Tải bản đầy đủ (.doc) (198 trang)

Tai lieu tap huan TTCM THCS - THPT 2011

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.65 MB, 198 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
CỤC NHÀ GIÁO VÀ CÁN BỘ QUẢN LÝ CƠ SỞ GIÁO DỤC
CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC TRUNG HỌC
TÀI LIÊU TẬP HUẤN
CÔNG TÁC TỔ TRƯỞNG CHUYÊN MÔN
CÁC TRƯỜNG THCS, THPT
HÀ NỘI, 7-2011
1
BAN SOẠN THẢO
1. Ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục NG&CBQLCSGD - Chủ biên
2. Bà Nguyễn Thị Minh Phương, NCVCC Viện KHGD Việt Nam - Đồng chủ biên
3. Ông Lê Trần Tuấn, Chuyên viên chính Vụ Giáo dục Trung học.
4. Bà Trần Thị Minh Hằng, Trưởng khoa Quản lý giáo dục Học viện Quản lý giáo dục
5. Bà Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Phó Trưởng khoa Quản lý giáo dục Học viện QLGD
6. Bà Vũ Thị Ngọc Anh, NCVC Viện Khoa học giáo dục Việt Nam
7. Ông Phạm Quang Huân, Phó Viện trưởng Viện NCSP -Trường ĐHSP Hà Nội
8. Bà Trần Thị Hải Yến, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú, Hà Nội
9. Ông Phạm Tuấn Anh, Trưởng phòng CBQLCSGD Cục NG&CBQLCSGD
10. Ông Nguyễn Đức Luyện, Chuyên viên chính Cục NG&CBQLCSGD
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
2
Bộ Giáo dục và Đào tạo Bộ GD&ĐT Đại học sư phạm ĐHSP
Sở Giáo dục và Đào tạo Sở GD&ĐT Cao đẳng sư phạm CĐSP
Phòng Giáo dục và Đào
tạo
Phòng GD&ĐT Trang Tr
Giáo viên GV Học sinh HS
Cán bộ quản lý giáo dục CBQLGD Trung học cơ sở THCS
Hướng dẫn viên HDV Trung học phổ thông THPT
Học viên HV Giáo dục GD
Kế hoạch KH Đồng chí Đ/c


Tổ chuyên môn TCM Tổ trưởng chuyên môn TTCM
Kế hoạch cá nhân KHCN Trắc nghiệm khách
quan
TNKQ
Kế hoạch chuyên môn KHCM Phương pháp dạy học PPDH
Chương trình CT Sách giáo khoa SGK
Giáo dục phổ thông GDPT Phổ thông PT
Nhà xuất bản Nxb Công nghệ thông tin CNTT
Giáo viên chủ nhiệm GVCN Dạy học DH
Phương pháp PP
MỤC LỤC
Trang
Bảng kê các chữ viết tắt 2
Lời nói đầu 5
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục – quản lý nhà
trường
7
Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong
trường trung học
51
I. Mục tiêu 51
3
1. Mục tiêu chung 51
2. Mục tiêu cụ thể 51
II. Nội dung 51
1. Khái quát về quản lý, lãnh đạo, quản lý giáo dục 51
2. Khái quát về trường THCS và THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân 54
3. Tổ chuyên môn trong trường THCS và THPT 58
4. Tổ trưởng chuyên môn và quản lý tổ chuyên môn 60
Chuyên đề 2. Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn

I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. Nội dung
1. Những vấn đề chung xây dựng kế hoạch tổ chuyên môn
2. Xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học của tổ chuyên môn
3. Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch chuyên môn cá nhân
4. Một số kỹ thuật có thể vận dụng hiệu quả vào việc xây dựng KHTCM và
KHCN
5. Thực hành tổng hợp: Xây dựng kế hoạch năm học của tổ chuyên môn
Chuyên đề 3. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động
dạy học trong trường tung học
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. Nội dung
1. Hoạt động dạy học và chương trình giáo dục phổ thông
2. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý dạy học
3. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của tổ trưởng chuyên môn
Chuyên đề 4. Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển
chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên trong trường trung học
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu chung
2. Mục tiêu cụ thể
II. Nội dung
1. Vai trò của tổ trưởng chuyên môn trong việc phát triển chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên
2. Những yêu cầu về đội ngũ giáo viên của trường THCS, THPT
3. Quản lý phát triển chuyên môn nghiệp vụ cho GV trong tổ chuyên môn
4. Kiểm tra, đánh giá giáo viên

Hướng dẫn triển khai tập huấn ở địa phương
4
LỜI GIỚI THIỆU
Ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, tổ chuyên môn đóng một vai
trò hết sức quan trọng trong việc chuẩn bị các điều kiện thực hiện các hoạt động dạy - học
trong nhà trường. Người tổ trưởng chuyên môn được ví như “cánh tay nối dài của Lãnh
đạo nhà trường”, trực tiếp điều hành các công việc cụ thể trong hoạt động dạy - học.
Công tác lãnh đạo, quản lý của tổ trưởng chuyên môn là một trong những yếu tố quyết
định đến hiệu quả hoạt động của tổ chuyên môn, góp phần quan trọng đến chất lượng giáo
dục của các nhà trường.
Trong những năm qua, vấn đề bồi dưỡng tăng cường năng lực cho đội ngũ hiệu
trưởng, phó hiệu trưởng và giáo viên trong các nhà trường đã được Bộ Giáo dục và Đào
tạo hết sức quan tâm. Tuy nhiên, đối với đội ngũ tổ trưởng chuyên môn thì chưa có sự
quan tâm thỏa đáng, chưa có những tài liệu mang tính đặc thù để tập huấn bồi dưỡng.
Trước yêu cầu thực tiễn hiện nay, việc bồi dưỡng tăng cường năng lực quản lý cho tổ
trưởng chuyên môn là vấn đề cấp thiết, là một trong những giải pháp có tính đột phá nâng
cao chất lượng dạy - học ở các nhà trường nói chung và trường trung học nói riêng.
5
Nhận thức được tầm quan trọng đó, ngày 19 tháng 5 năm 2011, Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch số 242/KH-BGDĐT triển khai tập huấn bồi dưỡng
cốt cán các tỉnh, thành phố về công tác của tổ trưởng chuyên môn trong trường THCS,
THPT với mục tiêu: Bồi dưỡng cho cốt cán cấp tỉnh, thành phố về kiến thức, kỹ năng
công tác tổ trưởng chuyên môn trường THCS, THPT; hướng dẫn đội ngũ cốt cán cấp
tỉnh, thành phố tiếp tục triển khai bồi dưỡng cho giáo viên làm công tác tổ trưởng chuyên
môn ở trường THCS, THPT.
Thực hiện Kế hoạch trên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai tổ chức xây dựng
tài liệu tập huấn với tiêu đề: “Tài liệu tập huấn tổ trưởng chuyên môn trong trường
trung học cơ sở, trung học phổ thông”. Tài liệu được mở đầu là nội dung “Quán triệt
tư tưởng Hồ Chí Minh vào dạy học – giáo dục- quản lý nhà trường” cùng 4 chuyên
đề:

