Tải bản đầy đủ (.doc) (99 trang)

Luận văn tiến sĩ: xây dựng thiết kế thi công nền đường ô tô (đính kèm bản vẽ autocad)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 99 trang )

Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:
CÁC VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TUYẾN ĐƯỜNG
1.1.1 Vị trí địa lý của tuyến
Tuyến đường từ A đến B nằm trong địa phận quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng, là tuyến đường có cấp thiết kế là cấp IV, đồng bằng. Thành phố Đà Nẵng trải
dài từ 15°15' đến 16°40' Bắc và từ 107°17' đến 108°20' Đông. Phía bắc giáp tỉnh Thừa
Thiên-Huế, phía tây và nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung
tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh
964 km về phía Nam, cách thủ đô thời cận đại của Việt Nam là thành phố Huế 108 km
về hướng Tây Bắc

.
Hình 1.1: V ị trí tuyến đường
Tuyến nằm trong khu vực phường Hoà Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà
Nẵng. Cách trung tâm phường khoảng 2000(m) về phía Bắc. Nối liền tuyến đường từ
Hoà Hiệp đi Hoà Xuân, Hoà Vang.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:1
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
1.1.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của tuyến
Bảng 1.1:
STT Chỉ tiêu kỹ thuật Đơn vị
Trị số tính
toán
Trị số quy
phạm
Trị số
chọn
1 Cấp thiết kế Cấp IV IV


2 Tốc độ thiết kế Km/h 60, 40 60
3 Độ dốc dọc lớn nhất % 2 6 2
4
Bán kính đường cong nằm
R
osc
min
R
sc
min
R
sc
gh
m
M
m
472
130
1500
125
125
1500
130
125
5
Tầm nhìn xe chạy
Tầm nhìn một chiều S
1
Tầm nhìn hai chiều S
2

Tầm nhìn vượt xe S
4
m
m
m
66,35
122,7
360
75
150
350
75
150
360
6
Bán kính đường cong đứng
R
lồi
min
R
lõm
min

m
m
2343,75
835,2
2500
1000
2500

1000
7 Số làn xe làn
0,214
2 2
8 Bề rộng một làn xe m
3,55 3,5 3,5
9 Bề rộng lề đường m
2×1,0 2×1,0
10 Bề rộng nền đường m
9 9 9
11 Độ dốc ngang mặt đường % 2 2
12 Độ dốc siêu cao lớn nhất % 7 7
13 Độ mở rộng m 0
14 Loại mặt đường Cấp A1 A1
15 E
yc
của kết cấu mặt đường Mpa 120 120
1.1.3. Các thông sô kỹ thuật cơ bản của tuyến
• Chiều dài tuyến: 4062,99m
• Độ dốc dọc lớn nhất sử dụng: i
dmax
= 19
0
/
00
.
• Số đường cong nằm: 5 đường cong.
• Số đường cong đứng: 4 đường cong.
• Bán kính đường cong nằm nhỏ nhất: R
min

= 350m.
• Bán kính đường cong đứng nhỏ nhất: R
min
= 20000m.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:2
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
• Số đường cong bố trí siêu cao: 4 đường cong.
• Số đường cong bố trí mở rộng: 0 đường cong.
• Số lượng công trình cầu: 0.
• Số lượng công trình cống:
+ Km0+200,00: Cống tròn 1Ø75,
+ Km0+930,12: Cống tròn 1Ø75,
+ Km1+700,00: Cống tròn 1Ø75,
+ Km3+186,75: Cống tròn 1Ø200,
+ Km3+800,00: Cống tròn 2Ø200,
Tổng khối lượng đất đào: 8376,38 (m
3
).

Tổng khối lượng đất đắp: 31392,67 (m
3
).
1.2. TÍNH CHẤT CÁC HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH CỦA ĐOẠN TUYẾN
THIẾT KẾ
1.2.1. Đoạn tuyến thiết kế
+ Lý trình: từ KM2+00 ÷ KM4+00.
+ Là đoạn tuyến có cấp thiết kế là IV, là tuyến nối liền Hoà Hiệp, Liên Chiểu đi
Hoà Xuân, Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng.
1.2.2. Công trình thoát nước
Trên đoạn tuyến thiết kế gồm có hai cống thoát nước có đặc điểm sau:

+ Lý trình, khẩu độ các công trình thoát nước:
Cống đơn: 1Ø200 Lý trình KM3+186,75,
Cống đôi: 2Ø200 Lý trình KM3+800,00.
+ Tính chất: Tất cả các cống trên đều là cống không áp, cống loại 1.
1.2.3. Mặt cắt ngang nền đường
+ Bề rộng nền đường: 9m
+ Bề rộng lề đường: 2 x 1.0 = 2m
+ Độ dốc ngang mặt đường: 2%
+ Độ dốc ngang lề đường không gia cố: 6%
+ Độ dốc mái taluy nền đường đào: 1 : 1
+ Độ dốc mái taluy nền đường đắp: 1 : 1,5
+ Chiều cao đào lớn nhất là 1,73m tại KM3+500; chiều cao đắp lớn nhất là
4,31m tại KM3+186,75.
+ Rãnh biên có kích thước và hình dạng như hình vẽ:

SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:3
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
Hình 1.2: Mặt cắt ngang của rãnh biên
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:4
40cm
120cm
40cm
40cm 40cm
1
:
1
1:1
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
1.2.4. Mặt cắt ngang điển hình
+ Nền đào hoàn toàn.

+ Nền đắp hoàn toàn.
+ Nền nửa, đào nửa đắp.
Hình 1.3: Dạng nền đường đào hoàn toàn.
Hình 1.4: Dạng nền đường đắp hoàn toàn.
1
:
1
,
5
900
40
1
:
1
1
:
1
i
s

40
Hình 1.5: Dạng nền đường nữa đào, nữa đắp.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:5
2%
40
40
i
s
1:1
1:1

40
40
1
:
1
1
:
1
450
350
50
50
0
2%
350
450
50
50
6%
%%
%%
6%
%
%
%
%
%
350 50 50
2%
50 350

I
S
%
450450
50
6%
2%
1:1.5
1:1.5
6%
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
1.2.5. Khối lượng đất đào, đắp
+ Trên đoạn tuyến có các đoạn đào đắp xen kẽ nhau nên có thể tận dụng đất
ở nền đào để đổ về nền đắp, chiều cao đào đắp trên đoạn tuyến tương đối thấp. Đoạn
có chiều cao đào lớn nhất 1,73m tại lý trình KM3+500 và đoạn có chiều cao đắp lớn
nhất là 4,31m tại lý trình KM3+186,75. Đoạn tuyến có khối lượng đắp lớn hơn nhiều
so với khối lượng đào, khối lượng đào đắp xen kẽ nhau nhưng đoạn đào quá ngắn và
khối lượng nhỏ. Do vậy ta phải vận chuyển đất từ mỏ về để cho đủ đất đắp.
1.2.6. Đường cong nằm
Đoạn tuyến cần thi công dài 2000m, có 03 đường cong. Các yếu tố cơ bản của
ba đường cong như sau:
+ Đường cong 01: Lý trình KM1+794,10 có:
α = 66
0
46'15'', R = 400.00m, T = 288,77m, P = 79,36m, K = 516,15m
+ Đường cong 02: Lý trình KM2+347,34 có:
α = 29
0
51'41'', R = 600.00m, T = 185,04m, P = 21,14m, K = 362,71m
+ Đường cong 03: Lý trình KM3+186,75 có:

