Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh doanh xăng dầu ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.77 KB, 30 trang )

Đề án môn học chuyên ngành
MỤC LỤC
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B
Đề án môn học chuyên ngành
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Lịch sử phát triển và vai trò của tỷ giá hối đoái gắn liền với qúa trình lớn mạnh
không ngừng của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Cũng giống như
vai trò của giá cả trong nền kinh tế thị trường, tỷ giá hối đoái có tác động quan trọng
tới những biến đổi của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế của mỗi quốc
gia nói riêng. Tỷ giá hối đoái là một phạm trù kinh tế tổng hợp có liên quan đến các
phạm trù kinh tế khác và đóng vai trị như là một công cụ có hiệu lực, có hiệu quả
trong việc tác động đến quan hệ kinh tế đối ngoại của mỗi nước, đồng thời là yếu tố
cực kỳ quan trọng đối với chính sách tiền tệ quốc gia. Trong điều kiện nền kinh tế
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng khi mà quá trình quốc tế hoá đã bao trùm
tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và trong cuộc sống. Các doanh nghiệp kinh
doanh xăng dầu cũng vậy đặc biệt với Việt Nam một đất nước phải nhập khẩu khối
lượng lớn xăng dầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt.Chính vì thế tỷ giá luôn đúng một
vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đầu mối Việt
Nam . Do đó em chọn đề tài đề án “Tác động của tỷ giá hối đoái đến hoạt động kinh
doanh xăng dầu ở Việt Nam” làm đề án môn học chuyên ngành QTKDTH.
Kết cầu của đề án gồm
Phần I : lý luận chung về tỷ giá hối đoái
Phần II : Tác động của TGHĐ đến hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam
Phần III : Các kiến nghị
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

1
Đề án môn học chuyên ngành
PHẦN I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI


Một điều hiển nhiên là, nếu tỷ giá hối đoái không biến động, mà luôn là một
giá trị cố định, thì chẳng ai cần phải bận tâm nghiên cứu. Hơn nữa, nếu tỷ giá không
thay đổi, thì các ngân hàng, các công ty và cá nhân không cần phải tốn kém nhiều
thời gian quý báu vào việc xử lý các giao dịch, quản trị rủi ro ngoại hối, các chính
phủ cũng chẳng cần phải quan tâm tới vấn đề này. Tiếc thay, tỷ giá hối đoái lại là
một trong nhưng nhân tố hay biến động nhất, và trong nhiều giai đoạn sự biến động
của nó rất lớn.
Trong phạm vi một bản đề án môn học, phần này chúng ta tập trung nghiên
cứu những vấn đề liên quan tới tỷ giá hối đoái như tỷ giá hối đoái là cái gì? Phân
loại, chức năng của tỷ giá hối đoái , Những nhân tố nào tác động đến sự thay đổi
của tỷ giá hối đói?
I. TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
1.Khái niệm.
Có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái:
Khái niệm 1: Các phương tiện thanh toán quốc tế được mua và bán trên thị
trường hối đoái bằng tiền tệ quốc gia của một nước theo một giá cả nhất định. Vì
vậy, giá cả của một đơn vị tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ nước kia
gọi là tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: Một người nhập khẩu ở nước Mỹ phải bỏ ra 160.000 USD để mua một
tờ séc có mệnh giá 100.000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh. Như vậy,
giá 1 GBP = 1,6 USD, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla Mỹ.
Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở một khía cạnh khác, đó là
quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó.
2. Các phương pháp yết tỷ giá
Đứng trên góc độ thị trường tiền tệ quốc gia thì có hai phương pháp yết giá:
yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

2
Đề án môn học chuyên ngành

a. Phương pháp trực tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị ngoại tệ bằng
bao nhiêu đơn vị tiền tệ trong nước.
Đối với phương pháp trực tiếp thì ngoại tệ là đồng tiền yết giá, tiền trong nước
là đồng tiền định giá.
Đa số các quốc gia trên thế giới áp dụng phương pháp trực tiếp.
Ví dụ: Tại Hà Nội niêm yết USD/VND = 20.890/95
Có nghĩa là: Tại Hà Nội ngân hàng mua 1 USD trả 20.890 VND
Và bán 1USD thu 20.895 VND.
b. Phương pháp gián tiếp: là phương pháp biểu thị một đơn vị tiền tệ trong
nước bằng bao nhiêu đơn vị tiền ngoại tệ.
Đối với phương pháp gián tiếp thì tiền trong nước là đồng tiền yết giá, còn
ngoại tệ là đồng tiền định giá .Anh, Hoa Kì và một số nước liên hiệp Anh thương sử
dụng phương pháp này
Ví dụ: Tại London niêm yết GBP/USD = 1,835/15
Có nghĩa là: Tại London ngân hàng mua 1 GBP trả 1,835 USD
và bán 1 GBP thu 1,815 USD
Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc gia, thì nước Anh và nước Mỹ
dựng cách yết giá gián tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối ở nước họ, các quốc gia còn
lại thì dựng cách yết giá trực tiếp để thể hiện giá cả ngoại hối.
Ví dụ: Tại Hà Nội, TGHĐ được công bố như sau:
USD/VND = 20.890/20.895
Với cách yết giá trực tiếp này trên thị trường Hà Nội, giá một ngoại tệ USD đã
thể hiện trực tiếp ra bên ngoài
Tỷ giá 1USD = 20.890 VND là tỷ giá ngân hàng mua USD vào. Tỷ giá 1 USD
= 20.895 VND là tỷ giá ngân hàng bán USD ra.
Nếu đứng ở góc độ thị trường tiền tệ quốc tế thì trên thế giới chỉ có hai tiền tệ
quốc gia (USD, GBP) và hai tiền tệ quốc tế (SDR, EUR) là dựng cách yết giá trực
tiếp, tiền tệ còn lại dựng cách yết giá gián tiếp.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B


3
Đề án môn học chuyên ngành
Ví dụ:
USD/VND SDR/VND
USD/JPY EUR/CHF
GBP/VND SDR/USD
Có nghĩa là giá của USD, GBP hay của SDR, EUR được thể hiện trực tiếp ra
bên ngoài, còn các tiền tệ khác như VND, CHF, JPY… chưa thể hiện trực tiếp ra
bên ngoài, mới thể hiện gián tiếp
Ví dụ: USD /VND = 20.890
Tức là giá 1 USD = 20.890 VND, còn giá 1 VND thì chưa thể hiện trực tiếp ra
bên ngoài, muốn tìm, chúng ta làm phép chia như sau:
1VND = 1USD/20.890 = 0,0000478USD
3. Chức năng của tỷ giá hối đoái
Chức năng so sánh sức mua: Thông qua TGHĐ ta có thể so sánh được giá
cả ở thị trường nội địa so với thị trường thế giới, từ đó thấy được mức chênh lệch về
năng suất lao động ở trong nước với thế giới bên ngoài, biết được đồng tiền quốc
gia này là bội số hay ước của số của đồng tiền quốc gia kia.
Qua chức năng so sánh sức mua của các tiền tệ, TGHĐ trở thành công cụ quan
trọng trong việc hoạch định các chính sách kinh tế đối ngoại, định hướng phát triển
các hoạt động ngoại thương, dịch vụ đối ngoại và các ngành kinh tế khác trong
nước.
Chức năng điều chỉnh xuất nhập khẩu và thu chi quốc tế: Thông qua việc ổn
định TGHĐ, Nhà nước sẽ có những tác động trực tiếp đến hoạt động xuất, nhập
khẩu theo hướng khuyến khích hoặc hạn chế, từ đó điều chỉnh quan hệ thu chi quốc
tế, cải thiện cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế.
Chức năng phân phối: Nhà nước có thể sử dụng TGHĐ như một công cụ để
điều tiết, phân phối lại thu nhập giữa các lĩnh vực hoạt động kinh tế đối ngoại.
Tóm lại, TGHĐ là một công cụ kinh tế hết sức quan trọng.Do đó, chính sách
tỷ giá đã trở thành một bộ phận cấu thành chính sách tiền tệ quốc gia

