Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

SKKN Phương pháp dạy thơ Đường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.92 KB, 39 trang )

MỤC LỤC
VĂN BẢN THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG PTTH 2
A. KHÁI QUÁT CHUNG 2
I. Tác giả và tác phẩm 2
1. Lí Bạch và “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” 2
1.1 Lí Bạch 2
1.2 Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” 5
2. Đỗ Phủ và “Thu hứng” 6
2.1 Đỗ Phủ 6
2.2 Bài thơ “Thu hứng” 10
3. Thôi Hiệu và “Hoàng Hạc Lâu” 11
3.1 Thôi Hiệu 11
3.2 Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu” 11
B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ
TRƯỜNG PTTH 13
1. Phương pháp đọc diễn cảm 13
2. Phương pháp so sánh, đối chiếu 14
3. Phương pháp dạy học trực quan 15
4. Phương pháp phân tích 16
5. Phương pháp thảo luận nhóm 17
6. Phương pháp tích hợp 17
C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
PTTH 21
I. “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” 21
II. “Thu hứng” 27
III. “Hoàng Hạc lâu” 31
KẾT LUẬN 37
VĂN BẢN THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
PTTH
A. KHÁI QUÁT CHUNG
I. Tác giả và tác phẩm


1. Lí Bạch và “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”
1.1 Lí Bạch
Lý Bạch (tiếng Trung: 李白; bính âm: Lǐ Bái / Lǐ Bó; 701- 762) là một trong
những nhà thơ danh tiếng nhất thời thịnh Đường nói riêng và Trung Hoa nói
chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên.
Lý Bạch ở Lũng Tây, Cam Túc suốt thời thơ ấu, được mẹ dạy cho chữ Tây
Vực, cha dạy cho Kinh Thi, Kinh Thư, đến 10 tuổi đã thông thạo và thích làm thơ.
Gia đình giàu có, nên từ nhỏ Lý Bạch đã tha hồ đi đây đi đó cùng cha. Ông tỏ ra rất
thích, chí hướng của ông sau này không phải quan trường, mà là thơ túi rượu bầu,
thong dong tiêu sái. Đến năm 10 tuổi gia đình chuyển về huyện Chương Minh, Tứ
Xuyên. Tại đây Lý Bạch say mê học kiếm thuật, trong một thời gian ngắn, tài múa
kiếm và tài thơ của ông được bộc lộ rõ rệt. 15 tuổi ông đã có bài phú ngạo Tư Mã
Tương Như, bài thơ gửi Hàn Kinh Châu, khá nổi tiếng. Lúc 16 tuổi danh tiếng đã
nổi khắp Tứ Xuyên, thì ông lại phát chán, bèn lên núi Đái Thiên Sơn học đạo, bắt
đầu cuộc đời ẩn sĩ.
Làm ẩn sĩ trên núi được 2 năm, ông lại hạ sơn, bắt đầu làm hiệp sĩ, đi lùng hết các
thắng cảnh ở Hà Bắc, Giang Tây, Tràng An Bạn đồng hành với ông lúc này
là Đông Nham Tử, nhưng chỉ đi chung được 1 năm. Đến năm 20 tuổi Lý Bạch đã
đi khắp nước Thục, ông lại về Tứ Xuyên với gia đình, chuẩn bị tiền đi đường và
tiền mua rượu cho cuộc hành trình sắp tới. Ông đến làm dưới trướng của thứ sử Ích
Châu Tô Dĩnh, được ông này khen là thiên tài, "có thể sánh với Tư Mã Tương
Như".
Năm 723, Lý Bạch mặc áo trắng, đeo một bầu rượu lớn, chống kiếm lên đường
viễn du. Trong khoảng ba năm, ông đã tham quan hầu hết cảnh đẹp Trung Hoa,
như là hồ Động Đình, sông Tương, Kim Lăng, Dương Châu, Ngô Việt, Giang
Hạ Đến năm 726, ông đến Vân Mộng kết duyên cùng cháu gái của Hứa tướng
công. Thời gian này tài năng thơ bắt đầu nở rộ. Đến 30 tuổi thì tiếng tăm đã vang
đến triều đình. Được mời đi làm quan, nhưng ông không nhận.
Năm Khai Nguyên thứ 23 (735), ông đi chơi ở Thái Nguyên, gặp Quách Tử
Nghi đang ở tù, ông xin giúp, Quách liền được thả. Ông lại dẫn vợ rong chơi qua

