Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Bài dự thi tìm hiểu 50 năm truyền thống đoàn đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.95 MB, 45 trang )

Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Câu 1: Đồng chí cho biết Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển
được thành lập vào ngày, tháng, năm nào? Ở đâu? Tên gọi đầu tiên là gì?
Từ khi thành lập đến nay đã đổi tên, nâng cấp bao nhiêu lần? Đồng chí nào
là chỉ huy trưởng, Chính trị viên đầu tiên?
Trả lời
Ngày 22 tháng 2 năm 1964, Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 237/HQ - B4
sáp nhập hai đội đo đạc 6 và 8 thành đại đội đo đạc lấy phiên hiệu là Đại đội 6;
Trưởng phòng Bảo đảm hàng hải có nhiệm vụ tổ chức sắp xếp theo biên chế mới
do Cục Tham mưu phổ biến.
Thực hiện Quyết định số 135/TM - QĐ ngày 21 tháng 4 năm 1964 của Tổng
Tham mưu trưởng, Cục Tham mưu Hải quân ra Quyết định số 21/HQ - B4 (do
Tham mưu phó Đoàn Bá Khánh ký) ngày 6 tháng 5 năm 1964 về tổ chức biên
chế của Cục Tham mưu Hải quân. Theo đó, cơ quan Cục Tham mưu gồm 10
phòng, trong đó có Phòng Bảo đảm hàng hải. Đại đội 6 đo đạc ( biên chế 69
người ), Đài dự báo khí tượng, Tổ sửa chữa hàng hải là những đơn vị trực
thuộc Cục Tham mưu, dưới sự chỉ đạo về nghiệp vụ của Phòng Bảo đảm hàng
hải. Đại đội 6 đóng quân tại xã Niệm Nghĩa, huyện An Hải, thành phố Hải
Phòng do đồng chí thượng uý Lê Hữu Dơng làm Đại đội trưởng, đồng chí
Nguyễn Mã làm Chính trị viên. Đại đội được biên chế thành 3 bộ phận: bộ phận
đo đại địa do đồng chí Nguyễn Hồng Phong phụ trách; bộ phận đo địa hình do
đồng chí Nông Ích Ta phụ trách; bộ phận đo sâu do đồng chí Phạm Đình Chất
phụ trách, khi đồng chí Phạm Đình Chất chuyển sang vị trí khác thì đồng chí
Đoàn Văn Tê được giao phụ trách bộ phận này. Về trang bị, ngoài chiếc ca nô
gỗ 511 của Đội 6 (cũ) để lại, số máy móc chuyên ngành từ 2 đội đo đạc 6 và 8
(cũ) gộp vào, Đại đội 6 được trang bị thêm 1 chiếc tàu vỏ sắt P.527, trọng tải 50
tấn, do đồng chí Bùi Gia Anh làm Thuyền trưởng, quân số 14 đồng chí, trong đó
có 2 sỹ quan. Tàu đo đạc được Trung Quốc viện trợ, có máy đo sâu hồi âm,
dùng để đo đạc cửa sông, trong sông, thăm dò luồng lạch, trinh sát tìm chỗ tàu
đậu, trú ẩn. Đại đội còn được trang bị thêm một số phương tiện máy đo sâu của
Trung Quốc, Liên Xô như NEL-3, NEL-2.


Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
1
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Mặc dù phương tiện, trang thiết bị quân sự còn rất thô sơ (thuyền gỗ chèo tay,
đo sâu bằng dây dọi ), trình độ văn hoá và kỹ thuật nghiệp vụ còn rất hạn chế,
tuổi đời còn trẻ nhưng với tinh thần cố gắng vươn lên khắc phục mọi khó khăn
gian khổ thiếu thốn, những cán bộ, chiến sỹ Đại đội 6 đo đạc biển đã hoàn thành
tốt nhiệm vụ được giao và ngày càng trưởng thành cùng với sự phát triển của
Quân chủng. Với những nhiệm vụ ban đầu còn đơn giản như đo đạc các vị trí
xây dựng căn cứ, cầu cảng, khảo sát các đảo phục vụ nhiệm vụ quân sự đến đảm
nhiệm các nhiệm vụ quan trọng như đo đạc khảo sát các khu trú đậu cho tàu
thuyền, các hang hầm sơ tán cát giấu tàu thuyền, làm kho tàng trong chiến tranh
phá hoại, xác định các vị trí đặt các trận địa pháo binh bờ biển, các khu doanh
trại lớn của các đơn vị Hải quân, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của
Mỹ, khảo sát các luồng lạch cho bộ đội đặc công ta đánh địch ở chiến trường
Cửa Việt - Đông Hà, quan sát đánh dấu chính xác các bãi thủy lôi phục vụ cho
công binh và các lực lượng khác hoàn thành nhiệm vụ rà quét thủy lôi và bom từ
trường của địch suốt từ ven biển Quảng Ninh đến Cửa Việt, góp phần xứng đáng
vào chiến công giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhiều đồng chí
chuyển đi các đơn vị khác hoặc chuyển ngành ra ngoài quân đội, một số đồng
chí phát triển đảm nhận những cương vị quan trọng ở các cơ quan, đơn vị trong
Quân chủng Mặc dù hoạt động của cán bộ, chiến sỹ đo đạc biển luôn âm thầm
lặng lẽ nhưng không kém phần gay go, gian khổ, đòi hỏi sự cố gắng cao, sự hy
sinh rất lớn và thực tế đã có những đồng chí đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ.
Với những thành tích đã đạt được cùng với sự phát triển lớn mạnh của Quân
chủng, cán bộ, chiến sĩ đo đạc biển rất tự hào vì đã luôn xứng đáng với sự quan
tâm, tin tưởng của cấp trên và sự tin yêu, mến mộ của toàn thể cán bộ, chiến sỹ,
công nhân viên quốc phòng trong Quân chủng Hải quân.
Do yêu cầu phát triển của lực lượng Hải quân và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
quản lý biển, đảo và thềm lục địa của Tổ quốc; công tác khảo sát đo đạc hàng

hải và biên vẽ chỉnh lý hải đồ vùng biển Việt Nam cần được đi trước một bước,
cung cấp số liệu giúp các đơn vị có cơ sở tính toán xây dựng trận địa, doanh trại,
các công trình chiến đấu trước mắt và lâu dài, tháng 11 năm 1975, Bộ Tư lệnh
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
2
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Hải quân Quyết định thành lập tiểu đoàn lâm thời trên cơ sở Đội 6 đo đạc biển,
đóng quân tại thôn Hà Tê, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng.
Thượng úy Phạm Đình Chất giữ chức Tiểu đoàn trưởng, Chuẩn úy chuyên
nghiệp Võ Huệ - Chính trị viên, đồng chí Trương Văn Đoan - Tiểu đoàn phó kỹ
thuật. Tiểu đoàn được biên chế thành 4 đại đội. Đại đội 1 do đồng chí Vũ Xuân
Thịnh - Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Khánh Hào - Chính trị viên. Đại đội 2
do đồng chí Nguyễn Hồng Phong - Đại đội trưởng, đồng chí Khổng Minh Tích -
Chính trị viên. Đại đội 3 do đồng chí Hoàng Lệ Khuê - Đại đội trưởng, đồng chí
Nguyễn Thế Thận - Chính trị viên. Đại đội 4 do đồng chí Trần Bá Chương - đại
Đội trưởng, đồng chí Bùi Đình Điểm - Chính trị viên. Đại đội 1,2,3 làm nhiệm
vụ đo đạc, Đại đội 4 làm nhiệm vụ biên vẽ hải đồ. Nhiệm vụ chủ yếu của tiểu
đoàn lâm thời lúc này là ổn định tổ chức, nơi ăn ở và huấn luyện.
Để đáp ứng nhiệm vụ đo đạc biển và biên vẽ hải đồ trong tình hình mới, ngày
20 tháng 12 năm 1976, Bộ Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 2165/QĐ thành
lập Tiểu đoàn 6 đo đạc hàng hải và biên vẽ hải đồ trực thuộc Bộ Tham mưu Hải
quân, trên cơ sở tiểu đoàn lâm thời đã hình thành từ tháng 11 năm 1975. Tiểu
đoàn 6 vẫn đóng quân ở thôn Hà Tê, xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên – Hải
Phòng, do đồng chí Nguyễn Ngọc Bích làm Tiểu đoàn trưởng, đồng chí Phan
Đăng Linh làm Chính trị viên, đồng chí Trương Văn Đoan làm Tiểu đoàn phó
quân sự. Sự ra đời của Tiểu đoàn 6 đã thể hiện sự phát triển của lực lượng đo
đạc, biên vẽ hải đồ của Hải quân. Đồng thời, qua sự kiện này cũng cho thấy
công tác đo vẽ, chỉnh lý, xác định địa hình vùng biển Việt Nam để có những tài
liệu đáng tin cậy đang là một đòi hỏi bức thiết của nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu,
nhiệm vụ xây dựng kinh tế biển của đất nước ta; và qua đó cũng thể hiện sự

