Tải bản đầy đủ (.doc) (108 trang)

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.18 KB, 108 trang )

/ Ngày soạn: 7/9/2012
Ngày dạy: 7A( 10/9/2012)
Buổi 1: BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG TẠO LẬP VĂN BẢN.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS:
- Rèn luyện kĩ năng tạo lập văn bản thông qua các tiết học về liên kết, mạch lạc và bố
cục trong văn bản.
B.TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Vở bài tập HS.
- Nâng cao N. văn 7.
- Kiểm tra, đánh giá N. văn 7
C.CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
• GV kiểm tra vở học thêm và y thức làm bài tập của HS.
• Nội dung ôn tập:
Bài tập 1: Cho 1 tập hợp câu như sau:
(1) Chiếc xe lao mỗi lúc một nhanh.(2)”Không được”! Tôi phải đuổi theo nó vì tôi là
tài xế mà!.(3) Một chiếc xe ô tô buýt chở đầy khách đang lao xuống dốc.( 4)Thấy
vậy, một bà thò đầu ra cửa kêu lớn: (5)Một người đàn ông mập mạp, mồ hôi nhễ
nhại đang gắng sức chạy theo chiếc xe.(6)” ông ơi! không kịp được đâu, đừng
đuổi theo vô ích.(7) người đàn ông vội gào lên.
a) hãy sắp xếp lại tập hợp câu trên theo một thứ tự hợp lí để có một VB hoàn chỉnh
mang tính LK chặt chẽ?
b) Theo em, có thể đặt đầu đề cho VB trêb được không?
c) Phương thức biểu đạt chính của VB trên là gì?
* Gợi y:
a) 3-5-1-4-6-7-2.
b) “Không kịp đâu” Hoặc” Một tài xế mất xe.”
c) Tự sự.
Bài tập 2:Dưới đây là một đoạn văn tường thuật buổi khai giảng năm học. Theo em,
ĐV có tính LK không? hãy bổ sung cac y để ĐV có tính LK.
“ Trong tiếng vỗ tay vang dội, cô hiệu trưởng với dáng điệu vui vẻ, hiền hoà tiến lên
lễ đài.( 1)Lời văn sôi nổi truyền cho thày trò niềm tự hào và tinh thần quyết tâm( 2)


Âm thanh rộn ràng phấp phới trên đỉnh cột cờ thúc giục chúng em bước vào năm
học mới.”
• Gợi ý:
• - ĐV thiếu LK vì còn thiếu một số y:
+ Cô hiệu trưởng bước lên lễ đài làm gì?
+Lời văn nói trong câu 2 liên quan đến y gì ở câu 1?
+Âm thanh và hình ảnh phấp phới trên đỉnh cột cờ ở câu 3 là tả cái gì?
 GV HD HS viết lại ĐV.
Bài tập 3: Để chuẩn bị viết bài TLV theo đề bài: “ Sau khi thu hoạch lúa, cánh đồng
làng em lại tấp nập cảnh trồng màu”, một bạn đã phác ra bố cục như sau:
MB: Giới thiệu chung về cánh đồng làng em.
TB: + Cảnh mọi người tấp nập gieo ngô, đậu.
+Những thửa ruộng khô, trơ gốc rạ.
+ người ta lại khẩn trương cày bừa, đập dất.
+ Quang cảnh chung của cánh đồng sau khi gặt lúa.
KB: Cảm nghĩ của em khi đứng trước cánh đồng.
Câu hỏi:
a) Bố cục trên đây đã hoàn toàn hợp lí chưa?
b) Nên sửa như thế nào?
• Gợi y:
• a) Phần TB bố cục chưa hợp lí, các chi tiết của cảnh xếp lộn xộn.
• b) Sắp xếp lại theo bố cục trình tự không gian và thời gian
VD: Theo (t):
+Những thửa ruộng ra xếp đầu tiên.
+ Người ta lại
( HS tự sắp xếp)
Bài tập 4: Hãy kể lại: “Cuộc chia tay của những con búp bê” trong đó nhân vật
chính là Vệ Sĩ & Em Nhỏ.
* Gợi ý:
1. Định hướng.

- Viết cho ai?
- Mục đích để làm gì?
- Nội dung về cái gì?
- Cách thức như thế nào?
2. Xây dựng bố cục.
MB: Giới thiệu lai lịch 2 con búp bê: Vệ Sĩ- Em Nhỏ.
TB:-Trước đây 2 con búp bê luôn bên nhau cũng như hai anh em cô chủ, cậu chủ
- Nhưng rồi búp bê cũng buộc phải chia tay vì cô chủ & cậu chủ của chúng phải
chia tay nhau,do hoàn cảnh gia đình
Trước khi chia tay,hai anh em đưa nhau tới trường chào thầy cô, bạn bè.
- Cũng chính nhờ tình cảm anh em sâu đậm nên 2 con búp bê không phải xa nhau.
KB:Cảm nghĩ của em trước tình cảm của 2 anh em & cuộc chia tay của những con
búp bê.
3. Diễn đạt.
HS diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành văn bản.(GV kiểm tra).
4. Kiểm traVB.
Sau khi hoàn thành văn bản, HS tự kiểm tra lại điều chỉnh để hoàn thiện.
(GV gọi HS đọc trước lớp- sửa & đánh giá có thể cho điểm).
Bài tập 5: Câu văn “ở một nhà kia có hai con búp bê được đặt tên lạ con Vệ Sĩ và
con Em Nhỏ ”phù hợp với phần nào của bài văn trên?
A: mở bài B: thân bài C: kết bài D: Có thể dùng cả ba phần.
Bài tập 6: Em có người bạn thân ở nước ngoài.Em hãy miêu tả cảnh đẹp ở quê
hương mình, để bạn hiểu hơn về quê hương yêu dấu của mình & mời bạn có dịp đến
thăm.
* Gợi ý:
1. Định hướng.
- Nội dung:Viết về cảnh đẹp của quê hương đất nước.
- Đối tượng:Bạn đồng lứa.
- Mục đích:Để bạn hiểu & thêm yêu đất nước của mình.
2. Xây dựng bố cục.

