TUẦN 1
Ngày dạy: 22- 26 / 8/2011
Tiết 1 Tập đọc
Bài CÓ CÔNG MÀI SẮT CÓ NGÀY NÊN KIM
I.Mục tiêu:
-Đọc đúng, rõ ràng toàn bài, biết nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công.
(trả lời các câu hỏi trong SGK)
- HS khá, giỏi hiểu được câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim.
- Tự nhận thức vê bản thân (hiểu về mình, biết tự đánh giá ưu, khuyết điểm của mình để tự
điều chỉnh).
- Lắng nghe tích cực.
II Chuẩn bị:
GV sử dụng tranh trong SGK
III Các hoạt động dạy học:
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra: Sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1.Giới thiệu bài
2. Luyện đọc
a.GV đọc mẫu
- GV đọc toàn bài
GV hướng dẫn HS cách đọc:
Lời người đẫn chyện: thong thả, chậm rãi
Lời cậu bé: tò mò, ngạc nhiên
Lời bà cụ: ôn tồn, hiền hậu
b.HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
* Đọc câu
- Cho hs nối nhau đọc từng câu.
Trong khi theo dõi GV uốn nắn tư thế cho HS.
+ Các từ ngữ khó: quyển, nguệch ngoạc, mải miết, việc, viết…
* Đọc từng đoạn trước lớp
Trong khi HS đọc GV theo dõi HD các em ngắt nghỉ đúng sau các
dấu và câu dài
- GV giúp học sinh hiểu các từ ngữ trong SGK
- TCTV: nguệch ngoạc
- Đọc nhóm
Nhóm này đọc nhóm kia theo dõi và nhận xét
3.Tìm hiểu bài
Câu 1:
Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?
Câu 2:
Cậu bé thấy bà cụ đang làm gì?
Câu 3:
- HS theo dõi SGK
- Cho HS nối nhau đọc từng câu
- HS theo dõi bạn đọc để đọc tiếp
- Cá nhân đọc, cả tổ đọc
- Cho HS nối nhau đọc từng đoạn trong bài
- HS theo dõi bạn đọc để đọc tiếp
VD: Mỗi khi cầm quyển sách,/ cậu chỉ đọc vài dòng / đã
ngáp ngắn ngáp dài. / rồi bỏ dở.
- HS đọc phần chú giải
- Cho HS thi đọc nhóm
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi
-Mỗi khi cầm sách, cậu chỉ đọc vài dòng là chán, bỏ đi chơi.
Viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nguệch ngoạc cho
xong chuyện.
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn 2 và trả lời câu hỏi
Bà cụ đang cầm thỏi sắt mải miết mài vào tảng đá.
- Cho cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời câu hỏi
Mỗi ngày mài …… thành tài.
Câu chuyện khuyên em làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn
nại mới thành công
Trang 1
Bà cụ giảng giải như thế nào?
Câu 4:
Câu chuyện này khuyên em điều gì?
4. Luyện đọc lại
- GV tổ chức cho HS thi đọc theo kiểu phân vai
- GV nhận xét chung và tuyên dương những cá nhân và tập thể thể
hiện xuất sắc. Động viên những cá nhân chưa đạt cố gắng hơn trong
tiết sau.
5. Cũng cố dặn dò
Về nhà tập kể chuyện này hôm sau chúng ta học thêm tiết kể
chuyện.
- HS lựa chọn vai và thi đọc theo kiểu phân vai những tổ
khác theo dõi và nhận xét
- HS nghe dặn dò.
Tiết 1 Kể chuyện
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
I.Mục tiêu:
Dựa theo tranh minh họa và gợi ý dưới mỗi tranh kể lại từng đoạn của câu chuyện.
II. Chuẩn bị:
4 tranh minh hoạ SGK .
III.Hoạt động dạy học :
a. Ổn định:
b. Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
*HD Kể từng đoạn
-GV kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
-GV Nêu câu hỏi gợi ý
+Tranh 1 vẽ gì?
+Tranh2 vẽ gì?Họ đang nói gì ?
+Tranh3 :Cậu bé và bà cụ nói với nhau ntn?
+Tranh4:Cuối cùng cậu bé đã làm gì?
-GV và cả lớp nhận xét bạn kể đã đủ ý chưa, có đúng trình tự
không, diễn đạt thành câu chưa, đã biết phối hợp lời kể với điệu bộ,
nét mặt chưa? Khuyến khích HS kể bằng ngôn ngữ của các em.
*GV Hdẫn kể toàn bộ câu chuyện
- GV mời một số HS khá, giỏi kể tồn bộ câu chuyện.
- GV tuyên dương những em kể đúng, kể hay.
3) Củng cố dặn dò:
Hỏi lại ý nghĩa câu chuyện. Dặn về nhà kể lại chuyện cho người
thân nghe. Chuẩn bị bài “ Phần thưởng”.
-HS kể chuyện theo nhóm.
- HS kể trước lớp: “Ngày xưa có một cậu bé làm gì cũng
chóng chán…
cậu bé học bài
bà cụ và cậu bé
-Bà mài thỏi sắt
cậu bé hỏi bà cụ và được bà cụ giảng giải
chăm chỉ học bài
-HS kể nối tiếp từng đoạn .
-Một số HS khá, giỏi kể toàn bộ câu chuyện.
-Cả lớp theo đi bạn kể.
-Phải kiên nhẫn, chịu khó thì việc gì cũng làm được.
Tiết Chính tả ( Nhìn viết)
Bài : CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM
I.Mục tiêu:
-Chép chính xác bài chính tả trong SGK; Trình bày đúng hai câu văn xuôi không mắc quá 5
lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2,3,4.
II.Chuẩn bị:
Trang 2
- GV:Bảng lớp viết sẵn đoạn văn cần chép.
-HS:Vở bài tập.
III.Các hoạt động dạy học:
1)Kiểm tra sách vở HS
2)Bài mới:
Giới thiệu bài “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn HS tập chép
+ Giới thiệu đoạn chép:
-GV đọc đoạn chép.
- Đoạn này chép từ bài nào?
- Đoạn chép này là lời nói của ai nói với ai?
- Bà cụ nói gì với cậu bé?
- Đoạn chép có mấy câu ? Cuối mẫu câu có dấu
gì?
- Những chữ nào trong bài được viết hoa? Tại
sao viết hoa? Chữ đầu đọan văn được viết như
thể nào?
+HDHS viết chữ khó:ngày, mài, sắt,cháu
Tập chép
-GV đọc mẫu lần 2.
-GV thu vở chấm, nhận xét.
* Hoạt động 2 : HD HS làm bài tập chính tả
Bài 2: Điền vào chỗ trống:c hay k:
-
Bài 3:GV hướng dẫn cách làm.
-GV xoá dần từng cột
3)Củng cố, dặn dò: về học thuộc bảng chữ cái.
Nhận xét tiết học.
“ Mỗi ngày mài…thành tài”.
HS theo dõi SGK
- 3 HS đọc lại.
- Có công mài sắt… nên kim.
- Bà cụ nói với cậu bé.
- Kiên trì, nhẫn nại thì việc gì cũng làm
được.
- 2 câu, dấu chấm.