α = 23
00
02'30'', R = 1500.00m, T = 330,76m, P = 30,91m, K =653,23m
Cả ba đường cong này không cần phải mở rộng đường cong vì bán kính đường
cong là lớn (lớn hơn 600m), riêng hai đường cong 01 và 02 có bố trí siêu cao nên việc
thi công trong hai đường cong này được tiến hành chi tiết hơn.
1.3. CÁC ĐIỀU KIỆN THI CÔNG
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
1.3.1.1. Địa hình:
Tuyến có tổng chiều dài là 4062,99m và đoạn tuyến được giao nhiệm vụ thi
công là 2km từ KM2+00 đến KM4+00. Vậy có thể xem là đoạn từ KM0+00 đến
KM2+00 đã thi công xong và có thể sử dụng để phục vụ cho việc thi công đoạn tiếp
theo.
Tuyến đi qua vùng địa hình có độ dốc dọc tối đa 19
0
/
00
. Điểm cao nhất có cao
độ 93,98m, điểm thấp nhất có cao độ 77,40m. Tuyến được thiết kế chủ yếu bám dọc
theo sườn đồi nên khối lượng đào đắp tương đối lớn. Độ dốc ngang sườn 0,45%
-10,2% nên theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT tại mục 3.41 thì không
đánh bậc cấp.
Tuyến có độ dốc ngang trải dài từ Tây sang Đông. Địa hình ít bị chia cắt nên các
đường tụ thủy, phân thủy không rõ rệt. Với địa hình như vậy thì ta có thể chọn loại
máy di chuyển bằng bánh xích hay bánh lốp để thi công điều được, tùy thuộc vào
nhiều yếu tố trong giai đoạn phân đoạn thi công sau này.
1.3.1.2. Địa mạo:
Tuyến đi qua khu vực rừng loại II tức là rừng cây con có mật độ cây con, dây
leo chiếm dưới 2/3 diện tích và cứ 100m
2

thì có từ 5 đến 25 cây có đường kính từ 5
đến 10cm xen lẫn những cây có đường kính lớn hơn 10cm (Bảng phân loại rừng của
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:6
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình). Địa mạo thỉnh thoảng có những
cây lớn, nhưng khô ráo và hoàn toàn không có đầm lầy hay vùng ngập nước.
1.3.1.3. Địa chất:
Những tài liệu khảo sát địa chất cho thấy toàn bộ lớp đất mặt suốt chiều dài
tuyến là:
+ Lớp 1: đất hữu cơ dày từ 10-20cm, trung bình ta xem như nó dày 15cm.
+ Lớp 2: đất á sét dày 6m, có các chỉ tiêu cơ lý cơ bản :
γ =1,98 g/cm
3
, γ
h
=2.65 g/cm
3
W
nh
=24%, W
d
=16%, IP=8%
c=0.25 g/cm
3
φ=37
o
+ Lớp 3: sét dày 8-10m,
+ Lớp 4: đá gốc dày vô cùng.
Địa chất phân tầng theo phương ngang rất thuận lợi cho công tác đào lấy đất đắp
nền đường.

Theo bảng phân cấp đất (dùng cho công tác đào, vận chuyển và đắp đất
bằng máy) của Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình thì lớp thứ 2 nằm ở
cấp III, với nhóm này thì dùng cuốc chim mới cuốc được, còn theo (công tác đào vận
chuyển, đắp đất bằng thủ công) của Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình
thì lớp thứ 2 nằm ỏ nhóm 4 cấp II, với nhóm này thì dùng mai xắn được.Và không
thuộc các loại đất sau:
-Đất lẫn muối và lẫn thạch cao (quá 5%, đất bùn, đất than bùn, đất phù sa và
đất mùn (quá 10% thành phần hữu cơ).
-Đất sét nặng có độ trương nở tự do vượt quá 4%.
-Đất bụi và đá phong hoá, đá dễ phong hoá.
Như vậy thì lớp đất á sét này là loại đất hoàn toàn có thể đắp nền đường (không
thuộc mục 7.4.2 của TCVN 4054-2005 Đường Ôtô – Yêu cầu thiết kế).
1.3.1.4. Địa chất thủy văn:
- Khu vực tuyến đi qua có mạch nước ngầm tuy có hoạt động nhưng ở rất sâu
(sâu 10m) nên không ảnh hưởng đến công trình.
- Ở khu vực này không có hiện tượng Cáttơ, cát chảy hay xói ngầm. Như vậy
cao độ của nền đường ở bất kì vị trí nào trên tuyến điều thỏa mãn sự ảnh hưởng của
thuỷ văn.
1.3.1.5. Khí hậu:
- Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:7
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
- Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 7, 8, trung
bình 28-30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình 18-23°C. Riêng vùng rừng
núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500 m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
- Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình

85,67-87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình 76,67-77,33%.
- Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57mm; lượng mưa cao nhất vào các
tháng 10, 11, trung bình 550-1.000mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3, 4, trung
bình 23-40 mm/tháng.
- Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 7, 8,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến
165 giờ/tháng.
Nên thi công khoảng tháng 4 đến tháng 6 là tốt nhất vì giai đoạn này ít mưa nắng
vừa phải, không gắt ảnh hưởng đến thi công.
1.3.1.6. Thuỷ văn:
Nước mặt thoát tương đối dễ dàng, nước chủ yếu chảy theo các con suối nhỏ đổ
về hai bên sườn dốc xuống đồng bằng. Do độ dốc sườn nhỏ nên nước tập trung chậm
và chảy không thường xuyên vì vậy khi thi công cống không cần có kênh dẫn dòng
hay đường tạm.
1.3.2. Điều kiện xã hội khu vực tuyến đi qua
1.3.2.1. Dân cư và tình hình phân bố dân cư:
- Dân số không đông, phân bố không đều và thưa thớt, thường tập trung ở vùng
đồng bằng, ven biển hay trung tâm quận.Quận Liên Chiểu có diện tích 82,37km
2
dân
số 70 441 người, mật độ dân số 855 người/km
2
. Hoà Hiệp là một phường thuộc quận
Liên Chiểu, nằm về phía Bắc thành phố Đà Nẵng, giáp ranh với thị trấn Lăng Cô -
Thừa Thiên Huế. Tổng diện tích tự nhiên 53,72km
2
. Là một phường ven biển, ven núi
(rừng đặc dụng nam Hải Vân), người dân sống dọc theo quốc lộ 1A và tuyến đường
sắt Bắc Nam chạy song song.
- Dân cư chủ yếu là tập trung ở khu vực trung tâm quận (phường Hoà Khánh)

