Chào mừng quý Thầy Cô
tham dự chuyên đề
Mường Chiềng, tháng 9 năm 2011
KĨ NĂNG
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Yêu cầu cơ bản sau khi học xong chuyên đề:
Một số khái niệm cơ bản:
- Kế hoạch chủ nhiệm.
- Lập kế hoạch chủ nhiệm.
Cấu trúc nội dung bản Kế hoạch chủ nhiệm.
Cách xây dựng Kế hoạch chủ nhiệm.
Theo từng loại: Kế hoạch công tác năm, tháng,
tuần, hoạt động.
Vận dụng kĩ năng XD kế hoạch vào công tác
giáo viên chủ nhiệm lớp.
2 .Phương pháp học tập
chuyên đề:
- HỌC HỎI
– GIAO LƯU
– CHIA SẺ KINH NGHIỆM
4
1. Hoạt động 1:
Xác định khái niệm kế hoạch, lập kế
hoạch chủ nhiệm:
Câu hỏi thảo luận:
Theo thầy (cô) thực chất việc lập
Kế hoạch chủ nhiệm là gì?
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1
Kế hoạch chủ nhiệm: là
chương trình hành động trong
tương lai của lớp chủ nhiệm,
nhằm xác định một cách chính
xác lớp học của chúng ta muốn
đi đến đâu và cần phải làm gì,
làm như thế nào để đạt được
điều đó.
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 1 (tiếp)
Lập kế hoạch chủ nhiệm là: lựa
chọn một trong những phương án hành
động trong tương lai cho toàn bộ hoặc
từng bộ phận trong bộ máy quản lí để
đạt được mục tiêu mong đợi trên cơ sở
khả năng hiện tại.
Kế hoạch chủ nhiệm lớp ở trường
TH thường được lập cho khoảng
thời gian từ 1 đến 5 năm học.
2. Hoạt động 2: Một số loại
kế hoạch chủ nhiệm
Câu hỏi thảo luận: Trong thực tiễn làm
công tác chủ nhiệm lớp, thầy (cô) đã lập
những loại kế hoạch nào?
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 2:
Kế hoạch chủ nhiệm được xây dựng:
- Cho 3 năm học gọi là kế hoạch chiến lược
- Cho 1 năm học gọi là kế hoạch năm học.
Trong kế hoạch năm học có :
-
Kế hoạch tháng, Kế hoạch tuần.
-
Kế hoạch mục tiêu hoặc
-
Kế hoạch chuyên đề
của lớp chủ nhiệm.
3. Hoạt động 3:
Xây dựng cấu trúc bản kế hoạch công tác
chủ nhiệm:
Câu hỏi: Từ thực tế
công tác chủ nhiệm,
Thầy (cô) hãy cho biết:
cấu trúc bản kế hoạch
chủ nhiệm gồm mấy
phần? Nội dung từng
phần?
Bao gồm 9 nội dung cơ bản (Mẫu tham
khảo)
1.Đặc điểm môi trường lớp học.
2. Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ
tiêu và các danh hiệu phấn đấu.
3. Các biện pháp chính.
4. Những chuyên đề đi sâu để rút kinh
nghiệm.
5. Điều chỉnh kế hoạch.
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3
KẾT LUẬN HOẠT ĐỘNG 3 (tiếp)
6. Kế hoạch từng tháng (từ tháng 8 năm trước đến tháng 5
năm sau)
- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
7. Kế hoạch Sơ kết học kì (học kì I từ tháng 8 năm trước
đến tháng 1 năm sau; học kì II từ tháng 2 đến tháng 5)
- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
8. Kế hoạch Tổng kết năm học:
- (Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
9. Kế hoạch hoạt động hè:
(Dự kiến: Nội dung – Phân công – Thời gian)
Kết luận: Để xây dựng được kế hoạch chủ
nhiệm hiệu quả, khả thi, GVCN cần tuân thủ
theo quy trình 6 bước sau:
-
Bước 1: Phân tích môi trường lớp học
-
Bước 2: Xây dựng định hướng phát triển lớp học
-
Bước 3: Xác định mục tiêu cần đạt được của lớp.
-
Bước 4: Xác định các giải pháp cần tiến hành để
đạt được mục tiêu.
-
Bước 5: Xác định các mục tiêu đề xuất tổ chức
thực hiện kế hoạch.
-
Bước 6: Viết văn bản và phê chuẩn văn bản kế
hoạch của lớp trước khi thực hiện.
Cấu trúc nội dung bản kế hoạch cần
đạt:
-
Đơn giản
-
Rõ ràng
-
Có liên hệ bên trong một cách logic.
