Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Kinh nghiệm giảng dạy bài " Hai đứa trẻ"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.64 MB, 69 trang )

Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
GV: Lê Thị Thi Trang 1
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của người nghệ sĩ. Tất cả những tư
tưởng, tình cảm, suy nghĩ, nhận thức, thái độ…đều được họ gửi gắm vào đó. Cho
nên để hiểu và cảm được điều đó đòi hỏi chúng ta trước hết phải biết tri giác, cảm
thụ tác phẩm, phải hiểu ngôn ngữ, tình tiết, cốt truyện, thể loại để có thể cảm nhận
hình tượng trong sự toàn vẹn các chi tiết, các liên hệ. Sau đó chúng ta tiếp xúc với
ý đồ sáng tạo của nghệ sĩ, thâm nhập vào hệ thống hình tượng như là sự kết tinh
sâu sắc của tư tưởng và tình cảm của tác giả. Tiếp theo chúng ta phải đưa hình
tượng vào văn cảnh đời sống và kinh nghiệm sống của mình để thể nghiệm, đồng
cảm. Cuối cùng nâng cấp lí giải tác phẩm lên cấp quan niệm và tính hệ thống, hiểu
được vị trí tác phẩm trong lịch sử văn hóa, tư tưởng, đời sống và truyền thống nghệ
thuật.
Tuy nhiên việc tiếp cận tác phẩm văn học không phải là dễ, đòi hỏi chúng ta
phải tìm tòi, học hỏi để tìm ra một phương pháp tiếp cận tác phẩm tối ưu nhất giúp
học sinh lĩnh hội một cách dễ dàng nhất nhưng đạt hiệu quả cao. Bởi vì hiện nay
môn Văn trong nhà trường đang có xu hướng bị xem nhẹ. Học sinh không còn
hứng thú học Văn mà xem như đó là môn học bắt buộc. Vì thế, chất lượng học Văn
đã giảm sút đáng kể. Học sinh không còn yêu thích môn Văn mà chạy theo những
môn thời thượng như tiếng Anh, Tin học Chính vì thế càng đòi hỏi giáo viên dạy
Văn phải đổi mới phương pháp giảng dạy, tạo được giờ học thu hút học sinh, làm
cho học sinh mong chờ đến tiết học Đồng thời còn giúp các em nhận thức được
rằng: Cái đích cuối cùng của văn học là học làm người. Học văn không chỉ để biết
mà còn để sống, để tự nâng mình lên thanh sạch hơn, cao thượng hơn, nhân văn
hơn. Nếu không thì việc học văn, dạy văn chỉ là công việc phù phiếm. Thực tế cảm
thụ đã cho thấy nhiều người học đã có những dấu hiệu chuyển hóa tích cực trong
tâm hồn và nhân cách sau những tác động của văn học.
GV: Lê Thị Thi Trang 2


Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Để đạt được mục tiêu đề ra, trước hết người giáo viên phải thiết kế được một
bài giảng tốt trước khi lên lớp. Đó là lí do mà tôi xin trình bày một bài giảng cụ thể
để quý thầy cô tham khảo, bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam Sở dĩ tôi chọn bài này
để nghiên cứu vì Hai đứa trẻ tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật và tâm hồn của
Thạch Lam. Văn bản có rất nhiều cách để tiếp cận và tôi cũng đã tìm cho mình một
cách tiếp cận tác phẩm ưng ý và hiệu quả. Sau đây xin giới thiệu đến quý thầy cô
và rất mong nhận được sự góp ý chân thành nhất để bài giảng được hoàn thiện hơn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam
trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập 1 (chương trình chuẩn). Học sinh THPT khối
lớp 11.
Mục tiêu mà sáng kiến kinh nghiệm hướng đến là:
- Xác lập cách dạy truyện ngắn Hai đúa trẻ đạt hiệu quả.
- Hiểu một số đặc điểm cơ bản của thể loại truyện ngắn từ đầu thế kỉ XX đến
cách mạng tháng Tám năm 1945.
- Biết cách đọc- hiểu một tác phẩm hoặc một đoạn trích tự sự hiện đại
theo đặc trưng thể loại.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Về nội dung: soạn giảng bài Hai đứa trẻ của Thạch Lam, thuộc phần Văn
học Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 11.
- Về thời gian: bài giảng được thực hiện theo phân phối chương trình trong 2
tiết trên lớp.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Trước hết là để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy của ngành giáo
dục, hơn nữa là nhằm tạo sự hấp dẫn cho bài giảng, hình thành tình cảm yêu
thích văn học .
GV: Lê Thị Thi Trang 3
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Khi tiến hành nghiên cứu cũng giúp bản thân tôi nắm vững kiến thức bài
giảng. Đặc biệt có cơ hội trao đổi, học tập kinh nghiệm cùng các thầy cô.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp đọc hiểu, phương pháp diễn dịch, qui nạp, phân tích, phân tích-
tổng hợp, tích hợp,… để khai thác vấn đề, lí giải vấn đề, giúp học sinh tiếp cận văn
bản từ nhiều phía và có thể vận dụng vào thực tế.
- Phương pháp tổng hợp: sử dụng các hình ảnh, phim, tư liệu có sẵn trên
internet kết hợp giảng dạy của bản thân, thực tế diễn ra trên lớp học và các ý
kiến đóng góp của thầy cô.
- Phương pháp thực nghiệm: thử nghiệm cách dạy qua giờ dạy thực tế trên lớp
để rút kinh nghiệm và cải tiến phù hợp cho những lớp sau.
- Phương pháp trao đổi, thảo luận: cùng nghiên cứu, cung cấp kết quả thảo luận
với các thầy cô trong tổ cũng như những đồng nghiệp khác.
VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI:
Đề tài có cấu trúc 3 phần:
Phần A: Đặt vấn đề
Phần B: Nội dung
Phần C: Kết luận

