Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CHIA SẼ DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG VÀ CÔNG NỢ CHO DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 26 trang )





HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG







NGUYỄN THỊ HÀ GIANG

NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CHIA SẼ DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG VÀ CÔNG NỢ CHO
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60.48.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI -2013
2

Luận văn đƣợc hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY PHƢƠNG

Phản biện 1: …………………………………………………………………………



Phản biện 2: …………………………………………………………………………




Luận văn sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công
nghệ Bƣu chính Viễn thông
Vào lúc: giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thƣ viện của Học viện Công nghệ Bƣu chính Viễn thông


1

MỞ ĐẦU

Với sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp viễn thông trong những năm
gần đây đã tạo nên một khối lƣợng dữ liệu khổng lồ về khách hàng sử dụng các dịch vụ viễn
thông. Để xử lý khối dữ liệu này phục vụ công tác điều hành sản xuất kinh doanh, các
doanh nghiệp viễn thông đã phát triển nhiều hệ thống phần mềm khác nhau nhƣ hệ thống
quản lý khách hàng, hệ thống quản lý thuê bao, hệ thống quản lý dịch vụ viễn thông, hệ
thống quản lý thu nợ. Hầu hết những hệ thống phần mềm này đƣợc phát triển mang tính
chất tự phát, đơn lẻ, không mang tính hệ thống dẫn đến sự chồng chéo, nhập nhằng về dữ
liệu. Cùng một tập dữ liệu khách hàng, thuê bao, công nợ, dịch vụ viễn thông nhƣng đƣợc
mô tả dữ liệu theo những cách khác nhau phục vụ mục tiêu riêng lẻ cho từng hệ thống.
Những yếu tố này là nguyên nhân chính gây nên sự lãng phí tài nguyên chung của toàn bộ
hệ thống.
Đứng trƣớc những thách thức của sự cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp viễn thông

tái cấu trúc doanh nghiệp bằng cách đổi mới hệ thống quản lý điều hành sản xuất kinh
doanh. Để thực hiện điều này, việc quan trọng trƣớc tiên cần phải thực hiện đó là làm chủ
và khai thác hiệu quả hệ thống tài nguyên hiện có của mỗi doanh nghiệp viễn thông. Khi
nhiệm vụ khai thác tài nguyên về cơ sở hạ tầng đã đạt đến mức giới hạn, thì việc khai tác tài
nguyên về hệ thống khách hàng, hệ thống dịch vụ viễn thông, hệ thống thu nợ cƣớc dịch vụ
viễn thông là nhân tố quan trọng tạo nên lợi thế cạnh tranh cho mỗi doanh nghiệp. Đứng
trƣớc những yêu cầu thực tế đó, đề tài “Nghiên cứu mô hình chia sẽ dữ liệu khách hàng
và công nợ cho doanh nghiệp viễn thông” đƣợc thực hiện trong khuôn khổ của luận văn
Thạc Sỹ, chuyên ngành mạng máy tính và truyền số liệu nhằm góp phần nâng cao năng lực
quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông.
Nội dung và mục tiêu của luận văn gồm 3 phần chính:
Chƣơng 1: Tổng quan về mô hình chia sẽ thông tin dữ liệu
Nội dung chính của chƣơng trình bày những khái niệm cơ bản về hệ thống điều hành phần
mềm thế hệ mới, các thành phần của hệ thống, mô hình chia sẻ thông tin dữ liệu, kiến trúc
mô hình chia sẻ thông tin dữ liệu và các vùng dữ liệu đƣợc quản lý và chia sẻ trong lĩnh
vực khách hàng.
Chƣơng 2: Phân tích cấu trúc cho khách hàng và công nợ cho doanh nghiệp viễn thông
2

Nội dung chính của chƣơng tập trung phân tích hiện trạng thực thế trong việc quản lý thông
tin khách hàng công nợ trong các viễn thông tinh thuộc VNPT, trên cơ sở đó đƣa ra đánh
giá, nhận định về thực trạng và đề ra phƣơng pháp giải quyết vấn đề chia sẻ dữ liệu giữa các
hệ thống. Đóng góp quan trọng của chƣơng này là đƣa ra tập thông tin lõi cần chia sẻ về
khách hàng công nợ.
Chƣơng 3: Xây dựng cấu trúc CSDL trong lĩnh vực Khách hàng và Công Nợ cho doanh
nghiệp Viễn thông.
Trong chƣơng này đƣa ra đƣợc bộ chỉ tiêu thông tin lõi cần quản lý của khách hàng công
nợ. Trên cơ sở đó, xây dựng đƣợc cấu trúc CSDL cho khách hàng công nợ cho các doanh
nghiệp viễn thông. Những cấu trúc dữ liệu này đƣợc áp dụng chung cho tất cả các CSDL để
giao tiếp, chia sẻ, tích hợp với nhau một cách dễ dàng, thuận tiện.


