Đề bài: vai trò của HỒ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc qua việc vào
viếng lăng Bác, học tập tại Phủ Chủ Tịch, bảo tàng Hồ Chí Minh.
Bài làm
Nằm trong khung chương trình đào tạo của nhà trường cho nghành
cử nhân sử. Khoa lịch sử nói chung và nghành cử nhân khoa học nói
riêng dã có chuyến đi học thực tế trên hiện trường lịch sử. Trong chuyến
đi này, đoàn đã được học tập và tham quan trên nhiều địa điểm: Phủ chủ
tịch, bảo tàng Hồ Chí Minh, bảo tàng quân đội, bảo tàng cách mạng Việt
Nam, lăng chủ tịch, Đền bát đế đô, Đình bảng…Trong đó đặc biệt là qua
ba địa điểm: lăng Bác, phủ chủ tịch, bảo tàng Hồ Chí Minh, đã cho
chúng em thấy được rõ vai trò to lớn của Hồ Chí Minh đối với lịch sử
dân tộc việt nam trong những năm của thế kỷ XX và những thế kỷ sau
này.
Những đóng góp to lớn của Hồ Chí Minh đã gắn liền với cả cuộc
đời của Người.Cuộc đời đó là những hy sinh , những đóng góp, những
cống hiến lớn lao cho dân tộc, bỏ qua những nhu cầu của bản thân để
cống hiến cho xa hội. Đó là một tấm gương về học tập , nổ lực không
ngừng cho thế hệ trẻ ngày nay.
1.Vài nét về tiểu sử.
Hồ Chí Minh (sinh ngày 19 tháng 5 năm 1890- mất ngày 2 tháng 9
năm 1969). Là một nhà cách mạng, một trong những người đặt nền
móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, toàn vẹn
lãnh thổ cho Việt Nam. Người đã viết và đọc bản Tuyên ngôn độc lập
Việt Nam kkhai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 2 tháng 9
năm 1945, tại quảng trường ba đình. Là chủ tịch nước trong thời gian
1954 – 1969, chủ tịch Ban chấp hành Trung Ương Đảng Lao Động Việt
Nam trong thời gian 1951- 1969, kiêm tổng bí thư Ban chấp hành Trung
Ương Đảng từ tháng 10 năm 1956 đến năm 1960. Cuộc đời Hồ Chí
Minh là một cuộc hành trình huyền thoại. Trong chuyến hành trình 30
năm đi tìm đường cứu nước cho dân tộc mình( từ 1911 - 1941) Người
đã đi tới nhiều quốc gia khác nhau để trực tiếp quan sát những chuyển
biến tại các nước Châu Phi, Châu Á, Châu Âu, Bắc Mĩ- Trung Đông.
Một việc mà không có một lãnh tụ nào khác làm được ở thế kỷ XX.
Hồ Chí Minh , tên thật là Nguyễn Sinh Cung ( giọng địa phương
gọi là Côông), tự lầ Tất Thành. Quê nội là làng Kim Liên. Người được
sinh ra ở làng Hoàng Trù và sống ở đây cho đến 1895. Thân phụ Ngườ
là Nguyễn Sinh Sắc, từng đổ phó bảng. Thân phụ là Hoàng Thị Loan.
Người có một chị gái là Nguyễ Thị Thanh, anh trai là Nguyễn Sinh
Khiêm( tự là Tất Đạt ) và một người em trai là Nguyễ n Sinh Nhuận.
Người được sinh ra trong một gia đình nhà nho, quê hương có
truyền thống yêu nước căm thù giặc sâu sắc, trong hoàn cảnh nước mất
nhà tan, nhân dân cơ cực chịu nhiều sự áp bức bóc lột, quấy nhiễu, sát
hạch của thực dân Pháp. Đứng trước hoàn cảnh đó đã hình thành và thôi
thúc lòng yêu nước của Người.
2. Vai trò của Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc.
2.1 Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công.