nước Tề, Lỗ, rồi định cư ở Nhiệm Thành. Đến đây Lý Bạch lại được Khổng Sào
Phủ, Hàn Chuẩn, Bùi Chính, Đào Cái, Trương Thúc Minh - những ẩn sĩ đương thời
- rủ lên núi Tồ Lai thưởng ngoạn, rồi say sưa ở Trúc Khê. Nhóm này được người ta
gọi là "Trúc Khê lục dật".
Năm 741, Lý Bạch lại một phen từ bỏ gia đình, vợ con, ông đến Hồ Nam rồi Giang
Tô, Sơn Đông đi đến đâu danh tiếng lan ra đến đó.
Năm đầu niên hiệu Thiên Bảo (742), ông đến Cối Kê, cùng đạo sĩ Ngô Quân ở ẩn
tại Thiểm Trung. Sau đó cùng bạn về Trường An, ở đây ông gặp thái tử tân
khách Hạ Tri Chương, trở nên đôi bạn rượu-thơ thân thiết. Ông được Hạ Tri
Chương tiến cử lên vua Đường Minh Hoàng, vua Đường nghe danh đã lâu nên rất
thích, vời vào điện Kim Loangiao việc thảo thư từ, sau được phong làm Hàn Lâm,
chuyên giữ việc mật. Được vua Đường và Dương Quý Phi yêu thích. Tại đây, cùng
với Hạ Tri Chương, Thôi Tông Chi,Vương Tiến, Tô Tần, Trương Húc, Tiêu
Toại, Lý Thích Chi hợp thành nhóm "Tửu trung bát tiên".
Đến năm 745, do lối sống của ông gàn dở bê bối, say xỉn suốt ngày, lại bị Dương
Quốc Trung gièm pha nên Dương Quý Phi cũng phát ghét, chỉ trích luôn luôn làm
Đường Minh Hoàng khó xử. Lý Bạch nhận thấy sự đó, cộng với lòng đam mê du
lãm đang trỗi dậy, ông liền từ biệt vua Đường. Vua rất buồn, nhưng cũng chiều
theo, lại tặng thêm rất nhiều vàng nhưng thi nhân không nhận, cuối cùng trao cho
ông quyền uống rượu miễn phí tại bất cứ quán rượu nào đi qua, tiền rượu sẽ do
ngân khố thanh toán.
Trong 10 năm kể từ lúc rời cung, Lý Bạch tha hồ uống rượu và đi chơi, ông
từng qua Triệu, Nguỵ, Tề, Tần, Lương, Tống, các vùng Bân, Kỳ, Thương, Ư, Lạc
Dương, các sông Hoài, sông Tứ Do đi quá nhiều nên ông cũng quen biết và thân
thiết với rất nhiều, trong đó có Đỗ Phủ, Sầm Tham, Mạnh Hạo Nhiên, Cao Thích
Năm Thiên Bảo thứ 13 (755), ông quen với Nguỵ Hạo ở Quảng Lăng, hai người
cùng xoã tóc đi thuyền vào sông Tần Hoài. Sau đó đến Tuyên Thành. Tháng 11
năm này có loạnAn Lộc Sơn, Lý Bạch liền về Lư Sơn, ở ẩn tại Bình phong điệp.
Năm (56 tuổi), tiết độ sứ Vĩnh Vương Lân đến tận núi mời ông về phủ. Lý Bạch
đành phải đi theo. Đến khi Lân làm phản bị bắt, Lý Bạch chạy trốn nhưng không

thoát, lúc sắp bị tử hình có Tuyên Uý đại sứ Thôi Chi Hoán với ngự sử trung thừa
Tống Nhược Tư đem giấu đi. Sang năm 757 bị triều đình bắt lại, lúc này người
từng được Lý Bạch cứu khi xưa là Vương Chi Hoán ra sức giải oan, ông được
giảm xuống tội đi đày.
Năm 758, trên đường đi đày ba vùng Dạ Lang, Động Đình, Tam Giáp, Lý Bạch
được tha, liền đi xuống phía đông đến Hán Dương, tiếp tục cuộc ngao du đây đó,
tuy nhiên tuổi già, sức yếu, ông đành đến Đang Đồ, ở nhờ anh họ là Lý Dương
Băng. Thời kỳ sau của Lý Bạch ít được chú ý, đến khi Đường Đại Tông - một
người yêu thơ Lý Bạch - lên ngôi thì ông đã không còn nữa rồi. Có người bảo ông
chết do bệnh, nhưng trong dân gian còn lưu truyền một chuyện đẹp đẽ về cái chết
của Lý Bạch:
Tại sông Thái Trạch, huyện Đang Đồ, trong một đêm rằm, Lý Bạch đang say xỉn
trên bờ sông, thấy trăng in đáy nước đẹp quá, liền nhảy xuống với bắt mà chết
đuối. Nơi đó có một cái đài, người sau đặt tên là Tróc nguyệt đài (Đài bắt trăng).
Chuyện này được Đỗ Phủ, Vương Định Bảo, Hồng Dung Trai ghi lại.
Có nhiều bằng chứng lịch sử nêu rằng Lý Bạch đã tự tử (bài thơ tuyệt mệnh của
ông).
1.2 Bài thơ “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”
- Chữ Hán:
黄鹤楼送孟浩然之广陵
故人西辞黄鹤楼,
烟花三月下扬州。
孤帆远影碧空尽,
惟见长江天际流。
(李白)
-
Hán – Việt:
Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng
Cố nhân tây từ Hoàng hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu

Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu.
2. Đỗ Phủ và “Thu hứng”
2.1 Đỗ Phủ
Đỗ Phủ sinh năm 712, không biết rõ nơi sinh, chỉ biết đại khái là ở gần Lạc
Dương, tỉnh Hà Nam (huyện Củng cũng có thể là nơi sinh của ông). Sau này ông
tự coi mình là ngườikinh đô Trường An.Đỗ Phủ xuất thân trong một gia đình quý
tộc (tự cho là dòng dõi vua Nghiêu) đã sa sút. Mẹ Đỗ Phủ mất sớm sau khi sinh
ông, và được người thím nuôi một thời gian. Anh trai cũng mất sớm. Riêng có ba
em trai và một em gái khác mẹ: thường được nhắc đến trong thơ (dù thơ ông không
hề đề cập tới mẹ kế).
Vì là con trai của một học giả-quan lại bậc thấp, thời trẻ ông được tiếp thu
nền giáo dục của Trung Quốc truyền thống để lúc trưởng thành có thể ra làm quan:
học thuộc lòng các tác phẩm triết học kinh điển Khổng giáo, lịch sử và thi ca. Sau
này ông cho rằng mình đã sáng tác một số bài thơ hay ngay từ khi tuổi còn trẻ,
nhưng không lưu giữ lại.
Đầu những năm 730 ông đi tới vùng Giang Tô/Triết Giang; những bài thơ
đầu tiên của ông, miêu tả một cuộc thi thơ, được cho là đã sáng tác ở cuối thời kỳ
này, khoảng năm 735.
Cùng năm ấy ông đi tới Trường An để dự thi nhưng bất ngờ bị đánh hỏng,
việc này đã gây ra chỉ trích trong nhiều thế kỷ tiếp sau. Có lẽ ông đã trượt bởi vì
cách hành văn thời ấy quá rắc rối và tối nghĩa, nhưng có ý kiến khác lại cho rằng
ông trượt vì đã không tìm kiếm được các mối quan hệ ở kinh đô. Sau kì thi này ông
tiếp tục đi du lịch quanh vùng Sơn Đông và Hà Bắc.
Cha ông mất khoảng năm 740. Theo cấp bậc của cha, Đỗ Phủ có thể được
phép nhận một chức quan dân sự, nhưng ông đã dành ưu đãi này cho một người em
khác mẹ. Bốn năm sau đó ông sống ở vùng Lạc Dương, thực hiện các bổn phận gia
đình.
Mùa thu năm 744 ông gặp Lý Bạch lần đầu tiên, và giữa hai nhà thơ đã nảy
sinh một tình bạn vong niên: Đỗ Phủ còn trẻ tuổi, trong khi Lý Bạch đã nổi tiếng