MB: Giới thiệu chung về cảnh đẹp ở quê hương Việt Nam.
TB: Cảnh đẹp ở 4 mùa (thời tiết, khí hậu)
Phong cảnh hữu tình. Hoa thơm trái ngọt. Con người thật thà, trung hậu.
(Miêu tả theo trình tự thời gian - không gian)
KB. Cảm nghĩ về đất nước tươi đẹp.niềm tự hào về cảnh đẹp của quê hương, đất
nước Việt Nam- Liên hệ bản thân.
3. Diễn đạt.
HS diễn đạt các ý đã ghi trong bố cục thành văn bản.
(Hãy viết phần MB-Phần TB)
4. Kiểm tra.
Kiểm tra các bước 1- 2- 3 & sửa chữa sai sót,bổ sung những ý còn thiếu.
A. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
- Làm hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau.
* Điều chỉnh, bổ sung :………………………………………………………………
Ngày soạn: 14/9/2012
Ngày dạy: 7A( 17/9/2012)
BUỔI 2-3: BÀI TẬP CẢM THỤ CA DAO
A. Mục tiêu cần đạt :
Củng cố kiến thức về ca dao, dân ca.
Hiểu biết sâu sắc hơn về ca dao, dân ca về nội dung & nghệ thuật.
Biết cách cảm thụ 1 bài ca dao.Thấy được cái hay, cái đẹp của thơ ca dân gian.
Học tập & đưa hơi thở của ca dao vào văn chương.
B.Tiến trình bài giảng:
1. Tổ chức
2. Bài mới :
I. Giới thiệu về ca dao.
1. Khái niệm:
Ca dao là những bài hát ngắn, thường là 3,4 câu.cũng có một số ít những bài ca dao
dài. Những bài ca thường có nguồn gốc dân ca- Dân ca khi tước bỏ làn điệu đi, lời ca ở

lại đi vào kho tàng ca dao. Ca dao, dân ca vốn được dân gian gọi bằng những cái tên
khác nhau: ca, hò, lí, ví, kể, ngâm
VD: - Tay cầm bó mạ xuống đồng.
Miệng ca tay cấy mà lòng nhớ ai.
- Ai có chồng nói chồng đừng sợ.
Ai có vợ nói vợ đừng ghen.
Đến đây hò hát cho quen.
- Ví ví rồi lại von von.
Lại đây cho một chút con mà bồng.
2. Về đề tài.
a. Ca dao hát về tình bạn, tình yêu, tình gia đình.
b. Ca dao bày tỏ lòng yêu quê hương, đất nước.
c. Biểu hiện niềm vui cuộc sống, tình yêu lao động, tinh thần dũng cảm, tấm lòng
chan hòa với thiên nhiên.
d. Bộc lộ nỗi khát vọng về công lí, tự do,quyền con người.
Ca dao có đủ mọi sắc độ cung bậc tình cảm con người: vui, buồn, yêu ghét, giận
hờn nhưng nổi lên là niềm vui cuộc sống, tình yêu đời, lòng yêu thương con người.
3. Nội dung:
Ca dao là sản phẩm trực tiếp của sinh hoạt văn hóa quần chúng, của hội hè đình
đám. Ca dao là một mảnh của đời sống văn hóa nhân dân. Vì vậy nội dung vô cùng đa
dạng & phong phú.
II. Bài tập phân tích cảm thụ ca dao
* Phương pháp cảm thụ một bài ca dao.
1. Đọc kĩ nhiều lượt để tìm hiểu nội dung(ý).
2. Cách dùng từ đặt câu có gì đặc biệt.
3. Tìm những hình ảnh, chi tiết có giá trị gợi tả.
4. Tìm hiểu và vận dụng một số biện pháp tu từ (Đặc biệt là ý và từ trong ca dao).
5. Cảm nhận của em về cả bài.
Bài tập 1: a) Nhà thơ dân gian đã dùng biện pháp tu từ nào trong bài ca dao sau:
“ Thương thay nò nghe”

A. Điệp ngữ. B. Nhân hóa.
C. So sánh. D. Nói quá.
b) Các nhân vật được nói đến trong bài ca dao: Con tằm, con kiến, hạc, con
cuốc…là biểu tượng cho những lớp người nào trong xã hội?
A. Người lao động siêng năng, chụi khó.
B. những con người nhỏ bé, thấp kém.
C. những kẻ tha phương cầu thực.
D. Những con người oan ức, đau khổ.
E Gồm tất cả A, B, C, d.
F. Chẳng biieeur tượng cho ai hết.
c) Em hiểu cụm từ "thương thay" như thế nào?Hãy chỉ ra ý nghĩa của sự lặp lại cụm
từ này trong bài .
* Gợi ý: Nội dung bài 2 là lời của người lao động tỏ sự đồng cảm đối với những
người cùng khổ. "Thương thay" là tiếng than biểu hiện sự thương cảm, xót xa.
*Từ "thương thay" được lặp lại bốn lần tạo cho nó sắc thái ý nghĩa như sau:
- Mỗi lần lặp lại là một nỗi xót thương đối với những người lao động nghèo khổ,
trong đó, cũng là lời than vãn cho thân phận mình. Mỗi lần lặp lại "thương thay"
dường như nỗi xót thương ấy thêm thấm sâu tận đáy lòng.
- Sự lặp lại từ này nhiều lần còn bao hàm ý nghĩa rộng hơn - Nỗi xót thương cho tất
cả những người dân thấp cổ bé họng phải chịu nhiều oan ức
d) Hãy phân tích nỗi thương thân của người lao động qua các hình ảnh ẩn dụ trong
bài
* Gơi ý: Trong ca dao, tác giả dân gian thường mượn hình ảnh các con vật như một
phương tiện để than thở về mình. Qua đó, cũng cho thấy sự đồng cảm sâu sắc của người
lao động đối với các con vật đã gắn bó với họ, vì cuộc đời của họ có khác gì cuộc sống
của chúng.
Quanh năm suốt tháng người lao động luôn cơ cực nhưng luôn bị bòn rút sức lực chẳng
khác chi con tằm phải nằm nhả tơ cho bọn áp bức bóc lột. Vì thế, suốt đời họ dù phải
cần cù như con kiến đi tìm mồi mà vẫn thiếu ăn. Cho nên, dù người nông dân có cố
gắng như con hạc "lánh đường mây" nhưng cuộc sống vẫn cứ phiêu bạt, lận đận và vô

vọng. Những oan trái trên, với thân phận thấp cổ bé họng, người lao động trong xã hội
cũ "Dẫu kêu ra máu có người nào nghe" ko có một lẽ công bằng nào soi tỏ cho họ.
Tất cả những nỗi thương thân và than thân đó được gửi gắm qua những hình ảnh ẩn dụ
thật tài tình, cộng với lối thơ lục bát mượt mà, ngọt ngào khiến ta thấm được nỗi khổ
nhiều bề của dân ta ngày trước và đã làm nhức nhối lòng ta mãi đến giờ.
Bài tập 2: Hãy cảm nhận về tình yêu quê hương đất nước & nhân dân qua bài ca
dao sau:
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng , ngó bên ni đồng cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đòng đòng.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
a.Tìm hiểu:
- Hình ảnh cánh đồng đẹp mênh mông, bát ngát.
- Hình ảnh cô gái.
Biện pháp so sánh: Em như chẽn lúa đòng đòng.
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
b. Luyện viết:
* Gợi ý: Cái hay của bài ca dao là miêu tả được 2 cái đẹp: cái đẹp của cánh đồng
lúa & cái đẹp của cô gái thăm đồng mà không thấy ở bất kì một bài ca dao nào khác.
Dù đứng ở vị trí nào, “đứng bên ni” hay “đứng bên tê”để ngó cánh đồng quê nhà,
vẫn cảm thấy “mênh mông bát ngát . bát ngát mênh mông”.
Hình ảnh cô gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mông bát ngát của
cánh đồng lúa & hình ảnh ấy hiện lên với tất cả dáng điệu trẻ trung, xinh tươi, rạo rực,
tràn đầy sức sống. Một con người năng nổ, tích cực muốn thâu tóm, nắm bắt cảm nhận
cho thật rõ tất cả cái mênh mông bát ngát của cánh đồng lúa quê hương .
Hai câu đầu cô gái phóng tầm mắt nhìn bao quát toàn bộ cánh đồng để chiêm
ngưỡng cái mênh mông bát ngát của nó thì 2 câu cuối cô gái lại tập trung ngắm nhìn
quan sát & đặc tả riêng 1 chẽn lúa đòng đòng & liên hệ với bản thân một cách hồn
nhiên. Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng đang phất phơ trong gió nhẹ dưới nắng hồng buổi
mai mới đẹp làm sao.