còn khi ra khỏi khu vực này thì dân số thưa thớt hơn. Đặc biệt trên tuyến thì ít dân cư.
Nhà cửa, ruộng vườn nằm xa chỉ giới xây dựng, hơn nữa người dân lại rất ủng hộ dự
án nên dự kiến việc đền bù giải toả sẽ được tiến hành nhanh chóng, tạo điều kiện thuận
lợi cho công tác thi công hoàn thành đúng tiến độ.
1.3.2.2. Tình hình kinh tế- chính trị, văn hoá -xã hội trong khu vực:
- Khu vực mà tuyến đi qua là thuộc quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng-nằm
ở trung độ cả nước, trong vùng kinh tế trọng điểm miền trung gồm Thừa Thiên - Huế,
Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi; Đà Nẵng được đánh giá là tỉnh có bước đột phá
mạnh về tốc độ phát triển kinh tế và là địa phương hội đủ các yếu tố, điều kiện cần
thiết để trở thành một thành phố công nghiệp, phấn đấu để thành phố Đà Nẵng trở
thành một trong những trung tâm kinh tế-văn hoá lớn của miền Trung và cả nước…
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đã có những bước tiến đáng kể.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:8
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
- Tốc độ tăng trưởng GDP thành phố bình quân giai đoạn 1997-2001 đạt
10,6%/năm; trong đó công nghiệp tăng 16,6%, dịch vụ 7,77%, nông nghiệp 3,5%.
Năm 2004, năm thứ tư liên tiếp kinh tế Thành phố tiếp tục tăng trưởng theo xu hướng
tăng dần (GDP 2001 tăng 12,13%, 2002 tăng 12,56%, 2003 tăng 12,62%, 2004 tăng
13,3%). Giá trị SXCN tăng 20,17%, dịch vụ tăng 7,12%, nông nghiệp tăng 5,64% so
với năm 2003. Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1997-2001 đạt 1.014 triệu USD,
tăng bình quân 17,16%. Năm 2004, xuất khẩu đạt 400 triệu USD, tăng 21,69% so với
năm 2003. Tổng đầu tư toàn xã hội 5 năm (1997-2001) đạt 9.024 tỷ đồng, tăng bình
quân hàng năm 27,97%. Năm 2004 đạt 5.518 tỷ đồng tăng 68,8% so với năm 2003.
Trong 5 năm (1997-2001), Thành phố đã giải quyết việc làm cho gần 82.000 lao động.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm là 2,09%. Riêng năm 2004 đã giải quyết việc làm
cho 24.136 lao động, 36.000 hộ được vay vốn xoá đói giảm nghèo với số tiền 113 tỷ
đồng, xây dựng mới và sửa chữa 384 ngôi nhà tình thương với kinh phí 3,29 tỷ đồng,
đưa 2.451 hộ thoát nghèo và tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 0,13% (185 hộ). GDP bình quân
đầu người năm 2004 đạt 12,54 triệu đồng.
1.3.2.3. Các định hướng phát triển kinh tế, VH-XH trong tương lai:

- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi
trường văn hoá - xã hội lành mạnh, phát triển trong thế ổn định và bền vững, giữ vai
trò trung tâm của miền Trung và Tây Nguyên với cơ cấu kinh tế công nghiệp, thương
mại, dịch vụ, du lịch, thuỷ sản, nông lâm nghiệp, trong mối quan hệ với cả nước, khu
vực hành lang Đông - Tây và ASEAN.
- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá. Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến,
công nghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu, công nghiệp vật liệu xây dựng,
công nghiệp hoá chất, từng bước tăng tỷ trọng dịch vụ và du lịch.
- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự phát
triển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống cho
nhân dân.
- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội. Tạo nhiều việc làm cho
người lao động, nâng cao trình độ dân trí. Tăng cường đầu tư công cộng cho khu vực
nông thôn, miền núi, vùng xa nhằm làm cho mức sống của các tầng lớp dân cư ngày
càng nâng cao.
- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoá các loại
hình sản xuất kinh doanh; phát huy nội lực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thông
thoáng, để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế
với các địa phương trong nước và quốc tế.
- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển;
nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộ
quản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng nhân
tài. Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới. Phát huy truyền
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:9
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
thống văn hoá, dũng cảm, cần cù của nhân dân Đà Nẵng và hoà nhập với các thành
phố lớn trong nước và khu vực.
- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng,
giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
- GDP tăng 13%/năm thời kỳ 2001-2005; tăng 14%/năm thời kỳ 2006-2010;
tăng 13,5%/năm cả thời kỳ 2001-2010.
- GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 2000 USD.
- Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 21-23%/năm giai đoạn 2001-2010, đạt
1.720 triệu USD vào năm 2010.
- Tốc độ phát triển dân số ở dưới mức 1,2% vào năm 2010.
- Đến 2010 giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống dưới mức 10%, số hộ được sử
dụng điện 100% và nước sạch là 95%.
- Hàng năm giải quyết thêm việc làm cho khoảng 2,2-2,5 vạn lao động.
- Cơ cấu kinh tế: đến năm 2010 theo hướng Công nghiệp - Dịch vụ - Nông
nghiệp.
+ Công nghiệp + Xây dựng: 46,7%.
+ Dịch vụ: 50,1%.
+ Thuỷ sản, nông, lâm nghiệp: 3,2%.
1.3.3. Các điều kiện có liên quan khác:
1.3.3.1. Điều kiện khai thác, cung cấp nguyên vật liệu và đường vận chuyển:
1.3.3.1.1. Điều kiện khai thác, cung cấp nguyên vật liệu:
- Theo kết quả thí nghiệm, đất ở đây đạt tiêu chuẩn để đắp, vì vậy nên sử dụng
đất đắp là đất được đào ra. Thiếu ở đâu thì không được lấy đất ở thùng đấu hoặc đất ở
phía thượng lưu sườn dốc mà chỉ có thể lấy đất ở mỏ đất (bãi đất) cách KM4+00
khoảng 2300m.
- Các vật liệu như đá hộc, sỏi sạn, cấp phối đá dăm, cát được vận chuyển tới
tận công trình từ những mỏ khai thác gần bằng ôtô. Cụ thể sỏi sạn, cát này được khai
thác từ sông Cu Đê thuộc phường Hoà Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu; đá hộc và đá dăm
được chở về từ mỏ đá Cẩm Khê - Phước Tường thuộc địa phận phường Hoà Phát quận
Cẩm Lệ.
- Xi măng này được mua ở nhà máy xi măng tại nhà máy xi măng Hải Vân –
TP Đà Nẵng vì đó là nhà máy xi măng gần tuyến nhất.
- Vật liệu được tập kết tại vị trí cách KM4+00 khoảng 2km để sau này vận

chuyển đến nơi thi công.
1.3.3.1.2. Đường vận chuyển:
- Việc vận chuyển vật liệu khá thuận lợi do địa hình không dốc lắm và đồng
thời đã có tuyến trước đó hoàn thành.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:10
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
- Nếu trong quá trình thi công có những vị trí không thuận lợi cho máy móc di
chuyển thì ta có thể làm đường tạm. Việc này được tiến làm bằng nhân công kết hợp
với máy ủi.
1.3.3.2. Điều kiện cung cấp cấu kiện:
- Các cấu kiện đúc sẵn (ống cống) có chất lượng đảm bảo được chuyên chở
bằng ôtô. Ta có thể thuê xe ôtô tại nơi sản xuất để vận chuyển vì do có khối lượng nhỏ
và do đơn vị sản xuất có những xe chuyên dụng để chuyên chở. Nó được vận chuyển
tập kết tại vị trí cách KM4+00 khoảng 2km. Trạm trộn bê tông, phân xưởng đúc các
cấu kiện tiến hành tại vị trí cách KM4+00 khoảng 2km do vậy dùng ôtô vận chuyển là
tối ưu nhất.
1.3.3.3. Khả năng cung cấp nhân lực phục vụ thi công:
- Về nhân lực phục vụ thi công không cần đỏi hỏi có trình độ thi công chuyên
môn cao thì có thể tận dụng lượng nhân công tại địa phương để có thể làm lợi cho địa
phương ngay trong quá trình thi công.
1.3.3.4. Khả năng cung cấp máy móc thiết bị thi công và phụ tùng thay thế:
- Về máy móc thi công: đơn vị thi công có đầy đủ các loại máy như: máy san,
máy đào, máy xúc chuyển, các loại lu (lu bánh cứng, lu bánh hơi, lu chân cừu của
hãng SAKAI, BOMAG), ôtô tự đổ (nếu trong quá trình thi công có sử dụng quá nhiều
ô tô thì có thể thuê ở một số đơn vị khác) với số lượng thoả mãn yêu cầu. Các xe máy
được bảo dưỡng tốt, cơ động và luôn luôn sẵn sàng. Đơn vị thi công có một trạm sửa
xe máy ngay tại công trường. Khi cần thay thế phụ tùng có thể đến các cửa hàng tại
trung tâm quận, cách công trình khoảng 4km.
1.3.3.5. Khả năng cung cấp các loại nhiên liệu, năng lượng phục vụ thi công:
- Nhiên liệu xăng dầu cho các máy móc thi công hoạt động luôn đảm bảo đầy

