I/ ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong những năm gần đây, nền kinh tế - xã hội có bước tăng trưởng khá
cao, song song với nó là sự nảy sinh và kéo theo nhiều tệ nạn xã hội - đó đang là
mối lo ngại của mỗi gia đình và toàn xã hội. Tệ nạn xã hội đang len lỏi ở khắp
hang cùng ngõ hẻm và đã có ở trên 64 tỉnh thành trong cả nước, kể cả vùng nông
thôn Việt Nam.
Tệ nạn xã hội là một hiện tượng xã hội, nó đi ngược lại lợi ích và tiến bộ
chung của xã hội, đã và đang tác động đến công cuộc xây dựng xã hội mới của
chúng ta. Trong các loại tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, rượu, chè, cờ bạc…
thì tệ nạn mại dâm và ma tuý là tiêu biểu nhất và nguy hiểm nhất, đang thách
thức các quốc gia trên toàn thế giới. Dù cho con người có sống theo chuẩn mực
giá trị của nền văn hoá nào thì hai tệ nạn trên vẫn là những thách thức dưới góc
độ kinh tế xã hội, luật pháp, nòi giống và gia phong.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội có chiều hướng gia tăng
như hiện nay. Song chúng ta phải thấy rằng nguyên nhân quan trọng là công tác
giáo dục ngay tại gia đình, nhà trường và xã hội còn bị coi nhẹ, chưa có sự quan
tâm kịp thời, đồng bộ. Ngoài ra, không tránh khỏi những tác động của mặt trái nền
kinh tế thị trường và lợi nhuận cao nên có rất nhiều người còn coi thường pháp
luật, tổ chức buôn bán, tàng trữ, sử dụng ma tuý; môi giới và tổ chức mại dâm.
Tệ nạn xã hội ở bất kỳ thời gian nào, quốc gia nào có cũng ảnh hưởng trực
tiếp đến nhân cách, sức khoẻ, đạo đức của mỗi cá nhân và của cộng đồng; nó làm
xói mòn và băng hoại đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây rối xã hội, là
lực cản đến tiến trình phát triển kinh tế – xã hội và xây dựng cuộc sống mới của
chúng ta. Tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến sự vững mạnh và ổn định của chế độ.
Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương,
giải pháp kiên quyết bài trừ các tệ nạn xã hội… “Tăng cường lãnh đạo và quản lý
phong trào toàn dân đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn trật tự kỷ cương xã
hội, ngăn chặn và bài trừ các tệ nạn xã hội, nhất là nạn mại dâm và ma tuý; ngăn
chặn tiến tới đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS”… (trích văn kiện Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X).
1
Phòng chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn dân, của cả hệ thống
chính trị, trong đó Đoàn thanh niên có vai trò đặc biệt quan trọng.
Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, tuổi trẻ
Việt Nam với tổ chức Đoàn là hạt nhân nòng cốt luôn xung kích đi đầu trong các
phong trào hành động cách mạng, phát triển kinh tế – xã hội; lập thân lập nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Vì lợi ích của tuổi trẻ và tương lai
đất nước, Đoàn thanh niên có trách nhiệm đi đầu và làm nòng cốt trong phong
trào đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
Tệ nạn xã hội đang là vấn đề nhức nhối hiện nay. Tỉnh Quảng Ninh là một
trong những tỉnh dẫn đầu về tệ nạn ma tuý. Một huyện miền núi khó khăn như Ba
Chẽ cũng không tránh khỏi ảnh hưởng của các tệ nạn trên trong thời kỳ đổi mới.
Trong nhiều năm qua, bằng sự nỗ lực cố gắng của các cấp uỷ Đảng, chính
quyền địa phương, mà đặc biệt lực lượng nòng cốt là Đoàn thanh niên cộng sản
Hồ Chí Minh huyện đã tuyên truyền, vận động, đấu tranh tích cực phòng chống
các tệ nạn xã hội, nhất là ma tuý và mại dâm, nhằm hạn chế, tiến tới đẩy lùi tệ
nạn xã hội ra khỏi cộng đồng.
Xuất phát từ thực tiễn trên đây, cùng với vai trò là một Bí thư chi đoàn, tôi
đã tham gia vào các phong trào phòng chống tệ nạn của địa phương. Với lý do
đó, tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí
Minh huyện Ba Chẽ với phong trào phòng, chống tệ nạn xã hội”.
II/ NỘI DUNG
1. Khái quát đặc điểm của huyện Ba Chẽ.
Ba Chẽ là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Thành phố Hạ Long về
phía Bắc 90km theo đường chim bay. Ba Chẽ là một huyện miền núi rẻo cao nằm
giữa phía Bắc Quảng Ninh, từ 21
0
07” đến 21
0
23” vĩ độ Bắc, 106
0
58” đến 107
0
21”
2
độ kinh đông. Phía Bắc giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn) và huyện Tiên Yên;
phía Nam giáp huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả; phía Đông giáp huyện Tiên
Yên; phía Tây giáp huyện Sơn Động (Bắc Giang).
Diện tích tự nhiên của Ba Chẽ là hơn 60.000 ha. Trong đó, diện tích canh
tác trên 1.000 ha; dân số toàn huyện hơn 2 vạn, mật độ trung bình 30 người/km
2
,
nơi cao nhất 500 người/km
2
(tập trung ở khu vực Thị trấn), nơi thấp nhất 70
người/km
2
(chủ yếu là các xã).
Toàn huyện được phân giới thành 7 xã và 1 thị trấn. Nhân dân trong huyện
gồm nhiều thành phần dân tộc như: Dao, Kinh, Tày, Cao Lan, Sán Chỉ, Dìu,
Hoa… trong đó, hai dân tộc Kinh và dân tộc Dao có tỷ lệ dân chiếm đa số.
