Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiến hóa trầm tích Pliocen đệ tứ vùng thềm lục địa từ quảng nam đến bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 27 trang )




































ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN


ĐINH XUÂN THÀNH




TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ VÙNG
THỀM LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN




Chuyên ngành: Thạch học
Mã số: 62 44 57 01

TÓM TẮT
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT





Hà Nội - 2012




































Công trình được hoàn thành tại: Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Nghi
TS. Doãn Đình Lâm
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Xuân Khiển
Phản biện 2: PGS.TS. Chu Văn Ngợi
Phản biện 3: TS. Nguyễn Xuân Huyên

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp nhà nước chấm luận án tiến
sĩ họp tại: Phòng Hội thảo (tầng 4, nhà T1), Trường đại học Khoa học
Tự nhiên - ĐHQGHN, số 334 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.

Vào hồi: 14giờ 00' ngày 01 tháng 02 năm 2012

Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội

1

MỞ ĐẦU
TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Thềm lục địa (TLĐ) là đối tượng được ưu tiên hàng đầu trong nghiên cứu
biển hiện nay vì không những mang lại những lợi ích to lớn về kinh tế như
khoáng sản, nguồn lợi thủy sản, giao thông hàng hải mà còn là nơi thường xảy
ra những tai biến thiên nhiên tiềm ẩn như bồi tụ, xói lở bờ; động đất, sóng thần
Với đặc trưng địa hình có độ dốc tương đối lớn, chiều rộng hẹp, TLĐ từ Quảng

Nam đến Bình Thuận còn là đối tượng cần quan tâm về lĩnh vực anh ninh, quốc
phòng. Trong các công trình nghiên cứu địa chất-khoáng sản, địa kỹ thuật-địa
chất môi trường và tai biến địa chất, nghiên cứu tướng đá-cổ địa lý và tiến hóa
trầm tích Pliocen-Đệ tứ được coi là cơ sở khoa học quan trọng. Tuy nhiên, trước
đây mới chỉ dừng lại trên cơ sở số liệu rời rạc và chưa đầy đủ, đặc biệt là ở độ sâu
từ 30m nước trở ra. Những năm gần đây, số liệu ở những vùng nước sâu hơn đã
được cập nhật thêm nhiều thông qua các đề tài, dự án cho phép thực hiện nghiên
cứu tiến hóa trầm tích Pilocen-Đệ tứ toàn TLĐ Nam Trung bộ bài bản hơn.
MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ CỦA LUẬN ÁN
Luận án tập trung nghiên cứu đặc điểm tướng trầm tích và địa tầng phân tập
(ĐTPT) với mục đích làm sáng tỏ lịch sử tiến hóa các thành tạo trầm tích Pliocen-
Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận trong mối quan hệ với dao động
mực nước biển (DĐMNB) và chuyển động kiến tạo (CĐKT) theo các nhiệm vụ
sau:
- Nghiên cứu đặc điểm và quy luật phân bố tướng trầm tích Pliocen-Đệ tứ
vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận,
- Nghiên cứu ĐTPT trầm tích Pliocen-Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến
Bình Thuận,
- Nghiên cứu tiến hóa trầm tích Pliocen-Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến
Bình Thuận trong mối quan hệ với DĐMNB và CĐKT.
Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN
- Góp phần lựa chọn mô hình ĐTPT phù hợp áp dụng nghiên cứu trầm tích
Pliocen-Đệ tứ TLĐ và các vùng đồng bằng ven biển.
- Làm cơ sở khoa học phục vụ nghiên cứu địa chất khoáng sản, địa kỹ thuật -
địa chất môi trường và DĐMNB trong Pliocen-Đệ tứ.
NHỮNG ĐIỂM MỚI CHỦ YẾU CỦA LUẬN ÁN
- Phân tích, lựa chọn mô hình ĐTPT phù hợp cho nghiên cứu tiến hóa trầm
tích Pliocen - Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận nói riêng và TLĐ
Việt Nam nói chung.
- Trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận được

phân chia thành 8 tập tương ứng với 8 chu kỳ trầm tích.

2

- Quy luật chuyển tướng theo không gian và thời gian trong các vùng đồng
bằng ven biển và TLĐ và thực tế chuyển tướng ở vùng TLĐ nghiên cứu được xác
lập gắn với các miền hệ thống trầm tích (MHTTT).
- Chu kỳ trầm tích cuối cùng của Đệ tứ ở Việt Nam có tuổi Pleistocen muộn,
phần muộn - Holocen (Q
1
3b
-Q
2
).
NHỮNG LUẬN ĐIỂM BẢO VỆ
Luận điểm 1. Trầm tích Pliocen - Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình
Thuận gồm 8 tập (sequence), 3 tập trong Pliocen: S
1
(N
2
1
), S
2
(N
2
2
) và S
3
(N
2

3
); 5
tập trong Đệ tứ: S
4
(Q
1
1
), S
5
(Q
1
2a
), S
6
(Q
1
2b
), S
7
(Q
1
3a
) và S
8
(Q
1
3b
-Q
2
). Ranh giới

giữa các tập là các bề mặt bất chỉnh hợp (BCH) bào mòn biển thấp và bề mặt
chỉnh hợp tương đương với thời gian bắt đầu hình thành bất chỉnh hợp. Trong mỗi
tập, theo thời gian, ở khu vực thềm trong có sự chuyển tướng từ nhóm tướng aluvi
biển thấp/biển hạ (aLST/FSST) lên nhóm tướng châu thổ và nhóm tướng biển
nông biển tiến/biển cao (am, mTST/HST). Ở vùng thềm ngoài có sự chuyển
tướng từ nhóm tướng châu thổ biển thấp (amLST) lên nhóm tướng biển nông biển
tiến/biển cao (mTST/HST).
Luận điểm 2. Trầm tích Pliocen - Đệ tứ TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận
tiến hóa theo 8 chu kỳ (N
2
1
, N
2
2
, N
2
3
, Q
1
1
, Q
1
2a
, Q
1
2b
: Q
1
3a
, Q

1
3b
-Q
2
) tương ứng 8
chu kỳ DĐMNB tương đối. Trầm tích có kích thước hạt mịn dần từ dưới lên trong
mỗi chu kỳ và có xu hướng giảm dần từ chu kỳ 4 đến chu kỳ 8.
CƠ SỞ TÀI LIỆU CỦA LUẬN ÁN
Luận án được xây dựng trên cơ sở các tài liệu NCS thu thập và trực tiếp thực
hiện, bao gồm:
(1) Các đề tài, đề án, dự án các cấp NCS trực tiếp tham gia:
a. Đề án “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển nông ven bờ (0-30m
nước) Việt nam tỷ lệ 1/500.000” (1991-2000).
b. Đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất
vùng biển Nam Trung bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1/100.000 và một số vùng
trọng điểm ở tỷ lệ 1/50.000" (2001-2005).
c. Đề tài cấp nhà nước "Thành lập bản đồ địa chất Biển Đông và các vùng kế cận
tỷ lệ 1/1.000.000", mã số KC09-23 (2004-2006).
d. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu đặc điểm địa chất - địa chất công trình TLĐ
miền Trung phục vụ cho việc xây dựng công trình và định hướng phát triển
kinh tế biển”, mã số: KC.09.01/06-10 (2006-2009).
e. Đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu ĐTPT (Sequence stratigraphy) các bể trầm
tích sông Hồng, Cửu Long, Nam Côn Sơn nhằm đánh giá tiềm năng khoáng
sản”, mã số: KC.09.20/06-10 (2008-2010).

3

f. Dự án "Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất
môi trường và dự báo tai biến địa chất các vùng biển Việt Nam từ 30m nước
đến 100m nước, tỷ lệ 1:500.000" (2007-2011).

(2) Các kết quả, số liệu phân tích và mẫu NCS thực hiện gồm khoảng: 1.000 mẫu
độ hạt; 250 mẫu lát mỏng thạch học bở rời; 200 mẫu phân tích rơnghen định
lượng; 200 mẫu phân tích hóa silicat; 200 mẫu các loại chỉ tiêu địa hóa môi
trường: Eh, pH, Chc, Kt; 50 mẫu đồng vị phóng xạ C
14
; 2.500 km tuyến địa
chấn dầu khí; 2.000 km tuyến địa chấn nông phân giải cao.
(3) Các tài liệu tham khảo trong và ngoài nước liên quan đến luận án.
BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Luận án bao gồm 180 trang đánh máy, 13 biểu bảng, 125 hình minh họa và
77 tài liệu tham khảo với bố cục như sau:
- Mở đầu
- Chương 1. Đặc điểm địa chất khu vực
- Chương 2. Lịch sử nghiên cứu, cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3. Đặc điểm tướng trầm tích Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa từ Quảng
Nam đến Bình Thuận.
- Chương 4. Địa tầng phân tập trầm tích Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa từ Quảng
Nam đến Bình Thuận.
- Chương 5. Tiến hóa trầm tích Pliocen-Đệ tứ thềm lục địa từ Quảng Nam
đến Bình Thuận.
- Kết luận
Chương 1
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT KHU VỰC
Vùng nghiên cứu kéo dài từ 11
o
00’ đến 16
o
00’ vĩ độ bắc và từ 107
o
30’ đến