3

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH SID
Chương này giới thiệu về NGOSS (New Generation Operations Systems and Software),
SID(Shared Information Data), mô hình SID, kiến trúc SID, các tập thuộc tính dữ liệu về
khách hàng công nợ được quản lý trong lĩnh vực khách hàng của SID.
1.1 Giới thiệu
SID (Shared Information Data): Khái niệm mô hình thông tin và dữ liệu chia sẻ chính là
nguyên lý cơ bản của NGOSS trong việc cải thiện thao tác giữa các hệ thống. Nó cung cấp
ngôn ngữ chung cho các nhà cung cấp phần mềm và tích hợp hệ thống trong việc mô tả
thông tin quản trị, cho phép tích hợp dễ dàng và hiệu quả giữa các phần mềm đƣợc cung cấp
bởi nhiều nhà cung cấp khác nhau. Là mô hình chia sẽ thông tin và dữ liệu.
1.1.1 Khái niệm NGOSS
Hình sau đây thể hiện các nền tảng cơ sở trong phƣơng pháp tiếp cận NGOSS.
NGOSS
NGOSS
NGOSS
Phần mềm
COTS
Mô hình
TMN
Quy trình
nghiệp vụ
Quản lý
doanh nghiệp

Hình 1.1 Cơ sở tiếp cận NGOSS của TMF
TMF sử dụng phƣơng pháp tiếp cận theo hƣớng kinh doanh và dịch vụ khách hàng để có thể
tự động hóa hoàn toàn các tiến trình thông qua việc sử dụng phần mềm thƣơng mại đóng gói

(COTS: Commercial Off-The-Shelf).
TMF định nghĩa: “NGOSS là một bộ công cụ bao gồm các mô hình (model), hướng dẫn
(guideline) và các khung (framework) thể hiện một tập chuẩn phổ dụng trong thực tế (de-
facto standards) để tích hợp các tiến trình nghiệp vụ và thể hiện chúng trong các giải pháp
OSS” [1, 2].




4




1.1.2 Các thành phần của NGOSS


Hình 1.2 Cấu trúc bộ công cụ NGOSS

Các thành phần này đƣợc kết hợp chặt chẽ với nhau để cung cấp một giải pháp hoàn chỉnh
cho việc xây dựng, tích hợp và vận hành các hệ thống OSS/BSS. Mỗi thành phần của
NGOSS tƣơng ứng với một giai đoạn cụ thể trong chu kỳ phát triển một hệ thống OSS/BSS.
Chu kỳ đƣợc mở đầu với việc xác định nhu cầu kinh doanh, phân tích và thiết kế tiến trình
nghiệp vụ bằng cách sử dụng sơ đồ tiến trình nghiệp vụ Etom. Giai đoạn tiếp theo là phân
tích và thiết kế hệ thống thông qua mô hình SID. Sau đó sử dụng các giao diện hợp đồng và
đặc tả kiến trúc trung lập công nghệ để phân tích và thiết kế giải pháp. Cuối cùng khi giải
pháp đã đƣợc xây dựng, sử dụng các bộ tiêu chí kiểm tra để kiểm tra sự tuân theo NGOSS
của giải pháp. Các thành phần này có thể đƣợc sử dụng liên tiếp trong một chu kỳ phát triển
OSS, hoặc đƣợc sử dụng riêng rẽ để giải quyết các vấn đề kinh doanh hay vấn đề kỹ thuật
cụ thể [1].

1.1.3 Sơ đồ điều hành viễn thông nâng cao eTOM

5

1.1.4 Mô hình SID
Mô hình SID cung cấp một “ngôn ngữ chung” cho các nhà cung cấp phần mềm và nhà tích
hợp hệ thống sử dụng trong mô tả thông tin quản lý, cho phép tích hợp giữa các hệ thống
OSS/BSS của nhiều nhà cung cấp khác nhau một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Mô hình
SID cung cấp các khái niệm và nguyên tắc cần thiết để định nghĩa một mô hình chia sẻ
thông tin, đồng thời định nghĩa cụ thể nhiều thành phần nghiệp vụ cần thiết (hay còn gọi là
“thực thể” - Entity) cùng với các thuộc tính của nó. Các thực thể này (ví dụ nhƣ khách hàng,
sản phẩm, dịch vụ, công nghệ…) chính là các thành phần chịu tác động của tiến trình
nghiệp vụ đã đƣợc định nghĩa trong eTOM. SID cung cấp mô hình lớp UML (Unified
Modeling Language – ngôn ngữ mô hình hóa thống nhất) hƣớng nghiệp vụ và hƣớng thiết
kế cùng với các biểu đồ chuỗi (Sequence Diagrams) nhằm cung cấp một cái nhìn hệ thống
về thông tin và dữ liệu.
1.1.5 Kiến trúc TNA
1.1.6 Kiểm tra tuân thủ NGOSS
1.2 Kiến trúc SID
Sơ đồ hệ thống và thông tin: Là khung các lĩnh vực (Domain) đƣợc phân chia thành các tập
hợp thực thể nghiệp vụ.