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

4
Đề án môn học chuyên ngành
4. Phân loại tỷ giá hối đoái
- Nếu dựa vào phương tiện chuyển hối:
+ Tỷ giá điện hối (T/T): Tức là tỷ giá mua bán ngoại tệ và các giấy tờ có giá
bằng ngoại tệ được chuyển bằng điện. Đây là loại tỷ giá thường được niêm yết tại
các ngân hàng và là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác
+ Tỷ giá thư hối (M/T): Tức là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư.
- Nếu dựa vào phương tiện thanh toán quốc tế:
+ Tỷ giá séc và hối phiếu trả tiền ngay: được mua bán theo một tỷ giá mà cơ
sở để xác định nó bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi một đơn vị ngoại tệ trong
toàn bộ trị giá của séc và hối phiếu phát sinh theo số ngày cần thiết của bưu điện để
chuyển séc từ nước này sang nước khác và theo số ngày kể từ lúc ngân hàng bán hối
phiếu đến lúc hối phiếu được trả tiền.
+ Tỷ giá hối phiếu có kì hạn: Bằng tỷ giá điện hối trừ đi số tiền lãi phát sinh từ
lúc ngân hàng bán hối phiếu đến lúc hối phiếu đó được trả tiền. Thời gian này
thường là bằng thời hạn trả tiền ghi trên hối phiếu cộng với thời gian chuyển tờ hối
phiếu đó từ ngân hàng bán hối phiếu đến ngân hàng đồng nghiệp của nó ở nước của
người có nghĩa vụ trả tiền hối phiếu.Thông thường lãi suất được tính theo lãi suất
của nước mà đồng tiền được ghi trên hối phiếu
Ví dụ: Tỷ giá điện hối ở New York đi Xingapo là 1USD =1,8 SGD và lãi suất
ở Cục dự trữ liên bang Hoa Kì là 2%/năm, thì giá của hối phiếu 1.000 USD có kì
hạn 90 ngày là:

Hay là: 1USD = 1,791SGD
- Nếu căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh mua bán ngoại hối của ngân hàng:
+ Tỷ giá mua: Là tỷ giá ngân hàng mua ngoại hối vào.
+ Tỷ giá bán: Là tỷ giá ngân hàng bán ngoại hối ra.

Tỷ giá mua bao giờ cũng thấp hơn tỷ giá bán và khoản chênh lệch đó là lợi
nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

5
Đề án môn học chuyên ngành
- Nếu căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại tệ:
+ Tỷ giá đóng cửa: Thông thường ngân hàng không công bố tất cả tỷ giá của
các hợp đồng đã kí kết trong một ngày mà chỉ công bố tỷ giá của hợp đồng kí cuối
cùng trong ngày đó, người ta gọi là tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng cửa được coi là chỉ
tiêu chủ yếu về tình hình biến động của tỷ giá trong ngày đó
+ Tỷ giá mở cửa: Là tỷ giá của chuyến giao dịch ngoại hối đầu tiên trong một
ngày.
- Nếu căn cứ vào hình thức ngoại hối:
+ Tỷ giá tiền mặt.
+ Tỷ giá chuyển khoản.
Tỷ giá chuyển khoản bao giờ cũng cao hơn tỷ giá tiền mặt
- Nếu căn cứ vào phương thức giao nhận ngoại hối:
+ Tỷ giá giao nhận ngay: Tức là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối thì được
nhận tiền ngay vào ngày hôm đó hay trong vòng hai ngày làm việc sau đó.
+ Tỷ giá giao nhận có kì hạn: Là tỷ giá áp dụng khi bán ngoại hối nhưng sau
một thời gian nhất định mới nhận được tiền.
- Nếu căn cứ vào chế độ quản lý ngoại hối:
+ Tỷ giá hối đoái chính thức: Do Nhà Nước qui định, áp dụng cho việc trao
đổi giữa chính phủ hoặc cơ quan Nhà Nước theo hiệp định hoặc nghị định thư.
+ Tỷ giá tự do: Hình thành theo quan hệ cung cầu trên thị trường.
+ Tỷ giá chợ đen: Gắn với nạn đầu cơ, tích trữ ngoại tệ để buôn lậu, Nhà Nước
không kiểm soát được.
Tóm lại, tỷ giá là một trong những công cụ quan trọng để điều tiết vĩ mô nền
kinh tế, điều tiết các hoạt động kinh tế đối ngoại của mỗi nước, vì vậy các nước đều

áp dụng chế độ nhiều tỷ giá chính thức để điều tiết nền kinh tế.
Mục đích thi hành chế độ nhiều tỷ giá trước hết là để điều chỉnh cán cân ngoại
thương, do đó điều chỉnh cán cân thanh toán quốc tế và tỷ giá hối đoái, đồng thời
còn có tác dụng như là một loại thuế nhập khẩu đặc biệt hoặc làm tiền thưởng xuất
khẩu, làm công cụ phục vụ chính sách bảo hộ mậu dịch và trong những trường hợp
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

6
Đề án môn học chuyên ngành
nào đó, làm tăng thu cho ngân sách nhà nước qua thu thuế bán ngoại hối.
Chế độ nhiều tỷ giá, dự hình thức muôn hình, muôn vẻ nhưng nhìn chung có
những đặc điểm sau đây:
- Áp dụng TGHĐ cao đối với những hàng hoá xuất khẩu nào đó cần phải bán
phá giá hàng hoá và áp dụng tỷ giá thấp đối với những hàng hoá không khuyến
khích xuất khẩu.
- Áp dụng TGHĐ cao đối với những hàng hoá cần phải hạn chế nhập khẩu,
còn đối với hàng hoá cần khuyến khích nhập khẩu thì áp dụng TGHĐ thấp.
- Áp dụng TGHĐ ưu đãi đối với khách du lịch, kiều hối và các tư nhân gửi
tiền vào trong nước.
- Cần đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào khu vực thị trường nào thì áp dụng
TGHĐ cao.
5. Các nhân tố ảnh hưởng đến TGHĐ
Sự hình thành TGHĐ là quá trình tác động của nhiều yếu tố chủ quan và
khách quan Nhưng nhìn chung có ba yếu tố chính tác động đến tỷ giá. Đó là mối
quan hệ cung cầu về ngoại tệ độ lệch về lãi suất và lạm phát giữa các nước
5.1 Cung và cầu ngoại hối trên thị trường là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp và
nhạy bén đến sự biến động của tỷ giá hối đoái
Các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối có thể
bao gồm:
- Tình hình dư thừa hay thiếu hụt của cán cân thanh toán quốc tế. Nếu cán cân

thanh toán quốc tế dư thừa thì có thể dẫn đến khả năng cung ngoại hối lớn hơn cầu
ngoại hối. Ngược lại, thì cầu ngoại hối sẽ lớn hơn cung ngoại hối
- Khi nền kinh tế có mức tăng trưởng ổn định nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ
nhập khẩu sẽ tăng do đó nhu cầu về ngoại tệ cho thanh toán hàng nhập khẩu tăng
lên. Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thoái thì các hoạt động sản
xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu bị đình trệ làm cho nguồn cung ngoại tệ giảm
đi.Trong khi nhu cầu nhập khẩu chưa kịp thời được điều chỉnh trong ngắn hạn việc
giảm cung ngoại tệ sẽ đẩy tỷ giá lên cao
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

