Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Luận Văn Khảo sát một số biện pháp xử lý bệnh trên Xoài Cát Hòa Lộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 71 trang )

1
Chương 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước nông nghiệp, nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió
mùa nên có đa dạng và phong phú về chủng loại nông sản nhưng cũng đa dạng về
các loại bệnh hại, côn trùng do có nhiệt độ và ẩm độ cao vì thế các loại nông sản dễ
bị hư hỏng, khó bảo quản được lâu.
Trong số các loại nông sản của Việt Nam, xoài là một loại quả có thành phần
dinh dưỡng cao, chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin A, nhiều loại khoáng
chất và các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, xoài sau khi thu
hoạch chỉ giữ được ở điều kiện thường trong một thời gian rất ngắn và tỷ lệ thất
thoát xoài rất cao, có nơi lên đến 25 – 30% [4, p 2] do phương pháp bảo quản xoài
sau thu hoạch ở nước ta còn chưa phát triển.
Trong các giống xoài trồng để ăn trái tươi chín ở Việt Nam chỉ có xoài Cát
Hòa Lộc là đủ tiêu chuẩn chất lượng để xuất khẩu và có thể sánh ngang với các
giống xoài nổi tiếng trên thế giới như xoài Mehico, xoài Florida…
Bệnh thán thư được phát hiện trên nhiều loại cây ăn trái nhưng trên trái xoài
bệnh này rất phổ biến và gây thất thoát nghiêm trọng nhất. Xoài có triệu chứng bị
bệnh thán thư thì không còn giá trị buôn bán cho dù trái xoài có ngon như thế nào đi
nữa. Nói chung, để bảo quản xoài tốt thì phải giải quyết tốt các vấn đề sau đây: sự
phát triển của nấm bệnh, sự mất khối lượng và quá trình chín của trái xoài.
Các biện pháp xử lý bệnh được sử dụng trong thí nghiệm này gồm có: Chần,
chlorine và LonLife 20L. Trong đó, chlorine thì hầu như chưa có nghiên cứu nào áp
dụng trên xoài, LonLife 20L thì chỉ được nhà sản xuất khuyến cáo là ngâm xoài
trong dung dịch LonLife 20L có nồng độ 0,5 – 0,6% từ 1 – 3 phút để xử lý bệnh
thán thư trên xoài, còn biện pháp chần thì được nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng
trên xoài nhưng chưa có tác giả nào so sánh giữa các biện pháp xử lý bệnh ở trên thì
biện pháp xử lý nào tối ưu hơn.
1
2
Màng bao được sử dụng trong thí nghiệm gồm: Màng Freshcare và màng


chitosan. Trong đó, màng chitosan thì được nhiều tác giả nghiên cứu và áp dụng
trên xoài nhưng còn màng Freshcare là một dạng màng sinh học mới do Trung Tâm
Nghiên Cứu Bảo Quản Và Chế Biến Rau Quả đang nghiên cứu. Do đó, chúng tôi
muốn so sánh giữa màng Freshcare và màng chitosan thì màng nào tốt hơn.
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thử nghiệm đề tài “Khảo sát một số biện pháp xử
lý bệnh kết hợp với màng bao lên chất lượng xoài Cát Hòa Lộc bảo quản”.
1.2. Mục đích
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp xử lý để phòng trừ bệnh thán thư
trên xoài Cát Hòa Lộc sau thu hoạch.
Ứng dụng các loại màng bao để kéo dài thời gian sử dụng xoài sau thu hoạch.
1.3. Yêu cầu
Nghiên cứu ảnh hưởng của các biện pháp xử lý nhiệt và hóa chất lên sự phát
triển của bệnh thán thư trên xoài Cát Hòa Lộc trong quá trình bảo quản.
Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ các loại màng bao lên các chỉ tiêu chất lượng
của xoài Cát Hòa Lộc trong quá trình bảo quản.
1.4. Giới hạn đề tài
Đề tài được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm.
Phòng thí nghiệm bị cúp điện 1 tuần 2 lần nên cũng ảnh hưởng đến thời gian
bảo quản.
2
3
Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về xoài
Xoài thuộc họ đào lộn hột (Anacardiacecae), có tên khoa học là Mangifera
indica. Xoài có nguồn gốc ở Đông Bắc Ấn Độ, Bắc Myanmar, ở vùng đồi núi chân
dãy Hymalaya. Hiện nay, xoài được trồng chủ yếu ở các nước nhiệt đới và bán nhiệt
đới, trong đó có Việt Nam.
Xoài là loại cây ăn quả nhiệt đới được trồng để lấy quả, lấy gỗ, lấy bóng mát,
làm cây cảnh và chống xói mòn. Trái xoài hình tròn đến hình hơi dài. Vỏ trái chín
có màu vàng đến đỏ. Thịt trái có màu vàng nhạt đến da cam, mọng nước, ăn ngọt,

mùi vị thơm ngon được nhiều người ưa thích và được xem là một loại trái cây quý.
Quả xoài ngoài ăn tươi còn dùng làm đồ hộp, làm mứt, nước giải khát, cho lên men
rượu, làm giấm…
Ở Việt Nam, xoài được trồng từ Nam chí Bắc, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là
giống xoài Cát Hòa Lộc ở huyện Cái Bè (Tiền Giang). Xoài thường được thu hoạch
vào khoảng tháng 4 đến tháng 7.
2.1.1. Một số đặc tính sinh trưởng và phát triển của xoài
Xoài có thể trồng từ hột hoặc trồng ghép, cây trưởng thành có thể cao đến 40
m, nhưng thường cao 10 – 15 m, có tán lớn và có thể sống lâu đến 100 năm. Trồng
trên đất cao hay đồi núi, rễ có thể ăn sâu đến 9 m. Xoài trồng bằng hột ra hoa sau 6
– 8 năm, cây ghép ra hoa sau 3 – 5 năm. Tại Đồng Bằng Sông Cửu Long, xoài ra
hoa từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch.
Xoài mọc tốt trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất là đất sét pha cát hay đất phù
sa trên sông có thủy cấp không quá 2,5 m, độ pH thích hợp cho xoài phát triển từ
5,5 – 7,8. Xoài có thể chịu đựng được nhiệt độ từ 4 – 46
0
C, nhưng phát triển tốt
nhất ở 24 – 27
0
C. Xoài có thể mọc được ở độ cao dưới 1200 m, nhưng tốt nhất là ở
600 m trở xuống.
3
4
2.1.2. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng
Theo phân tích của Ấn Độ, ở xoài tỷ lệ thịt quả chiếm khoảng 70% so với
trọng lượng quả, hột chiếm 13%. Tổng số chất tan 16% (đo bằng chiết quang kế),
độ chua 0,2% (tính ra acid citric), đường tổng số là 11 – 12% và giá trị nhiệt lượng
của 100 g là 70 calo. [6, p 6]
Glucid của xoài chủ yếu là các loại đường saccharose, fructose, glucose,
xylose, arabinose, heptulose, maltose. Acid của xoài chủ yếu là acid citric, ngoài ra

