Tải bản đầy đủ (.ppt) (10 trang)

Kỹ năng hóa giải cảm xúc tiêu cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.11 KB, 10 trang )


CHỦ ĐỀ:
HÓA GIẢI CẢM XÚC TIÊU CỰC

I/. Kĩ năng hóa giải cảm xúc tiêu cực
1/.Cảm xúc tiêu cực
_Cảm xúc tiêu cực là những cảm xúc thường gặp trong cuộc
sống hàng ngày, không thể nào tránh hết được. Không phải lúc nào
cảm xúc tiêu cực cũng là “ xấu”. Có những trường hợp, cảm xúc tiêu
cực là động lực để chúng ta vươn lên trong cuộc sống. Ví dụ: Vì xấu
hổ do thi trượt, khiến chúng ta phải cố gắng chăm chỉ học tập hơn,
quyết tâm dành điểm cao. Nhưng trong nhiều trường hợp, cảm xúc
tiêu cực tạo ra áp lực, khiến cho chúng ta không tập trung vào học
tập, vui sống, làm việc, gây ra những hậu quả không tốt.
_Buồn chán vì bị bố mẹ mắng mỏ, xấu hổ vì bị điểm xấu hay bị thầy
cô giáo khiển trách, giận dỗi vì bị bạn bè hiểu lầm, lo lắng vì sắp phải thi, đau
khổ vì phải chia tay với một người bạn thân nhất, bực bội vì bị một người nào
đó nghi oan cho mình… là những cảm xúc tiêu cực, khiến chúng ta cảm thấy
căng thẳng, mất vui.

2/.Kĩ năng hóa giải Cảm xúc tiêu cực
_Là khả năng, cách thức chúng ta loại bỏ nhanh chóng các cảm xúc tiêu cực hoặc biến nó thành
động lực vươn lên trong cuộc sống.
_Ví dụ: Một bạn học sinh bị cô giáo khiển trách vì không học bài, làm bài ở nhà, nên bị điểm xấu.
Có hai tình huống xảy ra:
- Tình huống 1: Bạn học sinh đó rất
đau khổ, buồn chán. Bạn ấy
không thể tập trung học tập
được nữa. Không những vậy,
do xấu hổ, bạn ấy xa lánh bạn
bè, ngại đến lớp. Bạn ấy còn


nảy sinh ác cảm với cô giáo,
cho rằng cô giáo không yêu
mình, không công bằng với
mình, nên hay bỏ tiết học của
cô. Kết quả, cuối năm bạn phải
thi lại môn học này và bị đánh
tụt một bậc hạnh kiểm.
-
Tình huống 2: Bạn học sinh suy
nghĩ kĩ về lý do mình bị khiển
trách, nhận ra rằng mình đã
không học kĩ bài. Bạn ấy đã rủ
bạn bè đi đá bóng một lúc cho
thoải mái. Sau bữa ăn tối, bạn
ấy ngồi vào bàn học, không chỉ
học lại bài mà mình đã được
điểm kém, mà còn học thuộc bài
của ngày hôm sau. Hôm sau,
bạn ấy xung phong lên bảng làm
bài, được điểm cao và được cô
giáo tuyên dương trước lớp.
Trong tình huống thứ hai, bạn
học sinh đã có kĩ năng hoá giải
cảm xúc tiêu cực, biến thất bại
thành động lực để đi tới thành
công.

3/. Tại sao chúng ta cần hoá giải ( loại bỏ) các cảm xúc tiêu cực?
Chúng ta cần loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, bởi trong nhiều trường hợp, cảm xúc tiêu
cực có tác động xấu tới các mặt sức khoẻ thể chất, tâm lý tình cảm, tư duy và hành vi –

hành động.
_Về sức khoẻ thể chất: Mệt mỏi ; Đổ mồ hôi ; Chóng mặt ; Đau cơ bắp ;Muốn
ngất đi; Tim đập nhanh ; Mệt lả người ; Đau đầu …
_Về tâm lý - tình cảm: Có nhiều cảm xúc lẫn lộn, thay đổi nhanh; Cảm thấy bồi
hồi, lo lắng, sợ hãi ; Có mặc cảm tội lỗi ; Hân hoan cao độ; Nổi giận ; Buồn ; Cảm
thấy vô vọng ; Cảm thấy bị dồn nén ; Cảm thấy xa lạ ; Mất phương hướng ; Dễ nổi
nóng, nổi cáu ; Tự đổ lỗi cho bản thân ; Cảm thấy dễ bị tổn thương…
_Về tư duy, suy nghĩ: Khó tập trung ; Không muốn suy nghĩ gì nữa; Ý nghĩa
quanh quẩn; Suy nghĩ chậm, không nghĩ ra được; Không nhớ; Bị lẫn lộn; Suy
nghĩ tiêu cực ( Ví dụ : không ai cẩn đến mình); Nghi ngờ (Ví dụ : chắc không ai
quý mến mình nữa); Hoang tưởng ; Không biết quyết định thế nào; Hồi tưởng lại
những sự buồn phiền gần đây nhất ; Cảm thấy mất lòng tin…
_Về hành vi – hành động: Khó ngủ, ăn không ngon ; Nói năng không rõ ràng,
khó hiểu ; Nói liên tục về một sự việc ; Hay tranh luận ; Rút lui ; Phóng đại ;
Không muốn tiếp xúc với người khác ; Uống rượu, bia ;Uống thuốc an thần ;
Không muốn năng động như bình thường …

Để có kĩ năng loại bỏ cảm xúc tiêu cực,
chúng ta cần có những kĩ năng như sau:
_ Nhận diện các dấu hiệu của cảm xúc tiêu cực
và các tình huống dễ tạo ra cảm xúc tiêu cực.
_Nhận diện các phản ứng khác nhau của mỗi
người trước những cảm xúc tiêu cực.
_Ứng phó với các cảm xúc tiêu cực
3. Nội dung kĩ năng
hoá giải cảm xúc tiêu cực.