110
o
00’ kinh độ đông, là lãnh hải của các tỉnh từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
1.1. ĐỊA TẦNG
1.1.1.Địa tầng trước Đệ tứ
Địa tầng trước Đệ tứ bao gồm các thành tạo có mặt từ Arkei đến Pliocen với
các hệ tầng sau:
- Giới Arkei: Hệ tầng Kim Sơn (AR ks).
- Giới Paleozoi: Hệ tầng A Vương (
2
- O
1
av).
- Giới Mesozoi: Hệ tầng La Ngà (J
2
ln), Hệ tầng Nha Trang (K nt).
- Các thành tạo Kainozoi phát triển khá rộng rãi ở vùng ven biển và biển.
Trên các đồng bằng ven biển, chỉ gặp các thành tạo Neogen - Đệ tứ. Trong TLĐ
vùng nghiên cứu, các thành tạo Kainozoi phát triển kéo dài từ phần phía nam bể

4

Sông Hồng đến phần đông bắc bể Cửu Long. Từ Paleogen đến Pliocen gồm các
hệ tầng:
Hệ tầng Bạch Trĩ (E
3
bt), Trà Tân (E
3
2-3
tt); hệ tầng Tri Tôn (N

1
2
tt), Côn Sơn
(N
1
2
cs); hệ tầng Quảng Ngãi (N
1
3
qn), Đồng Nai (N
1
3
đn).
Phần ven biển có các hệ tầng Ái Nghĩa (N an), Kon Tum (N
2
kt), Sông Lũy
(N
2
2
sl) và Mavieck (N
2
2
mv).
1.1.2. Địa tầng Đệ tứ
Địa tầng Đệ tứ trong vùng nghiên cứu được phân chia theo tuổi và nguồn
gốc, được trình bày chi tiết trong chương 3.
1.2. MAGMA
Trong vùng ven biển và biển ven bờ gặp các thành tạo magma thuộc các phức
hệ sau: Phức hệ Đại Lộc (GD
1

đl), Phức hệ Vân Canh (GT
2
vc), Phức hệ Hải Vân
(GT
3
hv), Phức hệ Định Quán, pha 2 (GDi/J
3
đq
2
), Phức hệ Đèo Cả (G-GSy/Kđc),
Phức hệ Cà Ná (GK
2
cn), Phức hệ Bà Nà (GK-E bn).
1.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC - KIẾN TẠO
Các yếu tố cấu trúc Kainozoi vùng nghiên cứu bao gồm: Thềm Đà Nẵng, Phụ
bể Huế - Đà Nẵng, Địa hào Quảng Ngãi, Địa lũy Tri Tôn, Bể Phú Khánh, Thềm
Phan Rang, Đới cắt trượt Tuy Hòa và Bể Cửu Long.
Chương 2
LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Lịch sử nghiên cứu địa chất khu vực này bắt đầu từ trước năm 1975, tuy
nhiên còn ở mức khái quát, rời rạc. Chỉ sau 1975 và đặc biệt là sau năm 1980 mới
có nhiều công trình nghiên cứu chi tiết và có giá trị khoa học cao. Đầu tiên phải
kể đến hàng loạt các tuyến địa vật lý và giếng khoan dầu khí được thực hiện với
mục đích tìm kiếm và thăm dò dầu khí. Những công trình nghiên cứu khoa học
biển đầu tiên là "Chương trình Điều tra tổng hợp vùng biển Thuận Hải - Minh
Hải" năm 1977 - 1981. Tiếp theo là các chương trình "Dải ven bờ" (1981 - 1985),
"Chương trình 52-E" (1985-1990), "KT-01" (1991-1995), "KHCN-06" (1996-2000),
KC-09 (2000-2005), KC-09/06-10 (2006-2010) và nhiều đề tài nghiên cứu độc lập

khác. Các đề án của ngành địa chất đầu tiên nhiên cứu một cách bài bản bắt đầu từ
1991 đến nay. Đó là các đề án: “Điều tra địa chất và tìm kiếm khoáng sản rắn biển
nông ven bờ Việt Nam (0-30m nước) tỉ lệ 1/500.000” do TSKH Nguyễn Biển chủ
biên (1991-2001). Đề án “Điều tra địa chất, khoáng sản, địa chất môi trường và tai

5

biến địa chất vùng biển Nam Trung bộ từ 0-30m nước ở tỷ lệ 1:100.000 và một số
vùng trọng điểm ở tỷ lệ 1:50.000” do TS. Đào Mạnh Tiến chủ biên (2001-2006).
Dự án "Điều tra đặc điểm địa chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi
trường và dự báo tai biến địa chất vùng biển từ 30 đến 100m nước, tỷ lệ 1/500.000"
do TS. Đào Mạnh Tiến và ThS. Trịnh Nguyên Tính đồng chủ biên.
Như vậy, trong khu vực nghiên cứu đã có nhiều công trình nghiên cứu
khác nhau được thực hiện. Các công trình nghiên cứu tìm kiếm thăm dò dầu
khí chủ yếu tập trung vào phân chia chi tiết địa tầng từ Oliocen đến Miocen
trên cơ sở sinh địa tầng và thạch địa tầng. Đề tài KC09.20/06.10 đã phân
chia địa tầng 3 bể Sông Hồng, Cửu Long và Nam Côn Sơn trên cơ sở ĐTPT
và phân tích tướng, tuy nhiên phần phía nam bể Sông Hồng và phía bắc bể
Cửu Long ít được quan tâm nghiên cứu chi tiết. Các đề án, dự án do Trung
tâm Địa chất và Khoáng sản biển chỉ mới dừng lại ở độ sâu 100m nước,
trong vùng nghiên cứu chỉ có một số ít các mặt cắt địa chất Đệ tứ được thành
lập. Mặt khác quan điểm phân chia địa tầng Đệ tứ dưới biển chủ yếu kế thừa
tư duy nghiên cứu trên lục địa, chưa sử dụng phương pháp ĐTPT. Các đề tài
cấp nhà nước nghiên cứu địa chất và tướng đá-cổ địa lý Pliocen-Đệ tứ trên
TLĐ đã bước đầu sử dụng phương pháp ĐTPT, tuy nhiên còn nhiều quan
điểm chưa thống nhất giữa các nhà khoa học.
2.2. CƠ SỞ TÀI LIỆU
Cơ sở tài liệu phục vụ luận án bao gồm các tài liệu địa chấn, địa chất được liệt
kê ở phần mở đầu.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp luận
Để nhận biết về lịch sử tiến hóa trầm tích Pliocen-Đệ tứ TLĐ Nam Trung
Bộ, bắt buộc phải xem xét bản chất các thực thể trầm tích gắn liền với cơ chế
và quá trình thành tạo ra chúng dưới tác động đan xen của các yếu tố động
lực nội, ngoại sinh quan trọng sau đây: CĐKT; Địa hình đáy bể; DĐMNB;
Cổ khí hậu; Môi trường trầm tích. CĐKT địa phương là yếu tố quan trọng
quyết định quá trình hình thành vật liệu vụn, hình thái địa hình của vùng
xâm thực và đáy bể trầm tích, là một trong những nguyên nhân làm DĐMNB
tương đối. DĐMNB là nhân tố trực tiếp làm thay đổi môi trường trầm tích
dẫn đến thay đổi thành phần và cấu trúc trầm tích. Điều kiện cổ khí hậu là
yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phương thức phong hóa thành tạo vật liệu,
quá trình vận chuyển và lắng đọng trầm tích vô cơ và hình thành trầm tích
hữu cơ.
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu
Nhóm phương pháp địa chất trầm tích bao gồm:

6

- Phương pháp phân tích thành phần vật chất gồm các phương pháp xác định
thành phần độ hạt; xác định cấu tạo, kiến trúc trầm tích; xác định thành phần
khoáng vật, hóa học; các chỉ tiêu địa hóa môi trường trầm tích.
- Phương pháp phân loại trầm tích.
- Phương pháp xác định tuổi tuyệt đối: carbon 14 - (
14
C), nhiệt huỳnh quang
(TL), nhiệt huỳnh quanh kích thích (OSL).
- Phương pháp phân tích tướng trầm tích.
Phương pháp địa chấn - địa tầng
Phương pháp địa chấn địa tầng là phương pháp minh giải tài liệu địa chấn
phản xạ dựa trên cơ sở nghiên cứu các mối tương quan giữa các đặc điểm trường

sóng địa chấn với các đặc điểm địa chất như tính phân lớp, sự thay đổi thành phần
thạch học, điều kiện lắng đọng trầm tích
Phương pháp ĐTPT
ĐTPT là phương pháp phân tích địa tầng mới cả về khoa học lẫn thực tiễn,
phân chia đối sánh và liên kết địa tầng dựa trên mối quan hệ giữa tốc độ
DĐMNB, CĐKT và cung cấp trầm tích.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ THỀM LỤC ĐỊA
TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN
3.1. ĐỘ SÂU VÀ BỀ DÀY CÁC THÀNH TẠO PLIOCEN-ĐỆ TỨ
3.1.1. Độ sâu và bề dày trầm tích Pliocen
Cấu trúc đáy Pliocen có tính phân dị rõ nét, kế thừa cấu trúc Kainozoi của 3
bể Sông Hồng, Phú Khánh và Cửu Long. Khu vực Nam bể Sông Hồng đáy
Pliocen sâu dần từ thềm Đà Nẵng về phía đông sau đó lại nâng dần trở lại. Độ sâu
đáy lớn nhất khoảng 1500m. Khu vực bể Phú Khánh, mặt đáy Pliocen nghiêng
thoải từ tây sang đông, độ sâu đáy Pliocen lớn nhất vào khoảng 5400m ở phía
nam của bể. Khu vực Đông bắc bể Cửu Long đáy Pliocen phân dị không rõ, độ
sâu lớn nhất khoảng hơn 2000m.
3.1.2. Độ sâu và bề dày trầm tích Đệ tứ
Trong khu vực nghiên cứu, tính từ đới bãi triều đến mép TLĐ hiện tại, độ sâu
đáy và bề dày trầm tích Đệ tứ tăng dần. Từ mép thềm trở ra, độ sâu đáy tăng dần
nhưng bề dày lại giảm dần.
3.2. ĐẶC ĐIỂM TƯỚNG TRẦM TÍCH PLIOCEN – ĐỆ TỨ
3.2.1. Khái quát