Ba Chẽ có nhiều vùng tiểu khí hậu, mưa nắng không đều, lượng mưa trung
bình hàng năm trên 2.000mm, mùa mưa hay có lũ lớn. Ba Chẽ là nơi thuận lợi
cho việc trồng trọt và chăn nuôi, những đồng cỏ tốt tươi trải dài thuộc các xã
Lương Mông, Minh Cầm, Đạp Thanh… có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc
(trâu, bò, dê… ). Những dải đồi trọc với một diện tích khá lớn có thể trồng các
loại cây công nghiệp thực phẩm, cây dược liệu và cây lấy gỗ. Tuy thế, nhưng địa
hình Ba Chẽ khá phức tạp, có nhiều vùng tiểu khí hậu, mưa nắng phân bố không
đều, hạn hán, lũ lụt đe doạ thường xuyên đối với sản xuất và đời sống con người.
Sản vật chủ yếu của Ba Chẽ là từ rừng. Rừng Ba Chẽ xưa rất giàu lâm sản,
nổi tiếng về gỗ lim, tre, nứa, song, mây… nhiều loại cây thuốc và nhiều chim,
thú. Song hiện nay do khai thác quá mức và tập quán đốt rừng làm nương rẫy của
nhân dân nên rừng đã nghèo kiệt.
Hiện nay, nền kinh tế Ba Chẽ cơ bản thay đổi, đã có những khởi sắc ở
nhiều mặt. Tuy nhiên hiệu quả vẫn còn thấp (năm 2000 có 17,1% hộ đói nghèo,
năm 2008 còn 14,6%). Ngoài Công ty Lâm nghiệp Ba Chẽ, nhân dân tại các xã
còn trồng cây lấy gỗ (keo, bạch đàn, sa mộc) và trồng thông, quế. Gần đây, mô
hình trang trại (VACR) và các mô hình kinh tế (như nuôi nhím, thỏ, cây Thanh
Long, gà đồi…) là mô hình sản xuất mới để thoái khỏi nghèo đói. Đến hết năm
2008, đã có 3.697 hộ được giao 2.647ha đất rừng. Tổng sản lượng lương thực
hàng năm mới đạt trên dưới 4.000 tấn quy thóc, bình quân đầu người có năm
dưới 250kg. Sản xuất tiểu thủ công nghiệp còn ở quy mô nhỏ, chủ yếu là làm
gạch, chế biến đồ gỗ và đan lát mây tre…
3
Đảng bộ huyện Ba Chẽ nhiều năm liền là Đảng bộ trong sạch, vững mạnh
với 25 chi, Đảng bộ cơ sở và trên 1.000 đảng viên. Trong những năm qua, Đảng
bộ huyện đã lãnh đạo các đoàn thể chính trị xã hội hoàn thành xuất sắc các nhiệm
vụ được giao.
Trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền và phát triển kinh tế – xã hội,
Đảng bộ huyện Ba Chẽ có những thuận lợi và khó khăn, đó là:
Về thuận lợi: Huyện Ba Chẽ có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế trồng
rừng như: keo, sao mộc, quế, lim, lát… và các mô hình kinh tế như: nuôi nhím,
gà đồi, trồng Thanh Long ruột đỏ, là những sản phẩm đang có giá trị rất lớn trên
thị trường. Đồng thời, còn có sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của các cấp uỷ Đảng,
chính quyền địa phương; sự khích lệ kịp thời các cấp, các ngành, đoàn thể. Bên
cạnh đó, nhân dân huyện Ba Chẽ còn có truyền thống yêu nước nồng nàn, cần cù
lao động sáng tạo, cùng với sự nỗ lực vươn lên vượt qua mọi khó khăn thử thách.
Về khó khăn: Là huyện miền núi nghèo, có nhiều thành phần dân tộc nên
trình độ dân trí giữa các vùng, các dân tộc không đồng đều, dẫn đến việc áp dụng
các tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Các hộ kinh doanh
còn nhỏ lẻ, còn thiếu vốn và kinh nghiệm. Nhân dân còn ảnh hưởng bởi các hình
thức canh tác truyền thống, nên chậm chuyển đổi cây trồng vật nuôi. Bên cạnh
đó, giá trị một số hàng hoá còn tăng cao, gây không ít khó khăn cho đời sống của
nhân dân.
Trong những năm gần đây, do tình hình khai thác rừng cạn kiệt nên đã xảy
ra tình trạng lũ lụt kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của nhân dân. Cùng
với đó là việc sản xuất đại trà một số mặt hàng nên việc tiêu thụ gặp nhiều khó
khăn, giá cả thấp.
Việc nhận thức của nhân dân còn hạn chế và không đồng đều cũng là
nguyên nhân dẫn đến gia tăng các loại tội phạm trong thời gian gần đây như: ma
tuý, cờ bạc, mại dâm, trộm cắp…
Chính vì điều đó, những năm qua, huyện Ba Chẽ đã từng bước khắc phục
khó khăn, phát huy những điều kiện thuận lợi của địa phương, hoàn thành nhiệm
vụ chính trị, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, góp phần xây dựng Ba
Chẽ nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung ngày càng giàu đẹp, văn minh, thực
hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
4
2. Hoạt động của Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện Ba
Chẽ trong những năm qua.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh Đoàn Quảng Ninh, cấp uỷ, chính quyền
địa phương, trong những năm qua, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện
Ba Chẽ (gọi tắt là Huyện Đoàn Ba Chẽ) đã triển khai các kế hoạch hoạt động của
đoàn đạt hiệu quả. Tổng số có 1.392 đoàn viên đang tham gia hoạt động ở 10 đoàn
cơ sở và 05 chi đoàn trực thuộc, trong đó có 537 đoàn viên là đảng viên Đảng cộng
sản Việt Nam. Tuổi đời bình quân của đoàn viên thanh niên là 16 đến 32 tuổi.
