Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Ứng dụng CAD trong thiết kế điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.17 MB, 87 trang )

Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
1
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình thiết kế tính toán lắp đăt điện, việc thiết kế chi tiết và chính
xác các thiết bị được sử dụng trong công trình là việc hết sức quan trọng. Cho
nên, với một công trình cụ thể, việc tính toán và sử dụng tất cả các catalogue để
tra cưu lựa chọn là việc làm hết sức mất thời gian và không đảm bảo việc lựa
chọn đó mang lại kết quả tính toán chuẩn xác nhất.
Cũng từ lý do muốn đơn giản hóa cũng như rút ngắn thời gian trong việc thiết
kế các công trình
đi
ện có quy mô lớn, các nhà sản xuất thiết bị c
ũng như các
hãng phần mềm đ
ã cho ra các ph
ần mềm ứng dụng hỗ trợ người thiết kế trong
việc tính toán và lựa chọn thiết bị theo các tiêu chuẩn quốc tế được định sẵn
trong tiêu chuẩn của phần mềm.
Riêng trong ngành thiết kế lắp đặt điện, thời gian gần đây phần mềm hỗ trợ
được cải tiến đáng kể tiêu biểu trong đó có phần mềm hỗ trợ thiết kế, tính toán
như Ecodial, Visual, DIAlux,Gem, Benji,…. Và các phần mềm thiết kế bản vẽ như
AutoCad, Autocad Electrical, Microsoft Visio,…và một số phần mềm chuyên
nghiệp trong thiết kế và mô phỏng trong l
ĩnh v
ực kỹ thuật điện như
DOCWin,OrCad, Matlab,…
Vì thế trong đề tài này tôi xin trích dẫn một số phần mềm tiêu biểu và gần g
ũi
đối với người thiết kế trong lĩnh vực thiết kế lắp đặt thiết bị điện.
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
2


MỤC LỤC
Chương 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM TRONG THIẾT KẾ ĐIỆN 4
I. Phần mềm thiết kế mạng phân phối điện ECODIAL 4
1. Tổng quan về phần mềm Ecodial: 4
2. Cách sử dụng phần mềm: 5
3. Ưu và khuyết điểm của phần mềm: 6
II. Phần mềm thiết kế nối đất GEM 7
1. Tổng quan về phần mềm GEM 7
2. Cách sử dụng phần mềm 7
3. Đặc tính của hóa chất GEM 9
4. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm 10
III. Phần mềm thiết kế chống sét BENJI 10
1. Cách sử dụng công cụ thiết kế BENJI PROCALC 10
2. Ưu điểm và nhược điểm của công trình 13
IV. Phần mềm thiết kế chiếu sáng VISUAL 14
1. Trình tự thiết kế chiếu sáng bằng phần mềm VISUAL 14
2. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm 20
V. Phần mềm MICROSOFT OFFICE VISIO 22
1. Một số thư viện thường dùng trong Microsoft Office Visio 22
2. Các bước thực hiện bản vẽ với phần mềm Microsoft Office Visio 24
Chương 2: THIẾT KẾ CUNG CẤP ĐIỆN PHÂN XƯỞNG CƠ KHÍ 26
I. Số liệu ban đầu cho phân xưởng cơ khí 26
1. Đặc điểm của phân xưởng 26
2. Thông số phụ tải và sơ đồ bố trí phụ tải 26
3. Nhiệm vụ thiết kế 27
4. Quan điểm thiết kế 27
II. Thiết kế 28
1. Thiết kế chiếu sáng 28
2. Thiết kế mạng phân phối hạ áp 42
3. Kết quả chọn lựa thiết bị 57

4. Lựa chọn thiết bị bảo vệ máy biến áp (T
1
) 67
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
3
5. Thiết kế chống sét trực tiếp 68
6. Thiết kế hệ thống chống sét lan truyền trên đường dây truyền tải 71
7. Thiết kế hệ thống cọc nối đất 71
8. Thực hiện bản vẽ bằng phần mềm Microsoft Office Visio 75
PHỤ LỤC 76
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
4
Chương 1: GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM TRONG THIẾT KẾ ĐIỆN
Trong đề tài này, sinh viên sẽ thiết kế mạng điện cho một xưởng cơ khí thực
tế gồm các thiết bị được sử dụng cụ thể. Nên một số phần mềm thiết kế - tính
toán được đề cập đến là ECODIAL, VISUAL, GEM, BENJI, MICROSOFT VISIO
và một số phần mềm hỗ trợ khác.
I. Phần mềm thiết kế mạng phân phối điện ECODIAL
Phần mềm Ecodial đ
ã đư
ợc tìm hiểu trong ĐỒ ÁN MÔN HỌC 1: “TÌM HIỂU
PHẦN MỀM ECODIAL” . Dưới đây là phần trích dẫn lại nội dung trong đề tài
trước.
1. Tổng quan về phần mềm Ecodial:
Ecodial 3.0 là một chương tr
ình chuyên dùng h
ỗ trợ việc tính toán, thiết lập,
lắp đât mạng điện hạ áp. Chương tr
ình này cung c
ấp cho người thiết kế đầy đủ

