Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Bài tập cho HSG về nguyên phân và giảm phân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.26 KB, 11 trang )

Bài tập cho HSG về nguyên phân và
giảm phân
Câu 1:
a/.Các tế bào 1,2,3 trong hình đang ở kì nào, thuộc kiểu phân bào gì ? ( Cho
biết bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này 2n = 4).
b/. Một cặp nhiễm sắc thể tương đồng, mà mỗi nhiễm sắc thể có 400
nuclêôxôm. Mỗi đoạn nối ADN trung bình có 80 cặp nu. Số đoạn nối ít hơn
số nuclêôxôm.
Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp
nguyên liệu tạo nên các nuclêôxôm tương đương với bao nhiêu nuclêôxôm?
Số lượng prôtêin histon các loại cần phải cung cấp là bao nhiêu?
Đáp án
a/.
Tế bào 1 đang ở kì sau của giảm phân 2.
Tế bào 2 đang ở kì sau của nguyên phân.
Tế bào 3 đang ở kì sau giảm phân 1.
b/.
Tổng số nu có trên cả sợi ADN của 1 NST
[400 x 146 x 2] + [ 80 x 2 x (400 – 1)] = 180640 nu.
Khi các cặp NST đó tái bản 2 lần liên tiếp, môi trường nội bào đã
cung cấp nguyên liệu tạo nên các nulêôxôm tương đương với số lượng
như sau:
(2
2
-1) 400 x 2 = 2400 nuclêôxôm.
Số lượng prôtêin histon các loại cần cung cấp:
(2
2
– 1) 400 x 2 x 8 = 19200 prôtêin.
Câu 2.
a/. Vận chuyển phân tử protein ra khỏi tế bào cần các bào quan nào?


b/. Mô tả quy trình vận chuyển này.
Đáp án
a/. Vận chuyển protein ra khỏi tế bào cần các bào quan:
- Hệ thống mạng lưới nội chất hạt;
- Bộ Golgi;
- Màng sinh chất.
b/. - Protein tổng hợp bởi riboxom được vận chuyển trong mạng lưới
nội chất hạt đến bộ Golgi
- Ở bộ Golgi, phân tử protein được gắn thêm cacbohydrat tạo ra
glycoprotein được bao gói trong túi tiết
và tách ra khỏi bộ Golgi và chuyển đến màng sinh chất.
- Chúng gắn vào màng sinh chất phóng thích protein ra bên ngòai tế
bào bằng hiện tượng xuất bào
Câu 3.
So sánh hiệu suất tích ATP của quy trình đường phân, chu trình Crep
và chuỗi truyền electron trong hô hấp tế bào. Nêu ý nghĩa của chu trình
Crep.
Đáp án
a/. So sánh
- Đường phân tạo 2ATP 7,3 x 2 / 674 2,16%
- Chu trình Crep 2ATP 7,3 x 2 / 674 2,16%
- Chuỗi truyền electron 7,3 x 34 / 674 36,82%
- Hô hấp hiếu khí 38ATP 7,3 x 38 / 674 41,15%
b/. Ý nghĩa chu trình Crep
- Phân giải chất hữu cơ, giải phóng năng lượng, một phần tích lũy
trong ATP, một phần tạo nhiệt cho
tế bào, tạo nhiều NADH, FADH
2
dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Tạo nguồn C cho các quá trình tổng hợp sản phẩm hữu cơ trung