quan tâm của các cấp đối với công tác này, một công tác quan trọng, là cơ sở
tiền đề cho các công trình nghiên cứu khoa học về biển.
Tiểu đoàn 6 được biên chế thành 4 đại đội: Đại đội 1 do đồng chí Vũ Xuân
Thịnh làm Đại đội trưởng, đồng chí Nguyễn Tiến Thận làm Chính trị viên. Đại
đội 2 do đồng chí Lê Hồng Phong làm Đại đội trưởng, đồng chí Khổng Minh
Tích làm Chính trị viên. Đại đội 3 do đồng chí Hoàng Lệ Khuê làm Đại đội
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
3
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
trưởng, đồng chí Nguyễn Khánh Hào làm Chính trị viên. Ba đại đội này làm
nhiệm vụ đo đạc, Đại đội 4 do đồng chí Trần Bá Chương làm Đại đội trưởng,
đồng chí Bùi Đình Điểm làm Chính trị viên, đồng chí Kiều Thạch Sơn là Đại đội
phó. Đại đội này làm nhiệm vụ biên vẽ hải đồ. Ngoài ra còn có Tổ Kỹ thuật do
đồng chí Khương Văn Thơn phụ trách, trong đó có bộ phận Khí tượng thuỷ văn
có nhiệm vụ xử lý số liệu do đo đạc ngoại nghiệp cung cấp để chuyển cho Đội 4
biên tập. Lực lượng tàu của Tiểu đoàn gồm có: 3 tàu LCM-8: HQ 881, HQ 882,
HQ 883 và tàu LCM-6: HQ 884.
Tháng 10 năm 1983 đồng chí Phạm Khắc Hà được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn
trưởng thay đồng chí Nguyễn Ngọc Bích được điều về nhận công tác tại Phòng
Bảo đảm Hàng hải. Đây là sự kiện mở đầu cho sự ổn định và phát triển của đơn
vị sau này.
Trước sự phát triển của Quân chủng Hải quân, để đáp ứng nhiệm vụ quản lý
bảo vệ vùng biển, nhất là các vùng biển trọng điểm như Vịnh Bắc Bộ, Trường
Sa và vùng biển Tây Nam, yêu cầu đặt ra cho công tác khảo sát đo đạc hàng hải
là phải đi trước một bước. Vì vậy từ khi thành lập đến thời điểm này, lực lượng
đo đạc hàng hải và biên vẽ hải đồ đã phát triển và lớn mạnh cả về số và chất
lượng; từ một Đội đo đạc phát triển lên thành Tiểu đoàn 6 Đo đạc hàng hải và
biên vẽ hải đồ. Phương tiện và khí tài hoạt động từ chỗ còn rất thô sơ và đơn
giản, sau đó đã được bổ sung một số tàu đo đạc, các khí tài đo đạc và biên vẽ hải
đồ đã được tăng cường ngày càng phù hợp hơn. Trong điều kiện thời bình, đơn

vị luôn làm tốt công tác bảo quản kỹ thuật và cái hoán tàu đo đạc HQ 738, HQ
612, HQ 617, HQ 931 nên các tàu hoạt động tốt, đi hàng vạn hải lý thực hiện
nhiệm vụ khảo sát, đo đạc trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc bảo đảm an toàn.
Chấp hành lệnh của cấp trên, hàng năm Tiểu đoàn đã cử cán bộ, chiến sỹ ra khảo
sát đo đạc các đảo ở khu vực quần đảo Trường Sa phục vụ kịp thời cho việc xây
dựng các công trình chiến đấu phòng thủ đảo và xây dựng doanh trại cho bộ đội
và làm các nhiệm vụ khác.
Bước sang năm 1992, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn
biến phức tạp. Chủ nghĩa xã hội và phong trào cộng sản quốc tế đang trong thời
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
4
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Lợi dụng tình hình đó các thế lực thù địch tiếp
tục tăng cường hoạt động chống phá cách mạng nước ta. Quân chủng Hải quân
được xây dựng theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
theo đường mới đổi mới của Đảng và trở thành lực lượng nòng cốt bảo vệ vùng
biển, thềm lục địa và hải đảo Tổ quốc. Để thực hiện được điều đó, đầu năm
1992, Bộ Tư lệnh Hải quân tiếp tục thực hiện chấn chỉnh về tổ chức biên chế và
quân số hợp lý theo hướng gọn, mạnh, đủ sức hoàn thành nhiệm vụ. Cùng với sự
phát triển chung của Quân chủng Hải quân, nhằm đáp ứng mọi yêu cầu đo đạc
và biên vẽ hải đồ, ngày 15 tháng 6 năm 1992, Bộ Quốc phòng ra Quyết định số
229/QĐ-QP về việc chấn chỉnh, kiện toàn Tiểu đoàn 6 bảo đảm hàng hải và biên
vẽ hải đồ thuộc Bộ Tham mưu Hải quân thành Đoàn Đo đạc biển và biên vẽ hải
đồ thuộc Quân chủng Hải quân. Chấp hành Quyết định của Bộ Quốc phòng,
ngày 13 tháng 8 năm 1992, Tư lệnh Hải quân ra Quyết định số 2074/TCĐV
chấn chỉnh Tiểu đoàn 6 đo đạc hàng hải và biên vẽ hải đồ thành Đoàn Đo đạc
biển và biên vẽ hải đồ, tương đương cấp trung đoàn, lấy phiên hiệu là Đoàn 6,
trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân. Nhiệm vụ của Đoàn đo đạc biển và biên vẽ
hải đồ là đo đạc, thành lập bản đồ biển, đo đạc địa lý quân sự trên bờ và ven
biển, khảo sát phục vụ quy hoạch chiến trường, các công trình xây dựng và

nghiên cứu khoa học khác, đồng thời phục vụ cho nhiệm vụ bảo đảm hàng hải.
Đồng chí Phạm Khắc Hà được bổ nhiệm Đoàn trưởng, đồng chí Hoàng Văn Lũ
được bổ nhiệm Phó đoàn trưởng về chính trị, đồng chí Nguyễn Quang Phụng
được bổ nhiệm Phó đoàn trưởng - Tham mưu trưởng, đồng chí Lê Đình Hải
được bổ nhiệm Phó đoàn trưởng quân sự. Về biên chế, cơ quan Đoàn có các
ban: Ban Chính trị; Ban Tham mưu; Ban Hậu cần - Kỹ thuật và Ban Tài chính.
Ban Chính trị do đồng chí Vũ Đình Tiến làm Chủ nhiệm; Ban Tham mưu do
đồng chí Nguyễn Quang Phụng làm Tham mưu trưởng; Ban Hậu cần - Kỹ thuật
do đồng chí Cao Xuân Bính làm Chủ nhiệm; Ban Tài chính do đồng chí Đỗ
Xuân Tiếp phụ trách. Các đơn vị trực thuộc Đoàn gồm có 4 đội, một phân đội
tàu, một phân đội kỹ thuật và một đại đội huấn luyện. Bốn đội này phát triển từ
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
5
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
bốn đại đội trước đây, trong đó có 3 đội (Đội 1, Đội 2 và Đội 3) làm nhiệm vụ
đo đạc, Đội 4 làm nhiệm vụ biên vẽ hải đồ.
Trước xu thế toàn cầu hóa, đất nước ta tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, chủ động, tích cực hội nhập kinh tế và mở rộng hợp tác quốc tế
trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đối ngoại quân sự. Từ đó, đặt ra yêu
cầu, nhiệm vụ đo đạc, biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển phục vụ nhiệm vụ quản
lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc ngày càng cao; yêu
cầu xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam “Cách mạng, chính quy, tinh nhuệ,
hiện đại” là tất yếu khách quan. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ có độ chính xác
cao, đơn vị đã triển khai xây dựng tiêu chuẩn đo đạc, bản đồ nhằm xây dựng
chính quy ngành Đo đạc - Bản đồ Hải quân theo tiêu chuẩn thủy đạc quốc tế.
Vào lúc 15 giờ, ngày 23 tháng 6 năm 2009, tại hội trường của Đoàn Đo đạc
biển và Biên vẽ Hải đồ diễn ra sự kiện trọng đại: Lễ công bố Quyết định số
432/QĐ-BQP ngày 25 tháng 2 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc
đổi tên Đoàn Đo đạc biển và Biên vẽ Hải đồ thành Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ
và nghiên cứu biển thuộc Quân chủng Hải quân và Quyết định số 4788/QĐ-