1. Chuyên đề 1: Những vấn đề chung về quản lý tổ chuyên môn trong trường
trung học
2. Chuyên đề 4: Xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn
3. Chuyên đề 2: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý hoạt động dạy
học trong trường trung học
4. Chuyên đề 3: Tổ trưởng chuyên môn với công tác quản lý phát triển chuyên
môn, nghiệp vụ cho giáo viên trường trung học
Các chuyên đề nêu trên cố gắng bao quát kiến thức, kỹ năng quản lý chủ yếu của
TTCM ở trường THCS, THPT. Tài liệu được trình bày đan xen, kết hợp giữa lý thuyết và
tổ chức các hoạt động nhằm tăng cường tối đa khả năng vận dụng, thực hành của các học
viên tham gia tập huấn. Tài liệu được biên soạn bởi tập thể tác giả có nhiều kinh nghiệm
từ các cơ quan: Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Học viện Quản lý giáo dục, Trường
ĐHSP Hà Nội và đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục của một số trường
THCS, THPT trong toàn quốc. Tài liệu đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp quí báu của
các nhà khoa học, các nhà giáo và các CBQL có bề dày kinh nghiệm ở các Sở GD&ĐT,
các trường THCS, THPT.
Các tác giả dù đã có nhiều cố gắng, song trong sự vận động phát triển không ngừng
về khoa học quản lý và thực tiễn giáo dục của trường THCS, THPT, chắc chắn tài liệu
chưa đáp ứng được mọi nhu cầu của đội ngũ TTCM, đồng thời khó tránh khỏi thiếu sót.
Trong quá trình triển khai, Hội đồng biên soạn mong tiếp tục nhận được những ý
kiến đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý thực tiễn và học viên để bổ
sung, điều chỉnh tài liệu thêm hoàn thiện và hữu ích.
Hội đồng biên soạn chân thành cảm ơn mọi ý kiến đóng góp cho việc nâng cao chất
lượng của tài liệu.
6
HỘI ĐỒNG BIÊN SOẠN
QUÁN TRIỆT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
VÀO DẠY HỌC - GIÁO DỤC - QUẢN LÝ NHÀ TRƯỜNG
I. HỒ CHÍ MINH NHÀ GIÁO DỤC KIỆT XUẤT CỦA NHÂN DÂN VÀ THỜI ĐẠI
Bác Hồ được UNESCO tôn vinh là Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn

hoá thế giới. Ông Hans D'orvin - P.Tổng Giám đốc UNESCO (đương nhiệm) gọi Hồ Chí
Minh là người thày của Văn hoá hoà bình. Hồ Chí Minh cũng là nhà giáo dục kiệt xuất
của nhân dân, thời đại. Người đã để lại cho nhân dân ta, đội ngũ người làm công tác giáo
dục hiện nay và mai sau kho tàng vô giá những tư tưởng giáo dục cách mạng, bao quát
nhiều lĩnh vực của sự nghiệp đào tạo lớp người mới của dân tộc.
Không chỉ là nhà tư tưởng giáo dục, Người còn là nhà quản lý giáo dục thực tiễn,
nhà sư phạm tài năng, mẫu mực, trong sáng của một nhân cách vô cùng cao đẹp, những
cử chỉ giáo dục nhân đạo hết lòng vì người học, tấm gương sáng về "Học không biết chán,
dạy người không biết mỏi".
7
Tư tưởng giáo dục của Người định hình cho triết lý phát triển giáo dục Việt Nam
ngay những ngày đầu thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Nó bao quát cả năm
cấp độ: Nền giáo dục, Hệ thống giáo dục quốc dân, Nhà trường, Bài học và Nhân cách.
Tư tưởng này vừa kế thừa tinh hoa văn hoá của dân tộc, vừa thâu góp tinh hoa văn hoá
của thời đại, hướng tới việc xây dựng và phát triển một nền giáo dục Việt Nam toàn dân
quán triệt các mục tiêu: Dân chủ, Nhân văn, Hiện đại, một nền giáo dục làm "Phát triển
hài hoà những năng lực sẵn có" của thế hệ trẻ Việt Nam. Do tư tưởng giáo dục của Người,
đất nước từ chỗ 95% nhân dân còn mù chữ thành đất nước có sức mạnh văn hoá làm thất
bại hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
Bước vào thiên niên kỷ mới, UNESCO từng có khuyến cáo: "Quốc gia nào,
cộng đồng nào coi nhẹ giáo dục hoặc không biết cách làm giáo dục thì đều lạc hậu và
điều này còn tồi tệ hơn là sự phá sản".
Tư tưởng giáo dục của Bác Hồ là di sản vô giá cho các thế hệ người Việt Nam
nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục và làm giáo dục hiệu quả.
Tư tưởng này luôn luôn là kim chỉ nam cho việc thực hiện công cuộc đổi mới giáo
dục, chiến lược giáo dục chiến lược con người để đất nước vững bước hoàn thành công
nghiệp hoá - hiện đại hóa và thực hiện sự hội nhập quốc tế.
II. TẤT THÀNH - ÁI QUỐC - CHÍ MINH : NẾP NHÀ - LẬP CHÍ - THÂN DÂN
1. Câu đối ngày Bác đi xa
Câu chuyện sau đây thường được kể lại: Ngày Bác đi xa, Sài Gòn còn nằm trong

vòng kìm kẹp của Mỹ - Thiệu. Cần thông báo cho đồng bào, nhưng công khai thì không
được. Một bộ phận kẻ thù của cách mạng tuy kính nể Bác nhưng bọn đầu sỏ còn ngoan
cố. Một tờ báo Sài Gòn đã cho đăng đôi câu đối sau:
Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất
Minh tinh quang vũ trụ, Á Âu hào kiệt thị vô song.
Cái hay của đôi câu đối là chữ đầu của vế trên và vế dưới khớp lại thành tên Bác:
"Chí Minh" và nội dung là tổng kết đánh giá sự nghiệp vĩ đại của Bác:
Chí khí quyện vào sông núi, anh hùng xưa nay hiếm có ai như Người
Ngôi sao sáng này bừng trong vũ trụ, hào kiệt từ Á sang Âu khó người nào sánh
nổi.
Tác giả đôi câu đối còn khuyết danh. Có người nói một nhân sĩ Sài Gòn tưởng nhớ
Bác, lại có tài liệu cho rằng đó là lời viếng Bác của lãnh tụ một nước lớn, bạn thân thiết của
Bác.
8
Ở thời điểm tháng 9-1969, đọc đôi câu đối trên, đồng bào ta tự hào về Bác, quý trọng
tấm lòng và tài năng tác giả viết được hai vế đối hay, hàm súc, song cứ nghĩ liệu nhân loại
này, thế giới này có đồng thuận với sự ca ngợi đó không? Điều này đã sớm được giải đáp:
Trên hành tinh này biết bao bạn bè đồng chí dù có thế vị khác nhau đều công nhận: Hồ Chí
Minh là Anh hùng giải phóng dân tộc, là con người tiêu biểu cho Nhân đạo và Nhân loại, là
nhân cách của thời đại. Bác là lãnh tụ Cộng sản duy nhất được tôn vinh là Danh nhân văn hoá
thế giới.
Mỗi cán bộ giáo dục chúng ta vô cùng tự hào phấn khởi vì Bác trên con đường
cứu nước giải phóng dân tộc, lúc khởi thuỷ là một nhà giáo - thầy giáo Nguyễn Tất
Thành. Bác sĩ Nguyễn Kính Chi, nhân sĩ đáng kính là học trò của Bác tại trường Dục
Thanh (trường giáo dục thanh niên) đã kể lại trong hồi ký của mình:
"Trên bờ phía nam của sông Phan Thiết, cách cửa biển chừng vài cây số lúc bấy
giờ có mấy ngôi nhà nho nhỏ lợp ngói âm dương, chung quanh không tường không vách
chỉ có những song gỗ lưa thưa, những hôm trời nồm gió biển thổi vào mát rượi. Đó là
trường học Dục Thanh của Hội Liên thành. Trường và Hội đều đã được lập ra trong
phong trào Duy Tân mấy năm trước. Trong hoàn cảnh hồi bấy giờ, đó là hành động yêu

