Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

nghiên cứu dòng tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên roi của vi khuẩn salmonella

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 65 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

PHẠM VĂN THÀNH
NGHIÊN CỨU DÒNG TẾ BÀO LAI SẢN XUẤT
KHÁNG THỂ ðƠN DÒNG KHÁNG KHÁNG NGUYÊN
ROI CỦA VI KHUẨN SALMONELLA


LUẬN VĂN THẠC SĨ
HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI







PHẠM VĂN THÀNH
NGHIÊN CỨU DÒNG TẾ BÀO LAI SẢN XUẤT
KHÁNG THỂ ðƠN DÒNG KHÁNG KHÁNG NGUYÊN
ROI CỦA VI KHUẨN SALMONELLA


Chuyên ngành: CHĂN NUÔI


Mã số: 60.62.01.05
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. ðỖ THỊ THẢO
2. PGS.TS. NGUYỄN BÁ MÙI
HÀ NỘI, 2014
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam đoan rằng nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận
văn là trung thực và chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào.
Tôi cũng xin cam đoan chắc chắn rằng mọi sự hướng dẫn, giúp đỡ cho tôi
trong quá trình thực hiện đề tài đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong
luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tôi xin khẳng định luận văn này là nỗ lực phấn đấu nghiên cứu, kết quả
làm việc của cá nhân tôi.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận văn



Phạm Văn Thành


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
ii

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn
tận tình của các thầy, cô giáo và sự giúp đỡ của bạn bè, đồng nghiệp cũng như

của gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng sâu sắc và vô cùng biết ơn tới TS. Đỗ Thị
Thảo, Phòng thực nghiệm sinh học, Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn Lâm
Khoa học và công nghệ Việt Nam đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Bá Mùi, Bộ môn Sinh lý -
Tập tính động vật, Khoa Chăn nuôi và Nuôi trồng thủy sản cùng toàn thể Ban
lãnh đạo và các thầy cô giáo Khoa Sau đại học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà
Nội đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, đặc biệt là những người thân
trong gia đình đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua.

Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Học viên


Phạm Văn Thành
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii


MỞ ðẦU 1

1.

ĐẶT

VẤN

ĐỀ 1

2.

MỤC

TIÊU

NGHIÊN

CỨU 3

3.

MỤC

ĐÍCH

NGHIÊN

CỨU 3


4.

Ý

NGHĨA

KHOA

HỌC



THỰC

TIỄN

CỦA

ĐỀ

TÀI 3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1.

MIỄN

DỊCH


HỌC



KHÁNG

THỂ

ĐƠN

DÒNG 4

1.1.1. Miễn dịch và đáp ứng miễn dịch 4

1.1.2. Hệ thống cơ quan và tế bào tham gia vào đáp ứng miễn dịch 6

1.1.3. Kháng nguyên 10

1.1.4. Kháng thể và phản ứng kháng thể - kháng nguyên 12

1.1.5. Kháng thể đơn dòng 18

1.2.

GIỐNG

VI

KHUẨN


SALMONELLA



BỆNH

DO

CHÚNG

GÂY

NÊN 21

1.2.1. Giống vi khuẩn Salmonella 21

1.2.2. Các yếu tố gây bệnh 23

1.2.3. Bệnh do Salmonella gây ra 25

1.2.4. Kháng nguyên roi tái tổ hợp H:1.2 của vi khuẩn Salmonella
typhimurium 26

1.2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về vi khuẩn Salmonella 26

Chương 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1.


NGUYÊN

LIỆU,

ĐỊA

ĐIỂM



THỜI

GIAN

NGHIÊN

CỨU 28

2.1.1. Nguyên liệu 28

2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 28

2.1.3. Các thiết bị thí nghiệm 28

2.1.4. Các hóa chất thí nghiệm 28

2.2.

NỘI


DUNG

NGHIÊN

CỨU 29

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
iv

2.3.

PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN

CỨU 30

2.3.1. Nguyên tắc sản xuất kháng thể đơn dòng 30

2.3.2. Gây miễn dịch cho chuột 31

2.3.3. Phương pháp lấy đại thực bào 32

2.3.4. Phương pháp đếm tế bào 33

2.3.5. Phương pháp lấy tế bào lympho B của chuột 33

2.3.6. Nuôi cấy tế bào Myeloma dòng Sp2/0 và P3X 34


2.3.7. Dung hợp tế bào và tách dòng 34

2.3.8. Phương pháp ELISA 35

2.3.9. Phương pháp cộng hợp kháng thể đơn dòng với hoseradish
peroxidase (HRP) 35

2.3.10. Phương pháp Dot- blot 36

2.3.12. Phương pháp ELISA xác định Salmonella typhimurium trong mẫu 37

2.3.13. Phương pháp xử lý số liệu 37

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38

3.1.

ĐÁNH

GIÁ

KẾT

QUẢ

GÂY

ĐÁP


ỨNG

MIỄN

DỊCH

BẰNG

PHƯƠNG

PHÁP

ELISA 38

3.2.

KẾT

QUẢ

DUNG

HỢP

GIỮA

TẾ

BÀO


LYMPHO

B



MYELOMA 39

3.2.1. Tế bào đại thực bào (macrophage còn gọi feeder cell) 39

3.2.2. Tế bào Myeloma 40

3.2.3. Tế bào lympho B mẫn cảm kháng nguyên roi H:1.2 41

3.2.3. Dung hợp tế bào 41

3.3.