GV: Lê Thị Thi Trang 4
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
B. NỘI DUNG
GV: Lê Thị Thi Trang 5
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
I/ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Luật Giáo dục, Điều 24.2, đã ghi: PP GDPT phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp
học, môn học; bồi dưỡng PP tự học,rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho
học sinh.

(Tài liệu tập huấn giáo viên, môn Ngữ Văn cấp THPT).
Với phương pháp dạy và học này, giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần
là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chúc, hướng
dẫn các hoạt động để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt
các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp
học sinh hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi
soạn giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu
dạy và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở,
xúc tác, động viên, cố vấn, dẫn dắt, trọng tài trong các hoạt động tìm tòi hào
hứng, tranh luận sôi nổi của học sinh.
Với mỗi bài giảng, GV phải giúp các em tiếp cận văn bản một cách tối ưu
nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, việc tiếp nhận một tác phẩm văn học quả
là một việc không dễ dàng.
Vậy tiếp nhận văn học là gì? Tiếp nhận văn học là hoạt động chiếm lĩnh các
giá trị tư tưởng, thẫm mĩ của tác phẩm văn học, bắt đầu từ sự cảm thụ văn bản
ngôn từ, hình tượng nghệ thuật, tư tưởng, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật, tài
nghệ tác giả cho đến sản phẩm sau khi đọc: cách hiểu, ấn tượng trong trí nhớ, ảnh
hưởng trong hoạt động sáng tạo, bản dịch, chuyển thể…
Để tổ chức HS tiếp nhận TPVH, GV phải làm gì? GV phải tìm kiếm, xác định,
sử dụng các PP, biện pháp, kĩ thuật dạy học cụ thể như:
GV: Lê Thị Thi Trang 6
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Tạo tâm thế tiếp nhận văn học cho học sinh: bằng những lời giới thiệu hay,
ấn tượng; ứng dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại thu hút sự chú ý và tạo
hứng thú cho học sinh…
- Tổ chức HS tri giác ngôn ngữ nghệ thuật: đọc văn ( đọc trên lớp, đọc ở nhà);
sử dụng phương tiện kĩ thuật hiện đại ( băng, đĩa…)
- Tổ chức HS hoạt động tái hiện hình tượng văn học: bằng sơ đồ, tranh vẽ,
băng hình…
- Tổ chức HS hoạt động phân tích,cắt nghĩa: bằng biện pháp so sánh, thảo