còn có acid tartric, acid malic, acid oxalic, acid gallic. Thịt quả chứa nhiều vitamin,
đặc biệt là vitamin A và C. Vitamin C có nhiều lúc xanh và vitamin A lại tập trung
vào lúc trái chín.
Bảng 2.1 Thành phần hóa học trong 100 gram thịt xoài
Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng có trong 100 g ăn được
Năng lượng (calo) 64,85
Nước (g) 81,7
Protein tổng số (mg) 0,5
Lipid (mg) 0,27
Glucid tổng số (g) 17
Cellulose (g) 1,82
Tro (g) 0,6
Ca (mg) 9,7
Fe (mg) 0,13
Mg (mg) 9,09
P (mg) 10,9
K (mg) 155,76
Na (mg) 1,82
Zn (mg) 0,042
Mn (mg) 0,03
Vitamin A (UI) 764,85
4
5
Bảng 2.1 Thành phần hóa học trong 100 gram thịt xoài (tiếp theo)
Thành phần dinh dưỡng Hàm lượng có trong 100 g ăn được
Vitamin E (Alpha-tocopherol) (mg) 1,12
Vitamin K (phylloquinone) (mg) 4,18
Vitamin C (mg) 27,7
Vitamin B1 (mg) 0,058
Vitamin B2 (mg) 0,057

Vitamin B
6
(mg) 0,13
Lysine (g) 0,041
Leucine (g) 0,03
Alanine (g) 0,05
Alpha-Carotene (mcg) 17
Beta-Carotene (mcg) 444,85
(Nguồn: )
2.1.3. Một số giống xoài phổ biến ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra của Viện Nghiên Cứu Cây Ăn Quả Miền Nam, nước ta
có khoảng 100 giống xoài. Bảng dưới đây thể hiện đặc tính của một số giống xoài
phổ biến ở Việt Nam.
Bảng 2.2 Đặc điểm của một số giống xoài phổ biến ở Việt Nam
Tên xoài
Tuổi
cây
(năm)
Năng suất
(kg/cây/năm)
Trọng
lượng trái
(g)
Độ Brix (%)
Tỷ lệ khối
lượng
hột/trái (%)
Cát Hòa Lộc 20 100 – 150 400 – 500 22,9 9,2
Cát Chu 20 500 – 600 300 – 350 18,9 11
Ghép 10 100 – 150 300 – 350 17,7 18

Thanh Ca 20 150 – 200 200 – 250 18,2 14,5
Thơm 30 100 – 150 200 – 250 19,8 15,8
(Nguồn: [4, p 6])
2.1.3.1. Xoài Cát Hòa Lộc
Xoài Cát Hòa Lộc có xuất xứ từ Cái Bè (Tiền Giang) và Cái Mơn (Bến Tre).
Xoài Cát Hòa Lộc có kích thước lớn, trọng lượng trái 350 – 500 g. Xoài Cát Hòa
Lộc là một trong những giống xoài nổi tiếng nhất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Khi chín, vỏ quả có màu vàng chanh, thịt quả có màu vàng, ăn ngọt và thơm. Tuy
nhiên, giống xoài này ra hoa không đồng loạt, hơi khó đậu trái, vỏ mỏng nên rất dễ
5
6
bị dập nếu vận chuyển không cẩn thận. Thời gian từ khi ra hoa tới khi trái chín
trung bình khoảng 3,5 tháng.
2.1.3.2. Xoài Cát Chu
Có 2 loại: Cát Chu Đen có trọng lượng trung bình khoảng 450 g và Cát Chu
Trắng có trọng lượng trung bình khoảng 350 g. Đây là giống xoài xếp thứ nhì về
chất lượng sau xoài Cát Hòa Lộc. Giống xoài này có cơm dày, hạt nhỏ, không xơ,
ngọt, hương vị thơm ngon và dễ đậu trái.
2.1.3.3. Xoài Thanh Ca
Đây là một trong những giống xoài ngon được nhiều người ưa thích, được
trồng nhiều ở Bình Định, Cam Ranh (Khánh Hòa) và được trồng xen trong vùng
cây ăn quả ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Quả hình trứng, dài, nặng trung bình 250
– 380 g, màu vàng tươi rất bóng, ít xơ, nhiều nước, thơm ngọt.
2.1.3.4. Xoài thơm
Xoài Thơm được trồng nhiều ở Tiền Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ. Khối lượng
trái trung bình 250 – 300 g. Giống xoài Thơm đen có vỏ trái màu xanh đậm, giống
xoài Thơm trắng có màu nhạt hơn. Giống này cho năng suất cao và ổn định qua các
năm với sản lượng từ 150 – 200 kg/cây/năm. Trái cho chất lượng cao, thời gian từ
khi trổ hoa đến khi chín là 2,5 tháng.
2.1.3.5. Xoài Tượng