nước nhằm mở mang dân trí khuyến khích thực nghiệp.
Trường dạy cả chữ Hán, chữ Pháp và chữ Quốc ngữ cho khoảng sáu, bảy mươi
học sinh từ lớp tư đến lớp nhất. Thầy Thành dạy chữ Pháp và chữ Quốc ngữ cho lớp ba và
lớp tư. Thầy Thành ở đấy được bảy, tám tháng. Bỗng một buổi sáng thứ hai vào khoảng
tháng 10 năm 1911 có tin thầy đã bỏ đi và không cho ai biết. Học sinh rất xôn xao. Người
nào cũng tiếc không những vì thầy dạy chu đáo mà còn vì ai nấy đều cảm thấy người thầy
này dạy học không chỉ vì kiếm sống mà còn vì cái lẽ gì khác".
2/. Nếp nhà - Lập chí - Thân dân
Từ thầy giáo Nguyễn Tất Thành đến nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, đồng chí
Vương, Lý Thụy, ông Chín và rồi lãnh tụ Hồ Chí Minh trong bất cứ hoàn cảnh nào, địa
điểm nào, Bác cũng thực hiện: Cách mạng là giáo dục, giáo dục phục vụ cách mạng.
Bác là Anh hùng giải phóng dân tộc - Danh nhân văn hoá thế giới vì Người đã
thâu góp và phát triển tinh hoa của dân tộc, thời đại.
Song để đi đến sự thâu góp này thì khởi nguyên Bác được thừa hưởng một "Nếp
nhà", nhân tố quan trọng tạo nên tính cách một con người, cái khắc tạo vào con người
những nguyên tắc sống cơ bản để nên người, thành người.
Chú bé Nguyễn Sinh Cung và sau này người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã được
nuôi dưỡng trưởng thành trong một gia đình hấp thu những điều cao đẹp của Nho gia phương
Đông.
9
Từ năm 1923, Bác từng tâm sự với nhà thơ Xôviết Ôxíp Mandenxtam: "Tôi xuất
thân từ một gia đình nhà Nho Việt Nam. Bên nước tôi những gia đình như thế thanh niên
đều theo học đạo Khổng".
Khi khai lý lịch với tư cách đại biểu tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản (1935) tại
Matxcơva ở mục thành phần gia đình, Bác đã không ngần ngại ghi "Nhà nho".
"Nhà nho" ở gia đình Nguyễn Tất Thành ứng xử theo nguyên tắc:
"Khiêm - Cung - Tín - Mẫn - Huệ"
(Khiêm tốn, Cung kính, Trung tín, Cần mẫn, Huệ ái)
Không phải ngẫu nhiên mà hai anh em Bác đã được ông ngoại đặt tên cho là
Nguyễn Sinh Khiêm - Nguyễn Sinh Cung. Phải chăng cụ Hoàng Đường đã gửi vào các

cháu niềm kỳ vọng "Khiêm - Cung" sẽ là lý tưởng hành động sống của các cháu trong
cuộc đời.
"Nhà nho" trong gia đình Bác được thấm nhuần nguyên tắc Tu thân và Xử thế:
*/ "Phú quí bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất"
(Giàu sang không thể quyến rũ
Nghèo khổ không thể chuyển lay
Uy vũ không thể khuất phục)
*/ "Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu"
(Trợn mắt xem khinh ngàn lực sĩ
Cúi đầu làm ngựa trước nhi đồng)
Trong diễn văn bế mạc Đại hội Đảng lần thứ 2 tại chiến khu Việt Bắc năm 1951,
những ý tưởng trên đây của Mạnh Tử, Lỗ Tấn đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh
với các đồng chí của mình.
"Nếp nhà" mà Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành lớn lên là "Nếp nhà" với:
"Gia đạo nhân văn
Gia phong trong sáng
Gia pháp nghiêm minh
10
Gia giáo nền nếp
Gia cảnh thuận hoà"
Từ "Nếp nhà" này chú bé Nguyễn Sinh Cung đã bộc lộ cái "chí" của mình từ lúc 5
tuổi:
"Con siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con"
(Thơ Con Đường)
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn

(Thơ Biển)
Từ ông ngoại và cha, chú sớm hấp thụ tinh hoa trong "Tứ thư" của Nho gia, rồi
"Minh tâm bảo giám", "Ấu học ngũ ngôn thi" với các thông điệp:
"Nhất sinh hành thiện
Thiện do bất túc
Nhất nhật hành ác
Ác tự hữu dư"
(Một đời làm điều thiện
Mà điều thiện chưa đủ
Một ngày làm điều ác
Thì điều ác đã thừa)
(Minh Tâm bảo giám)
Đạc sơn thông đại hải
Luyện thạch bồ thanh thiên
Thế thượng vô nan sự
Nhân tâm tự bất kiên
(Đào núi lấp biển
Luyện đá vá trời
Mọi điều không có gì khó cả
Chỉ sợ con người không đủ kiên nhẫn)
11
(Ấu học ngũ ngôn thi)
Các ý tưởng này đã truyền vào tâm thức Nguyễn Sinh Cung, để rồi sau này trên
bước đường hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã có những lời tự sự hoặc lời khuyên thanh
niên:
"Thiện ác nguyên lai vô định tính
Đa do giáo dục đích nguyên nhân"
(Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên)
"Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí cũng làm nên"
Trên con đường lập chí, Nguyễn Tất Thành đã được thân sinh - ông Bảng Sắc
trang bị cho một vốn tri thức nền tảng. Khi ở Huế dù gia cảnh khá thanh bần, song ông
Bảng Sắc đã mua tân thư cho các con đọc để họ sớm có nhận thức mới. Trạc tuổi 13,
Nguyễn Tất Thành đã làm quen với các từ "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" và anh đã có chí
hướng tìm đến cội nguồn các phạm trù này.
Nhà nghiên cứu Kôbêlép người Nga kể lại:
"Qua tác phẩm "Thú tội" của Rousseau, Thành biết được rằng chàng thanh
niên Rousseau trước khi trở thành nhà khai sáng vĩ đại đã có tới mười năm lưu lạc
trên các nẻo đường của các nước châu Âu và ông đã học được nhiều ở một ngành
khoa học quan trọng và cũng là khó khăn nhất - khoa học về cuộc sống".
Thành nung nấu chí "vượt biển" tìm đến các con đường mà Rousseau đã đi - Anh
tâm sự với nhà thơ Ôxíp Mandenxtam:
"Lần đầu tiên vào tuổi 13 tôi đã nghe những từ: Tự do, Bình đẳng, Bác ái. Đối
với chúng tôi bấy giờ thì người da trắng nào cũng đều là người Pháp cả. Thế là tôi
muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau cái từ ấy.
Nhưng trong các trường bản xứ, bọn Pháp dạy như vẹt. Chẳng những chúng tôi
không được phép đọc các nhà văn mới, mà thậm chí còn bị cấm đọc cả Rousseau và
Montesquieu. Phải làm sao đây? Tôi quyết định đi ra nước ngoài. Tôi lần mò đến tận
bờ biển và thế là tôi đã ra đi. Năm ấy tôi hai mươi mốt tuổi".
Đỉnh cao kiến thức trong hành trình lập chí của Nguyễn Ái Quốc là sự giác ngộ
Chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên trong hành trình đi tới đỉnh cao này Nguyễn Ái Quốc
12
luôn luôn biết trau chuốt các giá trị của đạo Khổng và tiếp nhận tinh hoa của các nguồn
ánh sáng khác rồi gộp bội chúng lại, tìm ra cho bản thân mình, dân tộc mình con đường
giải phóng.
Bác từng khuyên các đồng chí của mình:
"Chúng ta, người Việt Nam, hãy tự học, tự tu dưỡng bằng cách đọc các tác