7
Đề án môn học chuyên ngành
- Những nhu cầu ngoại hối bất thường tăng lên do thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất
mùa, chiến tranh cũng như do nạn buôn lậu gây ra.
5.2 Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước cũng ảnh hưởng đến sự biến
động của tỷ giá
Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước
khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do
đú sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, TGHĐ sẽ giảm xuống
5.3 Mức chênh lệch lạm phát của hai nước cũng ảnh hưởng đến sự biến
động của tỷ giá
Giả sử trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh, năng suất lao động của hai nước
tương đương như nhau, cơ chế quản lý ngoại hối tự do, khi đó tỷ giá biến động phụ
thuộc vào mức chênh lệch lạm phát của hai đồng tiền.Nước nào có mức độ lạm phát
lớn hơn thì đồng tiền của nước đó bị mất giá so với đồng tiền nước còn lại.
Chênh lệch lạm phát dựa vào thuyết ngang giá sức mua của đồng tiền PPP .
Theo thuyết này, mức giá của một nước tăng lên tương đối so với mức tăng giá của
nước khác trong dài hạn sẽ làm cho đồng tiền của nước đó giảm giá và ngược
lại.Như vậy, yếu tố chênh lệch lạm phát chỉ có ảnh hưởng đến biến động của tỷ giá
trong dài hạn.Việc nghiên cứu yếu tố này để làm cơ sở dự đoán biến động của tỷ giá

trong ngắn hạn sẽ đem lại kết quả không đáng tin cậy.
5.4 Những nhân tố khác ảnh hưởng đến tỷ giá
Ngoài những yếu tố nêu trên TGHĐ còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác,
chẳng hạn như yếu tố tâm lý, chính sách của chính phủ, uy tín của đồng tiền…
Nhân tố quan trọng tác động đến tỷ giá hối đoái đó là tâm lý số đông.Người
dân, các nhà đầu cơ, các ngân hàng và các tổ chức kinh doanh ngoại tệ là các tác
nhân trực tiếp giao dịch trên thị trường ngoại hối.Hoạt động mua bán của họ tạo nên
cung cầu ngoại tệ trên thị trường.Các hoạt động đó lại bị chi phối bởi yếu tố tâm lý,
các tin đồn cũng như các kỳ vọng vào tương lai. Điều này giải thích tại sao, giá
ngoại tệ hiện tại lại phản ánh các kỳ vọng của dân chúng trong tương lai.Nếu mọi
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

8
Đề án môn học chuyên ngành
ngưòi kỳ vọng rằng tỷ giá hối đoái sẽ tăng trong tương lai, mọi người đổ xô đi mua
ngoại tệ thì tỷ giá sẽ tăng ngay trong hiện tại; Mặt khác, giá ngoại tệ rất nhậy cảm
với thông tin cũng như các chính sách của chính phủ.Nếu có tin đồn rằng Chính phủ
sẽ hỗ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu để giảm thâm hụt thương mại, mọi người sẽ
đồng loạt bán ngoại tệ và tỷ giá hối đoái sẽ giảm nhanh chóng.
Nhìn chung, TGHĐ biến động tăng hoặc giảm là do tác động của nhiều yếu tố
khác nhau. Do đó, để có một mức tỷ giá phù hợp cho từng thời kỳ, chúng ta cần
phải xác định được các yếu tố chủ quan, khách quan; trực tiếp và gián tiếp tác động
lên tỷ giá. Trên cơ sở đó, mà đưa ra những quyết định chính sách đúng đắn trong
việc điều hành tỷ giá nhằm đạt các mục tiêu kinh tế cụ thể
TGHĐ chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nhưng đồng thời nó cũng tác
động tới nhiều mặt khác nhau của nền kinh tế trong đó quan trọng nhất là tới hoạt
động xuất nhập khẩu và đầu tư, tín dụng quốc tế
Sự biến động của TGHĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động ngoại thương
thông qua kênh giá cả.Dựa trên TGHĐ, chúng ta có thể tính được giá xuất nhập
khẩu của một loại hàng hoá của một nước theo tiền tệ của một nước khác. Vì vậy, tỷ

giá thay đổi kéo theo sự thay đổi của giá cả hàng hoá xuất nhập khẩu. Chẳng hạn
khi TGHĐ tăng, đồng nội tệ mất giá.Sự biến động này có lợi cho hoạt động xuất
khẩu vì giá xuất khẩu của hàng hoá và dịch vụ của nước đó sẽ giảm đi tương đối
trờn thị trường nước ngoài, với điều kiện giá cả hàng hoá và dịch cụ đó giữ ở mức
ổn định trân thị trường nội địa. Do đó, sẽ góp phần làm tăng khả năng cạnh tranh
của hàng hoá, dịch vụ của nước đó.Khi TGHĐ tăng, giá cả hàng nhập khẩu sẽ đắt
lên tương đối trờn thị trường nội địa với điều kiện giá nhập khẩu ổn định. Chính vì
vậy mà một số nước sử dụng chinh sách phá giá đồng nội tệ để hạn chế nhập khẩu
Ngoài ra, TGHĐ tăng hay giảm còn có ảnh hường không nhỏ tới dòng vốn
ngoại tệ lưu chuyển giữa các nước tức tới hoạt động đầu tư và tín dụng quốc tế.Tuy
nhiên, mức độ ảnh hưởng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

9
Đề án môn học chuyên ngành
PHẦN II
THỰC TRẠNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI TỚI HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM
I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU VIỆT NAM
1. Giai đoạn trước năm 2000
Giai đoạn này kéo dài trên 10 năm, với sự gia tăng của các đầu mối nhập khẩu
từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham
gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa.
Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi không còn nguồn xăng dầu cung cấp
theo Hiệp định với Liên xô (cũ), Nhà nước chuyển từ quy định "giá cứng" sang áp
dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập khẩu từ lượng
ngoại tệ do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua của các doanh nghiệp xuất khẩu
qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu cho doanh nghiệp có ngoại
tệ thu được từ xuất khẩu. Vào giai đoạn này, nguồn ngoại tệ từ dầu thụ do Nhà nước
bảo đảm chỉ chiếm dưới 40% tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu. Doanh

nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán +/- 10% so với giá chuẩn để bảo
đảm hoạt động kinh doanh
Từ năm 1993, để thống nhất quản lý giá bán, Nhà nước ban hành quy định giá
tối đa; doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi giá tối đa.
Nhà nước xác định mức độ chịu đựng của nền kinh tế để xác định giá tối đa; việc
điều chỉnh giá tối đa ở giai đoạn này chỉ diễn ra khi tất cả các công cụ điều tiết đã
sử dụng hết
Công cụ thuế nhập khẩu được sử dụng như một van điều tiết để giữ mặt bằng
giá tối đa, không tạo ra siêu lợi nhuận và doanh nghiệp cũng không phát sinh lỗ sau
một chu kỳ kinh doanh.
Phụ thu là một công cụ bổ sung cho thuế nhập khẩu khi mức thuế nhập khẩu
đã được điều chỉnh tăng hết khung, được đưa vào Quỹ Bình ổn giá do Nhà nước
quản lý.
Lệ phí giao thông thu từ năm 1994 cũng được hình thành từ nguyên tắc tận thu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