Hình ảnh ấy tượng trưng cho cô gái đang tuổi dậy thì căng đầy sức sống. Hình ảnh
ngọn nắng thật độc đáo. Có người cho rằng đã có ngọn nắng thì cũng phải có gốc nắng
& gốc nắng là mặt trời vậy.
Bài ca dao quả là 1 bức tranh tuyệt đẹp & giàu ý nghĩa.
• Hướng dẫn tự học:
- Nắm vững nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị cảm thụ ca dao( tiếp theo)
BUỔI 3: BÀI TẬP CẢM THỤ CA DAO ( Tiếp theo)
Bài tập 3: a) Xác định biện pháp tu từ trong bài ca dao sau:
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sống dồi biết tấp vào đâu”
A. ẩn dụ.
B. So sánh.
C. Điệp ngữ.
D. Nhân hóa.
b) “ Trái bần trôi ”là biểu tượng cho những con người nào trong xx hội?
A. người con gái tội nghiệp.
B. Người con gái lưu lạc.
C. Người con gái lưu lạc nếm trải nhiều đắng cay, vất vả, đau khổ.
D. Người phụ nữ bất hạnh.
c) Hình ảnh so sánh ở bài ca dao có gì đặc biệt? Qua đây, em thấy cuộc đời người
phụ nữ trong xã hội phong kiến như thế nào?
* Gợi ý: Bài ca dao nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. "Thân em
như trái bần trôi". Trong ca dao Nam bộ, hình ảnh trái bần cũng như mù u, sầu riêng,
thường gợi đến cuộc đời nghèo khổ, buồn đau, đắng cay. Hình ảnh so sánh được miêu tả
bổ sung bằng các chi tiết "gió dập", "sóng dồi", "biết tấp vào đâu". Các chi tiết ấy gợi
lên cuộc đời người phụ nữ quá nhỏ bé, số phận họ thật là lênh đênh, chìm nổi trong sự
mông mênh của xã hội ngày xưa. Họ ko mảy may có 1 quyền tự quyết nào về chính bản
thân mình cả. Người phụ nữ là hiện thân của nỗi đau khổ ngày xưa.
Bài tập 4: Bài ca dao “Số cô chẳng giàu thì nghèo” châm biếm bọn người nào trong xã

hội xưa nay?
A. Thầy phù thủy C. Thầy địa lí.
B. Thầy bói. D. Thầy kiện.
Bài tập 5: a) “ Chú tôi” được giới thiệu đáng yêu như thế nào trong bài ca dao “ Cái
cò lặn lội bờ ao”?
* Gợi ý:
Bài ca dao có 6 câu lục bát đã đặc tả chân dung “ chú tôi” của cái cò như một lời
mối lái. “ Cô yếm đào” là hình ảnh ẩn dụ cho cô thôn nữ xinh đẹp, trẻ trung.” Chú tôi”
đang sống độc thân, chưa có người nâng khăn sửa túi.
“ Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?”
Chú tôi” là một người đàn ông rất đặc biệt. Bốn chữ “ hay” giới thiệu cái nết chú tôi
là say sưa rượu chè. “ Hay tửu hay tăm” là nghiện rượu, thích uống rượu ngon. “ Hay
nước chè đặc” là nghiện chè, nghiện trà ngon. Người nông dân vốn cần cù “ hai sương
một nắng”, chân lấm tay bùn quanh năm, nhưng chú cái cò lại “ hay nằm ngủ trưa”,
nghĩa là rất lười biếng.
“ Chú tôi hay tửu hay tăm
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa”
Những điều ước của chú cái cò cũng rất lạ, ta ít thấy trong tâm lí, trong suy nghĩ của
người nông dân xưa nay. “ Ước những ngày mưa” để khỏi phải ra đồng làm lụng. “ Ước
những đêm thừa trống canh” để ngủ được đẫy giấc. Điều “ ước” của chú tôi vừa kì
quặc, vừa phi lí. Đêm chỉ có 5 canh, làm sao có thể “ Đêm thừa trống canh”. Chỉ thích
ăn no ngủ kĩ mà lại rất lười biếng không muốn động chân mó tay vào bất kì công việc
gì nên mới “ ước” như vậy:
“ Ngày thì ước những ngày mưa
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh”
Giọng bài ca dao nhẹ nhàng mà bỡn cợt. Chú cái cò là hình ảnh người nông dân
nghiện rượu chè, thích ăn no ngủ kĩ mà lại rất lười biếng. Đó là đối tượng chaam biếm
của dân gian được thể hiện một cách hóm hỉnh trong bài ca dao này.
b) Tính cách của “ chú tôi” ra sao?
A. Cần cù làm ăn. C. Lười nhác.

B. Phong lưu nhàn nhã. D. Lười biếng, say sưa rượu chè.
C. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
- Làm hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Cảm thụ VB: Sông núi nước Nam, Phò giá về kinh.
* Điều chỉnh, bổ sung :………………………………………………………………
Ngày soạn: 29/9/2012
Ngày dạy: 1/10/2012
BUỔI 4: GIỚI THIỆU VỀ THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT.
CẢM THỤ VĂN BẢN “SÔNG NÚI NƯỚC NAM”, “PHÒ GIÁ
VỀ KINH”.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠ t :
- Học sinh mở rộng kiến thức về thể thơ đường luật.
- Biết phân tích & cảm thụ 2 tác phẩm văn học: Sông núi nước Nam, Phò giá về
kinh.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
I. THỂ THƠ ĐƯỜNG LUẬT .
Bao gồm : - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.
- Thể thơ thất ngôn bát cú.
- Thể thơ trường luật (dài hơn 10 câu).
* Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. - HS chủ yếu học thể thơ này.
- Là thể thơ mà mỗi bài chỉ có 4 câu.Mỗi câu 7 tiếng, viết theo luật thơ do các thi sĩ
đời Đường (618-907) nước Trung Hoa sáng tạo nên.
- Các nhà thơ VN sáng tác những bài thơ thất ngôn tứ tuyệt bằng chữ Hán- chữ
Nôm hoặc bằng chữ Quốc ngữ.
VD: - Nam Quốc Sơn Hà Lí Thường Kiệt.(viết bằng chữ Hán)
- Bánh Trôi Nước. Hồ Xuân Hương.(viết bằng chữ Nôm)
- Cảnh Khuya. HCM. (viết bằng chữ quốc ngữ)
1. Hiệp vần:
Mỗi bài có thể có 3 vần chân, hoặc 2 vần chân.ở đây chỉ nói 3 vần chân(loại phổ