phẩm của Khổng Tử và hãy nghiên cứu về cách mạng trong các tác phẩm của Lênin".
(Phát biểu trên báo Thanh niên Quảng Châu số 80, ngày 20/02/1927)
Cuốn Hồ Chí Minh truyện do Nhà xuất bản Tam liên Thượng Hải ấn hành năm
1949 đã ghi lại nhận thức của Bác:
"Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo của Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó thích hợp với điều
kiện nước ta.
Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có ưu điểm chung đó sao.
Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu
hôm nay họ còn sống trên đời này, nếu họ họp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định
chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy". (Sđd tr 91)
Nguyễn Ái Quốc khẳng định từ năm 1921:
"Đức Khổng vĩ đại đã khởi xướng nền đại đồng và thuyết giải quyền bình đẳng
về của cải. Ngài nói tóm tắt là: Nền hoà bình trên thế giới chỉ nảy nở từ một nền đại
đồng trong thiên hạ. Người ta không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng. Sự công
bằng sẽ xoá bỏ sự nghèo khổ" (1, 35). Sau này năm 1927, trên báo Thanh niên, Người
nhấn mạnh: "Nếu Khổng Tử còn sống ở thời đại chúng ta thì chắc hẳn bậc vĩ nhân ấy
sẽ sớm tuỳ thời biến dịch và sẽ nhanh chóng trở thành người kế tục xứng đáng của
Lênin".
Năm 1950, trong Hội nghị bàn về công tác huấn luyện tại chiến khu Việt Bắc, Hồ
Chí Minh đã cho treo song song thông điệp của Khổng Tử với lời dạy: "Học nhi bất yếm,
giáo nhân bất quyện" mà Người dịch là "Học không biết chán, dạy người không biết mỏi"
và thông điệp của Lênin "Học, học nữa, học mãi".
Nhà văn hoá Nguyễn Khắc Viện đã có một nhận xét khá xác đáng: "Giữa các nhà
Mácxít và các bậc chân nho không chỉ có sự tương đồng trong các mục tiêu chính trị
13
mà còn có cả sự thân thiết trong lĩnh vực tư tưởng khiến đôi bên dễ dàng gần gũi

nhau. Nhiều nhà nho đã nhảy vọt từ đạo Khổng sang học thuyết của Mác. Trường hợp
nổi tiếng nhất chắc chắn là trường hợp của Hồ Chí Minh".
"Nếp nhà" - "Lập chí" là nền móng để Nguyễn Ái Quốc hướng tới đỉnh cao văn
hoá mà ở con người này là văn hoá "Thân dân".
Nhà thơ Xô viết Ôxíp Manđenxtam đã dự cảm rất sâu sắc khi lần đầu tiên gặp
Nguyễn Ái Quốc năm 1923 (lúc đó Nguyễn Ái Quốc 33 tuổi) tại Matxcơva.
"Cả diện mạo của Nguyễn Ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và sự tế nhị. Từ
Nguyễn ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải nền văn hoá châu Âu mà có lẽ
nền văn hoá tương lai.
Qua phong thái thanh cao trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn Ái Quốc ta như
nghe thấy ngày mai, như thấy sự yên tĩnh mênh mông của tình hữu ái trên toàn thế
giới".
"Văn hoá tương lai" mà Ôxíp Manđenxtam đề cập ở đây chính là văn hoá của một
con người suốt đời chỉ có một ham muốn:
"Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn đến tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn
toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo
mặc, ai cũng được học hành".
Từ một ý tưởng của nho gia trong sách Đại học, Hồ Chí Minh đã nói đến phạm trù
thân dân.
Sách Đại học nêu:
"Đại học chi đạo
Tại minh minh đức
Tại tân dân"
Tân dân = làm mới nhân dân. Cách diễn đạt này có thể coi là tích cực khi nho gia
khuyên người quân tử phải biết làm mới nhân dân, đem đến cho nhân dân cuộc sống mới.
Cái tài tình và sâu sắc của Hồ Chí Minh là thêm vào (trong cách viết của người Việt) một
chữ "H". "Tân dân" thành "Thân dân" đã làm cho tư tưởng của Nho gia nhân văn hơn, cao
đẹp hơn, chí tình, chí nghĩa hơn.
Nói chuyện với tri thức Thủ đô năm 1956, Bác Hồ tóm tắt lý tưởng của con người
trong 11 chữ "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân".