đủ. Dùng ôtô để chở xăng từ trạm cách tuyến không xa bằng xì tẹc. Những xì tẹc chứa
xăng đươc đặt gần nơi thi công nhất nếu điều kiện cho phép, để máy móc khỏi di
chuyển xa. Công tác an toàn,chống cháy nổ được đảm bảo.
- Về điện nước: đơn vị thi công có máy phát điện với công suất lớn, có thể cung
cấp đủ cho việc thi công cũng như sinh hoạt cho công nhân. Trong trường hợp máy
điện có sự cố thì có thể nối với mạng điện của nhân dân. Đơn vị cũng có những máy
bơm nước hiện đại, đảm bảo bơm và hút nước tốt trong quá trình thi công. Các máy
bơm này nhỏ gọn có thể chở bằng ôtô hoặc nhiều công nhân khiêng.
1.3.3.6. Khả năng cung cấp các loại nhu yếu phẩm phục vụ sinh hoạt:
Khu vực thi công cách trung tâm phường Hoà Hiệp 2000m nên đảm bảo đầy
đủ các nhu yếu phẩm cần thiết (lương thực thực phẩm, ăn mặc…), đảm bảo phục vụ
đầy đủ cho đời sống cho cán bộ công nhân viên.
1.3.3.7. Điều kiện về đảm bảo y tế, giáo dục, thông tin liên lạc:
- Khu vực xây dựng có 1 trường tiểu học (Trường tiểu học Nguyễn Công Sáu),
1 trường THCS (Trường THCS Nguyễn Trãi) và 1 trường THPT (Trường PTTH
Huỳnh Ngọc Huệ) đảm bảo nhu cầu về học tập cho con em địa phương.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:11
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
- Hệ thống thông tin liên lạc (cả điện thoại di dộng và điện thoại cố định,
internet) được đảm bảo, sinh hoạt tinh thần của cán bộ công nhân trong đơn vị rất tốt.
Các điều kiện về truyền thanh, truyền hình, điện chiếu sáng sinh hoạt được phục vụ
đầy đủ. Các bưu điện văn hóa của phường đã được hình thành góp phần đưa thông tin
liên lạc về từng thôn đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi cho
công tác thi công, giám sát thi công, tạo điều kiện rút ngắn khoảng cách giữa ban chỉ
huy công trường và các ban ngành có liên quan. Lớn nhất là có trung tâm bưu điện
quận Liên Chiểu.
- Tại các phường,xã của quận đều có trạm y tế và tram xá giải quyết vấn đề sơ
cấp cứu nếu có tai nạn lao động xảy ra. Lớn nhất là có trung tam Y Tế Liên Chiểu
đóng tại trung tâm quận.
=> Điều kiện thi công rất thuận lợi nên các đơn vị cố gắng hoàn thành các công

tác đúng tiến độ, đạt chất lượng và tận dung tối đa mọi nguồn lực của địa phương
để có thể giảm giá thành xây dựng.
1.4. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN KHI TỔ CHỨC THI CÔNG
1.4.1. Tốc độ thi công chung:
Thời hạn thi công là 60 ngày.
Tốc độ thi công:
V
TC
min
=
0
tT
L

, (km/ca)
Trong đó:
L: Chiều dài đoạn đường phải hoàn thành trong thời gian qui định; L = 2 (km)
T: Thời gian thi công tính theo lịch:
T = min [ n(t-t
1
), n(t-t
2
) ]
Trong đó:
t
0
: thời gian khai triển dây chuyền; t
0
= 3 (ngày) .
t: Số ngày tính theo lịch, xác định theo thời gian thi công qui định là t = 60

(ngày) .
t
1
: Số ngày gặp mưa hoặc thời tiết xấu bình quân trong thời gian thi công. Xác
định theo số liệu khi tượng thuỷ văn tại địa phương có tuyến đi qua là t
1
= 2
(ngày) .
t
2
: Số ngày nghỉ theo thời gian qui định của nhà nước trong thời gian thi công t
2
= 9 (ngày) bao gồm 1 ngày lễ và 8 ngày chủ nhật.
n: số ca thi công trong 1 ngày, n = 1
⇒ T = min [ 1(60 - 2 ), 1( 60 - 1 ) ] = min [ 58, 51 ]
T = 51 (ca) .
Vậy tốc độ thi công tối thiểu:
V
TC
min

=
)/(42)/(0417.0
351
2
camcakm ==

SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:12
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
1.4.2. Hướng thi công:

- Chọn hướng thi công từ KM4+00 do vị trí các mỏ vật liệu, các xí nghiệp phục
vụ xây dựng đường đều ở phía này. Ngoài ra còn có thể lợi dụng nền đường đã thi
công để vận chuyển vật liệu được dễ dàng hơn. Đồng thời gió thổi từ KM4+00 đến
nên chọn hướng thi công là cuối hướng gió để tránh ô nhiễm cho công nhân và người
dân ở gần công trường.
1.4.3. Phương pháp thi công chính:
- Chọn phương pháp thi công chính là bằng cơ giới có kết hợp với thủ công.
1.4.4. Phương pháp tổ chức thi công chung:
- Chọn phương pháp tổ chức thi công là phương pháp hỗn hợp (tuần tự + song
song).
- Công tác xây dựng nền đường do khối lượng công tác phân bố không đều dọc
tuyến, tính chất công việc khác nhau trên từng đoạn nhỏ nên đề xuất sử dụng phương
pháp tổ chức thi công hỗn hợp. Ta chọn phương pháp này nhằm mục đích phát huy ưu
điểm của từng phương pháp riêng lẻ và nâng cao năng suất lao động, đảm bảo tiến độ
xây dựng.

SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:13
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
CHƯƠNG II:
THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
*Mục đích: Thiết kế tính toán tổ chức thực hiện các công tác chuẩn bị về mặt
kỹ thuật cho công tác Xây dựng nền đường.
*Yêu cầu: Nội dung tính toán, giải pháp tổ chức thi công phải cụ thể, chính xác,
phù hợp với điều kiện tự nhiên của đoạn tuyến.
*Nội dung:
1. Phân đoạn thi công công tác chuẩn bị.
2. Xác định trình tự thi công.
3. Xác định kỹ thuật thi công.
4. Xác lập công nghệ thi công.
5. Xác định khối lượng công tác.