Trong những năm qua, công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu niên ở Ba
Chẽ đã đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực:
a) Công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Huyện Đoàn Ba Chẽ đã tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền giáo dục
chính trị tư tưởng, đạo đức, giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh thiếu niên
thông qua các hình thức như: nói chuyện chuyên đề, tọa đàm, “Du khảo về
nguồn”, thắp nến tri ân, “Thanh niên với Đảng”…; phối hợp tổ chức các hoạt
động thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ; học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh;
thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”; học tập 6 chuyên đề lý luận chính trị cho thanh niên…
b) Công tác xây dựng Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên và công
tác Đoàn tham gia xây dựng Đảng.
Ban Chấp hành Huyện Đoàn đã triển khai Nghị quyết 01, 02 Hội nghị lần
thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đoàn khoá VIII về công tác cán bộ Đoàn trong
thời kỳ mới và tăng cường tập hợp đoàn kết thanh niên trong tình hình mới; Nghị
quyết số 42 của Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Quảng Ninh “về một số giải pháp
nâng cao số lượng, chất lượng đoàn viên” (giai đoạn 2003 – 2007)… thông qua
các hình thức sinh hoạt chi đoàn, chi hội thanh niên và mời báo cáo viên của
huyện trực tiếp truyền đạt.
Công tác bồi dưỡng phát triển đoàn viên trong toàn huyện đã được quan
tâm. Quy trình bồi dưỡng kết nạp đoàn viên mới đã được quan tâm thực hiện theo
đúng hướng dẫn, quy định của Trung ương Đoàn; nhiều cơ sở đã gắn việc bồi
dưỡng cảm tình Đoàn cho thanh niên với việc tổ chức học tập 6 bài lý luận chính
5
trị, đã tạo điều kiện tốt để thanh niên hiểu biết về tổ chức Đoàn, vai trò, nhiệm vụ
của thanh niên, cũng như giúp thanh niên có ý thức chính trị trước khi kết nạp trở
thành đoàn viên.
Công tác quản lý đoàn viên cũng từng bước được điều chỉnh đúng theo quy
định. Trong những năm qua, việc kiện toàn sử dụng Sổ đoàn viên, trao thẻ đoàn
viên đã được chú trọng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đoàn kết tập hợp
đoàn viên thanh niên đã được quan tâm đổi mới bằng nhiều hình thức như: Đa
dạng hoá nội dung, hình thức sinh hoạt Đoàn, Hội phù hợp với tâm lý và nguyện
vọng của đoàn viên thanh niên…; mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết thanh niên
thông qua việc xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên, các Câu lạc bộ… đáp ứng
được nguyện vọng của từng đối tượng tham gia, như: Câu lạc bộ Tin học trẻ, Câu
lạc bộ pháp luật, Câu lạc bộ khiêu vũ, Câu lạc bộ Tổng phụ trách đội…
c) Công tác xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên và mở rộng mặt trận tập
hợp đoàn kết thanh niên.
Với công tác trên, Huyện Đoàn Ba Chẽ đã quan tâm đầu tư tạo điều kiện
hỗ trợ cho Hội Liên hiệp thanh niên huyện tiếp tục đổi mới phương thức hoạt
động phù hợp, hiệu quả; mở rộng mặt trận tập hợp đoàn kết các lực lượng thanh
niên.
d) Phong trào “Hai thi đua, hai tình nguyện” của Đoàn được phát triển
rộng rãi, gồm các nội dung:
Đẩy mạnh thi đua học tập trong các đối tượng thanh niên, đi đầu xây dựng
xã hội học tập. Tích cực vận động đoàn viên thanh niên học tập văn hoá, học
nghề, nhiều đoàn viên đã học tập xong chương trình bổ túc THPT để có trình độ
và tiếp tục học tập nâng cao trình độ.
Phong trào thanh niên tình nguyện tham gia phát triển kinh tế – xã hội, vì
cuộc sống cộng đồng được đẩy mạnh. Ban chấp hành Huyện Đoàn cũng phát
động đẩy mạnh thi đua lao động sáng tạo, tiến quân vào KHCN. Phối hợp tổ chức
tốt phong trào chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, đi đầu trong việc trồng
các giống mới thí điểm; tổ chức một số hoạt động tình nguyện đào đắp, sửa chữa
các công trình thuỷ lợi, kênh mương nội đồng.
6
e) Công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng và xây dựng
Đội.
Thực hiện Nghị quyết 10 của Ban chấp hành Trung ương Đoàn và Cuộc
vận động “Vì đàn em thân yêu” được Ban chấp hàn Huyện Đoàn tổ chức tốt.
Phối hợp với một số cơ quan, Đoàn cơ sở và Ban giám hiệu các trường học trên
địa bàn tổ chức nhiều hoạt động như: Tết Trung thu, Tết thiếu nhi 1/6, hội nghị
gặp mặt biểu dương khen thưởng và trao học bổng quỹ Bảo trợ trẻ em các cấp
cho hơn 100 học sinh…
Tổ chức tốt kế hoạch quản lý giáo dục học sinh dịp hè, thu hút trên 80%
thanh thiếu nhi, học sinh tham gia sinh hoạt; mở các lớp năng khiếu hè hàng năm
cho các em học sinh như: học bơi, học vẽ, học nhạc…
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn tồn tại một số khó khăn như:
số lượng đoàn viên thanh niên lập thân lập nghiệp ít, đa số đoàn viên còn sống
phụ thuộc vào gia đình, hoặc đang học ở các trường THPT, THCS nên việc quản
lý còn gặp nhiều khó khăn; đoàn viên có trình độ trung học phổ thông chiếm
khoảng 75%, còn lại là đoàn viên mới học hết phổ thông cơ sở. Một số đoàn viên
còn ngại, chưa tích cực tham gia sinh hoạt ở các chi đoàn, một số khác lại thích
ăn chơi, đua đòi, bỏ học… dẫn đến mắc vào các tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, việc
tạo công ăn việc làm cho đoàn viên thanh niên còn khó khăn, chưa đáp ứng kịp
thời, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả của tệ nạn xã
hội.