trên văn đàn. Hai ông đã viết nhiều bài thơ về nhau. Họ chỉ gặp lại nhau một lần
nữa năm 745.
Năm 746 Đỗ Phủ tới kinh đô để tìm kiếm một chức quan. Ông tham gia vào
cuộc thi năm sau đó, nhưng tất cả thí sinh đều bị vị tể tướng đánh trượt (để chứng
tỏ mình đã sáng suốt sử dụng hết người tài và ngăn chặn sự trỗi dậy của bất kỳ đối
thủ tiềm tàng nào). Từ đó ông không bao giờ đi thi nữa, chỉ thỉnh cầu trực tiếp
hoàng đế năm 751, 754 và có lẽ cả năm 755.
Cuối cùng, vào năm 755 ông được chỉ định làm quan coi kho vũ khí. Dù đây
chỉ là một chức nhỏ, ít nhất trong thời bình nó cũng là một buớc khởi đầu cho hoạn
lộ của ông. Tuy nhiên, trước khi ông có thể nhậm chức, một loạt các sự kiện xảy ra
đã khiến nó không bao giờ còn được thực hiện.
Quân đội triều đình tái chiếm Lạc Dương, nơi sinh Đỗ Phủ, vào mùa đông
năm 762, và vào mùa xuân năm 765 Đỗ Phủ cùng gia đình đi thuyền xuôi
sông Dương Tử, với ý định quay về Lạc Dương. Chuyến đi rất chậm, vì tình trạng
sức khỏe kém của ông (lúc ấy ông mắc thêm bệnh mắt, điếc và nói chung đã ở tuổi
già lại thêm những lo lắng phiền não). Họ dừng lại ở Quỳ Châu (hiện nay là Bạch
Đế, Trùng Khánh) trong hai năm cho tới tận cuối mùa đông năm 766. Đây là giai
đoạn phát triển rực rỡ cuối cùng của thơ Đỗ Phủ, và cũng chính ở đây ông đã sáng
tác 437 bài thơ đa phần là thơ luật. Mùa thu năm 766 Bo Maolin trở thành tổng
trấn trong vùng: ông giúp đỡ tài chính và trao cho Đỗ Phủ một chức quan thư ký
không chính thức.
Ông lập gia đình từ khoảng năm 752, và tới năm 757 họ đã có năm con (ba
trai hai gái) nhưng một cậu con trai ông đã chết khi còn thơ ấu năm 755.
Từ năm 754 ông bắt đầu bị bệnh phổi (có lẽ là hen suyễn). Tháng 3 năm 768
ông lại bắt đầu chuyến hành trình tới tỉnh Hồ Nam. Ông mất tại Đàm Châu 潭州
(nay là Trường Sa) vào tháng 11 hay tháng 12 năm 770, ở tuổi 59, trên một chiếc
thuyền rách nát… Vợ và hai con trai ông vẫn ở tại đó thêm ít nhất hai năm nữa.
Cuối cùng dòng dõi còn được biết của ông là một cháu trai, người đã đề
nghị Nguyên Chẩn viết bài minh trên mộ ông vào năm 813.
* Ảnh hưởng: Sinh thời và ngay sau khi mất, Đỗ Phủ đã không được đánh