- Mỗi . Giống. Chữ đầu câu, đầu đoạn
được viết hoa.Viết hoa chữ cái đầu tiên,
lùi vào 1 ô.
- HS phân tích, viết bảng con.
- HS chép vào vở, tự sửa lỗi.
-1 HS đọc đề, làm vở bài tập:
…im khâu,….ậu bé,….iên nhẫn, bà…ụ
- HS lần lượt lên điền.
-HS đọc đến thuộc.
-HS đọc lại 9 chữ cái
Tập đọc
Bài TỰ THUẬT
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng rõ ràng toàn bài ; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần
yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng.
- Nắm được những thông tin chính về bạn HS trong bài. Bước đầu có khái niệm về một
bản tự thuật (lí lịch). (trả lời được các CH trong SGK)
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ ghi hdẫn cách đọc.
III-Các hoạt động dạy học:
1-Ổn định :
2-Bài cũ:
2 em đọc bài “Có công mài sắt… nên kim”, trả lời câu hỏi.
Trang 3
3Bài mới:
Giới thiệu bài: “Tự thuật”
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1:GV đọc mẫu lần 1.
Hdẫn đọc kết hợp giải nghĩa từ: huyện, tỉnh.,
xã. Hdẫn chia đoạn.
-Từ mới: Tự thuật, quê quán. Nơi ở hiện nay.
GV chia nhóm.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
-GV treo câu hỏi lên bảng, hướng dẫn trả lời.
Câu 1: Em biết những gì về bạn Thanh Hà?
Câu 2: Nhờ đâu mà em biết rõ về bạn Thanh
Hà?
Câu 3:Hãy cho biết họ và tên em.
Câu 4: Hãy cho biết tên địa phương em đang ở.
* Hoạt động 3: Luyện đọc lại. GV nhắc HS
đọc bài với gịong rõ ràng, rành mạch. Nhận xét
ghi điểm.
4) Củng cố, dặn dò
- GDTT: Bản tự thuật rất có ích khi làm lý lịch
bản thân, khi xin việc làm, cho cơ quan….
Dặn về nhà tập viết tự thuật về bản thân em.
Xem trước bài “ Ngày hôm qua đâu rồi?”.
Nhân xét tiết học.
-HS tiếp nối đọc từng câu
-2 đoạn, 2 em tiếp nối đọc đoạn
- HS tự giải nghĩa từ khó, nhắc lại.
- HS luyện đọc từng đoạn trong nhóm.
-Thi đọc giữa các nhóm.
-HS đọc thầm, trả lời câu hỏi.
-Tên, ngày sinh, nơi sinh quê quán, nơi
ở….
-Nhờ bản tự thuật của bạn Thanh Hà.
-HS nêu
-HS đóng vai chú công an để phỏng vấn
các bạn khác .
-5,6 em nói tên địa phương em đang ở.
-HS thi đọc bài.
-HS nêu lại nội dung bài, cần nhớ: Viết tự
thuật phải chính xác.
- HS về viết tự thuật vào VBT.
Tiết Luyện từ và câu
TỪ VÀ CÂU
I.Mục tiêu:
- Bước đầu làm quen với các khái niệm từ và câu. Biết tìm các từ liên quan đến hoạt động
học tập. Bước đầu biết dùng từ đặt câu đơn giản.
II.Chuẩn bị:
Tranh minh hoạ các sự vật, hoạt động trong SGK . Bảng phụ ghi nội dung bài tập 2.
III.Các hoạt động dạy học
1) Ổn định:
2) Giới thiệu: Tác dụng của việc luyện từ và câu
3) Bài mới: Giới thiệu bài:” Từ và câu”
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Bài 1/trang 8:HDẫn HS nắm yêu cầu bài. 1 HS đọc yêu cầu bài, đọc cả mẫu.
Trang 4
8 bức tranh vẽ người, vật hoặc việc. Bên mỗi tranh có 1 số thứ tự.
Em hãy chỉ ra và đọc lên.
Những từ nào chỉ người?
Từ nào chỉ vật?
Từ nào chỉ việc?
Thế nào là từ?
Bài 2/trang 9: GV tổ chức trò chơi: “ Tìm từ”.
-Từ chỉ đồ dùng học tập
-Từ chỉ hoạt động của HS:
1) trường 5) hoa hồng
2) học sinh 6) nhà
3) chạy 7) xe đạp
4) cô giáo 8) múa
Cô giáo, học sinh.
Trường, hoa hồng , nhà, xe đạp.
Chạy, múa
-Những từ chỉ người, vật, việc gọi là từ.
1 HS đọc đề. Hs chơi theo 3 nhóm, mỗi nhóm 6 em.
-bút chì, bút mực, bút bi, thước kẻ, tẩy , cặp….
- Từ chỉ tính nết của HS:
- GV nhận xét.
Bài 3/ trang 9: Hdẫn HS nắm yêu cầu bài.
- GV thu PHT chấm, nhận xét .
-Muốn đặt câu hoàn chỉnh ta phải chú ý điều gì? Ta dùng từ để đặt
thành câu.
4) Củnng cố, dặn dò:
Cần dùng từ chính xác khi đặt câu, dặn về nhà xem trước bài “ Từ
ngữ về học tập. Dấu chấm hỏi” NXTH.
-học , đọc, viết, nghe, nói , đếm, tính toán, đi…
-Chăm chỉ, cần cù , ngoan, nghịch ngợm, đoàn kết….
- 1 em đọc đề. Làm PHTập.
- Huệ cùng các bạn dạo chơi trong công viên. – Thấy
khóm hồng nở rất đẹp, Huệ dừng lại ngắm.
- Tìm từ.
- HS nhắc lại nội dung bài
- HS nghe dặn dò
Tiết Chính tả ( Nghe viết )
Bài : NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI ?
I.Mục tiêu:
- Nghe viết chính xác khổ thơ cuối trong bài “ Ngày hôm qua đâu rồi?” trình bày đúng bài
thơ 5 chữ.
- Làm được BT3, BT4, BT2(b).
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ viết bài 2,3.
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:
2. Bài cũ:HS viết chữ: giảng giải, sắt.
3. Bài mới: giới thiệu bài:” Ngày hôm qua đâu rồi?”
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: GV đọc khổ thơ 1 lần.
_ Khổ thơ là lời của ai nói với ai? - Bố nói với con điều gì?
- Khổ thơ có mấy dòng?
- Chữ đầu mỗi dòng viết thế nào?
-GV gạch dưới chữ khó
-GV xoá từ khó, HD HS viết bảng con.
GV đọc bài cho HS viết.
GV đọc lại bài cho HS dò, thu vở chấm, nhận xét.
Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 2/trang 11:Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ
3 em đọc lại. – Hs đọc thầm.
- Lời của bố nói với con.
- Con học hành chăm chỉ, thì thời gian không mất đi.
-4 dòng.
-Viết hoa.
-HS đọc từng dòng thơ, rút ra chữ khó, phân tích:hồng,
chăm chỉ, vẫn
-HS viết bài vào vở
HS dò bài , sửa lỗi.
Trang 5
trống?
GV nhận xét ghi điểm.
Bài 3/trang 11: Viết vào vở những chữ cái thiếu trong bảng chữ
cái, SGK/11. HDẫn cách làm, GV sửa bài, ghi điểm.