biến), loại vần bằng.
Các chữ cuối câu 1-2 & 4 hiệp vần. (Vần chân hoặc vần bằng).
2. Đối:
Phần lớn không có đối.
Nếu có: - Câu 1-2 đối nhau.
- Câu 3- 4 đối nhau. Đối câu, đối ý, đối thanh.
- Câu 2- 3 đối nhau.
3. Cấu trúc: 4 phần. Khai ,Thừa. Chuyển. Hợp.
4. Luật: Nhất, tam, ngũ, bất luận.
Nhị, tứ, lục, phân minh.
Các chữ 1- 3- 5 là bằng hay trắc đều được,các chữ 2- 4- 6 phải đúng luật bằng, trắc.
- Luật bằng trắc (loại bài có 3 vần)
+ Các chữ không dấu, chỉ có dấu huyền thuộc thanh bằng.
+ Các chữ có dấu sắc, nặng, hỏi, ngã, thuộc thanh trắc.
+ Trong mỗi câu thơ, các chữ 2- 4- 6 phãi đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là bằng → chữ
thứ 4 là trắc → chữ thứ 6 là bằng. Nếu chữ thứ 2 là trắc → chữ thứ 4 là bằng → chữ thứ
6 là trắc. Nói một cách khác, mỗi câu thơ, chữ thứ 2 & 6 phải đồng thanh, chữ thứ 4
phải đối thanh với 2 chữ thứ 2 & 6.
Cặp câu 1 & 4, cặp câu 2 & 3 thì các chữ thứ 2 - 4- 6 phải đồng thanh (cùng trắc
hoặc cùng bằng)
Luật bằng:
1 2 3 4 5 6 7
1 B T B Vần
2 T B T Vần
3 T B T
4 B T B Vần
Luật trắc:
1 T B T Vần
2 B T B Vần
3 B T B

4 T B T Vần
II. CẢM THỤ: “ SÔNG NÚI NƯỚC NAM” & “PHÒ GIÁ VỀ KINH”
Bài tập 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” thường được gọi là gì?
* Gợi ý: Bài thơ từng được xem là bản Tuyên Ngôn độc lập đầu tiên được viết
bằng thơ ở nước ta. Bài thơ là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền dân tộc Việt Nam
& tỏ rõ một thái độ kiên quyết đánh tan mọi kẻ thù bạo ngược dám xâm lăng bờ cõi.
Liên hệ: - Bình Ngô Đại Cáo. ( Nguyễn Trãi).
- Tuyên Ngôn Độc Lập. ( HCM )
Bài tập 2: Nếu có bạn thắc mắc “Nam nhân cư” hay “Nam Đế cư”. Em sẽ giải thích
thế nào cho bạn?
* Gợi ý: - Nam Đế: Vua nước Nam.
- Nam nhân: Người nước Nam.
Dùng chữ Đế tỏ rõ thái độ ngang hàng với nước Trung Hoa.Nước Trung Hoa gọi
Vua là Đế thì ở nước ta cũng vậy >Khẳng định nước Nam có chủ (Đế: đại diện cho
nước), có độc lập, có chủ quyền.
Bài tập 3: Hoàn cảmh ra đời của bài thơ : “Sông Núi Nước Nam” là gì?
A. Ngô Quyền đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
B. LTK chống quân Tống trên sông Như Nguyệt.
C. Quang Trung đại phá quân Thanh.
D. Trần quang Khải chống quân Nguyên ở bến Chương Dương.
Bài tập 4: Chủ đề của bài thơ “Sông Núi Nước Nam” là gì?
Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của đất nước.
Nêu cao ý chí tự lực tự cường của dân tộc, niềm tự hào về độc lập & chủ quyền
lãnh thổ của đất nước.
Bài tập 5:
Nêu cảm nhận của em về nội dung & nghệ thuật của bài “Sông núi nước Nam”
bằng một đoạn văn (khoảng 5-7 câu).
* Gợi ý: Bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt.Giọng thơ đanh thép,căm
giận hùng hồn. Nó vừa mang sứ mệnh lịch sử như một bài hịch cứu nước, vừa mang ý
nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước Đại Việt. Bài thơ là tiếng

nói yêu nước & lòng tự hào dân tộc của nhân dân ta. Nó biểu thị ý chí & sức mạnh Việt
Nam. “Nam quốc sơn hà” là khúc tráng ca chống xâm lăng biểu lộ khí phách & ý chí tự
lập tự cường của đất nước & con người Việt Nam. Nó là bài ca của “Sông núi ngàn
năm”.
Bài tập 6: Tác giả bài thơ “Phò giá về kinh” là?Trần Quang Khải.
Bài tập 7: Chủ đề của bài thơ “Phò giá về kinh” là gì?
Thể hiện hào khí chiến thắng của quân dân ta.
Thể hiện khát vọng hòa bình thịnh trị của dân tộc ta.
Bài tập 9: Trong những nhận xét sau đây, nhận xét nào đúng cho cả 2 bài thơ
“SNNN”, “PGVK”?
A. Khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước.
B. Thể hiện lòng tự hào trước những chiến công oai hùng của dân tộc.
C. Thể hiện bản lĩnh, khí phách của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm.
D. Thể hiện khát vọng hòa bình.
Bài tập 10: Em hãy nêu cảm nhận của em về bức tranh quê trong “Thiên Trường
vãn vọng”.
* Gợi ý: Bài tứ tuyệt “Thiên Trường vãn vọng” là bức tranh quê đậm nhạt, mờ sáng
rất đẹp & tràn đầy sức sống. Một bút pháp nghệ thuật cổ điển tài hoa. Một tâm hồn
thanh cao yêu đời. Tình yêu thiên nhiên, yêu đồng quê xứ sở đã được thể hiện bằng một
số hình tượng đậm đà, ấm áp qua những nét vẽ tinh tế, gợi hình, gợi cảm, giàu liên
tưởng. Kì diệu thay, bài thơ đã vượt qua hành trình trên bảy trăm năm, đọc nên nó vẫn
cho ta nhiều thú vị. Ta vẫn cảm thấy cánh cò trắng được nói đến trong bài thơ vẫn còn
bay trong ráng chiều đồng quê & còn chấp chới trong hồn ta. Tình quê & hồn quê chan
hòa dào dạt.
D. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
- Làm hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập từ láy, đại từ, từ ghép
* Điều chỉnh, bổ sung :……………………………………………………………
Ngày soạn: 6/10/2012
Ngày dạy: 8/10/2012