Vai trò to lớn của Hồ Chí Minh đối với lịch sử dân tộc được thể
hiện qua vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam hay nói chính
xác hơn là Đảng chính là hiện thân của Hồ Chí Minh và được hiện thực
qua những thành quả mà nhân dân Viêt Nam đạt được: Tìm ra con
đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc- con đường cách mạng vô sản,
lập ra Đảng cộng sản việt nam là bước ngoặt mở ra nhiều thắng lợi oanh
liệt của dân tộc: Thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 và việc
thành lập nước việt nam dân chủ cộng hòa, thắng lợi của cuộc kháng
chiến oanh liệt để giải phong dân tộc và bảo vệ tổ quốc, thắng lợi của sự
nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội…
Tư tưởng chủ đạo trong các cuộc đấu tranh của hồ chi minh là kết
hợp cách mạng giải phóng dân tộc với cách mạng vô sản. Người đi theo
trào lưu chủ nghhax cộng sản do Marx và Engghen đề xuất vốn đang nổi
lên vào thời của Người. Người tiếp nhận tư tưởng của Lênin về vấn đề
thuộc địa, và xem đó là kim chỉ nan cho hành động và hoạt động sau này
cho mình.
Đảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn
luyện là độ tiên phong có tổ chức và là tổ cức cao nhất của giai cấp công
nhân và của dân tộc Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nan cho hành
động. Đảng ra đời và là người duy nhất lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ
năm 1930, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những thắng lợi vĩ đại,
những bước nhảy vọt mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam.
Cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945 thắng lợi lập nên nước Việt
Nam dân chủ cộng hòa. Thành công của cuộc Cách mạng tháng 8 năm
1945 và sự thành lập Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là sự kết
hợp của các tổ chức và lãnh đạo diễn ra trong vòng 15 năm kể từ sau khi
Đảng ra đời.
Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động phong trào dân tộc dân chủ
rộng lớn mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh.
Phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ
Tĩnh đã khẳng định trong thực tiễn vai trò lãnh đạo cách mạng của đảng
và sức mạnh của khối liên minh công nông. Phong trào đã khẳng định
đường lối chiến lược đề ra trong cương lĩnh cách mạng đầu tiên của
đanngr do Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh soạn thảo, được hội nghị
thành lập đảng nhất trí thông qua là đúng đắn, được quần chúng nhân
dân đón nhận. Quốc tế cộng sản đánh giá cao đóng
góp của phong trào cách mạng việt nam đối với phong trào cộng sản và
công nhân quốc tế, Đảng là bộ phận trwch thuộc quố tế cộng sản.
Sau phong trào đấu tranh quyết liệt chống đế quốc pháp và tay sai
những năm 1930 -1931 và của cuộc đáu tranh đày gian khổ và tổn thất
để bao vệ Đảng, duy trì tổ chức quần chúng cách mạng nhưng năm 1932
-1933, Đăng đã biết chuyển ngay sang đáu tranh đòi dân sinh, dân chủ
thời kỉ 1936-1939 khi tình hình trong nước và thế giưới có sự biến
chuyển mới. Trước nguy cơ chủ nghĩa phát xít và chiến tranh thế giưới
đang đe dọa toàn nhân loại, Đảng đã biết tập trung mũi nhọn cách mạng
vào đáu tranh chóng phản đọng thuộc địa, đò các quyền tự do dân chủ,
cơm áo và hào bình với các hình thức đấu tranh và ttor chức thích hợp,
chuẩn bị lực lượng cho đấu tranh gianhf chính quyền. Phong trào đấu
tranh ăn sâu, lan rộng trong quãng đại quần chúng. Đãng đã biết kết hợp
các hình thức đấu tranh công khai hợp pháp với ccacs hình thức bán hợp
pháp, bí mật trong cuộc đấu tranh một nước thuộc địa. Qua phong trào,
sự giác ngộ chính trị của quần chung được nâng cao. Đây là bước chuẩn
bị cho Đảng và nhân dân ta bước vào cuộc đấu trah quyết liệt trong
những năm 1939 -1945.
Khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Đảng ta đã chuyển hướng
chiến lược cách mạng, xác định cách mạng Việt Nam lúc này là cách
mạng giải phóng dân tộc, đánh đuổi phát xít Nhật, Pháp, giành độc lập,
tự do, là yêu cầu sống còn của dân tộc việt nbam, chuẩn bị khỡi nghĩa vũ
trang là nhiệm vụ trung tâm của Đảng và nhân dân ta. Chính nhờ sự
chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt
Nam, chuẩn bị khỡi nghĩa vũ trang là nhiệm vụ trung tâm của đảng và
của nhân dân ta. Chính nhờ sự chuẩn bị chu đáo đó trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc những năm 1939 -1945 và nắm bắt thời cơ lịch sử
một cách chính xác và kịp thời khi Nhật đã đâu hàng Đồng Minh, Đảng
đã phát đọng cuộc tổng khỡi nghĩa tháng 8 năm 1945.