Người giải thích:
"Minh minh đức là chính tâm"
14
Thân dân tức là phục vụ nhân dân, đặt lợi ích của nhân dân lên trên hết" (8, 215).
(1)
Quan điểm "Thân dân" của Hồ Chí Minh tuy dựa vào luận điểm của nho gia "Dân
vi bản", "Dân vi quí", song phản ảnh tâm thức của người Việt Nam.
Trong Di chúc trước lúc đi xa, Người nhấn mạnh:
"Đầu tiên là công việc đối với con người" (1969)
Suốt quá trình lãnh đạo Nhà nước, Người luôn luôn căn dặn đồng chí của mình:
"Chính sách của Đảng và Chính phủ là phải hết sức chăm nom đến đời sống của
nhân dân:
Nếu dân đói, Đảng và Chính phủ có lỗi
Nếu dân rét, Đảng và Chính phủ có lỗi
Nếu dân dốt, Đảng và Chính phủ có lỗi
Nếu dân ốm, Đảng và Chính phủ có lỗi " (1955)
Quan điểm "Thân dân" của Hồ Chí Minh xem xét con người với thái độ: "Mỗi con
người đều có cái thiện, cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con
người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi" (12, 558).
Đất nước chúng ta đã đi vào con đường hội nhập sâu với thế giới trước bối cảnh
toàn cầu hoá. Dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh cuộc cải cách giáo dục lần thứ nhất
(9/1950 - 1956) đã đào tạo được những con người Việt Nam có các phẩm chất "Nhân -
Nghĩa - Trí - Dũng - Liêm" chiến thắng chủ nghĩa thực dân cũ là bọn thực dân Pháp. Cuộc
cải cách giáo dục lần thứ hai (1956 - 1979) tiếp tục thành quả cuộc cải cách lần thứ nhất
đã đào tạo những con người đánh thắng chủ nghĩa thực dân mới là đế quốc Mỹ. Cuộc cải
cách lần thứ ba từ 1979 và ngày nay là cuộc Đổi mới giáo dục đang thực hiện đào tạo thế
hệ trẻ có khả năng đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu.
Chỉ có thể thành công trong sự nghiệp vĩ đại này nếu xây dựng mỗi gia đình Việt
Nam thành "Gia đình học hiệu". Năm 1947, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp bước
vào thời kỳ nóng bỏng và gian khổ, Bác Hồ đã giao cho chính quyền Thanh Hoá, các vị

trí thức Thanh Hoá mà đại diện là các ông Đặng Thai Mai, Lê Thước nhiệm vụ xây dựng
các gia đình tỉnh Thanh Hoá thành "Gia đình học hiệu", mỗi người dân Thanh Hoá là một
"tiểu giáo viên". Ngày nay, UNESCO phát động các quốc gia kiến tạo xã hội học tập đã
lưu ý vấn đề gia đình học hiệu (learning family). Tự hào thay ý tưởng của thời đại đã
được Bác cảm nhận từ trước đó hàng mấy thập niên khi đất nước còn vô vàn khó khăn và
Bác đã truyền tâm ý của mình cho đồng chí, cho nhân dân thực hiện ý tưởng này.
15
"Nếp nhà" là cái cơ bản để có gia đình học hiệu, để tuổi trẻ lập được chí và rồi lập
thân, lập nghiệp. Phát động thế hệ trẻ lập thân, lập nghiệp song không lập chí làm sao lập
được thân, lập được nghiệp.
Ngày 26/5/1946, trong một lần đến thăm một đơn vị thanh niên, Bác căn dặn: "Các
em cần làm được như lời Tôn Trung Sơn đã nói "Những người thanh niên tốt muốn làm việc
to chứ không muốn làm quan lớn". Sau đó Bác trao cho họ lá cờ "Trung với nước, hiếu với
dân".
Bác còn căn dặn thanh niên:
"Người ta thường nói: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy,
nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên. Thanh niên
muốn làm chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn luyện tinh thần và lực
lượng của mình, phải làm việc để chuẩn bị cái tương lai đó.
Chúng ta phải nhận rằng thanh niên ta rất hăng hái. Nhưng chúng ta cũng phải
nhận rằng phong trào thanh niên ta còn chật hẹp, mặc dầu từ ngày Cách mạng tháng Tám
đến nay, thanh niên có cơ hội để phát triển một cách mau chóng và rộng rãi hơn.
Vậy nên nhiệm vụ của các bạn là phải tìm đủ mọi cách để gây một phong trào
thanh niên to lớn và mạnh mẽ.
Theo ý tôi, muốn đạt mục đích đó, thì mỗi thanh niên, nhất là mỗi cán bộ phải kiên
quyết làm bằng được những điều sau đây:
a) Các sự hi sinh khó nhọc thì mình làm trước người ta, còn sự sung sướng thanh
nhàn thì mình nhường người ta hưởng trước (tiên thiên hạ ưu, hậu thiên hạ lạc).
b) Các việc đáng làm, thì có khó mấy cũng quyết làm cho kì được.
c) Ham làm những việc ích quốc lợi dân. Không ham địa vị và công danh phú quý.

d) Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc.
đ) Quyết tâm làm gương về mọi mặt, siêng năng, tiết kiệm, trong sạch.
e) Chớ kiêu ngạo, tự mãn, tự túc, nên nói ít, làm nhiều, thân ái đoàn kết.
Tôi lại khuyên các bạn một điều nữa, là chớ đặt những chương trình kế hoạch
mênh mông, đọc nghe sướng tai nhưng không thực hiện được.
Việc gì cũng cần phải thiết thực; nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ
dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà
thực hiện được, hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà làm không được" (5, 185 -
186).
3/. Tất Thành - Ái Quốc - Chí Minh và nhân cách con người có 3H & 3T
16
Trong hành trình cách mạng, Bác Hồ mang nhiều tên, song "Nguyễn Tất Thành -
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh" gợi mở và thúc đẩy thế hệ trẻ Việt Nam sống có mục
đích, sống với lòng yêu nước, sự bền chí và thông minh. Một nhà giáo dục khả kính của
Việt Nam từ " Tất Thành - Ái Quốc - Chí Minh " đã thu hoạch về 3H-3T của người thanh
niên trên con đường sáng nghiệp.
Tất Thành : Tính mục đích: Thế tự lập (T
1
)
Ái Quốc : Lòng yêu nước: Tình gắn bó (T
2
)
Chí Minh: Sự bền chí thông minh: Tâm ổn định (T
3
)
(Tất Thành & Ái Quốc) : Tư duy Hiện thực (H
1
)
(ái Quốc & Chí Minh): Lý tưởng Hoài bão (H
2

)
(Tất Thành & Chí Minh) : Làm việc Hiệu quả (H
3
)
"Nếp nhà - Lập chí - Thân dân" trong hành trình cách mạng của Bác Hồ mãi mãi
là di sản vô giá cho ngành giáo dục, cho các nhà trường rèn luyện thế hệ trẻ đưa đất nước
tiến đến đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu.
III. BÁC HỒ NGƯỜI KHAI SÁNG CHO TƯ DUY VÀ CHIẾN LƯỢC
HÀNH ĐỘNG XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở VIỆT NAM NGAY NHỮNG
NGÀY ĐẦU CỦA CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG
17
Hoài bão
Hiệu quả
Con người
sáng nghiệp
Hiện thực
Ái Quốc
Tình gắn bó
Chí Minh
Tâm ổn định
Tất Thành
Thế tự lập
1/. Vấn đề "Xã hội học tập" mà ngày nay các quốc gia coi là tiêu điểm của chính
sách phát triển đã được Bác Hồ khai sáng trong tư duy và chiến lược hành động cho nước
ta ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng.
Xã hội học tập chỉ thành hình và phát triển khi người quản lý thúc đẩy được mọi
người dân có nhu cầu học tập, có khát vọng học tập. Nhu cầu này gắn liền với việc quản lý
hỗ trợ cho nhân dân nâng cao năng lực tiếp nhận sự học tập và mở rộng cơ hội học tập cho
nhân dân.
Quản lý phải làm sao cho bộ ba "Nhu cầu - Năng lực - Cơ hội" gắn bó chặt chẽ với