Đây là quả to nhất trong các giống xoài ở Việt Nam, có khối lượng 600 – 800
g/trái. Quả chín có màu vàng nhạt, ít xơ, ít nước, vị nhạt, hơi chua.
2.1.3.6. Xoài Voi
Thịt quả và vỏ quả màu vàng tươi, nhiều nước rất ngọt và thơm, mịn không có
mùi nhựa thông, quả tròn, trọng lượng trung bình 190 – 250 g. Tuy phẩm chất quả
khá nhưng vỏ mỏng, khó cất giữ và vận chuyển nên chỉ để tiêu thụ tại chỗ, hạt rất
to, tỷ lệ thịt thấp.
2.1.3.7. Xoài Bưởi (Xoài ghép)
6
7
Xuất xứ từ Cái Bè (Tiền Giang), trồng bằng hạt cho quả rất sớm (khoảng 2,5 –
3 năm kể từ khi gieo). Có 2 loại: xoài ghép xanh và xoài ghép nghệ có năng suất và
chất lượng như nhau, chỉ khác là xoài ghép nghệ khi quả già có màu vàng nghệ.
Trái hơi giống xoài Cát nhưng nhỏ hơn, khối lượng trái trung bình khoảng 250 –
350 g. Vỏ trái dày nên có thể vận chuyển xa dễ dàng. Mùi hôi của trái giảm dần khi
tuổi cây càng già. Giống này cho phẩm chất kém vì thịt nhão, hơi lạt và hôi.
2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ xoài
2.1.4.1. Tình hình trên thế giới
Xoài được xem là một trong những cây ăn quả quan trọng trên thế giới với
tổng diện tích khoảng 10.780.000 ha được trồng ở 93 nước. Theo FAO (2003) sản
lượng xoài trên thế giới đạt khoảng 27 triệu tấn và được xếp vị trí thứ 5 sau trái cây
có múi, nho, chuối và táo tây. Châu Á, Trung Nam Mỹ và Châu Phi là ba khu vực
sản xuất xoài chủ yếu trên thế giới. Khu vực sản xuất xoài lớn nhất thế giới là Châu
Á Thái Bình Dương với sản lượng là 10.780.000 tấn.
Bảng 2.3 Tình hình sản xuất xoài tại một số quốc gia trên thế giới
Quốc gia
Diện tích trồng
(ha)
Sản lượng (tấn) Xuất khẩu (tấn)
Ấn Độ 1.600.000 10.780.000 179.179

Trung Quốc 408.905 3.570.513 12.623
Thái Lan 270.000 1.700.000 8.098
Indonesia 158.894 1.526.474 559
Mehico 173.837 1.503.010 216.316
Pakistan 105 1.056.000 60.441
7
8
Philippin 1.552 1.006.180 38.436
Brazil 67 845 138.189
(Nguồn: FAO, 2003)
Mặc dù sản lượng xoài trên thế giới khá cao và tăng khá nhanh nhưng chỉ đáp
ứng nhu cầu nội địa. Do xoài chủ yếu xuất khẩu dưới dạng quả tươi, khó vận
chuyển và bảo quản. Vì vậy, số lượng xoài trao đổi trên thị trường thế giới không
nhiều. Thị trường tiêu thụ xoài lớn nhất hiện nay là Mỹ, kế đến là Châu Âu. Theo
thống kê của FAO (2003), các quốc gia xuất khẩu xoài lớn nhất hiện nay theo thứ tự
giảm dần là Mehico, Ấn Độ, Brazil, Pakistan và Philippin.
Nhìn chung thị trường xoài trên thế giới ngày càng phát triển, vì vậy nghiên
cứu phát triển công nghệ sau thu hoạch quả xoài để phục vụ cho xuất khẩu rất đáng
được quan tâm.
2.1.4.2. Tình hình trong nước
Theo thống kê của FAO (2003), Việt Nam có diện tích trồng xoài là 68.000 ha
với sản lượng 305.700 tấn.
Bảng 2.4 Tình hình sản xuất xoài ở Việt Nam
Địa phương
Diện tích Sản lượng
Ha % Tấn %
Cả nước 40.661 100 188.557 100
Đồng Bằng Sông Hồng 32 0,08 109 0,06
Đông Bắc 614 1,51 373 0,20
Tây Bắc 2496 6,10 7955 4,22

Bắc Trung Bộ 612 1,50 796 0,42
Duyên Hải Nam Trung Bộ 4190 10,30 14045 7,45
Tây Nguyên 534 1,31 2818 1,50
Đông Nam Bộ 12603 31,00 42812 22,70
Đồng Bằng Sông Cửu Long 19580 48,20 119649 63,45
(Nguồn: Niên Giám Thống Kê, 2002)
8
9
Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng vùng sản xuất xoài chủ yếu tập trung
ở Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện tích chiếm 48,20% và sản lượng chiếm
63,45% so với cả nước.
Sản lượng xoài xuất khẩu của nước ta còn rất thấp chỉ đạt 93 tấn trong năm
2003. Phần lớn xoài sản xuất ra được tiêu thụ ở thị trường nội địa, trong đó miền
Bắc tiêu thụ nhiều nhất. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chất lượng
xoài của Việt Nam chưa đồng đều, công nghệ sau thu hoạch của nước ta còn chưa
được quan tâm đúng mức nên chưa được thị trường thế giới tiếp nhận. Do đó, vấn
đề cấp thiết hiện nay là cần phải có nhiều hơn các nghiên cứu về công nghệ sau thu
hoạch để có thể giữ chất lượng rau quả tươi được tốt và lâu hơn [6, p 9].
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản
2.2.1. Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố quan trọng có tính chất quyết định đến chất lượng và thời
gian bảo quản rau quả. Nhiệt độ tăng (trong một phạm vi nhất định) thì tốc độ của
các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong thực phẩm tăng đồng thời khả năng hoạt
động của các vi sinh vật có trong thực phẩm cũng tăng. Nói chung, nhiệt độ bảo
quản càng thấp thì cường độ hô hấp càng thấp nên sự tổn thất, sự giảm phẩm chất
sản phẩm càng ít do các phản ứng sinh hóa và vi sinh vật gây hư hỏng sản phẩm bị
ức chế không xảy ra được hay tốc độ xảy ra rất thấp.
2.2.2. Độ ẩm tương đối của không khí
Độ ẩm tương đối của không khí trong môi trường bảo quản quyết định tốc độ
bay hơi nước của rau quả. Độ ẩm môi trường càng thấp, cường độ hô hấp và tốc độ