luận…
- Tổ chức HS tự bộc lộ, tự nhận thức: tạo tình huống có vấn đề; đóng vai tác
giả hoặc nhân vật trong tác phẩm…
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1/ Thực trạng môn Văn trong nhà trường:
Hiện nay, việc học môn Văn trong nhà trường không còn được HS chú trọng.
Các em tỏ ra hờ hững, chán nản trong giờ học nhất là những tác phẩm văn xuôi
dài như truyện, tiểu thuyết… Vì vậy mà chất lượng môn học không cao: bài viết
sơ sài, nguệch ngoặc mấy dòng cho có làm; chữ viết sai chính tả trầm trọng, câu
cú chẳng có, kiến thức trống rỗng, bài làm vô cảm, thậm chí đến phương pháp
làm văn nghị luận các em cũng không nắm được… Quả đây là bài toán nan giải
cho những giáo viên dạy Văn.
Bác Hồ đã từng dạy: Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Một
người giáo viên tâm huyết với nghề, tận tụy với học sinh càng không được chán
nản, bỏ cuộc nhất là khi nền kinh tế thị trường ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc
sống. Càng khó khăn càng đòi hỏi người giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo, đổi
mới phương pháp dạy học tạo hứng thú cho học sinh, giúp các em yêu thích
môn Văn, mong chờ đến tiết học. Đó là một thành công không nhỏ.
GV: Lê Thị Thi Trang 7
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
2. Đặc điểm tình hình khi thực hiện đề tài
a. Thuận lợi
- Nhà trường, Tổ chuyên môn luôn quan tâm đến công tác giảng dạy của giáo
viên, tạo điều kiện tốt nhất để giáo viên hoàn thành nhiệm vụ của mình. Các giáo
viên trong tổ luôn động viên nhau, giúp đỡ nhau nhiệt tình.
- Nhà trường luôn hỗ trợ phòng máy, trang thiết bị khi giáo viên có kế hoạch ứng
dụng CNTT trong giảng dạy hoặc khi cần tìm tư liệu trên Internet…
- Trong quá trình giảng dạy, bản thân luôn có ý thức học hỏi, tích lũy kinh
nghiệm, tìm tòi, sáng tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng
dạy học.

b. Khó khăn
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho bộ môn Ngữ văn quá ít (lớp 10 chỉ có 5 bộ
tranh cho cả chương trình học), thậm chí lớp 11 không có, giáo viên phải tự sưu
tầm, tự làm là chủ yếu.
- Đối tượng học sinh của trường đa dạng nhưng học sinh khá giỏi ít, chủ yếu là
học sinh trung bình và yếu kém. Mặt khác, địa bàn của trường thuộc vùng sâu,
vùng xa, mặt bằng dân trí thấp, phần lớn học sinh là con nông dân, cho nên các em
không có điều kiện học tập, về nhà còn phải phụ giúp gia đình.
- Học sinh và phụ huynh có tư tưởng xem nhẹ môn Ngữ văn, cho rằng môn xã
hội không cần học nhiều, chỉ tập trung các môn tự nhiên, ngoại ngữ nên không có
sự đầu tư cần thiết cho môn học.
c. Hướng khắc phục
- Giáo viên phải luôn đổi mới phương pháp giảng dạy cho phù hợp với từng
đối tượng học sinh nhằm tạo sự hứng thú hấp dẫn để từ đó các em yêu thích môn
học.

GV: Lê Thị Thi Trang 8
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
- Sưu tầm tranh ảnh, đoạn phim, tư liệu liên quan; tự làm ĐDDH để minh họa cho
bài học giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng và hứng thú hơn.
III/QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
PHẦN I: MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT CỦA BÀI DẠY
- Hiểu được sự cảm thông sâu sắc của Thạch Lam đối với cuộc sống quẩn
quanh, buồn tẻ của những người nghèo ở phố huyện và sự trân trọng của nhà văn
trước mong ước của họ về một cuộc sống tươi sáng hơn.
- Thấy được một vài nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam.
PHẦN II: TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1/ Kiến thức:
- Bức tranh phố huyện với cảnh ngày tàn, chợ tàn, những kiếp người tàn qua
cảm nhận của hai đứa trẻ.