BTL-QL ngày 11 tháng 5 năm 2009 của Tư lệnh Hải quân về việc điều chuyển
Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển thuộc Bộ Tham mưu Hải quân
về trực thuộc Tư lệnh Quân chủng. Dự lễ có Thủ trưởng Bộ Tư lệnh, Bộ Tham
mưu, Cục Chính trị, Cục Hậu cần, Cục Kỹ thuật và đại biểu các phòng, ban cơ
quan Quân chủng, các đơn vị trực thuộc Quân chủng, trực thuộc Bộ Tham mưu
khu vực phía Bắc; Cục Bản đồ, Bộ Tài nguyên môi trường; Cục Bản đồ, Bộ
Tổng Tham mưu; Xí nghiệp đo đạc, Sở Tài nguyên môi trường Hải Phòng; đại
diện chính quyền địa phương, các đơn vị quân đội, công an trên địa bàn đơn vị
đóng quân, đơn vị kết nghĩa; đại diện Chỉ huy Đoàn 6 đã nghỉ hưu và cán bộ,
chiến sỹ trong đơn vị. Từ đây, Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển
có nhiệm vụ khảo sát đo đạc, nghiên cứu biển, các cảng, các khu vực thăm dò khai
thác tài nguyên biển, đo đạc địa lý quân sự trên biển, ven biển, quản lý sản xuất hải
đồ; tham gia vào lĩnh vực ngành nghệ kinh tế gồm: khảo sát, đo đạc, nghiên cứu
biển, dịch vụ thăm dò tài nguyên môi trường biển. Đây là sự kiện quan trọng, đánh
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
6
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
dấu bước phát triển mới của Đoàn, là niềm vinh dự tự hào, song đồng thời cũng
là trách nhiệm lớn lao, đòi hỏi mỗi cán bộ, chiến sỹ cần ra sức rèn luyện, phấn
đấu, tiếp tục tô thắm thêm truyền thống hào hùng của đơn vị.
Ngày 25 tháng 7 năm 2009, Đoàn trưởng Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và
nghiên cứu biển ra quyết định số 548/QĐ-Đ6-TM, triển khai thực hiện quyết
định của Tư lệnh Hải quân về ban hành biểu tổ chức biên chế, quân số Đoàn Đo
đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển. Tổ chức gồm Chỉ huy đoàn, cơ quan và
đơn vị. Cơ quan có Phòng Tham mưu, Phòng Chính trị, Phòng Hậu cần, Phòng
Kỹ thuật, Ban Tài chính, Phó Chủ nhiệm chuyên trách Uỷ ban kiểm tra Đảng.
Các đơn vị trực thuộc Đoàn trưởng gồm: Đội 1 đo đạc, Đội 2 đo đạc, Đội 3 đo
đạc địa hình - hải dương và nghiên cứu biển, Đội 4 biên tập bản đồ, Đội 5 khai
thác ứng dụng công nghệ và kiểm tra chất lượng sản phẩm, Đội 7 huấn luyện -
đào tạo, Hải đội 695 tàu đo đạc, nghiên cứu biển. Riêng Đội 5 khai thác ứng

dụng công nghệ và kỹ thuật chất lượng sản phẩm được thành lập trên cơ sở Phân
đội 14; Đồng chí đại tá Nguyễn Thanh Hải và đồng chí Phạm Hải Châu tiếp tục
giữ chức Đoàn trưởng và Chính ủy.
Như vậy, trải qua năm mươi năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, Đoàn
Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển đã lớn mạnh không ngừng, gắn liền
với sự trưởng thành của Quân chủng và Bộ Tham mưu Hải quân. Những năm
gần đây, Đoàn đã trưởng thành vượt bậc về mọi mặt, đáp ứng kịp thời các hoạt
động sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân chủng Hải quân góp phần thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa của Tổ quốc.
Câu2: Đồng chí nêu truyền thống của Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên
cứu biển và phân tích một nội dung mà đồng chí thấy sâu sắc nhất.
Trả lời
* Truyền thống của Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển là:
“ Khắc phục khó khăn, phát triển toàn diện, làm chủ kỹ thuật, hoàn thành
xuất sắc nhiệm vụ”.
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
7
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Năm mươi năm xây dựng
chiến đấu và trưởng thành, để
có được truyền thống đó chúng
ta không thể quên gửi những lời
tri ân, những lời cảm ơn sâu sắc
nhất tới tất cả các thế hệ cán bộ,
chiến sỹ, quân nhân chuyên
nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong toàn đơn vị qua các thời kỳ của lịch
sử, đã giày công xây dựng lên những truyền thống đó. Chỉ với bốn từ “ Khắc
phục khó khăn” đã khắc họa lên những hình hảnh về cuộc sống đầy những vất
vả của những người lính làm nhiệm vụ đo đạc biển. Đồng thời qua đó cũng thể
hiện ý trí quyết tâm, khắc phục khó khăn, vất vả với một lòng yêu ngành, yêu

nghề, sẵn sàng chiến đấu hy sinh, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao để góp
phần bảo bệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Như chúng ta đã biết, chức năng nhiệm vụ của Đoàn là đo đạc, thành lập bản
đồ biển, đo đạc địa lý quân sự trên bờ và ven biển, khảo sát phục vụ quy hoạch
chiến trường, các công trình xây dựng và nghiên cứu khoa học khác, đồng thời
phục vụ bảo đảm hàng hải. Đây là bước trưởng thành vượt bậc của đơn vị và của
ngành, đồng thời cũng chỉ rõ tầm quan trọng của công tác đo đạc và biên vẽ hải
đồ trong giai đoạn cách mạng mới. Đó là những khó khăn và tinh thần của
những người chiến sỹ đo đạc khi làm nhiệm vụ đo biển. Vậy khó khăn là thế
nào? Mỗi người có những cách hiểu khác nhau. Người thì cho rằng, khó khăn là
thách thức, là chướng ngại… Với tôi, khó khăn là những rào cản trên con đường
ta tiến tới mục đích và đó cũng là chìa khóa của sự thành công nếu ta khắc phục
được nó.
Thực tế, với những khó khăn của người chiến sỹ đo đạc Đoàn 6 trong khi
làm nhiệm vụ đó là công tác ngoại nghiệp rất vất vả ngoài biển Đông. Đó là nơi
sinh ra những cơn bão hoặc có bão đi qua, khí hậu thuộc vùng gió nam nhiệt đới
rất khắc nghiệt, nắng lắm mưa nhiều và thường xuyên có dông tố. Hàng năm
vùng biển này phải chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió mùa, đó là gió mùa Đông
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
8
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Bắc từ tháng 11 cho đến tháng 2 năm sau. Mỗi tháng có từ 13 đến 20 ngày gió
mạnh cấp 7 cấp 8 trở lên. Từ tháng 6 đến tháng 10 là thời kỳ thịnh của gió Tây
Nam, kèm theo bão và áp thấp nhiệt đới, mỗi năm không dưới 15 cơn bão. Vùng
biển nước ta tiếp giáp với nhiều nước trong khu vực, đây là vùng biển chứa
đựng nhiều vấn đề phức tạp do lịch sử để lại, đặc biệt còn là tranh chấp vùng
lãnh thổ, vùng chủ quyền hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, khi đi
đo đạc biển những người chiến sỹ không chỉ đổ mồ hôi, nước mắt, mà thậm trí
họ còn đổ cả máu xuống do đây là vùng biển nhạy cảm, phải chịu nhiều sức ép
quân sự từ phía nước ngoài. Mặc dù phải chịu sự khắc nghiệt của thời tiết, chống