Hình 1.3 Các lĩnh vực trong SID và các thực thể nghiệp vụ mức 1

6

Với khung SID đã đƣợc giới thiệu trong chƣơng trƣớc thì SID chia các đối tƣợng cần quản
lý thành 7 lĩnh vực bao gồm: Tiếp thị/bán hàng, khách hàng, sản phẩm, dịch vụ, tài nguyên,
đối tác/nhà cung cấp, doanh nghiệp.
 Lĩnh vực tiếp thị/ bán hàng

Lĩnh vực tiếp thị/bán hàng bao gồm dữ liệu và các thao tác hỗ trợ cho hoạt động bán hàng
và tiếp thị đến khách hàng và các khách hàng tiềm năng phục vụ cho việc kinh doanh của
doanh nghiệp. Về khía cạnh bán hàng, lĩnh vực này gồm các hoạt động liên quan đến phát
triển khách hàng, khách hàng tiền năng thông qua nhân viên bán hàng và số liệu thông kê
việc bán hàng. Tiếp thị quản lý về kế hoạch và chiến lƣợc tiếp thị, phân đoạn thị trƣờng, đối
thủ cạnh tranh và sản phẩm của đối thủ cạnh tranh thông qua việc xây dựng các chiến dịch
tiếp thị.
 Lĩnh vực sản phẩm
Lĩnh vực sản phẩm liên quan đến vòng đời của sản phẩm, thông tin và các thao tác hợp
đồng liên quan đến vòng đời của sản phẩm. Lĩnh vực sản phẩm quản lý việc lập các kế
hoạch danh mục sản phẩm chiến lƣợc, các sản phẩm cần thiết, hiệu quả của sản phẩm, thống
kê các sản phẩm đang đƣợc sử dụng và các sản phẩm đã đƣợc phân phối đến khách hàng.
 Lĩnh vực khách hàng
Lĩnh vực khách hàng quản lý dữ liệu và các thao tác hợp đồng liên quan đến các cá nhân và
tổ chức đã sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp. Lĩnh vực khách hàng thể hiện việc hỗ trợ
khách hàng, quản trị dữ liệu khách hàng. Bên cạnh đó lĩnh vực này cũng quản lý dữ liệu và
các thao tác hợp đồng liên quan đến cƣớc của khách hàng, thông tin thanh toán, khách hàng
trả cƣớc chậm, và những điều tra và điều chỉnh cƣớc.
 Lĩnh vực dịch vụ
Lĩnh vực dịch vụ quản lý các khía cạnh định nghĩa, phát triển và điều hành của các dịch vụ
đƣợc cung cấp trong hệ thống. Các thực thể trong lĩnh vực này hỗ trợ một loạt các tiến trình
liên quan đến định nghĩa, phát triển và quản lý các dịch vụ của doanh nghiệp. Lĩnh vực này
quản lý đảm bảo mức dịch vụ, triển khai và điều chỉnh dịch vụ, quản lý các vấn đề khi cài
đặt ,triển khai, sử dụng dịch vụ, phân tích chất lƣợng. Cuối cùng, lĩnh vực này cũng quản lý
các việc xây dựng các dịch vụ cho tƣơng lai hoặc loại bỏ dịch vụ yếu kém.
 Lĩnh vực tài nguyên
7

Lĩnh vực tài nguyên quản lý các khía cạnh định nghĩa, phát triển và điều hành việc tính toán
thông tin và xử lý thiết bị, cơ sở hạ tầng của hệ thống. Lĩnh vực này hỗ trợ các tiến trình liên

