MỤC LỤC
Bảng 5: Bảng Phân Cơ Cấu Tài Sản Của Công Ty cổ phần Sơn Hải 15
LỜI MỞ ĐẦU
Vốn là một trong những nguồn lực quan trọng nhất và không thể thiếu trong
quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Đặc biệt trong nền kinh
tế thị trường thì vốn nói riêng, tài chính nói chung là vũ khí cạnh tranh quan trọng
của công ty.
Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả thực sự là cuộc đấu trí giữa các doanh
nghiệp tồn tại trong nền kinh tế thị trường. Nó là bài toán phải giải trong suốt quá trình
hoạt động của doanh nghiệp và rất khó khăn trong thời kỳ đầu thành lập. Đối với các
doanh nghiệp thương mại việc quản lý vốn là vấn đề đặc biệt khó khăn và phức tạp.
Hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là vấn đề đã và đang
được rất nhiều các ban ngành, chuyên gia quan tâm nghiên cứu. Song cho đến nay
kết quả thu được vẫn chỉ ở mức độ nhất định trên phạm vi chung, còn đối với các
doanh nghiệp cụ thể thì đòi hỏi phải có đường đi nước bước riêng cụ thể cho mình.
Qua quá trình học tập ở trường, tìm hiểu thực tế ở Công ty cổ phần Sơn Hải
em đã chọn đề tài nghiên cứu :"Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
ở Công ty cổ phần Sơn Hải" để làm chuyên đề thực tập và với hy vọng góp phần
tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nói riêng và các công ty
thương mại nói chung.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có ba chương:
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SƠN HẢI
CHƯƠNG 3:GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI
Qua đây em xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới cơ ThS: Ngô Việt Nga
đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành chuyên đề, em cũng xin chân
thành cảm ơn ban giám đốc cùng toàn thể cán bộ công nhân viên công ty cổ phần
Sơn Hải đã hết sức giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
2
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI
1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty
1.1.Thông tin chung
-Tên tiếng việt: Công ty Cổ phần Sơn Hải.
-Địa chỉ: Lô 3, Bãi Phúc Xá, Phường Phúc Xá, Quận Ba Đình, TP Hà Nội.
- Hình thức pháp lí:Công ty cổ phần.
- Điện thoại: (04) 37169342
- Fax: (04) 37169342
1.2.Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Công ty Cổ phần Sơn Hải được thành lập ngày 10 tháng 06 năm 2003 và
chính thức hoạt động theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103002479 do Sở kế
hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp lần thứ nhất ngày 25 tháng 06 năm 2003.
Sau khi thành lập, từ tháng 6 năm 2003 đến hết năm 2005, Công ty hoạt
động kinh doanh chính trong lĩnh vực thi công tưới nhựa đường MC. Tuy nhiên,
cuối năm 2004, Công ty đã có những hợp đồng về công tác Thí Nghiệm đầu tiên và
từ đó Ban lãnh đạo Công ty bắt đầu chuyển hướng kinh doanh sang hoạt động Thí
Nghiệm, kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình xây dựng. Hai Phòng
Thí Nghiệm Hiện Trường được thành lập đầu tiên là của Dự án đường ôtô vào Cảng
Đình Vũ (tại TP Hải Phòng) và Dự án nâng cấp quốc lộ 18 Bắc Ninh - Nội Bài (tại
TP Hà Nội). Các PTNHT được lấy theo tên các dự án, ví dụ hai PTNHT trên có tên
là PTN Cảng Đình Vũ - Hải Phòng và PTN quốc lộ 18 – Hà Nội. Các PTN đều
được lắp đặt ngay tại công trường – đây là một yêu cầu của Đơn vị thi công, Tư vấn
giám sát công trình và cũng để thuận tiện cho việc lấy mẫu, thực hiện các phép thử
theo đúng quy trình, tiêu chuẩn thí nghiệm.
Đầu năm 2006, Công ty thành lập PTN trung tâm tại địa chỉ: Tổ 7 Cụm Tư
Đình - Phường Long Biên - Quận Long Biên – Hà Nội để quản lí trực tiếp các
PTNHT. Từ năm 2006 đến năm 2007, do toàn ngành giao thông rơi vào tình trạng
khó khăn chung nên hoạt động kinh doanh của Công ty có biến động, tuy nhiên với
việc cung cấp dịch vụ nhanh, chính xác, đội ngũ cán bộ - công nhân viên phục vụ
3
nhiệt tình, năng động, Công ty không những đạt được mục tiêu mà Hội đồng quản
trị, Ban giám đốc đã đề ra mà còn xây dựng được uy tín nhất định trong lĩnh vực
hoạt động TN. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ với khách hàng cũ, Công ty cũng
đã hợp tác thành công với các khách hàng mới với những dự án có quy mô lớn.
Năm 2007,Số lượng PTNHT tăng thêm 5 phòng và tổng số PTNHT hoạt động trong
năm là 11 PTN.
Năm 2008 Công ty có những thay đổi quan trọng và bước phát triển vượt
bậc. Tháng 7 năm 2008, Ban lãnh đạo Công ty bổ sung thêm một số ngành nghề
trong Giấy phép đăng ký kinh doanh.
Năm 2009, hoạt động TN đã đi vào ổn định, số PTNHT đang hoạt động lên
tới 20 phòng với đầy đủ con người cùng thiết bị, dụng cụ phục vụ cho các dự án;
Công ty mở rộng thêm các hoạt động Tư vấn giám sát và Khảo sát địa chất công
trình, buôn bán, cho thuê máy móc, thiết bị ngành xây dựng, vật liệu xây dựng,xây
dựng các công trình ,xây dựng cơ sở hạ tầng và bước đầu đã có những thành công
nhất định.
1.3. Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
- Hoạt động TN, kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình xây
dựng.
- Dịch vụ tư vấn giám sát, tư vấn kiểm định chất lượng công trình xây dựng
dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng.
- Buôn bán, cho thuê máy móc, thiết bị ngành xây dựng, vật liệu xây dựng,
máy móc, thiết bị thí nghiệm.
- Xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng.
1.4.Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình xây dựng.
- Kiểm định chất lượng công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp,
giao thông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng.
- Thiết kế công trình cầu, công trình đường bộ.
- Khoan khảo sát địa chất công trình.