7

Nghiên cứu tướng trầm tích chứa đựng các nội dung hết sức phong phú phản
ánh những đặc trưng về thành phần thạch học, cổ sinh vật và môi trường thủy
động lực cũng như đặc trưng địa hoá môi trường vận chuyển và lắng đọng trầm

tích v.v. là một nội dung quan trọng bậc nhất phục vụ nghiên cứu lịch sử tiến hóa
trầm tích.
3.2.2. Đặc điểm tướng trầm tích giai đoạn Pliocen
Trong các mặt cắt địa chấn dầu khí, dựa trên đặc trưng của các trường sóng
phản xạ đã xác định được 3 tập tương ứng với ba giai đoạn đó là Pliocen sớm
(N
2
1
); Pliocen giữa (N
2
2
) và Pliocen muộn (N
2
3
). Trầm tích Pliocen cũng bắt gặp
trong các lỗ khoan hoặc lộ ra trên các đồng bằng ven biển Quảng Nam, Bình
Định, Phú Yên, Ninh Thuận và Bình Thuận.
3.2.2.1. Giai đoạn Pliocen sớm (N
2
1
)
- Tướng cát sạn lòng sông (aN
2
1
)
Tướng trầm tích này bắt gặp trong một số mặt cắt địa chấn tuyến BH89-2130;
BP89 và BH91-120. Trường sóng đặc trưng là phản xạ yếu, đứt đoạn thể hiện
trầm tích hạt thô, không đồng nhất. Đôi nơi thấy rõ dạng đào khoét kiểu lòng
sông, trầm tích được lấp đầy kiểu tăng trưởng.


Hình 3.12. Mặt cắt địa chấn thể hiện các tướng trầm tích Pliocen.
- Tướng cát sạn, cát, cát bùn, bùn cát sông biển (amN
2
1
)
Tướng sông biển phân bố dưới các thành tạo trẻ hơn, ở độ sâu lớn hơn 50m
nước cho đến mép TLĐ, phát hiện trên các băng địa chấn, phản xạ với biên độ
yếu-trung bình (hình 3.12). Tính từ mép thềm về phía bờ, bề dày trầm tích mỏng
dần. Vùng đồng bằng ven biển chỉ gặp chúng trong các lỗ khoan LKC2; LK704;
LKC10 và BS.37 ở Quảng Nam, trầm tích là cát kết, cát bột kết, cát- sạn kết chứa
cuội xen kẽ các lớp bột màu xám xanh, xám vàng chứa foraminifera.
- Tướng trầm tích bùn cát biển (mN
2
1
)

8

Tướng trầm tích biển phân bố rộng rãi trong vùng từ độ sâu khoảng 30m
nước trở ra, bị phủ bởi các trầm tích trẻ hơn. Gặp hầu hết trong các mặt cắt địa
chấn, đặc trưng trường sóng liên tục, biên độ phản xạ mạnh, tần số thấp (hình
3.12). Trong vùng đồng bằng chỉ bắt gặp ở Quảng Nam trầm tích gồm: bột sét
kết, sét bột kết xen cát kết chứa sạn màu xám xanh, xám vàng loang lổ chứa di
tích foraminifera và rong biển.
3.2.2.2. Giai đoạn Pliocen giữa (N
2
2
)
- Tướng cát bùn sạn sông biển (amN
2

2
)
Trong các mặt cắt địa chấn trong khắp phạm vi vùng nghiên cứu đều dễ dàng
nhận thấy các nêm lấn biển thành tạo trong môi trường châu thổ ngập nước
(subaqueous delta) phân bố từ độ sâu 80m nước đến mép thềm. Phản xạ đặc trưng
là kiểu xich ma tăng trưởng (hình 3.12). Tướng trầm tích này bắt gặp trong các lỗ
khoan máy đồng bằng Quảng Nam và Phan Thiết bao gồm: cát sét lẫn sạn sỏi có
chứa di tích tảo biển và tảo nước ngọt.
- Tướng bùn cát biển nông (mN
2
2
)
Tướng trầm tích này cũng bắt gặp trong hầu hết các mặt cắt địa chấn với đặc
trưng trường sóng song song, liên lục, biên độ phản xạ mạnh, tần số cao đặc trưng
cho trầm tích hạt mịn phân lớp ngang song song thành tạo trong môi trường biển
TLĐ. Ngoài ra còn gặp trong các lỗ khoan đồng bằng Quảng Nam và Phan Thiết.
Tại Phan Thiết, tướng trầm tích này gặp ở độ sâu 59,4 - 64m là bột sét pha cát
màu sắc loang lổ chứa di tích tảo biển.
3.2.2.3. Giai đoạn Pliocen muộn (N
2
3
)
Vào cuối Pliocen giữa, đầu Pliocen muộn là thời kỳ biển thoái hình thành các
trầm tích tướng lòng sông (aN
2
3
) đồng thời với quá trình phong hóa tạo màu sắc
loang lổ trầm tích biển Pliocen giữa (mN
2
2

) trong điều kiện lục địa. Sau đó thành
tạo tướng trầm tích sông biển (amN
2
3
). Cuối Pliocen muộn là thời kỳ biển tiến
hình thành trầm tích biển (mN
3
3
).
- Tướng cát bột chứa cuội sỏi sông (aN
2
3
)
Trên các băng địa chấn phát hiện các dấu hiệu đào khoét của lòng sông cổ.
Quy mô đào khoét của các lòng sông cổ giai đoạn này không lớn như giai đoạn
Pliocen sớm, nhưng tần suất xuất hiện lại nhiều hơn. Đặc trưng của trường sóng là
biên độ phản xạ yếu, thô và đứt đoạn. Ở Phan Thiết, trầm tích lộ ra ở Sông Lũy,
Vĩnh Hảo là cuội, sạn gắn kết bởi cát sét.
- Tướng cát, cát sạn chứa cuội sông biển (amN
2
3
)
Tướng trầm tích này phát hiện khá phổ biến, đặc biệt là mép phía đông của
địa hào Quảng Ngãi và mép TLĐ Phú Khánh dưới dạng cấu tạo xích ma tăng

9

trưởng, trong đồng bằng Quảng Nam và Phan Thiết trầm tích là cát lẫn sạn sỏi
màu xám chứa di tích tảo nước ngọt và nước mặn.
- Tướng bùn,bùn cát biển nông (mN

2
3
)
Gặp trong hầu hết các mặt cắt địa chấn, đặc trưng trường sóng ngang song
song, liên tục, biên độ mạnh, tần số cao. Trong lỗ khoan BS.37 (Quảng Nam), gặp
ở độ sâu 69 - 90m, gồm: sét bột kết, bột kết, bột cát màu xám xanh, xám vàng
loang lổ có chứa di tích foraminifera. Ở đồng bằng Phan Thiết, tướng trầm tích
này thuộc phần trên của hệ tầng Liên Hương với thành phần chủ yếu là bột sét
màu xám, phong hóa loang lổ nâu đỏ.
3.2.3. Đặc điểm tướng trầm tích giai đoạn Đệ tứ
3.2.3.1. Giai đoạn Pleistocen sớm (Q
1
1
)
- Tướng cuội sạn, cát sạn lòng sông và bùn, bùn cát bãi bồi (aQ
1
1
)
Tướng trầm tích sông mặc dù không phát hiện được trên các băng địa chấn ở
TLĐ, tuy nhiên phát hiện được trong lỗ khoan vùng đồng bằng ven biển Quảng
Nam và gặp trong các lỗ khoan LK.704, LK.603 và LK.2 ở Bình Thuận là cát, cát
sạn, sạn sỏi đa khoáng màu loang lổ nâu đỏ, cấu tạo xiên chéo đồng hướng.

