng:
Tài chính - kế toán:
Tư pháp - hộ tịch:
Văn hoá - xã hội:
17 người
26 người
62 người
55 người
52 người
37 người
57 người
22
Phạm Thị Hồng Thắm
Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Nho Quan- tỉnh Ninh
Bình những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực, tuy vậy còn
nhiều bất cập trước yêu cầu của giai đọan mới. Cụ thể như sau:
 Trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, tổ chức cơ sở Đảng có chức năng
cơ bản là hạt nhân lãnh đạo ở đơn vị, địa phương, là cấp trực tiếp tổ chức

thực hiện các hoạt động xây dựng Đảng.
Theo số liệu của Ban Tổ chức Huyện uỷ, đến cuối năm 2012, huyện
Nho Quan- tỉnh Ninh Bình có 27 Đảng bộ xã, thị trấn. Các Đảng bộ đã
hoàn chỉnh việc củng cố, kiện toàn tổ chức, cấp uỷ được củng cố và hoạt
động ổn định, 100 % thôn bản, tổ dân phố đã có chi bộ đảng. Số lượng,
cơ cấu, chất lượng đội ngũ cấp uỷ và các chức danh chủ chốt của các
Đảng bộ xã, thị trấn trong huyện như sau:
Chỉ tiêu
Uỷ viên
BCH đảng
bộ
Trong đó
Bí thư HĐND UBND

thư
Phó

thư
Ch

tịch
Phó
Chủ
tịch
Chủ
tịch
Phó
Chủ
tịch
Tổng số

379 27 54 27 27 27 42
Trong đó:
+ Phụ nữ
46 3 2 3 4 1 0
+ Dân tộc thiểu số
37 3 4 3 2 1 5
+ Tôn giáo
23 1 4 2 1 2 1
1. Tuổi đời
23
Phạm Thị Hồng Thắm
- Từ 18 đến 35 tuổi
76 0 7 0 5 5 7
- Từ 36 đến 45 tuổi
130 8 14 8 0 8 7
- Từ 46 đến 55 tuổi
143 14 24 14 2 13 19
- Từ 56 đến 60 tuổi
30 5 9 5 20 1 10
- Tuổi bình quân
45 44 42 44 41,5 42 39,5
2. Giáo dục phổ thông
379 27 54 27 27 27 43
- THCS
60 1 3 0 5 0 5
- THPT
319 26 51 27 22 27 38
3. Trình độ chuyên
môn, kỹ thuật
- Sơ cấp trở xuống

186 10 18 12 13 8 8
- Công nhân kỹ thuật,
nhân viên phục vụ
8
- Trung học chuyên
nghiệp
137 10 31 10 13 14 28
- Cao đẳng
9
- Đại học
37 5 5 5 1 5 6
- Thạc sỹ
2 2
4. Trình độ lý luận
chính trị
- Sơ cấp
111 0 1 8 0 5
- Trung cấp
265 24 54 26 19 27 38
- Cao cấp, cử nhân
3 3 0 0 0 0 0
5. Trình độ quản lý
- Quản lý kinh tế
14 4 1 1 0 3 12
- Quản lý Nhà nước
80 27 42 27 2 27 31
(Số liệu trong báo cáo kết quả bầu cấp ủy cơ sở, nhiệm kỳ 2010-2015
của Huyện ủy Nho Quan tháng 6/2010)
24
Phạm Thị Hồng Thắm

Từ số liệu trên cho thấy, trong những năm qua, được sự quan tâm
của của tỉnh và Trường chính trị tỉnh Ninh Bình, của huyện và trung tâm
bồi dưỡng chính trị huyện… Trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ, lý
luận chính trị và quản lý Nhà nước của đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cơ sở
đã được nâng lên rõ rệt.
* Về trình độ văn hóa :
- Cán bộ chuyên trách (Bí thư, phó bí thư Đảng uỷ ; chủ tịch, phó chủ
tịch HĐND, UBND xã ; chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã và trưởng các đoàn
thể) 100 % có trình độ văn hóa từ trung học cơ sở trở lên. Trong đó trình
độ trung học phổ thông là: 243/292 đạt 81,8%. Ban chấp hành có trình độ
văn hóa THPT 319/379 = 84,2% tăng 22,3% so với năm 2007
* Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ:
- Uỷ viên BCH Đảng bộ xã: 185/331 có trình độ trung cấp trở lên, tăng
17,1% và trình độ CĐ,ĐH gấp 2,3 lần so với năm 2007, trong đó có 02 bí
thư có trình độ thạc sĩ. Tuy nhiên vẫn còn 186/331= 56,1% phải đào tạo
chuẩn chuyên môn.
- Các chức danh chủ chốt còn 37,04 % chưa qua đào tạo chuẩn chuyên môn.
So sánh về trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý của BCH và các chức
danh chủ chốt năm 2007 (Trước Đại hội) thì tỷ lệ hiện nay là cao hơn.
Điều đó phản ánh rõ việc cấp uỷ, chính quyền các cấp thường xuyên quan
tâm đến công tác đào tạo nguồn, trình độ của uỷ viên Ban Chấp hành.
25

×