giá cao, phần vì những đổi mới trong phong cách và hình thức thơ ông. Một số bị
coi là quá táo bạo và kỳ cục đối với giới phê bình văn học Trung Quốc. Chỉ một số
ít tác giả đương thời có nhắc tới ông và miêu tả ông với tính chất tình cảm cá nhân,
chứ không phải như một nhà thơ xuất chúng hay lý tưởng đạo đức. Thơ Đỗ Phủ
cũng ít xuất hiện trong những hợp tuyển văn học thời kỳ đó.
Tuy nhiên, ảnh hưởng của ông đối với thi ca Trung Quốc ngày càng mạnh mẽ, và
tới thế kỷ thứ 9 ông đã trở nên rất nổi tiếng. Những lời ngợi ca đầu tiên dành cho
Đỗ Phủ là củaBạch Cư Dị, người đã ca ngợi những tình cảm đạo đức trong một số
tác phẩm của Đỗ Phủ. Hàn Vũ đã viết bài bênh vực mỹ học trong thơ Đỗ Phủ
và Lý Bạch trước những lời chỉ trích nhằm vào họ. Tới đầu thế kỷ thứ 10, Wei
Zhuang đã cho dựng lại bản sao đầu tiên ngôi nhà tranh của ông ở Tứ Xuyên.
Tới thế kỷ 11, trong giai đoạn Bắc Tống, danh tiếng Đỗ Phủ lên tới cực điểm.
Trong thời gian này các nhà thơ trước đó đã được đánh giá lại một cách toàn diện,
theo đó Vương Duy, Lý Bạch và Đỗ Phủ lần lượt được coi là đại diện cho xu
hướng Phật giáo, Đạo giáo và Khổng giáo trong văn hóa Trung Quốc. Cùng lúc ấy,
sự phát triển của Tân Khổng giáo đã đặt Đỗ Phủ lên vị trí cao nhất, vì trong cả
cuộc đời, ông đã không vì đói nghèo cùng khổ mà quên đi quân vương của mình.
Ảnh hưởng của ông càng tăng do khả năng hòa hợp những mặt đối lập: phe bảo thủ
chính trị bị thu hút bởi sự trung thành của ông với hệ thống tôn ti trật tự sẵn có, còn
phe cải cách nắm lấy mối quan tâm của ông đối với đời sống dân nghèo. Từ khi
nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được thành lập, sự trung thành với quốc gia
và những quan tâm của ông tới người nghèo đã được giải thích sự phôi thai của
chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội, và ông được tán dương vì ông đã sử dụng
ngôn ngữ giản dị "của nhân dân".
Sự nổi tiếng của Đỗ Phủ lớn tới mức có thể đo được, như trường hợp
của Shakespeare ở Anh. Mỗi nhà thơ Trung Quốc đều khó có thể không bị ảnh
hưởng từ ông. Không bao giờ có một Đỗ Phủ thứ hai, các nhà thơ sau này tiếp nối
truyền thống trong từng khía cạnh cụ thể của thơ ông. Mối quan tâm của Bạch Cư
Dị tới dân nghèo, lòng yêu nước củaLục Du, các phản ánh cuộc sống hàng ngày
của Mai Nghiêu Thần là một vài ví dụ.

Cùng với Lý Bạch, ông được coi là một trong hai nhà thơ vĩ đại nhất Trung
Quốc. Tham vọng lớn nhất của ông là có được một chức quan để giúp đất nước,
nhưng ông đã không thể thực hiện được điều này. Cuộc đời ông, giống như cả đất
nước, bị điêu đứng vì Loạn An Lộc Sơn năm 755, và 15 năm cuối đời ông là
khoảng thời gian hầu như không ngừng biến động.
Mặc dù không nổi tiếng từ đầu, những tác phẩm của ông gây ảnh hưởng
nhiều đến cả văn hóa Trung Quốc và Nhật Bản. Ông từng được các nhà phê bình
Trung Quốc gọi là Thi sử và Thi thánh. Đối với độc giả phương Tây, tần vóc các
tác phẩm của ông sánh ngang hàng với Virgil, Horace, Ovid, Shakespeare, Milton,
Burns, Wordsworth, Hugo hay Baudelaire.
2.2 Bài thơ “Thu hứng”
- Chữ Hán
玉露凋傷楓樹林,
巫山巫峽氣蕭森。
江間波浪兼天湧,
塞上風雲接地陰。
叢菊兩開他日淚,
孤舟一繫故園心。
寒衣處處催刀尺,
白帝城高急暮砧。
Hán – Việt
Thu hứng
Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm
Vu Sơn Vu Giáp khí tiêu sâm
Giang gian ba lãng kiêm thiên dũng
Tái thượng phong vân tiếp địa âm
Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ
Cô chu nhất hệ cố viên tâm
Hàn y xứ xứ thôi đao xích
Bạch Ðế thành cao cấp mộ châm.

3. Thôi Hiệu và “Hoàng Hạc Lâu”
3.1 Thôi Hiệu
Thôi Hiệu (704 – 754) quê ở Biện Châu (nay là thành phố Khai Phong, tỉnh
Hà Nam, Trung Quốc).
Đương thời, Thôi Hiệu rất nổi tiếng. Nay thơ của ông chỉ còn lại hơn 40 bài.
Trong đó, Lầu Hoàng Hạc được xem là một trong những bài thơ hay nhất thời
Đường.
3.2 Bài thơ “Hoàng Hạc Lâu”
Bài Hoàng Hạc lâu đã được nhiều người dịch sang Việt ngữ, có người tổng hợp
được hàng trăm bản dịch. Tuy nhiên qua thời gian dài, mọi người đều công nhận
rằng chỉ có bản dịch của Tản Đà theo thể lục bát là thành công hơn hết, nhất là ở
hai câu cuối. Bài thơ của Thôi Hiệu được tuyển chọn vào sách Ngữ văn lớp 10 của
Việt Nam (Nxb Giáo dục, 2008 ), hiện còn đang dạy cho học sinh.
Chữ Hán:
黃鶴樓
昔人已乘黃鶴去,
此地空餘黃鶴樓。
黃鶴一去不復返,
白雲千載空悠悠。
晴川歷歷漢陽樹,
芳草萋萋鸚鵡洲。
日暮鄉關何處是,
煙波江上使人愁。
Hán-Việt:
Hoàng Hạc Lâu
Tích nhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thử địa không dư Hoàng Hạc Lâu.
Hoàng hạc nhất khứ bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du.
Tình xuyên lịch lịch Hán Dương thụ,