4
2.Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
2.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty
Sơ đồ 1.1. Sơ đồ bộ máy quản lí của Công ty Cổ phần Sơn Hải
(Nguồn:Phòng giám đốc)
*Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng
- Ban giám đốc Công ty (Giám đốc và Phó Giám đốc): có trách nhiệm cao
nhất trong các hoạt động của Công ty với tư cách đại diện cho Công ty về toàn bộ
công tác quản lí, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phòng tổ chức - hành chính: tham mưu cho Giám đốc về công tác tổ chức
cán bộ, tuyển dụng lao động, ký kết hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao
5
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC CƠNG TY
PHỈ GIÁM ĐỐC
Phòng tổ
chức
-hành
chính
Phòng
thớ
nghiệm
trung tâm
Phòng tài
chính -
kế toán
Phòng kế
hoạch -
kỹ thuật
Phòng
TN
Tuyân
Quang
Phòng
TN Lai
Chõu
Phòng
TN Hải
Dương
Phòng
TN
Láng
H.Lạc
Phòng
TN
Nam
Định
Phòng
TN …
động theo đúng quy định của Pháp luật và của Công ty. Quản lý hồ sơ cán bộ công
nhân viên. Phụ trách theo dõi và thực hiện các chế độ chính sách cho người lao
động.
- Phòng kế hoạch - kỹ thuật: tham mưu cho Ban giám đốc về kế hoạch sản
xuất kinh doanh hàng năm của Công ty. Soạn thảo, theo dõi các hợp đồng kinh tế.
Chịu trách nhiệm về mặt chất lượng, kỹ thuật, xây dựng nội quy, quy trình cho từng
dự án. Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tìm hướng đầu tư, mở rộng ngành nghề.
- Phòng tài chính - kế toán: tổ chức hạch toán các hoạt động sản xuất kinh
doanh theo đúng pháp luật của Nhà nước. Hàng tháng, lập kế hoạch thu – chi và báo
cáo Giám đốc về tình hình thu – chi, công nợ. Tham mưu cho Giám đốc về việc
quản lý TSCĐ, tiền vốn,
- Phòng thí nghiệm trung tâm: cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các kết
quả thí nghiệm của Dự án. Kiểm tra các hồ sơ, kết quả thí nghiệm của các Phòng
TN hiện trường trước khi bàn giao cho khách hàng.Theo dõi, quản lý máy móc,
thiết bị chuyên dùng về mặt số lượng và chất lượng. Đầu năm, lập kế hoạch đầu tư,
mua sắm, sửa chữa, thanh lý thiết bị, máy móc trình Ban giám đốc phê duyệt.
- Các phòng thí nghiệm hiện trường: lấy mẫu tại hiện trường và thực hiện các
phép thử theo các chỉ tiêu thuộc chức năng của Phòng TN LAS-XD275. Quản lý
công cụ, dụng cụ, máy móc thiết bị thí nghiệm và các thiết bị quản lý khác được
trang bị khi thành lập Phòng thí nghiệm hiện trường.
2.2.Nhận xét mô hình cơ cấu tổ chức của công ty
Từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, Công ty Cổ phần Sơn Hải tổ chức bộ máy
quản lý theo mô hình chức năng trực tuyến - tham mưu.
3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2008,2009,2010,2011
(bảng 1,bảng 2,bảng 3) ta thấy:
Doanh thu bán hàng liên tục tăng trong 4 năm qua, từ 4094 trđ năm 2008 lên
7.830 trđ năm 2011. Điều này chứng tỏ quy mô sản cuất kinh doanh của công ty
ngày càng được mở rộng, mặt hàng kinh doanh phong phú hơn, số lượng hàng hóa
nhiều hơn. Có thể là quy mô sản xuất được mở rộng qua việc công ty thu hút thêm
số lượng lao động, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động.
6
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 1.014 trđ năm 2008 sau đó tăng lên
1.884 trđ năm 2009 và tăng dần đều lên vào các năm 2010 và 2011 lần lượt là 1991
trđ và 2.110 trđ. Có được kết quả trên chúng ta có thể có nhận xét như sau: Doanh
thu liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2009,năm 2010 và năm
2011,chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên nhưng doanh thu
tăng nhanh hơn vì thế lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng lên.
Bảng 1:Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008,2009
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
So sánh
2009/2008
STT CL %
1 Doanh thu 4.094 6.545 2.451 59,87
2 Giá vốn hàng bán 2.574 3.880 1.306 50,74
3 Lợi nhuận gộp 1.520 2.665 1.145 75,33
4 Chi phí bán hàng 120 256 136 113,33
5 Chi phí quản lý kinh doanh 386 525 139 36,01
6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 1.014 1.884 870 85,8
7 Thu nhập khác 104 147 43 41,35
8 Chi phí khác 40 95 55 137,5
9 Lợi nhuận khác 64 52 -12 -18,75
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.078 1.936 858 79,6
11 Thuế TNDN 269 484 215 79,93
12 Lợi nhuận sau thuế TNDN 809 1452 643 79,48
(Nguồn: Báo cáo tài chính - Công ty cổ phần Sơn Hải năm 2008,2009)
* Năm 2009 so với 2008:
Tổng doanh thu tăng lên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng lên
làm cho lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên.
Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2009 giảm 12 trđ tương ứng giảm 18,75%
so với năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng 643 trđ tương ứng tăng 79,48% so với
năm 2008.
Đạt được kết quả trên là nhờ vào sự lỗ lực của toàn Công ty cũng như kế
hoạch cụ thể của Ban quản lý trong việc tiết kiệm chi phí nhằm giảm giá thành sản
phẩm, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận sau thuế.
Bảng 2:Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2009,2010
7
Đơn vị:Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010
So sánh
2010/2009
CL %
1 Doanh thu 6.545 7.052 507 7,75
2 Giá vốn hàng bán 3.880 4.154 274 7,06
3 Lợi nhuận gộp 2.665 2.898 233 8,74
4 Chi phí bán hàng 256 310 54 21,09
5 Chi phí quản lý kinh doanh 525 597 72 13,71
6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 1.884 1.991 107 5,68
7 Thu nhập khác 147 150 3 2,04
8 Chi phí khác 95 115 20 21,05
9 Lợi nhuận khác 52 35 -17 -32,69
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 1.936 2.026 90 4,65
11 Thuế TNDN 484 506 22 4,55
12 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1452 1520 68 4,68
(Nguồn: Báo cáo tài chính - Cơng ty cổ phần Sơn Hải năm 2009,2010)
* Năm 2010 so với 2009:
Doanh thu bán hàng năm 2010 là 7.052 trđ tăng 507 trđ tương ứng tăng
7,75% so với năm 2009.