6. Tính toán năng suất máy móc, xác định các định mức sử dụng nhân lực.
7. Tính toán số công ca máy hoàn thành các thao tác.
8. Xác định phương pháp tổ chức thi công.
9. Biên chế các tổ đội thi công.
10. Tính toán thời gian hoàn thành các thao tác.
11. Xác định hướng thi công - lập tiến độ thi công công tác chuẩn bị.
2.1. PHÂN ĐOẠN THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Các căn cứ để phân đoạn:
Tính chất công trình ở các đoạn nền đường.
Các điều kiện thi công của các đoạn.
Theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT
Bảng phụ lục 2.1: Bảng phân đoạn thi công công tác chuẩn bị
2.2. XÁC ĐỊNH TRÌNH TỰ THI CÔNG
Khôi phục hệ thống cọc mốc bao gồm hệ thống cọc định vị và cọc cao
độ.
Định phạm vi thi công, lập hệ thống cọc dấu.
Đền bù tài sản hoa màu cho nhân dân nằm trong chỉ giới xây dựng
đường ô tô theo đúng thiết kế.
Dọn dẹp mặt bằng thi công gồm các công việc sau: dỡ bỏ nhà cửa, chặt cây cối,
bóc lớp đất hữu cơ nằm trong chỉ giới xây dựng đường ô tô.
Làm đường tạm cho máy móc di chuyển đến địa điểm thi công xây dựng
lán trại, kho bãi, đường dây cung cấp điện, đường ống cung cấp nước phục vụ thi công
sau này.
Lên khuôn đường, phóng dạng nền đường.
Bảng phụ lục 2.2: Bảng xác định trình tự thi công công tác chuẩn bị
2.3. XÁC ĐỊNH KỸ THUẬT THI CÔNG
2.3.1. Khôi phục hệ thống cọc:
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:14
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
2.3.1.1. Nguyên nhân khôi phục cọc:

- Do khâu khảo sát, thiết kế đường được tiến hành trước khi thi công một thời
gian nhất định, một số cọc cố định trục đường và các mốc cao độ bị thất lạc, mất mát.
- Do nhu cầu chính xác hóa các đoạn nền đường cá biệt.
2.3.1.2. Nội dung công tác khôi phục cọc:
- Khôi phục tại thực địa các cọc cố định vị trí trục đường (tim đường).
- Kiểm tra các mốc cao độ, lập các mốc đo cao tạm thời.
- Đo đạc, kiểm tra và đóng thêm các cọc chi tiết ở các đoạn cá biệt.
- Kiểm tra cọc cao độ tự nhiên của các cọc.
- Đề xuất ý kiến sửa đổi những chổ không hợp lý trong hồ sơ thiết kế như chỉnh
lại hướng tuyến hay điều chỉnh lại vị trí đặt cống
2.3.1.3. Kỹ thuật khôi phục cọc:
a) Khôi phục cọc cố định trục đường:
• Dựa vào hồ sơ thiết kế các cọc cố định trục đường đã có, đặc biệt là các cọc
đỉnh để khôi phục các cọc mất mát.
• Dùng các thiết bị đo đạc (máy kinh vĩ, máy toàn đạc, máy toàn đạc điện tử) và
các dung cụ khác (sào tiêu, mia, thước dây ).
• Để cố định tim đường trên đường thẳng phải đóng cọc ở các vị trí 100m và
các vị trí thay đổi địa hình bằng các cọc nhỏ, cọc chi tiết, ngoài ra cứ cách 0,5km hoặc
1km phải đóng một cọc to.
- Cọc chi tiết trên đường thẳng: 20m đóng 01 cọc.
• Trên đường cong thì phải đóng cọc to ở các điểm tiếp đầu, tiếp cuối và các cọc
chi tiết trên đường cong. Khoảng cách giữa các cọc chi tiết trên đường cong phụ thuộc
vào bán kính đường cong:
- R > 500m: 20m đóng một cọc.
- R = 100 ÷ 500m: 10m đóng một cọc.
- R < 100m: 5m đóng một cọc.
+ Cọc 100m thường dùng cọc bê tông không được nhỏ hơn 5x5cm
2
.
+ Cọc 25m thường dùng cọc gỗ 3×3cm

2
+ Nếu gặp đất cứng thì dùng cọc thép Ø10,12 có chiều dài 15 ÷ 20cm.
• Ngoài ra, đóng cọc to ở đường cong chuyển tiếp hoặc đoạn nâng siêu cao. Tại
vị trí địa hình, địa chất thay đổi đột ngột (qua khe sâu, gò, đồi, phân thủy, ao hồ, sang,
suối, đất đá cứng, đất yếu ) phải cắm thêm cọc chi tiết để tính toán khối lượng đào
đắp chính xác hơn.
• Trên tuyến đường thi công có 03 đường cong:
- Tại KM1+794,10 có đường cong R = 400m < 500m và có K’ = 52,18m (do chỉ
có một phần của đường cong) nên phải cắm thêm 6 cọc.
- Tại KM2+347,34 có đường cong R= 600m > 500m và có K = 362,71m nên
phải cắm thêm 19 cọc.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:15
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
- Tại KM3+186,75 có đường cong R = 1500m > 500m và có K = 653,23m nên
phải cắm thêm 33 cọc.
Phương pháp cắm cong: (Theo phương pháp nhiều tiếp tuyến)
Do tuyến làm hoàn toàn mới, tầm nhìn trong đường cong khá hạn chế nên ta
dung phương pháp cắm cong như sau:
+ Gọi R(m) là bán kính đường cong, α (rad) là góc ở tâm chắn cung có độ dài
20m.
+ Đặt máy tại tiếp đầu, ngắm về đỉnh đường cong, lấy một đoạn L =
2
α
Rtg
, ký
hiệu điểm A.
+ Dời máy đến điểm A, ngắm về phía đỉnh, mở một góc hợp với đỉnh một góc α
theo chiều đường cong, cũng lấy một đoạn L, ta xác định được điểm 1 thuộc đường
cong. Vẫn giữ máy và ngắm về hướng đó, ta lấy một đoạn 2L, ký hiệu điểm B.
+ Dời máy đến điểm B, tiếp tục mở góc hợp với phương AB một góc α, lấy một

đoạn L, ta xác định được điểm 2 thuộc đường cong. Vẫn giữ máy và ngắm về hướng
đó, ta lấy một đoạn 2L, ký hiệu điểm C.
+ Dời máy đến điểm C và tiếp tục các thao tác tương tự, cứ như vậy đến khi hết
đường cong.
+ Ta có thể tiến hành từ 2 điểm tiếp đầu và tiếp cuối vào giữa nếu điều kiện cho
phép.
Phương pháp này tuy ít bị ảnh hưởng của địa hình nhưng phải do dời máy liên tục
nên rất dễ xảy ra sai số, do đó cần phải hết sức chú ý.
Hình 2.1: Phương pháp cắm
cong (Phương pháp nhiều tiếp tuyến)
Nói chung, khối lượng công việc phục hồi tuyến tùy thuộc vào mức độ khảo sát
trước đây mà quyết định . Nếu cọc đỉnh hoặc cọc cố định nằm trong phạm vi thi công
thì cần thiết phải định thêm cọc dẫn trên các đường tiếp tuyến kéo dài của đỉnh ra
ngoài phạm vi thi công .
Cọc đỉnh chôn trên đường phân giác kéo dài và cách đỉnh 0,5m ngay tại đỉnh góc và
đúng dưới quả rọi của máy kinh vĩ, đóng cọc khất cao hơn mặt đất 10cm. Trường hợp
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:16
A
B
2
C
1
L
L
L
L
L
α
α
α

Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
phân cự bé đóng cọc cố định đỉnh trên đường tiếp tuyến kéo dài, khoảng cách giữa
chúng là 20m.
b) Kiểm tra mốc cao độ, lập mốc đo cao tạm thời:
- Dùng máy thuỷ bình chính xác và các mốc cao độ quốc gia để kiểm tra các mốc
đo cao trong đồ án thiết kế.
- Lập các mốc đo cao tạm thời ở các vị trí: các đoạn nền đường có khối lượng công
tác tập trung, các công trình trên đường (cầu, cống, kè ), các nút giao thông khác
mức. Các mốc phải được chế tạo bằng BT chôn chặt vào đất hoặc lợi dụng các vật cố
định nằm ngoài phạm vi thi công để gửi cao độ.
- Các mốc đo cao tạm thời được sơ hoạ trong bình đồ kỹ thuật có mô tả rõ quan
hệ hình học với địa hình, địa vật, địa danh xung quanh cho dễ tìm, dễ đánh dấu, ghi rõ
vị trí đặt mia và cao độ mốc.
- Từ các mốc đo cao tạm thời, có thể thường xuyên kiểm tra cao độ đào, đắp nền
đường hoặc cao độ thi công của các hạng mục công trình trên đường bằng các thiết bị
đơn giản.
2.3.2. Định phạm vi thi công (PVTC)
2.3.2.1. Khái niệm:
- Phạm vi thi công là dãi đất mà đơn vị thi công được phép bố trí máy móc, thiết
bị, lán trại, kho tàng, vật liệu, phạm vi đào đắp hoặc khai thác đất phục vụ thi công,
hoặc quá trình đào, đắp, đổ đất khi thi công nền đường.
- Với đoạn tuyến sắp thi công: đường cấp IV, tốc độ thiết kế 60km/h nên phạm vi
thi công của tuyến đường là khoảng cách tính từ mép chân mái đường đắp hoặc mép
đỉnh mái đường đào, mép ngoài của rãnh dọc hoặc mép ngoài của rãnh đỉnh của đường
trở ra hai bên là 10 m.Trong thiết kế này có thể lấy PVTC là 19m.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:17
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
- Trong quá trình định vị thi công, dựa vào bình đồ để từ đó xác định chính xác,
dọn dẹp mặt bằng PVTC. Đơn vị thi công có quyền bố trí nhân lực, thiết bị máy móc,
vật liệu và đào đất đá trong phạm vi này.

2.3.2.2. Tác dụng:
- Sau khi định xong PVTC, vẽ bình đồ chi tiết ghi đầy đủ nhà cửa, ruộng vườn,
hoa màu, cây cối và các công trình kiến trúc khác trong PVTC để tiến hành công tác
đền bù, giải toả và thống kê khối lượng công tác dọn dẹp, so sánh với đồ án thiết kế,
lập biên bản trình cho đơn vị có thẩm quyền phê duyệt.
2.3.2.3. Kỹ thuật:
- Định PVTC bằng phương pháp căng dây nối liền giữa các cọc gần nhau được
đóng ở mép ngoài của PVTC. Để giữ ổn định cho các cọc trong suốt thời gian thi công
thì phải dời nó ra khỏi PVTC đó. Khi dời cọc đều phải ghi thêm khoảng cách dời chỗ,
có sự chứng kiến của đơn vị tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và chủ đầu tư.
2.3.3. Dời cọc ra ngoài PVTC
2.3.3.1. Khái niệm:
-Trong quá trình đào đắp, thi công nền đường, một số cọc cố định trục đường sẽ bị
mất. Vì vậy, trước khi thi công phải tiến hành lập một hệ thống cọc dấu, nằm ngoài
PVTC, để có thể dễ dàng khôi phục hệ thống cọc cố định trục đường từ hệ thống cọc
dấu, kiểm tra việc thi công nền đường và công trình đúng vị trí, kích thước trong suốt
quá trình thi công.
2.3.3.2. Yêu cầu:
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:18
D
H= (
1
3

1
4
) D
3-4 cm
(
1

3
-
1
4
)D
(
1
3
-
1
4
)D
3-4 cm
H= (
1
3

1
4
) D
D
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
-Hệ thống cọc dấu phải nằm ngoài PVTC để không bị mất mát, xê dịch trong suốt
quá trình thi công; đảm bảo dễ tìm kiếm, nhận biết; có quan hệ chặt chẽ với hệ thống
cọc cố định trục đường, để có thể khôi phục chính xác và duy nhất một hệ thống cọc
cố định trục đường.
-Hệ thống cọc dấu ngoài việc dùng để khôi phục hệ thống định vị trục đường còn
cho phép xác định sơ bộ cao độ.
2.3.3.3. Kỹ thuật:
- Dựa vào bình đồ kỹ thuật và thực địa thiết kế quan hệ giữa hệ thống cọc cố định

trục đường và hệ thống cọc dự kiến.
- Dùng máy kinh vĩ, máy toàn đạc và các dụng cụ khác (thước thép, sào tiêu,
cọc ) để cố định vị trí các cọc ngoài thực địa (nên gửi cọc vào các vật cố định ngoài
PVTC để dễ tìm kiếm, nhận biết).
- Nên dấu toàn bộ hệ thống cọc cố định trục đường, trường hợp khó khăn phải dấu
các cọc chi tiết đến 100m. Lập bình đồ dấu cọc, trình các cấp có thẩm quyền phê
duyệt.
2.3.4. Dọn dẹp mặt bằng thi công
2.3.4.1. Chặt cây:
-Trong PVTC nếu có cây ảnh hưởng đến an toàn cho công trình và gây khó khăn
cho khâu thi công đều phải chặt trước khi tiến hành công tác làm đất.
- Chặt cây có thể bằng các dụng cụ thủ công (dao, rựa, rìu ), máy cưa cầm tay,
máy ủi hoặc máy đào có gắn thiết bị làm đổ cây, máy ủi có tời kéo hoặc thuốc nổ.
-Chặt cây bằng thủ công hoặc máy cưa cây cầm tay phải lưu ý đến hướng đổ để
đảm bảo an toàn lao động và không ảnh hưởng đến các công trình kiến trúc lân cận.
-Máy ủi có thể nâng cao lưỡi ủi, đẩy cây, làm đổ cây có đường kính tới 20cm. Nếu
dùng tời kéo, máy ủi có thể làm đổ một hoặc nhiều cây có đường kính dưới 30cm.
Máy đào gắn thiết bị làm đổ cây có đường kính tới 20cm.
Hình 2.2: Chặt cây.
2.3.4.2. Đánh gốc cây:
Theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:19
1-3 m
1
2
3
a) Keïo ngaî mäüt cáy
b) Keïo ngaî 3 cáy
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
Nếu chiều cao đắp từ 1,5 - 2m có thể chặt cây sát mặt đất mà không cần đánh

gốc.
Nếu chiều cao đắp lớn hơn 2m có thể chặt cây cách mặt đất 10cm và không
cần đánh gốc.
Các trường hợp nền đắp khác đều phải đánh gốc cây.
Nền đào có gốc cây nhỏ (D < 30cm) có thể đánh gốc trong quá trình đào đất
nếu đào bằng máy đào.
Đánh gốc cây có thể bằng các dụng cụ thủ công, máy ủi cắt rễ, đẩy gốc hoặc
máy đào gàu nghịch.
Trường hợp gốc cây có D > 50cm và có nhiều rễ phụ thì có thể dùng phương
pháp nổ phá lỗ nhỏ để đánh bậc gốc.
Cây sau khi chặt hoặc làm đổ phải cưa ngắn thân và cành cây, dồn đống để
vận chuyển ra ngoài phạm vi thi công cùng với rễ cây.
Tất cả những cành nhỏ và lá cây dồn đống ra ngoài PVTC để sau này có thể
được dùng vào các mục đích khác. Những đống cành cây này nên đặt ở những nơi có
mặt cắt ngang nửa đào nửa đắp nhằm mục đích ngăn cản việc di chuyển đất. Hoặc đốt
bỏ nếu được phép.
2.3.4.3. Dọn đá mồ côi:
-Các tảng đá to trong PVTC nền đắp cao dưới 1,5m phải được đẩy ra ngoài. Máy ủi
có thể trực tiếp đẩy các tảng đá đến 1,5m
3
. Trường hợp các tảng đá có V > 1,5m
3
phải
dùng phương pháp nổ phá lỗ nhỏ, nổ dán, nổ ấp để phá vỡ trước khi đẩy ra khỏi
PVTV. Trong đoạn đường thi công không có đá mồ côi.
2.3.4.4. Bóc đất hữu cơ:
-Đất hữu cơ là loại đất có lẫn nhiều tạp chất hữu cơ, cường độ thấp, tính nén lún
lớn, co ngót mạnh khi khô hanh nên phải bóc bỏ trước khi đắp đất nền đường.
-Mặt khác, một số loại là đất canh tác, trong nhiều trường hợp phải bóc, dồn đống
để vận chuyển trả lại cho trồng trọt.