bay hơi nước càng cao, làm cho khối lượng tự nhiên của rau quả giảm đáng kể và bị
héo. Sự mất nước quá cao làm cho hoạt động của tế bào bị rối loạn, làm giảm khả
năng tự đề kháng bệnh lý và từ đó rau quả chóng hỏng. Ngược lại, độ ẩm tương đối
cao thì tốc độ bay hơi nước giảm nhưng lại tạo môi trường thuận lợi cho sự phát
triển của vi sinh vật.
9
10
Thông thường với loại rau quả có thời hạn tồn trữ ngắn thì duy trì độ ẩm
không khí ở 90 – 95% để chống sự bay hơi nước. Còn với các loại rau quả có khả
năng chống bốc hơi nước tốt hơn và tồn trữ được lâu hơn thì cần giảm độ ẩm xuống
80 – 90%.
2.2.3. Ánh sáng
Ánh sáng có tác dụng kích thích quá trình hô hấp và các quá trình trao đổi chất
nên phá hủy các chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin. Ánh sáng là một trong những
nguyên nhân làm giảm hàm lượng vitamin trong rau quả theo thời gian tồn trữ. Do
đó cần bảo quản rau quả ở chỗ râm mát hay bóng tối.
2.2.4. Thành phần khí quyển
Thành phần khí quyển tồn trữ có ảnh hưởng quan trọng đến đặc điểm và
cường độ hô hấp của sản phẩm. Tăng hàm lượng CO
2
và giảm O
2
trong khí quyển
có tác dụng hạn chế cường độ hô hấp cũng như các quá trình trao đổi chất. Khi hàm
lượng CO
2
tăng lên 3 – 5% và lượng O
2
giảm đi chỉ còn 16 – 18% thì thời gian tồn
trữ rau quả có thể tăng gấp 3 – 4 lần so với khi giữ ở khí quyển bình thường (0,03%

CO
2
, 21% O
2
, 79% N
2
). Nhưng nếu CO
2
tăng quá 10 % sẽ sinh ra quá trình hô hấp
yếm khí làm cho rau quả mất khả năng đề kháng tự nhiên dẫn đến sự thâm đen và
thối hỏng. Các giống, các loại rau quả khác nhau có sự thích hợp với thành phần khí
khác nhau. Các loại rau quả “bền CO
2
” thích hợp với nồng độ CO
2
cao, còn loại
“không bền CO
2
” thích hợp với nồng độ dưới 10 %.
2.2.5. Vi sinh vật
Vi sinh vật là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm chất
lượng trái cây trong quá trình tồn trữ do rau quả chứa hàm lượng nước cao, nhiều
dinh dưỡng là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật. Các hư hỏng
do vi sinh vật ở trái cây chủ yếu là do các loại nấm bệnh và vi khuẩn gây ra. Rau
quả thường nhạy cảm với nấm bệnh nhiều hơn là đối với vi khuẩn do trái cây chứa
một lượng acid đáng kể làm cho chúng có khả năng chống chịu tốt hơn đối với vi
10
11
khuẩn. Tuy nhiên, khi trái cây chín, giá trị pH tiến gần về mức trung hòa làm cho
rau quả trở nên rất nhạy cảm với mọi loại vi sinh vật.

2.3. Các kết quả nghiên cứu về bảo quản xoài
2.3.1. Nguyên tắc chung trong bảo quản rau quả
Thực chất của các phương pháp bảo quản là sự điều chỉnh các quá trình sinh
học xảy ra trong rau quả tươi cũng như trong vi sinh vật, để kéo dài thời gian bảo
quản rau quả cần phải:
- Thứ nhất là kìm hãm hoạt động sống tức là làm chậm quá trình chín của
rau quả.
- Thứ hai là ngăn ngừa, loại bỏ hoạt động của vi sinh vật.
2.3.2. Các phương pháp bảo quản xoài
2.3.2.1. Bảo quản ở điều kiện thường
Điều kiện thường là điều kiện nhiệt độ và ẩm độ không khí bình thường của tự
nhiên, tùy thuộc vào sự biến động của thời tiết. Phương pháp này chỉ bảo quản được
rau quả trong một thời gian ngắn. Rau quả nào có cường độ hô hấp càng thấp thì
thời gian bảo quản càng lâu. Muốn kéo dài thời gian bảo quản ở điều kiện thường
thì phải thông gió tự nhiên để giúp nhiệt độ, ẩm độ không khí và thành phần khí
trong kho bảo quản ít bị thay đổi do hô hấp của rau quả.
2.3.2.2. Bảo quản lạnh
Đây là phương pháp bảo quản rau quả phổ biến nhất hiện nay [13, p 395].
Nhiệt độ thấp là cần thiết để giảm hoạt động trao đổi chất, trì hoãn quá trình chín và
lão hóa, giảm sự mất nước, ức chế hoạt động của vi sinh vật và côn trùng nên duy
trì được chất lượng và thời gian sau thu hoạch [27, p 79]. Nhưng phải tránh được
hiện tượng tổn thương lạnh, đặc biệt đối với các loại trái cây nhiệt đới. Xoài được
khuyến cáo bảo quản ở nhiệt độ 7 – 13
0
C và độ ẩm tương đối của không khí là 90 –
95% [23, p 75].
2.3.2.3. Bảo quản trong môi trường khí quyển có kiểm soát (CA – Controlled
Atmosphere)
11
12

Đây là phương pháp bảo quản rau quả tươi trong môi trường tồn trữ có thành
phần khí được kiểm soát chính xác và duy trì ở một giá trị ổn định khác với khí
quyển bình thường. Thành phần khí trong môi trường khí quyển có kiểm soát có
nồng độ O
2
thấp hơn và CO
2
cao hơn so với khí quyển bình thường nhằm làm chậm
hoạt động trao đổi chất, quá trình chín, ức chế và kiểm soát hoạt động của sâu bệnh
hại sau thu hoạch nên kéo dài được thời gian bảo quản rau quả sau thu hoạch. Xoài
có khả năng chịu đựng nồng độ O
2
tối thiểu là 3% và nồng độ CO
2
tối đa là 5% [23,
p 76].
2.3.2.4. Bảo quản bằng hóa chất
Khi sử dụng hóa chất phù hợp, rau quả có thể bảo quản được dài ngày ngay cả
ở nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, nếu kết hợp xử lý hóa chất với bảo quản lạnh thì
sẽ làm tăng hiệu quả bảo quản. Các hóa chất được sử dụng có thể là các chất có khả
năng ức chế sự sinh trưởng của rau quả (tức là làm chậm quá trình chín của rau quả,
ví dụ như GA3 (Gibberrellic acid), calcium nitrate và calcium chloride được áp
dụng trên xoài), các chất ức chế sự phát triển của vi sinh vật. Nhưng việc xử lý hóa
chất có thể làm biến đổi phần nào chất lượng của rau quả, tạo mùi vị không tốt và
có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong số các hóa chất được phép sử
dụng thì LonLife 20L và chlorine đang được nghiên cứu rộng rãi để xử lý bệnh trên
các loại rau quả sau thu hoạch. Chi tiết về LonLife 20L và chlorine sẽ được trình
bày trong phần sau.
2.3.2.5. Bảo quản bằng phương pháp vật lý
a. Kỹ thuật xử lý nhiệt