quan đến định nghĩa, phát triển và quản lý cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Cuối cùng lĩnh
vực này quản lý các thành phần của cơ sở hạ tầng cũng cung cấp cho các sản phẩm và dịch
vụ sử dụng cơ sở hạ tầng này.
 Lĩnh vực nhà cung cấp / đối tác
Lĩnh vực đối tác nhà cung cấp quản lý dữ liệu hƣớng nhà cung cấp / đối tác và các thao tác
hợp đồng liên quan đến nhà cung cấp / đối tác. Lịch vực này quản lý mối quan hệ và quản
trị dữ liệu nhà cung cấp / đối tác. Lĩnh vực này cũng gồm dữ liệu và thao tác hợp đồng liên
quan đến cƣớc nhà cung cấp / đối tác, những câu hỏi và những cuộc điều tra, phỏng vấn.
 Các thực thể dùng chung
Các thực thể dùng chung thể hiện các thực thể nghiệp vụ đƣợc dùng chung giữa nhiều lĩnh
vực. Do đó, các thực thể nghiệp vụ này không thuộc một lĩnh vực cụ thể nào, để tránh việc
khai báo nhiều lần trong mỗi lĩnh vực và cùng thống nhất về định nghĩ thì TMF quy đinh
những thực thể chung sẽ đƣợc mô tả trong phần này.
1.3 Thông tin khách hàng, công nợ đƣợc quản lý trong SID
1.3.1 Thông tin khách hang
Thông tin khách hàng gồm: Mã khách hàng, họ tên, ngày sinh/ngày thành lập, giới tính,
tình trạng hôn nhân, quốc tịch, địa chỉ, thông tin liên lạc, giấy tờ xác nhận, nhân khẩu
học(thông tin về sở thích, thu nhập…), mức tín nhiệm(thanh toán cƣớc đúng hạn hay
thƣờng xuyên quá hạn), xếp hạng khách hàng(khách hàng vàng, bạc…)
1.3.2 Thông tin thanh toán
Thông tin thanh toán gồm: Mã thanh toán, họ tên, ngày sinh/ngày thành lập, giới tính,
tình trạng hôn nhân, quốc tịch, địa chỉ, thông tin liên lạc, giấy tờ xác nhận, nhân khẩu học,
tên thanh toán, địa chỉ thanh toán, ngân hàng, sốtài khoản ngân hàng, hình thức gửi thông
báo cƣớc, hình thức thanh toán, mã khoản thanh toán, số tiền dƣ có, số tiền dƣ nợ.
1.3.3 Thông tin thuê bao
Thông tin thuê bao gồm: Mã gói cƣớc, tên gói cƣớc, đơn vị tạo, ngày tạo, các thuộc tính
của gói cƣớc, giá cƣớc, khuyến mãi, ngày lắp đặt, ngày tính cƣớc, tên thuê bao, địa chỉ lắp
8

đặt, đơn vị quản lý, trạng thái thuê bao hiện thời, ngày thay đổi trạng thái, nhân viên hỗ trợ

khách hàng, khach hàng, thanh toán.
1.3.4 Thông tin công nợ
Thông tin công nợ gồm: Thuê bao, tên thanh toán, mã thanh toán, địa chỉ thanh toán, mã
hóa đơn thanh toán, số tiền trên hóa đơn, ngày thanh toán, số tiền thanh toán, hình thức
thanh thanh toán.
1.4 Kết luận chƣơng
SID chia ra các lĩnh vực cần quản lý trong doanh nghiệp viễn thông, với những lĩnh vực có
những đặc tính riêng biệt bên cạnh đó các lĩnh vực lại có sự kết nối thông tin với nhau.
Trong chƣơng này cũng đƣa ra đƣợc tập các thuộc tính về khách hàng và công nợ đƣợc
quản lý trong SID.




9

CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH CẤU TRÚC KHÁCH HÀNG VÀ CÔNG NỢ CHO
DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
Chương này tập trung phân tích hiện trạng thực thế trong việc quản lý thông tin khách
hàng và công nợ trong các đơn vị viễn thông tinh thuộc VNPT(tập đoàn bưu chính Viễn
thông Việt Nam). Trong chương này cũng đưa ra nhận định về thực trạng dữ liệu của VNPT
và dựa trên thông tin trong phần khách hàng của SID để đưa ra những thông tin lõi cần
chia sẽ về khách hàng công nợ.
2.1 Vai trò mô hình chia sẽ thông tin dữ liệu cho doanh nghiệp viễn thông
Đƣa ra các thuật ngữ dùng chung để đảm bảo các hệ thống giao tiếp đƣợc với nhau. Các
hệ thống giao tiếp đƣợc với nhau, nên việc tổng hợp hay chia sẽ dữ liệu sẽ rất thuận lợi. Vì
vậy các doanh nghiệp viễn thông sẽ thu thập đƣợc số liệu từ các hệ thống một cách nhanh
chóng nhất hỗ cho việc quản lý sản xuất kinh doanh tức thời và giúp cho lãnh đạo có đƣợc
cái nhìn từ việc phân tích số liệu để đƣa ra các quyết định phù hợp để đẩy mạnh sản xuất
kinh doanh cho doanh nghiệp.