các loại nguồn, thư viện linh kiện, các kết quả đồ thị tính toán… với một nửa cửa
sổ giao diện làm việc đầy đủ các chức năng cho việc lắp đặt hạ áp.
Chú ý: Ecodial 3.0 là ch
ương trình cho các k
ết quả tương thích với tiêu chuẩn
quốc tế IEC.
 Một sô tiêu chuẩn kỹ thuật của Ecodial
 Mức điện áp: Điện áp nguồn từ 220V đến 690V
 Tần số: từ 50Hz đến 60Hz
 Các sơ đồ hệ thống nối đất: IT, TT, TN-C, TN-S
 Nguồn được sử dụng: 4 nguồn chính và 4 nguồn dự phòng
 Tính toán và lựa chọn thiết bị: theo tiêu chuẩn IEC364 ,
EN60-898,
 Tiết điện cho phép tối đa của dây dẫn: 95-120-150-185-240-300-400-
500-630 (mm)
 Sai số khi lựa chọn tiết diện dây: từ 0% đến 5%
 Các đặc điểm chung của Ecodial
 Thiết lập sơ đồ đơn tuyến
 Phụ tải tính toán
 Lựa chọn kích thước dây dẫn
 Xác định các giá trị định mức và cầu chì
 Chọn máy biến áp và nguồn dự phòng
 Tính toán dòng
đi
ện ngắn mạch và độ sụt áp
 Xác định yêu cầu chọn lọc cho các thiết bị bảo vệ
 Đảm bảo an toàn cho người – chống điện giật
 In toàn kết quả tính toán ra giấy
 Nguyên tắc tính toán cơ bản của Ecodial
 Ecodial lấy các đặc tính của tải (thiết bị tai của mạch cần lắp đặt)

được bảo vệ để chọn cách bảo vệ phù hợp nhất cho tải
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
5
 Ecodial tự xác định tiết diện cáp, tính toán các dòng ngắn mạch và
dòng sự cố
 Ecodial kiểm tra tính nhất quán của thông tin được nhập vào
 Trong quá trình tính toán, Ecodial sẽ báo lỗi bất kỳ các trục trặc nào
gặp phải và đưa các yêu cầu cần thực hiện.
2. Cách sử dụng phần mềm:
 Khởi động chương tr
ình Ecodial (
ở đây sinh viên sử dung version 3.38)
: Star > All Programs > Ecodial 338 > Ecodial 3.38
 Hộp thoại giới thiệu đặc tính chung ( General characteristics) và hộp
thoại thư viện (Library)
 Trong hộp thoại đặc tính chung, chương tr
ình
đã thi
ết kế sẵn các danh
mục thiết bị tổng quát nhất khi thiết hệ thống cung cấp điện.
 Hiệu chỉnh các thông số trong cửa sổ General characteristics
 Ph-Ph V (V): điện áp pha-pha (dây) định mức phía hạ áp: 220 – 230
– 240 – 380 – 400 – 415 – 440 – 500 – 525 – 660 – 690 V
 Earthing arrangement (các dạng nối đất phía hạ áp): TT-IT-TNC-TNS
 Max.permissible CSA (mm
2
) (tiết diện CSA) cho phép tối đa của dây
dẫn: 95 – 120 – 150 – 185 – 240 – 300 – 400 – 500 – 630
 N CSA/ Ph CSA: tỷ số giữa tiết diện dây trung tính trên tiết diện dây
pha

