Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU "HUYỀN THOẠI ĐUỜNG HỒ CHÍ MINH TRÊN BIỂN"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.69 KB, 8 trang )


TRƯỜNG TIỂU HỌC HOÀNG VĂN THỤ - THÀNH PHỐ LẠNG SƠN
__________________
























Lạng Sơn, tháng 9 năm 2011
(PHẠM ĐỨC HUY)

2




Câu hỏi 1: Bạn hãy cho biết về ngày truyền thống đường Hồ Chí Minh trên
biển; những bến, bãi của đường Hồ Chí Minh mà lịch sử đã ghi nhận, đó là
những bến, bãi nào, ở đâu?

Trả lời:

Để chi viện cho miền Nam đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, ngày
19/5/1959, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập "Đoàn quân sự đặc
biệt" có nhiệm vụ mở đường, vận chuyển vũ khí, lương thực, tổ chức đưa
đón bộ đội từ Nam ra Bắc và ngược lại. Hai con đường huyết mạch quan
trọng được hình thành. Đó là con đường 559 theo dãy Trường Sơn và đường
Hồ Chí Minh trên biển.

Ngày 23/10/1961, theo Chỉ thị của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung
ương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã quyết định thành lập
Đoàn 759, tiền thân của Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay. Đây cũng trở
thành ngày truyền thống đường Hồ Chí Minh trên biển.

Những bến, bãi và những chuyến đi huyền thoại

Chiều tối ngày 27/1/1960, gió mùa Đông Bắc tràn về, Sông Gianh ì oạp
sóng vỗ. “Tập đoàn đánh cá Sông Gianh” rời vị trí, tiếp nhận 5 tấn vũ
khí, thuốc men chi viện cho chiến trường quân khu 5. Địa điểm cập bến là
Bến Hồ Chối phía chân đèo Hải Vân.



3


Bia ghi nhớ “Đoàn tàu đánh cá Sông Gianh” xuất kích ngày đầu tiên tại Sông Gianh Quảng
Bình (Ảnh tư liệu)

Ngày 11/10/1962, chiếc tàu gỗ gắn máy không số đầu tiên mang tên
Phương Đông 1 chở vũ khí dưới quyền chỉ huy của đồng chí Lê Văn Một và
Bông Văn Dĩa rời bến Đồ Sơn (Hải Phòng), đến ngày 16/10 tàu cập bến Vàm
Lũng (Cà Mau) an toàn, khai thông tuyến đường vận chuyển vũ khí trên
biển nối liền hai miền Nam-Bắc.

Phát huy tinh thần dũng cảm ,kiên cường đó ,cán bộ chiến sĩ Đoàn 759
(về sau đổi gọi là Đoàn 125) trong năm 1964-1965 đã huy đông 20 tàu vỏ
gỗ,vỏ sắt không số ,tổ chức 88 chuyến vận chuyển 4.000 tấn vũ khí cho
chiến trường Nam Bộ, cực nam Trung Bộ và Khu V. Đoàn đã mở thêm các bến
Vũng Rô Phú Yên), Lộ Giao (Bìmh Định), Đạm Thủy (Phổ An-Quảng Ngãi),
Bình Đào (Quảng Nam)…

Câu hỏi 2: Ý nghĩa, tầm quan trọng của đường Hồ Chí Minh trên biển đối
với cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước?
Trả lời:

Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đông là tuyến chi viện chiến lược hàng
ngàn tấn vũ khí, hàng hóa, thuốc chữa bệnh và hàng chục ngàn lượt người
đã từ hậu phương lớn vào tiền tuyến lớn, trực tiếp góp phần cùng toàn
dân đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến thắng lợi hoàn toàn.

Câu hỏi 3: Những thành tích cơ bản của Đoàn tàu không số trong những năm
tháng chống Mỹ cứu nước?

Trả lời:


Với phương châm táo bạo – bí mật – bất ngờ các cán bộ chiến sỹ của
những con tàu không số đã vượt qua những thử thách ác liệt, khắc phục
khó khăn để vận chuyển chi viện cho chiến trường miền Nam. Trong mười
năm (1961-1972) làm nhiệm vụ cận chuyển, Đoàn 125 đã tổ chức gần 600
chuyến tàu, vận chuyển gần 33.000 tấn hàng hóa bao gồm súng đạn, thuốc
chữa bệnh và các trang bị quân sự cho chiến trường miền Nam góp phần
đánh thắng các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”
và “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.