- Niềm xót xa, thương cảm của nhà văn trước cuộc sống quẩn quanh, tù đọng
của những người lao động nghèo nơi phố huyện và sự trân trọng nâng niu những
khát vọng nhỏ bé nhưng tươi sáng của họ.
- Tác phẩm đậm đà yếu tố hiện thực vừa phảng phất chất lãng mạn, chất thơ; là
truyện tâm tình với lối kể thủ thỉ như một lời tâm sự.
2/ Kĩ năng:
- Đọc – hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm trạng nhân vật trong tác phẩm tự sự.
3/ Thái độ: Bồi dưỡng tình yêu quê hương, cuộc sống, con người.
PHẦN III: NHỮNG CHU Ẩ N BỊ CẦN THIẾT CHO BÀI GIẢNG
1.Chuẩn bị về phương pháp:
- Chuẩn bị tốt các phương pháp như: phát vấn, thuyết trình, phân tích, bình
giảng … Đặc biệt cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp, khoa học, chính xác,
phong phú … Hệ thống câu hỏi thường từ dễ đến khó, trong đó có câu hỏi tái
GV: Lê Thị Thi Trang 9
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
hiện, câu hỏi phát hiện, câu hỏi tư duy, câu hỏi gợi mở, câu hỏi nâng cao, câu
hỏi thảo luận… nhằm kích thích sự suy nghĩ tìm tòi, sáng tạo, chủ động, tích
cực của học sinh.
- Kết hợp các phương pháp trên với việc sử dụng các hình ảnh trực quan như
tranh ảnh, sách báo… mà giáo viên tìm tòi, sưu tầm liên quan đến bài giảng để
minh họa cho tiết dạy thêm sinh động, lôi cuốn…
2. Chuẩn bị về nội dung và tư liệu:
a. Đối với giáo viên:
- Giáo viên đọc kĩ văn bản trong sách giáo khoa và nghiên cứu kĩ sách Hướng
dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Ngữ văn lớp 11 để xác định
đúng yêu cầu và hệ thống tri thức cơ bản, tri thức trọng tâm của bài giảng.
- Sưu tầm một số tranh ảnh minh họa cho bài giảng như ảnh Thạch Lam, mộ
Thạch Lam, ảnh minh họa văn bản… Tìm đọc một số tác phẩm khác của Thạch
Lam như Gió lạnh đầu mùa, Dưới bóng hoàng lan… tham khảo những bài

viết, những tài liệu tham khảo liên quan đến bài giảng để liên hệ, mở rộng kiến
thức cho học sinh.
- Chuẩn bị các Slide Power Point hoặc bảng phụ để hỗ trợ cho bài giảng thêm
sinh động, tạo hứng thú cho học sinh.
- Cuối cùng là soạn giáo án. Trước khi lên lớp giáo viên phải chuẩn bị giáo án
kĩ càng, nghĩa là chuẩn bị đầy đủ hợp lí phương pháp và nội dung giảng dạy, dự
kiến tiết dạy… Giáo án cần phải ngắn gọn, bố cục rõ ràng, đầy đủ làm nổi bật
trọng tâm kiến thức. Có như thế tiết dạy mới thành công.
b. Đối với học sinh:
( Phần này yêu cầu học sinh chuẩn bị ở nhà)
- Yêu cầu học sinh đọc trước văn bản ở nhà, nắm được cốt truyện, chủ đề của
tác phẩm và tóm tắt được nội dung tác phẩm.
GV: Lê Thị Thi Trang 10
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

- Trả lời những câu hỏi ở phần Hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa. Đây
là yêu cầu thiết thực bắt buộc các em phải đọc, phải suy nghĩ, tìm hiểu kiến
thức mới trả lời được.
 Việc chuẩn bị ở nhà đòi hỏi ở ý thức tự giác, tích cực của học sinh. Nhưng
nếu được sự khuyến khích, động viên, gợi mở… của giáo viên thì việc chuẩn
bị của các em sẽ tốt hơn. Điều đó góp phần không nhỏ trong quá trình lĩnh hội
kiến thức của học sinh.
Phần IV. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN BÀI GIẢNG
(Hoạt động chính của thầy và trò)
Phần 1:Lời vào bài: Trước khi vào bài mới giáo viên nên có lời giới thiệu
ngắn gọn về bài giảng. Lời vào bài không phải là phần trọng tâm, quyết định
của tiết dạy nhưng đó sẽ là ấn tượng ban đầu khơi gợi sự tò mò, hứng thú khám
phá của học sinh. Có nhiều cách vào bài, song với bài giảng này tôi có thể giới
thiệu bài mới như sau:
Sinh thời Tú Mỡ đã có bài thơ khen ngợi Thạch Lam:

Có lời mừng bác Nguyễn Tường Vinh
Đáng bực thần đồng bọn học sinh
Năm trước vừa an kì tốt nghiệp
Năm sau đã chiếm bảng trung thành
Vẫn hay phúc ấm nhờ tiên tổ
Cũng bởi công phu gắng học hành.
Thế nhưng đời người nghệ sĩ ấy thật ngắn ngủi, 32 tuổi! Nhựa sống đang mạnh,
đã kết sao được hết tinh hoa. So với các nhà văn cùng thời thì số tác phẩm
Thạch Lam để lại cho đời không nhiều, không đồ sộ nhưng hơn 70 năm sau vẫn
được chúng ta yêu thích. Và Hai đứa trẻ là một minh chứng. Truyện ngắn này
tiêu biểu cho văn phong và tâm hồn Thạch Lam: nhẹ nhàng, buồn hiu hắt, đậm
GV: Lê Thị Thi Trang 11
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
đà hương vị đồng quê, nhiều bóng tối, mà chói sáng một mối tình thương yêu
hiền hòa, nhân hậu, phảng phất thơ tỏa lên từ quê hương, đất nước.
Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ hơn về cuộc đời cũng như tác phẩm
Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
GV ghi tựa đề lên bảng:
Văn bản Hai đứa trẻ
(Thạch Lam)
Phần 2:Nội dung bài giảng:
I/ Tìm hiểu chung:
1/ Tác giả:
Hỏi: Giáo viên (GV) gọi học sinh (HS) đọc phần Tiểu dẫn trong sách giáo khoa
và phát biểu ghi nhận của mình về những nét đặc sắc đáng ghi nhớ về nhà văn
Thạch Lam?
GV gọi một HS phát biểu và một em khác bổ sung.
GV nhận xét và nhấn mạnh những nét chính về tác giả Thạch Lam:
- Thạch Lam (1910-1942).
- Thưở nhỏ sống ở quê ngoại - phố huyện Cẩm Giàng.

- Là người thông minh, đôn hậu, điềm đạm, tinh tế.
- Cùng với hai anh trai ( Nhất Linh, Hoàng Đạo) là những thành viên trụ cột của
Tự lực văn đoàn.
GV giới thiệu ảnh minh họa về nhà văn Thạch Lam.
GV: Lê Thị Thi Trang 12
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
THẠCH LAM (1910 -1942)
MỘ THẠCH LAM
GV: Lê Thị Thi Trang 13
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
TRẠI CẨM GIÀNG
Hỏi: Qua phần tiểu dẫn kết hợp với việc tìm hiểu về tác giả, em có nhận xét gì về
văn chương Thạch Lam?
HS trả lời:
- Tuy có chân trong Tự lực văn đoàn nhưng tư tưởng thẩm mĩ (văn chương) lại
hướng về những tầng lớp nghèo cơ cực, bế tắc…
- Quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ.
- Có biệt tài về truyện ngắn. Đặc điểm:
+ Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật.
+ Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chứa đựng tình
cảm chân thành và sự nhạy cảm tinh tế của nhà văn.
+ Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc.
- Tác phẩm chính: các tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn
(1938), Sợi tóc (1942); tiểu thuyết Ngày mới (1939); tập tiểu luận Theo dòng
(1941); tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943).
GV giới thiệu những sáng tác của nhà văn.
GV: Lê Thị Thi Trang 14
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam



CÁC TUYỂN TẬP CỦA THẠCH LAM
2/ Tác phẩm:
a/ Xuất xứ:
Hỏi: Em hãy cho biết xuất xứ của tác phẩm?
Trả lời: Rút từ tập truyện Nắng trong vườn, 1938.
GV: Lê Thị Thi Trang 15
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
GV giảng thêm: Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn, Nhà xuất bản Đời
nay, Hà Nội, 1938. Truyện ngắn này tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật của
Thạch Lam, khai thác những mẫu đời thường mà nơi sâu kín tâm hồn của mảnh
đời nào cũng chứa đầy bao nỗi xót xa, thương cảm.
Gv giới thiệu ảnh minh họa.
BÌA LÓT TẬP NẮNG TRONG VƯỜN
MỤC LỤC TẬP NẮNG TRONG VƯỜN
GV: Lê Thị Thi Trang 16
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