 Target power factor : giá trị hệ số công suất mặc định (dùng khi tính
điện áp rơi) chúng ta có thể nhập thông só tùy theo dự án thiết kế
 Standard : chọn chuẩn khi thiết kế ( IEC947)
 System frequency (Hz): tần số của hệ thống
 CSA tolerance (%): sai số tiết diện tính theo phần trăm cho phép. Sai
số lựa chọn dây dẫn trong khoảng 0 đến 5%
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
6
 Sau khi chọn xong các thông số, nếu muốn lưu lại các giá trị đã nhập
cho việc tính các sơ đồ hay dự án khác sau này hãy chọn Defaut
 Nhấp OK để hoàn tất việc cài đặt thông số
 Thư viện Library
Các phần tử thiết bị có trong thư viện Library
 Thư viện nguồn (Source)
 Thư viện thanh cái ( Busbars)
 Thư viện mạch (Feeder circuit)
 Thư viện tải (Load)
 Thư viện máy biến áp hạ áp/hạ áp ( LV LV Transformer)
 Thư viện các đường dẫn khác (Misellaneuos)
3. Ưu và khuyết điểm của phần mềm:
 Ưu điểm:
 Vẽ và tính toán các sơ đồ đơn tuyến rừ đơn giản đến phức tạp
 Ecodial cho phép thiết kế các sơ đồ điên trong mạng sinh hoạt dân
dụng, các mạng điện cơ quan xí nghiệp và các mạng điện khu vực
 Tính toán và lựa chọn công suât phát của các trạm biến áp
 Tính toán giá trị các dòng
đi
ện và công suất của các thiết bị, tính
toán điện kháng, điện trở, độ sụt áp, lựa chọn thiết bị dây dẫn và
thiết bị đóng cắt….

 Khuyết điểm:
 Ecodial không thực hiện được tính toán chống sét cho mạng hạ áp
 Ecodial không tính toán việc nối đất mà chỉ đưa ra sơ đồ nối đất, để
tính toán và lựa chọn các thiết bị khác
 Trong mỗi dự án Ecodial chỉ cho phép tối đa 75 phần tử của mạch
 Các phương pháp tính toán trong phần mềm và lưu đồ thiết kế chi tiết
mạng phân phối sẽ được trình bày cụ thể trong phần thiết kế một xưởng cơ khí
trong phần sau.
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
7
II. Phần mềm thiết kế nối đất GEM
1. Tổng quan về phần mềm GEM
Hệ thống cung cấp điện làm nhiệm vụ truyền tải và phân phối và đặc đểm
phân bố trên điện tích rộng và thường xuyên có người làm việc với các thiết
bị điện. Cách điện bị đánh thủng và người vận hành không tuân theo các quy
tắc an toàn…là những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn điện. Do đó, trong
hệ thống hệ thống cung cấp điện nhất thiết phải có biện pháp an toàn chống
điện giật. Một trong những biện pháp an toàn có hiệu quả và tương đối đơn
giản là thực hiện nối đất cho các thiết bị điện.
Trang bị nối đất gồm các điện cực và dây dẫn nối đất. Điện cục nối đất
bao gồm điện cực thẳng đứng được đóng sâu vào trong đất và điện cực
ngang được chôn ngầm ở một độ sâu nhất định. Các dây nối đất được dùng
để nối liền các bộ phận được nối đất với các điện cực nối đất.
Để tăng an toàn th
ì
đòi h
ỏi hệ thống nối đất khi thiết kế phải đảm bảo
rằng dòng
đi
ện rò hoặc sét tản vào đất theo con đường cực tiểu hóa điện áp

tiếp xúc và điện áp bước. Như vậy, tổng trở nối đất phải đủ nhỏ. Muốn giảm
điện trở nối đất phải giảm điện trở suất mà điện trở suất của đất giảm khi độ
ẩm càng tăng. Do đó, cần phải giữ độ của đất tại nơi đặt hệ thống nối đất.
Một giải pháp duy trì
đ
ộ ẩm là sử dụng một loại hóa chất mà tập đoàn quốc tế
ERICO sản xuất.
Và phần mềm GEM được xây dựng bởi tập đoàn ERICO có thể tính toán giá
trị điện trở nối đất của hệ thống nối đất và số lượng hóa chất cần sử dụng.
2. Cách sử dụng phần mềm.
Giao diện
màn hình
làm việc
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
8
 Cách tính toán với phần mềm
 Single Ground Rod (without GEM) : điện cực nối đất đơn chôn
đứng không có hóa chất
 Single Ground Rod (with GEM) : điện cực nối đất đơn chôn
đứng có dùng hóa chất Gem
 Multiple Ground Rods in a Line (without GEM): điện cực nối đất gồm
nhiều cọc chôn không có hóa chất
 Multiple Ground Rods in a Line (with GEM) : điện cực nối đất gồm nhiều
cọc chôn có dùng hóa chất Gem
 Bare Ground Wire in a Line (without GEM): điện cực nối đất với hệ thống
dây nối đất nằm ngang không có hóa chất
 Bare Ground Wire in a Line (with GEM) : điện cực nối đất với hệ thống
dây nối đất nằm ngang có dùng hóa chất Gem
 Bare Ground Wire in a Ring (without GEM): điện cực nối đất với hệ thống
dây nối đất đặt theo mạch vòng không có hóa chất