trọi với nắng, với sóng gió, với bão dài ngày trên biển, cộng thêm vào đó là sự
nguy hiểm đến tính mạng của những người lính làm nhiệm vụ đo biển nhưng với
tinh thần đi biển thì phải hy sinh gian khổ như lời của Chính trị viên Vũ Duy
Phiên nói “ Các cán bộ, chiến sỹ làm công tác đo đạc biển vẫn luôn luôn khắc
phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ mà cấp trên giao cho,
bằng chứng đó là những tấm Hải đồ mà họ mang về, qua đó đã đủ cho chúng ta
thấy ý trí khắc phục khó khăn, hoàn thành mọi nhiệm vụ. Họ đã góp phần tô
thắm thêm truyền thống của đơn vị, góp phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ
chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.
Có thể nói rằng, khi nào nhìn thấy được thực tế thì ta mới có thể thấy hết và
thấu hiểu được những khó khăn, vất vả trong cuộc sống của những người chiến
sỹ đo đạc biển. Trên tàu thì hạn chế rất nhiều đồ dùng cá nhân, thực phẩm được
cấp, họ còn phải chăn nuôi thêm như gà, lợn, tăng tự trồng rau xanh…Những
chuyến đi biển dài ngày, nước sạch mọi ngày chỉ được một can, cả tuần mới chỉ
tắm một lần… Trong câu hát “ Ai hiểu biển hơn chúng tôi, dù nơi xa xôi phía
cuối chân trời, đảo nhỏ thân thương ngàn trùng sóng vỗ, đá ngầm, san hô, độ sâu
chiều rộng sóng gào gió lộng, nắng cháy thịt da.Ai hiểu biển hơn chúng tôi,
mênh mông xa xôi nắng táp chân trời, tàu ta ra khơi đo từng mét nước, bãi bồi
nông sâu con nước thay màu, đá ngầm đáy bể cũng hóa thân quen.” Trong bài
hát Lính Đo Đạc Biển, nhạc và lời của Phạm Nguyễn.Với những chuyến đi biển
dài ngày, phải chịu với những cái nắng cháy thịt da chống trọi thời tiết khắc
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
9
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
nghiệt của thời tiết nhiệt đới gió mùa. Có phải những người lính sợ những con
tàu do tuổi thọ của nó quá cao nên không dám đảm bảo an toàn, họ lo cho tính
mạng của họ chăng? Không đâu, vì các chiến sỹ đo đạc biển vẫn sử dụng nó để
đi biển dài ngày nhưng họ chưa bao giờ để lại sự cố trên những tuyến hành trình
vượt ra biển khơi. Qua đó ta cũng thấy được nỗi vất vả, cực nhọc và tinh thần
khắc phục khó khăn của những người lính đo đạc.

Xưa, với những trang thiết bị thô sơ phục vụ cho nhiệm vụ đo đạc, nào thì
giăng dây, cắm sào, dây dọi…, phương tiện đi lại chỉ là những chiếc thuyền nan
mộc mạc nhỏ bé. Nay, được nhờ sự quan tâm của cấp trên, thêm vào đó là sự
nhạy bén trong quá trình hợp tác với các chuyên gia nước ngoài, đơn vị đã có
những trang thiết bị kỹ thuật hiện đại tiếp bước công nghệ, những con tàu hiện
đại có khả năng hoạt động dài ngày ở đảo xa. Với máy đo sâu đa tia, máy định
vệ tinh, các mảnh vẽ hải đồ tự động với độ chính xác cao…Có những thành quả
như ngày hôm nay đó là nhờ sự lao động không mệt mỏi của các cán bộ, chiến
sỹ đo đạc biết khắc phục những khó khăn, nhạy bén với thời cuộc để làm nên
những tấm hải đồ phục vụ cho sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo, thềm lục
địa thiêng liêng của Tổ quốc.
Đặc biệt không thể không nói đến con người, họ là những người chiến sỹ đo
đạc yêu ngành, yêu nghề, bất chấp mọi khó khăn vất vả khi đi làm nhiệm vụ của
đơn vị. Có thể khẳng định rằng, dù cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị phương tiện
có hiện đại đến đâu đi chăng nữa mà con người không biết khai thác, sử dụng
các phần mềm thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
10
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Thời đại làm chủ khoa học kỹ thuật công nghệ tiên tiến thì những trang thiết
bị kỹ thuật đó sẽ phát huy được hết công dụng đáp ứng được yêu cầu của nhiệm
vụ. Nhận thức được vấn đề này, Đảng ủy và Chỉ huy Đoàn đã thường xuyên
chăm lo đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật còn rất mỏng, hơn
nữa chuyên môn nghiệp vụ chưa cao, không đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của
tình hình thực tiễn công tác. Vấn đề đặt ra bây giờ là phải làm sao đó có được
đội ngũ cán bộ vững vàng về tư tưởng, giỏi về chuyên môn, có năng lực tiếp cận
khoa học tiên tiến.
Năm 1992, Chỉ huy Đoàn đã cử một số đồng chí đi học lớp Trung cấp đo đạc
gửi đào tạo tại trường Đại học Mỏ Địa Chất và mở một lớp Trắc địa có trình độ
Đại học ngay tại đơn vị. Cho đến nay, để đảm bảo tốt cho nhiệm vụ đo đạc Đoàn

đã gửi một số cán bộ ra nước ngoài học, sau về phục vụ cho đơn vị. Qua đó cho
ta thấy rằng ý trí tiến thủ, luôn khắc phục khó khăn trở ngại của cán bộ, chiến sỹ
trong Đoàn để hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Kịp thời kiện toàn Cấp ủy các cấp, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo,
sức chiến đấu của tổ chức Đảng, chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên, động
viên cổ vũ kịp thời tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám hy sinh, dám chịu trách
nhiệm của cán bộ, chỉ huy các cấp, xây dựng cơ quan đơn vị, các tổ chức Đảng,
cán bộ, Đảng viên, quần chúng phát huy trách nhiệm, đoàn kết, năng động, sáng
tạo, phấn đấu vượt qua mọi thử thách, làm chủ từng phần tiến tới làm chủ hoàn
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
11
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
toàn các công nghệ đo đạc sản xuất bản đồ mới theo tiêu chuẩn quốc tế, xây
dựng đơn vị chính quy, hiện đại, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ chính trị
trong giai đoạn mới. Đoàn được bộ Quốc phòng tặng bằng khen vì “ Đã có
thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2009 đến năm 2010, góp phần vào sự
nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và bảo vệ Tổ quốc” và được
tặng Cờ tiêu biểu trong phong trào thi đua Quyết thắng toàn quân nhiều năm. Có
được kết quả này đó là sự phấn đấu không ngừng nghỉ của các thế hệ cán bộ,
chiến sỹ trong toàn đơn vị với bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thần khắc phục
khó khăn gian khổ, những con người không tiếc mồ hôi,xương máu và tuổi trẻ
của mình để viết lên truyền thống vẻ vang của đơn vị.
Câu hỏi 3: Đồng chí cho biết những phần thưởng chính của Đoàn Đo đạc
biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển được tặng thưởng từ khi thành lập đến
nay? Có bao nhiêu đồng chí cán bộ, chiến sỹ đã hy sinh? Hãy nêu tóm tắt
những gương chiến đấu anh dũng đã hy sinh?
Trả lời
* Những phần thưởng chính của Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên
cứu biển được tặng thưởng từ khi thành lập đến nay:
1. Tập thể

 Chủ tịch nước và Thủ tướng Chính phủ tặng:
- Huân chương chiến công hạng ba ( năm 1967).
- Huân chương chiến công hạng nhì (năm 1996) về thành tích xuất sắc trong
công tác, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng (năm 1991-1995).
- Huân chương chiến công hạng Nhì “ Vì đã có thành tích xuất sắc trong
thực hiện dự dán xác định ranh giới ngoài thềm lục địa Việt Nam, góp phần bảo
vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc” ( năm 2009).
- Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng ba vì “ Đã có thành tích xuất sắc trong
công tác huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng lực lượng quân đội, củng cố
quốc phòng (năm 2001-2005), góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ Tổ quốc” ( Quyết định 789/QĐ-CTN ngày 5-7-2006).
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
12
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ năm 2005 vì “ Đã có nhiều thành tích
trong công tác từ năm 2000 đến năm 2004 ” ( Quyết định số 1200/QĐ-TTg ngày
10-11-2005).
- Bằng khen của Thủ tướng chính phủ vì “ Đã có thành tích xuất sắc trong
huấn luyện, phục vụ chiến đấu, xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc
phòng, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” ( năm 2012).
- Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen cho tàu HQ-886( năm 2012), Hải đội
695 ( năm 2013).
 Bộ Quốc phòng tặng:
- Bằng khen năm 2004 vì “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác từ
năm 2001 đến năm 2003, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và
Bảo vệ Tổ quốc” ( Quyết định số 2068/QĐ-BQP ngày 9-9-2004).
- Bằng khen năm 2005 vì “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác
bảo vệ môi trường văn hóa (năm 2005-2006), góp phần xây dựng quân đội, củng
cố quốc phòng và Bảo vệ Tổ quốc” ( Quyết định số 1182/QĐ-BQP ngày 23-5-
2006)