Phương thảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhật mộ hương quan hà xứ thị,
Yên ba giang thượng sử nhân sầu.
B. ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ
TRƯỜNG PTTH
Những bài thơ Đường luật tuy chiếm một thời lượng không lớn trong
chương trình ngữ văn trung học cơ sở nhưng do đặc điểm riêng biệt của thể loại,
thơ Đường luật thực sự là đối tượng thách thức khả năng chiếm lĩnh của người dạy
văn và người học văn. Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, có nhiều ý kiến
cho rằng dạy và học thơ Đường luật là rất khó. Khi dạy thơ Đường luật, giáo viên
cần cho học sinh thấy được rằng thơ văn cổ là một bộ phận rất quan trọng, chiếm
một vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam – mặc dù là thể thơ bắt nguồn từ thơ
ca Trung Quốc.
Tất nhiên, khi mới tiếp xúc và tìm hiểu thơ Đường luật, học sinh cũng không
khỏi bỡ ngỡ, lúng túng nhưng nếu được sự dẫn dắt, gợi ý của giáo viên một cách
có nghệ thuật thì học sinh sẽ rất hào hứng tham gia “cuộc đột phá” để bước đầu
cảm nhận được cái hay, cái đẹp của thơ Đường luật. Vì qua thơ Đường luật, học
sinh sẽ rút ra rất nhiều điều bổ ích, từ việc làm giàu vốn từ ngữ Hán Việt cho đến
việc nắm bắt nội dung – một nội dung chứa đựng nhân sinh quan đầy thẩm mỹ của
các thi sĩ thuở trước.
Từ đó, chúng tôi xin đề xuất các phương pháp dạy học thơ Đường như sau:
1. Phương pháp đọc diễn cảm
Đọc văn là một hoạt động có tính chất đặc thù của quá trình thâm nhập và
tiếp nhận một tác phẩm văn học. Với các tác phẩm thơ Đường luật, việc đọc càng
giữ một vai trò hết sức quan trọng. Trong quá trình đọc thơ Đường luật, người đọc
phải tìm cho được mạch cảm xúc chủ đạo, ngôn ngữ, giọng điệu, nhạc điệu… để
có cách đọc cho phù hợp. Giọng đọc và cách đọc phù hợp với văn bản sẽ tạo nên
không khí cho giờ học, gợi cảm hứng cho học HS. Mặt khác, đọc thơ Đường luật
trong nhà trường là một công việc tương đối khó khăn đòi hỏi sự khổ luyện của
GV và HS. Vì muốn đọc cho “vang nhạc, sáng hình” đòi hỏi phải có những kỹ

năng cơ bản.
Đầu tiên, GV hướng dẫn cho HS có kỹ năng đọc chính xác, tiếp theo GV
hướng dẫn HS cách đọc diễn cảm. Qua việc đọc diễn cảm, HS sẽ nắm bắt được
cảm xúc chủ đạo của tác phẩm va có những cảm nhận đầu tien về nhân vật trữ tình
trong bài. Việc đọc này diễn ra trong suốt giờ học, đọc nhiều lần, đọc đi đọc lại,
bám sát tưng từ từng chữ, đọc đón đầu và dự đoán để tái hiện phạm vi đời sống
khung cảnh, con người, sự kiện nối tiếp với thế giới nghệ thuật của tác phẩm.
2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
Khi phân tích tác phẩm thơ Đường luật, được làm bằng chữ Hán thì một
công việc hết sức quan trọng không thể bỏ qua đó là giáo viên giúp học sinh so
sánh đối chiếu nguyên tác với bản dịch nghĩa, bản dịch thơ để có điều kiện hiểu rõ,
hiểu chính xác nội dung, dụng ý của tác giả. Thực tế trong quá trình giảng dạy có
rất nhiều giáo viên không chú ý đến khâu này, ở trên lớp chỉ bám vào phần dịch
thơ để hướng dẫn học sinh khai thác mà quên đi bản nguyên âm. Cho nên việc khai
thác nội dung nghệ thuật của văn bản rất hời hợt. Qua thực tế giảng dạy một số
năm trước tôi thấy không phải bài thơ Đường luật nào bằng chữ Hán cũng có phần
dịch thơ sát nghĩa với phần phiên âm, lột tả hết được ý nghĩa của phần phiên âm.
Do đó, việc phân tích thơ Đường luật quả là phức tạp, cần có sự đối chiếu nguyên
bản chữ Hán, với bản dịch nghĩa, dịch thơ, để hiểu một cách tường tận ý nghĩa bài
thơ và đánh giá tác phẩm một cách đúng đắn.
Thao tác so sánh không phải nhằm chê người dịch thơ mà là bước đầu tập
dượt một thao tác khoa học nhỏ để rèn kỹ năng khi phân tích một bài thơ Đường
luật và đồng thời để học sinh thấy được bất cứ một cảm nhận văn học nào cũng
phải dựa trên câu chữ có cơ sở để khẳng định. Thao tác này theo cá nhân tôi thiết
nghĩ đó là thao tác vô cùng quan trọng trong một tiết dạy thơ Đường luật. Nếu giáo
viên chưa làm được điều này thì nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của tiết dạy.
3. Phương pháp dạy học trực quan
Phương pháp dạy học trực quan là một trong những phương pháp được ứng
dụng nhiều trong giảng dạy ở phổ thông. Phương pháp dạy học trực quan là
phương pháp dạy học có khả năng nâng cao chất lượng dạy học của phân môn