Bài 4: HDẫn HS học thuộc lòng bảng chữ cái tại lớp.( 9 chữ cái) .
Gv nhận xét, tuyên dương .
4) Củng cố, dặn
Về nhà học thuộc 9 chữ cái đã học. Nhận xét tiết học.
HS đọc đề, thi đua lên làm:
a) quyển …ịch, chắc …ịch, àng tiên, …àng xóm.
b) cây bà…, cái bà…, hòn tha…, cái tha…
HS đọc đề, làm bài vào vở bài tập, 1 em lên bảng làm:
g,h,i,k,l,m,n,o,ô,ơ
-HS thi học thuộc theo nhóm.
HS lên viết lại những chữ viết sai nhiều, nêu lại bảng chữ
cái.
Tiết TẬP VIẾT
Bài : TẬP VIẾT CHỮ A
I.Mục tiêu:
- Biết viết đúng chữ A hoa (Một dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ) và câu ứng dụng : Anh
(Một dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ ), “Anh em thuận hoà” (3 lần). Chữ viết rõ ràng, tương đối
điều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa các chữ viết hoa với chữ viết thường trong
chữ ghi tiếng.
II-Chuẩn bị:
Mẫu chữ hoa A đặt trong khung chữ.
III. Các hoạt động dạy học:
1) Giáo viên giới thiệu vở tập viết 2 – Tập 1.
2) Bài mới : Giới thiệu bài: A- Anh em thuận hoà.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1:HDẫn viết chữ hoa A
- Cho HS quan sát chữ mẫu
- Chữ này cao mấy ô li?
- Chữ A gồm mấy đường kẻ ngang?
- Chữ A được viết bởi mấy nét?
* Chỉ dẫn cách viết:
Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ
dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở
đờng kẻ 6.
-Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc
ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2
-Nét 3: lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân
chữ từ trái qua phải
*GV h dẫn lại cách viết chữ A hoa cỡ vừa.
-HS viết bảng con.
* Hoạt động 2: HDẫn viết câu ứng dụng:
- Giúp HS hiểu nghĩa câu ứng dụng: “ Anh em thuận hoà”:
Đưa ra lời khuyên: Anh em trong nhà phải yêu thương
nhau.
-Các chữ A cỡ nhỏ và chữ h cao mấy li?
- Chữ t cao mấy li?
- Những chữ còn lại cao mấy li?
-HDẫn HS cách đặt dấu thanh và khoảng cách giữa các chữ.
*HĐ3 :HDHS viết vào vở,
nhắc tư thế ngồi viết,theo dõi,uốn nắn
GV chấm bài , nhận xét.
3)Củng cố dặn dò:
Nhắc HS lưu ý cách viết chữ A
-Viết phần luyện thêm ở nhà.
-Nhận xét tiết học.
- HS quan sát chữ mẫu
- 5 ôli .
- 6 đường kẻ ngang
- 3 nét
- HS quan sát
- HS quan sát
- HS quan sát
-HS viết bảng con.
Anh em thuận hoà
-HS đọc câu ứng dụng
- 2.5 li.
- 1.5 li.
- 1 li.
HS viết 3 lần tiếng “Anh” vào bảng con.
- HS viết vào vở.
HS nêu lại cấu tạo chữ A.
Tiết Tập làm văn
Bài: TỰ GIỚI THIỆU CÂU VÀ BÀI
Trang 6
I.Mục tiêu:
- Biết nghe và trả lời đúng những câu hỏi về bản thân (BT1) ; nói lại một vài thông tin đã
biết về một bạn. Rèn ý thức bảo vệ của công.
- Tự nhận thức về bản thân.
- Giao tiếp cởi mở, tự tin trong giao tiếp, biết lắng nghe ý kiến người khác.
II-Chuẩn bị:
Bảng phụ, tranh minh hoạ bài 3/SGK.
III.Các hoạt động dạy học
1) Giới thiệu môn Tập làm văn lớp 2.
2) Bài mới: Giới thiệu bài:” Tự giới thiệu câu và bài”
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
* Hoạt động 1: HS tự giới thiệu
Bài 1: GV treo bảng phụ- HD HS nắm yêu cầu đề bài.
GV cho HS hoạt động nhóm và trả lời kết hợp bài 2.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu câu và bài thông qua kể truyện theo
tranh
Bài 3:Kể lại nội dung mỗi tranh dưới đây bằng 1,2 câu để tạo
thành một câu chuyện.Cho HS quan sát tranh
Tranh 1:Huệ cùng các bạn đi đâu?
Tranh 2:Vì sao Huệ lại ngắm nghía những bông hồng?
Tranh 3: Huệ định làm gì với những bông hoa ấy?
Tranh 4: Tuấn khuyên bạn điều gì?
-GV nhận xét, ghi điểm.
*GV nhấn mạnh: Ta có thể dùng các từ để đặt thành câu, kể
một sự việc, cũng có thể dùng một số câu để tạo thành bài, kể
một câu chuyện.
3) Củng cố:
Dặn về nhà làm vở Bài tập Tiếng Việt. Xem bài “ Chào hỏi, tự
giới thiệu” Nhận xét tiết .
HS đọc
- Mt em làm mẫu.
HS hoạt động từng cặp, 1 em nói về mình, 1 em nói những
điều em biết về bạn.
Đại diện nhóm lên tự giới thiệu về mình, nhóm khác nói
những điều mình biết về bạn.
- Một HS đọc yêu cầu bài. Từng Hs kể lại từng tranh.
- Huệ cùng các bạn vào vườn hoa.
- Thấy một khóm hoa hồng đang nở rất đẹp, Huệ thích lắm.
- Huệ giơ tay định hái hoa. Tuấn thấy thế vội ngăn lại.
- Hoa trong vườn để cho mọi người cùng ngắm.
Hs kể lại toàn bộ câu chuyện.
HS nêu lại nội dung bài.
Trang 7
Ngày ……tháng ……n m 2011ă
TUẦN 2
Ngày dạy:30 / 8 – 03/09/2011
Tiết Tập đọc
Bài : PHẦN THƯỞNG.(T1+2)
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng rõ ràng từng bài, biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các
cụm từ.
- Hiểu được nội dung câu chuyện: đề cao lòng tốt và khuyến khích HS làm việc tốt ( trả
lời được CH 1, 2, 4)
* HS khá giỏi trả lời được câu hỏi 3
- Biết tôn trọng và thừa nhận giá trị của nguời khác
II. Chuẩn bị:
- Tranh minh họa.
- Sách Tiếng việt.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc lại bài Tự thuật và trả lời câu
hỏi có nội dung bài.
- Nhận xét – đánh giá.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
Trong tiết học hôm nay , các em sẽ được làm
quen với 1 bạn gái tên là Na. Na học chưa giỏi
- Hát
- Hs đọc bài theo yêu cầu.
- Hs lắng nghe
Trang 8
nhưng cuối năm bạn ấy lại được nhận 1 phần
thưởng đặc biệt… chúng ta hãy cùng đọc
truyện - GV ghi tên bài
2. Luyện đọc đoạn 1 và 2
- GV đọc mẫu toàn bài 1 lượt.
- Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa
từ.
a) Đọc từng câu
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong mỗi
đoạn. – theo dõi, sửa chữa thêm cho hs
- Hướng dẫn hs luyện đọc các từ khó: nửa,
bàn tán, trực nhật, biết, bí mật…
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn trước
lớp – theo dõi, sửa chữa thêm cho hs
- Hướng dẫn hs ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu
chấm, dấu phẩy
VD : Một buổi sáng,/ vào giờ ra chơi,/ các bạn
trong lớp túm tụm bàn bạc điều gì / có vẻ bí
mật lắm. //
- Giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ mới: bí mật,
sáng kiến, lặng lẽ và từ hs chưa hiểu
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Chia nhóm cho HS đọc – Hướng dẫn thêm
cho các nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
- Gọi HS các nhóm đọc trước lớp
- Nhận xét – đánh giá
e) Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
3. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 1,2
- Câu chuyện này nói về ai?
- Bạn ấy có đức tính gì tốt?
- Hãy kể về những việc làm tốt của Na
* GV: Na sẵn sàng giúp đỡ bạn, sẵn sàng
san sẻ những gì mình có cho bạn.
- Theo em điều bí mật được các bạn của Na
bàn bạc là gì?
Tiết 2
* Để biết được điều bí mật ấy là gì? Có đúng
- HS đọc bài theo hướng dẫn
- HS đọc bài nối tiếp nhau
- Luyện đọc đúng 1 số câu theo hướng dẫn
- HS nghe - hiểu
- HS ngồi theo nhóm luyện đọc
- HS các nhóm cử bạn thi đọc – Nhận xét,
đánh giá
- Lớp đồng thanh
- … Về 1 bạn tên Na
- Tốt bụng, hay giúp đỡ mọi bạn
- HS kể
- HS nêu…
Trang 9
như các em đã nhgĩ không? Chúng ta sẽ tiếp
tục luyện đọc và tìm hiểu đoạn 3.
4. Luyện đọc đoạn 3
a) Đọc từng câu
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong
đoạn. – theo dõi, sửa chữa thêm cho hs
- Hướng dẫn hs luyện đọc các từ khó: bất ngờ,
vỗ tay, vang dậy, lặng lẽ, đỏ hoe…
b) Đọc từng đoạn trước lớp
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc đoạn 3 trước lớp –
theo dõi, sửa chữa thêm cho hs.
- Hướng dẫn hs ngắt, nghỉ hơi đúng sau dấu
chấm, dấu phẩy
VD : + Đây là phần thưởng/ cả lớp đề nghị
tặng bạn Na.//
+ Đỏ bừng mặt, cô bé đứng dậy/ bước lên
bục.//
- Giúp HS hiểu nghĩa 1 số từ hs chưa hiểu
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Chia nhóm cho HS đọc – Hướng dẫn thêm
cho các nhóm
d) Thi đọc giữa các nhóm
- Gọi HS các nhóm đọc trước lớp
- Nhận xét – đánh giá
e) Cả lớp đọc đồng thanh đoạn 1, 2
5. Hướng dẫn tìm hiểu đoạn 3
- Hỏi HS giỏi : Em có nghĩ rằng Na xứng
đáng được nhận phần thưởng không? Vì sao?
* GV : Na xứng đáng được thưởng vì bạn có
tấm lòng nhân hậu. Trong trường học, phần
thưởng có nhiều loại: thưởng cho HS giỏi, hs
tiên tiến, hs tích cực tham gia phong trào văn
nghệ…
- Khi Na được nhận phần thưởng, những ai
vui mừng, vui mừng ntn?
6. Luyện đọc lại
-Tổ chức cho HS thi đọc lại toàn bộ câu
chuyện
- Nhận xét, bình chọn hs đọc hay – tuyên
- HS đọc nối tiếp từng câu – đọc từ khó
- HS đọc nối tiếp nhau đọc – luyện đọc
câu.
- HS ngồi theo nhóm luyện đọc
- HS các nhóm cử bạn thi đọc – Nhận xét,
đánh giá
- Lớp đồng thanh
- Suy nghĩ trả lời
- HS trả lời
- HS đọc bài thi với nhau – lớp nghe, nhận
Trang 10
dương, ghi điểm
7. Củng cố, dặn dò
- Em học được điều gì ở bạn Na
- Hãy nêu một đức tính tốt của bạn cùng lớp?
- Em thấy các bạn đề nghị cô giáo trao phần
thưởng cho Na có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn hs chuẩn bị cho tiết kể chuyện.
xét
- HS nêu ý kiến
Tiết Kể chuyện
Bài PHẦN THƯỞNG
I.Mục tiêu:
- Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý (SGK), kể lại được từng đoạn câu chuyện (BT1, 2, 3). HS
khá giỏi bước đầu kể lại được toàn bộ câu chuyện (BT4).
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Bài cũ
- Tiết trước, các em học kể lại chuyện gì?
- Câu chuyện này khuyên ta điều gì?
HS làm việc gì dù khó đến đâu, cứ kiên trì, nhẫn
nại nhất định sẽ thành công)
- 3 HS lên bảng, lần lượt từng em tiếp nhau kể
lại hoàn chỉnh câu chuyện.
- GV nhận xét – cho điểm
C. Bi mới:
1. Giới thiệu:
- Hôm nay, chúng em sẽ học kể câu chuyện
“Phần thưởng” mà các em được học trong 2 tiết
tập đọc trước.
2: Hướng dẫn kể chuyện.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và cho HS
kể theo câu hỏi gợi ý.
* Kể theo tranh 1
Gv đặt câu hỏi
- Na là 1 cô bé như thế nào?
- Trong tranh này, Na đang làm gì?
- Kể lại các việc làm tốt của Na đối với các bạn
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- HS nêu
- HS kể
- Tốt bụng
- Na đưa cho Minh nửa cục tẩy
- Na gọt bút chì giúp Lan, bẻ cho Minh
nửa cục tẩy, chia bánh cho Hùng, nhiều
lần trực nhật giúp các bạn bị mệt.
Trang 11
- Na còn băn khoăn điều gì?
- Gv nhận xét
* Kể theo tranh 2, 3
- GV đặt câu hỏi
- Cuối năm học các bạn bàn tán về chuyện gì?
Na làm gì?
- Trong tranh 2 các bạn Na đang thì thầm bàn
nhau chuyện gì?
- Tranh 3 kể chuyện gì?
Chốt: Các bạn có sáng kiến tặng Na 1 phần
thưởng
- GV nhận xét
* Kể theo tranh 4
- Phần đầu buổi lễ phát phần thưởng diễn ra
ntn?
- Có điều gì bất ngờ trong buổi lễ ấy?
- Khi Na được phần thưởng, Na, các bạn và mẹ
vui mừng như thế nào?
Chốt: Na cảm động trước tình cảm của các bạn.
- GV nhận xét.
3: Kể từng đoạn nối tiếp toàn bộ câu chuyện.
- Gv tổ chức cho HS kể theo từng nhĩm .