10
Đề án môn học chuyên ngành
cho ngân sách Nhà nước khi điều kiện cho phép, là khoản thu cố định và sau này
đổi tên là phí xăng dầu.
Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là: nhờ quy định của Nhà nước về giá
chuẩn, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc
nguồn ngoại tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho
họ thông qua tỷ giá phù hợp nên đã huy động được số ngoại tệ nhập khẩu gần 60%
nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế sau khi không còn nguồn xăng dầu theo Hiệp
định.
Chính chủ trương không áp dụng cơ chế bù giá cho các đối tượng sử dụng
xăng dầu thông qua doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là điều kiện quyết định để
Việt Nam có thể tự cân đối được ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu ngay cả khi nguồn
ngoại tệ tập trung của Nhà nước từ dầu thụ mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50% so

với tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lúc đó.
Giai đoạn này cũng là thời kỳ giá xăng dầu thế giới ở mức đáy (dầu thụ chỉ ở
mức trên 10 usd/thăng), tương đối ổn định nên với cơ chế giá tối đa, Nhà nước đã
đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là (1)/ Cân đối cung - cầu được đảm bảo vững chắc;
(2)/ Các hộ sản xuất và người tiêu dùng lẻ được hưởng mức giá tương đối ổn định;
biến động giá tuy chỉ theo xu hướng tăng song mức tăng đều, không gây khó khăn
nhiều cho sản xuất và tiêu dùng khi chủ động hoạch định được ngân sách cho tiêu
thụ xăng dầu hàng năm; (3)/ Ngân sách Nhà nước tăng thu thông qua việc tận thu
thuế nhập khẩu, phụ thu, phí xăng dầu; (3)/ Doanh nghiệp có tích luỹ để đầu tư phát
triển, định hình hệ thống cơ sở vật chất, từ cầu cảng, kho đầu mối, kho trung
chuyển, phương tiện vận tải đến mạng lưới bán lẻ.
Mặc dự vậy, cơ chế quản lý - điều hành trong giai đoạn này cũng đã bộc lộ
khá rõ những nhược điểm mà nổi bật là tương quan giá bán giữa các mặt hàng
không hợp lý dẫn đến tiêu dùng lãng phí, nhà đầu tư không có đủ thông tin để tính
toán đúng hiệu quả đầu tư nên chỉ cần thay đổi cơ chế điều hành giá sẽ làm ảnh
hưởng rất lớn sử dụng nhiên liệu, nhiều nhà sản xuất thậm chí đã phải thay đổi công
nghệ do thay đổi nhiên liệu đốt (thay thế madut, dầu hoả bằng than, trấu, gas); gian
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

11
Đề án môn học chuyên ngành
lận thương mại xuất hiện do định giá thấp đối với mặt hàng chính sách (dầu hoả);
Nhà nước giữ giá ổn định trong một thời gian quá dài thoát ly giá thế giới tạo sức ỳ
và tâm lý phản ứng của người sử dụng về thay đổi giá mà không cần xét đến nguyên
nhân và sự cần thiết phải điều chỉnh tăng giá.
Ở cuối của giai đoạn này giá thế giới- nguồn-thị trường đã có dấu hiệu biến
động mạnh, ở mức cao hơn; các cân đối cung cầu và ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng
kinh tế và lạm phát…đều có nguy cơ bị phá vỡ khi tình trạng đó kéo dài; trong khi
chưa tìm được cơ chế điều hành thích hợp, vì mục tiêu ổn định để phát triển kinh tế
xã hội, Nhà nước đã sử dụng biện pháp bình ổn giá, khởi đầu cho giai đoạn bù giá

cho người tiêu dùng qua doanh nghiệp nhập khẩu trong gần 10 năm tiếp theo.
2. Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm
dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008)
Về cơ bản, nội dung và phương thức quản lý điều hành hoạt động kinh doanh
xăng dầu vẫn chưa có sự thay đổi so với giai đoạn trước đó
Trong khi đó, từ đầu những năm 2000, biến động giá xăng dầu thế giới đã có
những thay đổi căn bản; mặt bằng giá mới hình thành và liên tiếp bị phá vỡ để xác
lập mặt bằng mới trong các năm tiếp theo. Do tiếp tục chính sách bù giá cho người
tiêu dùng thông qua doanh nghiệp nhập khẩu khi cố gắng giữ mức giá nội địa ở
mức thấp nên số tiền ngân sách bù giá ngày càng gia tăng, từ 1000 tỷ (năm 2000)
lên đến 22 nghìn tỷ đồng năm 2008; loại trừ yếu tố trượt giá thì đây cũng là một tốc
tộ tăng quá cao; chưa có đánh giá nào đề cập đến khía cạnh này song xét đơn thuần
trên số liệu, nếu đầu tư hàng ngàn tỷ đồng này cho các dự án phát triển cơ sở hạ
tầng kinh doanh xăng dầu, đã có thể tạo lập một hệ thống kinh doanh xăng dầu đủ
lớn và hiện đại, có khả năng cạnh tranh khi mở cửa thị trường xăng dầu trong tương
lai gần.
Cũng trong giai đoạn này, sau khi nổ ra cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần thứ 2;
giá xăng dầu đã dịu lại song cũng đã hình thành một mặt bằng mới; trước nguy cơ
không thể cân đối ngân sách cho bù giá xăng dầu, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Quyết định số 187/2003/QĐ-TTg ngày 15/9/2003 về kinh doanh xăng dầu.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

12
Đề án môn học chuyên ngành
Cho đến thời điểm này, sự đổi mới cơ chế quản lý, chủ yếu là quản lý giá theo
Quyết định 187 vẫn được coi là mạnh mẽ nhất với các tư tưởng cơ bản bao gồm:
- Nhà nước xác định giá định hướng; doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh tăng
giá bán trong phạm vi + 10% (đối với xăng) và + 5% (đối với các mặt hàng dầu).
- Hình thành 2 vùng giá bán; giá bán tại vùng xa cảng nhập khẩu, doanh
nghiệp được phép cộng tới vào giá bán một phần chi phí vận tải nhưng tối đa không

vượt quá 2% so với giá bán ở vùng gần cảng nhập khẩu.
- Chỉ thay đổi giá định hướng khi các yếu tố cấu thành giá thay đổi lớn, Nhà
nước không còn công cụ điều tiết, bảo đảm các lợi ích của người tiêu dùng - Nhà
nước và doanh nghiệp.
Tuy nhiên, vì những lý do khách quan, sự đột phá cơ chế điều hành giá trong
QĐ 187 chưa được triển khai trên thực tế; cho đến hiện nay, Nhà nước tiếp tục điều
hành và can thiệp trực tiếp vào giá bán xăng dầu, kể cả chiều tăng và giảm.
Trong giai đoạn này, mặc dự chưa vận hành điều khoản về giá xong sự ra đời
của QĐ 187 năm 2003 và NĐ 55 năm 2007 đã tạo ra một hệ thống phân phối rộng
khắp với gần 10.000 cửa hàng xăng dầu trên cả nước, góp phần ổn định, lành mạnh
hóa thị trường trước đây khá lộn xộn khi thiết lập quan hệ giữa người nhập khẩu và
các đại lý, tổng đại lý khi gắn trách nhiệm, quyền lợi của doanh nghiệp đầu mối với
các đại lý, tổng đại lý cũng như giúp cơ quan quản lý chức năng, người tiêu dùng
cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đại lý, tổng đại lý trong
việc chấp hành quy định kinh doanh xăng dầu.
Đánh giá chung cho giai đoạn này, có thể thấy quyết tâm rất cao để đổi mới cơ
chế quản lý kinh doanh xăng dầu thể hiện qua 2 văn bản pháp quy là QĐ 187 và NĐ
55 song cho đến hiện nay, văn bản đã không đi vào thực tế kinh doanh (trừ hệ thống
phân phối được thiết lập nhưng việc kiểm soát tính tuân thủ hầu như chưa thực hiện
được). Yếu tố ổn định giá vẫn được đặt lên hàng đầu và chính nó đã làm cho các cơ
quan quản lý Nhà nước lúng lúng khi phải điều hành đạt các mục tiêu dường như
mâu thuẫn nhau ở cùng một thời điểm
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