Bằng cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945, nhân dân Việt Nam đã
đập tan xiềng xích nô lệ của thực dân gần 90 năm và chế độ quân chủ
chuyên chế để lập nên nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa – nhà nước
dân chủ nhân dân đầu tiêm ở Đông Nam châu Á. Đây là lần đầu tiên
trong lịch sử cách mạng giải phongds dân tộc ở một nước thuộc địa do
Đảng Cộng Sản lãnh đạo giành thắng lợi và nắm chính quyền trong cả
nước.
Thắng lợi của cách mạng tháng 8 năm 1945 và sự thành lập Nhà
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã khẳng địnhn trong thực tiễn
cách mạng dân tộc và khỡi nghĩa dân tộc của Hồ Chí Minh nêu ra trong
những năm 20 của thế kỷ XX và đường lối cứu nước giải phong dân tộc
của Đảng vạch ra là đúng đắn.
2.2. Chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ tổ quốc.
Sang thắng lợi của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ
tổ quốc. Vừa giánh được chính quyền về tay nhân dân chưa đầy một
tháng, ngày toàn thể dân tộc việt nam phai bắt đầu một cuộc chiến đấu
mới chống thực dân pháp, đế quốc Mĩ và các thế lực thù địch trong hơn
30 năm để giải phong dân tộc và bảo vệ Tổ quốc.
Với ý chí thà hi sinh tất cả chứ không chiu mất nước, nhất định
không chiu làm nô lệ”, Đảng đã phát động phong trào toàn dân tiến hành
cuộc kháng chiến chiến tranh giải phóng chống thực dân Pháp xâm lược
và can thiệp Mĩ 1945 -1954 giải phóng chống thực mà đỉnh cao là chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của
thực dân Pháp, giải phong một nữa đất nước, buộc thực dân Pháp phải
chấm dứt chiến tranh và lập lạo hòa bình ở Đông Dương trên cơ sở tôn
trọng quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia. Với chiến
thắng Điện Biên Phủ nhân dân ta là người đi tiên phoongtrong việc lầm
tan rẫ chủ nghĩa thực dân cũ, tạo ra bước nhảy vọt trong cuộc đấu tranh
của nhân dâm cacxs dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa thực dân giành
độc lập.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1954
-1975 đã chứng tỏ sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc chiến
đấu dưới ánh sáng của tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh: “ không
có gì quý hơn độc lập tự do!”. Thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến
chống Mĩ cứu nước đối với nước ta mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí
Minh lịch sử đã đánh bại hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược của Mĩ
đối với đất nước ta, buộc Mĩ phải rút quân, thừa nhận sự thất bại và
công nhận chủ quyền độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nhân
dân việt nam, tiến lên đánh cho mĩ cút đánh cho ngụy nhào, giải phóng
hoàn toàn miền nam, non sông thu về một khối, mở ra thời kì lịch sử
mới – cả nước quá độ lên nghĩa xã hội. thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam đã góp phần quan trọng vào
cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập
dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp va Mĩ trong hơn 30
năm chiến tranh đã khẳng định một chân lí lịch sử là một dân tộc đất
không rộng lắm, người không đông nếu có đảng cộng sản chân chính
lãnh đạo biết đề ra đường lối đúng, phát huy sức mạnh cuarkhoois đại
đoàn kết dân tộc, có phương thức tiến hành chiến tranh sáng tạo, được
sự ủng hộ của nhân dân thế giới hoàn toàn có thể chiến thắng bất cứ kẻ
thù xâm lược nào cho dù chúng có nhiều thủ đọan chiến tranh.
2.3. Trong sự nghiệp đổi mới.
Sang thắng lợi của trong sự nghiệp đổi mới vì mục tiêu dân giàu
nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh. Thắng lợi của nhân dân
ta sau 30 năm chiến tranh đánh bại các thế lực xâm lược mạnh nhất đã
đưa nhân dân ta vào một thời ki mới- ca nước quá độ lên chủ nghĩa xã
hội.