 Bare Ground Wire in a Ring (with GEM) : điện cực nối đất với hệ thống
dây nối đất đặt theo mạch vòng có dùng hóa chất Gem
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
9
 Chọn “Multiple Ground in a Line (with GEM)”
 Resistivity of Soil [ohm-m]: điện trở suất của đất
 Length of Ground Rods [m]: chiều dài của cọc nối đất
 Diameter of Ground Rods [cm]: đường kính của cọc nối đất
 Diameter of Holes [cm] : đường kính của hố đào chứa hóa chất (nếu phương
pháp thiết kế có dùng hóa chất)
 Spacing between Rods [m] : khoảng cách giữa hai cọc kề nhau (nếu dùng
nhiều cọc )
 Number og Rods : số cọc nối đất
 Nhập các thông số cần thiết kế vào các mục trên và nhấn “Calculate” để
phần mềm tự động tính các thông số
 Electrode Resistance [ohm] : điện trở điện cực nối đất
 Bags of Gem required: số lượng hóa chất cần dùng
 Lưu
ý: đơn v
ị tính toán có thể được chuyển đổi giữa “Imperial” và “Metric”
 Kết quả tính toán được in ra hoặc xuất thành file .pdf khi nhấn nút “Print”
3. Đặc tính của hóa chất GEM
Gem (chất cải thiện đất) là chất làm giảm điện trở nối đất, không thay đổi
theo nhiệt độ, không bị ăn m
òn b
ởi muối và hóa chất khác, đảm bảo duy trì
đi
ện
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
10

trở đất thấp theo thời gian, đáp ứng tính dẫn cao trong thời gian tồn tại của hệ
thống nối đất.
Được sử dụng ở nhiều môi trường khác nhau.
GEM có điện trở suất không vượt quá 200
Ωcm
4. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm.
 Ưu điểm:
 Phần mềm có thể tính toán điện trở nối đất kết hợp với việc xác định
khối lượng hóa chất GEM cần thiết sử dụng
 Tính toán cho điện cực nằm ngang hay thẳng đứng
 Nhược điểm:
 Công thức sử dụng tính toán trong phần mềm được xây dựng dựa vào
công thức cơ bản trong các ấn phẩm của IEEE.
 Cách tính toán đơn giản nhưng kết quả giá trị điện trở nối đất chỉ
dừng lại ở mức gần đúng.
III. Phần mềm thiết kế chống sét BENJI
Như đ
ã bi
ết, trong những điều kiện khí hậu thời tiết mưa b
ão hi
ện tượng sấm
sét sẽ xảy ra. Sét đặc biệt nguy hiểm đối với con người và các thiết bị sử dụng
điện. Và con người chưa t
ìm ra cách đ
ể ngăn chặn hiện tượng sét xảy ra mà chỉ
có thể tránh những ảnh hưởng do sét gây ra. Với hệ thống chống sét an toàn
cho các tòa nhà hay các công trình , thiệt hại do sét sẽ giảm ở mức thấp nhất.
Điều quan trọng là phải xây dựng hệ thống bảo vệ chống sét hiệu quả và đáp
ứng bảo vệ theo yêu cầu. Chính vì thế phần mềm BENJI được giới thiệu sau đây
sẽ đưa ra các giải pháp thiết kế bảo vệ chống sét an toàn nhất.