13
Đề án môn học chuyên ngành
Việc áp dụng một biện pháp duy nhất (biện pháp bù giá), làm cho giá nội địa
thoát ly giá thế giới trong một chu kỳ quá dài với bối cảnh giá xăng dầu thế giới đã
nhiều lần hình thành mặt bằng giá mới cao hơn; ngoài yếu tố cung cầu thì yếu tố địa
chính trị cũng ảnh hưởng lớn đến biến động giá; biên độ dao động giá quá mạnh sau

mỗi ngày… đã làm cân đối ngân sách bị phá vỡ, doanh nghiệp bị kiệt quệ nguồn lực
cho phát triển; việc kìm giá và điều chỉnh sốc tác động tiêu cực đến nền kinh tế,
chưa kể hiện tượng đầu cơ chờ tăng giá làm méo mó nhu cầu, chuyển khá nhiều
nguồn lực cho đại lý; phần lớn người tiêu dùng không được thông tin đầy đủ về cơ
chế điều hành và lợi ích mà Nhà nước đem lại cho nhân dân nên thường xuyên có
phản ứng tiêu cực sau mỗi lần điều chỉnh giỏ (kể cả tăng và giảm), từ đó chưa tạo
được sự đồng thuận trong xã hội; thẩm lậu xăng dầu qua biên giới ngày càng phức
tạp, khó kiểm soát; Nhà nước thất thu ngân sách kể cả lúc giá thấp hơn và cao hơn
nước lân cận do thẩm lậu xăng dầu qua biên giới.
Hệ quả rất xấu của cơ chế bù giá xăng dầu kéo dài (mà người tiêu dựng vẫn
hiểu là bù lỗ cho doanh nghiệp đầu mối) là việc khó chấp nhận điều chỉnh tăng giá,
kể cả mức rất thấp và phản ứng mạnh trước thông tin doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu không có hiệu quả mà luôn được Nhà nước bù lỗ.
Cũng cần khẳng định rằng, chỉ khi Nhà nước bảo đảm đủ cân đối ngoại tệ cho
nhập khẩu xăng dầu thì mới có thể áp dụng biện pháp bù giá. Đây chính là điểm
khác biệt so với giai đoạn trước, khi mà nguồn ngoại tệ từ dầu thụ và các nguồn dự
trữ tập trung khác của Nhà nước đã đủ lớn
3. Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay
Có thể nói, giai đoạn này tuy ngắn nhưng đã bộc lộ nhiều nhất những bất cập
của cơ chế điều hành giá và thuế xăng dầu.Việc tiếp tục can thiệp giá và áp dụng
một cơ chế điều hành trong điều kiện giá xăng dầu thế giới biến động rất nhanh
chóng theo hai xu hướng ngược nhau đã dẫn đến một nghịch lý là: trong thời kỳ giá
thế giới đã giảm sâu, Nhà nước vẫn phải bỏ một số tiền bù giá tương đương, thậm
chí cao hơn so với giai đoạn giá thế giới tăng đỉnh điểm; phân khúc số tiền bù giá
cho từng giai đoạn trong năm 2008 có thể thấy rõ nhận định này (khoảng 12 ngàn tỷ
/11 ngàn tỷ).
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

14
Đề án môn học chuyên ngành

Khái quát lại, từ khi công bố chấm dứt bù giá đến nay, doanh nghiệp vẫn
không có thực quyền về xác định giá bán như các văn bản quy định; Nhà nước
không có biện pháp kiểm soát các doanh nghiệp kết cấu giá bán xăng để hình thành
nguồn trả nợ ngân sách, tạo ra sự mấp mô về giá bán, doanh nghiệp không bình
đẳng trong cạnh tranh; các văn bản mới tiếp tục ra đời song cũng không đi vào thực
tế (barem thuế nhập khẩu, quỹ bình ổn giá); cơ chế đăng ký giá kéo dài mang nặng
tính xin cho (phê duyệt), các cơ quan truyền thông khai thác và đưa ra thông tin về
tăng giảm giá rất sớm, không những không có tính định hướng dư luận mà tạo ra áp
lực nặng nề cho cả doanh nghiệp và cơ quan quản lý, nguồn lực từ doanh nghiệp
đầu mối chuyển qua đại lý rất khó kiểm soát sự minh bạch và đúng đắn của các nhu
cầu ở trước thời điểm tăng giá. Trầm trọng hơn là xã hội không thừa nhận hoạt động
kinh doanh xăng dầu là phải có lãi (dự rất thấp) như tất cả các hoạt động kinh doanh
khác, trong khi dễ dàng chấp nhận thông tin về hoạt động ngân hàng có thể lãi hàng
ngàn tỷ đồng trong 6 tháng 2009.
II. TÁC ĐỘNG CỦA TGHĐ ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG
DẦU Ở VIỆT NAM
1. Tác động lên nhập khẩu
Tỷ giá tăng được coi là đòn giáng chí tử tới các nhà sản xuất phụ thuộc nhập
khẩu. Với mức nhập khẩu lên đến 84 tỉ USD trên GDP 102 tỉ USD năm 2010, trong
đó chỉ 10% là hàng tiêu dùng, 20% là trang thiết bị, máy móc, còn lại khoảng 70%
là đầu vào cho hoạt động kinh tế như xăng dầu, sắt thép, bông sợi , nền kinh tế
nước ta quá phụ thuộc vào nhập khẩu và việc điều chỉnh tỉ giá mạnh như lần này sẽ
dẫn đến tăng giá đáng kể các mặt hàng nhập khẩu thiết yếu kể trên và qua đó tác
động tới giá thành sản phẩm và giá mua của người tiêu dùng.
Đối với mặt hàng xăng dầu tại Việt Nam là một nước có trữ lượng dầu thô
tương đối lớn tuy nhiên chúng ta không thể trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm sử
dụng cấp thiết hàng ngày như xăng A95, xăng A92, dầu DO… để cho thị trường
trong nước do trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam còn hạn chế chưa thể xây
dựng được các nhà máy Lọc dầu công nghệ cao để tinh chế ra các sản phẩm xăng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B