Quá độ lên chủ nghĩa xã hội xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc
hậu, kinh tế chậm phát triễn, cơ sở kĩ thuật nhỏ lẽ, manh mún đòi hỏi
phải phát huy nội lực qua nhiều bước đi cụ thể nhằm chuyển biến về
chất cho sự ra đời một hình thái kinh tế xã hội mới. trong bối cảnh phải
khắc phục nhiều khó khăn do hậu quả nhiều mặt của chiến tranh để lại,
Đảng và nhân dân ta lại phải đương đầu với cuộc chiến tranh ở hai đầu
biên giới phía bắc và nam làm cho tình hình kinh tế - xã hội, đã khó
khăn nay lại càng khó khăn hơn. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp trở
thành một lực cản lớn trên con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam.
Nguy cơ tụt hậu về kinh tế ngày càng xa so với các nước đang phát triễn
làm một thách thức lớn với dân tộc ta trên con đường phát triễn.
Trong khi đó các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô
ngày càng khủng hoảng trầm trọng dẫn đến sụp đổ đã tác động rất lớn
đến Việt Nam.
Với bản lĩnh chính trị vững vàng được tôi luyện qua thử thách
chiến đấu vì độc lập tự do , vì chủ nghĩa xã hội, Đảng cộng sản Việt
Nam đã kiên trì tìm và đề ra đường lối đổi mới.
Đường lối đổi mối của Đảng đề ra ở đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VI bao gồm đổi mới tư duy, lí luận, tư duy kinh tế và đổi mới tổ
chức cán bộ trong đó đổi mới kinh tế là trọng tâm.
Đường lối đổi mới vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công
băng dân chủ văn minh đã đáp ứng nhu cầu của quần chúng nhân dân,
được nhân dân đón nhận và thực hiện thành công.
Thắng lợi của sự nghiệp đôii mới của đảng ta đổi mới do Đảng ta
khởi xương ở Việt Nam đã đạt được những thành tựu bước đầu hết sức
cơ bản, hết sức quan trọng.
Thăng lợi của sự nghiệp đổi mới do Đảng Cộng Sản Việt Nam
khỡi xướng và lãnh đạo đã giành được thặng lợi quan trọng tạo tiền đề
vững chắc đưa dân tộc ta bước vào thế kỉ XXI.
Với những thăng lợi đã giành được trong thế kỉ XX đã đưa đất
nước ta từ một nước thuộc địa đã thành một quốc gia độc lâp, tự do, phát
triễn theo con đường xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ quốc tế rộng rãi, có
vị thế ngày càng quan trọng trong khu vực và thế giới. Nhân dân ta từ
thân phận nô lệ đã trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội.
Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã bước vào thời kì
vững mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa.
3. Cảm tưởng bản thân qua đợt học thực tế.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, hay còn gọi là Lăng Hồ Chủ tịch,
Lăng Bác, là nơi đặt thi hài của chủ tịch Hồ Chí Minh. Lăng Chủ tịch
Hồ Chí Minh được chính thức khởi công ngày 2 tháng 9 năm 1973, tại vị
trí của lễ đài cũ giữa Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã từng chủ trì các
cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29 tháng 8 năm 1975. Lăng gồm
3 lớp với chiều cao 21,6 mét, lớp dưới tạo dáng bậc thềm tam cấp, lớp
giữa là kết cấu trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành
lang, những cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột
vuông bằng đá hoa cương, lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp. Ở mặt
chính có dòng chữ: "Chủ tịch Hồ Chí Minh" bằng đá hồng màu mận
chín. Trong di chúc, Hồ Chí Minh muốn được hỏa táng và đặt tro tại ba
miền đất nước. Tuy nhiên, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam khóa III, với lý do theo nguyện vọng và tình
cảm của nhân dân, quyết định giữ gìn lâu dài thi hài Hồ Chí Minh để sau
này người dân cả nước, nhất là người dân miền Nam, khách quốc tế có
thể tới viếng.
Khu di tích Phủ Chủ tịch
Nhà sàn nơi Hồ Chí Minh làm việc tại Phủ Chủ tịch. Khu di tích
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, gọi tắt là Khu di tich phủ chủ
tịch tại Hà Nội, là nơi sống và làm việc lâu nhất trong cuộc đời hoạt
động cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 19 tháng 12 năm 1954 đến 2
tháng 9năm1969, được Bộ Văn hóa Thông tin ra Quyết định xếp hạng là
Khu di tích ngày 15 tháng 5 năm 1975.