Thông qua hệ thống bảo vệ chống sét 3000, người sử dụng có thể nắm bắt
một cách tổng quát các thành phần, thiết bị cần lắp đặt c
ũng như đ
ặc điểm và
chức năng của chúng trong hệ thống.
Hệ thống gồm các thành phần sau:
 Kim thu sét phóng điện sớm Dynasphere
 Cáp thoát sét Ericore
 Cột đỡ
 Thiết bị đếm sét
 Hệ thống nối đất
1. Cách sử dụng công cụ thiết kế BENJI PROCALC
Khởi động chương tr
ình Benji
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
11
Thanh công cụ thiết kế “Design”: quy trình thiết kế chống sét cho một công
trìnhsử dụng kim thu sét phóng điện sớm Dynasphere của Erico Inc sẽ được
kích hoạt. Người sử dụng nhập thông số và theo các bước hướng dẫn sau để
thực hiện thiết kế.
Màn hình làm việc của Benji
Protection Level: cấp độ bảo vệ yêu cầu của công trình 85%, 93%, 98%
 Tạo tòa nhà cần bảo vệ
Nhấp vào biểu tượng New Structure . Có thể tạo thành một cấu
trúc phức tạp hơn (tối đa là 8 cấu trúc) bằng cách ghép nhiều tòa nhà lại với
nhau để tạo thành tòa nhà yêu cầu.
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
12
Điều chỉnh kích thước tòa nhà bằng cách nhấp vào cạnh cần thay đổi và
nhập thông số vào hộp thoại.

 Tạo kim thu Dynasphere
Nhấp vào biểu tượng New Dynasphere . Sau đó, dịch chuyển
kim thu sét đến vị trí thích hợp. Nhấp chuột phải vào kim thu thì các thông số
của kim sẽ hiện ra đó là: thông số về chiều cao công trình, bán kính hấp thu
và chiều cao kim thu sét (bao gồm cả chiều cao cột đỡ)
Dysasphere Mast Height : điều chỉnh thông số chiều cao kim thu sét
Protection Radius: bán kính bảo vệ của kim thu sét
 Xem thể tích hấp thu của kim và đặc tính của cấu trúc
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
13
Nhấp vào biểu tượng Plan View hoặc từ chọn View / Plan
Vùng màu xanh là vùng mà công trình
đư
ợc bảo vệ. Nếu có vùng màu đỏ,
tức là vùng đó chưa được bảo vệ thì cần phải tăng chiều cao kim thu sét.
 Quan sát mặt chiếu
Nhấp vào biểu tượng Front Elevation quan sát phía trước mặt chiếu
Nhấp vào biểu tượng Side Elevation quan sát phía cạnh mặt chiếu
Nhấp vào biểu tượng 3D View quan sát không gian 3D
2. Ưu điểm và nhược điểm của công trình
 Ưu điểm:
 Xác định thể tích hấp thu của các điểm nhô cao trên cấu trúc và
phân biệt chúng với các điểm khác mà đ
ã có s
ẵn vùng bảo vệ.
 Dễ dàng xác định vùng bảo vệ của cấu trúc
 Đặt kim thu sét tại vị trí mong muốn bất kì, phần mềm sẽ tính
toán và so sánh bán kính hấp thu của các điểm cạnh tranh.
Bảo vệ đạt yêu cầu khi vùng bảo vệ do kim cung cấp bao phủ
cả công trình và các vùng lân cận.

 Xác định tỷ lệ phần trăm sét đánh mà hệ thống không thu được
 Nhược điểm:
 Chỉ tính toán đối với những cấu trúc hình chữ nhật và hình
vuông
 Chiều cao kim chống sét bị giới hạn không được thấp hơn 4m
 Chiều cao tối đa mà Benji Procalc có thế tính được là 150m
 Phần mềm bị giới hạn trong việc thiết kế chính xác kích thước
một cấu trúc cho nên kết quả tính toán chỉ ở giá trị gần đúng.
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
14
Nhưng có thể chấp nhận được trong việc thiết kế những công
trình không
đ
òi h
ỏi cấp bảo vệ tuyệt đối của hệ thống thu sét.
IV. Phần mềm thiết kế chiếu sáng VISUAL
Ngày nay, chiếu sáng đóng vai tr
ò r
ất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày
c
ũng như trong công vi
ệc. Vấn đề chiếu sáng không còn là tạo ra ánh sáng để
làm việc vào ban đêm mà c
òn là s
ử dụng ánh sáng hợp lý nhằm đảm bảo sức
khỏe cho người lao động , tạo cho con người cảm giác thỏa mái, an toàn trong
lao động, vui chơi giải trí. Do đó, việc tính toán, phân bố và lựa chọn thiết bị
chiếu sáng rất là phức tạp, đ
òi h
ỏi người thiết kế mất nhiều thời gian trong tính