Nhìn chung, công tác Đoàn và phong trào Thanh thiếu nhi huyện Ba Chẽ
trong những năm qua luôn được giữ vững và có những kết quả đáng kể, đã đóng
góp tích cực vào việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị – kinh tế – xã hội
trên địa bàn.
3. Đoàn thanh niên với phong trào phòng, chống tệ nạn xã hội.
a) Tình hình mại dâm và ma tuý trên địa bàn huyện.
Huyện Ba Chẽ là một huyện miền núi, dưới ảnh hưởng của cơ chế thị
trường, đã xuất hiện nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ, tạo được không ít việc
làm và thu nhập cho một bộ phận thanh niên. Tuy nhiên, cùng với phát triển bước
đầu, đã xuất hiện một số điểm dịch vụ giải trí không lành mạnh được trá hình, đó
7
chính là nguyên nhân tạo điều kiện thuận lợi cho tệ nạn mại dâm và ma tuý có cơ
hội phát triển và xâm nhập vào tầng lớp thanh thiếu niên. Điều đó đã gây không ít
khó khăn cho công tác quản lý an ninh trật tự và quản lý nhân, hộ khẩu; đồng thời
nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp.
Theo con số thống kên trên địa bàn huyện:
- Về ma tuý: năm 2005 có 07 đối tượng, tăng lên 11 đối tượng vào năm
2006; 16 đối tượng năm 2007 và năm 2008 đã có 19 đối tượng. Trong số này, tỷ
lệ thanh niên chiếm tới 85%.
- Về mại dâm: tệ nạn mại dâm hình thành là một vấn đề bức xúc trong dư
luận xã hội, nhất là với một địa phương có diện tích nhỏ và nghèo như Ba Chẽ.
Tuy nhiên, trong những năm qua, hoạt động mại dâm chỉ xảy ra ở các tụ điểm
dịch vụ giải trí, chưa có trường hợp thanh thiếu niên trên địa bàn mắc phải, phần
lớn là dân nơi khác cư trú bất hợp pháp.
Trong 5 năm qua, từ 2004 – 2008, lực lượng công an huyện đã phối hợp
với các cơ quan chức năng phát hiện 07 trường hợp liên quan đến ma tuý và mại
dâm, lập hồ sơ bắt giữ 06 đối tượng, trong đó có 04 đối tượng là thanh niên. Phối
hợp, vận động gia đình cho 07 đối tượng nghiện hút ma tuý tự nguyện cai nghiện
tại gia đình và cộng đồng, đưa 02 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc.
b) Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào chống tệ nạn xã
hội.
Trước tình hình xã hội diễn biến phức tạp nêu trên, cấp uỷ, chính quyền địa
phương đã chỉ đạo ngành chức năng như công an, y tế, giáo dục, đoàn thanh niên
xây dựng kế hoạch chỉ đạo triển khai thực hiện công tác phòng, chống tệ nạn xã
hội trên địa bàn. Thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội, trong đó
đoàn thanh niên làm phó ban thường trực.
Cấp uỷ, chính quyền địa phương còn chỉ đạo Huyện Đoàn tập trung vào
thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết như: nghị quyết liên tịch số 02 giữa Trung
ương Đoàn và Bộ Công an về phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm tệ nạn xã hội
trong thanh niên Điều đó cho thấy rằng, đoàn thanh niên có vài trò, trọng trách
rất lớn trong cuộc đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội này.
8
Ban Chấp hành Huyện Đoàn xác định rõ công tác phòng ngừa tội phạm
trong thanh niên hiệu quả được hay không, trước hết phải làm tốt công tác tập
hợp thu hút thanh niên vào các tổ chức của Đoàn, Hội, Đội thông qua các hình
thức sinh hoạt chi đoàn – chi hội – chi đội, qua đó tuyên truyền phòng, chống tệ
nạn xã hội cho đông đảo thanh thiếu niên.
Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền và của Đoàn cấp trên, sự
hỗ trợ của của các ban ngành, đoàn thể đã giúp cho hoạt động công tác Đoàn
được giữ vững và đạt nhiều kết quả, chất lượng công tác Đoàn được nâng lên.
Nhiều mô hình phong trào thu hút tập hợp thanh niên như: Thanh niên lập thân
lập nghiệp, các mô hình kinh tế như mô hình sản xuất gạch của đoàn viên Tô
Hiền (khu 6), mô hình tổ đội xây dựng của đoàn viên Lê Anh (khu 3), hàng năm
giải quyết việc làm cho hàng chục đoàn viên và có thu nhập ổn định.
Sau khi triển khai kế hoạch chương trình thực hiện nghị quyết liên tịch số
02, Ban chỉ đạo cấp huyện đã tổ chức khảo sát tình hình thanh thiếu niên từ các
khu phố, từng lớp học để đánh giá, phân loại. Qua kiểm tra đã phát hiện 06 đối
tượng thanh niên mắc nghiện, 03 đối tượng học sinh cá biệt, thường xuyên vi
phạm kỷ luật nhà trường, hay gây sự đánh nhau, trộm cắp vặt
Sau khi tổng hợp, phân tích số thanh niên trong diện nêu trên, Ban chỉ đạo
cấp huyện đã lập danh sách, chỉ đạo Huyện Đoàn phân công các chi đoàn có liên
quan đến đoàn viên đó, kết hợp cùng công an thị trấn xây dựng kế hoạch giáo
dục, quản lý ngay tại cơ sở; phân công các Đoàn trường phối hợp với cô giáo chủ
nhiệm, công an thị trấn gặp gỡ các gia đình có đối tượng cá biệt, bàn các biện
pháp quản lý và giáo dục. Sau một thời gian theo dõi, cơ bản các em có những
tiến bộ.