gian.
Câu 4: Bài tập
1/ Ở một loài, trong quá trình phát sinh giao tử nếu có trao đổi chéo tại một
điểm trên một cặp nhiễm sắc thể tương đồng thì số loại giao tử tối đa đã có
thể đạt được là 32.
Hãy xác định tên của loài đó.
2/ Trong vùng sinh sản của ống dẫn sinh dục của một cá thể đực thuộc loài
nói trên có một số tế bào sinh dục sơ khai đều nguyên phân 5 lần liên tiếp.
Có 87,5% tế bào con tạo ra được chuyển sang vùng chín trở thành tế bào
sinh tinh. Trong số các tinh trùng tạo ra chỉ có 25% số tinh trùng chứa X và
12,5% số tinh trùng chứa Y thụ tinh tạo ra tổng số 168 hợp tử.
Tính số tế bào sinh dục đực sơ khai đã phát sinh ra các loại tinh trùng nói
trên và số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh đó.
3/ Cho biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 75%. Tất cả các trứng được tạo ra
phát sinh từ 14 tế bào sinh dục sơ khai cái và tất cả các tế bào con được tạo
ra ở vùng sinh sản đều trở thành tế bào sinh trứng.
Xác định số lần nguyên phân của của mỗi tế bào sinh dục sơ khai cái.
Hướng dẫn chấm:
1/ Số loại giao tử được tạo ra khi có trao đổi chéo tại 1 điểm trên 1 cặp
NST tương đồng 2
n+1
Ta có : 2
n+1
=32
 n = 4 2n = 8
Vậy loài đó là Ruồi giấm
2/ Gọi a là số tinh trùng tạo ra ( số tinh trùng X = số tinh trùng Y = a/2)
Ta có : 25% a/2 + 12,5% a/2 = 168
 a = 896 tinh trùng
Số TB con đc tạo ra chuyển sang vùng chín : a/4 = 224 TB con

Số TB con thật sự được tạo ra : (224 x 100)/87,5 = 256 TB
Ta có một số tế bào sinh dục sơ khai đực (TBSDSK) nguyên phân 5lần
tạo ra 256 TB con
số TB SDSK : 256/25 = 8
Số NST môi trường cung cấp cho quá trình phát sinh giao tử
(2
5+1
-1)*a*2n=4032
NST
3/ Số trứng thực sự được tạo ra : 168 x 100/75 = 224 trứng
Số tế bào sinh trứng = số trứng = 224
Gọi x là số là NP của 14 TBSDSK cái:
Ta có : 14 * 2
x
=224
 x = 4
Vậy số lần nguyên phân của TBSDSK cái là 4.
Câu 5. Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.
Đáp án: Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống và các yếu tố
ảnh hưởng đến hoạt tính của chúng.
- Cấu tạo chung của một enzim:
+ Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ protein hoặc protein kết hợp với
các chất khác không phải là protein.
+ Trong mỗi enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với
các cơ chất được gọi là trung tâm hoạt động.
- Các yếu tổ ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim gồm có: Nhiệt độ, độ pH,
nồng độ cơ chất, nồng độ enzim, chất ức chế
enzim
Câu 6. Trình bày khái quát về tế bào. Nêu những điểm khác nhau cơ

bản giưa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực
Đáp án: Tế bào là đơn vị nhỏ nhất cấu tạo nên mọi cơ thể sống , Các tế bào
có thể khác nhau về hình dạng và kích thước, nhưng đều có cấu trúc chung
gồm ba phần : Màng sinh chất, tế bào chất và nhân hoặc vùng
nhân.
Điểm khác nhau giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực:
-Cấu trúc của nhân
+ Tế bào nhân sơ chưa phân hóa và chưa có màng nhân
+ Tế bào nhân thực đã phân hóa và có màng nhân
-Các bào quan:
+ Tế bào nhân sơ không có các bào quan.
+Tế bào nhân thực có các bào quan.
Câu 7 . Một cá thể của một loài sinh vật khi giảm phân tạo giao tử,
người ta nhận thấy số loại giao tử chứa 2 NST có nguồn gốc từ mẹ là 36.
Biết rằng trong giảm phân NST giữ nguyên cấu trúc không đổi kể cả ở
cá thể đực và cơ thể cái.
a.Xác định bộ NST lưỡng bội của loài?
b.Tính tỷ lệ các loại giao tử:
-Loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố
-Loại giao tử có 5 NST có nguồn gố từ mẹ.
Đáp án:
a.Gọi bộ NST lưỡng bội của loài là 2n với n nguyên dương
Ta có C
2
n
= = 36
n(n-1) =36.2= 72
n
2
–n – 72 = 0 =====> n =9

Bộ NST lưỡng bội của loài là 2n = 18
NST
.Tỷ lệ loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố
-Số giao tử khác nhau về nguồn gốc NST
2
n
=2
9


-Số giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố
C
2
n
= = 36
-Tỷ lệ loại giao tử có 2 NST có nguồn gốc từ bố
36/2
9
-Số giao tử có 5 NST có nguồn gốc từ mẹ
C
5
n
= = =126
Tỷ lệ loại giao tử có 5 NST có nguồn gốc từ
mẹ.
126/2
9

Câu 8 :
Trình bày chức năng của các Prôtêin màng.