giảng dạy thơ Đường, giúp cho HS có cơ sở để phát triển tư duy logic, tư duy trừu
tượng và năng lực sáng tạo trong văn học.
Phương tiện trực quan ở đây là các phương tiện dạy học (vật thật, vật tượng
trưng, mô hình, sơ đồ, tranh vẽ…) diễn tả một đối tượng nào đó. Trong quá trình
đưa phương tiện trực quan vào giảng dạy, GV cần lưu ý lựa chọn những phương
tiện phù hợp với bài dạy để đem lại chất lượng dạy học cao hơn.
Phương pháp dạy học trực quan bao gồm: hoạt động quan sát của HS và
hoạt động trình bày của GV. Hai hoạt động này luôn tương tác và hỗ trợ cho nhau,
thúc đẩy quá trình nhận thức đạt hiệu quả cao.
Ngoài các lưu ý trên thì trong quá trình phân tích một bài thơ Đường luật để
mang lại hiệu quả và làm cho giờ học trở nên sinh động giáo viên có thể vận dụng
phương tiện hiện đại như ứng dụng công nghệ thông tin. Trong một giờ giảng văn
nói chung và một giờ giảng văn về thơ Đường luật nói riêng ta cần sử dụng công
nghệ thông tin như thế nào để đạt hiệu quả thì đó cũng là một vấn đề hết sức mới
mẻ và khó.
Một thực tế đã diễn ra trong một tiết giảng văn có sử dụng công nghệ thông tin đó
là giáo viên không biết nên chọn lọc đưa nội dung gì nên màn chiếu mà đưa một
cách tràn lan không có sự chắt lọc, sử dụng các hiệu ứng rất rối học sinh khó quan
sát, đưa tranh ảnh một cách tùy tiện không phù hợp với nội dung bài học và cũng
không biết khai thác nội dung bức tranh như thế nào cho hiệu quả. Như vậy rõ ràng
việc ứng dụng công nghệ thông tin lẽ ra phải đem lại một hiệu quả rất rõ rệt, kích
thích tư duy, giờ học sinh động nhưng giáo viên lại chưa làm được điều đó. Xuất
phát từ những thực tế giảng dạy đó tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến cụ
thể về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy đặc biệt là dạy thơ
Đường luật ở bộ môn Ngữ văn như sau:
- Giáo viên khi soạn bài cần phải xác định nội dung nào cần trình chiếu và quan
trọng là phải trình chiếu vào lúc nào cho phù hợp.Trình chiếu thì nó mang lại hiệu
quả như thế nào trong giờ học?
4. Phương pháp phân tích
Khi phân tích thơ Đường, cần lưu ý các nội dung:

- Phân tích thể thơ, niêm luật
- Chỉ ra được phép đối ngẫu và niêm luật của nó.
- Phân tích theo bố cục luật thơ
Để giảng dạy tốt phân môn văn học nước ngoài trong nhà trường PTTH, GV
cần cho HS tìm hiểu tác giả, hoàn cảnh ra đời của văn bản. Vì muốn hiểu rõ giá trị
nội dung, nghệ thuật của văn bản cần hiểu rõ tác phẩm đó do ai sáng tác, ra đời
trong thơi kỳ lịch sử, xã hội và văn hóa như thế nào. Hoàn cảnh ra đời của tác
phẩm quyết định không nhỏ đến cảm xúc trữ tình và giá trị nội dung tư tưởng của
tác phẩm văn học. Từ đó GV cho HS thảo luận để tìm hiểu về thể loại của tác
phẩm về số tiếng, số câu, vần, nhịp thơ… Cho HS đọc, rút ra cách đọc.
Trong phần tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm thì phải tùy
thuộc vào dung lượng thời gian để hướng dẫn HS nắm bắt tác phẩm.
Thông thường là trong tiết giảng thơ Đường luật trên lớp GV hay phân tích
cắt ngang theo bố cục (đối với bài thơ tứ tuyệt gồm có bốn phần: khai- thừa –
chuyển – hợp; đối với bài thơ bát cú cũng có bố cục bốn phần 2/2/2/2 gồm: đề -
thực – luận – kết). Nếu giáo viên trong quá trình giảng dạy bài thơ Đường Luật nào
cũng phân tích theo bố cục trên thì có lúc sẽ rơi vào chỗ gượng ép khiên cưỡng.
Thực tế sáng tác, không phải bài thơ nào cũng có kết cấu bốn phần một cách cứng
nhắc như vậy. Do đó khi phân tích kết cấu của một bài thơ Đường luật phải bám
sát vào thực tế của văn bản, không nên áp đặt cái khuôn bốn phần đó vào bất cứ bài
nào. Như vậy có nghĩa là không phải bài thơ thất ngôn bát cú nào cũng phân tích
theo bố cục đề - thực - luận - kết hoặc bài thơ tứ tuyệt nào cũng phải phân tích theo
bố cục khai – thừa – chuyển – hợp mà giáo viên cần phải linh hoạt để làm nổi bật
nội dung của bài thơ.
5. Phương pháp thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm là một phương pháp quan trọng trong việc nâng cao các kỹ
năng làm việc theo nhóm của HS. Đồng thời cũng rèn luyện năng lực tư duy, phán
đoán, kỹ năng phân tích, giải quyết một vấn đề cho HS khi dạy học Ngữ văn.
- Bước 1: GV đưa ra hệ thống câu hỏi cho các nhóm thảo luận trong một
thời gian cụ thể.