Trước đó, qua theo dõi của một số Đoàn trường, phát hiện ra 04 học sinh
có biểu hiện sử dụng ma tuý, đã kịp thời phối hợp với công an thị trấn gặp gỡ gia
đình và động viên kịp thời các em về tác hại của ma tuý, đồng thời yêu cầu gia
đình quản lý chặt chẽ hoạt động của các em, đến nay vẫn chưa phát hiện em nào
mắc nghiện.
Huyện Đoàn đã phối hợp với công an và các ban ngành, đoàn thể khác
như: y tế, Ban phòng chống tệ nạn xã hội xây dựng các hòm thư tố giác tội phạm
(có biểu hiện tàng trữ, sử dụng các chất ma tuý, hoạt động mại dâm).
9
Kết quả khảo sát, đánh gia năm 2007: Đối tượng nghiện: 16. Trong đó, độ
tuổi dưới 16 tuổi: 01, độ tuổi từ 16 đến 30 tuổi: 13, độ tuổi trên 30 tuổi: 02.
Sau khi khảo sát tìm hiểu từng đối tượng, Huyện Đoàn đã phân công trách
nhiệm cho các chi đoàn cử đoàn viên giúp đỡ các đối tượng nghiện hút cai nghiện
tại gia đình. Mỗi đối tượng nghiện hút có ít nhất 02 đoàn viên kết hợp với tổ dân
phố, các đoàn thể, cảnh sát khu vực cảm hoá giáo dục, giúp đỡ đối tượng.
Ngoài công việc theo dõi giúp đỡ thường xuyên, Huyện Đoàn còn phối
hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các hội nghị, toạ đàm, tuyên truyền sâu
rộng tới tất cả đoàn viên thanh niên về các chủ đề như: giao lưu phòng, chống ma
tuý, mại dâm và các tệ nạn xã hội; tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật phòng, chống
ma tuý; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý Tại
các trường phổ thông, tổ chức cho 100% học sinh ký cam kết không tham gia vào
các tệ nạn xã hội. Tổ chức cho đoàn viên ở các chi đoàn, phối hợp với Ban văn
hoá thôn, khu phố kẻ vẽ nhiều khẩu hiệu, panô tuyên truyền về phòng, chống ma
tuý, mại dâm ở địa bàn thôn, khu phố.
Song song với công tác tuyên truyền, Ban chấp hành Huyện Đoàn đã phối
kết hợp với các tổ chức đoàn thể, công an thị trấn tổ chức gặp mặt toạ đàm với
các gia đình có người nghiện, trao đổi tìm ra nguyên nhân để khắc phục tình
trạng nghiện hút của các đối tượng trên và có biện pháp giúp đỡ các đối tượng cai
nghiện tại gia đình và cộng đồng.
Các ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch cụ thể và phối hợp đồng bộ: Hội
cựu chiến binh với mô hình tổ chức hội viên giúp đỡ đối tượng tìm hiểu các mô
hình sản xuất tạo việc làm; Hội phụ nữ phân công giúp đỡ đối tượng, các chi hội
đăng ký địa chỉ cụ thể chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Kết quả: Đã giúp
đỡ công ăn việc làm cho 07 đối tượng là đoàn viên thanh niên.
Bên cạnh việc tấn công vào ma tuý, việc chống lại luồng văn hoá độc hại,
các dịch vụ không lành mạnh cũng là một trong những chương trình hành động
của Huyện Đoàn Ba Chẽ.
Qua số liệu thống kê của các cơ quan chức năng, trên địa bàn huyện hiện
có 13 cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí, trong đó 03 cơ sở nghi ngờ và có khả
năng phát sinh tệ nạn xã hội
10
Đứng trước thực trạng trên, Ban chấp hành Huyện Đoàn đã tổ chức các đợt
tuyên truyền vận động sâu rộng trong các tầng lớp đoàn viên thanh niên và nhân
dân trong toàn huyện, phát các tờ rơi về phòng, chống mại dâm, tổ chức vận động
các hộ kinh doanh dịch vụ giải trí cam kết không vi phạm các tệ nạn xã hội,
thường xuyên kết hợp với các ngành chức năng và Đội kiểm tra liên ngành của
huyện đi kiểm tra các điểm kinh doanh để giám sát việc thực hiện cam kết. Năm
2008, kiểm tra các cơ sở kinh doanh hoạt động văn hoá, giải trí 13 lượt, xử phạt
hành chính 03 cơ sở và 05 đối tượng về hành vi không khai báo tạm trú.
Huyện Đoàn cũng đã kết hợp với các lực lượng phòng, chống tệ nạn xã hội
của huyện kiểm tra đột xuất các điểm kinh doanh băng đĩa hình, đã lập biên bản
và xử lý hành chính 01 điểm kinh doanh, thu giữ hàng chục băng đĩa hình “ngoài
luồng” với các nội dung không lành mạnh. Đoàn thanh niên đã kết hợp với lực
lượng công an, qua xử lý thông tin từ các đoàn viên và qua hòm thư tố giác tội
phạm, đã xử lý kịp thời 02 tụ điểm karaoke có biểu hiện tổ chức hoạt động mại
dâm trá hình.
Ban chấp hành Huyện Đoàn cũng xây dựng chương trình thanh niên tình
nguyện xung kích bảo vệ Tổ quốc, đấu tranh phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã
hội. Duy trì được hoạt động của phong trào đoàn kết 3 lực lượng thanh niên, thực
hiện nghị quyết liên tịch số 02 giữa Trung ương Đoàn và Bộ Công an về phòng,
chống tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên tiếp tục được duy trì hoạt
động có hiệu quả. Duy trì hoạt động của các cụm đoàn kết kết nghĩa trên địa bàn.