-Trường hợp nền đào lấy đất để đắp hoặc khai thác đất để đắp ở mỏ đất, thùng đấu
cũng phải bóc bỏ lớp đất hữu cơ.
-Đất hữu cơ cũng cần để trồng cỏ trên mái taluy nền đường.
-Bóc đất hữu cơ có thể làm thủ công, máy ủi, máy san, máy xúc chuyển, đào thành
lớp mỏng, dồn đống ngoài PVTC, hoặc máy xúc lật đào đổ lên ô tô.
2.3.4.5. Dãy cỏ:
Để đảm bảo ổn định nền đường đắp trên sườn dốc, trước khi đắp phải tiến hành
dãy cỏ.
Theo TCVN 4447-1987 Đất XD – Quy phạm TCNT:
Độ dốc mặt đất < 20%, nền đất chặt, không có nước đọng, nền đắp dưới 1m
phải dãy cỏ.
Độ dốc mặt đất từ 10 -20%, nền đất chặt, không có nước đọng, nền đắp cao
hơn 1m phải đánh xờm bề mặt trước khi đắp.
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:20
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
Trường hợp nền đào lấy đất để đắp hoặc khai thác đất để đắp ở mỏ đất, thùng
đấu cũng phải dãy cỏ.
Kỹ thuật dãy cỏ tương tự bóc đất hữu cơ. Trong một số trường hợp có thể kết
hợp vừa dãy cỏ vừa bóc lớp đất hữu cơ.
2.3.5. Lên khuôn đường (Gabarit)
2.3.5.1. Mục đích:
- Để người thi công thấy, hình dung được hình ảnh nền đường trước khi đào đắp.
- Để cố định các vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang tại thực địa nhằm đảm bảo thi
công nền đường đúng thiết kế về vị trí, kích thước.
- Đặt các giá đo độ dốc taluy để thường xuyên kiểm tra độ dốc taluy đào đắp trong
quá trình thi công.
2.3.5.2. Tài liệu:
- Tài liệu dùng để lên khuôn đuờng là bản thuyết minh tổng hợp, bản vẽ bình đồ kỹ
thuật của tuyến đường, bản vẽ trắc dọc kỹ thuật, bản vẽ trắc ngang chi tiết tại các cọc,
các tài liệu về địa hình và địa chất.

2.3.5.3. Yêu cầu kỹ thuật:
- Đối với nền đắp, công tác định vị khuôn đường bao gồm việc xác định cao độ đất
đắp tại tim đường và mép nền đường (vai đường), xác định chân taluy đắp và vị trí
thùng đấu (nếu có). Các cọc lên khuôn đường ở nền đắp thấp được đóng tại vị trí cọc
H (cọc 100m) và cọc địa hình, ở nền đắp cao thì khoảng cách giữa các cọc là 20 - 40m
và ở đường cong cách nhau 5 -10m.
- Đối với nền đào, công tác định vị khuôn đường bao gồm việc xác định cao độ đất
đào tại tim đường và mép nền đường (vai đường), xác định mép taluy đào và vị trí
rãnh biên, đống đất thải (nếu có). Các cọc lên khuôn đường đều phải dời ra khỏi
PVTC.
- Đối với các rãnh biên các cọc lên khuôn được đặt tại tim và mép rãnh.
+ Khoảng cách từ tim đến chân taluy (đối với nền đắp)
Hình 2.3: Sơ đồ lên Gabarit nền đường đắp.
l
H
=






+

H.m
2
B
mn
n
l

B
=






+
+
H.m
2
B
mn
n
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:21
l
B
l
H
B
H
H
B
1:n
H
A
1:m
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
+ Khoảng cách từ tim đến mép taluy nền đào:

Hình 2.4: Sơ đồ lên Gabarit nền đường đào.
l
K
=






++
+
H.mK
2
B
mn
n
l
B
=






++

H.mK
2

B
mn
n
2.3.5.4. Kỹ thuật lên khuôn đường
- Xác định vị trí cọc tim đường.
- Đặt máy kinh vĩ tại cọc tim đường.
- Trên đường thẳng mở các góc 90
0
trái và phải,trong đường cong mở góc hướng
tâm đo khoảng cách ngang.
- Đóng sào tiêu tại các cọc chủ yếu.
- Xác định cao độ trên sào tiêu bằng máy thuỷ bình, thước chử T, dây ống nước
- Dùng thước đo taluy đóng các giá đo taluy.
- Căng dây, dời các cọc lên khuôn có khả năng mất mát trong quá trình thi công ra
ngoài phạm vi thi công.
2.3.6. Làm mương rãnh thoát nước tạm:
- Trong thi công phải ưu tiên thi công các công trình thoát nước có trong hồ sơ thiết
kế, đồng thời khi cần thì làm thêm một số công trình thoát nước tạm thời chỉ dùng
trong thời gian thi công. Các công trình thoát nước tạm thời này cần được thiết kế khi
lập bản vẽ thi công (nhất là trong khu vực có dân cư).
- Khi thi công từng công trình cụ thể cũng cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật
và tổ chức để đảm bảo thoát nước.
- Khi thi công nền đắp thì bề mặt của mỗi lớp đất đắp phải có độ dốc ngang (< 10%
để đảm bảo an toàn cho xe máy thi công). Nền đào cũng phải thi công từ thấp đến cao
và bề mặt các lớp cũng phải đủ bề rộng để thoát nước.
- Việc thi công rãnh biên, mương thoát nước cũng phải làm từ hạ lưu lên thượng
lưu. Và thi cong nền đường đến đâu, hoàn thiện hệ thống rãnh biên, rãnh đỉnh đến đấy.
2.3.7. Làm đường tạm đưa máy móc vào công trường:
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:22
H

l
B
l
K
1:n
1:m
1:m
K KB
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
- Đường tạm vận chuyển đất là đường có hai chiều, sử dụng mạng lưới đường sẵn
có. Những yêu cầu về đường tạm được quy định trong TCVN 4447-1987 Đất XD –
Quy phạm TCNT.
2.4. XÁC LẬP CÔNG NGHỆ THI CÔNG
Thi công bằng cơ giới là chủ yếu, kết hợp với thủ công.
2.5. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Bảng phụ lục 2.3: Bảng tổng kết khối lượng công tác chuẩn bị ở các đoạn
2.6. CÁC ĐỊNH MỨC SỬ DỤNG NHÂN LỰC, TÍNH TOÁN NĂNG SUẤT MÁY MÓC
2.6.1. Công tác khôi phục tuyến và định phạm vi thi công:
Với những công việc của công tác này và mức độ khối lượng đã nêu ở trên, có thể
định mức năng suất là 0.35 (Km/công)= 350(m/công).
2.6.2. Công tác dọn dẹp mặt bằng:
Dựa vào định mức dự toán xây dựng công trình 24/2005.
2.6.2.1. Chặt cây:
-Tương ứng với rừng cấp II thì số lượng cây trung bình trên 100m
2
từ 5-25 cây
đường kính 5-10cm xen lẫn cây có đường kính >10cm, giả thiết tổng số cây tiêu chuẩn
trung bình /100m
2
là 2 cây. Đoạn tuyến 2km với bề rộng 19m, số cây trong từng đoạn