2.2 Thực trạng về mô hình doanh nghiệp quản lý viễn thông hiện nay
Trong phần này mô tả thông tin khảo sát tại VNPT của các đơn vị viễn thông tỉnh về hệ
thống quản lý phát triển thuê bao ( quản lý thông tin khách hàng) và hệ thống thu nợ, để
thấy được thực trạng về thông tin dữ liệu về khách hàng và công nợ.
2.2.1 Giới thiệu
2.2.2 Mô hình tổ chức VNPT
2.2.3 Những thác thức đối với VNPT
2.2.4 Hệ thống phát triển thuê bao
Quản lý thông tin liên quan đên khách hàng ký hợp đồng sử dụng sản phẩm dịch vụ. Bên
cạnh đó quản lý chăm sóc hỗ trợ thuê bao trong quá trính khách hàng sử dụng.
Khách hàng
Thông tin khách hàng gồm: Mã khách hàng, tên khách hàng, ngày sinh, giới tinh, dân tộc,
tỉnh thành, quận huyện, phƣờng xã, đƣờng phố, thông tin mô tả chi tiết địa chỉ, loại giấy tờ
xác thực, sô giấy tờ xác thực, đơn vị cấp, số điện thoại liên hệ, số điện thoại di đông, ngƣời
đại diện, số điện thoại ngƣời đại diện.

10

Thanh toán
Thông tin thanh toán gồm: Mã thanh toán, mã khách hàng, tên thanh toán, tỉnh thành, quận
huyện, phƣờng xã, đƣờng phố, đia chỉ mô tả chi tiết, số điện thoại liên hệ, số điện thoại di
động.
Thuê bao
Thông tin thuê bao gồm: Tên thuê bao, mã thuê bao, tỉnh thành, quận huyện, phƣờng xã, số
nhà, địa chỉ mô tả chi tiết, tiền lắp đặt, tiền trả trƣớc, tiền trả dần hàng tháng, ngày cập nhật,
ngƣời cập nhật, địa chỉ số máy cập nhật, ngày lắp đạt, ngày tính cƣớc(thông thoại), kiểu lắp
đặt, mã khách hàng, mã thanh toán, đơn vị quản lý, loại hình ƣu tiên, đối tƣợng thuê bao.
2.2.5 Hệ thống thu nợ
Hệ thống thu nợ là hệ thống xuất hóa đơn tiền cƣớc cho khách hàng (thông tin tính cƣớc
đƣợc lấy từ hệ thống cƣớc), và quản lý việc thu tiền cƣớc của khách hàng.

Công nợ
Thông tin công nợ gồm: Mã hóa đơn, số serial hóa đơn, mã thanh toán, trạng thái hóa đơn,
loại hóa đơn(tạm thu, cƣớc phí), mã chu kỳ, tiền hóa đơn, tiền điều chỉnh, tiền viễn thông
công ích, mã tuyến thu, ngày trả, số tiền trả, mức độ khó đòi.
2.3 Nhận định về hiện trạng dữ liệu doanh nghiệp viễn thông hiện nay
Do VNPT quản lý 64 đơn vị viễn thông tỉnh thành nhƣng lại không đầu tƣ hệ thống công
nghệ thông tin đồng nhất, bên cạnh đó cũng chƣa đƣa ra đƣợc một cấu trúc dữ liệu chung.
Chính điều này đã dẫn đến việc các viễn thông tỉnh tự phát triển các hệ thống phầm mềm
mà không tuân theo một chuẩn quy định nào.
Và đối với mỗi đơn vị thì cũng không có lộ trình phát triển phần mềm công nghệ thông tin,
chính vì thế nên các phần mềm hình thành theo nhu cầu tự phát của từng đơn vị viễn thông
tỉnh thành. Dẫn đến các hệ thống đƣợc phát triển chỉ tính đến việc quản lý các yêu cầu đƣa
ra (nhƣ hệ thống phát triển thuê bao quản lý thuê bao, hệ thống thu nợ quản lý thu nợ) mà
chƣa tính đến các kết nối thông tin đối với các hệ thống khác.
Các hệ thống đƣợc phát triển để đảm bảo nhu cầu quản lý sản phẩm hiện tại mà chƣa tính
đến việc giao tiếp giữa các hệ thống.
2.4 Bài toán đặt ra
VNPT cần tập hợp đƣợc nguồn dữ liệu khách hàng và công nợ trực tiếp từ 64 đơn vị viễn
thông tỉnh thành. Với nguồn dữ liệu về khách hàng công nợ của VNPT đang đƣợc lƣu trữ
11

phân tán tại 64 tỉnh thành, và cấu trúc lƣu trữ không đồng nhất. Chính vì vậy để giải quyết
đƣợc bài toán trên phải là một lộ trình dài và từng bƣớc phải thực hiện những công việc sau:
 Giai đoạn 1:
Chuẩn hóa về cấu trúc dữ liệu của các hệ thống, xây dựng đƣợc một cấu trúc dùng chung
cho tất cả các đơn vị viễn thông tỉnh thành.
Mục tiêu: Xây dựng một tập thông để các tin cần chia sẽ giữa các hệ thống có thể giao
tiếp đƣợc với nhau, và phải đảm bảo không phụ thuộc vào quy trình nghiệp vụ của từng đơn
vị viễn thông tỉnh. Cuối cùng là xây dựng một cấu trúc CSDL dùng chung dựa trên tập
thông tin chia sẽ thõa mãn: cấu trúc dữ liệu đồng nhất, số liệu đồng nhất về hệ thống mã…