- Gv nhận xt
- GV gọi một số HS khá giỏi lên kể toàn bộ câu
chuyện trước lớp
- GV nhận xét – tuyên dương
4. Củng cố – Dặn dò
- Qua các giờ kể chuyện tuần trước và tuần này,
các em đ thấy kể chuyện khc đọc chuyện. Khi
đọc các em phải đọc chính xác, không thêm bớt
từ ngữ. Cịn khi kể em khơng nhìn sch m kể theo
trí nhớ (tranh minh hoạ gip em nhớ). Vì vậy em
khơng nhất thiết phải kể y như sách. Em chỉ nhớ
nội dung chính của câu chuyện. Em có thể thêm
bớt từ ngữ. Để câu chuyện hấp dẫn em nên kể tự
nhiên kèm điệu bộ, cử chỉ.
- Về kể lại câu chuyện cho người thân.
- Học chưa giỏi
- Lớp nhận xét
- Cả lớp bàn tán về điểm và phần thưởng.
Na chỉ lặng im nghe, vì biết mình chưa
giỏi môn nào
- Các bạn HS đang tụ tập ở 1 góc sân bàn
nhau đề nghị cô giáo tặng riên cho Na 1
phần thưởng vì lòng tốt.
- Cô giáo khen sáng kiến của các bạn rất
tuyệt.
- Lớp nhận xét
- Từng HS bước lên bục nhận phần
thưởng.
- Cô giáo mời Na lên nhận phần thưởng
- Cô giáo và các bạn vỗ tay vang dậy.
Tưởng rằng nghe nhầm, đỏ bừng mặt.
Mẹ vui mừng khóc đỏ hoe cả mắt
- Lớp nhận xét
- Hoạt động nhóm.
- HS kể theo nhóm, đại diện nhóm lên thi
kể chuyện
Trang 12
- Nhận xt tiết học.
Tiết Chính tả (nhìn – viết)
Tiết 3 : PHẦN THƯỞNG
I.Mục tiêu:
- Chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn tóm tắt bài Phần thưởng (SGK).
- Làm được bài tập 3,4: bài tập 2 phần b
II. Chuẩn bị
- GV: SGK – bảng chép nội dung đoạn chép
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Trang 13
A. Khởi động
B. Bài cũ
- 2 HS lên bảng
- GV đọc cho HS viết: nàng tiên, nhẫn nại,
- GV nhận xét cho điểm
- Vài HS đọc và viết 19 chữ cái đã học.
C. Bài mới
1. Giới thiệu:
- Hôm nay chúng ta sẽ chép 1 đoạn tóm tắt nội
dung bài phần thưởng và làm bài tập
- Học thêm 10 chữ cái tiếp theo
2. Hướng dẫn tập chép
a: Hướng dẫn HS chuẩn bị
- GV đọc đoạn tóm tắt trên bảng.
- Đoạn này tóm tắt nội dung bài nào?
- Đoạn này có mấy câu?
- Cuối mỗi câu có dấu gì?
- Chữ đầu câu viết như thế nào?
- Chữ đầu đoạn viết như thế nào?
- GV hướng dẫn HS viết bảng con: Cuối năm,
tặng, đặc biệt
b: Chép bài vào vở
- Yêu cầu HS tự nhìn bảngchépbài vào vở
- Gv theo dõi, uốn nắn
c. Chấm, chữa bài
- GV chấm 5 –7 bài – nhận xét
3. Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài 2:
- GV nêu yêu cầu bài tập: Điền vào chỗ trống:
ăn / ăng.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở , 1 HS lên bảng
làm.
- Nhận xét, sửa chữa.
- GV cho HS đọc , sửa lời phát âm cho HS
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu cả lớp viết vào vở - 1 hs lên bảng
làm.
- Nhận xét, sửa chữa.
- HS viết bảng lớp và bảng con
- Đọc và viết theo yêu cầu
- Bài: Phần thưởng
- 2 câu
- Dấu chấm (.)
- Viết hoa chữ cái đầu
- Viết hoa chữ cái đầu lùi vào 1 ô
- HS viết bảng lớp và bảng con
- HS viết vở – chữa lỗi
- HS tự chữa lỗi
- HS lên bảng điền lớp viết vào vở
- Lớp nhận xét – đọc
- Viết tiếp các chữ cái theo thứ tự đã học
- HS nêu miệng - làm vở
- 1 HS điền trên bảng lớp, HS nhận xét
Trang 14
Bài 4:
- Yêu cầu HS học thuộc những chữ cái vừa viết
và học thuộc lòng bảng chữ cái.
- Gv xóa những chữ ở cột 2
- GV xóa chữ viết ở cột 3
- GV xóa bảng
4. Củng cố – Dặn dò
- GV cho HS nhắc lại qui tắc viết chính tả với
g/gh
- Đọc lại tên 10 chữ cái
- Xem lại bài
- Chuẩn bị: Chính tả: Làm việc thật là vui
- HS nhìn cột 3 đọc tên 10 chữ cái
- HS nhìn cột 2 nói hoặc viết lại tên 10
chữ cái.
- HS đọc thuộc lòng
- g đi với: a, o, ô, u, ư,
- gh đi với: i, e, ê
- HS đọc
Tiết Tập đọc
Bài : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I.Mục tiêu:
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấy phẩy, giữa các cụm từ.
- Hiểu ý nghĩa: Mọi người, mọi vật đều làm việc; làm việc mang lại niền vui. (trả lời được các
câu hỏi trong SGK)
-Ý thức được mình đang làm gì và cần phải làm gì.
GDMT: gợi ý HS liên hệ (dùng câu hỏi): qua bài văn em có nhận xét gì về cuộc sống
quanh ta? Mọi người, mọi việc đều làm việc thật nhộn nhịp. Liên hệ: đó là môi trường sống có
ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta.
II. Chuẩn bị
-Tranh minh họa bài đọc trong sách giáo khoa
-Bảng viết những câu văn cần luyện đọc
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đọc và trả lời câu hỏi bài”phần
thưởng”
- Nhận xét, sửa chữa, ghi điểm cho HS.
C. Bài mới:
1: Giới thiệu bài
- GV nêu ngắn gọn nội dung bài
2: Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu.
- Hướng dẫn luyện đọc và giải nghĩa từ.
- HS đọc bài theo yêu cầu và trả lời câu
hỏi
- HS theo dõi trong sách
Trang 15
a. Đọc từng câu
- Hướng dẫn học sinh luyện đọc từng câu
- Hướng dẫn HS đọc từ khó: quanh, quét, sắp
sáng, tích tắc, sắc xuân…
- Theo dõi, hướng dẫn đọc, sửa sai cho HS
b. Đọc đoạn trước lớp
- Hướng dẫn đọc từng đoạn trước lớp
+GV chia đoạn:2 đoạn
+ Hướng dẫn đọc câu dài, ngắt nghỉ hơi đúng
theo các dấu câu:
Quanh ta, / mọi vật, / mọi người/ đều làm việc.//
Con tu hú kêu / tu hú, / tu hú. // Thế là sắp đến
mùa vải chín.//
Cành đào nở hoa / cho sắc xuân thêm rực rỡ,
//ngày xuân thêm tưng bừng.//
- Giải nghĩa từ:sắc xuân, rực…
c.Luyện đọc trong nhóm
- Cho HS uyện đọc trong nhóm
- Nhận xét, nhắc nhở HS.
d.Thi đọc giữa các nhóm
- Gọi HS các nhóm thi đọc với nhau
- Nhận xét, đánh giá
e. Cả lớp đọc đồng thanh
- Nhận xét cách đọc
3: Tìm hiểu bài
-GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi
trong sách giáo khoa
+ Các vật và con vật xung quanh ta làm những
việc gì?