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý năm 2010 đều tăng so với năm 2009
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là 1.991 trđ tăng 107 trđ
tương ứng tăng 5,68 so với năm 2009.Lợi nhuận từ hoạt động khác năm 2009 giảm
17 trđ tương ứng giảm 32,69% nên về mặt này doanh nghiệp không đạt hiệu quả
kinh doanh. Như vậy năm 2010 doanh nghiệp đã đạt hiệu quả kinh doanh về lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tăng nhưng với tốc độ chậm hơn so với năm
2009. Kết quả là lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng 68 trđ ,tương ứng tăng
4,68% so với năm 2009.
Bảng 3:Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2010,2011
Đơn vị:Triệu đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
So sánh
2011/2010
CL %
1 Doanh thu 7.052 7.830 778 11,03
2 Giá vốn hàng bán 4.154 4.563 409 9,85
8
3 Lợi nhuận gộp 2.898 3.267 369 12,73
4 Chi phí bán hàng 310 445 135 43,55
5 Chi phí quản lý kinh doanh 597 712 115 19,26
6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 1.991 2.110 119 5,98
7 Thu nhập khác 150 440 290 193,33
8 Chi phí khác 115 410 295 256,52
9 Lợi nhuận khác 35 30 -5 -14,29
10 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 2.026 2.140 114 5,63
11 Thuế TNDN 506 535 29 5,73
12 Lợi nhuận sau thuế TNDN 1520 1.605 85 5,59
(Nguồn: Báo cáo tài chính - Công ty cổ phần Sơn Hải năm 2010,2011)
* Năm 2011 so với năm 2010:
Tổng doanh thu tăng từ 7.052 trđ năm 2010 lên 7.830 trđ năm 2011. Đó là
một kết quả đáng mừng đối với toàn công ty. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý
tăng là điều tất nhiên vì tỷ lệ thuận với doanh thu, làm cho lợi nhuận từ hoạt động
kinh doanh năm 2011 tăng 119trđ tương ứng tăng 5,98% so với năm 2010.Nhưng
lợi nhuận từ hoạt động khác vẫn giảm 5 trđ tương ứng giảm 14,29% làm cho lợi
nhuận sau thuế giảm xuống, nhưng mức giảm lợi nhuận từ hoạt động khác nhỏ hơn
so với mức tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh nên lợi nhuận sau thuế của
doanh nghiệp năm 2011 tăng lên so với năm 2010,tăng 85 trđ tương ứng tăng
5,59%.
Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ở trên ta thấy công
ty có chiều hướng đi lên.Tuy nhiên lĩnh vực kinh doanh chính mang lại lợi nhuận
cho Công ty là lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Còn về hoạt động tài chính và hoạt
động khác thì thu được lợi nhuận là không đáng kể. Như vậy doanh nghiệp cần có
kế hoạch phân phối nguồn đầu tư hợp lý hơn nữa để nguồn vốn đầu tư của doanh
nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao.
9
10
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VỐN CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN SƠN HẢI
1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sơn Hải
1.1.Đối thủ cạnh tranh
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng những cơ hội thách thức trên thị trường sẽ
tác động lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực ít có đối thủ cạnh tranh hoặc có ưu thế vượt chội so với đối thủ
cạnh tranh thì khả năng thu lợi nhuận lớn của doanh nghiệp đó là lớn. Ngược lại
với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ít có cơ hội phát triển và gặp
sự cạnh tranh gay gắt của đối thủ cạnh tranh thì hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp đó sẽ thấp.
Công ty cổ phần Sơn Hải là một đơn vị mà hoạt động kinh doanh của công ty
chủ yếu là trong lĩnh vực TN, kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng công trình
xây dựng, buôn bán, cho thuê máy móc, thiết bị ngành xây dựng, vật liệu xây dựng,
máy móc, thiết bị thí nghiệm, xây dựng các công trình xây dựng dân dụng, công
nghiệp, nông nghiệp, giao thông, thuỷ lợi và cơ sở hạ tầng
Đây là một lĩnh vực còn rất nhiều tiềm năng vì nước ta đang trong quá trình
công nghiệp hoá và hiện đại hoá nền công nghiệp.
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành nghề với công
ty.Đây là một thách thức rất lớn với Công ty. Công ty luôn đối mặt với sự cạnh
tranh gay gắt với đối thủ cùng ngành trên thị trường. Công ty cổ phần Sơn Hải là 1
doanh nghiệp hoạt động với quy mô nhỏ ,nân để dành được phần thắng trong lĩnh
vực kinh doanh của mình ,thì đòi hỏi công ty phải đưa ra được các biện pháp cũng
như phương pháp kinh doanh hợp lý.Và đặc biệt với nguồn vốn còn hạn hẹp thì
công ty phải có kế hoạch sử dụng vốn và điều chỉnh nguồn vốn cho hợp lý nhằm
mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho công ty.
1.2.Tình hình hoạt động kinh doanh
Dựa vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ta thấy doanh thu
của công ty qua các năm tăng lên nhưng vẫn ở mức trung bình.Lợi nhuận thu được
11
không cao,lợi nhuận thu được chủ yếu từ lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Còn về hoạt
động tài chính và hoạt động khác thì thu được lợi nhuận là không đáng kể.Chính vì
vậy,công ty cần phải có kế hoạch điều chỉnh và sử dụng hợp lý nguồn vốn của mình
để tăng doanh thu và tăng lợi nhuận.
1.3.Ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh
Một doanh nghiệp khi thành lập phải xác định trước cho mình một loại
nghành nghề kinh doanh nhất định. Những ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh có
ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Để lựa chọn được loại
hình kinh doanh thích hợp đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu phân
tích môi trường, phân tích điểm mạnh, điểm yếu của mình. Trong quá trình hoạt
động, sự năng động sáng tạo của các doanh nghiệp trong việc lựa chọn sản
phẩm, chuyển hướng sản xuất, đổi mới cải tiến sản phẩm cũng có thể làm tăng
hiệu quả sử dụng vốn. Nếu doanh nghiệp biết đầu tư vốn vào những lĩnh vực
kinh doanh phù hợp với thị hiếu thì sẽ có khả năng thu lãi lớn.
Với sự phát triển đi lên phục vụ cho nền kinh tế cả nước,công ty cổ phần
Sơn Hải đã đăng ký và mở rộng thêm ngành nghề sản xuất kinh doanh:
-Thiết kế kết cấu công trình dân dụng, công nghiệp.
- Thiết kế công trình cầu, công trình đường bộ.
- Khoan khảo sát địa chất công trình.
- Buôn bán nhựa đường, nhựa dính bám MC-70, nhũ tương và phụ gia ngành
giao thông, xây dựng.