KẾT

QUẢ

TÁCH

DÒNG

TẾ

BÀO


LAI

SẢN

XUẤT

KHÁNG

THỂ

ĐƠN

DÒNG

KHÁNG

KHÁNG

NGUYÊN

ROI

H:1.2 43

3.4.

KÊT

QUẢ


ĐÁNH

GIÁ

ĐỘ

NHẠY

CỦA

2

DÒNG

TẾ

BÀO 47

3.5.

GÂY

BÁNG

CHO

CHUỘT,

CỘNG


HỢP

KHÁNG

THỂ

ĐƠN

DÒNG

VỚI

HRP 49

3.6.

ỨNG

DỤNG

CỦA

KHÁNG

THỂ

ĐƠN

DÒNG


ĐỂ

XÁC

ĐỊNH

SỰ



MẶT

CỦA

VI

KHUẨN

SALMONELLA

TYPHIMURIUM

TRONG

CÁC

MẪU

THỊT


LỢN 50

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 52

TÀI LIỆU THAM KHẢO 54


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
v

DANH MỤC VIẾT TẮT
Tên viết tắt Tên cụ thể
ACCT American Type Culture Collection
BSA Bovine serum albumin
DMEN Dulbeco Modifie Medium
ĐƯMD Đáp ứng miễn dịch
ELISA Enzym Linked Immunosorbent Assay
FBS Fetal Bovine Serum
FCA Freund Complex Adjuvant
FIA Freund Incomplex Adjuvant
HAT Hypoxanthine aminopterin thimidine
HT Hypoxathine thimidine
KTĐD Kháng thể đơn dòng
AFP Alpha fetoprotein
OD Optical density
PEG Polyethylene glycol
PBS Phosphat bufferd saline
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả gây đáp ứng miễn dịch cho chuột 38

Bảng 3.2. Tỷ lệ giếng có tế bào lai trên tổng số giếng thực hiện dung hợp 42

Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tách dòng để chọn dòng tế bào lai sinh kháng thể
đơn dòng kháng kháng nguyên roi H:1.2 của vi khuẩn Salmonella 44

Bảng 3.4. Giá trị OD trong phản ứng ELISA của các giếng có tế bào lai
dương tính 45

Bảng 3.5. Kiểm tra độ đặc hiệu của dịch nổi của các dòng tế bào 47

Bảng 3.6. Bảng đánh giá độ nhạy của 2 dòng tế bào 48

Bảng 3.7. Kết quả ứng dụng 51
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ các chuỗi của một kháng thể 14
Hình 1.2. Các độc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể 15
Hình 1.3. Các độc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể 16
Hình 1.4. Phản ứng kháng thể - kháng nguyên 17
Hình 1.5. Các kháng thể đa dòng, mỗi kháng thể liên kết với một epitope khác
nhau 19
Hình 1.6. Kháng thể đơn dòng, liên kết với một epitope đặc hiệu 19
Sơ đồ 2.1. Quy trình sản xuất KTĐD 31
Hình 3.1. Tế bào đại thực bào (độ phóng đại 10 x 20) 40
Hình 3.2. Tế bào Sp2/0 (bên trái) và tế bào P3X (bên phải) 41

Hình 3.3. Các cụm tế bào lai (clone) đang phát triển, độ phóng đại 10x 20 43
Hình 3.4. Kháng thể đơn dòng Sal_2 cộng hợp HRP được kiểm tra bằng Dot-
blot với các nồng độ kháng nguyên roi H:1.2 của vi khuẩn
Salmonella typhimurium khác nhau 50
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

MỞ ðẦU
1. ðẶT VẤN ðỀ
Bệnh truyền qua thực phẩm đã và đang trở thành vấn đề sức khỏe toàn
cầu. Hậu quả tác động đến kinh tế của bệnh truyền qua thực phẩm là rất lớn, ước
tính thiệt hại kinh tế lên tới hàng trăm tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Theo ước tính của
Tổ chức Y tế Thế giới, thiệt hại kinh tế do bệnh truyền qua thực phẩm tại Việt
Nam bằng khoảng 2% GDP (WHO, 2011). Số liệu của Cục An toàn thực phẩm,
Bộ Y tế cho thấy trong 5 năm từ 2006 – 2010, cả nước xảy ra 944 vụ ngộ độc
thực phẩm, số người mắc là 33.168 người, làm chết 59 người (Viện Dinh dưỡng
Quốc gia, 2011).
Theo báo cáo tại diễn đàn “Thực trạng và giải pháp tăng cường quản lý vệ
sinh an toàn thực phẩm các tỉnh phía Nam” do Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tổ chức ngày 25/10/2013, vi khuẩn Salmonella có trong đồ nguội,
trứng sống, nghêu sò là nguyên nhân của 70% vụ ngộ độc thực phẩm.
Salmonella là vi khuẩn đường ruột, đa số sống hoại sinh ở trong đường tiêu hóa,
một số sống trong tự nhiên, một số gây bệnh cho người và động vật. Salmonella
có tới 3 loại độc tố chính gây bệnh là: Ngoại độc tố (exotoxin), nội độc tố
(endotoxin), độc tố tế bào (cytotoxin) (Nguyễn Thị Oanh, 2003).
Ở Việt Nam đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về thực trạng nhiễm vi
khuẩn Salmonella trong thực phẩm, theo Vân Thị Thu Hảo (2007), tỷ lệ
nhiễm Salmonella của các mẫu thịt lợn tại Thành phố Hồ Chí Minh là 62%; tại
Huế, tỷ lệ nhiễm Salmonella của thịt lợn bán lẻ tại chợ khoảng 32,8% (Koichi,
T., et all., 2009). Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này, một