Đáp án:
- Prôtêin màng tham gia tạo nên tính chất động của màng bằng cách
thay đổi vị trí hình thù không gian làm cho màng linh hoạt mềm dẻo, nhờ đó
thực hiện được các chức năng của
chúng.

- Vận chuyển các chất qua màng nhờ :
+ Kênh.
+ Chất
mang.
+ Bơm ion
- Chức năng enzim : Xúc tác phản ứng xảy ra trong màng, tế bào chất.
- Chức năng thu nhận thông tin như Prôtêin thụ quan.
- Chức năng nhận biết tế bào cùng loại hay khác loại nhờ glicôprôtêin
- Chức năng kết nối : Nối kết các tế bào trong mô thành một khối ổn định.
- Chức năng neo màng : Prôtêin màng liên kết với Prôtêin sợi hoặc vi sợi
tạo nên tính ổn định, bền vững của
màng.
Câu 9 : Phân biệt hình thức phân bào nguyên phân ở tế bào nhân chuẩn và
phân đôi ở tế bào nhân
sơ?
Đáp án:
Phân đôi ở tế bào nhân sơ Nguyên phân ở tế bào nhân chuẩn
- Chỉ phân chia khi gặp điều kiện
thích hợp


- Phân chia theo lối trực tiếp không
hình thành thoi phân bào.
- Chu kì tế bào đơn giản, tốc độ

phân chia tế bào nhanh hơn.
- ADN nhân đôi và chia đôi bám
vào màng sinh chất ở các
mezoxôm.


- Sự phân chia vật chất di truyền
- Phân chia theo một chương trình đã
lập trình sẵn trong hệ gen hoặc do
nhu cầu thay thế tế bào tổn thương.
- Phân chia theo hình thức nguyên
phân, có hình thành thôi phân bào.
- Chu kỳ tế bào phức tạp hơn, tốc độ
phân chia tế bào chậm hơn.
- ADN nhân đôi, NST nhân đôi ở
trong nhân tế bào, sau đó tập hợp
trên mặt phẳng xích đạo và đính với
thoi phân bào ở tâm động.
- Sự phân chia vật chất di truyền nhờ
vào thoi phân bào.
- Sự phân chia tế bào chất :
nhờ sự phát triển của màng sinh
chất tạo thành vách ngăn.
- Sự phân chia tế bào chất : tạo vách
ngăn ở giữa chi tế bào mẹ thành hai
tế bào con.
Ở tế bào thực vật : Hình thành vách
ngăn ở giữa, ở tế bào động vật : hình
thành eo thắt chia tế bào mẹ thành
hai tế bào con.

Câu 10:
Tại sao nói màng sinh chất có tính khảm động? Phân biệt chức năng của
các loại protein màng?
ĐÁP ÁN
-Màng sinh chất có tính khảm vì chen lẫn lớp kép photpholipit là các
phân tử protein. Các phân tử protein có thể khảm nửa mặt ngoài, nửa mặt
trong hay xuyên qua cả đôi photpholipit
Màng sinh chất có tính động vì các phân tử photpholipit lên kết nhau
bằng tương tác kị nước-loại liên kết yếu nên các phân tử lipit và protein và
có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho màng sinh chất có độ
nhớt
-Protein màng có nhiều loại với các chức năng khác nhau .
+Các protein bám màng:
• Mặt ngoài: ghép nối các tế bào với nhau, tín hiệu nhận biết tế
bào.
• Mặt trong:bám vào khung xương tế bào ổn định hình dạng tế bào.
+Các protein xuyên màng:
• Chất mang:vận chuyển các chất qua màng.
• Tạo kênh dẫn truyền các chất qua màng.
• Thụ quan: dẫn truyền thông tin vào tế bào.
Câu 11: Bài tập
Một tế bào sinh dục sơ khai của một cá thể đực qua các giai đoạn phát
triển từ vùng sinh sản đến vùng chín đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp
tổng cộng 240 NST đơn. Số NST đơn có trong một giao tử được tạo ra ở
vùng chín gấp đôi số tế bào tham gia vào đợt phân bào cuối cùng tại vùng
sinh sản.
a. Số NST đơn mà môi trường nội bào cung cấp cho mỗi giai đoạn phát
triển của tế bào sinh dục trên?
b. Cá thể trên có thể tạo ra bao nhiêu loại giao tử nếu trong quá trình giảm
phân tạo giao tử có 2 cặp NST trao đổi chéo tại một điểm, một cặp NST có