BUỔI 5-6: ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH MỘT SỐ BÀI
TẬP NÂNG CAO VỀ TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT
(Từ ghép, từ láy, đại từ )
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Tiếp tục củng cố cho học sinh kiến thức về từ ghép,từ láy,đại từ.
- Biết cách nhận biết và sử dụng các loại từ trên.
B. BÀI MỚI:
I. Từ ghép
1. Thế nào là từ ghép,có mấy loại từ ghép.
2. Lấy ví dụ
Bài tập 1:
Hãy gạch chân các từ ghép - phân loại.
a. Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ biết học hành là ngoan. (HCM)
b. Ai ơi bưng bát cơm đầy.
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần. (ca dao)
c. Nếu không có điệu Nam Ai.
Sông Hương thức suốt đêm dài làm chi.
Nếu thuyền độc mộc mất đi.
Thì Hồ Ba Bể còn gì nữa em. (Hà Thúc Quá)
Bài tập 2:
Phân biệt, so sánh nghĩa của từ nghép với nghĩa của các tiếng:
a. ốc nhồi, cá trích, dưa hấu .
b. Viết lách, giấy má, chợ búa, quà cáp.
c. Gang thép, mát tay, nóng lòng.
* Gợi ý:
Có một số tiếng trong cấu tạo từ ghép đã mất nghĩa, mờ nghĩa. Tuy vậy người ta
vẫn xác định được đó là từ ghép CP hay đẳng lập.
Nhóm a: Nghĩa của các từ ghép này hẹp hơn nghĩa của tiếng chính → từ ghép CP.
Nhóm b: Nghĩa của các từ ghép này khái quát hơn nghĩa của các tiếng → từ ghép Đl.

Bài tập 3: Hãy tìm các từ ghép và từ láy có trong VD sau.
a. Con trâu rất thân thiết với người dân lao động. Nhưng trâu phải cái nặng nề,
chậm chạp, sống cuộc sống vất vả, chẳng mấy lúc thảnh thơi. Vì vậy, chỉ khi nghĩ đến
đời sống nhọc nhằn, cực khổ của mình, người nông dân mới liên hệ đến con trâu.
b. Không gì vui bằng mắt Bác Hồ cười.
Quên tuổi già tươi mãi tuổi hai mươi.
Người rực rỡ một mặt trời cách mạng.
Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng.
Đêm tàn bay chập choạng dưới chân Người.
• Gợi ý: a Các từ ghép: con trâu, người dân, lao động, cuộc sống, cực
khổ, nông dân, liên hệ.
- Các từ láy: thân thiết, nặng nề, chậm chạp, vất vả, thảnh thơi, nhọc nhằn.
b- Từ ghép: tuổi già, đôi mươi, mặt trời, cách mạng, đế quốc, loài dơi.
- Từ láy: rực rỡ, hốt hoảng, chập choạng.
Bài tập 4: Hãy tìm từ ghép trong đoạn văn sau & sắp xếp chúng vào bảng phân
loại.
Mưa phùn đem mùa xuân đến, mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy
xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. Mầm cây sau
sau, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
… Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi
ấm áp. Cái cây được cho uống thuốc.
(Tô Hoài)
Bài tập 5: Hãy chọn cụm từ thích hợp ( trăng đã lên rồi, cơn gió nhẹ, từ từ lên ở chân
trời, vắt ngang qua, rặng tre đen, những hương thơm ngát) điền vào chỗ trống để hoàn
chỉnh đoạn văn dưới đây:
Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời,
sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây con vắt ngang qua, mỗi lúc mảnh dần rồi đứt
hẳn. Trên quãng đồng ruộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng những hương
thơm ngá (Thạch Lam)
II. Từ láy

1. Thế nào là từ láy,có mấy loại từ láy.
2. Lấy ví dụ.
Bài tập 1 : Cho các từ láy: Long lanh, khó khăn,vi vu, nhỏ nhắn, ngời ngời, bồn chồn,
hiu hiu, linh tinh, loang loáng, thăm thẳm, tim tím.
Hãy sắp xếp vào bảng phân loại:
Bài tập 2: Đặt câu với mỗi từ sau:
A. Lạnh lùng.
B. Lạnh lẽo.
C. Lành lạnh.
D. Nhanh nhảu.
Đ. Lúng túng.
Bài tập 3:Tìm, tạo từ láy khi đã cho trước vần
a.Vần a:
VD: êm ả, óng ả, oi ả, ra rả, ha hả, dà dã, na ná. . .
b. Vần ang:
VD: làng nhàng, ngang tàng, nhịp nhàng, nhẹ nhàng . . .
c. Phụ âm nh:
VD: nho nhỏ, nhanh nhảu, nhanh nhẹn, nhóng nhánh, nhỏ nhoi, nhớ nhung . . .
d. Phụ âm kh:
VD: khúc khích, khấp khểnh, khập khà khập khiễng, khó khăn. . .
C.HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
-Làm hoàn thiện các bài tập.
- Chuẩn bị bài sau: Ôn tập từ láy, đại từ ( tiếp).
BUỔI 6:
Bài tập 5: Hãy thay từ “có” bằng từ láy thích hợp để đoạn văn sau giàu hình ảnh hơn.
Đồng quê vang lên âm điệu của ngày mới. Bến sông có những chuyến phà. Chợ
búa có tiếng người.Trường học có tiếng trẻ học bài.
VD: (dạt dào- rộn ràng- ngân nga)
Bài tập 6: Hãy tìm các từ láy trong đoạn thơ sau:
a.Vầng trăng vằng vặc giữa trời.

Đinh ninh hai miệng, một lời song song. . .
(Tkiều-NDu)
b.Gà eo óc gáy sương năm trống.
Hòe phất phơ rủ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên.
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa. . .
(Chinh phụ ngâm)
c.Lom khom dưới núi, tiều vài chú,
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
(Bà huyện Thanh Quan)
d.Năm gian nhà cỏ thấp le te.
Ngõ tối đêm sâu đóm lập lòe.
Lưng dậu phất phơ màu khói nhạt.
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
(Thu ẩm-NKhuyến)
đ.Chú bé loắt choắt.
Cái sắc xinh xinh.
Cái chân thoăn thoắt.
Cái đầu nghênh nghênh.
(Lượm- Tố Hữu)
Bài tập 7: Hãy chọn từ thích hợp trong các từ: âm xâm, sầm sập, ngai ngái, ồ ồ, lùng
tùng, độp độp, man mác để điền vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.Trong nhà âm
xâm hẳn đi.Mùi nước mưa mới ấm, ngòn ngọt, man mác. Mùi ngai ngái, xa lạ của
những trận mưa đầu mùa đem về. Mưa rèo rèo trên sân, gõ độp độp trên phên nứa,
mái giại, đập lùng tùng, liên miên vào tàu lá chuối. Tiếng giọt gianh đổ ồ ồ, xối lên
những rãnh nước sâu.
III .Đại từ
1. Thế nào là đại từ,đặc điểm của đại từ.
2. Lấy ví dụ.