trong những nguyên nhân phải kể đến là quy trình giết mổ lợn vẫn thực hiện
nhiều ở quy mô nhỏ lẻ trong dân, chiếm tỷ trọng 75-80% về số đầu con và
65-70% sản lượng thịt (Sở Công thương TP. Hà Nội, 2010). Mặc dù nhiều khu
mổ tập trung đã được xây dựng và quy hoạch nhưng điều kiện vệ sinh giết mổ
vẫn chưa được cải thiện đáng kể, nghiên cứu của Le Bas và cộng sự (2006) cho
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

thấy, nhiễm Salmonella trên thân thịt tại lò mổ và nguồn nước ở một số lò mổ tại
Hà Nội là 52,1% và 62,5%. Ngoài ra, salmonella còn là mối nguy an toàn thực
phẩm đối với nhiều loại thực phẩm khác như thịt gà, trứng gà Tuy nhiên, hầu
hết các nghiên cứu trên chỉ phản ánh thực trạng nhiễm vi khuẩn salmonella trong
thực phẩm (thịt lợn) tại một số địa phương ở nước ta mà chưa đưa ra được giải
pháp phát hiện thực phẩm nhiễm salmonella nhanh chóng và dễ dàng như việc sử
dụng các bộ KIT nhập khẩu từ nước ngoài.
T
rước đòi hỏi của thực tiễn, gần đây đã có một số nghiên cứu về vấn đề sản
xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên roi của vi khuẩn Salmonella. Tuy
nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở đánh giá tính đặc hiệu của kháng thể
đơn dòng do các dòng tế bào sinh ra, chưa tiến hành gây báng cho chuột và tinh
sạch để thu kháng thể đơn dòng mong muốn. Đặc biệt, chưa tiến hành cộng hợp
kháng thể đơn dòng được tạo ra với hoseradish peroxidase (HRP). Vì vậy, cần
phải có những nghiên cứu sâu hơn để hướng tới việc tạo ra được bộ KIT sản xuất
ở trong nước xác định vi khuẩn Salmonella trên thực phẩm.

Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu dòng tế bào lai sản xuất kháng thể ñơn dòng kháng kháng
nguyên roi của vi khuẩn Salmonella” nhằm tạo ra kháng thể đơn dòng có độ
đặc hiệu và độ nhạy cao, các kết quả của nghiên cứu sẽ đảm bảo cho việc tạo
KIT định lượng Salmonella sau này.









Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Tạo được các dòng tế bào lai (hybridoma) sinh kháng thể kháng kháng
nguyên roi của vi khuẩn Salmonella.
- Chọn lọc được dòng tế bào lai sinh kháng thể đơn dòng kháng đặc hiệu
kháng nguyên roi của vi khuẩn Salmonella.
3. MỤC ðÍCH NGHIÊN CỨU
- Sử dụng kháng nguyên roi của vi khuẩn Salmonella làm kháng nguyên
gây miễn dịch trên dòng chuột thuần chủng BALB/c để có đáp ứng miễn dịch.
- Nuôi cấy và chọn lọc thành công tế bào lai giữa tế bào Myeloma và tế
bào lympho B sản sinh kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên roi của vi khuẩn
Salmonella.
- Tách dòng tế bào sản sinh kháng thể đơn dòng kháng đặc hiệu kháng
nguyên roi của vi khuẩn Salmonella.
4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI
- Ý nghĩa khoa học:
+ Hoàn thành quy trình tạo tế bào lai sản xuất kháng thể đơn dòng để từ
đó sản xuất được số lượng lớn kháng thể đơn dòng;
+ Sử dụng kháng thể đơn dòng vào nhiều mục đích như trong nghiên cứu
khoa học cơ bản.

- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Sản xuất kháng thể đơn dòng kháng kháng nguyên roi của vi khuẩn
Salmonella do tế bào lai tiết ra và ứng dụng trong chẩn đoán;
+ Giảm chi phí do nhập các bộ kít định lượng từ nước ngoài.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. MIỄN DỊCH HỌC VÀ KHÁNG THỂ ðƠN DÒNG
1.1.1. Miễn dịch và ñáp ứng miễn dịch
Sinh vật sống trong môi trường và buộc phải trao đổi tích cực với môi
trường đó để tồn tại, phát triển và sinh sản. Sự trao đổi này là cần thiết song
chính nó cũng thường xuyên mang lại cho sinh vật các nguy cơ đe dọa đến sự
sống còn. Để thoát được các nguy cơ này, trong quá trình tiến hóa của sinh vật
đã hình thành và hoàn thiện dần một hệ thống bảo vệ cho mình, đó chính là hệ
thống miễn dịch.
Miễn dịch là khả năng của cơ thể nhận ra và loại bỏ các vật lạ. Đáp ứng
miễn dịch bao gồm miễn dịch đặc hiệu và miễn dịch không đặc hiệu. Sự phân
chia này hoàn toàn không có nghĩa là hai loại đáp ứng miễn dịch này tách biệt
với nhau, mặc dù chúng có nhiều điểm khác nhau. Để thực hiện chức năng bảo
vệ cơ thể, hai loại đáp ứng miễn dịch bổ túc cho nhau, lồng ghép vào nhau,
khuếch đại và điều hòa hiệu quả của chúng.
1.1.1.1. ðáp ứng miễn dịch không ñặc hiệu (nonspecific immunity)
Đáp ứng miễn dịch(ĐƯMD) không đặc hiệu còn có các tên gọi khác như
miễn dịch tự nhiên (natural immunity) hay miễn dịch bẩm sinh (innate immunity).
Miễn dịch không đặc hiệu hay miễn dịch tự nhiên là khả năng tự bảo vệ
sẵn có và mang tính di truyền. Đó là khả năng tự bảo vệ của một cá thể có ngay
từ lúc mới sinh, không đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trước của cơ thể với các vật

lạ (kháng nguyên), tức là không cần phải có giai đoạn mẫn cảm. Miễn dịch tự
nhiên phát huy tác dụng khi kháng nguyên xâm nhập từ lần đầu và cả các lần
sau nhưng nó có vai trò đặc biệt quan trọng ở lần đầu tiên, vì lúc này đáp ứng
miễn dịch thu được chưa phát huy tác dụng. Trong nhiều trường, hợp miễn dịch
tự nhiên là giai đoạn mở đầu cho miễn dịch thu được.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

Có hai loại ĐƯMD không đặc hiệu là:
a. ðƯMD tự nhiên tuyệt ñối
Đây là ĐƯMD mà trong bất cứ điều kiện nào, hoàn cảnh nào cũng không
bị mất đi, có thể tiêm vào cơ thể động vật một lượng lớn mầm bệnh cũng không
có khả năng gây bệnh, ví dụ: dưới bất cứ điều kiện nào, bò không bao giờ mắc
bệnh dịch tả lợn, ngựa không bao giờ mắc bệnh dịch tả trâu bò…
b. ðƯMD tự nhiên tương ñối
Là tính miễn dịch có thể thay đổi khi chịu một sự tác động nào đó trong
một điều kiện và thời gian nhất định, ví dụ khi chịu tác dụng cao của độc lực vi
sinh vật, thay đổi nhiệt độ cơ thể hay sức đề kháng của cơ thể giảm…
1.1.1.2. Miễn dịch ñặc hiệu (specific immunity)
Miễn dịch đặc hiệu hay còn gọi là miễn dịch thu được (acquired
immunity). ĐƯMD thu được có hai loại: ĐƯMD thu được chủ động và ĐƯMD
thu được bị động.
a. Miễn dịch thu ñược chủ ñộng
Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể do bộ máy miễn dịch của bản
thân cơ thể đó sinh ra khi được kháng nguyên kích thích. Miễn dịch thu được
chủ động có thể chia làm 2 loại:
* Miễn dịch thu ñược chủ ñộng tự nhiên: Khi cơ thể tiếp xúc với kháng
nguyên một cách vô tình, ví dụ trong quá trình sống, tình cờ cơ thể tiếp xúc với
một loại vi khuẩn nào đó và đã được mẫn cảm mà có được tình trạng miễn dịch.
* Miễn dịch thu ñược chủ ñộng nhân tạo: Khi kháng nguyên được đưa

vào cơ thể để chủ động tạo ra tình trạng miễn dịch chống lại một yếu tố gây
bệnh nào đó, ví dụ như tiêm vacxin.
b. Miễn dịch thu ñược bị ñộng
Là trạng thái miễn dịch của một cơ thể nhờ các kháng thể chuyển từ ngoài
vào, không phải do cơ thể tự sản xuất ra. Miễn dịch thụ động cũng gồm 2 loại:
* Miễn dịch thu ñược bị ñộng tự nhiên: Kháng thể được truyền một cách
tự nhiên từ cơ thể này sang cho cơ thể khác, ví dụ như mẹ truyền kháng thể cho
con qua nhau thai, qua sữa.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6

* Miễn dịch thu ñược bị ñộng nhân tạo: Kháng thể được chủ ý đưa vào
cơ thể, ví dụ như khi dùng liệu pháp huyết thanh, tức là khi tiêm kháng huyết
thanh hoặc kháng thể chiết xuất từ kháng huyết thanh vào cơ thể để tạo ra miễn
dịch thụ động nhằm mục đích phòng bệnh hoặc chữa một số bệnh do nhiễm vi
sinh vật. Cần phân biệt loại miễn dịch này với miễn dịch mượn (adoptive
immunity), là trạng thái miễn dịch của một cơ thể nhờ các lympho bào đã được
mẫn cảm chuyển từ ngoài vào, không phải do các lympho bào của bản thân cơ
thể thực hiện.
1.1.2. Hệ thống cơ quan và tế bào tham gia vào ñáp ứng miễn dịch
Đáp ứng miễn dịch là một quá trình bảo vệ vô cùng quan trọng và hết
sức phức tạp của cơ thể sinh vật, là kết quả của sự hoạt động và hợp tác của
nhiều cơ quan, tổ chức và tế bào khác nhau trong cơ thể. Hệ thống miễn dịch rất
phát triển ở loài có vú và loài chim. Ở người, hệ thống miễn dịch chiếm 1/60
khối lượng cơ thể.
Hệ thống miễn dịch bao gồm các cơ quan tiên phát (cơ quan lympho trung
tâm, cơ quan gây biệt hóa) và cơ quan thứ phát (cơ quan lympho ngoại vi, cơ quan
tác động).
1.1.2.1. Các cơ quan lympho trung tâm
Các cơ quan lympho trung tâm là nơi sản sinh ra các tế bào gốc (stem