Như vậy ngành nghề kinh doanh của công ty rất đa dạng nên đòi hỏi 1
nguồn vốn lớn.Do vậy công ty cần phải sử dụng nguồn vốn hợp lý,mới có thể
đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được thông suốt và hoàn thành các công
trình đúng tiến độ theo hợp đồng.
1.4.Trình độ khoa học công nghệ và đội ngũ lao động trong doanh nghiệp
Khoa học công nghệ và đội ngũ lao động là những yếu tố quyết định đến
sản phẩm của doanh nghiệp nó tạo ra sản phẩm và những tính năng ,đặc điểm
của sản phẩm. Có thể nói những yếu tố này quyết định kết quả hoạt động của
doanh nghiệp.
Sử dụng vốn là để mua sắm máy móc thiết bị và thuê nhân công để sản xuất
đầu ra. Công nghệ hiện đại,đội ngũ lao động có tay nghề cao thì sẽ làm việc với
12
năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt, giá thành hạ và doanh nghiệp có khả
năng thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên để có được dây chuyền thiết bị hiện đại thì
doanh nghiệp phải đầu tư vốn lớn. Do đó doanh nghiệp phải tính toán lựa chọn
công nghệ phù hợp với chi phí hợp lý để làm tăng hiệu quả sử dụng vốn.Trong
điều kiện cạnh tranh doanh nghiệp cần chú trọng đầu tư đổi mới máy móc thiết
bị cho tương xứng với trình độ công nghệ để tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm
của mình.
Nhân tố lao động có ảnh hưởng không nhỏ đến việc nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh của Công ty. Nhân tố này ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh
doanh thể hiện qua các điểm như trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề (bậc thợ) ,
kinh nghiệm sản xuất (thâm niên công tác) và thái độ làm việc.
Trong quá trình hình thành và phát triển. Công ty đã nhận thức được vai trò
quan trọng của yếu tố lao động cũng có tổ chức lao động để sử dụng lao động sao
cho có kế hoạch và hợp lý nhất. Phân công, phân bổ lao động là nhân tố cực kỳ
quan trọng quyết định công việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả
hay không.Số lượng cán bộ công nhân viên của Công ty thể hiện qua bảng 4.
Bảng 4: Trình độ cán bộ nhân viên Công ty
STT Trình độ
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
SL % SL % SL % SL %
1 Trên đại học 2 4 2 2,56 2 2,08 3 2,73
2 Đại học 5 10 8 10,26 10 10,42 14 12,73
3 Cao đẳng 10 20 12 15,38 15 15,63 24 21,82
4 Trung học 8 16 10 12,82 10 10,42 10 9,1
5 Công nhân kỹ
thuật
12 24 15 19,23 20 20,83 20 18,2
6 Công nhân
khác
13 26 31 39,74 39 40,63 39 35,5
(Nguồn:Phòng quản lý nhân sự công ty cổ phần Sơn Hải)
Qua bảng cơ cấu lao động của công ty cổ phần Sơn Hải ta thấy tổng số nhân
sự của Công ty năm 2008 là 50 người, trình độ trên đại học đạt 4%,trình độ đại học
đạt 10%,trình độ cao đẳng đạt 20%,trình độ trung cấp đạt 16%, công nhân kỹ thuật
chiếm 24% và công nhân khác chiếm 26%. Năm 2009 là 78 người, trình độ trên đại
học đạt 2,56%,trình độ đại học đạt 10,26 %,trình độ cao đẳng đạt 15,38%,trình độ
trung cấp đạt 12,82%, công nhân kỹ thuật chiếm 19,23 % và công nhân khác chiếm
13
39,74%. Năm 2010 là 96 người, trình độ trên đại học đạt 2,08%,trình độ đại học đạt
10,42 %,trình độ cao đẳng đạt 15,63%,trình độ trung cấp đạt 10,42%, công nhân kỹ
thuật chiếm 20,83%và công nhân khác chiếm 40,63%. Năm 2011 là 110 người,
trình độ trên đại học đạt 2,73%,trình độ đại học đạt 12,73 %,trình độ cao đẳng đạt
21,82%,trình độ trung cấp đạt 9,1%, công nhân kỹ thuật chiếm 18,2 % và công nhân
khác chiếm 35,5%.
Trong mỗi một năm Công ty đều mở rộng hơn việc kinh doanh của mình
tuyển nhiều lao động hơn năm trước.Nhưng nhìn vào bảng trên ta thấy trình độ
nhân viên ở bậc trên đại học ,đại học của công ty là thấp.Năm 2008 trình độ nhân
viên ở bậc trên đại học ,đại học của công ty chỉ chiếm 14% tổng số nhân viên.Năm
2009 trình độ nhân viên ở bậc trên đại học ,đại học của công ty chỉ chiếm 12,82%
tổng số nhân viên. Năm 2010 trình độ nhân viên ở bậc trên đại học ,đại học của
công ty chỉ chiếm 12,5% tổng số nhân viên.Năm 2011 trình độ nhân viên ở bậc trên
đại học ,đại học của công ty chỉ chiếm 15,46% tổng số nhân viên.
Công ty cần phải chú trọng đến việc phát triển đội ngũ nhân viên của mình
cả về số lượng và chất lượng và tuyển những người có trình độ đại học nhiều hơn,
có trình độ chuyên môn cao hơn để việc quản lý sử dụng vốn có hiệu quả,đảm bảo
an toàn và hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Việc đào tạo 1 đội ngũ cán bộ quản trị tài chính là 1 việc không thể thiếu trong
công ty.Đội ngũ cán bộ quản trị tài chính của công ty là những cán bộ có trình độ
chuyên môn sâu về hoạt động tài chính,thời gian công tác lâu nên rất am hiểu về
tình hình tài chính của công ty và các mối quan hệ với các cơ quan chức
năng.Điều này giúp cho ban giám đốc công ty có được tình hình tài chính lành
mạnh,đảm bảo được hiệu quả nguồn vốn kinh doanh của mình.
1.5.Trình độ quản lý
Đây là yếu tố tác động mạnh nhất đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh
nghiệp.Trong một môi trường ổn định thì có lẽ đây là yếu tố quyết định đến sự
thành bại của doanh nghiệp . Quản lý trong doanh nghiệp bao gồm quản lý tài
chính và các hoạt động quản lý khác.
Trình độ quản lý vốn thể hiện ở việc xác định cơ cấu vốn, lựa chọn nguồn
cung ứng vốn, lập kế hoạch sử dụng và kiểm soát sự vận động của luồng
vốn.Chất lượng của tất cả những hoạt động này đều ảnh hưởng lớn đến hiệu quả
14
sử dụng vốn. Với một cơ cấu vốn hợp lý, chi phí vốn thấp, dự toán vốn chính xác
thì chắc chắn hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đó sẽ cao.