Nhiệt dùng để xử lý rau quả có thể là nước nóng, hơi nước nóng hoặc không
khí nóng. Tác dụng chính của việc xử lý nhiệt là để phòng trừ sâu bệnh hại trên rau
quả sau thu hoạch. Xoài được nhúng trong nước nóng ở 55
0
C / 3 – 5 phút để phòng
trị bệnh thán thư.
b. Kỹ thuật chiếu tia bức xạ ion hóa
12
13
Nguyên lý của phương pháp này là khi chiếu các tia bức xạ ion hóa vào rau
quả tươi thì nó vừa có tác dụng tiêu diệt vi sinh vật, vừa có tác dụng ức chế các quá
trình chín (quá trình trao đổi chất) của rau quả. Nhờ đó làm tăng thời gian bảo quản
rau quả. Xoài thường được chiếu xạ với liều lượng 0,15 đến 0,3 KGy để đình trệ
quá trình chín và tiêu diệt côn trùng. Khi chiếu xạ dưới 1000 Gy chỉ tiêu diệt được
những bệnh hại phụ không quan trọng trên trái xoài. Nhưng xoài thường bị tổn
thương khi chiếu xạ với liều lượng trên 0,5 KGy [27, p 56]. Do đó, người ta thường
kết hợp phương pháp xử lý nhiệt với chiếu xạ ở liều lượng thấp (0,075 – 0,75 KGy)
để chống những bệnh sau thu hoạch như bệnh thán thư, thối cuống trái, ruồi đục
trái… và làm chậm quá trình chín, lão hóa trên trái xoài [22, p 348].
2.3.2.6. Bảo quản bằng bao bì và màng bao
Có tác dụng kéo dài thời gian bảo quản rau quả tươi do tạo ra một môi trường
có thành phần khí thay đổi bên trong và ngăn cản sự trao đổi ẩm với môi trường bên
ngoài.
a. Bao bì tổng hợp
Khi bảo quản rau quả tươi, người ta thường sử dụng những loại vật liệu bao bì
sau:
- Polyethylene (PE) có 2 loại là LDPE (Low Density Polyethylene) và
HDPE (High Density Polyethylene).
- Polypropylene (PP).
- Polystyrene (PS).

- Polyvinylchloride (PVC).
- Polyvinylidene chloride (PVDC).
- Ethylvinyl alcohol (EVOH).
- Ethylenevinyl acetate (EVA).
Tính thấm của bao bì thay đổi tùy thuộc vào bề dày và loại vật liệu bao bì. Tùy theo
thể tích của nguyên liệu so với thể tích túi, độ chín của quả, nhiệt độ bảo quản, tính
thấm và độ dày của bao bì… mà chất lượng nguyên liệu bảo quản sẽ khác nhau.
13
14
Ketsa và Raksritong (1992) đã tiến hành thí nghiệm bảo quản xoài Nam Dok
Mai ở 10
0
C, đối với xoài không chứa trong bao PVC bị tổn thương lạnh sau 24 ngày
bảo quản trong khi xoài chứa trong bao PVC có thể bảo quản được 28 ngày. [24, p
89]
b. Màng sinh học
Trong công nghệ bảo quản rau quả tươi, nhiều tác giả đã thành công trong việc
sử dụng chitosan để bảo quản dâu tây, cà chua, xoài… Trần Ngọc Hồng (2005) đã
tiến hành bảo quản xoài ghép nghệ bàng màng bao chitosan và loại chitosan có độ
deacetyl hóa 85% DD và trọng lượng phân tử 1,15 MD cho kết quả tốt. Nguyễn
Hoàng Trang (2006) đã tiến hành bảo quản xoài Cát Hòa Lộc bằng màng bao
chitosan loại 85% DD_1,15 MD và nồng độ chitosan 0,5% cho kết quả tốt nhất.
2.3.3. Bệnh hại trên xoài sau thu hoạch
2.3.3.1. Bệnh thán thư
Bệnh do nấm mốc Collectotrichum gloeosporioides gây ra. Bệnh này được
phát hiện trên nhiều loại cây ăn trái, nhưng trên cây xoài bệnh này gây hại nghiêm
trọng nhất. Nấm bệnh tấn công các phần cành, lá, hoa và trái của cây. Trên trái, lúc
đầu đốm bệnh chỉ là những chấm nâu nhỏ, sau đó đen dần và lõm xuống, vỏ trái có
thể bị thối.
Trên trái triệu chứng thường thể hiện rõ khi trái chín, vỏ trái bắt đầu là những

đốm nhỏ như đầu kim, màu nâu sẫm đến đen, hình dạng khác nhau. Dần dần các vết
bệnh lớn lên và dính lại với nhau, các tế bào bệnh sẽ bị khô chai sượng, thối.
Bệnh thán thư phát triển một cách nhanh chóng sau khi thu hoạch bởi vì quả
mất bản chất đề kháng của chúng trong suốt quá trình chín. Bệnh phát triển sau thu
hoạch được gây nên bởi sự nhiễm bệnh của quả trên cây trước thu hoạch, nấm bệnh
có thể còn sót lại nằm im hoặc tiềm tàng trong trái xanh trong khoảng nhiều tháng
[20, p 1].
Nấm bệnh phát triển mạnh ở những nơi có lượng mưa nhiều và ẩm độ cao.
Nấm bệnh tập trung nhiều ở cuống trái hay xếp thành sọc ở chóp trái, điều này cho
14
15
thấy bào tử nấm chảy theo nước để lây lan đi. Nấm bệnh có thể xâm nhập vào quả
thông qua những vết thương, biểu bì và độ mở tự nhiên của bề mặt trái [27, p 46].