nhau.
Không tạo ra nhu cầu đích thực thì dù có ra sức nâng cao năng lực và mở rộng cơ
hội đến đâu cũng không thể hiện thực được mục tiêu về xã hội học tập.
Song khi đã tạo ra nhu cầu - Người dân có tha thiết học mà người quản lý không
giúp người dân có năng lực để "Học được" và cơ hội "Được học" thì cũng không thể hình
thành xã hội học tập.
Nhu cầu càng lớn thì năng lực và cơ hội càng phải được nâng cao và mở rộng và
ngược lại càng nâng cao năng lực và mở rộng cơ hội học tập thì càng phải thúc đẩy nhu
cầu.
Để cho ba nhân tố này rời rạc với nhau thì không thể nói đến xã hội học tập. Xã
hội học tập hội tụ và làm phát triển ba nguồn vốn: vốn con người, vốn tổ chức, vốn xã hội
(human capital, organizational capital, social capital), nó là nhân tố đưa quốc gia tăng
trưởng có chất lượng và phát triển bền vững.
Hiện nay có quan niệm xã hội phải tiến tới "Kinh tế tri thức", đạt "Kinh tế tri
thức", mới có thể xây dựng xã hội học tập. Không ai phủ nhận tầm quan trọng của
kinh tế tri thức tạo ra nhu cầu rộng lớn và điều kiện thuận lợi về học tập để có một xã hội
học tập đích thực và bền vững.
18
xã hội
học tập
Nhu cầu
Năng lực
Cơ hội
Tuy nhiên cứ phải chờ có "Kinh tế tri thức" mới xây dựng được xã hội học tập thì
những nước nghèo, những nước chậm phát triển và đang phát triển sẽ mất bao nhiêu năm
(?) mới đi tới xã hội học tập.
Thực tế của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 và suốt năm 1946
đã chứng minh một điều khác hẳn. Khi bắt đầu xây dựng chính quyền cách mạng
(2/9/1945), 95% nhân dân còn mù chữ, nạn đói đã làm kiệt quệ nền kinh tế; giặc ngoại
xâm với những kẻ thù hung bạo xảo quyệt nhất can thiệp vào nước ta.

Bác Hồ người chèo lái con thuyền cách mạng trong lúc đất nước còn nguy nan đã
chấn hưng dân khí, khai sáng cho dân tộc ý chí quyết tâm đẩy lùi cái dốt của bản thân, cái
dốt của cộng đồng, của đất nước. Bác đã lãnh đạo, tạo cho toàn dân có nhu cầu trở thành
một dân tộc thông thái, làm cho mọi người giác ngộ "Dân cường nước thịnh", "Dân mạnh
nước giàu" và trên cơ sở này Người tổ chức cho chính quyền cách mạng dù còn trứng
nước có các phương án quản lý hiệu quả nâng cao năng lực học tập của mọi người và mở
rộng cơ hội học tập cho mọi người.
2/. Ngày 2/9/1945 tiếp theo bản Tuyên ngôn độc lập mà vị Chủ tịch nước long
trọng đọc trước quốc dân đồng bào, tuyên bố sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hoà trước thế giới, Chính phủ đã nêu ra chương trình, nội dung chính của chính
sách phát triển đất nước. Mục tiêu của giáo dục trong chương trình này đã được khẳng
định: "Nền giáo dục mới đang ở thời kỳ tổ chức. Chắc chắn là bậc sơ học sẽ cấp bách.
Trong thời hạn rất ngắn sẽ thi hành lệnh bắt buộc học chữ quốc ngữ để chống nạn mù chữ
đến triệt để. Vấn đề vô cùng quan trọng ấy chúng ta chẳng chờ đến lúc sự sinh hoạt trở
nên bình thường mới giải quyết mà ngay trong hoàn cảnh eo hẹp này chúng ta phải kiên
quyết tiến hành. (Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Hồ Chủ tịch giao cho việc trình bày
chính sách nội chính của Chính phủ. Tư liệu: Những sự kiện giáo dục phổ thông 1945 -
1985. Viện Khoa học Giáo dục 1985, tr2)".
Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà, Người nêu nhiệm vụ giáo dục - chống giặc dốt là nhiệm vụ cấp bách của chính quyền
mới với lời khẳng định:
"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" (4, 8). Trong tháng 9 năm 1945, Người có bức
thư tâm huyết gửi học sinh các lứa tuổi với lời kêu gọi tha thiết: "Non sông Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các
cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các
em" (4, 33).
Tháng 10/1945, Người ra lời kêu gọi chống nạn thất học như một mệnh lệnh hội tụ
toàn dân tộc đưa đất nước vào công cuộc đại nghĩa mở ra kỷ nguyên mới của đất nước.
19
Người viết:

"Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi. Vợ chưa biết thì
chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ không biết thì con bảo, người ăn người làm
không biết thì chủ nhà bảo, các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những
người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng, các chủ ấp, chủ đồn điền, chủ hầm mỏ, nhà
máy thì mở lớp cho những tá điền những người làm của mình.
Phụ nữ lại càng cần phải học, đã lâu chị em bị kìm hãm, đây là lúc chị em phải cố
gắng để kịp nam giới để xứng đáng mình là một phần tử trong nước có quyền bầu cử và ứng
cử.
Công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức" (4, 37).
Dưới sự lãnh đạo của Bác chỉ có 4 tháng của năm 1945 hệ thống giáo dục quốc
dân với các thiết chế: Nha bình dân học vụ, Nha giáo dục phổ thông, Hội đồng cố vấn học
chính đã hình thành. Trong hoàn cảnh lúc đó hệ thống này đã tạo ra những cơ hội cho
nhân dân xoá được nạn thất học, hé mở những cánh cửa cho nhân dân phát triển sự tiến
hoá.
Bước sang năm 1946, dù còn biết bao sự bộn bề của các vấn đề kinh tế, chính trị,
ngoại giao, quân sự của đất nước, Bác Hồ vẫn dành cho sự nghiệp giáo dục sự chăm lo tỉ mỉ
chu đáo.
Kiên trì quốc sách của một đất nước dưới chính thể mới là làm cho ba lĩnh vực:
kinh tế, giáo dục, quốc phòng phải luôn luôn gắn bó với nhau, Bác đã chỉ đạo cho chính
quyền mới coi giáo dục là then chốt của sự kết hợp này.
Người nói lên ước nguyện của người cũng là mục tiêu của chế độ mới: "Làm sao
cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có
cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành". Người thẳng thắn nói với công bộc của chính
quyền mới: "Chúng ta tranh được tự do độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do
độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết giá trị của tự do của độc lập khi mà dân ăn no
mặc đủ
Chúng ta phải thực hiện ngay:
"Làm cho dân có ăn
Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở

Làm cho dân có học hành
Các mục đích chúng ta đi đến là 4 điều đó"
20
Chỉ trong năm 1946, Bác đã viết hàng chục bài báo, thực hiện hàng chục lần tiếp
xúc với nhân dân để khích lệ mọi người ham học, ham dạy. Gây ngạc nhiên cho thế hệ
ngày nay là tại thời điểm này (1946), Người đã có thông điệp "Học suốt đời" (nói chuyện
với đồng chí Nguyễn Thị Định), "Phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành dân tộc thông
thái" (có hàm ý như các yêu cầu xây dựng kinh tế tri thức - Nói chuyện với đồng bào Hải
Phòng khi đi Pháp về 10/1946).
Vị Chủ tịch nước coi lĩnh vực giáo dục bình dân là tiêu điểm cho sự phát triển hệ
thống giáo dục quốc dân (ngày nay chính là giáo dục cộng đồng); Người nói với anh chị
em giáo viên bình dân học vụ: "Anh chị em yêu quí! Chương trình của Chính phủ ta là
làm thế nào cho đồng bào cả nước ai cũng có ăn, có mặc, có học.
Vậy nên khẩu hiệu của chúng ta là:
1. Tăng gia sản xuất
2. Chống nạn mù chữ
Anh chị em làm việc mà không có lương bổng, thành công mà không có tiếng tăm,
anh chị em là những người "Vô danh anh hùng". Tuy là vô danh nhưng rất hữu ích. Một
phần tương lai của dân tộc nước nhà nằm trong sự cố gắng của anh chị em.
Tôi mong rằng trong một thời kỳ rất ngắn lòng hăng hái và sự nỗ lực của anh chị
em sẽ có kết quả rất vẻ vang: đồng bào ta ai cũng biết đọc, biết viết. Cái vinh dự đó thì
tượng đồng, bia đá nào cũng không bằng" (4, 220).
Trước khi bước lên máy bay đi Pháp (4/5/1946), Người còn căn dặn cụ Huỳnh
Thúc Kháng, lúc đó là Quyền Chủ tịch nước: "Chú ý đến công việc bình dân học vụ".
Ngay sau khi đi Pháp về, Bác tổ chức kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá 1 thành lập
Chính phủ mới (từ 3/11/1946). Dù có rất nhiều công việc khẩn trương của thời gian nóng
bỏng này (Thực dân Pháp tạo ra những gây chiến khiêu khích ngay trong lòng Hà Nội),
Bác vẫn quan tâm đến sự nghiệp bình dân học vụ. Ngày 5/11/1946, Người viết văn kiện
"Công việc khẩn cấp bây giờ" chỉ ra nhiệm vụ và phương hướng kháng chiến toàn quốc.
Tối cùng ngày Bác đến thăm các lớp bình dân ở Trường Hàng Than và khu phố Hàng

Bún (Hà Nội) sát nơi đóng quân của quân đội Pháp. Vào từng lớp học Bác ân cần hỏi học
viên làm những nghề gì, học viên trả lời người thì kéo xe, người đi ở, người đi bán kẹo
rong, người làm nội trợ, Bác khen thầy trò trường Hàng Than: "Thầy siêng dạy, trò siêng
học thế là tốt lắm".
Ngày 24/11/1946 (trước Toàn quốc kháng chiến 19/12/1946 gần một tháng), Bác
đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất, Bác kêu gọi các nhà văn
hoá Việt Nam xây dựng nền văn hoá mới sửa đổi được: "Tham nhũng, lười biếng, phù
hoa, xa xỉ, phải làm cho ai ai cũng có lý tưởng tự chủ độc lập". Bác kêu gọi các nhà văn
21
hoá chú ý đến việc học tập của nhi đồng, giáo dục cho nhân dân thực hiện độc lập, tự
cường và tự chủ.
Từ tháng 3 năm 1947, khi cuộc kháng chiến chống Pháp vừa bắt đầu và bước vào
giai đoạn gian khó nhất, về công tác tại Thanh Hoá, Bác Hồ đã giao cho lãnh đạo Thanh
Hoá qua các ông Lê Thước, Đặng Thai Mai xây dựng Thanh Hoá có các "Gia đình học
hiệu", người dân Thanh Hoá thành "Tiểu giáo viên". Ngày nay, đề cập vấn đề xã hội học
tập, UNESCO nêu ra vấn đề "Gia đình học hiệu" (learning family). Tự hào thay ý tưởng
của thời đại đã được Bác cảm nhận từ trước đó hàng mấy thập niên khi đất nước còn vô
vàn khó khăn và Người đã truyền tâm ý cho đồng chí, cho nhân dân hiện thực được ý
tưởng này.
Những sự kiện của Bác Hồ với ngành giáo dục thời kỳ đầu chính quyền cách mạng
tháng 9 năm 1945 - tháng 12 năm 1947 càng chứng tỏ vai trò của công tác quản lý khi nắm
chắc 3 khâu cơ bản: Thúc đẩy nhu cầu - Nâng cao năng lực - Mở rộng cơ hội của người dân
trong lĩnh vực giáo dục và biết gắn bó ba khâu này vào với nhau thì đó là tiền đề quan trọng
cho việc xây dựng và phát triển xã hội học tập dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả lúc khó
khăn.
3/. Sau gần bẩy thập niên phát triển nền giáo dục cách mạng nước ta ngày nay
trong những năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới đã có mặt bằng giáo dục với số người lớn
biết chữ 90,3%, tỷ lệ thanh thiếu niên 6 - 24 tuổi được học tại các nhà trường là 64%, chỉ
số phát triển giáo dục là 0,82 (Báo cáo phát triển con người 2005).
Nếu tính trong số 177 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt trong Báo cáo phát triển

con người thì giáo dục nước ta có thứ hạng 93.
Giá trị và thứ hạng này cho phép chúng ta có thể khẳng định: Những tiền đề xây
dựng xã hội học tập ở nước ta đã có, dù rằng mặt bằng kinh tế của nước ta còn khá thấp
trong tương quan chung (chỉ số kinh tế mới đạt 0,572 xếp thứ 122/177 nước).
Tiêu chí
Lĩnh vực
Giá trị chỉ số Thứ hạng
Giáo dục 0,82 96/177
Kinh tế 0,572 122/177
Xây dựng xã hội học tập của nước ta dù có những tín hiệu tốt song còn đó những
thách thức. Dù số người biết chữ có tỷ lệ cao, nhiều trường học mở ra, số thanh thiếu niên
được đi học đông, song để có một nền học vấn thiết thực từ nhu cầu không phù phiếm, tạo
cho công dân có kỹ năng đời sống phát triển cộng đồng bền vững thì vấn đề lại còn nhiều
nỗi băn khoăn.
22
Nước ta đang thực hiện chương trình giáo dục cho mọi người (Education for All-
EFA), các chương trình phổ cập giáo dục tiểu học, trung học cơ sở, những dự án mở rộng
trung học phổ thông, những ý tưởng đưa đại học tinh hoa thành đại học đại chúng nhằm
tạo ra nền móng của "Xã hội học tập". Có thể khẳng định rằng các chương trình này chỉ
có ý nghĩa nếu ta quán triệt được các ý tưởng giáo dục nhân văn và thân dân của Bác Hồ
kính yêu.
IV. MỘT THÔNG ĐIỆP CÓ Ý NGHĨA VĨNH HẰNG
Ngày 13/09/1958 đến thăm lớp học chính trị của giáo viên cấp II, cấp III toàn
miền Bắc đặt tại Hội trường Trường Bổ túc Công nông Trung ương (nay là Học viện
Quản lý Giáo dục), Bác Hồ sau khi ân cần thăm hỏi khích lệ lớp học, nói về vị trí của giáo
dục trong giai đoạn mới đã ra lời kêu gọi:
"Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người"
Lời kêu gọi của Bác trở thành thông điệp cốt lõi của chiến lược phát triển giáo
dục, chiến lược phát triển con người của đất nước.