4



Tàu không số vượt biển chở vũ khí vào Nam (Ảnh tư liệu)

Trong 2 năm 1973-1974, Đoàn đã huy động 380 lượt tàu ra khơi, chuyên
trở trên 43 nghìn tấn hàng, đưa 2.042 lượt cán bộ, chiến sỹ từ hậu
phương ra tiền tuyến và từ đất liền ra các đảo, vượt qua chặng đường
158.292 hải lý an toàn.

Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử với tinh thần “Thần tốc, táo
bạo chở người và vũ khí vào mặt trận”. Trong tháng 3 và tháng 4/1975
Đoàn đã vận chuyển 17.473 cán bộ, chiến sỹ các đơn vị chủ lực vào chiến
trường, 40 xe tăng và 7.786 tấn vũ khí, nhiên liệu… góp phần giải phóng
hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Câu hỏi 4: Hãy cho biết về người thuyền trưởng của Đoàn tàu không số đã
được đặt tên cho một hòn đảo của nước ta hiện nay? Hãy nêu một trong
những chiến công của thuyền trưởng đó?


Trả lời:

Trong hàng nghìn hòn đảo của Việt Nam, chắc chỉ duy nhất hòn đảo nhỏ
“nửa nổi nửa chìm” trong quần đảo Trường Sa mang tên Phan Vinh - người
thuyền trưởng tàu C325 huyền thoại.


5


Đảo Phan Vinh hôm nay!

Trong cuộc tiến công chiến lược Tết Mậu Thân năm 1968, Quân chủng
Hải quân được giao nhiệm vụ đặc biệt quan trọng là tiếp tế vũ khí cho
quân dân miền Nam. Đơn vị nhận nhiệm vụ này là Đoàn 125- “đoàn tàu không
số” của đường Hồ chí Minh trên biển.

Trước tình hình nóng bỏng của chiến trường, lãnh đạo Đoàn khi đó đã
táo bạo cho 4 tàu cùng xuất phát vào một thời điểm tới 4 vùng biển khác
nhau để đánh lạc hướng địch. Tàu C235 do Trung úy Nguyễn Phan Vinh làm
thuyền trưởng hướng vào bến Hòn Hèo (Khánh Hòa) mang theo 14 tấn vũ khí,
đạn dược chi viện cho Khánh Hòa. Quân số trên tàu gồm 20 người.

18h ngày 29/2/1968, tàu C235 cách Nha Trang khoảng 10 hải lý, phát
hiện một máy bay trinh sát lượn vòng quanh tàu rồi bay về đất liền. Xác
định tàu đã bị lộ nên các thành viên tranh thủ thời cơ đưa nhanh tàu vào
bến vì cự ly không xa, nếu lùi thì không còn cơ hội. Thuyền trưởng
Nguyễn Phan Vinh cho tàu nhằm thẳng hướng Hòn Hèo, cả tàu chuẩn bị thả
hàng sẵn sàng chiến đấu.


23h cùng ngày, tàu cách Hòn Hèo khoảng 6 hải lý thì gặp 5 tàu tuần
tiễu của hải quân Ngụy dàn hàng ngang cùng 3 chiếc tàu lớn của Hạm đội
Hải quân Ngụy (tàu tuần dương và tàu khu trục HQ12, HQ617, Ngọc Hồi),
tất cả triển khai đội hình bao vây. Nguyễn Phan Vinh đã mưu trí thả khói
mù, cho tàu đến đúng vị trí bến quy định là một địa điểm thuộc xã Ninh
Phước, Ninh Hòa, Khánh Hòa, ông cho tàu thả hàng xuống biển và nhanh

6

chóng cho tàu sang vùng biển xã Ninh Vân nhằm không để lộ vị trí thả
hàng để sau này anh em ra vớt.

Tàu địch khép chặt vòng vây lại có máy bay lên thẳng vũ trang yểm
trợ. Cuộc chiến không cân sức diễn ra ác liệt. Máy chính của tàu bị
bỏng, tàu không thể cơ động được. Thuyền trưởng Nguyễn Phan vinh hội ý
với anh em trên tàu, quyết định hủy tàu để không lọt vào tay địch. anh
cho các đồng chí bơi vào bờ trước, còn bản thân mình và kỹ thuật điện
Ngô Văn Thứ ở lại trực tiếp điểm hỏa khối thuốc nổ rồi mới rời tàu.