cell), nơi huấn luyện, biệt hóa các tế bào gốc thành các tế bào chín. Sự trưởng
thành, biệt hóa của các tế bào gốc ở các cơ quan lympho trung ương không cần
sự có mặt của kháng nguyên.
Cơ quan dạng lympho trung tâm gồm có:
a. Tủy xương
Tủy xương có một hệ thống phức tạp các huyết quản, bên cạnh nhiệm vụ
là cơ quan tạo máu, tủy xương còn có vai trò quan trọng trong việc sản sinh các
tế bào nguồn của các dòng lympho bào khác nhau và của đại thực bào; các tế
bào lympho non này sẽ đến các cơ quan lympho trung tâm khác để biệt hóa
thành tế bào lympho T hoặc lympho B.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
7

b. Tuyến ức
Tuyến ức không tham gia trực tiếp quá trình đáp ứng miễn dịch nhưng
tạo ra vi môi trường tối cần thiết cho sự phân chia, biệt hóa dòng lympho bào T.
Tuyến ức nằm ngay sau xương ức, xuất hiện ở tháng thứ ba của thời kì bào thai,
hoàn thiện và đạt tối đa về hoạt động ở giai đoạn trước tuổi dậy thì. Tuyến ức
gồm 2 thùy lớn. Mỗi thùy lại chia thành nhiều tiểu thùy. Mỗi tiểu thùy được
chia làm 2 vùng: vùng vỏ và vùng tủy.
Tuyến ức đảm nhận được chức năng huấn luyện, phân chia, biệt hóa các
lympho bào dòng T. Tại vùng vỏ, các tiền lympho bào chuyển thành lympho
bào chưa chín và đi vào vùng tủy. Vùng tủy là nơi trưởng thành của các lympho
bào chưa chín thành các lympho bào T chín và rời tuyến đi vào máu.
Đa số các tế bào T (95%) có đời sống ngắn (3-5 ngày) rồi chết tại chỗ.
Chỉ có 5% là trở thành tế bào T chín, chúng rời tuyến ức vào mạch máu để đến
các cơ quan lympho ngoại vi để tiếp nhận kháng nguyên và tham gia vào đáp
ứng miễn dịch.
c. Túi huyệt (Bursa Fabricius)
Riêng loài chim có một cơ quan đặc biệt gọi là túi huyệt, một cơ quan

lympho-biểu mô, có nguồn gốc nội bì nằm ở mặt trong của lỗ huyệt, phía trên
trực tràng, sát hậu môn, Túi huyệt chứa các nang lympho và cũng được chia
thành vùng vỏ và vùng tủy. Có thể nói rằng túi huyệt là cơ quan tiên phát, là nơi
các tế bào sản xuất kháng thể (Tế bào lympho B) trưởng thành và biệt hóa. Các
tế bào B chín được chuyển từ túi huyệt đến cơ quan lympho ngoại vi, ở đó
chúng tiếp xúc với kháng nguyên, biệt hóa để trở thành tế bào plasma sản xuất
kháng thể.
Động vật có vú không có túi huyệt nhưng lại có các cơ quan tương
đương, đó là tủy xương và các cơ quan lympho hệ tiêu hóa. Người ta tìm thấy
tiền lympho B ở tủy xương và gan.
1.1.2.2. Các cơ quan lympho ngoại vi (Cơ quan lympho thứ phát)
Cơ quan lympho thứ phát chịu kích thích của kháng nguyên và ít phát
triển ở cơ thể không mang trùng. Cắt bỏ cơ quan thứ phát làm giảm khả năng
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

miễn dịch nhưng không đáng kể. Cơ quan thứ phát bao gồm hạch lympho, lách,
tuỷ xương, mô lympho không có vỏ bọc. Các cơ quan này giàu đại thực bào và
các tế bào tua (dendritic) có khả năng bắt giữ và xử lý kháng nguyên, các tế bào
lympho T và B có khả năng tạo ra đáp ứng miễn dịch.
a. Hạch lympho
Hạch lympho còn gọi là hạch bạch huyết, có hình hạt đậu hoặc hình tròn,
được bọc trong một vỏ liên kết. Các hạch lympho nằm rải rác trên đường đi của
mạch bạch huyết và thường tập trung tại những chỗ giao nhau của mạch bạch
huyết như ở cổ, nách, bẹn. Hạch lympho có đường kính từ 1-25mm, chúng to
lên rõ rệt khi bị nhiễm khuẩn, bị kháng nguyên kích thích, bị u ác tính.
Hạch lympho được coi như là một cái lọc đối với phân tử lạ ngoại lai và
các mảnh vụn tổ chức, đồng thời đóng vai trò trung tâm tuần hoàn của các
lympho bào, nơi tế bào tiếp xúc với kháng nguyên, sản xuất kháng thể.
Dịch bạch huyết rời hạch đem theo các kết quả của đáp ứng miễn dịch