Huyện Đoàn cũng đã chỉ đạo mỗi xã, thị trấn xây dựng 01 đội thanh niên xung
kích an ninh, có nhiệm vụ tuần tra khu vực, địa bàn mình phụ trách; bên cạnh đó,
đồng chí Bí thư Huyện Đoàn còn là thành viên của Ban chỉ đạo phòng chống lụt
bão, cứu hộ cứu nạn trên địa bàn.
Theo định kỳ hàng tháng, các chi đoàn trực thuộc và Đoàn cơ sở có trách
nhiệm báo cáo về Thường trực Huyện Đoàn kết quả của chương trình hành động
của tháng đó, trong đó có công tác phòng chống tệ nạn xã hội; kịp thời động viên
các chi đoàn, các đoàn cơ sở và các cá nhân làm tốt nhiệm vụ của mình, rút kinh
nghiệm cho những mặt hoạt động chưa đạt hiệu quả cao. Huyện Đoàn đã phân
công cụ thể cho các Đoàn cơ sở, trực thuộc phối hợp với lực lượng ban bảo vệ
khu phố, công an thị trấn tham gia công tác tuần tra bảo vệ khu phố vào ban đêm,
hạn chế tệ nạn cờ bạc, rượu chè, mại dâm, trộm cắp trên địa bàn. Huyện Đoàn
11
còn kết hợp với các tổ chức chính trị xã hội làm tốt công tác vận động, tuyên
truyền trong nhân dân nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ an ninh
chính trị xã hội.
Tuy chỉ là những kết quả chưa được khả quan lắm, nhưng cũng cho thấy sự
cố gắng của đoàn viên thanh niên trong huyện. Được sự đồng ý và chỉ đạo chặt
chẽ của cấp uỷ, Huyện Đoàn đã tạo điều kiện cho 02 chi đoàn trực thuộc tổ chức
hoạt động chiếu phim tuyên truyền (chi đoàn Khối Dân Đảng) với các chủ đề về
mại dâm, ma tuý, tuyên truyền về cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”; hoạt động khám chữa bệnh nhân đạo (chi đoàn
trung tâm Y tế) tại các địa bàn xã khó khăn, được đông đảo nhân dân nhiệt tình
đón nhận và ủng hộ. Qua đó, đã giúp cho việc kịp thời nắm bắt tâm tư nguyện
vọng của đoàn viên thanh niên, kịp thời điều chỉnh và định hướng tư tưởng cho
những đoàn viên có tư tưởng, biểu hiện lệch lạc, có thể mắc vào các tệ nạn xã
hội.
Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội trên địa bàn huyện trong thời gian qua
đã được cấp uỷ, chính quyền địa phương rất coi trọng. Bằng sự cố gắng của các
lực lượng phòng, chống tệ nạn xã hội, trong đó lực lượng công an và Đoàn thanh
niên làm nòng cốt, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, sự ủng hộ nhiệt tình
của quần chúng nhân dân, công tác phòng, chống tệ nạn xã hội đã thu được
những kết quả đáng khích lệ, an ninh chính trị được giữ vững.
Mặc dù tệ nạn xã hội luôn có những diễn biến phức tạp, song với ý thức
trách nhiệm, xác định rõ vai trò xung kích của mình, Huyện Đoàn đã góp phần
đắc lực vào thành công chung của phong trào phòng, chống tệ nạn xã hội; ý thức
tham gia đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội của quần chúng nhân dân nói
chung và của đoàn viên thanh niên nói riêng đã được nâng lên rõ rệt. Tập thể
đoàn viên thanh niên đã thực sự đoàn kết, nhất trí gắn bó với nhau trong các
chương trình hành động cụ thể. Có 13 đồng chí bí thư và đoàn viên các chi đoàn
được Huyện Đoàn khen thưởng vì có thành tích trong công tác đấu tranh phòng,
chống tệ nạn xã hội, bên cạnh đó là nhiều đoàn viên thanh niên tích cực đang
được xem xét cử đi học lớp cảm tình Đảng. Qua đó, thấy rằng Huyện Đoàn và
đoàn viên thanh niên nói chung đã chiếm được sự tin tưởng của cấp uỷ, chính
quyền địa phương và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn.
12
c) Tồn tại và nguyên nhân.
* Về tồn tại:
- Việc tuyên truyền giáo dục cho từng cá nhân đoàn viên thanh niên chưa
sâu nên chưa huy động triệt để 100% đoàn viên thanh niên tham gia vào cuộc đấu
tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Ban chấp hành Huyện Đoàn có lúc có việc chưa chủ động trong chương
trình công tác, chưa thực sự sâu sát gắn bó với quyền lợi, sở thích, nguyện vọng
của thanh niên, công tác giới thiệu việc làm cho thanh niên chưa phù hợp, đến
nay số đoàn viên thanh niên học nghề xong trở về địa phương chưa có việc làm
chiếm rất nhiều; chưa có nhiều hình thức tổ chức sinh hoạt và các hoạt động làm
kinh tế lôi cuốn được thanh niên; khó tiếp cận với một số đối tượng bị mắc vào
các tệ nạn xã hội.
- Các đối tượng gái gọi, gái mại dâm tại các tụ điểm kinh doanh hầu như
chưa bị bắt quả tang; các gia đình có con em mắc vào các tệ nạn chưa có sự phối
hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để có hướng giải quyết, giúp đỡ kịp thời.