Bên cạnh công tác quản lý tài chính, chất lượng của hoạt động quản lý các
lĩnh vực khác cũng ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn. Chẳng hạn như là
chiến lược kinh doanh, chính sách quản lý lao động, quan hệ đối ngoại.
2.Thực trạng sử dụng vốn của công ty cổ phần sơn hải
2.1.Tình hình vốn của công ty cổ phần Sơn Hải
Dựa vào báo cáo tài chính các năm 2008,2009, 2010, 2011của công ty cổ phần
Sơn Hải ta lập bảng phân tích cơ cấu tài sản (bảng 5).
Bảng 5: Bảng Phân Cơ Cấu Tài Sản Của Công Ty cổ phần Sơn Hải
Đơn vị:triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011
1 A. TSLĐ và ĐTNH 1.587 2.882 3.315 3.986
2 I. Tiền 289 696 889 792
3 III. Các khoản phải thu 688 1150 1240 1734
4 III. Hàng tồn kho 156 450 538 630
5 IV. TSLĐ khác 454 586 648 830
6 B. TSCĐ và ĐTDH 1.709 2.718 2.915 2.979
7 Tổng tài sản 3.296 5.600 6.230 6.965
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Sơn Hải năm 2008,2009,2010,2011)
Qua bảng 5 ta thấy tổng tài sản các năm từ năm 2008 đến 2011 tăng lên khá
nhanh( tăng hơn 3 tỷ đồng). Điều đó có thể đánh giá rằng quy mô sản xuất kinh
doanh của công ty ngày càng tăng lên, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng được đầu tư
đáng kể, đây là một trong những nhân tố tạo tiền đề để công ty cổ phần sơn hải tồn
tại và phát triển.
Ta thấy TSLĐ và ĐTNH các năm 2009,2010,2011 có xu hướng tăng so với năm
2008 trong khi đó TSCĐ và ĐTDH cũng có xu hướng tăng lên. Chứng tỏ trong
những năm gần đây công ty đã chú trọng vào đầu tư vào TSCĐ và ĐTDH. Điều này
sẽ làm cho công ty gặp nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì
TSCĐ là một yếu tố rất quan trọng quyết định lớn tới năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm. Tuy đã được đầu tư khá nhiều, nhưng trang thiết bị của công ty
vẫn cần nâng cấp hơn nữa để bảo đảm an toàn và nâng cao năng suất lao động của
15
công nhân viên trong công ty. Công ty cần tích cực trong việc tìm ra các giải pháp,
tìm nguồn huy động vốn để đầu tư cho TSCĐ
Mặt khác, ta thấy TSLĐ và ĐTNH của công ty năm 2011 cũng tăng so với năm
2008 trong đó đáng kể nhất là sự tăng lên của các khoản phải thu và tồn kho. Việc
đầu tư này làm thay đổi kết cấu tài sản. Điều này chứng tỏ vốn tồn đọng trong khâu
dự trữ khá nhiều ảnh hưởng không tốt đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, tài sản cố định tăng và tài sản lưu động cũng tăng, tuy nhiên lại tăng do các
khoản phải thu và tồn kho tăng lên. Cơ cấu tài sản như vậy là chưa hợp lý, công ty
cần có các biện pháp để khắc phục, giải quyết việc ứ đọng vốn trong các khoản phải
thu và tồn kho đồng thời đầu tư đổi mới trang thiết bị nhằm bảo đảm an toàn cũng
như nâng cao năng suất lao động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
Để đánh giá tính thích hợp trong việc sử dụng vốn thì ngoài cơ cấu tài sản của
doanh nghiệp ta sẽ xem xét nguồn vốn của doanh nghiệp trong những năm gần đây:
Qua bảng nguồn vốn của công ty (bảng 6) ta thấy tổng nguồn vốn qua các
năm 2011,2010,2009 tăng nhiều hơn so với năm 2008. Nguồn vốn tăng nhanh là do
nợ phải trả tăng nhanh. Điều này chứng tỏ công ty đã đầu tư vào tài sản cố định chủ
yếu dựa vào nguồn vốn vay nợ.
Các khoản cấu thành nên nợ phải trả: Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác
trong đó nợ dài hạn và nợ khác giảm chỉ có nợ ngắn hạn tăng khá nhanh. Như vậy
chứng tỏ công ty đã huy động vốn vay ngắn hạn ngân hàng để đầu tư vào tài sản
đáp ứng nhu cầu sản xuất: mua máy móc thiết bị, công cụ dụng cụ, trả lương cho
công nhân viên nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục.
Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty được hình thành chủ yếu từ vốn và quỹ
nhưng trong vốn quỹ thì nguồn vốn kinh doanh và quỹ dự trữ, quỹ phát triển kinh
doanh không biến động, điều này chứng tỏ trong năm khả năng tự đảm bảo về tài
chính và mức độc lập của công ty cổ phần Sơn Hải vẫn chưa hiệu quả
Bảng 6: Bảng Nguồn Vốn Của Công Ty cổ phần Sơn Hải
Đơn vị :triệu đồng
STT NỘI DUNG
NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
CL % CL % CL % CL %
1 A. Nợ phải 2061 62,53 3565 63,66 3848 61,77 3970 57
16
trả
2 1. Nợ ngắn
hạn
1650 50,06 3102 55,39 3473 55,75 3709 53,25
3 2. Nợ dài
hạn
355 10,77 340 6,07 277 4,45 211 3,03
4 3.Nợ khác 56 1,7 123 2,2 98 1,57 50 0,72
5 B. NVCSH 1235 37,47 2.035 36,34 2.382 38,23 2995 43
6 1. Nguồn
vốn quỹ
1235 37,47 1035 18,48 1586 25,46 2120 30,44
7 Tổng nguồn
vốn
3.296 100 5.600 100 6.230 100 6.965 100
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Sơn Hải năm 2008, 2009, 2010,2011)
Như vậy, qua phân tích cơ cấu tài sản và sử dụng nguồn vốn của công ty
Cổ phần Sơn Hải ta thấy công ty có chú trọng đầu tư vào tài sản cố định và việc vay
nợ ngắn hạn là để đầu tư vào khoản này. Trong cơ cấu đầu tư vào tài sản lưu động
thì đầu tư nhiều nhất là khoản phải thu và hàng tồn kho, do đó làm cho vốn của
Công ty bị ứ đọng.Vì vậy cần phải thu hồi lại để huy động số vốn đó phục vụ cho
sản xuất.Nợ dài hạn trong năm giảm chứng tỏ việc đầu tư vào tài sản cố định ngày
càng giảm đây là một dấu hiệu không tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh của
công ty trong tương lai vì việc đầu tư vào tài sản cố định là rất quan trọng, máy móc
thiết bị có hiện đại thì mới có năng suất lao động cao và cho ra những sản phẩm tốt.