2.3.3.2. Bệnh thối cuống trái do nấm Diplodia
Bệnh do nấm Diplodia natalensis gây ra, là bệnh quan trọng thứ 2 trên xoài
sau bệnh thán thư. Bệnh thường bắt đầu làm thối phần thịt nơi gần cuống trái nhưng
cũng có thể tấn công bất cứ phần nào của trái và có màu nâu sậm, vết bệnh lan dần
làm thối cả quả, trái có thể bị thối đen trong 2 – 3 ngày, nhất là khi trời ẩm, phần
thịt bên trong vết thối bị mềm, có màu nâu. Nấm bệnh thường lưu tồn trên cành, lá
và vỏ thân cây bệnh. Khi có mưa, bào tử sẽ lan truyền và xâm nhiễm vào cuống trái,
nhất là khi cuống trái đã rụng đi. Bệnh thường tấn công trên những vết thương do
thu hoạch hoặc thao tác sau thu hoạch. Sự nhiễm bệnh có thể hạn chế nếu chừa lại
cuống trái khoảng 1 – 2 cm [27, p 46].
Hình 2.1 Bệnh thán thư trên xoài
15
16

2.3.3.3. Thối trái do mốc đen
Bệnh này do nấm Aspergillus niger gây ra. Bào tử nấm có trong không khí và

đất, nhiễm vào trái qua các vết thương. Khi trái bị nhiễm bệnh xuất hiện các vết
đốm màu xám, bất dạng, vết bệnh có thể liên kết tạo thành vùng thối nâu sậm hay
đen và vỏ trái bị thối mềm, lõm xuống.
2.3.3.4. Bệnh thối rửa trái
Bệnh do nấm Rhizopus stolonifer, làm cho trái bị thối mềm, ướt nước và chảy
rữa. Bệnh bắt đầu với những chấm xám nhạt nhỏ ở vỏ trái và lan rộng ra cả vỏ và
thịt trái một cách nhanh chóng. Bào tử nấm thường có trong không khí và nhiễm
vào những vết thương của quả, bệnh phát triển mạnh khi tồn trữ trái trong điều kiện
nóng ẩm.
2.3.3.5. Ruồi đục trái (Bactrocera spp.)
Hình 2.2 Bệnh thối cuống trái trên xoài do nấm Diplodia
Hình 2.3 Bệnh thối trái trên xoài do mốc đen
16
17
Bệnh ruồi đục trái chỉ biểu hiện khi trái đã chín. Lúc trái còn xanh thì các ấu
trùng ruồi chỉ xâm nhập nhưng chưa phát triển mạnh. Ruồi đẻ trứng vào vỏ quả gần
chín, ấu trùng nở ra đục vào trong gây hại làm cho quả bị rụng, nơi bị hại có vết
thâm, khi ấn nhẹ nước sẽ chảy ra.
Ruồi đục quả là đối tượng kiểm dịch của các nước như Mỹ, Nhật, Úc… Ruồi
đục quả không chỉ gây hại trên xoài mà còn gây hại trên nhiều cây khác như mận,
ổi, nhãn, chôm chôm, thanh long…
2.4. Biện pháp xử lý bệnh và vật liệu tạo màng dùng trong thí nghiệm
2.4.1. Chần (xử lý nhiệt)
Việc nhúng trái cây có múi vào trong nước nóng để phòng trừ bệnh thối rữa đã
báo cáo trong những năm 1920 (Fawcett, 1992) và trong suốt những thập kỷ sau,
việc nhúng quả trong nước nóng đã được ứng dụng trên những rau quả khác nhau
[21, p 190].
Việc xử lý nước ấm ở 55
0
C / 5 phút có thể kiểm soát bệnh thán thư trên xoài.

Việc nhúng nước ấm làm mất màng sáp trên bề mặt xoài và làm sạch đất cát, vết
dính.
Chần có tác dụng diệt được trứng hay ấu trùng ruồi đục trái và hạn chế sự phát
triển của bệnh thán thư. Tuy nhiên có một số bất lợi khi xử lý nhiệt:
Hình 2.4 Ruồi đục trái trên xoài
17
18
- Gây tổn thương nhiệt: Nếu nhiệt độ và thời gian xử lý không thích hợp có
thể gây hiện tượng dộp hay phỏng vỏ trái và có thể ảnh hưởng đến chất lượng bên
trong trái.
- Không có hiệu quả đối với tác nhân gây bệnh thứ hai.
- Thúc đẩy quá trình lão hóa.
- Có thể làm mất mùi và vị của rau quả.
2.4.2. Chlorine
Chlorine là chất oxy hóa mạnh, có tính độc đối với tất cả các sinh vật, được sử
dụng để khử trùng nước, hồ bơi và dụng cụ. Chlorine có tác dụng tiêu diệt hoặc bất
hoạt vi khuẩn, nấm men, nấm mốc và virus.
Trong môi trường nước, chlorine tồn tại ở 2 dạng HOCl và OCl‾ và ở trạng
thái cân bằng nhau:
HOCl ↔ H
+
+ OCl‾ (2.1)
Trong đó, HOCl độc đối với sinh vật gấp một trăm lần so với OCl‾. Khi pH môi
trường thấp, dạng HOCl chiếm ưu thế, ngược lại khi pH môi trường cao OCl‾
chiếm ưu thế. Vì vậy, chlorine có hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật trong môi trường pH
thấp hơn môi trường pH cao.
Trong công nghệ sau thu hoạch rau quả tươi, chlorine được sử dụng để tiêu
diệt vi sinh vật, loại bỏ độc tố trên bề mặt rau quả sau thu hoạch. Hiện nay có 3
dạng chlorine cho phép sử dụng trên rau quả tươi gồm:
- Khí chlorine (Cl