+ Bé làm những việc gì?
+ Đặt câu với mỗi từ rực rỡ, tưng bừng
+ Em đã làm gì để giúp đỡ cha mẹ, anh chị em
mình chưa?
GDMT: Qua bài văn em có nhận xét gì về cuộc
sống quanh ta?
- Nhận xét chốt ý đúng. Đó là môi trường sống có
ích đối với thiên nhiên và con người chúng ta.
- Đọc nối tiếp từng câu
- Đọc từng từ
-Nối tiếp nhau đọc đoạn
- Đọc đoạn trên bảng phụ
-Đọc phần chú giải trong sách
- Các nhóm luyện đọc
-Đọc thi giữa các nhóm
- Đọc đồng thanh.
-Đọc câu hỏi - Trả lời - Nhận xét.
+ Đồng hồ báo phút, báo giờ; con gà
trống báo hiệu trời sáng mau thức dậy;
con tu hú báo hiệu mùa vải chín; …
+ Bé làm bài, bé học bài, bé quét
nhà,nhặt rau, chơi với em.
- HS tự đặt
-HS trả lời
- Mọi người, mọi việc đều làm việc thật
nhộn nhịp
Trang 16
4: Luyện đọc lại
-GV đọc mẫu lần 2, hướng dẫn cách đọc.
- Cho HS thi đua nhau xung phong đọc bài
-Nhận xét, đánh giá
5: Củng cố dặn dò.
- Hỏi về nội dung bài.
- Nhận xét tiết học – Tuyên dương.
- Về nhà luyện đọc
- HS thi đua đọc bài – nhận xét, đánh giá.
Môn Luyện từ và câu
Tiết 2: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP. DẤU CHẤM HỎI
I.Mục tiêu:
- Tìm được các từ ngữ có tiếng học, có tiếng tập (BT1).
- Đặt câu được với một từ tìm được (BT2); biết sắp xếp lại các từ trong câu để tạo câu mới
(BT3); biết đặt dấu chấm hỏi vào cuối câu hỏi (BT4).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Bài cũ
- Kiểm tra 2 HS.
- HS 1: Kể tên một số đồ vật, người, con vật, hoạt
động mà em biết.
- HS 2: Làm lại bài tập 4, tiết Luyện từ và câu
tuần trước.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS đọc mẫu.
- Yêu cầu 1 HS nêu yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS suy nghĩ tìm từ.
- Gọi HS thông báo kết quả. HS nêu, GV ghi các
từ đó lên bảng.
- Yêu cầu cả lớp đọc các từ tìm được.
Bài 2
- HS làm bài theo yêu cầu
- Tìm các từ có tiếng học, có tiếng tập.
- Đọc: học hành, tập đọc.
- Tìm các từ ngữ mà trong đó có tiếng
học hoặc tiếng tập.
- Nối tiếp nhau phát biểu, mỗi HS chỉ nêu
một từ, HS nêu sau không nêu lại các từ
các bạn khác đã nêu.
- Đọc đồng thanh sau đó làm bài vào Vở.
Trang 17
- Hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Hướng dẫn HS: Hãy tự chọn 1 từ trong các từ
vừa tìm được và đặt câu với từ đó.
- Gọi HS đọc câu của mình.
- Sau mỗi câu HS đọc, GV yêu cầu cả lớp nhận
xét xem câu đó đã đúng chưa, đã hay chưa, có
cần bổ sung gì thêm không?
Bài 3
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi 1 HS đọc mẫu.
- Hỏi: Để chuyển câu Con yêu mẹ thành 1 câu
mới, bài mẫu đã làm như thế nào?
- Tương tự như vậy, hãy nghĩ cách chuyển câu
Bác Hồ rất yêu thiếu nhi thành 1 câu mới.
- Nhận xét và đưa ra kết luận đúng .
- Yêu cầu HS suy nghĩ và làm tiếp với câu: Thu
là bạn thân nhất của em.
- Yêu cầu HS viết các câu tìm được vào Vở
Bài 4
- Gọi một HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu HS đọc các câu trong bài.
- Đây là các câu gì?
- Khi viết câu hỏi, cuối câu ta phải làm gì?
- Yêu cầu HS viết vào vở các câu và đặt dấu
chấm hỏi vào cuối câu.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi của bài.
3. Củng cố, dặn dò.
- Hỏi: Muốn viết một câu mới dựa vào một câu
đã có, em có thể làm như thế nào?
- Khi viết câu hỏi, cuối câu phải có dấu gì?
- Nhận xét tiết học.
- Đặt câu với một từ vừa tìm được ở bài
tập 1.
- Thực hành đặt câu.
- Đọc câu tự đặt được.
- VD: về lời giải: Chúng em chăm chỉ
học tập. / Các bạn lớp 2A học hành rất
chăm chỉ / Lan đang tập đọc,…
- Đọc yêu cầu.
- Đọc: Con yêu mẹ → mẹ yêu con.
- Sắp xếp lại các từ trong câu./ Đổi chỗ từ
con và từ mẹ cho nhau…
- Phát biểu ý kiến: Thiếu nhi rất yêu Bác
Hồ.
- Trả lời: Bạn thân nhất của em là Thu./
Em là bạn thân nhất của Thu./ Bạn thân
nhất của Thu là em.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS đọc các câu trong bài.
- Đây là câu hỏi.
- Ta phải đặt dấu chấm hỏi.
- Viết bài.
+ Tên em là?
+ Em học lớp mấy?
+ Tên trường của em là gì?
- Trả lời.
- Thay đổi trật tự các từ trong câu.
- Dấu chấm hỏi
Tiết Chính tả (nghe – viết)
Bài : LÀM VIỆC THẬT LÀ VUI
I.Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
Trang 18
- Biết thực hiện đúng yêu cầu của BT2; bước đầu biết sắp xếp tên người theo thứ tự bảng
chữ cái (BT3).
- GDBVMT: Qua phần tìm hiểu nội dung kết hợp liên hệ GDBVMT
II. Chuẩn bị
- Bảng lớp viết sẵn nội dung bài
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng, đọc các từ khó, dễ lẫn cho
HS viết, yêu cầu cả lớp viết bảng con
- Gọi 2 HS đọc thuộc lòng 10 chữ cái cuối cùng
trong bảng chữ cái.
- Nhận xét và cho điểm HS.
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài
2. Hướng dẫn viết chính tả
a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết
- GV đọc đoạn cuối bài: Làm việc thật là vui.
- Đoạn trích này ở bài tập đọc nào?
- Đoạn trích nói về ai?
- Em Bé làm những việc gì?
- Bé làm việc như thế nào?
GDMT: Qua bài chính tả các em thấy bé cũng
như mọi vật làm việc thật nhộn nhịp đó là môi
trường sống có ích đối với chúng ta.
b) Hướng dẫn cách trình bày
- Đoạn trích có mấy câu?