Bài tập 1: Hãy xác định đại từ & chỉ rõ nó thuộc loại đậi từ nào?
a. Bố để ý là sáng nay, lúc cô giáo đến thăm khi nói tới mẹ, tôi có nhỡ thốt ra một
lời thiếu lễ độ với mẹ. Để cảnh cáo tôi bố đã viết thư này. Đọc thư tôi đã xúc động vô
cùng.
b. Sao không về hả chó?
Nghe bom thằng Mĩ nổ.
Mày bỏ chạy đi đâu?
Tao chờ mày đã lâu.
Cơm phần mày để cửa
Sao không về hả chó?
Tao nhớ mày lắm đó.
Vàng ơi là vàng ơi. (Trần Đăng Khoa)
c. Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang.
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu.
d. Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta.
Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
đ. Hồng Sơn cao ngất mấy tầng.
Đồ Cát mấy trượng là lòng bấy nhiêu.
Bài tập 2 : Các từ gạch chân có phải là đại từ không? Vì sao?
a.Cháu đi liên lạc.
Vui lắm chú à.
ở đồn mang cá.
Thích hơn ở nhà.
b.Tôi bảo mày đi.
Mày lo cho khỏe.
Đừng lo nghĩ gì
ở nhà có Mé.
* Gợi ý: Trong xưng hô một số danh từ chỉ người cũng được sử dụng như đại từ
Bài tập 3: Viết 1 đoạn văn đối thoại ngắn (khoảng 5-7 câu), nêu tình cảm của em
với con vật nuôi hoặc 1 đồ chơi mà em thích. (Trong đó có sử dụng đại từ, chỉ rõ).

* Gợi ý: Cô Tâm vừa cho chúng tôi một chú cún con. Sợ nó chưa quen nhà mới mà
bỏ đi, mẹ tôi nhốt nó vào một căn nhà xinh xinh, căn nhà của chó. Nó cứ buồn thiu, tôi
đem đĩa cơm vào dỗ.
- Cún ơi, ăn đi.
- Ăng ẳng, mẹ tôi đâu rồi? Ai bắt tôi về đây.
Bài tập 4: Tìm đại từ trong những câu sau;
a. Ai ơi có nhớ ai không
Trời mưa một mảnh áo bông che đầu
Nào ai có tiết ai đâu
Áo bông ai ướt khăn đầu ai khô
( Trần Tế Xương)
b. Chê đây láy đấy sao đành
Chê quả cam sành lấy quả quýt khô
( ca dao)
c. Đấy vàng đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ
( Ca dao)
Bài tập5:
Trong câu sau đại từ dùng để trỏ hay để hỏi?
a. Thác bao nhiêu thác cũng qua
Thênh thang là chiếc thuyền ta xuôi dòng
(Tố Hữu)
b. Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
(Vũ Đình Liên)
c. Qua cầu ngử nón trông cầu
Cầu bao nhiêu nhịp dạ sầu bấy nhiêu
(Ca dao)

d. Ai đi đâu đấy hỡi ai
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm
(Ca dao)
Gợi ý :
a) Trỏ
b) Trỏ
c) Trỏ
d) Hỏi, trỏ
Bài tập 6:
Bé Lan hỏi mẹ: " Mẹ ơi, tai sao bố mẹ bảo con gọi bố mẹ chi Xoan là bác
còn bố mẹ em Giang là chú, dì, trong khi đó họ chỉ là hàng xóm mà không có họ hàng
với nhà mình?. Em hãy thay mặt mẹ bé Lan giải thích cho bé rõ.
Gợi ý: Xưng hô theo tuổi tác.
Bài tập7: ( HS làm ở nhà).
Vit mt on vn ngn k li mt cõu chuyn thỳ v em trc tip tham gia
hoc chng kin.Trong on vn cú s dng ớt nht 3 i t, gch chõn nhng i t ú.
E. HNG DN HC BI:
- Lm hon thin bi tp 7.
- Chun b bi sau: ễn tp t hỏn vit, quan h t.
* iu chnh, b sung :
Ngy son: 16/10/2012
Ngy dy: 22/10/2012
BUI 7-8: ễN TP V THC HNH MT S BI
TP NNG CAO V T VNG TING VIT
(T Hỏn Vit, quan h t)
A. MC TIấU CN T:
1 Kin thc:
ễn tp, vn dng cỏc kin thc ó hc thc hnh lm bi tp di nhiu
dng khỏc nhau ca t Hỏn Vit khc sõu, m rng kin thc v "T Hỏn
- Vit", quan h t

2- K nng:
Rốn k nng s dng t Hỏn Vit , quan h t khi núi hoc vit.
> Bit vn dng nhng hiu bit cú c t bi hc t chn phõn tớch mt s
vn bn hc trong chng trỡnh.
3- Thỏi :
Bi dng ý thc, tinh thn cu tin ca hc sinh
B. TIN TRèNH BI DY.
T ghộp Hỏn Vit cú my loi vớ d.
Gv cht vn cho hs nm.
GV: Gi ý cho hs phõn ngha cỏc yu t Hỏn
Vit.
Cho cỏc nhúm hs t thc hin -> lp nhn xột,
sa cha, b sung.
A. Từ Hán Việt
I-ễn tp.
1.Yu t Hỏn Vit
2.T ghộp Hỏn Vit (cú 2 loi) :
a. T ghộp ng lp(vớ d: huynh ,
sn h,)
b. T ghộp chớnh ph (vớ d:. t
bin, thch mó)
c. Trt t gia cỏc yu t Hỏn Vit
(ụn li ni dung sgk)
Trật tự của các yếu tố trong từ ghép
chính phụ hán việt :
- Có trờng hợp giống trật tự từ
ghép thuần việt : yếu tố chính
đứng trớc , yếu tố phụ đứng sau
- Có trờng hợp khác với trật tự từ
ghép thuần việt : yếu tố phụ đứng

GV: Cho hc sinh nờu yờu cu bi tp -> cỏc
nhúm thc hin.
BT 3: Tỡm nhng t ghộp Hỏn Vit cú yu t "
nhõn ".
BT 4: Tỡm t Hỏn Vit cú trong nhng cõu
th sau:
a. Chỏu chin u hụm nay
Vỡ lũng yờu t quc
( Xuõn Qunh)
b. ỏ vn tr gan cựng tu nguyt
Nc cũn cau mt vi tan thng.
( B Huyn Thanh Quan)
c. em i ngha thng hung
trớc , yếu tố chính đứng sau
d.Sử dụng từ Hán Việt :
- Tạo sắc thái trang trọng , thể hiện
tháI độ tôn kính
Tạo sắc thái tao nhã tránh gây cảm
giác thô tục ghê sợ
Tạo sắc thái cổ phù hợp với bầu
không khí XH xa .
II- Luyn tp.
Bi tp 1: Phõn bit ngha cỏc yu
t Hỏn - Vit ng õm.
Cụng 1-> ụng ỳc.
Cụng 2-> Ngay thng, khụng thiờng
lch.
ng 1-> Cựng chung (cha m, cựng
chớ hng)
ng 2 -> Tr con .