- Bằng khen năm 2011 vì “Đã có nhiều thành tích xuất sắc trong công tác từ
năm 2009 đến năm 2010, góp phần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và
Bảo vệ Tổ quốc”.
- Cờ tiêu biểu cho phong trào thi đua Quyết thắng của toàn quân, góp phần
vào sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng và Bảo vệ Tổ quốc ( năm
2011, 2012, 2013).
- Bộ Quốc phòng tặng 9 bằng khen cho các đơn vị trực thuộc.
 Bộ Tài nguyên và Môi trường tặng:
- Bằng khen năm 2012 vì “Đã có thành tích tiêu biểu trong sự nghiệp bảo vệ
và phát triển bền vững tài nguyên biển, đảo việt nam và đạt giải thưởng “Biển
xanh quê hương”.
 Tổng cục Hậu cần tặng:
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
13
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
- Cờ đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện phong trào thi đua “ Xây dựng và
quản lý doanh trại chính quy, xanh, sạch,đẹp” giai đoạn năm 2002 - 2007 ( năm
2007).
 Quân chủng Hải quân tặng:
- 10 lần Cờ tiêu biểu cho phong trào thi đua Quyết thắng của Quân chủng
( năm 1992, 1993, 1994, 1995, 1998, 2001, 2004, 2009, 2010).
- 13 lần danh hiệu “ Đơn vị quyết thắng” ( năm 1988, 1989, 1990, 1991 các
năm 1998-2005 và năm 2007).
- Cờ giải nhất Hội diễn nghệ thuật quần chúng Quân chủng Hải quân( năm
2010).
- 14 Bằng khen và 5 giấy khen vì đã có thành tích xuất sắc trong các hoạt
động thi đua, diễn tập, dân vận - tuyên truyền đặc biệt, hội thi xe tốt, đơn vị
quản lý tài chính tốt, thực hiện tốt phòng chống ma túy, hoạt động sáng tác văn
học nghệ thuật…
- 05 Bằng khen và 69 danh hiệu “ Đơn vị Quyết thắng” cho các đơn vị trực

thuộc đoàn.
 Bộ Tham mưu Hải quân tặng:
- Cờ “ Đơn vị đạt giải nhất hội diễn văn nghệ quần chúng” ( năm 2005).
 Thành ủy Hải Phòng và địa phương tặng:
- Bằng khen vì “ Đã có thành tích suất sắc phối hợp thực hiện công tác dân
vận của các đơn vị lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn thành phố năm
2003”.
- Năm 2005, Bộ Tham mưu Hải quân tặng cờ “ Đơn vị đoạt giải nhất Hội
diễn nghệ thuật quần chúng”.
- Tặng giấy khen vì “ Đã có thành tích suất sắc đóng góp xây dựng phong
trào thể dục thể thao huyện Kiến Thụy năm 2005”.
 Phần thưởng cho các tổ chức quần chúng ( Đoàn thanh niên, Công
đoàn, Phụ nữ):
- Ban chấp hành trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tặng cờ
“ Đơn vị 3 năm liền dẫn đầu phong trào thi đua khối các lực lượng vũ trang
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
14
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
(2000 -2002)” và “ Đơn vị xuất sắc về công tác đoàn và phong trào văn hóa năm
2003”.
- Ban chấp hành Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tặng cờ
“ Đơn vị xuất sắc công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi cấp cơ sở 5 năm
liền ( 2007 - 2011).
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen vì “ Đã có thành tích
suất sắc đóng góp xây dựng phong trào xanh- sạch- đẹp, bảo đảm an toàn vệ
sinh lao động” các năm 2000, 2002 và năm 2006.
- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tặng bằng khen vì “ Đã có thành tích
suất sắc trong thực hiện chương trình phối hợp hành động giữa tổng liên đoàn
lao động Việt Nam và Bộ Quốc phòng 5 năm 2006 - 2010”.
- Bộ Tư lệnh Hải quân, Bộ Tham mưu Hải quân, Cục Chính trị Hải quân

tặng 07 cờ, 23 bằng khen, 01 giấy khen về thành tích hoạt động các phong trào.
 Đảng ủy Quân chủng Hải quân tặng:
- Bằng khen ( năm 2010, 2013), Giấy khen(năm 2007, 2008, 2009, 2011,
2012).
- Giấy khen vì “Đã có thành tích tốt trong 4 năm thực hiện cuộc vận động
Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” ( năm 2010).
- 05 Bằng khen, 15 giấy khen cho các chi bộ trực thuộc Đảng bộ đoàn.
 Đảng ủy Bộ Tham mưu tặng:
- Giấy khen ( năm 2007).
- 14 Giấy khen cho các chi bộ trực thuộc Đảng bộ Đoàn, trong đó có 5 chi
bộ đạt trong sạch vững mạnh tiêu biểu xuất sắc trong 3 năm liên tục.
2. Cá nhân
- 01 đồng chí được tặng Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.
- 20 đồng chí được tặng Bằng khen của Bộ quốc phòng.
- 08 đồng chí được tặng Bằng khen của Bộ Tư lệnh Hải quân.
- 06 đồng chí được tặng danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua” Bộ quốc phòng.
- 227 đồng chí được tặng danh hiệu “ Chiến sĩ thi đua” Cơ sở.
- 247 đồng chí được tặng giấy khen.
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
15
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
- 1.069 đồng chí được tặng danh hiệu “ chiến sĩ tiên tiến”.
- 04 đồng chí Đảng viên được Đảng ủy Quân chủng tặng Bằng khen.
- 06 đồng chí Đảng viên được Đảng ủy Quân chủng tặng Giấy khen.
- 04 đồng chí Đảng viên được Đảng ủy Bộ tham mưu tặng Giấy khen.
- 182 đồng chí Đảng viên được Đảng ủy Đoàn tặng Giấy khen.
* Có 07 đồng chí cán bộ, chiến sĩ đã anh dũng hy sinh:
- Đồng chí Nguyễn Mão ( Tháng 05 năm 1958, khu vực biển Cửa Lò, Nghệ
An).
- Đồng chí Hoàng Duy Qúy – Tổ trưởng (Ngày 05 tháng 08 năm 1964, khu

vực biển Cửa Ròn - Quảng Bình).
- Đồng chí Nguyễn Xuân Tuyết – Chiến sỹ (Ngày 14 tháng 03 năm 1967,
khu vực Cầu 20, Cửa Ông - Quảng Ninh).
- Đồng chí Trần Minh Triết – Đại đội phó (Tháng 02 năm 1977, Trường Sa).
- Đồng chí Lê Đình Thơ – 3/CN – Tổ trưởng (Ngày 14 tháng 03 năm 1988,
Cô Lin- Gạc Ma- Trường Sa ).
- Cao Xuân Minh – Trung sỹ (Ngày 14 tháng 03 năm 1988, Cô Lin - Gạc
Ma- Trường Sa).
- Ngô Văn Mộc – Thiếu tá- Đội trưởng (Ngày 25 tháng 03 năm 1999, Hòn
Hải- DK1).
* Một số gương đã chiến đấu anh dũng hy sinh
1. Đ/c Nguyễn Mão hy sinh tháng 5 năm 1958 tại khu vực Cửa Lò -
Nghệ An
Tháng 5 năm 1958, trong khi cầm mia cho bộ phận địa hình xác định bãi
đá ngầm ở khu vực Cửa Lò, đồng chí Nguyễn Văn Mão đã bị sóng đánh va vào
mỏm đá hất người xuống biển. Đây là người Đảng viên, người chiến sỹ đo đạc
đàu tiên hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Nhân dân xã Nghi Thủy- Nghi Thiết
huyện Nghi Lộc- Nghệ An đã tổ chức tìm kiếm, sau 3 ngày đã vớt được thi thể
đồng chí Nguyễn Văn Mão, đưa về mai táng ở nghĩa trang trên đường xuống
Cửa Lò tỉnh Nghệ An.
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
16
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
2. Đ/c Hoàng Duy Quý - Tổ trưởng, hy sinh ngày 5 tháng 8 năm 1964,
tại khu vực biển Cửa Ròn- Quảng Bình.
Đêm ngày 4 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ dựng lên "Sự kiện Vịnh Bắc
bộ", vu cáo Hải quân ta "cố ý tấn công tàu khu trục Mỹ ngoài biển Đông", lấy lý
do “trả đũa” và ngày 5 tháng 8 năm 1964, chúng huy động 64 lần chiếc máy bay
chiến đấu các loại, mở cuộc tấn công vào hầu hết các căn cứ Hải quân ta từ khu
vực Sông Gianh, Quảng Bình đến Bãi Cháy, Quảng Ninh. Các cảng, sông, các