* Về nguyên nhân:
- Sự phối kết hợp giữa các ngành thành viên chưa thường xuyên, chủ động,
còn hình thức và chưa có chương trình hành động cụ thể. Cấp uỷ, chính quyền
tuy đã có sự quan tâm chỉ đạo, song chưa có nhiều biện pháp cụ thể, chưa thường
xuyên kiểm tra, đôn đốc và tạo điều kiện thuận cho việc huy động lực lượng tham
gia.
- Tổ chức đoàn cơ sở ở một số đơn vị thường xuyên biến động, tính ổn
định chưa cao, chưa kịp thời nắm bắt được tình hình tâm lý ở từng lứa tuổi để tổ
chức các hoạt động phù hợp, nhằm tập hợp thu hút lực lượng tham gia vào công
tác phòng tránh tệ nạn xã hội.
- Kinh phí đầu tư cho hoạt động phong trào còn hạn hẹp, do vậy chưa kịp
thời động viên được các điển hình.
4. Giải pháp và kiến nghị.
a) Giải pháp.
13
Một là, phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong công tác phòng chống
ma tuý và mại dâm. Hàng năm có tổ chức đánh giá kết quả triển khai thực hiện
các chương trình phối hợp đấu tranh phòng chống tệ nạn xã hội trong thanh thiếu
niên, rút kinh nghiệm, đề ra các biện pháp có hiệu quả cho các hoạt động phối
hợp thời gian tới. Phối hợp nghiên cứu, đề xuất xây dựng các đề án đấu tranh
phòng chống mại dâm, ma tuý trong thanh thiếu niên.
Hai là, tiếp tục tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương ban hành
các kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống tệ nạn xã hội một cách có
hiệu quả; vận động các ngành trong khối đoàn thể tiếp tục có những hoạt động
của mình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh phòng, chống tệ
nạn xã hội; xây dựng và hướng dẫn các mô hình kinh tế, tạo công ăn việc làm cho
đoàn viên thanh niên.
Ba là, Huyện Đoàn tiếp tục kết phối hợp với công an triển khai các mô
hình phòng chống tệ nạn xã hội; duy trì có hiệu quả các Câu lạc bộ của thanh
niên; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn đoàn viên thanh niên về tác hại của tệ
nạn xã hội đối với bản thân và gia đình; phối hợp với các ngành chức năng tổ
chức hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh trong thanh thiếu niên.
Bốn là, hàng năm Huyện Đoàn cần tăng cường phối hợp với tỉnh và huyện
để mở các lớp tuận huấn kỹ năng nghiệp vụ công tác tuyên truyền phòng, chống
các tệ nạn xã hội; cung cấp các bộ phim tư liệu có nội dung tuyên truyền về đại
dịch AIDS và tác hại của ma tuý cho đoàn viên xem. Vận động thanh thiếu nhi
sống đẹp thông qua cuộc vận động “Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo lời
Bác”, diễn đàn “Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích”; tích cực tham gia phong trào
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá trên địa bàn dân cư” nhằm đẩy
mạnh giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần hình thành lối sống lành mạnh, có văn
hoá, yêu lao động, giàu lòng nhân ái trong tuổi trẻ.
Năm là, đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục trong mọi tầng
lớp nhân dân, đặc biệt là giáo dục lập trường tư tưởng, sống có ý thức, có trách
nhiệm và vai trò xung kích của đoàn viên thanh niên; tuyên truyền chính sách
pháp luật của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tệ nạn xã hội. Tổ chức các hội
nghị tuyên truyền, các cuộc thi về Luật phòng, chống ma tuý; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật phòng, chống ma tuý; pháp lệnh phòng, chống mại
14
dâm. Kịp thời phát hiện các đối tượng tham thiếu niên có các biểu hiện về tệ nạn
xã hội để ngăn chặn và giáo dục. Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động
phòng chống tệ nạn xã hội của Đoàn theo hướng chú trọng phối hợp giữa truyền
thông và hành động; lồng ghép nội dung phòng chống tệ nạn ma tuý, mại dâm
với các hoạt động khác trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
Hướng công tác tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội về cơ sở.
Sáu là, xây dựng tổ chức Đoàn thật sự vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn
kết, tập hợp thanh niên tham gia trong tổ chức. Phối hợp chặt chẽ với các cấp, các
ngành, các cơ quan, các ngành chức năng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
và tệ nạn xã hội; một mặt tiếp tục động viên, cảm hoá, giúp đỡ những thanh niên
cai nghiện tại cộng đồng, thanh niên chậm tiến; mặt khác xây dựng các chương
trình, các đề án hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên Tổ chức Đoàn, Hội
nói chung phải khẳng định được vai trò của mình, tạo được niềm tin trong thanh
niên để thu hút, tập hợp thanh niên vào tổ chức và tránh xa các tệ nạn xã hội.
b) Kiến nghị.
* Đối với Đoàn cấp trên.
- Cần phát huy hơn nữa các nhóm tuyên truyền về phòng, chống tệ nạn xã
hội và có chỉ đạo các hoạt động cụ thể cho Đoàn cơ sở
- Động viên kịp thời các đoàn viên điển hình tiên tiến trong công tác đấu
tranh phòng chống tệ nạn xã hội.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất hơn nữa cho công tác tuyên truyền, vận
động thanh thiếu niên trong công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội.
* Đối với cấp uỷ, chính quyền địa phương.
- Quan tâm hơn nữa trong công tác kiểm tra, đánh giá các kế hoạch kết
phối hợp đã xây dựng giữa các ban ngành, đoàn thể trong công tác đấu tranh
phòng, chống tệ nạn xã hội.
- Tăng cường kinh phí và cơ sở vật chất cho Huyện Đoàn.
* Đối với các cơ sở Đoàn.
Tích cực đổi mới phương pháp và các hình thức tuyên truyền giáo dục cho
phù hợp với trình độ, lứa tuổi, tạo sự đoàn kết gắn bó trong lứa tuổi thanh thiếu
15
niên, nhằm làm cho các đối tượng đoàn viên thanh niên có nhận thức đúng đắn về
tác hại của các tệ nạn xã hội, giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa cho thanh thiếu
niên.