Khu đất này nguyên là phần đất phía tây bắc của Hoàng thành
thuộc Kinh thành Thăng Long xưa. Khi Pháp xâm lược Việt Nam, sau
khi chiếm xong miền Bắc đã chọn Hà Nội làm trung tâm đầu não cho
toàn bộ Đông Dương và Phủ toàn quyền Đông Dương được xây dựng
trên mảnh đất này. Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, nơi
này được chọn là nơi làm việc của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà
nước, đồng thời là nơi sống và làm việc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi
đây cũng là nơi Hồ Chí Minh đã qua đời.
Tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng gặp nhiều đoàn
khách là đại biểu của các chính đảng, đoàn thể, tôn giáo; đại biểu của
công nhân, nông dân, trí thức, quân đội; đại biểu của đồng bào các dân
tộc thiểu số; đại biểu của người dân Miền Nam Việt Nam và quân nhân
thuộc Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam (ở Việt Nam gọi tắt là
"đồng bào chiến sĩ miền Nam")
Cũng tại nơi đây, ông còn tiếp những người là đại biểu những
người Việt sống ở nước ngoài về thăm Việt Nam; đại biểu của các đội
thiếu niên, đoàn thanh niên, hội phụ nữ
Vì Hồ Chí Minh rất yêu quý các thiếu niên nhi đồng nên ngày 9
tháng 2 năm 1955 ông đã mở cửa Phủ Chủ tịch cho các thiếu niên đến
vui chơi, từ đó các thiếu nhi có nhiều dịp được vào đây thăm ông. Ông
còn tổ chức nhiều triển lãm tranh thiếu nhi tại đây.
Nhà họp Bộ Chính trị tại Phủ Chủ tịch.
Sau khi Hồ Chí Minh qua đời, khu Phủ Chủ tịch trở thành khu di
tích lịch sử. Nhiều khách du lịch tại Việt Nam và khắp thế giới đến thăm
khu di tích này.
Khi Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh được thành lập ngày 12 tháng 9
năm 1977, khu này nằm dưới sự quản lý của Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Ngày 6 tháng 11 năm 1992, Khu di tích Phủ Chủ tịch được tách ra khỏi
Bảo tàng Hồ Chí Minh và trực thuộc Bộ Văn hóa Thông tin.
Tổng thể khu di tích rộng hơn 14 hécta, trong đó diện tích được xếp
hạng là 22.000 m², bao gồm 16 công trình, công trình đã tồn tại lâu nhất
là hơn 100 năm và gần nhất là hơn 40 năm. Một số công trình có giá trị
lớn trong khu di tích:
• Nhà sàn Hồ Chí Minh, phục chế theo nhà sàn, nơi Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã ở từ ngày 18 tháng 5 năm 1958 đến ngày 17 tháng 8 năm
1969.
Ngôi nhà sàn này được dựng lại theo nguyên mẫu năm 1969, sau
khi Hồ Chí Minh qua đời. Năm 1969, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã
mua gỗ về làm một ngôi nhà sàn đồng dạng dựng trên nền cũ tại
Hà Nội, còn nhà sàn gốc được cất giữ bảo quản trong kho
[1]
.
• Nhà 54, nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ ngày 19
tháng 12 năm 1954 đến ngày 18 tháng 5 năm 1958. Sau khi chuyển
về sống ở Nhà sàn, hàng ngày ông vẫn đến đây ăn cơm và sử dụng
các phương tiện vệ sinh cá nhân.
• Phòng họp Bộ Chính trị, nơi quyết định cuộc Tấn công và nổi dậy
Xuân 1968.
• Nhà 67, nơi họp Bộ Chính trị, cũng là nơi Hồ Chí Minh dưỡng
bệnh và qua đời.
• Giàn hoa Phủ Chủ tịch, nơi Hồ Chí Minh thường tiếp khách.
• Nhà bếp A và nhà bếp B.
• Nhà Thủ tướng.
• Nhà ký sắc lệnh.
• Đường Xoài, con đường mà Hồ Chí Minh thường đi bách bộ sau
giờ làm việc và tập thể dục buổi sáng.