- Câu nào có nhiều dấu phẩy nhất?
- Đọc to câu văn 2 trong đoạn trích.
- Yêu cầu HS đọc các từ dễ lẫn và các từ khó
viết.
- Yêu cầu HS viết các từ vừa tìm được.
c) Viết chính tả
- GV đọc bài cho HS viết. Chú ý mỗi câu hoặc
cụm từ đọc 3 lần.
- Viết theo lời đọc của GV.
- Đọc các chữ: p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y.
- HS nghe
- Bài: Làm việc thật là vui.
- Về em Bé.
- Bé làm bài, đi học, quét nhà, nhặt rau,
chơi với em.
- Bé làm việc tuy bận rộn nhưng rất vui.
- Đoạn trích có 3 câu.
- Câu 2.
- HS đọc bài, đọc cả dấu phẩy.
- Đọc: vật, việc, học, nhặt, cũng.
- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng
con.
- Nghe GV đọc và viết bài.
Trang 19
- Giúp HS viết bài.
d) Soát lỗi
- GV đọc lại bài, dừng lại phân tích cac chữ viết
khó, dễ lẫn.
e) Chấm bài
- Thu và chấm từ 5 – 7 bài.
- Nhận xét bài viết.
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
Bài 2: (làm miệng)
- HS thi tìm theo yêu cầu của bài: GV ghi bảng
- Nhận xét – sửa chữa
- GV mở bảng che đã viết sẵn quy tắc chính tả
Bài 3 ( viết)
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Yêu cầu HS sắp xếp lại các chữ cái H, A, L, B,
D theo thứ tự của bảng chữ cái.
- Nêu: Tên của 5 bạn: Huệ, An, Lan, Bắc, Dũng
cũng được sắp xếp như thế.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở
- Nhận xét sửa chữa
3. Củng cố – dặn dò
- Tổng kết tiết học.
- Dặn dò HS ghi nhớ quy tắc chính tả với g/ gh.
Viết lại cho đúng các lỗi sai trong bài. Học thuộc
cả bảng chữ cái.
- Nhận xét chung giờ học
- Nghe và dùng bút chì sửa lỗi ra lề nếu
sai.
- HS tự sửa lỗi
- HS thi tìm những chữ bắt đầu bằng g
hay gh
g: a, ă, â,o, ô,ơ, u ,ư
gh: i, e, ê
- Đọc đề bài.
- Sắp xếp lại để có: A, B, D, H, L
Viết vào vở: An, Bắc, Dũng, Huệ, Lan.
Tiết Tập viết
Bài : CHỮ HOA : Ă, Â
I.Mục tiêu:
- Viết đúng 2 chữ hoa Ă, Â, (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), chữ và câu ứng dụng: Ăn
(1 dòng cỡ vừa, một dòng cỡ nhỏ), Ăn chậm nhai kĩ (3 lần).
- Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa và
chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
- HS khá, giỏi viết đúng và đủ các dòng (tập viết ở lớp) trên trang vở tập viết 2
II. Chuẩn bị
- Mẫu chữ cái Ă, Â hoa đặt trong khung chữ , Vở Tập viết 2, tập một.
Trang 20
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động học của Trò
A. Khởi động
B. Bài cũ
- Kiểm tra vở Tập viết của một số HS.
- Yêu cầu viết chữ hoa A vào bảng con.
- Yêu cầu viết chữ .
- Nhận xét – sửa chữa
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- GV giới thiệu ngắn gọn nội dung bài
2. Hướng dẫn viết chữ hoa
a) Quan sát số nét, quy trình viết Ă, Â hoa.
- Yêu cầu HS lần lượt so sánh chữ Ă hoa với chữ
hoa A đã học ở tuần trước.
- Chữ Ă hoa gồm mấy nét, là những nét nào?
- Dấu phụ của chữ Ăn giống hình gì?
-Quan sát mẫu và cho biết vị trí đặt dấu phụ.
(Dấu phụ đặt giữa các đường ngang nào? Khi viết
đặt bút tại điểm nào? Vết nét cong hay thẳng,
cong đến đâu? Dừng bút ở đâu?)
- Dấu phụ của chữ Â giống hình gì?
- Đặt câu hỏi để HS rút ra cách viết (giống như
với chữ A)
- GV viết mẫu
b) Viết bảng
- GV yêu cầu HS viết chữ Ă, Â hoa vào trong
không trung sau đó cho các em viết vào bảng
con.
3. Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
a) Giới thiệu cụm từ ứng dụng: Ăn chậm nhai
kĩ
- Gọi HS đọc câu ứng dụng
- Hỏi: Ăn chậm nhai kĩ mang lại tác dụng gì?
- Hát
- Thu vở theo yêu cầu.
- Cả lớp viết.
- 2 HS viết trên bảng lớp, cả lớp viết vào
bảng con.
- Chữ Ă hoa là chữ có thêm các dấu
phụ.
- HS nêu
- Hình bán nguyệt.
- Dấu phụ đặt thẳng ngay trên đầu chữ
hoa, đặt giữa đường kẻ ngang 7. Cách
viết: giống như chữ A
- Giống hình chiếc nón úp.
- Điểm đặt bút nằm trên đường kẻ ngang
6 một chút và lệch về phía bên phải của
đường dọc 4 một chút. Tù điểm này
đưa một nét xiên trái, đến khi chạm vào
một đường kẻ ngang 7 thì kéo xuống
tạo thành một nét xiên phải cân đối với
nét xiên trái.
Ă Â
- Viết vào bảng con và bảng lớp
Ăn chậm nhai kĩ
Trang 21
b) Quan sát và nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát câu ứng dụng và nhận xét
về độ các của các chữ trong câu .
- Khoảng cách giữa các chữ (tiếng) như thế nào?
- Các dấu thanh được đặt như thế nào?
- Khi viết Ăn ta viết nét nối giữa Ă và n như
thế nào?
- GV viết mẫu
c) Viết bảng
- Yêu cầu HS viết chữ Ăn vào bảng. Chú ý
chỉnh sửa cho các em.
4. Hướng dẫn viết vào Vở tập viết
- Nêu yêu cầu viết cho hs
- Nhắc nhở các em khi viết bà
- Thu và chấm 5 – 7 bài , nhận xét sửa chữa
5. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Yêu cầu HS về nhà hoàn thành nốt bài viết.
- Đọc: Ăn chậm nhai kĩ.
- Dạ dày dễ tiêu hóa thức ăn.
- Chữ Ă, h, k cao 2,5 li
- Chữ n, c, â, m, a, i cao 1 li.
- Cách nhau một khoảng bằng khoảng
cách viết một chữ o.
- Dấu nặng dưới chữ â, dấu ngã trên i.
- Từ điểm cuối của chữ Ă rê bút lên
điểm đầu của chữ n và viết chữ .
Ăn chậm nhai kĩ
- HS luyện viết bảng lớp và bảng con.
- HS luyện viết vào vở Tập viết theo yêu
cầu
Tiết Tập làm văn
Bài : CHÀO HỎI. TỰ GIỚI THIỆU
I.Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý và tranh vẽ, thực hiện đúng nghi thức chào hỏi và tự giới thiệu về bản thân
(BT1, 2)
- Viết được một bản tự thuật ngắn (BT3)
- Tự nhận tức về bản thân, biết lắng nghe ý kiến người khác và biết tìm kiếm xử lí thông tin.