3./ Ứng phó với các cảm xúc tiêu cực.
+Để ứng phó với các cảm xúc tiêu cực, chúng ta cần làm những công việc sau:
_Giải toả cảm xúc tiêu cực bằng nhiều hoạt động khác nhau.

+Dưới đây là một số hành vi, hành động , công việc mà con người thường làm
khi có những cảm xúc tiêu cực.

Rút lui (không muốn nói chuyện hay chơi với
người khác)

Thăm người thân quen

Bỏ nhóm, bỏ việc

Ngủ ít hơn

Vẽ

Dọn dẹp

Khóc

Gặp người tư vấn

Gọi điện cho bạn

Đi ngủ sớm hơn

Thức khuya

Cười đùa, khôi hài

Ăn ít hơn


Đổ lỗi cho người khác

Nhở sự giúp đỡ

Ngẫm nghĩ, suy nghĩ

Xem TV

Chơi thể thao

Đặt thứ tự ưu tiên (làm những việc quan trọng
trước tiên)

Đánh nhau

Chơi trò chơi điện tử

Ăn nhiều hơn

Tránh hoặc trì hoãn không làm việc phải làm

Cầu nguyện

Nghỉ một ngày

Nói cho mọi người biết là sự việc đã tệ hại như
thế nào đối với mình

Làm liều


Ngủ nhiều hơn

Viết lại những gì xảy ra

Tập thể dục

Nghe nhạc

Tìm bạn mới

Bỏ đi

Tự cho là mình có lỗi

Làm việc miệt mài hơn

Giả vờ như mọi việc đều ổn

Hút thuốcThan phiền

Dự tính việc phải làm và cách làm

Suy nghĩ là sự việc sẽ diễn ra theo chiều hướng
tốt

Đi chơi với nhau

Lo lắng

Bạn hãy lựa chọn những việc làm mà theo bạn là để

giải toả các cảm xúc tiêu cực một cách tốt nhất và lý
giải vì sao bạn lại chọn lựa những công việc đó?
NÊN
NÊN
_Tâm sự với bạn bè và
người thân
_Chơi thể thao
_Viết nhật kí
_Nghe nhạc
_Đi chơi
_Suy nghĩ là sự việc sẽ
_diễn ra theo hướng tốt
đẹp
KHÔNG NÊN
_Lo lắngThức khuya
_Than phiền
_Bỏ ăn
_Hút thuốc lá
_Đổ lỗi cho người khác

3/. Ứng phó với các cảm xúc tiêu cực:
Giải toả cảm xúc tiêu cực bằng nhiều hoạt động
khác nhau
Suy nghĩ theo hướng tích cực:

_Thông thường sự căng thẳng là do ta dễ có suy nghĩ tiêu cực về một tình huống
xảy ra. Việc khuyến khích các cách suy nghĩ mới, tích cực hơn trong những tình
huống như vậy sẽ góp phần làm giảm bớt sự căng thẳng, dẫn đến hướng hành
động tích cực để cải thiện tình hình.
_Với mỗi tình huống, mỗi cảm xúc tiêu cực, chúng ta có thể nghĩ theo nhiều hướng

khác nhau.
_Ví dụ: Một người bị mẹ mắng có thể có hai cách nghĩ khác nhau.
+Tiêu cực: Mẹ bao giờ cũng khắt khe với mình; vậy là mẹ có yêu mình đâu; chắc mẹ nghĩ mình
là đứa con hư hỏng; trong gia đình có ai cần mình nữa đâu; mình sẽ bỏ nhà đi đâu đó để “
doạ” mẹ một phen…
+Tích cực: Mình làm khổ mẹ nhiều quá; mẹ có thương mình, muốn mình tiến bộ mới nhắc
mình như thế; mình sẽ phải làm điều gì đó để mẹ vui, không phải lo lắng về mình nữa; mình
sẽ xin lỗi mẹ và hứa sẽ không làm mẹ buồn nữa…
_Từ hai hướng suy nghĩ tiêu cực và tích cực khác nhau sẽ dẫn tới những hành vi và
hậu quả khác nhau. Bạn hãy thử tập suy nghĩ tích cực trong những trường hợp
sau:
+Không được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi của trường.
+Bị một cô bạn ( cậu bạn) nói xấu với những người khác.

Bài tập huấn về kĩ năng sống của
khối 9 đến đây là hết.
Chân thành cảm ơn quý vị đại biểu
caûm ôn các b n ã tham gia ạ đ
tích cöïc

Kính chúc các thầy cô
quý vị đại biểu
sức khỏe
Chúc các bạn học tốt

×