• "Đường mòn Hồ Chí Minh", con đường mà Hồ Chí Minh luyện tập
với mong muốn có đủ sức vào thăm người dân miền Nam Việt
Nam trong những năm cuối đời.
• "Ao cá Bác Hồ" với diện tích 3.320 m², sâu 3 m, có nhiều loài cá
được thả tại đây.
Ngoài ra, khu vườn tại đây có 161 loài thực vật thuộc 54 họ thực vật,
trong đó có 58 loài có nguồn gốc nước ngoài.
Với những cống hiến to lớn của Người cho lịch sử dân tộc Việt
Nam, nhân dân Việt Nam đã tưởng nhớ công ơn của Người, thông qua
xây dựng các khu tưởng niệm: Xây dựng lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh,
Bảo tàng Hồ Chí Minh, Khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh…
Tại Việt Nam, Người được xem là nhân vật chính trong công cuộc
giải phóng dân tộc. Đối với nhiều người, Người được xem là một nhà
yêu nước đã vận dụng chủ nghĩa Marx-Lênin vào công cuộc giải phóng
dân tộc thoát khỏi ách thực dân và đế quốc. Tính giản dị và kiên cường
của Người được nhiều người kính mến. Giáo sư David Thomas cho
rằng: “Chính viễn kiến của ông, sự hy sinh, tính bền bỉ và sự lãnh đạo
của Người trong một nước nghèo nàn và lạc hậu đã thúc đẩy người Việt
Nam đứng dậy, đánh thắng thục dân Pháp và quân đội Mĩ”. Cũng chính
giáo sư này đã xem Người là một nhân vaatjtrong thời kì phục hưng, là
người nói giỏi không ít ngoại ngữ, lại còn viết thơ bằng chữ hán.
Nhiều người dân Việt Nam yêu quý Người, gọi Người bằng cái tên
thân mật Bác Hồ. Trong văn thơ, ông còn gọi là “Người cha già của dân
tộc”. Một số dân tộc thiểu số đã lấy họ Hồ vì yêu quý Người. Người
được thờ tại nhiều nơi, nhiều gia đình Việt thờ cúng, cũng như tại nhiều
gia đình Việt Kiều ở Thái Lan, Lào…và một số gia đình ở các nước khác
như Nauy.
Là một người lãnh đạo cuộc đấu tranh của Việt Nam giành được
độc lập khỏi chế độ thực dân Pháp, ông lại không phải là một nhà dan
tộc cực đoan. Điều này được thể hiện qua nhận định tích cực về Người
của nhiều người ngoại quốc. Trong một hội thảo “ di sản Hồ Chí Minh
trong thời đại ngày nay”, Ahn Kyong Hwan – một giáo sư tiến sĩ của
trường Đại học Chosun (Đại hàn dân quốc) nói: “ Hồ Chí Minh có thể
có những mặt khác nhau về mặt tư tưởng hay tôn giáo so với các vĩ
nhân khác trên thế giới nhưng nhân cách của Người thì đáng để mọi
người trên thế giới tôn kính…Những nhà lãnh đạo chính trị trên thế giới
phải noi gương tinh thần yêu nước, yêu dân tộc, yêu đồng bào vĩ đại của
Người”. Với chiến thắng Điện Biên Phủ, Người được mọi người kính
trọng và được coi là tấm gương sáng cho cuộc giải phóng tại đất nước
họ.
Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc, phủ toàn quyền
Đông Dương bên Cạnh Quảng trường Ba Đình, nơi ông đã đọc Tuyên
ngôn độc lập được chọn là nơi làm việc cảu Đảng, Nhà nước và đồng
thời là nơi ở, nơi làm việc của Chủ tịch nước. Từ đó trở đi, nơi đây trở
thành Khu di tích Phủ tịch. Khu này là nơi sống và làm việc lâu nhất
trong cuộc đời hoạt động cách mạng của ông – từ 19 tháng 12 đến tháng
2 năm 1969 ( đây cũng là khoãng thời gian Người có những đóng góp to
lớn cho lịch sử Việt Nam).