HAI ĐỨA TRẺ ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ THẾ KỈ 21
b/ Bối cảnh: Bối cảnh câu chuyện là một phố huyện nghèo nàn, xơ xác có đường
tàu đi qua, một ga xép, một cái chợ nhỏ bé nằm giữa thôn xóm và cánh đồng.
GV giảng thêm: Trong tâm tư của nhà văn phố huyện Cẩm Giàng (Hưng Yên) và
người chị tần tảo đã trở thành chuỗi kỉ niệm đep đẽ nhất khiến cho ông khi viết về
hình ảnh phố huyện vẫn còn nguyên vẹn những ấn tượng sâu đậm của tuổi thơ. Hai
chị em Liên và An chính là những gì Thạch Lam yêu mến, gắn bó thuở thiếu thời.
Hai đứa trẻ được gợi ý từ một mảng đời thơ ấu rất cụ thể của Thạch Lam . Đây
là kỉ niệm ấu thơ, nhà văn cùng với chị mình là Nguyễn Thị Thế sống ở phố huyện
Cẩm Giàng ( Hưng Yên) bên cạnh xe lửa Hà Nội – Hải Phòng. Sau này bà Thế kể
lại: Mẹ tôi xin được một khoảng đất ngay giữa phố huyện, bên kia là mấy hiệu
khách lớn. Đằng sau là nhà đường xe hỏa (…) Tôi không ngờ em Sáu lại có trí
nhớ dai như thế, như truyện em tôi đã tả hai chị em thức đợi chuyến tàu đêm,

GV: Lê Thị Thi Trang 17
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
qua rồi mới đi ngủ. Năm đó tôi mới có chín tuổi, em tôi lên tám mà mẹ tôi giao
cho hai chị em tôi coi hàng. Cửa hàng chỉ bán có rượu, ít bánh khảo, thuốc lào,
cốt để dưa khách quen vào trong nhà bà ngoại. Tối đến hai chị em phải ngủ lại
để trông hàng. (Trích Hồi kí về gia đình Nguyễn Tường).
GV giới thiệu ảnh minh họa.
BÌA CUỐN HỒI KÍ VỀ GIA ĐÌNH NGUYỄN TƯỜNG
…phố huyện Cẩm Giàng (Hưng Yên) bên cạnh xe lửa Hà Nội –
Hải Phòng. ( ảnh minh họa)
GV: Lê Thị Thi Trang 18
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
GA CẨM GIÀNG
… đêm đêm có chuyến tàu chạy qua.( ảnh minh họa)
GV: Lê Thị Thi Trang 19
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
CHỢ CẨM GIÀNG NGÀY NAY
c/ Tóm tắt:
Trước khi tóm tắt GV gọi học sinh đọc bài. Lưu ý:
- Đọc với giọng thong thả nhịp nhàng với những đoạn văn miêu tả để làm nổi
bật lên các hình ảnh màu sắc, ánh sáng, cảnh vật. Với những đoạn văn miêu tả
tâm lí phải làm bật lên những nét tâm lí đặc sắc.
- Đọc với giọng khắc khoải để thể hiện tâm trạng đợi tàu của chị em Liên. Đọc
với giọng hồi tưởng xúc động để thể hiện tâm trạng tiếc nuối một thế giới mà
nhân vật đã qua những giờ hạnh phúc đang phải sống trong một phố huyện âm u,
tẻ nhạt.
Hỏi: Em hãy tóm tăt truyện ngắn Hai đứa trẻ?
GV gọi vài em tóm tắt ( phần này các em đã chuẩn bị ở nhà). Sau đó GV
nhận xét và tóm lại:
Truyện kể về cảnh sinh hoạt ở một phố huyện nghèo khi chiều xuống. Sau một