- Bước 2: Các nhóm thảo luận và trình bày vấn đề đã thảo luận.
- Bước 3: GV tổng kết và nêu nhận xét.
6. Phương pháp tích hợp
Khi phân tích thơ Đường luật, giáo viên vận dụng tính tích hợp
- Như chúng ta đã biết đa số các bài thơ Đường luật là làm bằng chữ Hán
chính vì vậy mà khi tiếp cận văn bản học sinh rất là bỡ ngỡ và dường như không
hiểu nên không có hứng thú khi học thơ Đường luật mà ngược lại rất sợ học những
bài thơ này đặc biệt là đối với học sinh dân tộc. Một lý do rất dễ hiểu đó là vốn từ
vựng Hán Việt của học sinh rất nghèo nàn. Bên cạnh đó một thực tế đã từng xảy ra
có một số giáo viên khi dạy những bài thơ Đường luật chỉ lo chăm chú khai thác
nội dung phần dịch thơ mà không cho học sinh giải nghĩa các yếu tố Hán Việt (có
nghĩa là giáo viên đã bỏ qua khâu tìm hiểu chú thích giải nghĩa các yếu tố Hán Việt
đã có trong SGK) vì nghĩ rằng phần chú thích không quan trọng miễn làm sao cho
học sinh hiểu được phần dịch thơ. Đây là một sai lầm lớn khi dạy các bài thơ
Đường luật bằng chữ Hán. Vì nếu học sinh không giải nghĩa được các yếu tố Hán
Việt có trong các câu thơ của bài thì việc nắm bắt nội dung của bài thơ chỉ là học
vẹt theo sự áp đặt của giáo viên mà thôi. Mà như thế thì học sinh sẽ rất nhanh quên
và không có kỹ năng nào để phân tích một bài thơ Đường luật. Cho nên theo suy
nghĩ của bản thân tôi nhận thấy khi ta dạy một bài thơ Đường luật viết bằng chữ
Hán thì việc cho học sinh tìm hiểu chú thích phần giải nghĩa của các yếu tố Hán
Việt là điều cần thiết nên làm vừa có tác dụng giúp học sinh chủ động tìm hiểu
kiến thức, nắm chắc và có chiều sâu kiến thức nhưng đồng thời bồi dưỡng vốn từ
Hán Việt cho học sinh làm phong phú thêm vốn từ cho các em và từ việc hiểu
nghĩa của từ, các em bước đầu vận dụng từ Hán Việt trong thực hành giao tiếp và
trong việc tạo lập văn bản . Như vậy đó chính là sự tích hợp giữa phân môn văn
với tiếng Việt. Cách để ta có thể lồng ghép tìm hiểu phần chú thích giải nghĩa các
yếu tố Hán Việt trong văn bản như sau:
+ Cách 1: Ta có thể yêu cầu học sinh trả lời giải thích nghĩa của các yếu tố
Hán Việt ngay sau khâu đọc văn bản (GV có thể kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
bằng việc tổ chức hoạt động thi giải nghĩa từ trong học sinh)

+ Cách 2: Ta có thể lồng phần giải nghĩa của các yếu tố Hán Việt trong khi
phân tích văn bản. Phân tích đến đâu giáo viên có thể lồng ghép cho học sinh đọc
phần giải thích các yếu tố Hán Việt có liên quan.
- Tích hợp văn: liên hệ bài thơ đang dạy với các bài thơ cùng thể loại.
Tóm lại dạy văn rất cần thiết tích hợp giữa văn bản với tiếng Việt đặc biệt
dạy thơ Đường luật thì điều đó lại càng cần thiết vì muốn học sinh hiểu được ý
nghĩa của văn bản thì học sinh phải nắm vững được nghĩa của từ. Mà khi nắm
được nghĩa của từ thì học sinh sẽ hoàn toàn chủ động khai thác kiến thức.
C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
PTTH
* Mục tiêu chung
1. Về kiến thức
- Định hướng cho học sinh tự tìm hiểu và nhận diện thể thơ Haiku của Nhật Bản và
phần nào chiếm lĩnh được vẻ đẹp của các bài thơ Haiku về nội dung và nghệ thuật.
- Đặc biệt là nét độc đáo riêng trong phong cách sáng tác thơ Đường của các
nha thơ Trung Quốc (ý tại ngôn ngoại).
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện năng lực liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo, nhập tâm vào văn bản thơ,
khơi dậy khả năng khám phá, phát hiện của học sinh.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày, giải quyết một vấn đề; kỹ năng, phương pháp
đọc thơ Đường.
3. Về thái độ
- -Hiểu được ý nghĩa và cảm nhận được vẻ đẹp của thơ Đường để từ đó thêm
yêu và trân trọng vẻ đẹp của các nền thơ lớn trên thế giới.
C. ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY THƠ ĐƯỜNG TRONG NHÀ TRƯỜNG
PTTH
I. “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”
1. Phương pháp đọc diễn cảm
Giọng đọc chậm rãi, buồn, trong sáng thể hiện sự da diết,bâng khuâng khi đưa
tiễn.

2. Phương pháp so sánh, đối chiếu
So sánh nguyên tác - dịch thơ:
• Hai câu đầu:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
(Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng)
Ngô Tất Tố đã dịch bài thơ theo thể lục bát – một thể thơ dân tộc để bạn đọc
dễ tiếp nhận. Bản dịch tuy có mượt mà, uyển chuyển nhưng vẫn còn một số điểm
bất cập:
+ Cố nhân: bạn tri âm, tri kỉ, người bạn đã gắn bó thân thiết.
+ Bạn: chung chung, chỉ mang sắc thái trung hòa về máu sắc biểu cảm cảm
xúc, chỉ quan hệ thông thường, chưa dịch hết nghĩa.
Hình ảnh “cố nhân” – bạn cũ, tri kỉ  sự trân trọng, quý mến bạn.
+ Yên hoa: hoa khói, đó là hình ảnh diễm lệ của mùa xuân khi những bông hoa
mở rộ được bao trong làn sương mờ giống như làn khói phủ. Ngoài ra, nó còn chỉ
cho những nơi tráng lệ, phồn hoa đô hội như Dương Châu.
Bản dịch làm mất nghĩa thứ hai của từ này.
• Sự đối lập cảnh >< tình.
b. Hai câu cuối:
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”
+ “Cô phàm” (nguyên tác): cánh buồm lẻ loi, cô đơn.
+ “Bóng buồm” (dich thơ): làm mất sắc thái của cánh buồm.
+ “Bích không tận”: màu xanh biếc bao la rợn ngợp
+ Bàn dịch thơ làm mất sắc màu đó của không gian chia li.
• Câu thơ dịch nêu lên sự chuyển dịch đã hoàn tất: bóng buồm đã khuất bầu
không.
+ Nguyên tác: bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút và khoảng không xanh
biếc.