Bảo tàng Hồ Chí Minh tại Hà Nội là khu tưởng niệm về Hồ Chí
Minh lớn nhất tại Việt Nam. Tại các thành phố khác cũng có các bảo
tàng, nhà lưu niệm về ông, đặt tại những địa điểm ông đã từng sống và
làm việc. Nổi bật nhất là bến Nhà Rồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, nơi
Người bước chân xuống tàu đô đốc Latouche ra đi tìm đường cứu nước,
và nhà tưởng niệm về Hồ Chí Minh, chẳng hạn như ở Pháp. Ngoài ra
còn có nhiều khu tưởng niệm, tượng đài và bia tưởng niệm. Tại Việt
Nam, Hồ Chí Minh còn được thờ trong một số đền, chùa và gia đình.
Tên Người còn được đặt cho các giải thưởng và huân chương cao
quý nhất của Nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam: Huân
chương Hồ Chí Minh là huân chương bậc nhì của Nhà nước Việt Nam;
Giải thưởng Hồ Chí Minh dành cho những cống hiến trong các linh vực
khoa học và công nghệ, “ Cháu ngoan Bác Hồ” là danh hiệu dành cho
các cháu thiếu nhi có thành tích cao trong học tập và hoạt động xã hội.
Tên Người còn được đặt cho hai tổ chức chính trị của thanh niên Việt
Nam: Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn thanh niên Cộng
Sản Hồ Chíu Minh.
4. Ảnh hưởng của Hồ Chí Minh ở Việt Nam ngày nay
Tại Việt Nam, hình ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là
một tấm gương sáng ngời về đạo đức, một nhân cách cao thượng, được
coi là một thần tượng. Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca
ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng Sản Việt
Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng
Cộng Sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức
Hồ Chí Minh
Mỗi năm chính quyền và Đảng bộ đều tổ chức các cuộc thi “ học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho nội bộ lẫn quần
chúng. Ngoài những lời phát biểu của chính Hồ Chí Minh và hình vẽ,
hình chụp của ông, những câu nói vầ khẩu hiệu tuyên truyền có thể đọc
được ở mọi nơi: “ Đời đời nhớ ơn Bác Hồ vĩ đại”, “ Sống, chiến đấu, lao
động và hộc tập theeo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “ Chủ tịch Hồ
Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”…
5. Kết luận
Là nhà lãnh đạo được nhiều người ngưỡng mộ và tôn sùng, lăng
của Người được xây dựng tại Hà Nội, nhiều tượng đài của ông được đặt
ở khắp nơi trên Việt Nam. Người được thờ cúng ở một số đền thờ và
chủa ở Việt Nam. Người đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ và nhà báo
với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng
Nga và tiếng Anh. Là một nhà lãnh đạo nổi tiếng ở Đông Nam Á, Người
đã kết hợp chủ nghĩa Marx với chủ nghĩa dân tộc Việt Nam.
Ông được xem là một danh nhân không chỉ của dân tộc Việt Nam
mà còn của thế giới. UNESCO đã tôn vinh Người là “ Anh hùng giải
phống dân tộc, danh nhân văn hóa”, và khuyến nghị các thành viên tổ
chức kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Người do các đóng góp quan trọng
của Hồ Chủ tịch trong các lĩnh vực văn hóa, giáo dục , nghệ thuật, và
Người đã giành cả cuộc đời cho sự nghiệp giải phóng nhân dân Việt
Nam, đóng góp cho cuộc đấu tranh chung vì hòa bình, độc lập dân tộc,
dân chủ và tiến bộ xã hội của các dân tộc trên thế giới. Tuần báo Time
của Hoa Kì đã bình chọn Người là mọt trong 100 danh nhân có sức ảnh
hưởng lớn nhất trong thế kỉ XX, tờ báo này đã nhận định Người đã góp
phần làm thay đổi diện mạo hành tinh chúng ta trong thế kỉ XX. Ngày
15 thang 10 năm 2010, tờ bào Time cũng đã bình chọn Hồ Chí Minh là
một trong 10 tù nhân chính trị nổi chiến đấu cho tự do.
Nhằm tôn vinh Người, năm 1976, kì họp quốc hội đầu tiên sau
ngày Việt Nam được thống nhất đã quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn
thành Thành phố Hồ Chí Minh. Chiến dịch quân sự xảy ra trên thành
phố này, kết thúc chiến tranh Việt Nam cũng mang tên Chiến dịch Hồ
Chí Minh.