toán, lắp đặt và vận hành.
Phần mềm Visual 2.0 Basic Edition có thể giúp các kỹ sư thiết kế chiếu sáng
một cách nhanh chóng và trình bày các bản vẽ về các thông số và các tính toán,
cách phân bố của các thiết bị chiếu sáng rất rõ ràng, chi tiết, đầy đủ. Bên cạnh
đó, Visual cho phép chỉnh sửa dễ dàng và tự động tính toán tất cả các giá trị cho
phù hợp với thông số vừa sửa đổi.
1. Trình tự thiết kế chiếu sáng bằng phần mềm VISUAL
Khởi động chương tr
ình
Visual 2.0 Basic Edition
Phần mềm được tính toán dựa trên “ Lumen Method Tool “ tức là trên
phương pháp quang thông cho chiếu sáng nội thất.
Bước 1: nhập kích thước phòng
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
15
1.Chọn đơn vị
tính toán : Metric
2.Demension:
nhập kích thước
chiều dài, rộng, cao
của công trình
3.Reflectance
(hệ số phản xạ của
trần, tường, nền
4.Next
Standard Reflectance:
 Commercial (thuộc về thương mại): 80 – 50 – 20
 Light Industrial (công nghiệp nhẹ) : 50 – 30 – 10
 Heavy Industrial (công nghiệp nặng): 0 – 30 – 10
Bước 2: Xác định mặt phẳng làm việc

1.Work Plance:
nhập độ cao mặt
phẳng làm việc
2.Luminaire
Plance: nhập độ
cao treo đèn
3.Ceiling Grid:
chọn lưới cho trần.
Chọn một trong bốn
lưới cho sẵn trong
hộp thoại: 2x2
Ceiling, 4x2 Ceiling,
2x4 Ceiling.
4.Next
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
16
Bước 3: Lựa chọn đèn
1.Chọn các
thông số của đèn
trong mục
Photometric.Nhấn
vào tab file chọn
đường dẫn đến
catalogue có sẵn
trong phần mềm:
C:\Program File\
Visual 2.0\
Photometric\
Lithonia\Fluorescent\Architectural\AV… ở đây ta chọn file .IES để xuất thông số
bộ đèn (quang thông, số bóng đèn trong một bộ, hệ số sử dụng quang thông và

công suất của đèn ứng với loại đèn đ
ã ch
ọn) được chọn để thiết kế.
2.Chọn hệ số mất ánh sáng: lựa chọn trong hộp thoại có sẵn Standard hoặc
tính toán theo các đặc tính của đèn như: loại đèn sử dụng, chu kỳ lau chùi, chất
lượng không khí, loại Ballast và các đặc tính khác bằng cách nhấp vào biểu
tượng Run the ISE LLF Calculator
Chọn hệ số khấu hao của đèn
1.Chọn một trong
ba kiểu đèn:
Incandedscent:
đèn điện cao áp
Fluorescent: đèn
huỳnh quang
HID: đèn HID
2.Chọn loại bóng
được dùng và hệ số
mất sáng (LLD)sẽ
được hiển thị ở cột
phía tay phải.
3.Next
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
17
Chọn hệ số khấu hao bám bẩn của đèn
1.Chọn hình thức
bảo trì có sẵn trong
mục Maintenance
Category
2.Chọn môi
trường làm việc ở

Operating
Atmosphere
3.Chọn chu kỳ bảo
trì theo tháng ở
Maintenance Cycle
4.Next
Chọn lựa đặc tính của chấn lưu
1.Chọn đặc tính
chấn lưu có sẵn trong
hộp thoại Ballast
Type. Kết quả lựa
chọn sẽ hiển thị trong
(Ballast)
2.Next
Chọn các đặc tính hỗn hợp khác
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
18
Click Finish để hoàn
thành tính toán hệ số tổn thất công suất. Giá trị LLF sẽ được đưa vào hộp thoại
“LLF Value” ở mục lựa chọn đèn.
Bước 4: Thiết kế sơ bộ
1.Chọn đơn tính
toán là Lux
2.Nhập các
thông số cần thiết
trong mục Design
Parameter (chỉ cần
nhập 1 trong 3 thông
số sau)
 Illuminance: độ rọi yêu cầu