Yêu cầu: Cần xây dựng một cấu trúc cơ sở dữ liệu dùng chung.
 Giai đoạn 2:
Có hai phƣơng án có thể áp dụng. Phƣơng án thứ nhất là phƣơng án cho giải pháp trƣớc
mắt là thu thập dữ liệu trực tiếp về tập đoàn dựa các hệ thống hiện có của các đơn vị viễn
thông tỉnh hiện nay. Phƣơng án thứ hai là phƣơng án có tính lâu dài yêu cầu các đơn vị viễn
thông tỉnh khi xây dựng phần mềm phải tuân thủ về chuẩn thông tin chia sẽ đƣa đƣa ra ở
trên. Khi đó dữ liệu sẽ đƣợc tập hợp từ các đơn vị viễn thông tỉnh về tập đoàn một cách dễ
dàng.
Mục tiêu: Thu thập đƣợc số liệu trực tiếp từ các đơn vị viễn thông tỉnh thành về trung tâm
dữ liệu, tổng hợp đƣợc thông tin đễ hỗ trợ công tác điều hành sản xuất hiệu quả.








12

Yêu cầu: Các hệ thống tại các đơn vị tỉnh vẫn vận hành không thay đổi, yêu cầu: Xử lý dữ
liệu, trích rút dữ liệu, chuẩn hóa dữ liệu, chuyển đổi số liệu từ đơn vị tỉnh thành về trung
tâm dữ liệu, sau đó xây dựng hàm đồng bộ số liệu để đồng bộ số liệu từ hệ thống tỉnh thành
về trung tâm dữ liệu hàng ngày.

Hình 2.4 Phƣơng án xây dựng nguồn dữ liệu tập trung
2.5 Xác định tập thông tin chia sẽ về khách hàng và công nợ cần đƣợc chia sẻ trong
các doanh nghiệp viễn thông
Dựa vào tập các thông tin đƣợc mô tả trong phần khách hàng của SID và tập thông tin đƣợc
mô tả trng hai hệ thống Phát triển thuê bao và Thu nơ của VNPT. Phần này sẽ đƣa ra tập các

thông tin quản lý về khách hàng và công nợ cần đƣợc chia sẽ trong các doanh nghiệp viễn
thông.
 Thông tin cần chia sẽ về khách hàng
Thứ tự
Thông tin chia sẽ
Lý do lựa chọn
1
Mã khách hàng
Là hệ thống mã đƣợc sử dụng để phân
biệt và nhận biết khách hàng trên toàn
mạng, đƣợc sử dụng cho nghiệp vụ quản
lý khách hàng và các vấn đề liên quan đến
khách hàng. Mã khách hàng đƣợc cấp cho
khách hàng sử dụng cho đến khi chấm dứt
hợp đồng với đơn vị mà không đƣợc cấp
lại cho bất kỳ khách hàng nào khác.
13

2
Tên khách hàng
Tên khách hàng đứng tên trong hợp đồng
ký kết sử dụng dịch vụ với nhà cung cấp,
chịu trách nhiệm giải quyết các vấn đề
phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ.
3
Thông tin định danh
khách hàng
Loại giấy tờ còn thời hạn sử dụng đƣợc
dùng để xác thực khách hàng trên.
4

Địa chỉ khách hàng
Địa chỉ giao dịch tƣơng ứng của khách
hàng trên.
5
Ngày sinh/ngày
thành lập
Đối với cá nhân là ngày sinh, đối với công
ty(tổ chức, ) là ngày thanh lập, đƣợc
dùng để chăm sóc khách hàng.

 Thông tin cần chia sẽ về thanh toán
Thứ tự
Thông tin chia sẽ
Lý do lựa chọn
1
Mã thanh toán
Là hệ thống mã đƣợc gán cho khách hàng
phục vụ chức năng thu cƣớc và xử lý nợ.
2
Tên thanh toán
Tên thành toán để dùng cho việc nhân
viên đi thu cƣớc
3
Địa chỉ thanh toán
Địa chỉ gửi giấy báo và phân tuyến thu
hoá đơn cƣớc phí.
4
Số tiền nợ
Số tiền hiện tại khách hàng còn nợ
5