trao đổi chéo tại 2 điểm không cùng lúc và 1cặp NST không phân li trong
lần giảm phân 1.
ĐÁP ÁN
a.
Đặt x là số NST lưỡng bội của loài
k là số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục (x, k là số nguyên
dương).
Theo đề bài:
(2
k
-1)x +x2
k
= 240.
x/2=2.
2k-1
x
2
-x-240=0
 x=16.
Vậy: bộ NST lưỡng bội của loài có‡16 NST.
k=3.
Số NST môi trường nội bào cung cấp cho sự phân bào:
+ Ở vùng sinh sản: x(2
k
-1) =112NST
+ Ở vùng sinh trưởng: 0 NST.
+ Ở vùng chín: x.2
k
=128 NST
b. Số loại giao tử có thể được tạo thành

2
4
.4.4. 6.2= 3072 (loại).
Câu 12:
1. Trình bày các cấu trúc và chức năng bào quan Peroxixom, bào quan
Glioxixom?
2. Thế nào là apoenzim và coenzim?
3. Bài tập tế bào:
Loài A 2n=20
1/ Nhóm tế bào thứ nhất của loài A mang 200 NST ở dạng sợi mảnh. Hãy
xác định:
- Số tế bào của nhóm và các tế bào của nhóm này đang ở kì
nào?
2/ Nhóm tế bào thứ 2 của tế bào a mang 400 NST kép:
- Các tế bào của nhóm này đang ở kì nào?
- Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
3/ Nhóm tế bào thứ 3 của loài a mang 640 NST đơn đang phân li về 2 cực tế
bào:
- Nhóm tế bào thứ 3 đang ở kì nào?
- Số lượng tế bào của nhóm là bao nhiêu?
Biết mọi diễn biến của của các tế bào trong mỗi nhóm là như nhau.
ĐÁP ÁN.
1) -Peroxixom cấu trúc :
Một loại bào quan gần với lizoxom là peroxixom Trong
peroxixom có chứa các enzim oxi hóa đặc trưng: catalaza, D.amino –
oxydaz, urat- oxydaza, trong đó catalaza là enzim có trong tất cả peroxixo
- Chức năng:
Peroxixom có vai trò quan trọng trong tế bào. Chúng tham
gia quá trình chuyển hóa các axit nucleic ở khâu oxi hóa axit uric (là sản
phẩm chuyển hóa của purin).

Peroxixom tham gia điều chình sự chuyển hóa glucozo và
phân giải H
2
O
2
là sản phẩm độc hại thành H
2
O nhờ enzim catalaza.
b) Glioxixom
Ở tế bào thực vật có loại peroxixôm đặc trưng được gọi là
glioxixôm. Trong glioxixôm có các enzim của chu trình glioxilat là quá trình
chuyển hóa cá lipit thành gluxit – là quá trình quan trọng và chỉ đặc trung
cho thực vật – và ở một số động vật bậc thấp. Ở động vật có xương sống bậc
cao không có quá trình này.
Chu trình glioxilat được thực hiện bởi một loại peroxixom đặc
biệt được gọi là glioxixom nhờ hệ enzim của chu trình chứa trong đó.
2 / Apoenzim và coenzim.
Nhiều enzim, ngoài thành phần protein còn có thêm thành phần
khác không phải là protein. Thành protein của enzim dược gọi là apoenzim,
còn thành phần không phải protein được gọi là cofactor.
Cofactor thường liên kết cố định hoặc tạm thời với trung tâm
hoạt tính của enzim và cần thiết cho hoạt động xúc tác của enzim. Chất
cofactor có thể là chất vô cơ và thường là các ion kim loại như sắt, đồng,
kẽm, niken, magie, mangan…chất cofactor có thể là chất hữu cơ, thường là
các vitamin.Trường hợp này chất cofactor được gọi là coenzim. Các
cofactor rất cần thiết cho hoạt động của enzim, vì vậy trong thành phần dinh
dưỡng của cây trồng, vật nuôi và con người, cần phải có đủ các nguyên tố vi
lượng và vitamin.
3/ Bài tập
1 /a) Nhóm thứ nhất: theo đề bài nhóm này ở thời điểm từ cuối