Hình 3.17. Mặt cắt địa chấn nông phân giải cao tuyến MĐC 89-90
- Tướng bùn cát, cát bùn sạn sông biển (amQ
1
1
)
Tướng trầm tích bắt gặp tương đối phổ biến. Trên các mặt cắt địa chấn nông
phân giải cao, đặc trưng của trường sóng là biên độ phản xạ yếu-trung bình, tần số

thấp và đứt đoạn phản ánh trầm tích không đồng nhất, thành phần chủ yếu là hạt
mịn: bùn cát, cát bùn lẫn sạn.
- Tướng bùn, bùn cát, cát biển nông (mQ
1
1
)
Phân bố rộng rãi trong khắp vùng biển nghiên cứu. Trường sóng phản xạ
song song, liên tục, biên độ mạnh, tần số cao đặc trưng cho trầm tích hạt mịn-

10

trung phân lớp ngang song song. Bề dày trung bình khoảng 10m, nghiêng dần từ
ven bờ đến mép thềm.
3.2.3.2. Giai đoạn Pleistocen giữa, phần sớm (Q
1
2a
)
Đầu Pleistocen giữa là giai đoạn biển thoái, trong cột địa tầng trầm tích xuất
hiện các tướng hạt thô lòng sông phổ biến trên các đồng bằng ven biển và tướng
sông biển phổ biến trên TLĐ hiện tại. Cuối Pleistocen giữa, phần sớm, quá trình
biển tiến đã hình thành các tướng sông biển phổ biển trên lục địa và tướng biển
nông trên cả thềm và lục địa hiện tại.
- Tướng sạn cát bùn sông (aQ
1
2a
)
Trầm tích tướng này chỉ bắt gặp trong các lỗ khoan bãi triều và đồng bằng
ven biển. Tại lỗ khoan LK2-KH Khánh Hòa, gặp ở độ sâu từ 18,0 - 19,8m, trầm
tích là sạn cát bùn màu xám sáng đến xám vàng, đáy có lớp cuội granit kích thước
2-3cm phủ BCH trên granit phức hệ Định Quán.

- Tướng cát sạn, cát bùn lẫn sạn sông biển (amQ
1
2a
)
Trên TLĐ vùng nghiên cứu tướng trầm tích này bị phủ bởi các trầm tích trẻ
hơn, phân bố rất phổ biến, cấu tạo đặc trưng trên các băng địa chấn là dạng đơn
nghiêng, biên độ phản xạ yếu-trung bình, kết thúc phản xạ dạng phủ đáy và chống
nóc, đặc trưng cho tướng châu thổ ngập nước, đôi nơi bị bào mòn cắt cụt do đào
khoét lòng sông cổ. Tại lỗ khoan bãi triều LK4-BT (Bình Thuận), trầm tích bắt
gặp ở độ sâu 43-47,2m là cát sạn đa khoáng màu xám nâu vàng chứa vụn vỏ sò.
- Tướng bùn, bùn cát lẫn sạn biển nông (mQ
1
2a
)
Phân bố rất phổ biến trong vùng nghiên cứu, bắt gặp trong tất cả các mặt cắt
địa chấn nông phân giải cao với kiểu phản xạ song song, liên tục, biên độ mạnh,
tần số cao. Chúng thường phủ trên trầm tích sông biển cùng tuổi và kéo dài liên
tục từ lục địa ra mép thềm. Trong đới bãi triều, đặc trưng của tướng trầm tích này
là hạt mịn, màu sắc loang lổ, đôi nơi chứa kết vón laterit.
3.2.3.3. Giai đoạn Pleistocen giữa, phần muộn (Q
1
2b
)
- Tướng cuội sạn, sạn cát sông (aQ
1
2b
)
Gặp phổ biến trong đới bãi triều và đồng bằng ven biển dạng lấp đầy các lòng
sông cổ. Tại lỗ khoan LK3-NT gặp ở độ sâu 31,2 - 34m, trầm tích là sạn cát đa
khoáng màu xám phủ trên vỏ phong hóa đã gốc andezit hệ tầng Nha Trang.

- Tướng sạn cát, cát sạn, sạn cát bùn sông biển (amQ
1
2b
)
Phân bố rất phổ biến, thường từ thềm ngoài đến mép thềm. Đặc trưng cho tướng
này là kiểu phản xạ đơn nghiêng hoặc xích ma tăng trưởng, kết thúc phản xạ kiểu
phủ đáy về phía biển, gá đáy về phía lục địa và chống nóc hoặc bào mòn phía trên
tập. Phản xạ trong tập với biên độ yếu, độ liên tục kém.

11

- Tướng cát bùn, cát bùn sạn biển nông (mQ
1
2b
)
Tướng trầm tích này phân bố rộng rãi trong vùng nghiên cứu, bắt gặp trong
các băng địa chấn nông phân giải cao, lỗ khoan bãi triều và đồng bằng ven biển
(hình 3.17). Trong các băng địa chấn, trầm tích tướng này có kiểu phản xạ song
song, liên tục, biên độ phản xạ mạnh, phân bố gần như liên tục từ bờ ra mép thềm.
Ở đới biển nông ven bờ (0-50m nước) trầm tích tướng này phủ BCH trên trầm
tích biển Pleistocen giữa, phần sớm (mQ
1
2a
). Đới ngoài 50m nước, chúng phủ trên
trầm tích sông biển hoặc sông cùng tuổi (a,amQ
1
2b
).
3.2.3.4. Giai đoạn Pleistocen muộn, phần sớm (Q
1

3a
)
- Tướng sạn cát bùn sông (aQ
1
3a
)
Chỉ bắt gặp trong một số mặt cắt địa chấn nông phân giải cao dạng đào khoét
và lấp đầy kiển phân kỳ hoặc gá đáy song song. Biên độ phản xạ yếu, không liên
tục.
- Tướng sạn cát bùn, cát bùn lẫn sạn, bùn cát sông biển (amQ
1
3a
)
Trầm tích tướng sông biển phổ biến trên khắp vùng biển nghiên cứu. Trong các
băng địa chấn nông phân giải cao, phản xạ đặc trưng của tướng này có dạng tăng
trưởng xiên chéo, kết thúc phản xạ dạng phủ đáy và có xu hướng chụm lại ở phía
biển (cuối nguồn trầm tích) biên độ phản xạ trung bình - yếu, liên tục hoặc đứt đoạn
đặc trưng cho tướng châu thổ ngập nước. Trong đới biển nông ven bờ trầm tích gặp
trong các lỗ khoan. Ở lỗ khoan LK1-TH, độ sâu 51,0 - 55m là sạn cát bùn đa khoáng
giàu felspat sắc cạnh màu xám.
- Tướng trầm tích cát bùn, bùn cát lẫn sạn biển nông (mQ
1
3a
)
Thường lộ ra thành từng diện nhỏ ở độ sâu từ 20 - 50m nước và độ sâu lớn
hơn 120m nước. Ở đới trong (20-50m nước) trầm tích biển thường bị phong hóa
loang lổ. Ở đới ngoài trầm tích vẫn giữ nguyên màu sắc nguyên sinh do không lộ
ra trong điều kiện lục địa. Trong các mặt cắt địa chấn nông phân giải cao, trầm
tích thường có dạng phản xạ ngang song song, liên tục, biên độ phản xạ mạnh.
3.2.3.5. Giai đoạn Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen (Q

1
3b
-Q
2
)
Đầu giai đoạn này (khoảng 40.000 - 18.000 năm cách ngày nay) biển rút
xuống đến độ sâu từ 100 - 120 m so với mực biển hiện tại. Sau đó mực nước biển
dâng trở lại từ độ sâu này đến độ cao khoảng 5 m trong khoảng thời gian từ
18.000 - 5.000 năm cách ngày nay. Từ 5.000 - 1.000 năm trước mực nước biển lại
hạ xuống độ sâu - 1m, sau đó lại dâng trở lại đến mực biển hiện tại. Như vậy,
Trong giai đoạn này có hai lần mực nước biển dâng và hai lần mực nước biển hạ,
tuy nhiên biên độ giao động mực nước biển trong lần giao động thứ nhất lớn hơn
nhiều so với lần thứ hai do đó đối với nghiên cứu tiến hóa trầm tích Đệ tứ ở TLĐ
có thể xếp hai thời kỳ này vào cùng một giai đoạn.

12

a/ Thời kỳ Pleistocen muộn - Holocen giữa (Q
1
3b
-Q
2
2
)
- Tướng cuội sạn cát, cát sạn, bùn sông (aQ
1
3b
-Q
2
2

)
Tướng trầm tích này hình thành trong giai đoạn hạ thấp mực nước biển tương
ứng với băng hà cuối cùng xảy ra vào đầu Pleistocen muộn, phần muộn (khoảng
40.000 - 18.000 năm). Trên mặt cắt địa chấn nông phân giải cao từ bờ đến độ sâu
100m nước đặc trưng phản xạ tướng này là dạng đào khoét lòng sông trên trầm
tích sét biển loang lổ (mQ
1
3a
).
- Tướng cát sạn, cát bùn lẫn sạn, bùn cát sông biển am(Q
1
3b
-Q
2
2
)
Tướng trầm tích cát bùn, bùn cát sông biển Pleistocen muộn, phần muộn-
Holocen giữa phân bố phổ biến trong vùng biển nghiên cứu. Trong các mặt cắt
địa chấn nông phân giải cao đặc trưng trường sóng phản xạ kiểu xích ma tăng
trưởng, biên độ phản xạ và tính liên tục kém.
- Tướng cát, cát sạn, cát bùn, bùn cát, bùn biển nông (mQ
1
3b
-Q
2
2
)
Tướng trầm tích này lộ trên đáy biển hoặc bị phủ bởi lớp mỏng trầm tích biển
hiện đại (Q
2