15
Đề án môn học chuyên ngành
dầu. Gần đây nhà máy lọc dầu Dung Quất được hoàn thành tuy nhiên cũng chỉ đáp
ứng được gần 30% thị trường Việt Nam nên xăng dầu tiâu thụ hàng ngày của Việt
Nam chủ yếu từ nhập khẩu
Khi tỷ giá VNĐ/USD tăng nên nghĩa là để mua được 1USD thì chúng ta phải
bỏ nhiều VNĐ hơn việc này đồng nghĩa với việc để cùng mua một mặt hàng nhập
chúng ta phải bỏ nhiều tiền hơn so với các khi tỷ giá VNĐ/USD tăng. Mặt hàng
xăng dầu cung như vậy để nhập khẩu xăng dầu thì tỷ giá VNĐ/USD luôn là vấn đề
thường trực với các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở việt nam.Do vậy để đảm
bảo kế hoạch kinh doanh thì các doanh nghiệp này phải có kế hoạch dự trữ USD
hoặc mua USD để nhập khẩu xăng dầu. Trong trường hợp tỷ giá có xu hướng biến
động tăng, việc mua USD của các ngân hàng trở nên khó khăn hơn doanh nghiệp
phải chấp nhận vay USD của ngân hàng và khi đến hạn thanh toán thi phải trả hết
hoăc phải mua USD bên ngoài chợ đen và chấp nhận tốn kém hơn. Do đó các DN
xăng dầu phải chịu tác động của 2 loại chênh lệch tỷ giá. Loại thứ nhất, theo hình
thức thanh toán bình thường, khi lô hàng xăng dầu về cảng, khoảng 30 ngày sau,
DN mới thanh toán cho đối tác nước ngoài. Loại phát sinh chênh lệch tỷ giá thứ hai
là khi đến hạn thanh toán ngoại tệ cho đối tác nước ngoài, các ngân hàng không bán
ngoại tệ mà bắt DN xăng dầu phải vay ngoại tệ.Giờ đến hạn phải trả ngoại tệ cho
ngân hàng thì nghiễm nhiên, DN buộc phải chịu thiệt hại lớn với khoảng chênh tỷ
giá tăng tới 1.200-1.400 đồng/USD so với trước nên một số doanh nghiệp đang phải
nợ một khoản ngoại tệ vô cùng lớn đối với cả ngân hàng trong nước và đối tác nước
ngoài, ước giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. Giờ, vì tỷ giá tăng, họ sẽ phải mất
thêm cả nghìn tỷ đồng, một khoản phát sinh chi phí kinh doanh khổng lồ
Mặt khác giỏ cuối cùng của các mặt hàng xăng dầu bán ra thị trường được cấu
thành từ rất nhiều yếu tố như: tỷ giá, giá CIF (là giá của bên bán hàng đã bao gồm
giá thành của sản phẩm, cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm) cảng Việt Nam,
thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, phí xăng dầu,định mức

chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức, mức trích Quỹ bình ổn giá. Theo phương
pháp tính giá cơ sở căn cứ để đưa ra giá bán ra thị trường thì giá đầu vào CIF được
quy đổi ra VNĐ là giá gốc để tính các chi phí tiếp theo dưới đây là bản tính giá cơ
sở hằng ngày của Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

16
Đề án môn học chuyên ngành
STT Kết cấu giá cơ sở Đơn vị tính Mặt hàng
Xăng
RON92
Điêzen
0.05S
Dầu
hoả
Madút
3,5S
1
Giá thế giới để
tính giá cơ sở
USD/thăng; đối
với madút:
USD/tấn
89,16 95,34 96,06 486,32
2 Tỷ giá VND/USD 19500
3
Giá CIF cảng
Việt Nam
Đồng/lớt, kg 11.242 11.975 12.148 9.971
4

Các khoản
thuế, phí
theo quy
định của
Pháp luật
Thuế Nhập khẩu % 17 10 15 12
5
Thuế Tiêu thụ
đặc biệt
% 10 0 0 0
6
Thuế Giá trị gia
tăng (VAT)
% 10 10 10 10
7 Phí xăng dầu Đồng/lớt, kg 1000 500 300 300
8
Các khoản
do Bộ Tài
Chính quy
định
Định mức chi
phí kinh doanh
Đồng/lớt, kg 600 600 600 400
9
Lợi nhuận định
mức
Đồng/lớt, kg 300 300 300 300
10
Mức trích Quỹ
Bình ổn giá

Đồng/lớt, kg 300 300 300 300
11 Giá cơ sở Đồng/lớt, kg 18.132 16.271 16.929 13.646
12
Giá bán hiện
hành
Đồng/lớt, kg 16.400 14.750 15.100 12.690
13
So sánh (Giá cơ
sở/giá bán hiện
hành)
% 110.60%
110.30
%
112.10
%
107.50
%
(*)
Thông tin
tham khảo
Giá thế giới
ngày 12/11/2010
USD/thăng; đối
với madút:
USD/tấn
91,73 100,08 99,93 507,41
Nguồn: Tổng công ty xăng dầu Việt Nam
Qua bài bảng tính giá cơ sở ta có thể thấy khi tỷ giá VNĐ/USD tăng lên đã
làm cho giá cơ sở tăng lên rất nhiều như ngày 12/11/2010 đã là trên 10% đối với
mặt hàng xăng, dầu và trên 7% với mặt hàng dầu hỏa.Như vậy chỉ riêng tỷ giá đã

khiến cho giá cơ sở của các mặt hàng xăng dầu tăng lên đáng kể chiếm tới trên 30%
phần chênh lệch giá tăng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

17
Đề án môn học chuyên ngành
Dưới đây là bảng diễn biến giá xăng dầu thế giới Bình quân 30 ngày từ ngày
12/7/2011 đến ngày 10/8/2011
Nguồn: DDDN/MOF
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

Ngày giao dịch
Xăng Ron
92
Diezen 0,05%S Dầu hỏa madut
(1) Bình quân 30 ngày trước đó từ ngày
10/6/2011 đến 11/7/2011
118.76 127,01 126,15 655,7
(2) Bình quân 30 ngày gần đây từ
12/7/2011 đến 10/8/2011
122,45 129,80 129,25 671,50
12/7/2011 122,84 129,33 128,3 658,41
13/7/2011 124,9 131,35 130,26 670,42
14/7/2011 123,72 131,51 130,44 673,25
15/7/2011 122,32 129,71 128,82 666,26
16/7/2011 Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
17/7/2011 Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
18/7/2011 122,74 130,85 130,22 675,41
19/7/2011 122,86 130,99 130,46 675,48
20/7/2011 123,63 132,22 131,76 679,53

21/7/2011 123,8 121,52 130,98 676,41
22/7/2011 124,87 131,68 131,32 679,98
23/7/2011
Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
24/7/2011 Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
25/7/2011 124,28 131,68 131,47 684,86
26/7/2011 125,3 131,75 131,64 687,2
27/7/2011 125,43 131,39 131,43 686,82
28/7/2011 125,47 131,39 131,39 685,29
29/7/2011 123,88 130,39 130,64 678,52
30/7/2011 Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
31/7/2011 Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
1/8/2011 126,57 134,13 133,98 689,52
2/8/2011 123,85 130,62 130,07 684,01
3/8/2011 122,34 130,46 129,68 679,08
4/8/2011 120,26 128,64 127,78 667,66
5/8/2011 131.69 122,67 121,67 636,94
6/8/2011 Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
7/8/2011 Nghỉ Nghỉ Nghỉ Nghỉ
8/8/2011 114,98 122,67 121,62 639,98
9/8/2011 Nghỉ lễ Nghỉ lễ Nghỉ lễ Nghỉ lễ
10/8/2011 113,43 120,88 120,26 626,46
(3) so sánh (2) / (1) % 3,10 2,20 2,46 2,41
18
Đề án môn học chuyên ngành
Do tác động của diễn biến giá xăng dầu thế giới tăng cộng với việc tỷ giá
VND/USD tăng nên Giỏ cơ sở của mặt hàng xăng dầu hiện đang cao hơn giá bán
hiện hành từ 342 – 530 đồng/ lớt, kg.
2. Tác động lên giá bán nội địa
Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng nguyên nhân chính là do giá