vào trong tuần hoàn chung, lan ra toàn cơ thể thông qua những tế bào lympho T
độc hay tế bào quá mẫn chậm, kháng thể hay những tế bào nhớ.
b. Lách
Lách giữ vai trò quan trọng trong việc thanh lọc và dự trữ máu, là nơi tập
trung kháng nguyên (những kháng nguyên vào cơ thể bằng đường máu) đồng
thời cũng là cơ quan chính sản xuất kháng thể. Sau khi xâm nhập và bị đại thực
bào xử lý, kháng nguyên được cố định tại các xoang của tuỷ đỏ, sau đó vào tuỷ
trắng (nơi có nhiều nang lympho) kích thích các lympho bào phân chia, biệt hoá
thành tương bào. Khác với hạch lympho, các lympho bào đi vào và ra khỏi lách
chủ yếu bằng đường mạch máu (Không có mạch bạch huyết đến cơ quan này).
Phản ứng của lách đối với kháng nguyên: Phần lớn các kháng nguyên
xâm nhập vào cơ thể qua đường máu sẽ bị giữ lại ở lách. Chúng được các đại
thực bào của vùng rìa hoặc của các xoang tủy đỏ bắt giữ. Sau đó, chúng được
đưa về các nang lympho tiên phát trong tủy trắng, sau vài ngày thấy có tế bào
tạo kháng thể di chuyển đến cư trú tại vùng rìa và vùng tuỷ đỏ, bắt đầu quá
trình sản xuất kháng thể.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

c. Tuỷ xương
Tuỷ xương chiếm khối lượng lớn nhất trong các cơ quan lympho thứ
phát. Nếu đưa kháng nguyên vào cơ thể qua tĩnh mạch thì chúng sẽ bị bắt giữ ở
gan, lách và tuỷ xương. Trong đáp ứng miễn dịch tiên phát, kháng thể được sản
xuất chủ yếu ở lách và hạch lympho. Đến giai đoạn cuối của đáp ứng miễn dịch
tiên phát, các tế bào trí nhớ rời khỏi lách và đến tập trung ở tuỷ xương. Khi
kháng nguyên được đưa vào lần 2, tuỷ xương sản xuất một lượng rất lớn kháng
thể (ở loài gặm nhấm sản xuất chủ yếu là IgG). Gần 70% kháng thể chống lại
kháng nguyên được sản xuất từ tủy xương.
d. Các mô lympho không vỏ bọc
Các mô lympho không có vỏ liên kết bao bọc được gọi là các mô lympho

không có vỏ bọc. Chúng nằm rải rác, riêng rẽ hoặc thành chuỗi ở niêm mạc ruột
(đặc biệt là niêm mạc ở kết tràng), niêm mạc đường hô hấp, tiết niệu, bao gồm
mảng Payer và các nang lympho. Các mô lympho nằm dọc theo khí quản, phế
quản, tiểu phế quản và các tiểu thuỳ phổi.
1.1.2.3. Tế bào miễn dịch
Trong quá trình tạo kháng thể của cơ thể phải kể đến vai trò của 3 loại tế bào:
a. ðại thực bào
Đại thực bào bắt nguồn từ tủy xương, vào máu và có khả năng thực bào.
Chúng có mặt ở các hạch, lá lách, gan, phổi, tham gia vào miễn dịch thực bào, tiêu
diệt các tế bào lạ bằng thực bào. Đại thực bào có vai trò tiếp nhận, hoạt hóa,
chuyển vận thông tin, duy trì kháng nguyên và phối hợp chặt chẽ với các tế bào có
thẩm quyền miễn dịch.
b. Lympho B
Các tế bào lympho bắt nguồn từ tủy xương, di tản đến túi fabricius (ở
chim) hay lách (ở thú), được huấn luyện, biệt hóa thành tiền lympho B, sau đó
tiếp tục được hoạt hóa thành các lympho chưa chín. Ở hệ máu ngoại vi, các
lympho chưa chín được biến hóa thành các lympho chín, rồi trở thành tương
bào plasma, là các tế bào trực tiếp sản xuất ra các kháng thể dịch thể (IgM, IgA,
IgG, IgD, IgE) (Nguyễn Như Thanh, 2001). Kháng thể này đi vào máu, tồn tại
trong huyết thanh và dịch của cơ thể. Tương bào (plasma) có vai trò chủ yếu
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10
trong ĐƯMD dịch thể, một tỉ lệ nhỏ tế bào lympho B là những tế bào mang “trí
nhớ miễn dịch”. Ở người và động vật, tủy xương và các cơ quan lympho khác
như hạch, lách,… đảm nhận chức năng như của túi fabricius trong quá trình
hình thành tế bào lympho B.
c. Lympho T
Các tế bào lympho bắt nguồn từ tủy xương di tản xuống tuyến ức và được
tuyến ức huấn luyện, biệt hóa trở thành tiền lympho T, chúng tiếp tục được biệt
hóa ở vùng vỏ tuyến ức để trở thành lympho T chưa chín. Các lympho T chưa chín