3
) ngoài độ sâu khoảng 15m nước. Đặc trưng rõ nét nhất của tướng
trầm tích là các sóng cát hình thành trong môi trường biển nông ven bờ đánh dấu
các đới đường bờ cổ tại các độ sâu 100-120m nước, 50-60m nước và 25-30m
nước, là những lần ngưng nghỉ tương đối của đợt biển tiến Flandrian xảy ra từ
18.000 năm đến 5.000 năm cách ngày nay.
b/ Thời kỳ Holocen muộn (Q
2
3
)
Thời kỳ này có các tướng cát bùn, bùn cát, bùn châu thổ ngập nước (amQ
2
3
);
Tướng cát, cát sạn bãi triều hiện đại (mQ
2
3
); Tướng cát bùn biển nông (mQ
2
3
) phân
bố chủ yếu trên đáy biển từ 0-20m nước; Tướng bùn vũng vịnh hiện đại (mbQ
2
3
)
phân bố ở các vũng vịnh nửa kín ven biển phát triển kế thừa các giai đoạn trước;
Tướng cuội sạn cát vụn sinh vật hỗn hợp bãi triều.
Chương 4
ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ VÙNG THỀM
LỤC ĐỊA TỪ QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN

4.1. LỰA CHỌN MÔ HÌNH ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP PHÙ HỢP
4.1.1. Lựa chọn mô hình ĐTPT
Các mô hình ĐTPT khác nhau đang được sử dụng hiện nay đều có ưu điểm
và nhược điểm. Mỗi mô hình được ứng dụng tốt nhất trong những bối cảnh kiến
tạo riêng biệt và không có mô hình nào sử dụng cho tất cả các khu vực khác nhau
trên thế giới.
Trên cơ sở phân tích so sánh tất cả các mô hình ĐTPT trên thế giới và điều
kiện thực tế ở TLĐ Việt Nam, NCS lựa chọn mô hình ĐTPT của Coe. A.L (2003)

13

áp dụng nghiên cứu ĐTPT Pliocen - Đệ tứ vùng TLĐ từ Quảng Nam đến Bình
Thuận. Theo mô hình này, mỗi một tập bao gồm 4 MHTTT: biển hạ (FSST -
Falling stage systems tract); biển thấp (LST - Lowstand systems tract); biển tiến
(TST - Transgresive systems tract) và biển cao (HST - Highstand systems tract).
Ranh giới tập và các ranh giới trong tập được chỉ ra trong hình 4.7.

Hình 4.7. Tập, MHTTT, tướng và các bề mặt địa tầng trong mối quan hệ với
sự DĐMNB.
4.1.2. Phân tích ĐTPT
4.1.2.1. Phân tích ĐTPT các mặt địa chấn
Phân tích ĐTPT các mặt địa chấn xuất phát từ phân tích địa chấn địa tầng.
Các kiểu kết thúc phản xạ có thể liên kết được dễ dàng với DĐMNB: quan hệ gá
đáy trong TLĐ là đặc trưng cho TST, quan hệ phủ đáy đặc trưng cho FSST và
HST, quan hệ gá đáy về phía lục địa đồng thời với phủ đáy về phía biển đặc trưng
cho LST. Bề mặt BCH thể hiện ranh giới tập được xác định nhờ việc nhận diện
các kiểu kết thúc phản xạ dạng bào mòn cắt cụt, chống nóc, phủ đáy, gá đáy, đặc
biệt là đào khoét lòng sông sâu tới hàng chục mét và mở rộng hàng km ra TLĐ.
4.1.2.2. Phân tích ĐTPT các thiết đồ trầm tích lỗ khoan


14

Phân tích ĐTPT phải được bắt đầu bằng việc phân tích tướng trong toàn bộ
mặt cắt. Trong vết lộ hoặc các giếng khoan việc phân tích tướng được hoàn tất
bằng các nghiên cứu thạch học, cấu trúc và các đặc trưng cổ sinh trong mỗi lớp để
xác định môi trường lắng đọng trầm tích của mỗi lớp. Các bề mặt BCH dễ dàng
nhận thấy nhất là nóc của tầng trầm tích hạt mịn tướng biển hoặc sông biển màu
sắc loang lổ và/hoặc đáy của tầng trầm tích hạt thô tướng lòng sông FSST bắt đầu
một chu kỳ trầm tích (hình 4.7). Sự chuyển tướng và cộng sinh tướng có thể được
sử dụng để nhận biết các MHTTT, các bề mặt trong tập.
4.2. ĐỊA TẦNG PHÂN TẬP TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ THỀM LỤC ĐỊA TỪ
QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN
Trên cơ sở phân tích địa chấn địa tầng, tướng trầm tích và đối sánh với các
chu kỳ DĐMNB toàn cầu đã xác định được trầm tích Pliocen - Đệ tứ TLĐ Nam
Trung bộ có 8 tập (sequence):
4.2.1. Tập S
1
(N
2
1
)
Tập Pliocen dưới được giới hạn bởi BCH khu vực Miocen - Pliocen phía
dưới và bề mặt ngập lụt cực đại (maximum flooding surface-MFS) phía trên. Trên
cơ sở phân tích địa chấn-địa tầng, cho thấy hình thái tập S
1
(N
2
1
) đặc trưng theo 4
khu vực. Khu vực ngoài khơi Quảng Nam (lô 118), phần dưới của tập trường

sóng đứt đoạn, đôi chỗ rối loạn, biên độ phản xạ yếu, tần số thấp đặc trưng cho
trầm tích hạt thô không đồng nhất tướng lục địa (a) và chuyển tiếp (am) của LST.
Phần trên tập, trường sóng phản xạ song song, liên tục, biên độ phản xạ mạnh, tần
số cao đặc trưng cho trầm tích hạt mịn tướng biển TST. Khu vực ngoài khơi
Quảng Ngãi-Bình Định (lô 119-121), trầm tích tập này phía lục địa rất mỏng. Ở
gần bờ phủ BCH trên đá granit phức hệ Đèo Cả, ở phía ngoài khơi (độ sâu 550m
nước) bị bào mòn hết khi gặp đới nâng Tri Tôn. Khu vực TLĐ Phú Yên-Khánh
Hòa (lô 122-126) tập Pliocen dưới đặc trưng bởi dạng nêm lấn biển ở mép thềm.
Khu vực TLĐ phía nam (lô 127), không bắt gặp tập S
1
do đây là vùng nâng trong
Miocen muộn-Pliocen sớm. Tập S
1
cũng gặp trong các lỗ khoan trên đồng bằng
ven biển Quảng Nam và Phú Yên.
4.2.2. Tập S
2
(N
2
2
)
Khu vực lô 118, tập Pliocen giữa với đặc trưng gồm rất nhiều phân tập
(parasequence) trong phần thấp. Trong mỗi phân tập, xu thế hạt thô dần lên trên
do đường bờ di chuyển về phía biển và kết thúc phân tập là lớp trầm tích biển
mỏng hình thành trong giai đoạn biển tiến đột ngột hình thành bề mặt ngập lụt.
Các phân tập xếp chồng lên nhau tạo thành một nhóm phân tập (parasequence
sets) phủ chồng tiến (progradation) đặc trưng cho LST. Bề dày các phân tập biển
thấp có xu thế mỏng dần về phía biển sau đó chuyển sang phân tập biển tiến dày
thuộc TST phủ lên trên và kết thúc tập là bề mặt ngập lụt cực đại (MFS). Lô 119-


15

126, phần dưới của tập cũng xuất hiện các phân tập phủ chồng tiến, tuy nhiên
ranh giới giữa chúng không rõ. Tập Pliocen giữa vẫn vắng mặt ở TLĐ phía nam.
4.2.3. Tập S
3
(N
2
3
)
Giai đoạn Pliocen muộn, trầm tích vẫn phát triển kế thừa các giai đoạn trước
theo 4 khu vực đặc trưng. Khu vực lô 118, tập Pliocen trên gồm 2 phân tập, ranh
giới dưới và trên là 2 MFS. Lô 119-121, tập đặc trưng kiểu đơn nghiêng do sụt
lún kiến tạo đồng trầm tích ở mép thềm. Lô 121-126, tập gồm nhiều phân tập kiểu
phủ chồng tiến do mép thềm sụt lún tạo không gian tích tụ, nhưng tốc độ cung cấp
trầm tích vẫn lớn hơn. Lô 127, đã phát hiện tập N
2
3
. Phần thấp của tập là LST,
phần trên là TST/HST.
4.2.4. Tập S
4
(Q
1
1
)
Trên đa số các băng địa chấn nông phân giải cao không tách biệt được
MHTTT FSST và LST. Đặc trưng của chúng là phản xạ đơn nghiêng, biên độ
phản xạ yếu-trung bình, tần số thấp và đứt đoạn, thuộc trầm tích tướng châu thổ
ngập nước. Bề mặt bào mòn biển tiến (Ravinement surface-RS) được đặc trưng