dầu thô thế giới tăng do sự phục hồi tích cực của nền kinh tế đặc biệt là các nền
kinh tế lớn như Mỹ, Đức, Trung Quốc khiến cho nhu cầu về dầu mỏ phục vụ sản
xuất tăng lên cộng với đó thì tổ chức các nước dầu mỏ OPEC đã thống nhất giữ
nguyên mức sản lượng như hiện nay đã làm giá dầu tăng. Tuy nhiên xét trên khía
cạnh ở nền kinh tế Việt Nam thì tỷ giá tăng hay nói cách khác tức là VNĐ mất giá
đã làm cho hàng hóa nhập khẩu đắt lên tương đối. nhìn vào bảng tính giá cơ sở để
làm căn cứ để đưa ra giá bán thì ta thầy ngay được ràng khi tỷ giá tăng lên thì đồng
nghĩa với việc giá CIF cảng Việt Nam cũng tăng lân, mà giá CIF cảng Việt Nam lại
là giá gốc ban đầu để tính các loại thuế, chi phí, nên tỷ giá tăng thì đã làm cho giá
bán xăng dầu tăng lên.
Cụ thể đi vào từng mặt hàng thì ta có thể thấy được đối với mặt hàng xăng
A95 KC và xăng A92 KC thì giá đã tăng trên 11% kể từ đầu năm 2009 đến nay tăng
cao hơn cả tăng trưởng GDP của Việt Nam. Thực tế đến thời điểm ngày 12/11/2010
thì giá cơ sở đã cao hơn giá bán hiện hành là gần 1800đ/ lít tương ứng trên 10% nếu
trừ đi 500đ/lít trợ giá từ Quỹ bình ổn thì Tổng công ty xăng dầu Việt Nam đang lỗ
trên 1300đ/lít như vậy mỗi ngày các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu Việt Nam
lỗ hàng chục tỷ đồng, đó là chưa kể đến tiền hỗ trợ từ Quỹ bình ổn chỉ là trên danh
nghĩa chứ không có thực tế. Giải thích cho việc thua lỗ nặng này thì 1 phần là do
giá dầu thô cao tuy nhiên cũng là do tỷ giá VNĐ/ USD đã tăng cao đỉnh điểm khi
mà tỷ giá VNĐ/ USD ngoài thị trường tự do đã lên trên 21.000 VNĐ/ USD. Đồng
thời đối với các mặt hàng khác như dầu DO 0,05S và dầu DO 0,025S và dầu hỏa
cũng như vậy tỷ giá tăng cao kết hợp với giá dầu thế giới tăng cao khiến cho giá cơ
sở tăng cao. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh xăng dầu
của các doanh nghiệp do khó khăn từ việc thu mua USD do khan hiếm đồng thời do
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

19
Đề án môn học chuyên ngành
tỷ giá VNĐ/ USD tăng cao.
Hầu hết doanh nghiệp nhập khẩu, kinh doanh xăng dầu đều cho rằng việc tỷ

giá tăng như giọt nước tràn ly làm cho sức ép tăng giá xăng dầu ngày càng nặng nề.
Trong bối cảnh giá xăng bán ra hiện lỗ nhiều tháng nay, cộng với việc tỷ giá USD
liên ngân hàng tăng mạnh, các doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu hiện khá bức xúc.
Theo tính toán của Petrolimex với số liệu chốt trong ngày 14/2/2011, với mặt
hàng xăng Ron 92, giá thế giới để tính giá cơ sở là 105,37 USD một thăng (= 159
lớt), thuế nhập khẩu hiện hành 0%, thuế tiêu thụ đặc biệt và giá trị gia tăng đều
10%, phí xăng dầu 1.000 đồng một lớt, định mức chi phí kinh doanh 600 đồng mỗi
lít, lợi nhuận định mức 300 đồng và mức trích quỹ bình ổn là 300 đồng mỗi lít.Với
tỷ giá USD được tính theo tỷ giá của ngân hàng thương mại Nhà nước, thì giá xăng
cơ sở phải ở mức 19.117 đồng một lớt, trong khi giá bán xăng A92 hiện hành của
Petrolimex chỉ ở mức 16.400 đồng. Như vậy, mức lỗ đã lên tới hơn 2.700 đồng một
lít xăng, tương đương 17%.
Theo Công ty Xăng dầu Quân đội cho hay , với việc tăng mạnh tỷ giá lên
1.400 một USD của Ngân hàng Nhà nước, mỗi lít xăng bán ra của đơn vị này hiện
lỗ khoảng 2.900 đồng. Với mặt hàng dầu Diesel, dầu hỏa, Mazut mức lỗ còn cao
hơn, như dầu Diesel lỗ khoảng hơn 3.500 đồng một kg. Như vậy, nếu giá xăng dầu
được phép tăng thì phải tăng ít nhất 2.900 đồng thì mới đủ bù lỗ ở hiện tại. Đấy là
chưa nói đến mức lỗ mà các doanh nghiệp phải “gánh” từ nhiều tháng nay do giá
thế giới lên cao trong khi giá đầu ra vẫn bị kiềm.
Đối với Sài Gòn Petro, tỷ giá USD tăng là một sức ép lớn lên mặt hàng xăng
dầu vốn đã lỗ nhiều tháng nay. Với việc tăng tỷ giá USD lần này, doanh nghiệp bị
thiệt đơn thiệt kép. Thông thường, khi lô hàng xăng dầu về cảng, khoảng 30 ngày
sau, doanh nghiệp mới thanh toán cho đối tác nước ngoài. Khi đó, lượng xăng dầu
này được tính giá bán ra với giá CIF theo tỷ giá VND/USD ở mức cũ, là 19.500
đồng Đến nay là thời hạn trả tiền cho đối tác nước ngoài, thì doanh nghiệp lại phải
mua USD với tỷ giá mới là 20.900 đồng mỗi USD, lỗ 1.400 đồng một USD. Tổng
kết chung thì riêng với việc tăng tỷ giá lần này, mỗi lít xăng dầu đã bị đội lên
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

20

Đề án môn học chuyên ngành
khoảng 900 đồng.
So sánh với giá bán lẻ tại một số nước trong khu vực tại thời điểm đó, đơn cử
mặt hàng xăng 92R, theo thông tin thu thập được và quy đổi về đồng Việt Nam theo
tỷ giá ngày 16.02.2011, tình hình như sau (Giá niêm yết tại cửa hàng bán lẻ): Tại
Lào: Lao State Fuel Co. đang bán ra 9.870 Kip/lớt = 24.352 đồng/lớt. Tại
Campuchia: Công ty SOKIMEX đang bán 4.700 Riels/lớt = 23.209 đồng/lớt. Tại
Singapore: SPC đang bán 1,947 S$/lớt = 30.609 đồng/lớt. Tại Trung Quốc đang bán
7,360 NDT = 22.447 đồng/lớt.Tại Việt Nam đang bán 16.400 đồng/lít; thấp hơn Lào
7.952 đồng/lớt, thấp hơn Campuchia 6.809 đồng/lớt, thấp hơn Singapore 14.209
đồng/lớt, thấp hơn Trung Quốc 6.047 đồng/lớt.
Việc giá xăng dầu trong nước thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực
khiến cho việc buôn lậu xăng dầu trở nên phổ biến hơn, điêu này gây ảnh hưởng rất
xấu đến tình hình kinh doanh xăng dầu của các doanh nghiệp trong nước
Có thể nói sự biến động của giá xăng dầu thế giới là nguyên nhân chính dẫn
đến tăng giá xăng dầu, nhưng tỷ giá tăng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc
giá xăng dầu tăng cao trong nước thời gian qua
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG
1. Ưu điểm
Việc điều chỉnh tăng tỷ giá sẽ làm cho tỷ giá chính thức và phi chính thức tiến
sát gần nhau. Điều này làm cho hoạt động về ngoại tệ sẽ được tập trung vào thị
trường có tổ chức và ngân hàng làm đúng vai trò của mình, không còn là trung
gian.Nhà nước cũng sẽ không phải tung tiền ra bán theo giá thấp cho các doanh
nghiệp.Đặc biệt, sẽ hạn chế việc đầu cơ buôn bán lòng vòng vốn. Ví dụ như ngân
hàng hoặc doanh nghiêp có một lý do nào đó chính đáng để được mua nguồn USD
giá rẻ lệch 10%, sau đó, họ có thể bán hoặc không bán cho đúng đối tượng hoặc
dựng không đúng mục đích, bán lòng vòng ra ngoài thì đã lãi được 10 % rồi. Tiếp
đến, các báo cáo tài chính phải hạch toán theo tỷ giá chính thức, nhưng thực tế các
doanh nghiệp phải mua với tỷ giá cao, như vậy các báo cáo tài chính phải sai ít nhất
10%.Điều này có thể được giảm bớt đi nhờ lần thay đổi tỷ giá này. Ngồi ra, việc