Một tiếng nổ kinh hoàng cắt vụn tàu C235, một nửa thân tàu hất văng
lên triền núi Bà Nam gần đấy. Cuộc chiến đấu tiếp diễn và sáng hôm sau,
hai anh Vinh và Thứ sau khi chiến đấu hết đạn đã dành quả lựu đạn cuối
cùng cho mình, không để sa vào tay địch. 14 cán bộ, chiến sỹ của tàu
C235 đã vĩnh viễn nằm lại trên biển Hòn Hèo.

Trận chiến đấu của tàu C235 trở thành một điểm son trong lịch sử non
trẻ của Hải quân Nhân dân Việt Nam. Ngày 25/8/1970, Nguyễn Phan Vinh
được Chủ tịch nước Việt Nam DCCH truy tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng
LLVTND”. Trong dịp kỷ niệm 15 năm ngày giải phóng quần đảo Trường Sa,

tên ông đã được đặt cho một hòn đảo trong quần đảo Trường Sa- đảo Phan
Vinh.

Câu hỏi 5: Bạn có suy nghĩ gì về những con người, những chiến công và
con đường huyền thoại trên biển mang tên lãnh tụ Hồ Chí Minh? (bài viết
không quá 2000 từ).

Những năm tháng chiến tranh, đất nước Việt Nam trở thành một chiến
trường lớn. Mỗi tấc đất đều ghi dấu những trận đánh lịch sử, những tấm
gương chiến đấu quả cảm được nhân dân coi như những anh hùng. Mỗi mảnh
trời đều in rõ những trận không tạc càn quét ác liệt của giặc cùng những
chiến công bắn rơi máy bay của dân ta. Và, còn đây nữa, trên những con
sóng "chiều nay vẫn dịu dàng" ngoài biển Đông kia hơn 50 năm về trước in
dấu lại qua của các chiến sĩ gan dạ, kiên trung từ những chuyến tàu
không số trên con đường chi viện cho Miền Nam ruột thịt mang tên vị lãnh
tụ kính yêu của dân tộc: Hồ Chí Minh đã trở thành huyền thoại.


7

Chiến tranh đã làm cho đất nước hình chữ S của ta bị chia cắt như
một cơ thể đã bị tổn thương. Trong tình thế mà nhân dân cả nước đang ra
sức quyết tâm bằng mọi cách, dùng toàn bộ sức người sức của để chi viện
cho Miền Nam, để hàn gắn giúp cho cơ thể ấy khỏi sụp đổ thì Con đường
trên biển mang tên Hồ Chí Minh chính là mạch máu quan trọng giúp cho
việc chi viện được lưu thông, duy trì, đất nước Việt Nam không chỉ được
gìn giữ mà còn mang ngày thống nhất đến gần hơn.

Đường Hồ Chí Minh trên biển ra đời là một quyết định sáng suốt và có
tầm nhìn chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư

lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam với những gì đã được lịch sử ghi nhận.
Góp phần đưa tuyến đường này trở thành huyền thoại là những chiến sĩ
kiên trung trước đòn roi tàn ác của quân thù, những con người trẻ tuổi,
đầy nhiệt huyết, trái tim cùng chung một nhịp đập, những con người 'mặc
sóng cả vẫn không ngã tay chèo', quên mình vì mục đích lớn. Sẵn sàng
vượt qua mọi gian khổ, vượt qua những ngày lênh đênh trên biển, trời
nắng phải giải khát bằng nước tiểu, vượt qua muôn ngàn khắc nghiệt của
thời tiết họ đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Họ đã viết lên những nốt
nhạc thật đẹp, thật dội vang trong bản tráng ca chung của tuyến đường
ấy.

6 chiến sĩ đầu tiên của đoàn tàu không số


8

Những chiến công trong gian khổ, đánh đổi bằng sương máu, tính mạng
của các chiến sĩ vì nước quên thân, là minh chứng hùng hồn và là kết quả
minh chứng hùng hồn cho tài trí của Việt Nam nói chung, của những chiến
sĩ 'vượt biển bằng máu' gang đồng nói riêng. Tất cả đã sẽ mãi được lịch
sử, được nhân dân ta ghi nhớ.



×