2
): rẻ nhất nhưng phải có hệ thống điều khiển bơm tự
động để đúng nồng độ.
- Calcium hypochloride (CaCl
2
O
2
): là dạng chlorine phổ biến nhất để khử
trùng rau quả tươi và nước rửa rau quả tươi. Ngoài tác dụng sát khuẩn mạnh (trừ
được bệnh thán thư), CaCl
2
O
2
còn có tác dụng tăng thời gian bảo quản và sức đề
kháng của rau quả bằng cách gắn Ca vào vách tế bào rau quả nên làm cho vách tế
bào vững chắc hơn và giảm tính thấm của màng, kết quả là làm chậm quá trình chín
và lão hóa.
18
19
- Sodium hypochloride (NaOCl) là dạng chlorine được sử dụng phổ biến,
có thành phần chất hữu hiệu thấp hơn CaCl
2
O
2
do ở dạng lỏng, bởi vì dạng rắn dễ
phản ứng với nước và giải phóng khí chlorine.
Trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng calcium hypochloride (CaCl
2
O
2

) có thành phần
gồm 70% chất hữu hiệu.
Chlorine thường được sử dụng ở nồng độ 50 – 200ppm (www.fpfaraday.com).
Vi khuẩn gây hư hỏng và gây bệnh bị tiêu diệt trong khoảng vài giây. Nhưng nấm
men gây hư hỏng và bào tử nấm mốc phải vài phút.
2.4.3. LonLife 20L
Theo Citrex INC - Mỹ thì LonLife 20L là một chất sát khuẩn có nguồn gốc
hữu cơ được dùng để hạn chế và tiêu diệt bệnh hại trên rau quả trước và sau thu
hoạch.
- Trước thu hoạch: hạn chế tác hại của các vi khuẩn (Erwinia,
Pseudomonas, Xanthomonas, Agribacterium, Corynebacterium), nấm bệnh
(Ascochyta, Fusarium, Botrytis, Alternaria, Rhizoctonia, Pythium, Sigatoka,
Cerospora, Septoria, Stemplylium, Peronospora, Sphaerotheca).
- Sau thu hoạch: LonLife 20L được dùng để kéo dài thời gian bảo quản rau
quả bằng cách làm chậm sự phân hủy của rau quả, tiêu diệt vi sinh vật, làm lành các
tổn thương vật lý, giảm tác động của stress trên rau quả.
Thành phần của LonLife 20L gồm acid ascorbic, acid citric, acid lactic và chất
độn (glycerin, nước…). LonLife 20L là hợp chất không bay hơi, có thể hoạt động ở
pH kiềm hoặc acid.
LonLife 20L tác dụng lên vi sinh vật rất nhanh chỉ cần 1 – 5 phút và hiệu lực
tác động khá lâu. LonLife 20L giảm tác động của vi sinh vật gây bệnh bằng cách
trực tiếp phá hủy vách tế bào và gián tiếp như một chất kích thích sinh học của
những cơ chế bảo vệ tự nhiên của cây. Thường sử dụng nồng độ 100 – 2000ppm.
LonLife 20L không gây ảnh hưởng đến cấu trúc DNA và bất cứ cơ quan nào khác
của tế bào, nó chỉ tác dụng trên vách tế bào vì vậy LonLife 20L không phải là chất
19
20
gây đột biến hay gây ung thư (Vì vậy rất khó để cho vi khuẩn tạo ra dòng kháng
thuốc).
Xoài thường được ngâm trong dung dịch LonLife 20L có nồng độ 0,5 – 0,6%

từ 1 – 3 phút. (www.hagro.com.vn/index.php? )
2.4.4. Màng chitosan
Chitosan là hợp chất sinh học cao phân tử, được sản xuất từ chitin nhờ phản
ứng deacetyl hóa tách gốc acetyl ra khỏi nhóm acetamide ở vị trí carbon thứ hai của
chitin và hình thành nhóm amine. Chitin có nhiều trong vỏ tôm, mai cua, vỏ các loài
giáp xác… Trong thực tế không có sản phẩm nào đạt 100% chitin hoặc 100%
chitosan, để đánh giá mức độ khác nhau của chitin và chitosan người ta dùng khái
niệm độ Acetyl hóa (DA) hoặc độ Deacetyl hóa (DD). Thực chất đây là sự khác
nhau về hàm lượng nhóm – NHCOCH
3
và nhóm NH
2
trong chitin và chitosan. Nếu
sản phẩm có độ DA lớn hơn 50% (DD nhỏ hơn 50%) là chitin và ngược lại là
chitosan. Trong thí nghiệm, chúng tôi sử dụng loại chitosan có độ deacetyl hóa là
85% DD.
Ngoài ra, chitosan dễ hòa hợp với cơ thể sinh học, khả năng tự phân hủy và
tạo thành màng mỏng có tính bán thấm, có tính kháng nấm nên được ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực khác nhau như y học (chữa bỏng, chăm sóc vết thương…),
công nghiệp dệt, giấy, mỹ phẩm, bảo vệ môi trường, công nghệ bao bì vì tính an
toàn cho người và môi trường. Trong công nghệ bảo quản rau quả tươi, chitosan
được ứng dụng để bảo quản dâu tây, cam, nhãn, xoài, cà chua…
2.4.5. Màng Freshcare
Màng Freshcare là một dạng màng sinh học do Trung tâm nghiên cứu bảo
quản và chế biến rau quả đang nghiên cứu.
20
21
Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đề tài được thực hiện từ 05/04/2010 đến 17/06/2010, tại Trung Tâm Nghiên