tiếp tục được biệt hóa thành lympho T chín đi vào hệ máu ngoại vi và đi đến các
cơ quan, tổ chức khác tại vùng phụ thuộc tuyến ức của hạch, lách. Khi đại thực bào
đưa thông tin kháng nguyên đến, các lympho T tiếp nhận rồi biệt hóa trở thành
nguyên bào lympho T, tiếp tục trở thành nhóm tế bào mẫn cảm với kháng nguyên
có chứa kháng thể đặc hiệu trên màng tế bào (gọi đó là kháng thể tế bào). Quá
trình ĐƯMD tế bào do quần thể lympho T phụ trách thể hiện khả năng tự bảo vệ
của cơ thể. Ví dụ: đối với các bệnh nhiễm trùng bởi các vi sinh vật, nấm, động vật
đơn bào, những mầm bệnh này chỉ có thể bị tiêu diệt hoàn toàn khi có ĐƯMD tế
bào (Nguyễn Như Thanh, 2001). Kháng thể tế bào thường tồn tại trong các tổ chức
mô và các cơ quan của cơ thể.
1.1.3. Kháng nguyên
1.1.3.1. ðịnh nghĩa
Kháng nguyên (antigen) là tất cả các chất, đôi khi kể cả thành phần cấu
tạo của cơ thể, khi xâm nhập vào cơ thể sinh vật sẽ gây nên một đáp ứng miễn
dịch, một quá trình sinh học phức tạp dẫn đến sự tổng hợp những phân tử đặc
biệt gọi là kháng thể (dịch thể hay kháng thể tế bào) và chúng có đặc tính liên
kết đặc hiệu với kháng nguyên đó. Nói cách khác, kháng nguyên là chất gây ra
đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và phản ứng với các sản phẩm của đáp ứng đó.
1.1.3.2. ðặc tính của kháng nguyên
Kháng nguyên có nhiều đặc tính khác nhau, trong đó có tính đặc hiệu và
tính sinh kháng thể.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11
a. Tính sinh miễn dịch
Kháng nguyên có khả năng kích thích cơ thể sinh ra đáp ứng miễn dịch
(kháng thể). Người ta còn gọi khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể của
kháng nguyên là tính kháng nguyên của kháng nguyên.
b. Tính ñặc hiệu
Tính đặc hiệu của một kháng nguyên là đặc tính mà kháng nguyên ấy chỉ
có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng (trong trường hợp đáp

ứng miễn dịch dịch thể) và có khả năng kết hợp đặc hiệu với các thụ thể bề mặt
các lympho T (trong trường hợp miễn dịch tế bào).
Kháng nguyên nào thì kháng thể ấy, kháng nguyên gắn với kháng thể
như chìa khóa khớp với ổ khóa. Tính đặc hiệu của kháng nguyên không phải do
toàn bộ cấu trúc của cả phân tử kháng nguyên quyết định mà do “nhóm quyết
định” (epitope) của kháng nguyên, đó là những đoạn nhỏ hoặc một bộ phận nhỏ
nằm trên bề mặt phân tử kháng nguyên quyết định. Nhóm quyết định kháng
nguyên không những quyết định tính đặc hiệu sinh kháng thể tương ứng, mà
còn là vị trí để kháng thể đó, hoặc lympho bào mẫn cảm có thể gắn với kháng
nguyên một cách đặc hiệu. Nếu kháng nguyên chỉ có một nhóm quyết định thì
sẽ kích thích cơ thể sinh ra một loại kháng thể tương ứng và kháng nguyên đó
chỉ kết hợp đặc hiệu và duy nhất với loại kháng thể đó mà thôi, còn nếu kháng
nguyên có nhiều nhóm quyết định thì sẽ có nhiều kháng thể tương ứng được
sinh ra, nhưng nhóm quyết định nào thì kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương
ứng của nhóm đó mà thôi. Có bao nhiêu nhóm quyết định kháng nguyên thì có
bấy nhiêu loại kháng thể và kết hợp đặc hiệu độc lập với nhau. Tổng số nhóm
quyết định trong một kháng nguyên gọi là hóa trị của kháng nguyên đó. Điều
này giải thích tại sao khi tiêm chủng vacxin vi khuẩn nhược độc A sẽ thu được
huyết thanh chứa nhiều loại kháng thể chống lại A, được gọi là một họ kháng
thể A (Vũ Triệu An và cs., 1997).
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12
* Phân loại kháng nguyên căn cứ vào ñặc tính và ñiều kiện kháng nguyên:
Kháng nguyên hoàn toàn (antigen): loại kháng nguyên đảm bảo có đầy
đủ hai khả năng là kích thích cơ thể sinh kháng thể và kết hợp đặc hiệu với
kháng thể do chính kháng nguyên kích thích sinh ra. Hầu hết các kháng nguyên
hoàn toàn có bản chất là protein như các cấu phần của cơ thể động vật, thực vật,
vi sinh vật, các chất độc thực vật, các nọc độc động vật.
Kháng nguyên không hoàn toàn (Hapten): còn gọi là bán kháng nguyên,
là những chất tự bản thân không có khả năng kích thích cơ thể sinh kháng thể