* Đối với các ngành chức năng liên quan (công an, y tế, giáo dục, trung
tâm dân số - kế hoạch hoá gia đình, ban văn hoá xã).
- Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ các điểm kinh doanh dịch văn hoá
giải trí, nhà hàng; cấp phép đúng đối tượng, đúng tiêu chuẩn; thường xuyên kiểm
tra và xử lý nghiêm khác các đối tượng vi phạm pháp luật và có biểu hiện mắc
các tệ nạn xã hội; kết hợp các biện pháp giáo dục, hành chính; coi trọng công tác
giáo dục trong nhà trường.
- Các ngành chức năng cần tăng cường hơn nữa công tác kết phối hợp
trong đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc,
giám sát các đơn vị được phân công; thường xuyên hội ý trao đổi công việc để
kịp thời giải quyết những phát sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm
vụ.
- Có sự phối kết hợp chặt chẽ với cấp uỷ, chính quyền và quần chúng nhân
dân; tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của quần chúng nhân dân trong phong trào đấu
tranh chống các tệ nạn xã hội.
III/ KẾT LUẬN
Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của
toàn dân. Chính vì thế, mọi tổ chức, cá nhân cần phát huy và coi đó là nhiệm vụ
chung, bằng các hình thức thiết thực, cụ thể huy động sức mạnh tổng hợp để tạo
thành làn sóng mạnh mẽ, vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Ban
chỉ đạo phòng, chống tệ nạn xã hội cần tiếp tục phân công công việc cụ thể cho
từng ban ngành; mỗi ban ngành, đoàn thể thành viên cần tiếp tục nâng cao ý thức
trách nhiệm, vai trò của mình đối với nhiệm vụ được giao. Phát huy và duy trì
những kết quả đã đạt được, khắc phục hạn chế tồn tại để giảm thiểu những tệ nạn
xã hội trên địa bàn; không để phát sinh thêm người nghiện; hạn chế, ngăn chặn
kịp thời các ổ nhóm ma tuý, cờ bạc, lô đề đặc biệt là công tác triệt phá những ổ
nhóm mại dâm trá hình.
16
Huyện Đoàn Ba Chẽ trong nhiều năm qua đã tự khẳng định vai trò của
mình trên mặt trận xung kích, đấu tranh phòng, chống tệ nạn xã hội, cũng như
trong các phong trào khác; không ngừng phấn đấu xây dựng củng cố tổ chức
Đoàn – Hội - Đội, tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc, giáo dục chính trị tư tưởng
cho đoàn viên thanh niên, phát triển đoàn viên ưu tú để giới thiệu kết nạp Đảng.
Đoàn đã hướng cho thanh niên vào các hoạt động phát triển kinh tế – xã hội, lập
thân lập nghệp, thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII,
Đảng bộ huyện lần thứ XXII; tiếp tục đấu tranh phòng ngừa tội phạm mại dâm,
ma tuý là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu hiện nay của thanh
niên. Với trách nhiệm này, mỗi đoàn viên cần không ngừng phấn đấu học hỏi,
trau dồi kiến thức khoa học kỹ thuật, mang tri thức tiếp thu được phục vụ cho
chính bản thân mình và đóng góp cho đất nước; tránh xa các tệ nạn xã hội, hãy
nói “không” với ma tuý và giơ cao khẩu hiệu “ma tuý không được thử dù chỉ một
lần”, điều đó giúp bảo vệ chính bản thân, gia đình mỗi đoàn viên thanh niên và
cộng đồng xã hội; không được xa lánh, kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những đối
tượng bị nhiễm HIV/AIDS, những người mắc vào các tệ nạn xã hội - đó chính là
thông điệp mà mỗi đoàn viên thanh niên cần phải nhớ, phải học tập và mang theo
bên mình để giúp đỡ những đối tượng khó khăn, lầm lỡ. Vì tương lai của đất
nước, mỗi đoàn viên thanh niên chúng ta cần phải là những chiến sỹ xung kích đi
đầu trong công cuộc đổi mới, tự khẳng định mình và vượt qua những cám dỗ tầm
thường của đời sống xã hội.
Trong những năm gần đây, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính
quyền địa phương, sự kết phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, Huyện Đoàn Ba
Chẽ đa thu được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, việc phòng ngừa, ngăn
chặn tệ nạn xã hội là một công việc lâu dài, vì vậy cần nâng cao hơn nữa ý thức
trách nhiệm của mỗi ban ngành thành viên trong công tác phòng, chống tệ nạn xã
hội. Đoàn thanh niên cũng cần phải tiếp tục nỗ lực cố gắng, thường xuyên truyền
truyền rộng rãi tới đoàn viên thanh niên và quần chúng nhân dân về tác hại của tệ
nạn xã hội đối với mỗi cá nhân và cả cộng đồng xã hội, tạo sự ủng hộ, hậu thuẫn
từ phía quần chúng nhân dân trong công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn.
Cần tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, hình thức sinh hoạt phong
phú, hấp dẫn để tiếp tục lôi kéo, tập hợp lực lượng thanh niên, từ đó giảm bớt tệ
nạn xã hội. Đi đôi với biện pháp trên, Huyện Đoàn cần thường xuyên tìm hiểu
17
nắm vững tâm tư nguyện vọng của đoàn viên thanh niên, đặc biệt xúc tiến việc
mở các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho thanh niên, quan tâm giáo dục
chính trị tư tưởng cho thanh niên, góp phần lành mạnh hoá xã hội, đẩy lùi tiến tới
xoá bỏ các tệ nạn trên địa bàn, xứng đáng với truyền thống cách mạng của Hải
Chi anh hùng./.
18