- Gợi được sự dịch chuyền chầm chậm, xa mờ dần, hút tầm mắt của cánh buồm.
- Hình ảnh đối lập:
Cô phàm >< Bích không tận
Nhỏ bé, cô đơn mênh mông, rợn ngợp
- Tô đậm sắc thái cô dơn, bé nhỏ của con thuyền
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình: sự cô đơn, nhỏ bé của con người, trước thiên nhiên
bao la.
3. Phương pháp trực quan
GV cho HS xem một số tư liệu hình ảnh về nhà thơ Lí Bạch và bài thơ
“Hoàng Hạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”. Chú ý giới thiệu bản
tiếng Hán và phần dịch nghĩa để HS bước đầu nắm được khái quát bài thơ.
4. Phương pháp phân tích
a. Hai câu đầu:
“Cố nhân tây từ Hoàng Hạc lâu
Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu”
(Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng)
* GV: Đọc hai câu đầu, em nhận thấy thời gian, nơi tiễn, nơi đến của Mạnh Hạo
Nhiên như thế nào?
- Không gian đưa tiễn:
+ Nơi đi: phía tây lầu Hoàng Hạc.
• Theo quan niệm của người phương Đông là nơi có cõi Phật, cõi tiên - nơi
thoát tục.
• Là nơi có vùng đất hoang sơ, bí hiểm, với nhiều núi cao, xưa chỉ dành riêng
cho những ẩn sĩ tu hành- nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao, trong sạch.
Lầu Hoàng Hạc: di chỉ thần tiên, thắng cảnh thuộc huyện Vũ Xương - Hồ
Bắc (Trung Quốc), tương truyền là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi hạc
vàng bay đi.
+ Nơi đến: Dương Châu - nơi phồn hoa đô hội, cuộc đời trần tục.
• Không gian chia li:

+ Rộng lớn (lầu Hoàng Hạc- sông Trường Giang- Dương Châu).
+ Là một khung cảnh đẹp, đầy lãng mạn: từ một di chỉ thần tiên, một chiếc cánh
buồm rẽ sóng, lướt trên những làn hoa khói mùa xuân.
+ Gợi nhiều suy nghĩ sâu kín: tác giả tiễn bạn từ một di chỉ thần tiên, từ hướng tây
phiêu diêu, thoát tục đến một nơi phồn hoa đô hội của cuộc đời trần tục ở hướng
đông  Tâm sự ẩn kín thường trực của tác giả: khao khát được nhập thế, giúp đời
nhưng ông vốn ưa sống tự do, phóng khoáng, ko chịu quỳ gối trước cường cường
quyền nên thực tế đã phải nếm chịu ko ít chua cay.
* GV: Ngoài ra, trong hai câu đầu còn một hình ảnh tả thiên nhiên rất đẹp, theo em
đó là hình ảnh nào và ý nghĩa của hình ảnh đó?
- Đó là hình ảnh “yên hoa”, chỉ hoa khói và nơi phồn hoa đô hội.
• Sự đối lập cảnh >< tình
b. Hai câu cuối:
“Cô phàm viễn ảnh bích không tận
Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu”.
(Bóng buồm đã khuất bầu không
Trông theo chỉ thấy dòng sông bên trời).
* GV: Hình ảnh nào giúp em liên tưởng đến người ra đi?
- “Cô phàm”: Cánh buồm lẻ loi.
• Ẩn dụ cho người ra đi âm thầm lặng lẽ.
- Hành trình: Cánh buồm – xa dần – mất hút  sự quan sát tinh tế, nỗi nhớ mong
dài theo hành trình.
* GV: Theo em, “duy kiến” và “trông theo” có gì khác nhau không?
- “duy kiến” là “chỉ thấy” để chỉ hành động.
• Ý thơ kín, không mang cảm xúc.
- “Trông theo” cùng hành động "trông” đã có sự dõi theo thể hiện sự nuối tiếc.
• “Duy kiến” (chỉ thấy) khác với “trông theo” biểu lộ cảm xúc thông qua hành
động, làm mất đi tính chất “ý tại ngôn ngoạ”i của thơ Đường.
- Hai hệ từ “cô” và “duy”, gợi sự nhỏ nhoi,ít ỏi cô đơn của người đi và kẻ ở.
* GV: Từ Trường Giang gợi cảm giác gì? Bản dịch bỏ mất từ này có làm mất đi

nét nghĩa của từ không?
- “Trường Giang” chỉ sự mênh mông kì vĩ. Bản dịch không thể hiện dược từ
này.
5. Hoạt động nhóm
6 Phương pháp tích hợp
Muốn có sự cảm nhận sâu sắc về một bài thơ, trước hết phải hiểu “nội dung”
của nó. Trong thơ Đường, điển tích, điển cố rất nhiều đòi hỏi người giáo viên phải
hiểu sâu hiểu kỹ mới có thể cắt nghĩa lý giải được.
Vì thế, để hiểu hết một bài thơ Đường GV phải giúp HS tiếp cận với vấn đề
một cách khoa học và hướng dẫn học sinh phân tích vấn đề một cách thấu đáo, chi
tiết. Có thể tìm hiểu thơ Đường qua các cách khai thác sau:
Khai thác bài thơ luật Đường dựa vào tìm hiểu vần, địa danh, hình ảnh:
* GV: Trong bài thơ nói đến những địa danh nào?
Trước hết, các địa danh được nói đến trong bài đó là: Hoàng Hạc, Dương Châu,
đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, người ta có thể liên
tưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy, ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa
danh Hoàng Hạc làm ho cuộc chia li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết
hơn. Địa danh Dương Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh
từ biệt.
* GV: Hình ảnh cánh buồm ngày càng xa gợi lên điều gì?
Hình ảnh càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu
quý bạn mới đứng lâu như vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc
không còn nhìn thấy nữa.

×