Do vậy, trong những năm tới công ty cần có kế hoạch, biện pháp điều chỉnh lại cho
hợp lý hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Công ty cần phải đầu tư mua sắm
nhiều máy móc thiết bị hiện đại, phù hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên
tiến,nhằm tạo ra công suất lớn cho sản phẩm đẹp,làm tăng số lượng sản phẩm sản
xuất ra và tăng chất lượng mẫu mã sản phẩm, giảm sản phẩm hỏng, do đó hạ giá
thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho công ty. Doanh thu tiêu thụ lớn, lợi nhuận
tăng nhanh, góp phần tích cực trong công tác nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói
chung, hiệu quả sử dụng vốn cố định nói riêng.
Qua 2 bảng cơ cấu tài sản và nguồn vốn trên ta thấy rằng lượng vốn lưu động
trong tổng vốn chiếm tỷ lệ rất lớn.Điều này cũng dễ hiểu vì nguyên liệu trong ngành
xây dựng luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng giá thành công trình ,vì vậy muốn sử dụng
vốn có hiệu quả thì công ty cần phải tập trung vào công tác huy động,bảo quản,và
17
sử dụng hợp lý nguyên vật liệu.
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần Sơn Hải
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần có một
lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Tuy nhiên, có vốn nhưng vấn đề
quản lý sử dụng sao cho hiệu quả mới là nhân tố quyết định tăng trưởng và phát
triển của mỗi doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích hiệu quả quản lý sử dụng vốn là việc
làm rất cần thiết nhằm thể hiện chất lượng công tác quản lý sử dụng vốn đồng thời
đánh giá hiệu quả của nó để có các biện pháp thích hợp nâng cao hiệu quả quản lý
sử dụng vốn của công ty.
Để phân tích hiệu quả quản lý sử dụng vốn của công ty cổ phần Sơn Hải,ta
lần lượt phân tích hiệu quả quản lý sử dụng của toàn bộ vốn và từng nguồn vốn sản
xuất kinh doanh.
2.2.1.Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tài chính.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn ta xem xét, phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 7:Hiệu Qủa Sử Dụng Tổng Vốn Của Công Ty CP Sơn Hải 2008,2009
Đơn vị : triệu đồng
STT
Chỉ tiêu 2008 2009 2009/2008
+/- %
1 Doanh thu 4.094 6.545 2451 59,87
2 Lợi nhuận 809 1452 643 79,48
3 Tổng vốn 3.296 5.600 2304 69,9
4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn = (1):(3) 1,24 1,17 -0,07 -5,65
5 Tỷ suất LN/DT = (2):(1) 0,2 0,22 0,02 10
6 Tỷ suất LN/Vốn = (2):(3) 0,25 0,26 0,01 4
Bảng 8:Hiệu Qủa Sử Dụng Tổng Vốn Của Công Ty CP Sơn Hải 2009,2010
Đơn vị : triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2009 2010 2010/2009
+/- %
1 Doanh thu 6.545 7.052 507 7,75
2 Lợi nhuận 1452 1520 68 4,68
3 Tổng vốn 5.600 6.230 630 11,25
4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn = (1):(3) 1,17 1,13 -0,04 -3,42
5 Tỷ suất LN/DT = (2):(1) 0,22 0,21 -0,01 -4,55
6 Tỷ suất LN/Vốn = (2):(3) 0,26 0,24 -0,02 -7,7
18
Bảng 9:Hiệu Qủa Sử Dụng Tổng Vốn Của Công Ty CP Sơn Hải 2010,2011
Đơn vị : triệu đồng
STT Chỉ tiêu 2010 2011 2011/2010
+/- %
1 Doanh thu 7.052 7.830 778 11,03
2 Lợi nhuận 1520 1.605 85 5,59
3 Tổng vốn 6.230 6.965 735 11,8
4 Hiệu suất sử dụng toàn bộ vốn = (1):(3) 1,13 1,12 -0,01 -0,88
5 Tỷ suất LN/DT = (2):(1) 0,21 0,2 -0,01 -4,76
6 Tỷ suất LN/Vốn = (2):(3) 0,24 0,23 -0,01 -4,17
Qua bảng hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty cổ phần Sơn Hải năm
2008,2009,2010,2011cho ta thấy:
* Hiệu suất sử dụng tổng vốn cho biết một đồng vốn tham gia vào hoạt động kinh
doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2008: 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,24
đồng doanh thu.
Năm 2009: 1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,17
đồng doanh thu giảm 0,07 đồng (tương ứng 5,65%) so với năm 2008. Ta thấy doanh
thu tăng lên nhưng hiệu suất sử dụng tổng vốn vẫn giảm, điều này là do tổng vốn
của công ty tăng lên và tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu.
Năm 2010:1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,13
đồng doanh thu giảm 0,04 đồng( tương ứng với 3,42% ) so với năm 2009. Ta thấy
doanh thu tăng lên nhưng hiệu suất sử dụng tổng vốn vẫn giảm, điều này là do tổng
vốn của công ty tăng lên và tốc độ tăng nhanh hơn doanh thu.
Năm 2011:1đồng vốn tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra được 1,12
đồng doanh thu giảm 0,01đồng ( tương ứng với 0,88% ) so với năm 2010. Cũng
tương tự như 2010, năm 2011 doanh thu cũng tăng nhưng tốc độ tăng của vốn kinh
doanh nhanh hơn tốc độ tăng của doanh thu nên làm cho hiệu suất sử dụng của tổng
vốn năm 2011 so với năm 2010 vẫn bị giảm. Như vậy cho thấy việc tăng vốn kinh
doanh của công ty là chưa hiệu quả.
Như vậy hàng năm vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh tăng, doanh thu cũng
tăng nhưng với tốc độ chậm hơn, do đó doanh thu được tạo ra bởi một đồng vốn
19
giảm theo các năm. Như vậy, công ty đã huy động được các nguồn vốn để mở rộng
sản xuất kinh doanh nhưng hiệu suất của tổng vốn giảm hàng năm nên việc sử dụng
vốn của công ty là chưa hiệu quả, công ty cần có những giải pháp điều chỉnh kịp
thời.