T 1-> T cho mỡnh l cao quý. Ch
theo ý mỡnh, khụng chu bú buc.
T 2-> Ch vit, ch cỏi lm thnh
cỏc õm.
T 1-> cht. T 2-> con.
Bi tp 2:
T c vụ thõn: khụng cú ngi thõn
thớch.
Trng giang i hi: sụng di bin
rng; ý núi di dũng khụng cú gii
hn.
Tin thoỏi lng nan: Tin hay lui
u khú.
Thng l bỡnh an: lờn ng bỡnh
yờn, may mn.
ng tõm hip lc: Chung lũng
chung sc lm mt vic gỡ ú.
Bi tp 3: Nhõn o, nhõn dõn,
nhõn loi, nhõn chng, nhõn vt.

Bi tp 4:
a. Chin u, t quc.
b. Tu tuyt, tan thng.
c. i ngha, hung tn, chớ nhõn,
cng bo.
d. Dõn cụng.

tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo
( Nguyễn Du)

d. Bác thương đoàn dân công
Đêm nay ngủ ngoài rừng
( Minh Huệ)
Bt 5: Đọc đoạn văn sau, tìm những từ Hán –
Việt, cho biết chúng được dùng với sắc thái gì?
" Lát sau, ngài đến yết kiến, vương
vở trách. Ngài bỏ mũ ra, tạ tội, bày rõ lòng
thành của mình. Vương mừng rỡ nói.
- Ngài thật là bậc lương y chân chính,
đã giỏi vầ nghề nghiệp lại có lòng
nhân đức, thương xót đám con đỏ của
ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi".
BT 6:Tìm các từ Hán Việt tương ứng với các từ
sau. Cho biết các từ Hán Việt đó dùng để làm
gì?
Vợ, chồng, con trai, con gái, trẻ
can, nhà thư, chất trận
BT 7: Viết đoạn văn ngắn (5 – 7 câu ) chủ đề tự
chọn có sử dụng từ hán việt
Bài tập 5:
Các từ Hán- Việt: ngài, vương,…
> sắc thái trang trọng, tôn kính.
Yết kiến…-> sắc thái cổ xưa.


Bài tập 6: Các từ Hán- Việt và sắc
thái ý nghĩa.
Vợ-> phu nhân, chồng-> phu quân,
con trai-> nam tử, con gái-> nữ nhi:->
sắc thái cổ xưa.


Bài tập 7: Học sinh thực hiện viết
đoạn văn…
HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
- Làm hoàn thiện bài tập 7.
- Chuẩn bị bài sau: quan hệ từ.
BUỔI 8:
Hãy cho biết thế nào là quan hệ từ, cách
sử dụng.
Gv chốt vấn đề cho hs nắm.
? Cách sử dụng QHT?
B. QUAN HỆ TỪ
I-Ôn tập.
1 .Khái niệm
- QHTừ là từ dùng để biểu thị các ý
nghĩa qhệ như: Sở hữu, so sánh,nhân
quả…giữa các bộ phận của câu, hay
giữa câu-câu trong đoạn.
* Ví dụ.
-Các qh từ: của, như, bởi, nên.
-a.của-> nối định ngữ với trung tâm.
->chỉ quan hệ sở hữu.
b.như->nối BN với TT.
->chỉ qhệ so sánh.
c.bởi…nên->nối 2 vế của một câu ghép.
->qhệ nguyên nhân –kquả.
2. Sử dụng quan hệ từ.
- Khi nói –viết -> Có trường hợp bắt
buộc dùng qht.Cũng có trường hợp
? Các lỗi thường gặp về QHT?

không cần
Ví dụ:
-Đây là thư Lan.
- Hs thảo luận đưa ra cách hiểu của mình.
+Đây là thư của Lan.
+Đây là thư do Lan viết.
+Đây là thư gửi cho Lan.
- Có một số qht dược dùng thành cặp
3 . Các lỗi thường gặp về quan hệ từ.
- Thiếu quan hệ từ.
- Dùng quan hệ từ không thích hợp về
nghĩa.
- Thừa quan hệ từ.
- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng
liên kết.
II- Luyện tập.
Bài 1 Trong các dòng sau dòng nào có sử dụng quan hệ từ
A . Vừa trắng lại vừa
tròn
B . Tay kẻ nặn
C . Giữ tấm lòng son
* Gợi ý: ĐA: A
Bài 2: Quan hệ từ “hơn ’’ trong câu sau biểu hiện ý nghĩa quan hệ gì ?
“Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai .”
• Gợi ý: Quan hệ so sánh.
Bài 3 Đặt câu với các cặp quan hệ từ .
a) Nếu …………. Thì
b) Càng ………… càng
c) Tuy ……………nhưng
d) Bởi …………….nên

* Gợi ý:
a ) Nếu em chăm học thì kết quả học tập sẽ tốt .
b )Gió càng to mưa càng lớn .
c ) Tuy nó xấu nhưng nó học giỏi .
d ) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm .
Bài 4 Gạch chân các quan hệ từ trong đoạn văn sau
“ Thế rồi Dế Choắt tắt thở . Tôi thương lắm . Vừa thương vừa ăn năn tội mình . Giá tôi
không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì . Cả tôi nữa , nếu không nhanh chân
chạy vào hang thì cũng chết toi rồi . ”
Bài 5 . Câu sau mắc lỗi gì về quan hệ từ ?
Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà ” cho ta hiểu tình bạn bình dị và sâu sắc của nhà thơ .
• Gợi ý :
Câu sau mắc lỗi về quan hệ từ
Thừa quan hệ từ
Chữa : bỏ từ “qua”
Bài 6. Câu nào mắc lỗi về quan hệ từ ?
a ) Tôi mà nó cũng chơi
b ) Trời mưa to và tôi cũng đến trường .
c ) Nó thường đến trường với xe đạp .
d ) Giá hôm nay trời không mưa thì thật
tốt
• Gợi ý:
Câu mắc lỗi về quan hệ từ : a , b , c .
a ) Tôi và nó cũng chơi
b ) Trời mưa to mà tôi cũng đến trường .
c ) Nó thường đến trường bằng xe đạp
Bài 7. Chọn quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ (…)
………… còn một tên xâm lược trên đất nước ta ……… ta còn phải chiến đấu quét
sạch chúng đi
• Gợi ý :

Quan hệ từ thích hợp
Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải chiến đấu quét sạch chúng đi
.
Bài 8: Viết đoạn văn 5-7 câu chủ đề về mái trường trong đó có sử dụng quan hệ từ.
B. HƯỚNG DẪN HỌC BÀI:
- Làm hoàn thiện bài tập .
- Chuẩn bị bài sau: Văn biểu cảm.
* Điều chỉnh, bổ sung :……………………………………………………………
Ngày soạn: 3/11/2012
Ngày dạy: 5/11/2012
BUỔI 9: ÔN TẬP VĂN BIỂU CẢM.
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
Giúp hs :
1. Kiến thức: - Hiểu được văn biểu cảm nảy sinh là do nhu cầu biểu cảm cuả con
người.
-Biết phân biệt biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp cũng như phân biệt các yếu tố
đó trong văn bản.
- Hiểu được đặc điểm cụ thể của văn biểu cảm. Hiểu được đặc điểm của phương thức
biểu cảm là thường mượn cảnh vật, đồ vạt, con người để bày tỏ tình cảm, khác với văn
mtả là nhằm mục đích tái hiện đối tượng được mtả.
- Nắm được kiểu đề và các bước làm văn biểu cảm.
2. Kĩ năng: Bước đầu nhận diện và phân tích các văn bản biểu cảm, chuẩn bị để tập viết
kiểu văn bản này.
- Nhận diện đề, học tập cách viết bài văn biểu cảm khi có nhu cầu.
B . NỘI DUNG:
I . Kiến thức :
? Nêu khái niệm văn biểu cảm ?
Có mấy loại biểu cảm ?
? Vậy khi viết văn biểu cảm cần
sử dụng các loại văn nào ?