được tính như trong bảng
-Bố trí 1 công nhân sử dụng cưa xích 5216 M1L-SH01-405, có thể cưa các cây có
đường kính bé hơn 60cm với năng suất 1,3 (m/phút) hay:

910
6,0
7603,1
=
xx
(cây/ca)
Hình 2.5: Máy cưa xích 5216 M1L-SH01-405
Một số thông số:
Chiều dài 405mm
Dòng điện 220V~Tần số50 Hz
Công suất 1300 W
Tốc độ cắt 400m/min
Trọng lượng 6,0 kg
2.6.2.2. Đánh gốc cây:
-Dùng thiết bị nhổ rễ là máy ủi D41P-6C với năng suất 124 (cây/giờ)
-Năng suất máy đổi theo đơn vị (cây/ca) là: 124 x 7 = 868 (cây/ca)
2.6.2.3. Bóc đất hữu cơ, dãy cỏ:
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:23
Thuyết minh đồ án Thiết kế tổ chức thi công nền đường ô tô
-Dùng thiết bị bóc đất hữu cơ là máy ủi D41P-6C với năng suất 0,3 (ha/giờ).
-Năng suất máy đổi theo đơn vị (m
3
/ca) là: 0,3x7x10000x0,15 =3150 (m
3
/ca)
2.6.2.4. Cưa ngắn cây, dồn đống:

-Cây gỗ được cưa ngắn và dồn đống thành từng loại trong phạm vi 30m, lấp, san
lại hố sau khi đào.Tra Định mức 24/2005 - Dự toán xây dựng công trình mã hiệu
AA.1121.2 với mật độ cây ≤ 2 (cây/100m
2
) rừng cần số công nhân là: 0,123
công/100m
2
=16,26 cây/công
2.6.3. Công tác lên khuôn đường:
Với những công việc đã nêu ở trên tra định mức cho công tác lên khuôn đường là
0,2km/công . Bố trí một tổ lên khuôn đường gồm có một kỹ sư, hai công nhân, một
máy kinh vĩ, mia, thước dây, vài chục cọc thép
φ
5, l = 20~25(cm), búa, dây dù
2.7. TÍNH TOÁN SỐ CÔNG, SỐ CA MÁY HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC:
Bảng 2.4: Bảng tổng kết số công, ca hoàn thành các thao tác
2.8. XÁC ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
Ta chọn phương pháp tổ chức thi công công tác chuẩn bị:
PP hỗn hợp: tuần tự + song song
2.9. BIÊN CHẾ TỔ, ĐỘI THI CÔNG
Dự kiến thời gian hoàn thành các công tác chuẩn bị:<5 ngày
Từ số công, số ca máy hoàn thành các thao tác, ta tính toán và biên chế các tổ,
đội thi công như sau:
Tổ 1: Nhiệm vụ làm công tác khôi phục cọc, định phạm vi thi công, dấu cọc,
lên khuôn đường.
• 01 kỹ sư cầu đường.
• 01 trung cấp trắc địa.
• 02 công nhân kỹ thuật bậc 3.5/7.
• 01 máy kinh vĩ THEO020; 01 máy thuỷ bình NI010, thước dây và
các dung cụ.

Tổ 2: Nhiệm vụ chặt cây, cưa ngắn cây dồn đống và đánh gốc.
• 20 công nhân
• Cưa điện và các thiết bị khác.
Tổ 3: Nhiệm vụ dãy cỏ, bóc đất hữu cơ, đánh gốc cây.
• 01 máy ủi KOMATSU D41P-6C .
2.10. TÍNH TOÁN THỜI GIAN HOÀN THÀNH CÁC THAO TÁC:
Bảng 2.5: Bảng tổng kết thời gian hoàn thành các thao tác:
2.11. XÁC ĐỊNH HƯỚNG THI CÔNG, LẬP TIẾN ĐỘ THI CÔNG
Như phân tích ở chương I ta chọn hướng thi công công tác chuẩn bị trùng với
hướng thi công chung : từ Km4+00 =>Km2+00
Đội chuyên nghiệp làm công tác chuẩn bị tiến hành công việc theo phương
pháp song song và tuần tự:
SVTH: Nguyễn Văn Tê Rôn – Lớp 04X3A Trang:24
Thuyt minh ỏn Thit k t chc thi cụng nn ng ụ tụ
* Ngy u (ngy 2/5), T 1 lm cụng tỏc khụi phc tuyn, nh phm vi thi cụng
v di cc ra khi phm vi thi cụng. Cụng vic ny phi hon thnh trong 1,43 ngy.
* Cng trong ngy u tiờn ta cho T 2 lm cụng tỏc cht cõy, ca ngn cõy,
dn ng trong vũng 2,21 ngy.
* Bt u t sỏng ngy th hai (sỏng ngy 3/5) ta cho T 3 tin hnh lm cụng
tỏc búc t hu c, dóy c, ỏnh gc cõy, theo tun t trong 1,52 ngy.
* Sau khi T 1 hon thnh cụng vic khụi phc tuyn thỡ tip tc lm cụng tỏc
lờn khuụn ng, nh v tim cng, trong khong thi gian l 2,50 ngy (t chiu
ngy 3/5 n ht ngy 6/5).
Tọứ cọn
g nhỏn
N1
Tọứ
cọn
g
nh

ỏn
N2
Tọứ
cọ
ng
nh
ỏn
N1
Tọứ
maùy
M
1
07
08
05
06
02
03
04 04
03
02
06
05
08
07
Hỡnh 2.6: S tin thi cụng cụng tỏc chun b.

CHNG III:
THIT K T CHC THI CễNG CễNG TRèNH CNG
* Mc ớch:

Xỏc nh cu to, thng kờ, tớnh toỏn, thit k, t chc, thc hin cỏc cụng tỏc thi
cụng 02 cng thoỏt nc trong on tuyn.
* Ni dng:
3.1. Gii thiu chung.
3.2. Thit k cu to cng.
3.3. Tớnh toỏn khi lng vt liu cho cỏc cng.
3.4. Xỏc nh trỡnh t thi cụng.
3.5. Xỏc nh k thut thi cụng.
3.6. Xỏc nh khi lng cụng tỏc.
3.7. Tớnh toỏn nng sut mỏy múc, xỏc nh cỏc nh mc s dng nhõn lc v vt liu.
3.8. Tớnh toỏn s cụng, s ca mỏy hon thnh cỏc thao tỏc.
3.9. Xỏc nh phng phỏp t chc thi cụng.
3.10. Biờn ch cỏc t i thi cụng.
3.11. Tớnh toỏn thi gian hon thnh cỏc thao tỏc.
3.12. Xỏc nh trỡnh t thi cụng cỏc cng - lp tin thi cng.
* C th:
3.1. GII THIU CHUNG
3.1.1. Lit kờ cỏc cụng trỡnh cng:
SVTH: Nguyn Vn Tờ Rụn Lp 04X3A Trang:25

×