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

21
Đề án môn học chuyên ngành
mua bán ngoại tệ sôi động hơn, nguồn cung lớn hơn
Khi tỷ giá tăng nó không chỉ ảnh hưởng đến nhập khẩu mà nó còn có những
tác động rất tích cực đến xuất khẩu .Việt Nam tuy là nước nhập khẩu số lượng lớn
xăng dầu mà còn xuất khẩu rất nhiều dầu thô .Trong nhiều năm qua tỷ trọng xuất
khẩu dầu thô luôn chiếm khoảng 15%-30% GDP .Do vậy khi tỷ giá tăng xuất khẩu
sẽ đem lại giá trị lớn hơn , mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp xuất
khẩu dầu thô hơn và làm tăng tổng GDP của Việt Nam. Ngoài ra biến động tỷ giá
cũng có những ảnh hưởng tích cực đến nhập khẩu trong một số trường hợp .Vớ dụ
như khi các doanh nghiệp nhập khẩu ký kết đơn hàng và đã có 1 khối lượng xăng
dầu dự trữ trong kho tạm đủ để cung cấp cho thị trường trong 1 khoảng thời gian thì
trong trường hợp ấy khi tỷ giá tăng thì doanh nghiệp cũng sẽ vẫn có hàng để bán và
sẽ thu được một phần lợi nhuận do hưởng chênh lệch của tỷ giá tăng.
2. Nhược điểm
Mặt trái của điều chỉnh tỷ giá gắn liền với sức ép lạm phát, gắn liền với những
rủi ro chính sách của những doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhập khẩu đặc biệt
đối với các doanh nghiệp kinh doanh và nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam.Do mặt
hàng xăng dầu là mặt hàng thiết yếu đối với kinh tế xã hội nên mỗi khi giá xăng dầu
tăng thì kéo theo hàng loạt giá các lại sản phẩm dịch vụ tăng theo khiến cho chỉ số
CPI tăng theo làm ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người dân.
Việc tỷ giá tăng cao khiến cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cũng
chịu ảnh hưởng gián tiếp như các chi phí đầu vào để sản xuất như nhiên liệu để sản
xuất, nhiên liệu để phục vụ vận tải.Làm giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
bởi giá luôn là một công cụ tối quan trọng trong cạnh tranh.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân dẫn đến tăng tỷ giá ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu là do rất
nhiều yếu tố mà chủ yếu là sự mất cân đối cung cầu trên thị trường ngoại tệ, bên

cạnh đó còn do các yếu tố như tâm lý và các chính sách vĩ mô,
yếu tố tâm lý của người dân và doanh nghiệp bị dao động khi thấy lạm phát
không dừng lại ở một con số như những dự báo trước đó, thành ra găm USD vì lo
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

22
Đề án môn học chuyên ngành
sợ tỷ giá tăng thêm nữa. Khi tiền đồng mất giá, một cách tự nhiên người ta có xu
hướng chuyển sang nắm giữ đô la và vàng. Cũng tự nhiên như thế, khi giá đô la trên
thị trường cứ tiếp tục tăng, nhiều người sẽ muốn chuyển sang nắm giữ vàng. Nhu
cầu vàng tăng đẩy giá vàng lên cao, từ đó khuyến khích việc nhập vàng (kể cả qua
con đường không chính thức). Hai điều này làm tăng thêm nhu cầu đô la và làm xấu
thêm tình trạng khan hiếm đô la trên thị trường, và vũng xoáy giá đô la và giá vàng
cứ thế tiếp tục leo thang.
Một nguyên nhân nữa là trong khi giá vàng, giá đô la đua nhau tăng như vậy
thì thông tin về những đợt điều chỉnh giá lớn về điện, nước, xăng, dầu, cũng như lo
lắng về tình trạng giá lương thực sẽ tăng cứ dồn dập đưa tới. Hệ quả là lạm phát kỳ
vọng vốn đã ở mức cao càng trở nên cao thâm, đồng thời người ta cũng nghĩ tới khả
năng về một đợt điều chỉnh tỷ giá mới, khiến cho hành vi chuyển sang nắm giữ
vàng và đô la càng được tăng cường. Điều này thường được lý giải như là một hiện
tượng “tâm lý”
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

23
Đề án môn học chuyên ngành
PHẦN III
CÁC KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan quản lí vĩ mô
Xét về tổng thể từ nhiều năm qua, việc cải cách cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái
đã đem lại những thành quả đáng kể, tạo ra sự ổn định nhất định trong sức mua của

đồng Việt Nam, đã góp phần cho sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế. Mặc
dầu vậy, cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái hiện nay vẫn còn bộc lộ khác nhiều nhược
điểm, cụ thể:
- Thứ nhất, việc xác định tỷ giá còn mang tính cứng nhắc, chưa thực sự linh hoạt.
- Thứ hai, tồn tại song hành tỷ giá thị trường tự do bên cạnh tỷ giá chính thức, tỷ
giá của các ngân hàng thương mại và hiện tượng đô la hoá ngày càng trầm trọng hơn.
- Thứ ba, chưa sử dụng có hiệu quả các công cụ điều chỉnh tỷ giá hối đoái.
- Thứ tư, cơ chế quản lý ngoại hối còn rất lỏng lẻo.
Để khắc phục những mặt tồn tại trong cơ chế quản lý tỷ giá hối đoái hiện
hành, Ngân hàng Nhà nước cần thực hiện các biện pháp sau:
- Ngân hàng Nhà nước cần phân biệt rõ chức năng đại diện cho Nhà nước và
chức năng can thiệp để bình ổn thị trường. Với chức năng đại diện cho Nhà nước,
Ngân hàng Nhà nước thực hiện các giao dịch nhằm thanh toán các khoản thu chi
của Nhà nước và gia tăng tích luỹ theo mục tiêu đã định. Trong khi đó, chức năng
can thiệp thị trường là nhằm mục tiêu điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị trường để tỷ
giá phản ánh được quan hệ cung cầu. Việc không phân định rõ ràng tính độc lập của
hai chức năng này sẽ làm giảm đi hiệu quả quản lý và điều tiết của Ngân hàng Nhà
nước trên thị trường.
- Ngân hàng Nhà nước nên hạn chế tối đa việc sử dụng các biện pháp hành
chính để can thiệp thị trường và không nên can thiệp quá sâu vào các nghiệp vụ
mang tính kỹ thuật của thị trường
- Chấn chỉnh và kiện toàn hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng
thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngoại hối. Với phương thức tổ chức như hiện
nay, thị trường ngoại hối chưa phát huy được hiệu quả, các giao dịch trên thị trường
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Ngọc Trung Lớp: QTKD tổng hợp 51B

24

×