1/. Thông điệp là kết tinh tư tưởng "giáo dục thân dân" coi giáo dục vừa là
mục tiêu vừa là sức mạnh của quá trình phát triển.
Để lĩnh hội ý kiến sâu sắc của lời dạy, cần nhắc lại vài sự kiện lịch sử của nền giáo
dục cách mạng gắn với công việc của vị Chủ tịch nước.
Ngày 03/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của chính phủ, Bác đã nêu những nhiệm vụ
cấp bách của nền Dân chủ Cộng hoà mà trong dó giáo dục được Người đặt vào vị trí then
chốt:
Người nói: "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"; Người yêu cầu "Chúng ta có
nhiệm vụ cấp bách là phải giáo dục lại nhân dân chúng ta. Chúng ta phải làm cho dân tộc
chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng
với nước Việt Nam độc lập".
Ngay năm học đầu tiên của nước Việt Nam mới, năm học 1945-1946, Bác gửi thư
cho toàn thể học sinh và giao nhiệm vụ cho ngành giáo dục Việt Nam: Một nền giáo dục
sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo
dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em.
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Nam Bộ từ 23/9/1945 và toàn
quốc từ 19/12/1946 có làm cho những mục tiêu của nền giáo dục mới chưa triển khai trên
phạm vi toàn quốc. Nhưng ở vùng tự do, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính quyền cách
mạng đã phát triển nền giáo dục mới theo ý tưởng của Hồ Chí Minh.
23
"Nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng
có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành".
Người nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ ngay trong lúc
kháng chiến gian khổ:
Mở mang giáo dục để cho ai nấy cũng đều biết đọc, biết viết.
Kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi và việc giải phóng hoàn toàn miền
Bắc đưa đất nước vào cục diện mới: Khôi phục phát triển kinh tế theo lý tưởng xã hội chủ
nghĩa và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà.
Liên tiếp trong các năm 1955-1958, Hồ Chủ tịch đã dày công chỉ đạo cho toàn
Đảng toàn dân đưa phát triển kinh tế, phát triển giáo dục gắn bó với nhau. Trong thời gian

này, Bác đã đến thăm nhiều trường học, nhiều hội nghị giáo dục và có gần 30 bài nói
chuyện hoặc huấn thị quan trọng cho ngành giáo dục, cho các thầy cô giáo, học sinh từ
đại học đến mẫu giáo. Người đề cập một tổng thể các vấn đề giáo dục từ phương thức
phát triển đến cách dạy học, sự rèn luyện tu dưỡng của thầy trò.
Bác đặt giáo dục và kinh tế trong một chỉnh thể phát triển thống nhất với nhau.
Người đặt yêu cầu phải có biện pháp làm cho hai lĩnh vực này hỗ trợ lẫn nhau. Tại Đại
hội giáo dục phổ thông toàn quốc 3/1956, Bác chỉ thị: Hai việc đó liên quan mật thiết với
nhau. Giáo dục có khó khăn thì kinh tế phải khắc phục. Chúng ta đồng tâm hiệp lực thì
kinh tế cũng thành công, giáo dục cũng thành công.
Người mong các cán bộ làm công tác giáo dục nhận thức được: Không có giáo
dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế văn hóa. Việc đào tạo cán bộ giáo
dục cần phải coi là hàng đầu. Tuy không có gì là oanh liệt nhưng làm tròn nhiệm vụ này
cũng là anh hùng, tập thể anh hùng.
2/. Thông điệp là sự kế thừa chọn lọc và phát triển ý tưởng của tiền nhân
Ôn lại thông điệp của Bác Hồ xin được nhắc đến danh nhân Quản Trọng. Là nhà chính trị
Trung Hoa cổ đại (725-645 TCN), ông từng có lời phát biểu sau đây:
Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế, mạc như thụ nhân.

(Trù liệu việc một năm không gì bằng trồng lúa
Trù liệu việc mười năm không gì bằng trồng cây
Trù liệu việc cả đời không gì bằng trồng người).
24
Nhà chính trị văn hóa Hồ Chí Minh khi tìm đường cứu nước đã nghiên cứu tư
tưởng chính trị của các danh nhân Tiên Tần và các dòng tư tưởng khác. Trên nền tảng chủ
nghĩa Mác - Lênin, Người chắt lọc cái hay gạt đi cái dở của các tư tưởng này để xây dựng
những quan điểm chính trị giáo dục thích hợp với hoàn cảnh Việt Nam.
Quản Trọng, còn nói: "Đạo trị nước trước hết phải làm cho dân giàu" (Đạo trị
quốc tất tiên phú dân), song ông quan niệm:

"Dân giàu thì dễ sai, dân nghèo thì khó trị" (Dân phú tắc dĩ sử dã, dân bần tắc nan
trị dã ).
Ông bày cho nhà cầm quyền:
Trị dân như trị thủy
Mục dân như mục súc
Dưỡng dân như dưỡng thảo
(Trị dân như trị nước
Nuôi dân như nuôi súc vật
Chăm dân như chăm cây cỏ).
Có thể thấy rằng: Lý tưởng chính trị, lý tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh, của
Quản Trọng là hoàn toàn khác nhau. Đối với Hồ Chí Minh giáo dục và chính trị vừa là
mục tiêu, vừa là sức mạnh thúc đẩy nhau và đều hướng vào lợi ích của nhân dân, hạnh
phúc của nhân dân (Lợi vi bản).
Lưu ý là ngay sau phát biểu luận đề này (luận đề "Vì lợi ích "), Bác nhắn nhủ cô
giáo, thầy giáo: "Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà.
Nhân dân, Đảng, Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô, các
chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người phải cố gắng
làm tròn nhiệm vụ".
3/. Thông điệp là phương châm cho chiến lược giáo dục mà việc tổ chức giáo
dục, dạy học phải hướng vào người học, lấy lợi ích của người học làm mục tiêu chủ
đạo của quá trình đào tạo.
Bác mở đầu thông điệp bằng cụm từ "Vì lợi ích" với hàm ý như một lời nhắc nhở
mọi cán bộ giáo dục, giáo viên cần có tư duy mới về công tác giáo dục, dạy học.
Với tầm nhìn chính trị giáo dục sắc bén, Người tiên liệu các thách thức đặt ra cho
nền giáo dục cách mạng khi nhiệm vụ tổ chức việc học hành không chỉ cho một thiểu số
cư dân mà phải cho toàn dân. Không thể chỉ lấy nhiệt huyết và quyết tâm rồi theo cách
làm cũ mà thành công trong công việc điều hành tiến trình đào tạo. Cần nhìn cho rộng suy
25

×