ngày lao động vất vả những người như chị Tí, bác phở Siêu, gia đình bác
GV: Lê Thị Thi Trang 20
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
xẩm…lại tiếp tục buôn bán kiếm sống nhưng chả kiếm được bao nhiêu. Cùng với
họ còn có những đứa trẻ lang thang nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre
nơi bãi chợ và chị em Liên phụ giúp mẹ trông coi cửa hàng tạp hóa. Cứ thế, đêm
nào cũng như đêm nào, họ- cả người lớn lẫn trẻ con- vừa bán hàng vừa trò
chuyện, vừa cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua - con tàu như đem một
chút thế giới khác đi qua, một thế giới tưng bừng, náo nhiệt và đầy ánh sáng. Khi
chuyến tàu đi khỏi cũng là lúc mọi công việc kết thúc.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1/ Bức tranh phố huyện nghèo:
a/Bức tranh thiên nhiên:
Hỏi: Khung cảnh của truyện được mở ra ở thời gian nào? Thời gian ấy nói lên
điều gì?
HS trả lời:
- Thời gian chiều tối, thời gian kết thúc của một ngày và mở ra đêm tối.
- Thời gian nghỉ ngơi.
GV giảng thêm: Tác phẩm mở đầu bằng âm thanh tiếng trống thu không gọi
buổi chiều cùng những đám mây hồng ở phương Tây như hòn than sắp tàn…rồi
kết thúc bằng đêm khuya, con người đi ngủ , cả phố huyện yên tĩnh và đầy bóng
tối. Sự lựa chọn thời gian nghệ thuật này của nhà văn không phải ngẫu nhiên.
Trong truyện Gió lạnh đầu mùa, Thạch Lam viết về một buổi sáng đầu thu, còn
ở Dưới bóng hoàng lan là một trưa hè nóng nực mà dịu êm…Chọn thời điểm
chiều tà chuyển vào đêm khuya cho câu chuyện tác giả tạo cho người đọc cảm
giác bâng khuâng, thương nhớ, man mác buồn. Đó là những cảm giác đẫm chất
thơ như nhiều bài thơ lãng mạn đương thời.
Hỏi: Câu chuyện mở ra trong một không gian như thế nào?

GV: Lê Thị Thi Trang 21

Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Trả lời: Phố huyện nghèo. Tiếng là phố huyện nhưng chỉ là một thị trấn nhỏ bé,
nghèo nàn ở nước ta những năm đầu thế kỉ XX.
Tóm lại, đây là thời gian nghệ thuật, thời gian hòa quện với không gian để tạo
ra một thế giới nghệ thuật riêng.
* Cảnh phố huyện lúc chiều tàn:
Hỏi: Bức tranh thiên nhiên ở phố huyện lúc chiều tàn được nhà văn khắc họa
qua những chi tiết nào (âm thanh; hình ảnh, màu sắc; đường nét)?
HS thảo luận theo nhóm (3 phút)
Trả lời: GV gọi đại diện nhóm trả lời, sau đó GV nhận xét và chốt lại:
- Âm thanh:
+ Tiếng trống thu không.
+ Tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió đưa vào.
+ Tiếng muỗi vo ve trong cửa hàng của chị em Liên.
-> Âm thanh đơn điệu, buồn bã.
- Hình ảnh và màu sắc:
+ Phương tây đỏ rực như lửa cháy.
+ Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn.
+ Dãy tre làng đen lại.
- Đường nét: Dãy tre làng cắt hình rõ rệt trên nền trời.
-> gợi cảnh tàn lụi.
GV giới thiệu ảnh minh họa.
GV: Lê Thị Thi Trang 22
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam


Phương Tây đỏ rực như lửa cháy

Dãy tre làng đen kịt lại
Hỏi: Cảm nhận của em về cảnh phố huyện lúc chiều tàn?

GV: Lê Thị Thi Trang 23
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam
Trả lời: -> Cảnh đẹp, buồn, quen thuộc, gần gũi, mang cốt cách Việt Nam.
* Cảnh chợ tàn:
Hỏi: Tìm những chi tiết miêu tả cảnh chợ tàn? Cảnh đó gợi lên điều gì?
Trả lời :
- Chợ họp giữa phố vãn từ lâu.
- Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía.
- Một vài người bán hàng về muộn.
- Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại
tìm tòi.
- Một mùi ẩm bốc lên, hơi nóng ban ngày lẫn với mùi cát bụi quen thuộc
quá. lẫn mùi cát bụi.
" Cảnh buồn vắng, tiêu điều - không gian làng quê Việt Nam trước Cách mạng
tháng Tám.
GV giới thiệu ảnh minh họa.
Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Trên đất chỉ còn rác rưởi…
GV: Lê Thị Thi Trang 24
Giảng dạy tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam

CẢNH HỌP CHỢ Ở QUÊ
GV giảng thêm: Chợ là bộ mặt kinh tế, tập trung sức sống của một vùng. Miêu
tả cảnh chợ tàn, Thạch Lam làm nổi bật vẻ nghèo nàn, xơ xác, tiêu điều của phố
huyện.
* Cảnh phố huyện lúc về đêm và đêm khuya:
Hỏi: Em hãy cho biết cảnh phố huyện lúc về đêm và đêm khuya được miêu tả
như thế nào?
Trả lời:
- Trên trời: ngàn sao lấp lánh.
- Dưới đất: tương phản giữa bóng tối và ánh sáng.

GV: Lê Thị Thi Trang 25

×