II. Chuẩn bị
- HS tìm hiểu trước thông tin ở BT3
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng. Yêu cầu HS trả lời: các câu
hỏi của bài tập 1 tiết TLV tuần 1
- Nhận xét – đánh giá
C. Bài mới
1. Giới thiệu bài
- Hỏi: Khi gặp mặt một ai đó chẳng hạn như gặp
bố mẹ khi đi học về, gặp thầy cô khi đến
- Hát
- 2 HS lần lượt trả lời.
Trang 22
trường,… em phải làm gì?
- Lần đầu tiên gặp ai đó, muốn họ biết về mình
em phải làm gì?
- Trong bài tập làm văn hôm nay chúng ta sẽ học
cách chào hỏi mọi người khi gặp mặt, tự giới
thiệu mình để làm quen với ai đó.
2. Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1 (Làm miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Gọi HS thực hiện lần lượt từng yêu cầu. Sau
mỗi lần HS nói, GV chỉnh sửa lỗi cho các em.
+ Chào thầy, cô khi đến trường.
+ Chào bạn khi gặp nhau ở trường.
- Nêu: Khi chào người lớn tuổi em nên chú ý
chào sao cho lễ phép, lịch sự. Chào bạn thân
mật, cởi mở.
Bài 2 (Làm miệng)
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- Cho HS quan sát tranh và hỏi: Tranh vẽ những
gì?
- Mít đã chào và tự giới thiệu về mình như thế
nào?
- Bóng Nhựa và Bút Thép chào Mít và tự giới
thiệu như thế nào?
- Hỏi: Ba bạn chào nhau tự giới thiêu chào nhau
như thế nào? Có thân mật không? Có lịch sự
không?
- Ngoài lời chào hỏi và tự giới thiệu , ba bạn còn
làm gì?
- Yêu cầu 3 HS tạo thành 1 nhóm đóng lại lời
chào và giới thiệu của 3 bạn.
Bài 3
- Cho HS đọc yêu cầu sau đó tự làm bài vào Vở.
- Em cần chào hỏi.
- Em phải tự giới thiệu.
- Đọc yêu cầu của bài.
- Nối tiếp nhau nói lời chào.
- Con chào mẹ, con đi học ạ!/ Xin phép
bố mẹ, con đi học ạ!/ Mẹ ơi, con đi học
đây ạ!/ Thưa bố mẹ, con đi học ạ!/
- Em chào thầy (cô) ạ!
- Chào cậu!/ Chào bạn!/ Chào Thu!/
- Nhắc lại lời chào của các bạn trong
tranh.
- Tranh vẽ Bóng Nhựa, Bút Thép và Mít.
- Chào hai cậu, tớ là Mít, tớ ở thành phố
Tí Hon.
- Chào cậu, chúng tớ là Bóng Nhựa và
Bút Thép. Chúng tớ là HS lớp 2.
- Ba bạn chào hỏi nhau rất thân mật và
lịch sự.
- Bắt tay nhau rât thân mật.
- Thực hành.
- Làm bài.
Trang 23
- Gọi HS đọc bài làm, lắng nghe và nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS chú ý thực hành những điều đã học
- Nhiều HS tư đọc bản Tự thuật của mình.
TUẦN 3
Ngày dạy: / /2011
Tập đọc
Tiết 7, 8 BẠN CỦA NAI NHỎ
I. Mục tiêu
- Đọc đúng, rõ ràng toàn bài; biết đọc liền mạch các từ, cụm từ trong câu; ngắt nghỉ hơi đúng
và rõ ràng.
- Hiểu ý nghĩa câu chuyện : Người bạn đáng tin cậy là người sẵn lòng cứu người, giúp người.
(trả lời được các câu hỏi trong SGK).
- Biết lắng nghe tích cực
II. Chuẩn bị
- GV: Tranh- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Tiết 1
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. Khởi động
B. Bài cũ
- Gọi HS đọc bài: Làm việc thật là vui và trả lời
các câu hỏi trong đoạn đọc.
- Nhận xét – đánh giá
C. Bài mới
1.Giới thiệu:
- Có một chú Nai Nhỏ muốn được đi chơi xa
cùng bạn. Cha của Nai Nhỏ có cho phép chú đi
hay không? Vì sao vậy? Đọc câu chuyện: “Bạn
của Nai Nhỏ” chúng ta sẽ biết rõ điều đó.
- HS đọc bài- trả lời câu hỏi
Trang 24
Ngày ……tháng ……n m 2011ă
2. Luyện đọc
* GV đọc mẫu toàn bài: lời Nai Nhỏ hồn nhiên,
ngây thơ, cha Nai Nhỏ lúc đầu hơi lo ngại, sau
vui vẻ, hài lòng
- Tóm nội dung: Truyện kể về Nai Nhỏ muốn
được đi ngao du cùng bạn nhưng cha Nai Nhỏ rất
lo lắng. Sau khi biết rõ về người ban của Nai Nhỏ
thì cha Nai Nhỏ yên tâm và cho Nai Nhỏ lên
đường cùng bạn.
* Luyện đọc, kết hợp với giải nghĩa từ
a) Đọc từng câu
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
- HD HS luyện đọc từ khó trên bảng phụ
- Gọi hs đọc phần chú giải cuối bài- ngoài ra GV
giải thích 1 số từ hs chưa hiểu - Rình: nấp ở một
chỗ kín, để theo dõi hoặc để bắt người hay con
vật
b) Luyện đọc đoạn:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc từng đoạn
- Chú ý các câu sau:
VD : + Một lần khác,/ chúng con đang đi dọc bờ
sông/ tìm nước uống,/ thì thấy lão hổ hung dữ/
đang rình sau bụi cây/.
+ Sói sắp tóm được Dê Non/ thì bạn con đã kịp
lao tới/, dùng đôi gạc chắc khoẻ húc Sói ngã
ngưa.//
+ Con trai bé bỏng của cha/ con có 1 người bạn
như thế/ thì cha không phải lo lắng 1 chút nào
nữa/.
- GV nhận xét, hướng dẫn thêm cho hs
c) Đọc từng đoạn trong nhóm
- Chia nhóm cho hs luyện đọc – hướng dẫn thêm
cho nhóm còn lung túng.
d) Thi đọc giữa các nhóm
- Gọi hs các nhóm thi đọc với nhau – nhận xét ,
đánh giá.
e) Cho cả lớp đọc đồng thanh
- HS chú ý nghe GV đọc và tóm tắt nội
dung câu chuyện
- HS đọc từng câu đến hết bài
- Chặn lối, chạy trốn, lão Sói, ngăn cản,
hích vai, thật khoẻ, nhanh nhẹn, đuổi bắt,
ngã ngửa, mừng rỡ.
- HS đọc các từ chú giải SGK, hiểu.
- HS đọc từng đoạn nối tiếp đến hết bài
- HS luyện đọc
- Lớp nhận xét
- HS luyện đọc trong nhóm
- Các nhóm cử bạn đọc – nhận xét, đánh
giá.
Trang 25