căn cứ trú đậu tàu thuyền, các tàu chiến của Hải quân đều trở thành mục tiêu tấn
công của máy bay Mỹ. Bộ đội Hải quân cùng quân và dân miền Bắc đã anh
dũng chiến đấu, bắn rơi 8 máy bay Mỹ, bắt sống tên giặc lái đầu tiên trên vùng
biển Hòn Gai, Quảng Ninh.
12 giờ 30 phút, tàu P.527 của Đại đội 6 đang đo đạc ở Cửa Ròn thì máy
bay địch lao tới, 8 chiếc máy bay phản lực F8U của địch chia thành 2 tốp từ biển
vào, bay qua Đèo Ngang. Tốp thứ nhất lao vào đánh phá tàu đo đạc P.527, tốp
thứ hai bay dọc Trường Sơn lên thượng nguồn Sông Gianh, rồi từ đó đánh phá
các tàu của ta đang neo đậu ở căn cứ. Tại cửa Ròn, cuộc chiến đấu của tàu P.527
với máy bay Mỹ diễn ra ác liệt. Mặc dù chỉ được trang bị súng trung liên, tàu đo
đạc P.527 do thuyền trưởng Bùi Gia Anh chỉ huy đã chủ động, kiên quyết đánh
trả. Ngay từ loạt rốc két đầu tiên từ máy bay Mỹ phóng xuống, đồng chí Hoàng
Duy Quý, một tổ trưởng đo sâu có kinh nghiệm đã bị thương. Một mảnh rốc két
tiện đứt chân đồng chí Quý, nhiều mảnh khác găm vào người. Thuyền trưởng
Bùi Gia Anh vừa tổ chức cấp cứu đồng đội, vừa tổ chức chiến đấu. Đồng chí
Phạm Văn Thanh và đồng chí Lại Tấn Ngôn đã dùng trung liên “RPD” đánh lại
máy bay địch. Mấy phút sau, các đồng chí Lê Hữu Dơng, Lại Tấn Ngôn và đồng
chí Nông Đức Ân bị thương. Trước tình hình đó, thuyền trưởng Bùi Gia Anh ra
lệnh thả khói mù và động viên cán bộ, chiến sỹ trên tàu vừa chiến đấu vừa tranh
thủ cơ động tàu vào gần bờ để tranh thủ hoả lực yểm trợ của dân quân địa
phương, quyết tâm đưa tàu cập cảng Sông Gianh. Dân quân xã Cảnh Dương,
dưới sự chỉ huy của xã đội trưởng Trương Văn Thích đã dũng cảm nổ súng, chi
viện cho tàu P.527. Trong đợt oanh kích của địch, đồng chí Hoàng Duy Quý đã
anh dũng hy sinh. Sau đợt chiến đấu, Ban chỉ huy Khu Tuần phòng 2 lệnh cho
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
17
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
tàu T.175 đi kéo tàu đo đạc P.527 về bến. Các đồng chí Lại Tấn Ngôn và Nông
Đức Ân được đồng đội đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Đồng Hới.
16 giờ 10 phút, 11 máy bay địch lại tiếp tục lao vào đánh phá các tàu Hải

quân ở khu vực Sông Gianh. Song máy bay Mỹ đã bị các tàu thuộc phân đội 6,
phân đội 7 và tàu P.527 của Hải quân ta đánh trả quyết liệt. Một chiếc bị bốc
cháy. Cùng thời gian trên, máy bay Mỹ còn đánh phá khu vực Lạch Trường,
Bãi Cháy, song chúng đều bị lực lượng Hải quân và các lực lượng phòng không
khác của ta đánh trả quyết liệt.
Ngày 5 tháng 8 năm 1964, trận thử sức đầu tiên với lực lượng không
quân, hải quân Mỹ, Hải quân Việt Nam đã chiến thắng giòn giã. Ngày 5 tháng 8
trở thành ngày đánh thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam và của
quân dân miền Bắc. Tại Sông Gianh, sau khi trận chiến đấu kết thúc, tàu P.527
và Khu Tuần phòng 2 đã làm lễ truy điệu đồng chí Hoàng Duy Quý; thi hài của
đồng chí được an táng tại nghĩa trang Ba Đồn (Quảng Trạch, Quảng Bình). Sau
trận này, đồng chí Quý được truy tặng Huân chương Chiến công hạng hai; đồng
chí Lại Tấn Ngôn và đồng chí Phạm Văn Thanh được tặng thưởng Huân chương
Chiến công hạng ba. Đây là những tấm huân chương đầu tiên mà Đảng và Nhà
nước tặng cho những chiến sĩ làm nhiệm vụ đo đạc biển và biên vẽ hải đồ.
3. Đ/c Nguyễn Xuân Tuyết - Chiến sỹ, Quê quán: Xuân Tân, Xuân
Trường, Nam Định, hy sinh ngày 14/3/1967 tại khu vực Cầu 20, Cửa Ông -
Quảng Ninh.
Năm 1967, đế quốc Mỹ tiếp tục đánh phá ác liệt miền Bắc, cùng với việc
ném bom xuống các khu dân cư và các cơ sở kinh tế của ta, ngày 27 tháng 02
năm 1967 chúng bắt đầu thực hiện việc phong tỏa các cảng, của sông miền bắc.
Máy bay địch thả thủy lôi và bom từ trường xuống của Nhật Lệ, sông Gianh,
Cửa Ròn, Cửa Sót, Cửa Hội, Lạch Trường và tiến dần vào bao vây cảng Hải
Phòng. Cùng với các đơn vị trong Quân chủng, Đội 6 vừa tổ chức phòng tránh
máy bay địch, vừa tiến hành làm công tác đo đạc. Ngày 14 thánh 03 năm 1967,
một tổ của Đội 6 nhận được lệnh đo đạc khu vực Cầu Trắng ( Cọc 8, Quảng
Ninh ) và Cầu 20 (Cửa Ông) để phục vụ nhiệm vụ chiến đấu. Những chiếc cầu
này nằm trên trục đường giao thông quan trọng của vùng Đông Bắc. Đây là
điểm đánh rất ác liệt của máy bay Mỹ, nhằm cắt đứt con đường từ phía Đông về
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang

18
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Hòn Gai. Hầu như ngày nào chúng cũng đánh phá vào khu vực này. Trong khi
đồng chí Nguyễn Xuân Tuyết, một thành viên của tổ đo đạc đang đứng trên Cầu
20 ( Cửa Ông ) - Quảng Ninh cắm cờ làm tiêu và dựng mia xác định tọa độ đo
đạc thì máy bay địch ập tới đánh phá, đồng chí Nguyễn Xuân Tuyết hy sinh.
4. Đ/c Trần Minh Triết - Đại đội phó, hy sinh tháng 2/1977, tại
Trường Sa.
Tháng 2 năm 1977, có 2 tổ đo đạc nhận được lệnh của Đoàn đi công tác
Trường Sa, đồng chí Trần Minh Triết thuộc tô 2- đại đội phó đội 2 phụ trách do
4 đảo còn lại ở Trường Sa. Đồng chí Triết là người cắm thước nước đầu tiên để
theo dõi mực nước ở Trường Sa. Khi công việc sắp kết thúc thì đồng chí đã hy
sinh do sóng gió bất ngờ làm lật xuồng. Những số liệu mực nước từng giờ trong
suốt thời gian 3 tháng do anh kỳ công nghi chép đã được các đồng chí đồng
nghiệp của anh bổ sung thêm để làm cơ sở tính toán dự báo thủy triều hàng năm
cho 3 đảo đặc trưng trong quần đảo Trường Sa, Song Tử Tây và Nam Yết. . Đó
là tập phụ bản về thuỷ triều ở khu vực quần đảo Trường Sa. Trên cơ sở những
tập phụ bản đó, sau này Phòng bảo đảm Hàng hải đã tổng hợp và xây dựng nên
bảng thuỷ triều hàng năm, phục vụ cho hoạt động của Quân chủng và các ngành
kinh tế khác trong cả nước sử dụng.
5. Đ/c Lê Đình Thơ - Thượng úy QNCN - Tổ trưởng, quê quán:
Hoằng Minh - Hoằng Hóa - Thanh Hóa. Hy sinh ngày 14/3/1988, tại đảo Cô
Lin - Gạc Ma - Trường Sa.
6. Đ/c Cao Xuân Minh -Trung sỹ, quê quán: Hoằng Quang - Hoằng
Hóa - Thanh Hóa, hy sinh ngày 14/3/1988, Cô Lin - Gạc Ma - Trường Sa.
Cuối tháng 10 năm 1987, Đảng ủy Quân chủng xác định : “ Nhiệm vụ bảo
vệ chủ quyền vùng biển và quần đảo Trường Sa là nhiệm vụ quan trọng nhất,
khẩn trương nhất và cũng là vinh dự nhất của Quân chủng”. Tư lệnh Hải quân ra
mện lệnh chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu cho lực lượng bảo vệ các đảo
thuộc quần đảo Trường Sa và chỉ thị cho các đơn vị sẵn sàng đưa lực lượng,