kì cuối đầu kì trung gian.
b) Số tế bào
Tế bào lưỡng bộ i = 200/ 20 =10 tế bào.
Tế bào đơn bội = 200/10 = 20 tế bào
2/ Nhóm tế bào thứ 2
a) Phân bào nguyên phân
Tế bào đang ở kì trung gian kì dầu, kì giữa.
- Số tế bào 400/20= 20 tế bào.
b) Phân bào giảm phân
-Tế bào đang ở cuối kì trung gian, kì đầu 1, kì giứa, kì
sau 1, nên số lượng tế bào lai 400/20 = 20 tế bào
- Tế bào đang ở kì đầu 2, kì giữa 2, kì cuối 1 nên số tế bào là:
400/10= 40 tế bào
Ở những kì này NST là bộ NST đơn ở trạng thái kép.
3/ Nhóm tế bào thứ 3
a) Phân bào nguyên phân
- Tế bào ở kì sau nên : Số tế bào là: (640NST đơn): (40 NST
đơn)=16 tế bào. .
b) Phân bào giảm phân
- Tế bào ở vào kì sau 2 nên : - Số tế bào: (640 NST đơn): (20NST
đơn)=32 tế bào.
Câu 13:
Xét 2 ti thể có cùng kích thước, một ti thể của tế bào gan và một ti thể
của tế bào cơ tim. Hãy cho biết ti thể ở loại tế bào nào có diện tích bề mặt
của màng trong lớn hơn? Tại sao?
Đáp án:
- Tế bào cơ tim có diện tích bề mặt của màng trong ti thể lớn hơn
- Giải thích : Tế bào cơ tim cần nhiều NL cho hoạt động  cần có
nhiều enzim tham gia vào chuỗi truyền điện tử  diện tích bề mặt màng
trong ti thể lớn.

Câu 14:
Quá trình tổng hợp glicôprôtêin trong tế bào được diễn ra như thế
nào? Nêu chức năng của glicôprôtêin.
Đáp án:
♦ Quá trình tổng hợp glicôprôtêin:
- Glicoprotein cấu tạo từ gluxit liên kết với prôtêin
- Gluxit được tổng hợp bên trong mạng lưới nội sinh chất
- Prôtêin được tổng hợp tại ribôxôm trên mạng lưới nội chất hat.
- Sau khi tổng hợp xong gluxit và prôtêin được đưa vào gôngi để
ttổng hợp nên glicoprotein
♦Chức năng của glicoprotein:
- Là “dấu chuẩn” giúp các tế bào nhận biết nhau.
- Là các thụ quan giúp tế bào thu nhận thông tin.

Câu 15:
Một tế bào sinh dưỡng của một loài động vật thực hiện nguyên phân
liên tiếp một số lần, trong quá trình này môi trường đã cung cấp 42 NST
thường; và trong tất cả các TB con có 8 NST giới tính X. Hãy xác định số
NST 2n của loài. Cho biết không có đột biến xảy ra.
Đáp án:
♦ TH1: Trong TB chỉ có 1 NST X
- Gọi x là số lần nguyên phân của TB, ta có 2
x
= 8  x = 3
- Số NST thường có trong TB ban đầu = 42/7 = 6
- Số NST lưỡng bội của loài có thể là:
+ 2n = 6 + 2 = 8 NST (nếu TB ban đầu là XY)
+ 2n = 6 + 1 = 7 NST (nếu TB ban đầu là XO)
♦ TH1(1đ): Trong TB có 2 NST X
- Gọi x là số lần nguyên phân của TB, ta có 2.2

x
= 8  x = 2
- Số NST thường có trong TB ban đầu = 42/3 = 14
- Số NST lưỡng bội của loài có thể là: 14 + 2 = 16 NST

×