bởi kết thúc phản xạ kiểu chống nóc của FSST/LST. TST/HST có dạng phản xạ
song song, liên tục, biên độ mạnh tướng biển.
4.2.5. Tập S
5
(Q
1
2a
)
Tập S
5
có đặc điểm trường sóng phản xạ đặc trưng cho các FSST/LST và
TST/HST tương tự như tập S
4
. Trên các mặt cắt địa chấn đã xuất hiện các đào
khoét lòng sông ở thềm trong. Thềm ngoài vẫn phổ biến tướng châu thổ ngập
nước FSST/LST. Phủ trực tiếp trên chúng là TST/HST. Trong các lỗ khoan bãi
triều ranh giới dưới là BCH với đá gốc hoặc vỏ phong hóa đá gốc. FSST/LST đặc
trưng là trầm tích hạt thô đa khoáng tướng lòng sông. TST/HST đặc trưng là
tướng sông biển chuyển tiếp lên tướng biển, theo xu thế kích thước hạt mịn dần.
4.2.6. Tập S
6
(Q
1
2b
)
Miền hệ thống FSST/LST có đặc trưng trường sóng kiểu xich ma tăng trưởng
hoặc đơn nghiêng. Ranh giới dưới của tập là MFS của tập S
5
, MHTTT FSST/LST
kết thúc phản xạ kiểu phủ đáy. Phần thềm trong, xuất hiện các đào khoét lòng

sông, có khi ăn sâu xuống sát ranh giới tập S
4
- S
5
, thể hiện quá trình đào khoét rất
mãnh liệt do mực nước biển tương đối hạ xuống rất thấp và nhanh. Ơ vùng TLĐ
Bình Thuận tập S
5
và phần trên của tập S
4
bị bào mòn hết cùng với sự xuất hiện
tầng cuội sạn kích thước lớn (thềm trong). Trong đới bãi triều, ranh giới dưới rất
rõ ràng, là bề mặt bào mòn biển thấp trên đá gốc hoặc trên tầng trầm tích loang lổ
TST/HST tập S
5
. TST thể hiện khá rõ nét quá trình biển tiến, chuyển từ tướng
đầm lầy ven biển giàu vật chất hữu cơ sang tướng biển nông hoặc tướng sông biển
sang biển nông. Tức là ở 2 khu vực này bề mặt bào mòn biển tiến (RS) trùng với
bề mặt bào mòn biển thấp. Trong lỗ khoan LK3-NT và LK4-BT, FSST/LST được

16

đặc trưng bởi trầm tích cuội sạn đa khoáng tướng lòng sông như nêu trên. Hệ
thống TST/HST có sự chuyển tướng sông biển sang biển nông với kích thước hạt
giảm dần rất rõ, tuy nhiên phần trên kích thước hạt tăng đột ngột do góp phần của
kết von laterit hình thành trong quá trình phong hóa khi mực nước biển hạ thấp.
4.2.7. Tập S
7
(Q
1

3a
)
Tập S
7
phân bố khá rộng rãi, ranh giới trên của tập là bề mặt bào mòn trên
thành tạo sét bột loang lổ, thường gọi là "tầng sét biển tiến vĩnh phúc". Bề mặt
này lộ ra dạng da báo ở vùng biển nông ven bờ (20-50m nước). Phần thềm trong,
trầm tích biển của tập S
6
có dấu hiệu đào khoét lòng sông hoặc bị trầm tích biển
TST của tập S
7
phủ BCH lên trên. Ở thềm ngoài, ranh giới S
6
- S
7
là MFS của S
6
.
Trầm tích châu thổ ngập nước FSST/LST với đặc trưng trường sóng kiểu xich ma
tăng trưởng, biên độ phản xạ yếu. Gần như toàn bộ các mặt cắt địa chấn đều phát
hiện kiểu kết thúc phản xạ chống nóc hoặc bào mòn phía trên của FSST/LST. Đây
chính là RS. Trên bề mặt bào mòn này là trầm tích của TST với đặc trưng trường
sóng phản xạ song song, liên tục, biên độ phản xạ mạnh, tần số cao. Trong đới bãi
triều FSST/LST chỉ phát hiện được tại lỗ khoan LK1-TH đặc trưng là tướng hạt
thô lòng sông. Các lỗ khoan còn lại, MHTTT này không được bảo tồn, vì vậy tại
đây mặt bào mòn biển thấp trùng với mặt bào mòn biển tiến.
4.2.8. Tập S
8
(Q

1
3b
-Q
2
)
Tập này được xác định dễ dàng nhất do chúng là tập trên cùng mới được hình
thành và tiến trình DĐMNB tương ứng được ghi lại khá rõ ràng trên toàn cầu. Ở
các đồng bằng ven biển ranh giới dưới là bề mặt sét loang lổ trên cùng, thường
được lấy làm ranh giới Pleistocen-Holocen. Tại LK.54 (Tuy Hòa) gặp trầm tích
sét xám xanh, xám đen pha ít ổ cát mịn chứa nhiều loại vỏ sò, ốc nguyên vẹn và
rễ thực vật đầm lầy ven biển cho tuổi C
14
là 39.000 năm cách ngày nay. Như vậy,
một cách tương đối, có thể suy luận vào khoảng 39.000 đến 18.000 năm cách
ngày nay, mực nước biển hạ thấp từ lục địa hiện tại đến độ sâu 120m nước trên
TLĐ hình thành bề mặt nêu trên. Sau đó MNB dâng trở lại đến độ cao 5m
(khoảng 5.000 năm cách ngày nay) hình thành trầm tích biển tiến TST với ranh
giới dưới là RS và ranh giới trên là MFS. Trên đới biển nông ven bờ (0-50m
nước) RS nhiều nơi lộ trên đáy biển hoặc bị phủ một lớp mỏng trầm tích tướng
cát lẫn sạn laterit bãi triều cổ. MFS trên các đồng bằng ven biển và đới biển nông
ven bờ là ranh giới giữa trầm tích cát, cát bùn, sét xám xanh Holocen giữa (mQ
2
2
),
và trầm tích cát, bùn, sét xám nâu Holocen muộn (a, am, mQ
2
3
). MFS ở phần
thềm ngoài được đặc trưng bởi các lớp trầm tích giàu glauconit và hóa thạch hình
thành khi không gian tích tụ được tạo ra quá lớn. Các thành tạo trầm tích HST Q

2
3

chỉ phân bố đến độ sâu khoảng 15-20m nước và kết thúc bằng ranh giới ngoài của
trường trầm tích có độ hạt mịn nhất.

17

Nhận xét: Khi mực nước biển tương đối hạ thấp (biển thoái cưỡng bức) với
tốc độ lớn xảy ra quá trình đào khoét mạnh ở phần lục địa và thềm trong. Các
lòng sông đào khoét các trầm tích tướng biển thuộc TST/HST hình thành trong
chu kỳ trước đó tạo BCH và phủ lên đó là tướng lòng, bãi bồi của chu kỳ tiếp
theo. Hoặc nhiều nơi trầm tích sông biển hoặc biển của chu kỳ sau phủ BCH trên
trầm tích biển của chu kỳ trước mà không có trầm tích tướng lòng sông. Tại các
vùng biển sâu hơn, BCH này được liên kết với chỉnh hợp tương đương do không
có gián đoạn trầm tích. Như vậy, quan hệ chuyển tướng trong mỗi tập theo thời
gian (chiều thẳng đứng từ dưới lên) có các kiểu sau đây: a(FSST/LST) →
am(TST/HST) → m(TST/HST); am(TST/HST) → m(TST/HST); m(TST/HST);
am(FSST/LST) → m(TST/HST). Ba kiểu đầu phổ biến ở thềm trong, kiểu thứ tư
phổ biến ở thềm ngoài.
Chương 5
TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỪ VÙNG THỀM LỤC ĐỊA TỪ
QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN
Trong những năm gần đây, nhờ sự phát triển mạnh mẽ của phương pháp
ĐTPT mà việc khôi phục lại lịch sử phát triển trầm tích trong mối quan hệ với sự
DĐMNB đã đạt được những bước tiến đáng kể. Đây là đích đến cuối cùng của
trầm tích luận. Để đạt được điều đó, đầu tiên phải nghiên cứu đặc điểm trầm tích,
tiếp theo là nghiên cứu đặc điểm tướng đá-cổ địa lý, nghiên cứu ĐTPT và cuối
cùng là khôi phục lại lịch sử phát triển. Trong nhiều công trình nghiên cứu về
trầm tích được công bố trên thế giới cũng như ở Việt Nam, thuật ngữ "tiến hóa"

(evolution) trong nghiên cứu trầm tích được hiểu là "lịch sử phát triển trầm tích".
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích chính là khôi phục lại lịch sử phát triển trầm tích
theo thời gian.
5.1. DAO ĐỘNG MỰC NƯỚC BIỂN TRONG PLIOCEN - ĐỆ TỨ
DĐMNB chân tĩnh (eustatic) trong Pliocen-Đệ tứ là hệ quả của các giai đoạn
băng hà và gian băng xảy ra trên thế giới. Trên cơ sở nghiên cứu tướng đá-cổ địa lý,
địa chấn-địa tầng, ĐTPT nhiều nơi trên thế giới, Bilal U. Haq, Jan Hardenbol, Peter
R. Vail (1987) đã xây dựng đường cong dao động mực nước chân tĩnh toàn cầu từ
Trias đến Đệ tứ. Đường cong này được sử dụng để đối sánh trong hầu hết các
nghiên cứu DĐMNB và ĐTPT trên thế giới. Trên cơ sở đường cong này cùng với
các nghiên cứu của mình, Richard Little (2005) đã xác định được các giai đoạn
băng hà (B, C, Donau) và gian băng (B-C, C-Donau, Donau-Gunz) trong Pliocen.
Trong Đệ tứ ông cũng đã xác định được 5 giai đoạn băng hà và gian băng trên thế
giới. Kết quả này tương đối phù hợp với các công bố khác trên thế giới cũng như ở
Việt Nam. Tốc độ DĐMNB trong Pliocen-Đệ tứ nhìn chung lớn hơn tốc độ CĐKT.
Ngược lại trong Mesozoi và Cenozoi khối lượng băng ít hơn trong Đệ tứ nhưng