Cứu Bảo Quản và Chế Biến Rau Quả, Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM.
3.2. Vật liệu, hóa chất và thiết bị dùng để nghiên cứu
21
22
3.2.1. Vật liệu
Xoài Cát Hòa Lộc được mua tại chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tam Bình,
Quận Thủ Đức TP.HCM. Xoài được chọn lựa kỹ để đạt được độ đồng đều về kích
thước và độ chín. Chọn trái xoài có vỏ quả màu xanh chưa xuất hiện màu vàng.
Hóa chất xử lý bề mặt: chlorine, Lonlife 20L.
Vật liệu tạo màng:
- Chitosan: dạng vảy, được mua tại Trường Đại Học Thủy Sản Nha Trang
loại 85% DD_1,15 MD.
- Freshcare: là một dạng màng sinh học do Trung tâm nghiên cứu bảo quản
và chế biến rau quả đang nghiên cứu.
3.2.2. Hóa chất sử dụng
Acid acetic, NaOH 0,1 N, phenolphthalein.
3.2.3. Thiết bị sử dụng
Kho lạnh.
Dụng cụ đo độ cứng Penetrometer.
Khúc xạ kế (0-32%).
Thiết bị xử lý nhiệt.
3.3. Phương pháp thí nghiệm
Hình 3 Xoài nguyên liệu
22
23
3.3.1. Thí nghiệm 1 – Khảo sát hiệu quả xử lý bệnh của một số biện pháp vật lý
và hóa học trên xoài xoài bảo quản ở nhiệt độ phòng (30
±
2
0

C).
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên, 6 nghiệm thức với 5 lần lặp lại.
- Nghiệm thức 1: chần 55
0
C / 5 phút.
- Nghiệm thức 2: chlorine 100ppm.
- Nghiệm thức 3: chlorine 200ppm.
- Nghiệm thức 4: Lonlife 20L 0.5%.
- Nghiệm thức 5: LonLife 20L 0.75%.
- Nghiệm thức 6: LonLife 20L 1%.
- Nghiệm thức 7: đối chứng (rửa nước).
- Tổng số đơn vị thí nghiệm: 7 x 5 = 35 (trái).
Phương pháp tiến hành:
- Xoài Cát Hòa Lộc mua tại chợ đầu mối được đưa về phòng thí nghiệm
chọn trái có độ chín đồng đều, sau đó rửa bằng nước sạch. Áp dụng các biện pháp
xử lý bệnh rồi để ráo tự nhiên trong phòng. Xoài được nhúng trong dung dịch
chlorine và LonLife 20L ở các mức nồng độ khảo sát trong 5 phút. Dùng nước nóng
55
o
C để xử lý trái trong 5 phút. Sau đó, xoài được bọc giấy và bảo quản trong thùng
carton ở nhiệt độ phòng.
- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Sự phát triển của nấm bệnh gồm:
• Tỷ lệ trái bệnh (%).
• Mức độ bệnh (phân cấp bệnh).
+ Đánh giá cảm quan: màu sắc, độ tươi.
23
24
+ Tỉ lệ giảm khối lượng (%).

- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu:
+ Khối lượng trái, đánh giá cảm quan và sự tiến triển của bệnh được theo
dõi ở ngày bảo quản thứ 3, 6, 8, 9, 10.
+ Đo tổng diện tích vết bệnh trên bề mặt trái (cm
2
) và ghi nhận sự xuất
hiện những bệnh hại.
3.3.2. Thí nghiệm 2 – Đánh giá hiệu quả của các loại màng bao lên chất lượng
của xoài Cát Hòa Lộc bảo quản ở 10
±
1
0
C.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm một yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu
nhiên, 6 nghiệm thức với 4 lần lặp lại.
- Nghiệm thức 1: màng chitosan 0.5%.
- Nghiệm thức 2: màng chitosan 1%.
- Nghiệm thức 3: màng Freshcare 0.2%.
- Nghiệm thức 4: màng Freshcare 0.4%.
- Nghiệm thức 5: màng Freshcare 0.6%.
- Nghiệm thức 6: đối chứng (bao giấy).
- Tổng số đơn vị thí nghiệm: 6 x 4 x 5 = 120 (trái).
Phương pháp tiến hành:
- Chọn trái có độ chín đồng đều, rửa bằng nước sạch, sau đó xử lý bệnh
theo biện pháp được đề nghị ở thí nghiệm 1. Sau đó, xoài được nhúng vào các dung
dịch chitosan và Freshcare trong 5 phút. Để khô. Bọc giấy và đóng thùng carton.
Bảo quản ở 10
o
C. Theo dõi chất lượng trong 37 ngày, định kỳ theo dõi các chỉ tiêu ở
ngày bảo quản thứ 16, 24, 32, 35, 37.

- Chỉ tiêu theo dõi:
+ Sự phát triển của nấm bệnh gồm:
• Tỷ lệ trái bệnh (%).
• Mức độ bệnh (phân cấp bệnh).
• Tổn thương lạnh (%).
24
25
+ Đánh giá cảm quan.
+ Tỉ lệ giảm khối lượng (%).
+ Độ cứng (kg/cm
2
).
+ Độ Brix (%).
+ Acid tổng số (%).
- Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu thí nghiệm:
+ Các chỉ tiêu: độ Brix, acid tổng số, độ cứng được theo dõi trong các
ngày bảo quản thứ 16, 24, 32. Các chỉ tiêu: tỷ lệ giảm khối lượng, sự phát triển của
nấm bệnh, đánh giá cảm quan được theo dõi trong các ngày bảo quản thứ 16, 24,
32, 35, 37.
+ Riêng sau 35 ngày bảo quản ở nhiệt độ 10
0
C, xoài được đưa ra bảo
quản 2 ngày ở nhiệt độ phòng.
3.4. Phương pháp phân tích
3.4.1. Tỷ lệ giảm khối lượng (%)
Tỷ lệ giảm khối lượng = x 100
3.4.2. Sự phát triển của nấm bệnh
Sự phát triển của nấm bệnh được đánh giá bằng cách xác định tỷ lệ trái bệnh
(%) và đo tổng diện tích vết bệnh thán thư trên bề mặt trái xoài. Đối với các bệnh
hại khác, chúng tôi chỉ ghi nhận sự xuất hiện cùng với việc xác định tên bệnh dựa

trên tài liệu. Ngoài ra, trong quá trình bảo quản lạnh chúng tôi còn xác định tỷ lệ
trái bị tổn thương lạnh (%).
3.4.2.1. Tỷ lệ trái bệnh (%)
Tỷ lệ trái bệnh được tính thông qua số trái xuất hiện bệnh tại thời điểm quan
sát so với số trái ban đầu.
Số trái xuất hiện bệnh
Số trái quan sát ban đầu
Khối lượng đầu - Khối lượng sau
Khối lượng đầu
25

×