 Number Luminaires: số bộ đèn
 Power Density: suất chiếu sáng trên đơn vị diện tích
3.Hoặc có thể thiết kế theo phương pháp cho sẵn số đèn và khoảng cách
theo yêu cầu trong mục “Design Constraints”
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
19
4.Click Next
Bước 5: Xác định lưới chiếu sáng
1.Chọn các
khoảng cách từ bốn
loại có sẵn hoặc tự
chọn giá trị khoảng
cách cho lưới ở mục
Specified Spacing
2.Bấm Finish để
hoàn tất việc thiết kế
chiếu sáng.
Bước 6: Vẽ đường cong đẳng rọi
Sau khi hoàn thành việc tính toán chiếu sáng, có thể vẽ đường cong đẳng rọi.
Đường cong đẳng rọi là các đường viền chiếu sáng mà những đường viền này
được vẽ trên khu vực có cùng giá trị về độ rọi. Mỗi đường viền sẽ có một màu và
giá trị chiếu sáng khác nhau, có thể lựa chọn chúng trong hộp thoại. Giá trị độ rọi
ở từng khu cực chiếu sáng sẽ được hiển thị trên mỗi đường viền. Để vẽ biểu đồ
cường độ sáng thực hiện các bước sau:
Vào Tool chọn Opition.
1.Lable
increment: chọn
khoảng tăng giá trị
độ rọi cho các
đường viền chiếu

sáng
2.Contour value:
nhập các giá trị độ
rọi chiếu sáng từ lớn
nhất đến nhỏ nhất.
3.Bật các nút
điều khiển ở chế độ
mở
4.Nhấn OK để
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
20
hoàn tất việc vẽ biểu đồ.
Sau đó click vào biểu tượng “Contours” trên thanh công cụ ta được các
đường cong đẳng rọi có dạng như sau:
Bước 7: Phần mềm còn hỗ trợ tính năng xuất kết quả thiết kế thông qua tính
năng in.
 Lumen Method Summary: in kết quả tính toán chiếu sáng
 Lumen Method Layout: in bản vẽ mặt bằng
2. Ưu điểm và nhược điểm của phần mềm
 Ưu điểm:
 Bố trí đèn hoàn toàn tự động trong không gian kiến trúc theo các
thông số cho trước về độ rọi, số lượng đèn, khoảng cách giữa các
đèn và quang thông của đèn.
 Có thể tính toán, trình bày, in ấn và vẽ biểu đồ cường độ chiếu
sáng của đèn.
 Các thông số của đèn có sẵn trong catalogue chỉ cần lựa chọn cho
phù hợp.
 Hệ số phản xạ trần/tường có thể tùy biến theo công trình thực tế
 Phần mềm hỗ trợ việc chọn lọc độ rọi và hệ số tổn thất công suất
ánh sáng.

 Nhược điểm:
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
21
 Chỉ giới hạn cho không gian bên trong hình chữ nhật
 Chỉ duy nhất một loại đèn được bố trí sử dụng trong cùng một thời
điểm
 Các đèn chiếu sáng bắt buộc nằm đúng hướng Đông-Tây hoặc
Nam-Bắc trong thiết kế.
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
22
V. Phần mềm MICROSOFT OFFICE VISIO
Microsoft Office Visio là một trong những phần mềm ứng dụng rất phổ biến
nhằm tạo ra những bản vẽ nhanh chóng và hiệu quả cho người sử dụng. Hiện
nay, phần mềm Microsoft Office Visio đang áp dụng rộng rãi trong nhiều ngành
và l
ĩnh v
ực khác nhau, từ các ngành kỹ thuật như xây dựng, kiến trúc, cơ khí, kỹ
thuật điện,…đến l
ĩnh v
ực quản lý và v
ăn ph
òng.
Đối với kỹ sư điện đây là phần mềm rất hữu dụng vì chỉ cần những thao tác
đơn giản là có thể tạo ra những sơ đồ, những bản vẽ kỹ thuật, những mạch điện.
Microsoft Office Visio có giao diện thân thiện và rất quen thuộc với người đ
ã
từng sử dụng bộ Microsoft Office. Ngoài ra, thư viện của Microsoft Office đ
ã tích
hợp sẵn tất cả các khối hình vẽ các linh kiện điện, điện tử, cơ khí, xây dựng,
kiến trúc… Và người sử dụng chỉ cần chọn ra và kết nối chúng lại để tạo ra