-
Không bỏ sót nội dung cần thực
hiện.
-
Giúp cho việc quản lí và thực thi dễ
dàng.
Hoạt động thực hành
Phân tích môi trường:
SWOT
-
I.Các điểm mạnh. (Thuận lợi)
-
II.Các điểm yếu. (Khó khăn)
-
III: Các cơ hội. (Thời cơ)
-
IV: mối nguy hại. (Thách thức)
I - Thuận lợi: Khi phân tích các điểm
mạnh thường phải trả lời những câu
hỏi sau:
+ Lớp của chúng ta có những điểm mạnh
nào?
+ Những thành công của lớp trong năm
học vừa qua là gì?
+ Chúng ta đã làm những công việc nào có
kết quả mĩ mãn nhất ?
+ Cá tính, nhân cách GVCN, cán bộ lớp,
học sinh … có gì nổi trội?
II - Khó khăn:
+ Lớp của chúng ta có những điểm yếu
nào?
+ Những yếu tố nào dẫn đến thất bại của
lớp trong năm học vừa qua?
+ Chúng ta đã làm những công việc nào có
kết quả kém nhất ?
+ Những thất bại của lớp, của cá nhân
được diễn ra theo con đường, chiều
hướng nào? Có thể làm khác không?
…
O -Thời cơ:
- Chủ trương sắp tới của Nhà nước
- Chỉ thị năm học của Bộ;
- Kế hoạch năm học (Sở, Phòng)
- Sự quan tâm của lãnh đạo địa
phương…
- Phương pháp giảng dạy mới …
* Những thời cơ nêu trên sẽ đem lại những
lợi thế gì cho Trường, cho lớp chúng ta?
có giúp gì cho nhà trường hay không? …
IV - Thách thức:
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế, thiên tai
có ảnh hưởng gì lớn đến lớp học của
mình không? (ảnh hưởng của kinh tế
địa phương nơi trường đóng => gia
đình học sinh => lớp học)
+ Quán net, games , karaoke …; nạn
bạo lực học đường, giao thông … có
ảnh hưởng không?
Hoạt động 5: Xác định mục tiêu của kế hoạch thông
qua thực hành phân tích.
Nguyên tắc
-
1. Cụ thể, dễ hiểu.
-
2. Đo lường được.
-
3. Vừa sức để có thể đạt được.
-
4. Định hướng kết quả.
-
5. Giới hạn thời gian.
Hoạt động 6 – Phương pháp xác
định nội dung công việc trong tháng
hoặc tuần
(làm gì?); Để làm gì?); tại
sao?); (ở đâu?) (ai?)
(làm như thế nào?); (cách
thức kiểm soát);(phương
pháp kiểm tra)
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Đơn vị…. Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
…………… Độc lập…
Buôn Ma Thuột, ngày tháng năm 2011
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP
Năm học 2011 -2012
Chủ đề năm học….
I- Đặc điểm môi trường lớp học:
- Tổng số học sinh:… Trong đó:…
1- Thuận lợi - Thời cơ:
2- Khó khăn – Thách thức:
II- Phương hướng nhiệm vụ:
1- Giáo dục hạnh kiểm:
a-Mục tiêu:
b- Nội dung:
c- Biện pháp
d- Chỉ tiêu
2- Học tập:
3- Lao động- Văn thể - Mỹ;
4- Hoật động khác:
5- Chỉ tiêu chung- Đăng ký danh hiệu thi đua:
Duyện BGH GVCN
Hoạt động 7 – Tổng kết chuyên đề
Để đạt được hiệu quả cao trong công
tác chủ nhiệm, GVCN cần phải xây
dựng Kế hoạch công tác chủ nhiệm
theo kĩ thuật mới.
Có thể bổ sung tài liệu phù hợp và áp
dụng tổ chức học tích cực để khóa
tập huấn tiếp theo ở từng cơ sở giáo
dục đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN CHUNG
Để đạt được hiệu quả cao trong công tác,
GVCN phải xây dựng KHCN Theo quy trình
6 bước, trong đó đặc biệt quan tâm đến kĩ
thuật phân tích.
Cấu trúc KHCN gồm có 9 nội dung cơ bản
có thể coi như mẫu KHCN bao gồm: KH
năm, KH tháng, KH tuần, KHCT mục tiêu,
KH công việc,…
KHCN được GVCN xây dựng xong trước
ngày 5 tháng 9 hàng năm và trình Hiệu
trưởng duyệt trước khi thực thi.