* Tỷ suất lợi nhuận:
+ Tỷ suất lợi nhuận trên một đồng doanh thu được xác định bằng cách chia
lợi nhuận cho doanh thu. Nó cho biết một đồng doanh thu thi tạo ra được bao nhiêu
đồng lợi nhuận.
Năm 2008: 1đồng doanh thu tạo ra được 0,2 đồng lợi nhuận.
Năm 2009: 1đồng doanh thu tạo ra được 0,22 đồng lợi nhuận tăng 0,02 đồng
(tức 10%) so với năm 2008. Ta thấy doanh thu 2009 tăng ,lợi nhuận năm 2009 cũng
tăng nhưng tốc độ tăng lợi nhuận nhanh hơn nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận của
tổng vốn tăng lên.
Năm 2010: 1đồng doanh thu tạo ra được 0,21 đồng lợi nhuận giảm 0,01đồng
(tức 4,55%). Tuy doanh thu 2010 tăng ,lợi nhuận năm 2010 tăng nhưng tốc độ tăng
doanh thu nhanh hơn nên làm cho tỷ suất lợi nhuận của tổng vốn giảm.
Năm 2011: 1đồng doanh thu tạo ra được 0,2 đồng lợi nhuận giảm 0,01 đồng
(tức 4,76%).Doanh thu 2011 tăng ,lợi nhuận năm 2011 tăng nhưng tốc độ tăng
doanh thu nhanh hơn tốc độ tăng lợi nhuận nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận của
tổng vốn giảm.
Như vậy, ta thấy rằng so với năm 2008, năm 2009 tốc độ tăng lợi nhuận
nhanh hơn tốc độ tăng doanh thu nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận năm 2009 tăng so
với năm 2008.Nhưng đến năm 2010,2011 doanh thu lại tăng lên khá nhanh ,lợi
nhuận cũng tăng nhưng tốc độ tăng lợi nhuận qua các năm là chậm nên làm cho tỷ
suất lợi nhuận các năm 2010 và 2011 giảm.Điều này chứng tỏ chi phí, các khoản
phải thu và tồn kho tăng rất nhanh làm cho doanh thu tăng nhanh nhưng lợi nhuận
tăng rất chậm vì vậy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm. Công ty cần có các giải
pháp để thu hồi các khoản phải thu và giải phóng tồn kho, đồng thời tiết kiệm chi
phí để tăng lợi nhuận nhanh hơn.
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn:
Được xác định bằng cách chia lợi nhuận sau thuế cho vốn. Chỉ tiêu này phản
ánh một đồng vốn thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
20
Năm 2008: 1đồng vốn thu được 0,25 đồng lợi nhuận.
Năm 2009: 1đồng vốn thu được 0,26 đồng lợi nhuận, tăng 0,01 đồng ( tức
4%) so với năm 2008.Ta thấy lợi nhuận năm 2009 tăng 643tr đồng so với năm
2008 và vốn kinh doanh cũng tăng lên 2.304tr đồng ,nhưng tốc độ tăng lợi nhuận
nhanh hơn tốc độ tăng tổng vốn nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2009
so với năm 2008 tăng lên.
Năm 2010: 1đồng vốn thu được 0,24 đồng lợi nhuận, giảm 0,02 đồng ( tức
7,7%) so với năm 2009.Ta thấy lợi nhuận năm 2010 tăng so với năm 2009 và vốn
kinh doanh cũng tăng lên,nhưng tốc độ tăng tổng vốn nhanh hơn tốc độ tăng lợi
nhuận nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2010 giảm so với năm 2009.
Năm 2011: 1đồng vốn thu được 0,23 đồng lợi nhuận, giảm 0,01 đồng ( tức
4,17%) so với năm 2010.Nguyên nhân này là do lợi nhuận năm 2011 tăng so với
năm 2010 và vốn kinh doanh cũng tăng lên,nhưng tốc độ tăng tổng vốn 2011 nhanh
hơn tốc độ tăng lợi nhuận nên đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2011giảm
so với năm 2010.
Như vậy, tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2009 tăng so với năm 2008 nhưng đến
các năm 2010 và 2011 lại giảm dần.Nguyên nhân giảm tỷ suất lợi nhuận trên vốn các
năm 2010 và 2011, là do vốn ngày càng tăng nhanh ,còn lợi nhuận lại tăng rất chậm nên
đã làm cho tỷ suất lợi nhuận trên vốn giảm.Điều này cho thấy công ty đã quản lý sử dụng
vốn chưa hiệu quả. Công ty cần phải quan tâm và tìm cách giải quyết.
Qua việc phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn của công ty ta thấy: hiệu suất
sử dụng tổng vốn giảm,tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm,tỷ suất lợi nhuận trên
vốn giảm.Như vậy,việc sử dụng vốn của công ty cổ phần Sơn Hải là chưa hiệu quả,
công ty cần có những giải pháp điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn.
2.2.2.Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định
2.2.2.1.Cơ cấu vốn cố định
Theo bảng số liệu (bảng 10) ta thấy vốn kinh doanh của Công ty có xu hướng
ngày càng tăng năm 2009 tăng hơn năm 2008 là 2304 tr đồng tương ứng tăng
69,9%, năm 2010 tăng hơn năm 2009 là 630 tr đồng tương ứng 11,25% , năm
2011 tăng hơn năm 2010 là 735 tr đồng tương ứng 11,8%.Vốn cố định năm 2008
là 1709 tr đồng chiếm 51,85% tổng số vốn.Vốn cố định năm 2009 tăng so với
21
năm 2008 một lượng là 1009 tr đồng tương ứng tăng 59,04 % chiếm 48,54%
tổng số vốn. Đến năm 2010 lượng vốn cố định lại tăng thêm 197 tr đồng tương
ứng tăng 7,25% chiếm 46,79% tổng số vốn, năm 2011 lượng vốn cố định lại tăng
thêm 64 tr đồng tương ứng tăng 2,2% chiếm 42,77% tổng số vốn. Như vậy vốn
cố định lại có xu hướng ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh
của Công ty.
Bảng 10: Nguồn vốn cố định của Công ty từ năm 2008 đến 2011.