Số tiền có
Số tiền hiện tại khách hàng nộp dƣ

 Thông tin cần chia sẽ về thuê bao
Thứ tự
Thông tin chia sẽ
Lý do lựa chọn
1
Mã thuê bao
Thông tin về số máy sử dụng của thuê bao
điện thoại cố định, di động, cityphone,
14

Gphone; hoặc tên truy nhập/mật khẩu của
thuê bao internet; hoặc số giả lập của thuê
bao thuê kênh, truyền số liệu, hoặc là cụm số
máy + số isim của thuê bao di động
2
Trạng thái sử dụng
Thông tin mô tả trạng thái hoạt động hiện tại
của thuê bao (đang hoạt động, tạm ngừng,
chêm máy, )
3
Cƣớc phát sinh
hàng tháng trên
dịch vụ
Là hệ thống mã đƣợc gán cho khách hàng
phục vụ chức năng thu cƣớc và xử lý nợ.
Ðối với khách hàng có thuê nhiều máy điện
thoại, khách hàng có thể yêu cầu gửi giấy

báo thanh toán cƣớc đến một hoặc nhiều địa
chỉ khác nhau, mỗi nơi tƣơng ứng với một
mã thanh toán.
Mỗi khách hàng có thể có một hoặc nhiều
mã thanh toán.Ứng với mỗi mã thanh toán
có thể có một hoặc nhiều số thuê bao.
4
Địa điểm lắp đặt
Địa chỉ thi công, lắp đặt dịch vụ và sửa chữa
bảo dƣỡng khi có sự cố (nếu là thuê bao di
động thì không có nội dung này)
5
Ngày lắp đặt
Ngày lắp đặt dùng trong việc quản lý thuê
bao.
6
Ngày sử dụng
Ngày bắt đầu sử dụng dịch vụ
7
Loại dịch vụ
Một số loại dịch vụ: ADSL, MyTV, Cố định,
di động Vinaphone, di động Mobifone,
8
Mã số dịch vụ
Một loại hình dịch vụ gồm có nhiều gói dịch
vụ khác nhau để đáp ứng nhu cầu cho từng
đối tƣợng khác nhau. Một gói dịch vụ sẽ có
một mã dịch vụ tƣợng ứng
9
Đơn vị quản lý

Thông tin về đơn vị trực thuộc VNPT
tỉnh/thành phố
15

10
Ngƣời sử dụng dịch
vụ
Thông tin về ngƣời đang sử dụng dịch vụ

 Thông tin cần chia sẽ về công nợ
Thứ tự
Thông tin chia sẽ
Lý do lựa chọn
1
Mã số hóa đơn
Mã số hóa đơn đƣợc tạo ra cho một hoặc
một số thuê bao phát sinh nợ cƣớc cho một
đối tƣợng thanh toán
2
Mã thanh toán
Là hệ thống mã đƣợc gán cho khách hàng
phục vụ chức năng thu cƣớc và xử lý nợ.
3
Số tiền trên hóa
đơn
Số tiền thu khách hàng
4
Ngày ghi nợ
Ngày phát sinh hóa đơn tiền cƣớc
5

Ngày thanh toán
Ngày thực tế khách hàng trả tiền
6
Hình thức thanh
toán
Hình thức thanh toán, dùng cho việc thu nợ
khách hàng
7
Số tiền thanh toán
Số tiền khách hàng trả

2.6 Kết luận chƣơng
Nội dung trên, học viên đã dựa trên thực trạng quản lý thông tin khách hàng và công nợ
trong doanh nghiệp viễn thông VNPT và dựa trên mô hình chia sẽ dữ liệu SID để đƣa ra
đƣợc thông tin lõi của khách hàng và công nợ cần chia sẽ.

16

CHƢƠNG 3 XÂY DỰNG CẤU TRÚC CSDL TRONG LĨNH VỰC KHÁCH HÀNG
VÀ CÔNG NỢ CHO DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG
Trong chương này xây dựng được cấu trúc CSDL cho khách hàng công nợ cho các doanh
nghiệp viễn thông có thể áp dụng cấu trúc CSDL trên để giao tiếp với nhau và việc tập hợp
nguồn dữ liệu từ các đơn vị một cách dễ dàng. Trong cấu trúc CSDL bao gồm các thông tin
lõi về khách hàng công nợ đưa ra và một số thông tin được đưa vào nhằm mục đích chuẩn
hóa chi tiết hơn nữa về dữ liệu(nhưng tại thời điểm hiện tại chấp nhận giá trị rỗng) về định
hướng lâu dài của doanh nghiệp viễn thông.
3.1 Chuẩn hóa thông tin lĩnh vực khách hàng công nợ
3.1.1 Chuẩn hóa thông tin cần quản lý về địa chỉ
3.1.2 Chuẩn hóa các thông tin cần quản lý về thông tin liên lạc
3.1.3 Chuẩn hóa các thông tin cần quản lý về khách hang