18

CĐKT lại mạnh hơn. Đây là một thuận lợi lớn trong nghiên cứu lịch sử tiến hóa
trầm tích Pliocen-Đệ tứ trong mối quan hệ với DĐMNB.
5.2. TIẾN HÓA TRẦM TÍCH PLIOCEN - ĐỆ TỨ VÙNG THỀM LỤC ĐỊA TỪ
QUẢNG NAM ĐẾN BÌNH THUẬN
5.2.1. Giai đoạn Pliocen sớm - N
2
1
Đầu giai đoạn là thời kỳ mực nước biển (MNB) hạ tương ứng với băng hà B,
hình thành trầm tích tướng sông, sông biển FSST/LST trên các đồng bằng ven
biển và TLĐ. Trên các băng địa chấn vùng biển Quảng Ngãi phát hiện các đới đào
khoét kiểu lòng sông ở độ sâu 270m nước chứng tỏ mực nước biển ít nhất đã lùi

qua mép thềm hiện tại. Tại vùng biển Phú Khánh cùng với hạ thấp MNB xảy ra
sụt lún ở trung tâm bồn càng làm quá trình biển thoái cưỡng bức nhanh hơn nên
không có tích tụ trầm tích ở vùng TLĐ hiện tại.
Giai đoạn cuối Pliocen sớm là thời kỳ mực nước biển dâng tương ứng với
gian băng B-C. Đầu thời kỳ, mực nước biển vẫn dâng chậm hơn tốc độ cung cấp
trầm tích, hình thành các phân tập phủ chồng tiến đặc trưng cho LST ở gần mép
TLĐ Phú Khánh. Khi tốc độ dâng cao MNB lớn hơn tốc độ cung cấp trầm tích thì
biển mới bắt đầu tiến, hình thành tướng trầm tích sông biển chuyển tiếp lên tướng
biển TST/HST.
5.2.2. Giai đoạn Pliocen giữa - N
2
2
Đầu Pliocen giữa là thời kỳ MNB hạ thấp tương ứng với băng hà C. Trầm
tích tướng biển TST/HST của tập S
1
(N
2
1
) bị phong hóa loang lổ. Trên mặt cắt địa
chấn ở vùng TLĐ Quảng Nam, ở độ sâu khoảng 120m nước đã xuất hiện các phân
tập phủ chồng tiến đặc trưng cho LST. Tức là tại vị trí nêu trên mực nước biển đã
bắt đầu dâng trở lại sau khi đạt mức cực tiểu. Tại vùng biển Phú Khánh, MNB
cũng chưa hạ thấp đến vị trí mép thềm hiện tại. MNB sau đó dâng lên đến các
vùng đồng bằng ven biển và đạt mức cao trong khoảng thời gian dài tạo nên các
trầm tích tướng sông biển, biển khá dày. Ở vùng đồng bằng Phú Yên bắt gặp các
nhịp trầm tích sét và diatomit xen kẽ tướng hồ lục địa hình thành khi mực cơ sở
dâng cao và ổn định là hệ quả của biển dâng thời kì này.
5.2.3. Giai đoạn Pliocen muộn - N
2
3

Đầu Pliocen muộn, MNB lại hạ thấp tương ứng với băng hà Donau. MNB lần
này hạ thấp hơn, bờ biển dịch chuyển về phía biển xa hơn so với đầu Pliocen
giữa. Tại vùng biển Quảng Nam ở độ sâu khoảng 160m nước bắt gặp 2 phân tập
phủ chồng tiến đặc trưng cho LST. Tại vùng biển Phú Khánh cũng xuất hiện
nhiều phân tập kiểu phủ chồng tiến tương tự.
Cuối Pliocen muộn, mực nước biển dâng trở lại và cũng vượt qua vị trí
đường bờ hiện tại hình thành trầm tích tướng sông biển và biển TST/HST trên các
đồng bằng ven biển tạo nên thềm biển Mavieck ở Ninh Thuận.

19

5.2.4. Giai đoạn Pleistocen sớm - Q
1
1

Đấu hiệu MNB hạ thấp đầu Pleistocen sớm tương ứng với băng hà Gunz để
lại khá rõ ràng trên các đồng bằng ven biển cũng như phần thềm trong, đó là bề
mặt phong hóa loang lổ trên trầm tích sét bột, bột, bột cát tướng biển nông
TST/HST, các tướng trầm tích cuội sạn lòng sông trên các đồng bằng ven biển
Quảng Nam, Bình Thuận. Sự xuất hiện sóng phản xạ kiểu delta tăng trưởng cho
thấy đường bờ cổ đã tiến ra gần mép TLĐ.
Cuối Pleistocen sớm MNB dâng cao trở lại hình thành tướng trầm tích sông
biển và biển TST/HST phổ biến trên TLĐ và các đồng bằng ven biển. Trên đồng
bằng ven biển Bình Định trầm tích biển giàu monmorilonit, cuội vôi tạo thành các
bậc thềm biển cao 90-100m ở phần thượng nguồn sông Hà Thanh. Tại Bình Thuận,
trầm tích bị tectit nguyên dạng cắm trên mặt cho phép xác định tuổi Q
1
1
. Sự phổ
biến tectit là kết quả của một sự kiện thiên văn bất thường xảy ra vào khoảng 0,8

triệu năm ở vùng Á- Úc. Trong các vùng nước sâu Biển Đông các lớp tectit có khi
dày từ 10-15cm, gặp trong các lỗ khoan.
5.2.5. Giai đoạn Pleistocen giữa, phần sớm - Q
1
2a
Các trầm tích hạt thô bắt gặp trên các đồng bằng ven biển và đới bãi triều
cùng với các đào khoét lòng sông ở thềm trong trên các trầm tích biển TST/HST
(mQ
1
1
) cho thấy vào đầu Pleistocen giữa, phần sớm MNB lại hạ thấp tương ứng
với băng hà Mindel. Trên các mặt cắt địa chấn nông đều dễ dàng xác định các
trầm tích tướng châu thổ ngập nước phân bố ở vị trí tương ứng với mép thềm hiện
tại. Điều đó cho thấy đường bờ biển thoái vào giai đoạn này cũng đã ở đâu đó gần
trùng với mép TLĐ hiện tại. Vào cuối Q
1
2a
MNB dâng cao trở lại hình thành trầm
tích tướng biển, sông biển phân bố phổ biến trên vùng TLĐ và đồng bằng ven
biển hiện tại.
5.2.6. Giai đoạn Pleistocen giữa, phần muộn - Q
1
2b
Giai đoạn này cũng bắt đầu bằng một thời kỳ MNB hạ thấp tương ứng với
băng hà Riss. Trên đồng bằng ven biển xuất hiện các tầng cuội sạn tướng sông,
sông lũ. Trong vùng biển nông thềm trong phát hiện các đào khoét lòng sông quy
mô lớn. Trên đới bãi triều, bề mặt bào mòn có khi là trên lớp vỏ phong hóa đá
gốc, có khi là trên tầng trầm tích loang lổ tướng biển nông Q
1
2a

. Thềm ngoài đặc
trưng giai đoạn hạ thấp MNB là các tướng trầm tích sông biển với trường sóng
phản xạ kiểu xích ma tăng trưởng.
Cuối giai đoạn là thời kỳ dâng cao MNB hình thành các tướng sông biển,
biển TST/HST với kích thước hạt giảm dần rõ rệt.
5.2.7. Giai đoạn Pleistocen muộn, phần sớm - Q
1
3a
Sự chuyển tướng đột ngột và phong hoá loang lổ tầng trầm tích biển Q
1
2b

các đồng bằng ven biển, thềm trong và phổ biến tướng châu thổ ngập nước ở thềm

20

ngoài là chứng cớ hạ thấp MNB đầu Q
1
3a
ứng với băng hà Wurm1. Cuối Q
1
3a

MNB dâng cao hình thành trầm tích tướng sông biển, biển gặp hầu hết trong các
lỗ khoan bãi triều và đồng bằng ven biển.
5.2.8. Giai đoạn Pleistocen muộn, phần muộn - Holocen (Q
1
3b
- Q
2