phương tiện cơ động đến bảo vệ và xây dựng đảo.
Đầu năm 1988, Tiểu đoàn vừa cử một số cán bộ, chiến sỹ làm nhiệm vụ ở quần
đảo Trường Sa, vừa tổ chức cho toàn đơn vị tập trung vào xây dựng doanh trại
như san lấp hàng vạn mét vuông mặt bằng, đắp hàng vạn mét khối đất đá, tổ
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
19
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
chức mua than để tự đóng và đốt gạch, mua vật liệu, làm nhà, đầu tiên là nhà câp
4 sau đó tiến lên một bước làm nhà 2 tầng… Thời gian này, nước ngoài ngang
nhiên cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa
như Chữ Thập, Châu Viên, Gạc Ma, Ga Ven, Xu Bi, Huy Cơ… và đưa một lực
lượng lớn các tàu chiến và tàu vận tải đến hoạt động ở khu vực này, gây nên tình
hình hết sức căng thẳng. Trước tình hình trên, Bộ Tư lệnh Hải quân đã chỉ đạo,
chỉ huy các đơn vị dũng cảm chiến đấu bảo vệ các đảo đồng thời triển khai lực
lượng đóng giữ các bãi cạn, đá ngầm khác, giữ vững chủ quyền quần đảo, vùng
biển và thềm lục địa Việt Nam.
Trưa ngày 18 tháng 2 năm 1988, chỉ huy Tiểu đoàn 6 nhận được điện từ Sở chỉ
huy Quân chủng do đồng chó Phó Tư lệnh- Tham mưu trưởng Quân chủng Hải
quân Mai Xuân Vĩnh, ký: “ Tiểu đoàn 6 chuẩn bị 3 tổ đo đạc và khí tài sẵn sàng
nhận nhiệm vụ:. Mệnh lệnh của thuyền xuống đơn vị vào đúng dịp Tết Âm lịch,
lúc này phần lớn cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đang nghỉ ngơi để đón xuân hoặc
nghỉ phép ăn tết cùng với gia đình ở các địa phương. Nhưng khi nhận được
mệnh lệnh của cấp trên, Đảng ủy, Chỉ huy tiểu đoàn mà trực tiếp là đồng chí
Tiểu đoàn trưởng Phạm Khắc Hà đã tổ chức quán triệt nhiệm vụ cho đơn vị và
bắt tay vào việc triển khai công việc ngay. Ba tổ đo đạc được hình thành do Phó
Tiểu đoàn trưởng Chu Quốc Lộc chỉ huy khẩn trương chuẩn bị để vào Cam
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
20
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Ranh và thành phố Hồ Chí Minh lam nhiệm vụ. Tổ 1 do đồng chí Lê Đình Thơ

làm tổ trưởng. Tổ 2 do đồng chí Hưng làm tổ trưởng. Tổ 3 do đồng chí Lê Dũng
Anh làm tổ trưởng. Cùng đi và chỉ đạo tiểu đoàn có đồng chí Nguyễn Ngoc Bích
là Phó trưởng Phòng Bảo đảm hàng hải.
Ngày 07 tháng 03 năm 1988, tổ đo đạc thứ hai do đồng chí Cao Phúc Hưng
làm tổ trưởng vào tới Xưởng 51 Hải quân ( Nhà Bè – thành phố Hồ Chí Minh).
Ngày 11 tháng 03 năm 1988, toàn tổ được lệnh xuống tàu đi khảo sát và đo đạc
ở đảo Tiên Nữ, Núi Le để có số liệu giúp công binh làm nhà chòi và nhà lâu bền.
Tối 13 tháng 03, cả tổ đến Trường Sa Lớn, nghỉ tại đó một đêm, sáng hôm sau
( ngày 14 tháng 03) theo tàu đi ra đảo Tiên Nữ. Thời điểm này, tình hình trên
biển rất phức tạp, ra với đảo lúc này, là xác định gian khổ, chịu đựng thiếu thốn,
còn sẵn sàng chấp nhận hy sinh cả tính mạng. Tổ 1 gồm 04 đồng chí, do đồng
chí Lê Đình Thơ phụ trách có nhiệm vụ khảo sát đo đạc cụm đảo Cô Lin, Gạc
Ma. Trong khi bộ đội còn đang ở trên tàu thì bị tàu nước ngoài bắn vào tàu ta,
làm đồng chí Lê Đình Thơ và Cao Xuân Minh hy sinh, 1 đồng chí bị bắt ( sau đó
được trả về), còn 1 đồng chí trôi dạt trên biển được xuồng của Đoàn 125 cấp cứu
đưa về đảo Cô Lin.
Thời tiết ở khu vực Trường Sa rất khắc nghiệt. Khi cán bộ, chiến sĩ đo đạc
của tiểu đoàn ra đảo là thời điểm bắt đầu mùa mưa bão. Bão ở Trường Sa có thể
lên đến cấp 10, cấp 11. Nóng và gió quanh năm. Các đảo không có nước ngọt
( trừ đảo Trương Sa), không có rau xanh. Tất cả đều phải chở từ đất liền ra. Tiêu
chuẩn về hậu cần cho những người ra với đảo còn rất hạn chế. Song đến với đảo
lúc này không phải chỉ là nghĩa vụ, là trách nhiệm mà còn là tấm lòng “ Tất cả vì
Trường Sa thân yêu”. Vượt lên khó khăn, những người lính Tiểu đoàn 6 đã cùng
với bộ đội Đoàn 146 sát cánh bên nhau làm nhiệm vụ chốt giữ đảo. Trong tháng
2, tháng 3 năm 1988, khi các phương tiện thông tin đại chúng hàng ngày thông
báo liên tục tin tức chiến sự ở Trường Sa, những người thân có con em tham gia
bộ đội Hải quân và công tác ở quần đảo đều hồi hộp, thấp thỏm mong ngóng tin
tức. Song khí thế về Trường Sa, vì chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc đã in
đậm vào máu thịt của mỗi người lính Hải quân nói chung và của mỗi cán bộ,
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang

21
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
chiến sỹ Tiểu đoàn 6 nói riêng. Chính vì vậy mà dù biết rằng gian khổ, ác liệt và
thậm chí hy sinh, cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn 6 vẫn tiếp tục lên đường với đảo xa
thân yêu.
7. Đ/c Ngô Văn Mộc - Thiếu tá- Đội trưởng, quê quán:Bình Định -
Kiến Xương, Thái Bình; hy sinh ngày 25/3/1999, Hòn Hải - DK1.
Trong năm 1999 đơn vị hoàn thành đo vẽ 5 đảo nổi ở quần đảo Trường
Sa, Hòn Hải, địa lý quân sự khu vực Cam Ranh, đo phục vụ cuốc vét và đo
doanh trại cho các đơn vị, đo xong 5 cửa sông phía Bắc và bổ sung 5 cửa sông
của năm trước. Mặc dù trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, có ảnh hưởng các sự
cố phần mềm máy tính Y2K song đơn vị đã khắc phục kịp thời, hoàn thành khối
lượng trước thời gian quy định 3 tháng, chất lượng công việc bảo đảm đúng đủ
các yêu cầu về mật độ, bảo đảm chính xác cao; tổ chức biên vẽ số hóa bản đồ 5
cửa sông phía Bắc, mảnh IA-200-18 (Trường Sa) và 9 mảnh tỷ lệ 1:300.000; tu
chỉnh tái bản 15 mảnh tỷ lệ 1:400.000 và 1:1.000.000 trong đó có 11 mảnh tỷ lệ
1:400.000. Đặc biệt trong đợt khảo sát khu vực Hòn Hải - DK-1, đồng chí thiếu
tá Ngô Văn Mộc đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ đo đạc khảo sát.