 Chuẩn hóa thông tin khách hàng cần quản lý
STT
Dữ liệu
Ý nghĩa
1
Mã khách hàng

2
Loại khách hàng

3
Ngày sinh/ngày thành lập
Ngày sinh đối với cá nhân, ngày
thành lập đối với tổ chức, công ty,
4
Quốc tịch

5
Giới tính

6
Dân tộc

7
Tình trạng hôn nhân

8
Nghề nghiệp

9

Phân loại khách hàng
Khách hàng lớn, trung thành,
10
Giấy tờ xác thực
Ví dụ: chứng minh thƣ, hộ chiếu
17

11
Thông tin liên lạc

12
Thông tin địa chỉ


3.1.4 Chuẩn hóa thông tin cần quản lý về thanh toán
 Chuẩn hóa thông tin thanh toán cần quản lý
STT
Dữ liệu
Ý nghĩa
1
Mã thanh toán

2
Thông tin khách hàng
Thông tin lƣu theo mô tả phần khách
hàng ở trên
3
Tên thanh toán

4

Phƣơng thức thanh toán
Tại quầy, tại nhà, qua thẻ, qua ngân
hàng
5
Mã số thuế

6
Ngân hàng

7
Số tài khoản ngân hàng

8
Địa chỉ thanh toán

9
Số liên lạc thanh toán


3.1.5 Chuẩn hóa thông tin cần quản lý về thuê bao
 Chuẩn hóa thông tin thuê bao cần quản lý
STT
Dữ liệu
Ý nghĩa
1
Mã thuê bao
Số điện thoại, tài khoản ADSL,
2
Tên thuê bao
Tên ngƣời sử dụng thuê bao(khi khách

18

hàng là tổ chức )
3
Khách hàng
Khách hàng
4
Thanh toán
Ngƣời chịu trách nhiệm thanh toán
5
Mã số thuê bao
Số điện thoại, tài khoản ADSL…
6
Ngày lắp đặt

7
Ngày tính phí

8
Ngày thay đổi trạng thái

9
Trạng thái thuê bao
Cắt, mở, hủy, khôi phục, lắp đặt mới,
10
Mức độ ƣu tiên

12
Thông tin khuyến mãi


13
Dịch vụ

14
Gói cƣớc

15
Đơn vị quản lý


3.1.6 Chuẩn hóa thông tin cần quản lý về tài khoản thanh toán
3.1.7 Chuẩn hóa thông tin cần quản lý về chi tiết tài khoản thanh toán
3.1.8 Chuẩn hóa thông tin cần quản lý về hóa đơn
 Chuẩn hóa thông tin hóa đơn cần quản lý
STT
Dữ liệu
Ý nghĩa
1
Mã hóa đơn

2
Số no của hóa đơn

3
Số serial của hóa đơn
Số đƣợc ghi trên hóa đơn
19

4
Tổng tiền hóa đơn

Số đƣợc ghi trên hóa đơn
5
Ngày phát sinh hóa đơn

6
Khách hàng
Khách hàng dùng thuê bao
7
Thanh toán
Ngƣời chịu trách nhiệm thanh toán

3.1.9 Chuẩn hóa thông tin cần quản lý về phiếu thu
 Chuẩn hóa thông tin phiếu thu cần quản lý
STT
Dữ liệu
Ý nghĩa
1
Số phiếu thu

2
Số tiền trả

3
Ngày trả

4
Mã hóa đơn

5
Loại phiếu thu

Phiếu tạm thu, phiếu thanh toán,

3.2 Xây dựng cấu trúc CSDL cho khách hàng, công nợ
3.2.1 Mô hình quan hệ CSDL
 Thông tin địa chỉ
20



Hình 3.5 Mô hình thực thể quan hệ về địa chỉ
 Thông tin khách hàng

Hình 3.6 Mô hình thực thể quan hệ về khách hàng
21

 Thông tin ngƣời chịu trách nhiệm thanh toán

Hình 2.7 Mô hình thực thể quan hệ về ngƣời chịu trách nhiệm thanh toán
 Thông tin thuê bao
22


Hình 3.8 Mô hình thực thể quan hệ về thuê bao
 Thông tin công nợ
23


Hình 3.9 Mô hình thực thể quan hệ về công nợ
3.2.2 Mô tả cấu trúc CSDL
3.3 Kết luận chƣơng

Chƣơng này đã đƣa ra đƣợc cấu trúc dữ liệu chia sẽ thông tin lõi của khách hàng và công
nợ. Các đơn vị có thể xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu cho hệ thống điều hành sản xuất tại
đơn vị dựa trên chuẩn cấu trúc cơ sở dữ liệu đƣa ra ở trên và bổ sung thêm các thông tin về
quy trình nghiệp vụ cần thiết.

×