những bản vẽ theo đúng yêu cầu sử dụng.
1. Một số thư viện thường dùng trong Microsoft Office Visio
 Map and Floor Plans (sơ đồ trong xây dựng nhà)
Trong mục này có rất nhiều thư viện được định dạng sẵn: Directional
Map, Electrical and Telecom Plan, Floor Plan, Security and Access
Plan,…
Electrical and Telecom (điện và truyền
thông): thư viện chứa các biểu tượng về
các loại đèn, ổ cắm điện, công tắc, máy
điều nhiệt, quạt trần,…
Wall,Shell and Structure: thư viện chứa
các biểu tượng về hình dạng phòng, các
loại tường, cửa, cấu trúc nhà,…
Drawing Tool Shapes (các công cụ
dùng để vẽ)
Annotations: thư viện chú thích
Office Equipment: thư viện chứa các
thiết bị văn ph
òng
Office Furniture: thư viện chứa nội thất
trang trí
Resources: các thiết bị nguồn khác
 Engineering:
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
23
Analog and Digital Logic: thư viện chứa
phần tử tương tự và số, các cổng logic, bộ
khuếch đại, bộ biến đổi, op-amp,
Composition Assembli: thư viện chứa
các biểu tượng của những bộ khuếch đại

op-amp và bộ chỉnh lưu, bộ lọc, bộ ngắt
điện, cơ cấu chỉ thị, bộ nhận phát, các loại
cảm biến, cầu diode, biến tần,
Fundamental Items: chứa các phần tử
nối đất, các thiết bị đẳng thế, các loại
nguồn, điện trở, biến trở, các loại đèn,
Integrated Circuit Components: thư viện
chứa các phần tử mạch tích hợp như
mux, decoder, bộ biến đổi điện áp từ
tương tự sang số
Maintenance Symbols: thư viện các loại
nguồn máy phát tín hiệu, cuộn dây relay, công tắc relay, mạch đa
hợp,…
Maps and charts: thư viện chứa các hộp dây nối, các loại nhà máy
điện (hạt nhân, thủy điện, nhiệt điện,…), các thiết bị điện tín, điện
thoại.
Qualifying Symbols: thư viện chứa các kí hiệu về sự phóng xạ, cực
dương, cực âm, trung tính, và các loại bảo vệ của hệ thống điện như
loại có ba cuộn dây riêng, loại hai pha ba dây, hai pha bốn dây,…
Rotating Equip and Mech Func: thư viện chứa các thiết bị như máy
quay, trục, phần ứng, chổi than, nam châm v
ĩnh c
ửu,…
Semiconductors and Electron: thư viện chứa các linh kiện bán dẫn
và điện tử như diode, triac, transistor, UJT, MostFet,
Switches and Relays: thư viện chứa các loại công tắc và timer, khóa
liên động, các máy cắt trì hoãn theo thời gian, contactor của timer,
cuộn dây timer,…
Telecoms Switch and Peripheral equip: thư viện các thiết bị ngoại vi
như mạch khuếch đại, tạo xung, công tắc chuyển mạch, bộ lọc,

Terminals and Connectors: thư viện chứa các thiết bị kết nối và cổng
nối như bộ tiếp hợp, kết nối mạch, kết nối cáp, bo kết nối,…
Transformer and Windings: thư viện chứa các loại máy biến áp và
phần cảm, van điều tiết, lõi từ, cảm biến, cuộn dây của máy biến áp,
cuộn cảm đồng trục,…
Transmission Paths: thư viện chứa các loại đường truyền.
 Ngoài ra còn một số thư viện khác như: Process Engineering, Visio
Extra,…
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
24
2. Các bước thực hiện bản vẽ với phần mềm Microsoft Office Visio
Bước 1:Khởi động phần mềm Microsoft Office Visio
Bước 2: Chọn phạm trù làm việc trong hộp thoại Template Categories và
chọn đối tượng thiết kế cụ thể trong hộp thoại Recent Pemplates. Chọn xong
click Create để vào màn hình làm việc.
Bước 3: Chọn thư viện làm việc
Để lấy các biểu tượng cần thiết cho bản vẽ, chỉ cần click chuột và kéo các
biểu tượng có sẵn trong khung bên trái của bản vẽ ra màn hình.
Để chèn thêm các thư viện, vào File/ Shapes và chọn thư viện muốn thêm
trong danh sách xổ ra của thư mục.
Bước 4: Vẽ sơ đồ
Ứng Dụng CAD Trong Thiết Kế Điện Phạm Phú Minh - 40801276
25
Phần mềm Microsoft Office Visio hỗ trợ các thao tác vẽ đường thẳng, tròn,
cung,… và các phần tử dùng để hiệu chỉnh bản vẽ sau khi đ
ã thi
ết kế
Bước 5: In bản vẽ (hỗ trợ xuất ra file .pdf )

×