Câu hỏi 4: Đồng chí nêu vắn tắt quá trình hình thành và phát triển từ khi
được nâng cấp thành Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển ( năm
1992) đến nay?
Trả lời
Bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với sự phát triển của Quân chủng, nhằm đáp
ứng mọi yêu cầu đo đạc và biên vẽ hải đồ, ngày 15 tháng 6 năm 1992, Bộ Quốc
phòng ra Quyết định số 229-QĐ-QP về việc chấn chỉnh, kiện toàn Tiểu đoàn 6
Bảo đảm hàng hải và biên vẽ hải đồ thuộc Bộ Tham mưu Hải quân thành đoàn
đo đạc biển và biên vẽ hải đồ thuộc Quân chủng Hải quân. Chấp hành quyết
định của Bộ Quốc phòng, ngày 13 tháng 8 năm 1992, Tư lệnh Hải quân ra quyết
định số 2074/TCDV chấn chỉnh Tiểu đoàn 6 đo đạc hàng hải và biên vẽ hải đồ

thành Đoàn Đo đạc biển và biên vẽ hải đồ, tương đương Cấp Trung đoàn, lấy
phiên hiệu là Đoàn 6, trực thuộc Bộ Tham mưu Hải quân. Nhiệm vụ của Đoàn
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
22
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
Đo đạc biển và biên vẽ hải đồ là đo đạc, thành lập bản đồ biển, đo đạc địa lý
quân sự trên bờ và ven biển, khảo sát phục vụ quy hoạch chiến trường, các công
trình xây dựng và nghiên cứu khoa học khác, đồng thời phục vụ bảo đảm hàng
hải. Đây là bước trưởng thành vượt bậc của đơn vị và của ngành, đồng thời cũng
chỉ rõ tầm quan trọng của công tác đo đạc và biên vẽ hải đồ trong giai đoạn cách
mạng mới. Từ chỗ tổ chức biên chế của đơn vị chỉ có 3 đại đội chuyên làm
nhiệm vụ đo đạc, 1 đại đội chuyên biên vẽ hải đồ và 1 tổ làm kỹ thuật, phát triển
lên 3 đội đo đạc, 1 đội biên vẽ hải đồ, 1 đội huấn luyện và 1 đội tàu. Một phân
đội kỹ thuật với cơ quan Đoàn bộ gồm đủ các ban: Tham mưu, Chính trị, Hậu
cần, Kỹ thuật, Tài chính. Phương tiện đo đạc từ chỗ chỉ có các tàu nhỏ trong một
phân đội tàu phát triển lên hải đội tàu có 5 - 6 chiếc tàu, trong đó có tàu chuyên
dụng với các khí tài đo sâu hiện đại và hệ thống định vị vệ tinh có độ chính xác
cao. Ngoài nhiệm vụ đo đạc và biên vẽ hải đồ theo kế hoạch, hàng năm đơn vị
còn thường xuyên khảo sát, đo đạc bổ sung các khu vực trọng điểm như Vịnh
Bắc Bộ, khu vực Trường Sa, DK1, biển Tây Nam phục vụ hoạch định biên giới,
bảo vệ các tàu thăm dò dầu khí…
Trong năm 1992, hưởng ứng cuộc vận động” Xây dựng môi trường văn hóa
tốt đẹp, lành mạnh, phong phú ở các đơn vị cơ sở” trong toàn quân do Tổng cục
Chính trị phát động, Bộ Tư lệnh Hải quân tổ chức phát động thực hiện trong tất
cả cơ quan, nhà trường, xí nghiệp trong toàn Quân chủng. Dựa vào những nội
dung do Quân chủng phát động, Đảng ủy và Chỉ huy Đoàn đã đề ra nội dung
phấn đấu cụ thể trong toàn Đoàn, với những loại hình tổ chức sát với những loại
hình tổ chức sát với nội dung của cuộc vận động. Xây dựng để trở thành đơn vị
có nề nếp chính quy, môi trường văn hóa lành mạnh là một trong những mục
tiêu quan trọng hàng đầu của Đảng ủy và Chỉ huy Đoàn trong tiến trình xây

dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Đảng ủy Đoàn đã có nghị quyết chuyên đề về
vấn đề này và Đoàn 6 là một trong những đơn vị chỉ đạo điểm của Quân chủng.
Là đơn vị thường xuyên có cán bộ, chiến sĩ đi công tác lẻ, nên việc giáo dục cho
cán bộ có tính tự giác cao, tinh thần làm chủ, ý thức trách nhiệm và nếp sống
chính quy, lành mạnh là vô cùng cần thiết. Đảng ủy Đoàn xác định, cấp ủy và
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
23
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”
người chỉ huy cần chăm lo xây dựng, nâng cao đời sống văn hóa, vui tươi lành
mạnh ở đơn vị. Thông qua hoạt động xây dựng môi trường văn hóa để giáo dục
cho bộ đội về bản chất truyền thống của dân tộc, của Đảng, của quân đội và của
đơn vị mình. Trong hoạt động văn hóa văn nghệ, lấy tổ chức Đoàn thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh trong đơn vị làm nòng cốt. Ngoài ra công tác thi thua
phải được đẩy mạnh.
Đoàn thường xuyên có các phong trào thi đua phù hợp với từng giai đoạn, qua
đó đẩy mạnh công tác chuyên môn và các mặt công tác khác. Song song với việc
tổ chức phát động thi đua, công tác giáo dục, công tác tuyên truyền đặc biệt
được coi trọng. Đoàn tổ chức xây dựng chương trình hàng năm và thực hiện
nghiêm các kế hoạch đã đề ra. Trong công tác giáo dục cho cán bộ, chiến sỹ
hiểu thêm sâu về truyền thống Hải quân, truyền thống đơn vị là một trong
những mục tiêu quan trọng. Nhờ đó cán bộ, chiến sĩ thêm yêu Quân chủng, yêu
đơn vị, phấn đấu giữu gìn và phát huy truyền thống của Quân chủng, của đơn vị,
hăng say trong học tập và công tác cũng như rèn luyện phẩm chất đạo đức. Đơn
vị là một trong những lá cờ đầu của Quân chủng về việc thực hiện nếp sống
chính quy, môi trường văn hóa lành mạnh. Ngoài ra các hoạt động thể dục, thể
thao được duy trì thường xuyên và đều đặn như tổ chức thi đấu bóng đá, bóng
truyền giữa các đơn vị trong Đoàn và giữa Đoàn với địa phương. Giải bóng đá
Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
24
Bài dự thi tìm hiểu“50 năm truyền thống Đoàn Đo đạc biên vẽ hải đồ và nghiên cứu biển”

năm 1993 do Bộ Tham mưu Hải quân tổ chức, Đoàn 6 đã giành giải nhất. Đơn
vị có nhà truyền thống, thư viện. Các chế độ mua báo, đọc báo được duy trì
thành nề nếp. Chỉ huy Đoàn luôn quan tâm chăm lo đến đời sống và hậu phương
gia đình của cán bộ, chiến sĩ. Hầu hết cán bộ của Đoàn đều được cấp đất và
được đơn vị tạo điều kiện làm nhà, tạo nên “ Khu gia đình Đoàn 6” ấm cúng.
Điều ấy khiến cán bộ rất phấn khởi, yêu mến đơn vị và yên tâm công tác. Qua
thực tế, Đảng ủy và Chỉ huy Đoàn nhận ra rằng, nếp sống chính quy, nếp sống
kỷ luật, văn hóa sẽ là động lực thúc đẩy và góp phần quan trọng để đơn vị thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị: Đo và vẽ bản đồ biển Việt Nam. Mọi thành
công có thế có được trên cơ sở một đơn vị đoàn kết thống nhất và mạnh về mọi
mặt, trong đó có nếp sống chính quy và môi trường văn hóa lành mạnh.
Sau những ngày tháng lao động khẩn trương và vất vả, này 2 tháng 1 năm
1993, toàn bộ số liệu đo đạc đac được hoàn chỉnh. Các yếu tố toán học trong quá
trình làm việc áp dụng theo công thức mới, đúng tiêu chuẩn hệ tọa độ HN-72
của Nhà nước….Tháng 8 năm 1993, đoàn công tác do đồng chí Hồng phụ trách
đo xong phần ven bờ và địa hình. Tháng 9 năm 1993, đơn vị tăng cường cho
công tá tàu đo đạc HQ-887 và một số cán bộ kỹ thuật để đo phần xa bờ. Tháng
10 năm 1993, đoàn công tác của Đội 1 hoàn thành công việc đo mảnh IA-100-
06.
Tháng 2 năm 1994, đồng chí Nguyễn Thanh Hải được bổ nhiệm làm Phó
Tham mưu trưởng Đoàn 6. Để góp phần nâng cao chất lượng phục vụ nhiệm vụ
sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của Quân chủng, tháng 3 năm 1994, Bộ Tư lệnh
Hải quân giao cho Đoàn 6 đo và xác định một số tư liệu cho Vùng I, Vùng III,
Vùng IV và Vùng V. Đây là nhiệm vụ quan trọng, địa hình phân tán từ Nam ra
Bắc, đòi hỏi phải khẩn trương, các số liệu phải chính xác và phải đảm bảo cả về
mặt kỹ thuật. Căn cứ vào yêu câu nhiệm vụ được giao, Chỉ huy Đoàn đã chỉ đạo,
xây dựng và phê duyệt kế hoạch tỉ mỉ cho các đội đo đạc thực hiện nhiệm vụ
trên…
Năm 1995, đơn vị được trang bị loại máy vẽ tự động PLOTTER. Đây là loại
máy có rất nhiều ưu việt, toàn bộ số liệu sau khi đo đạc được đưa vào máy vi

Lê Thị Thơ – Đội 5- Đoàn 6 Hải Quân Trang
25

×