Đơn vị:trđồng
STT Chỉ tiêu
Năm
2008
Năm
2009
Năm
2010
Năm
2011
2009/2008 2010/2009 2011/2010
CL % CL % CL %
1 Tổng số vốn 3.296 5.600 6.230 6.965 2304 69,9 630 11,25 735 11,8
2 Vốn lưu động 1.587 2.882 3.315 3.986 1295 81,6 433 15,02 671 20,24
3 Vốn cố định: 1.709 2.718 2.915 2.979 1009 59,04 197 7,25 64 2,2
4
Vốn cố định/
Tổng vốn KD
51,85 48,54 46,79 42,77
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính - Công ty cổ phần Sơn Hải)
Nguyên nhõn vốn cố định từ năm 2008 đến năm 2011 ngày càng tăng do
công ty mua thêm một số máy móc thiết bị tốt để mở rộng thị trường, phục vụ
sản xuất kinh doanh và thêm nữa là Công ty mở rộng thêm nhiều lĩnh vực kinh
doanh nên đã làm tăng vốn cố định của các năm.Tuy nhiên vốn cố định lại có xu
hướng ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh của công ty.Vốn
cố định ngày càng giảm về tỷ trọng trong tổng vốn kinh doanh tức là công ty đã
giảm việc đầu tư mua sắm nhiều máy móc thiết bị. Đây là 1 dấu hiệu không tốt,
công ty cần phải tăng lượng vốn cố định để mua sắm máy móc thiết bị hiện đại
nhiều hơn. Đây là vấn đề chiến lược lâu dài mà công ty cần có phương hướng đầu
tư đúng đắn,nghiêm cứu kỹ lưỡng các tài sản cố định đầu tư về mặt tiến bộ khoa
học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tạo ra sức mạnh cạnh
tranh trên thị trường.
2.2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quận quan trọng trong tổng số vốn sản xuất kinh
doanh. Việc sử dụng vốn cố định của công ty có hiệu quả hay không sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xem xét hiệu quả sử dụng
vốn cố định ta phân tích các chỉ tiêu sau:
Bảng 11:Hiệu Qủa Sử Dụng Vốn Cố Định Của Công Ty CP Sơn Hải 2008,2009
22
Đơn vị : triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch
STT 2008 2009 2009/2008
+/- %
1 Doanh thu 4.094 6.545 2451 59,87
2 Lợi nhuận 809 1452 643 79,48
3 VCĐ bình quân 1.709 2.718 1009 59,04
4 Sức sản xuất của vốn cố định (1/3) 2,4 2,41 0,01 0,42
5 Sức sinh lời của vốn cố định (2/3) 0,47 0,53 0,06 12,77
6 Hàm lượng vốn cố định 1/(4) 0,42 0,41 -0,01 -2,38
23
Bảng 12:Hiệu Qủa Sử Dụng Vốn Cố Định Của Công Ty CP Sơn Hải 2009,2010
Đơn vị : triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch
STT
2009 2010 2010/2009
+/- %
1
Doanh thu
6.545 7.052 507 7,75
2
Lợi nhuận
1452 1520 68 4,68
3
VCĐ bình quân
2.718 2.915 197 7,25
4 Sức sản xuất của vốn cố định (1/3)
2,41 2,42 0,01 0,41
5 Sức sinh lời của vốn cố định (2/3)
0,53 0,52 -0,01 -1,89
6 Hàm lượng vốn cố định 1/(4)
0,415 0,413 -0,002 -0,48
Bảng 13:Hiệu Qủa Sử Dụng Vốn Cố Định Của Công Ty CP Sơn Hải 2010,2011
Đơn vị : triệu đồng
CHỈ TIÊU Năm Chênh lệch
STT 2010 2011 2011/2010
+/- %
1 Doanh thu 7.052 7.830 778 11,03
2 Lợi nhuận 1520 1.605 85 5,59
3 VCĐ bình quân 2.915 2.979 64 2,2
4 Sức sản xuất của vốn cố định (1/3) 2,42 2,63 0,21 8,68
5 Sức sinh lời của vốn cố định (2/3) 0,52 0,54 0,02 3,85
6 Hàm lượng vốn cố định 1/(4) 0,413 0,38 -0,033 -7,99
Qua bảng hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty cổ phần Sơn Hải năm
2008,2009,2010,2011cho ta thấy:
24
* Sức sản xuất của vốn cố định:
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định tham gia vào sản xuất kinh
doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu.
Năm 2008: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 2,4 đồng
doanh thu.
Năm 2009: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 2,41 đồng
doanh thu tăng 0,01 đồng(tương ứng với 0,42 %) so với năm 2008. Do vốn cố định
bình quân năm 2009 tăng 1009 tr đồng ,doanh thu tăng 2451 tr đồng ,mức tăng
doanh thu nhanh hơn mức tăng vốn cố định nên đã làm cho hiệu suất sử dụng vốn
cố định tăng. Như vậy năm 2009 công ty đã huy động vốn để đầu tư xây dựng cơ sở
vật chất, mở rộng sản xuất và những công trình này đã phát huy tác dụng, do đó mà
hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng.
Năm 2010: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 2,42 đồng
doanh thu tăng 0,01 đồng ( tương ứng với 0,41%) so với năm 2009. Cũng như năm
2009, năm 2010 công ty cũng đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở vật chất, đầu tư sửa
chữa và xây mới các công trình và đã phát huy hiệu quả.
Năm 2011: 1đồng VCĐ tham gia vào sản xuất kinh doanh đem lại 2,63 đồng
doanh thu tăng 0,21 đồng ( tương ứng với 8,68%) so với năm 2010.Ta thấy năm
2011 hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng nhanh hơn so với năm 2010. Cũng như
năm 2009 và năm 2010 ,năm 2011 công ty cũng đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở
vật chất,mở rộng sản xuất và công ty đã đạt hiệu quả từ việc đầu tư này,do vậy mà
hiệu suất sử dụng vốn cố định tăng lên.
Như vậy sức sản xuất của vốn cố định tại công ty cổ phần Sơn Hải là tốt,có
xu hướng liên tục tăng lên qua các năm.Doanh nghiệp đã khai thác, sử dụng tương
đối hiệu quả công suất của tài sản cố định. Tuy nhiên, với sự đầu tư máy móc thiết
bị trong năm 2009,2010,2011 công ty cổ phần Sơn Hải cũng cần phải nâng cao trình
độ của cán bộ, công nhân viên của mình hơn nữa để vận dụng công suất máy móc, thiết
bị đạt hiệu quả cao hơn nữa. Hàng năm công ty cũng phải đầu tư nâng cấp các máy
móc thiết bị nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động và chất lượng sản phẩm.
* Hàm lượng vốn cố định:
Là chỉ tiêu phản ánh số vốn cố định cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu .
Qua bảng phân tích ta thấy, hàm lượng vốn cố định hàng năm giảm dần tức là
25