)
MNB bắt đầu hạ thấp đến độ sâu 100-120m nước tương ứng với băng hà
Wurm2 khoảng từ 39.000 năm đến 18.000-20.000 năm cách ngày nay tạo điều
kiện phong hoá loang lổ tầng trầm tích biển Q
1
3a
. Ở thềm trong, các đào khoét
lòng sông đánh dấu MNB hạ thấp rất phổ biến.
Biển tiến Flandrian sau đó đã tạo nên ít nhất ba đới đường bờ cổ ở các độ sâu
120m, 50-60m và 25-30m nước trên TLĐ tạo nên các thế hệ sóng cát ở độ sâu
tương ứng. Tầng sét xám xanh, tướng biển vũng vịnh khá dày chứa tảo vôi phổ
biến trên khắp các đồng bằng ven biển đánh dấu sự dâng lên đến cực đại của
MNB trong holocen trung (khoảng 5m vào khoảng 5.000 năm cách ngày nay).
MNB lại hạ thấp đến độ sâu khoảng 1-2 m (khoảng 1.000 năm cách ngày nay)
hình thành các bãi triều cuội, sạn, cát hỗn hợp vụn sinh vật và lục nguyên, sau đó
lại dâng trở lại đến mực biển hiện tại.
Nhận xét: Trầm tích Pliocen - Đệ tứ TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận trải
qua 8 giai đoạn phát triển tương ứng với 8 chu kỳ DĐMNB do ảnh hưởng của 8
giai đoạn băng hà - gian băng trên thế giới. Mỗi chu kỳ DĐMNB bắt đầu từ mực
nước biển cao nhất (cực đại) đến mực biển cực đại lần tiếp theo hình thành 4
MHTTT: FSST, LST, TST và HST. Bắt đầu mỗi chu kỳ là tướng aluvi FSST/LST
hạt thô, đa khoáng. Tiếp đến là trầm tích hạt mịn hơn, từ đa khoáng đến ít khoáng
tướng amFSST/LST, sau đó là tướng châu thổ amTST/HST và cuối cùng là trầm
tích cát chọn lọc tốt, đơn khoáng và trầm tích hạt mịn tướng mTST/HST. Như
vậy, trầm tích có kích thước hạt mịn dần từ dưới lên trong mỗi chu kỳ.
Cùng với DĐMNB, hoạt động nâng-hạ kiến tạo cũng đóng vai trò quan trọng
trong việc hình thành TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận trong Pliocen-Đệ tứ.
Ở TLĐ quá trình sụt lún tương đối xảy ra ở mép thềm tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tích tụ trầm tích lục nguyên tướng châu thổ ngập nước (amLST) với khối
lượng lớn ở đây trong các pha biển thoái. Đây lại là nguyên nhân gây sụt lún do

gia tăng tải trọng ở mép thềm. Ở thềm trong và đới ven bờ, chuyển động nâng
tương đối khiến bề dày trầm tích trở nên rất mỏng (hình 5.10). Quá trình sụt lún
kiến tạo đồng trầm tích ở sườn và mép thềm được phát hiện trong các mặt cắt địa
chấn (hình 5.11). Trên đó dễ dàng nhận thấy khá rõ hệ thống đứt gãy sụt bậc phát
triển trong trầm tích trước Miocen thượng. Đối với trầm tích N
1
3
-Q, không thấy rõ
sự dịch trượt hai bên cánh đứt gãy nhưng dễ dàng nhận thấy sự dịch chuyển của
hệ thống canion theo hướng từ thềm ra sườn chứng tỏ hệ thống đứt gãy vẫn hoạt
động trong N
1
3
-Q (đứt gãy đồng trầm tích).

21


Hình 5.10. Tăng trưởng TLĐ nhờ chuyển động nâng kiến tạo ở ven bờ, sụt lún ở mép
thềm và trầm tích cung cấp từ lục địa qua các giai đoạn biển thoái.

Hình 5.11. Sụt lún kiến tạo ở sườn và mép TLĐ trong N
1
3
-Q tạo nên sự dịch
chuyển của hệ thống canion trên thềm ngoài về phía sườn
Như vậy, trong Pliocen - Đệ tứ, TLĐ từ Quảng Nam đến Bình thuận tăng
trưởng theo chiều từ dưới lên và từ phía lục địa ra biển (hình 5.12) do DĐMNB
kết hợp với CĐKT:
- Biên độ DĐMNB theo chiều ngang tiến dần ra phía biển (hình 5.12) đã tạo

điều kiện vận chuyển khối lượng lớn trầm tích từ lục địa ra biển sau mỗi chu kỳ
băng hà và gian băng.
- Mép TLĐ bị sụt lún liên tục do CĐKT và do tải trọng trầm tích sau mỗi pha
biển thoái đã mở rộng không gian tích tụ trầm tích về phía biển.
5.3. Ý NGHĨA CỦA NGHIÊN CỨU TIẾN HÓA TRẦM TÍCH
Nghiên cứu tiến hóa trầm tích trên cơ sở phân tích tướng và ĐTPT có ý nghĩa
lớn đối với việc liên kết, đối sánh địa tầng Pliocen-Đệ tứ TLĐ; xác định quy luật
DĐMNB và đánh giá triển vọng sa khoáng.

22


Hình 5.12. Mô hình tăng trưởng TLĐ Quảng Nam-Bình Thuận trong N
2
-Q
5.3.1. Phân chia, liên kết và đối sánh địa tầng
Bằng cách sử dụng sự thay đổi của mực biển tương đối như là tiêu chuẩn để
phân tích địa tầng, phương pháp ĐTPT là phương pháp nghiên cứu tiến hóa trầm
tích trong mối quan hệ với sự DĐMNB tương đối có thể khắc phục được một số
nhược điểm của các phương pháp thạch địa tầng và sinh địa tầng. DĐMNB
thường xảy ra trên các khu vực tương đối rộng thậm chí trên toàn cầu ảnh hưởng
đến trầm tích trong các môi trường từ các con sông trên các đồng bằng ven biển,
tới bờ biển, các TLĐ và các vùng biển sâu lân cận mép TLĐ. Nếu có các bằng
chứng của sự dâng lên hoặc hạ xuống của MNB ở một môi trường này thì cũng có
thể có dấu hiệu trong các môi trường khác. Đây là cơ sở phân chia, đối sánh và
liên kết địa tầng.
Trên các đồng bằng ven biển Việt Nam, việc phân chia, đối sánh, liên kết địa
tầng Đệ tứ thường theo nguyên tắc tuổi và nguồn gốc. Tức là trong cùng một hệ
tầng, các tầng trầm tích cùng nguồn gốc (cùng tướng) được liên kết với nhau. Tuy
nhiên nếu áp dụng kỹ thuật này cho việc liên kết địa tầng từ lục địa ra biển có thể

dẫn đến sai lầm. Ví dụ, trên hình 3.15, dùng kỹ thuật trên thì việc liên kết được
thực hiện như trên hình 3.15a: amN
2
2
trong lỗ khoan trên lục địa liên kết với
amN
2
2
trong mặt cắt địa chấn dưới thềm. Trên cơ sở ĐTPT có thể phân tích như
sau: bề mặt trầm tích loang lổ của trầm tích biển Pliocen sớm (mN
2
1
) được hình
thành trong giai đoạn biển thoái thì chắc chắn rằng trầm tích amN
2
2
phải hình
thành trong giai đoạn biển tiến. Bề mặt sét loang lổ này chính là bề mặt BCH
được liên kết với chỉnh hợp tương đương trên mặt cắt địa chấn. Khi MNB hạ thấp,

23

trên đồng bằng hiện tại bị gián đoạn trầm tích nhưng dưới TLĐ thì không, trong
khoảng thời gian đó, nơi đây hình thành tướng trầm tích châu thổ ngập nước. Như
vậy, trầm tích amN
2
2
trên đồng bằng trong trường hợp này hình thành sau trầm
tích amN
2

2
trong mặt cắt địa chấn dưới TLĐ.
a) b)
Hình 5.13. Liên kết địa tầng theo tuổi và nguồn gốc (a) và theo ĐTPT (b).
5.3.2. Xác định quy luật DĐMNB
Dao động thực tế của MNB không phải là một đường hình sin trơn tru, tức là
MNB không dâng lên hay hạ xuống với một tốc độ thay đổi đều đặn mà xảy ra
theo một loạt các giai đoạn ngắn hình thành các đường hình sin với biên độ và
thời gian ngắn hơn tạo thành các phân tập. Theo kết quả nghiên cứu của luận án
cũng như các kết quả nghiên cứu khác, biên độ DĐMNB trong Đệ tứ theo chiều
ngang có xu hướng dịch chuyển về phía biển. Mặt khác, MNB của chu kỳ cuối
cùng đã đạt mức cực đại ở độ cao 5m (khoảng 5.000 năm cách ngày nay) thì các
dao động lên xuống của MNB từ 5.000 năm đến nay là các dao động trong xu thế
hạ thấp chung.
5.3.3. Đánh giá triển vọng sa khoáng
Trên TLĐ từ Quảng Nam đến Bình Thuận đã xác định được 3 đới đường bờ
cổ 100-120m nước; 50-60m nước và 25-30m. Trầm tích hạt trung-thô hình thành
trên bề mặt bào mòn biển tiến của tập S
8
(Q
1
3b
-Q
2
) thuộc các đới này là những khu
vực có triển vọng sa khoáng nhất trong TLĐ vùng nghiên cứu. Tương tự, các bề
mặt bào mòn biển tiến được xác định trong các tập (sequence) trầm tích Đệ tứ sẽ
là những vị trí có triển vọng sa khoáng chôn vùi. Bởi lẽ đây là các bề mặt bào
mòn do hoạt động của sóng biển trong các thời kỳ biển tiến làm tái vận chuyển

×