1.Khái niệm văn biểu cảm
- Khái niệm : là văn viét ra nhằm biểu đạt
t/c, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối
với TG xung quanh, và khêu gợi lòng đồng
cảm nơi con người.
- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình,
gồm thể loại: Thơ trữ tình, ca dao trữ tình,
tuỳ bút, thư…
-Tình cảm thể hiện: là t/c đẹp, thấm nhuần
tư tưởng nhân văn.
- 2 loại biểu cảm : + Trực tiếp ( Bằng những
từ ngữ trực tiếp gợi ra tình cảm : tiếng kờu,
lời than )
+ Gián tiếp ( thông qua miờu tả một hình
ảnh,kể một câu chuyện nào đó để khơi gợi
tình cảm).
- Sử dụng văn miêu tả và tự sự.

? Văn biểu cảm có những đặc
điểm gì ?
? nêu các bước làm bài văn biểu
cảm?
GV: cho hs làm bài tập ( tr 87 )
Bài tập 1: Cho hs đọc bài văn:
Hoa học trò.
? Bài văn thể hiện tình cảm gì ?
Việc mtả hoa phượng đóng vai
trò gì trong bài văn biểu cảm ?
Vì sao tác giả lại gọi hoa
phượng là Hoa-học-trò ?

? Hãy tìm mạch của bài văn ?
+ Câu đầu tiên thể hiện cảm xúc
gì ? Những câu tiếp theo thể
hiện cảm xúc gì ?
? Đoạn 2 thể hiện cảm xúc gì ?
Có phải là cảm xúc trống trãi
2. Đặc điểm của văn biểu cảm.
- Văn b/c là tiếng nói tình cảm của con
người.
- Đối tượng là thế giới tinh thần muôn hình
muôn vẻ.
- Mỗi bài văn b/c tập trung biểu đạt một tình
cảm chủ yếu.
- Tình cảm trong văn b/c là t/c trong sáng
mang đậm tính nhân văn.
3. Cách làm văn biểu cảm.
- Bước 1: Xác định yêu cầu của đề và tìm ý:
- Phải căn cứ vào các từ ngữ và cấu trúc
của đề để xác định nội dung, tư tưởng,t/c mà
văn bản sẽ viết cần đạt tới
- Nội dung văn bản sẽ nói về điều gì ?
- Qua đó cần bộc lộ thái độ tình cảm gì?
- Bước 2 : Xây dựng bố cục
- Bước 3 : Viết bài
- Bước 4 : Sửa bài
II. Thực hành
1.Bài 1:
Đọc văn bản: Hoa học trò.
-Bài văn thể hiện nỗi buồn, nỗi nhớ khi hè về
của tuổi học trò.

-Tác giả không mtả hoa phượng như một loài
hoa nở vào mùa hè, mà chỉ mượn hoa
phượng để nói đến cuộc chia li.
-Gọi là hoa-học-+Một loài hoa nở rộ vào dịp
kết thcs năm học -> Biểu tượng của sự chia li
ngày hè đối với học trò.
*Mạch cảm xúc của văn bản :
-Câu “ phượng cứ nở, phượng cứ rơi”-> sự
xúc động, nuối tiếc. Một loài hoa nở rộ vào
dịp kết thcs năm học -> Biểu tượng
-Những câu tiếp theo: Thể hiện tâm trạng
buồn, bối rối, thẩn trò vì :
+Nó gắn với tuổi thơ, mái trường.
+Một loài hoa nở rộ vào dịp kết thcs năm học
không ?
? Đoạn 3 có phải thể hiện cảm
xúc cô đơn nhớ bạn có pha chút
dỗi hờn không ?
? Bài văn biểu cảm trực tiếp hay
gián tiếp
Bài 2:
? Bài văn biểu đạt tình cảm gì ,
với đối tượng nào ? Hãy đặt cho
bài văn một nhan đề và một đề
văn thích hợp ?
? Chỉ ra phương thức biểu cảm
của bài văn ?
Dấu hiệu nhận biết ?
? Xác định bố cục của bài văn ?
Và nêu lên dàn ý của bài ?

Bài tập 3: Hãy viết một đoạn
văn ngắn ( 5-7 câu) trình bày
cảm nhận của em về bài ca dao:
Công cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển
đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi.
-> Biểu tượng của sự chia li ngày hè đối với
học trò.
*Mạch cảm xúc của văn bản :
-Câu “ phượng cứ nở, phượng cứ rơi”-> sự
xúc động, nuối tiếc.
-Những câu tiếp theo: Thể hiện tâm trạng
buồn, bối rối, thẩn thờ khi sắp phải xa mái
trường, xa bạn.
-Cảm thấy trống trãi khi trường lớp không
còn ai.
-Cuối cùng là nỗi cô đơn, nhớ bạn, pha chút
dỗi hờn “ Hoa phượng đẹp với ai, khi học
sinh đã đi cả rồi! ”
-Biểu cảm trực tiếp.
Bài 2 . Đọc văn bản của : Mai văn Tạo.
-Bài văn thổ lộ tình cảm tha thiết, gắn bó sâu
nặng đối với quê hương An Giang.
-Có thể đặt tên cho VB: An Giang quê tôi.,
Kí ức một miền quê, Nơi ấy quê tôi…
-Đề văn tương ứng: Cảm nghĩ về quê hương
An Giang.
-Biểu cảm trực tiếp :

+Tuổi thơ tôi hằn sâu trong kí ức
+Tôi da diết mong gặp lại…
+Tôi thèm được…
* Bố cục: 3 phần.
-MB: Đầu-> người yêu ( Giới thiệu tình yêu
quê hương. )
-TB: Tiếp ->lời thơ thống thiết.
-> Biểu hiện tình yêu mến quê hương:
+Tình yêu từ tuổi thơ.
+Tình yêu quê hương trong chiến đấu và
những tấm gương yêu nước.
-KB: Tình yêu quê hương với nhận thức của
người từng trải, trưởng thành

×