nhưng có khả năng kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng. Muốn trở thành
kháng nguyên hoàn toàn chúng phải được gắn với một loại protein gọi là
protein mang (carrier) tạo thành phức hợp kháng nguyên - protein mang, có thể
là của cơ thể, có thể là từ bên ngoài đưa vào (ví dụ như lòng trắng trứng) và cơ
thể phản ứng với cả hapten, đồng thời với cả protein mang.
c. ðiều kiện ñể kháng nguyên có tính miễn dịch
Kháng nguyên phải có kích thước phân tử lớn (Ngưỡng tối thiểu của
trọng lượng phân tử là 1000Da), tuy nhiên có những chất có trọng lượng phân
tử nhỏ nhưng chúng tìm cách gắn với protein khác để trở thành kháng nguyên
hoàn chỉnh, ngược lại một số chất có trọng lượng phân tử lớn như Dextran
(200.000Da) nhưng không có tính sinh miễn dịch hoặc có nhưng rất yếu (Lê
Văn Hùng, 2002).
Kháng nguyên phải có ít nhất một epitope khác loài vì hệ thống miễn
dịch không phản ứng với epitope cùng loài.
1.1.4. Kháng thể và phản ứng kháng thể - kháng nguyên
1.1.4.1. Kháng thể (Antibody)
a. ðịnh nghĩa
Kháng thể là các immunoglobulin (có bản chất glycoprotein) do các tế
bào lympho B cũng như tương bào (biệt hóa từ lympho B) tiết ra để hệ miễn
dịch nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân lạ như: vi khuẩn hoặc virus. Mỗi
kháng thể có thể nhận biết một hay một số epitope tương đồng.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13
b. Cấu tạo kháng thể
Tất cả các kháng thể đều được cấu tạo từ một (monomer) hay nhiều đơn vị
cấu trúc giống nhau. Mỗi đơn vị là một phân tử protein chứa 4 chuỗi polypeptit,
2 chuỗi nhẹ (ngắn) ký hiệu là L và 2 chuỗi nặng (dài) ký hiệu là H được gắn với
nhau bởi cầu nối disulfua (S-S). Trình tự axit amin ở kháng thể giống hệt nhau
theo từng đôi chuỗi nặng và từng đôi chuỗi nhẹ. Cả phân tử kháng thể có cấu tạo
đối xứng.

- Chuỗi nhẹ: có trọng lượng phân tử là 25.000Da, chứa khoảng 211- 221
axit amin. Có 2 loại chuỗi nhẹ, chuỗi kappa (κ) hoặc lambda (λ). Mỗi phân tử Ig
chỉ chứa hoặc 2 chuỗi kappa hoặc 2 chuỗi lambda mà không bao giờ chứa cả 2
loại. Mỗi chuỗi nhẹ chứa 2 vùng axit amin. Một vùng có trật tự axit amin có thể
thay đổi gọi là vùng biến đổi, ký hiệu VL (variable). Vùng này nằm ở phía đầu
amin (-NH
2
) của phân tử. Vùng còn lại có trật tự axit amin không bao giờ thay đổi
gọi là vùng cố định CL (constant). Vùng này nằm ở phía đầu cacboxyl (-COOH).
Trật tự axit amin vùng cố định của chuỗi nhẹ luôn giống nhau ở tất cả các lớp
kháng thể, hoặc theo trật tự kappa, hoặc theo trật tự lambda. Ngược lại, trật tự axit
amin của vùng biến đổi luôn khác nhau kể cả ở các kháng thể do cùng một tế bào
sinh ra.
- Chuỗi nặng: có trọng lượng phân tử khoảng 50.000-70.000Da, chứa
khoảng 450 axit amin. Có 5 loại chuỗi nặng là γ, µ, α, δ, ε ứng với 5 lớp kháng
thể là IgG, IgM, IgA, IgD và IgE. Mỗi chuỗi nặng chứa 4 vùng axit amin: 1
vùng biến đổi và 3 vùng cố định. Cũng tương tự như ở chuỗi nhẹ, vùng biến đổi
của chuỗi nặng nằm ở phần đầu amin. Vùng này ký hiệu là VH. Vùng cố định
nằm ở đầu cacboxyl và có trật tự axit amin giống nhau ở tất cả globulin miễn
dịch thuộc cùng một lớp. Ba vùng cố định của chuỗi nặng được ký hiệu là CH1,
CH2, CH3. Hai vùng biến đổi của chuỗi nặng và chuỗi nhẹ nằm kề nhau tạo
thành vị trí kết hợp kháng nguyên (paratop), do vậy bảo đảm tính đa dạng của
phân tử kháng thể. Vùng nằm giữa CH1 và CH2 của chuỗi nặng gọi là vùng bản
lề, có khả năng mở ra hoặc khép lại từ 0-180°C giúp cho việc gắn phù hợp với
hai quyết định kháng nguyên.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14
Vùng gấp khúc (domain) và các mảnh phân tử Ig. Các cầu nối disulfua
vừa nối các chuỗi polypeptit lại với nhau để tạo nên phân tử globulin miễn dịch,
vừa nối các axit amin (Cystein) nằm trong cùng chuỗi để tạo nên những gấp khúc

xoắn (domain) hoặc cuộn hình câù nằm trên các đoạn peptit vùng cố định hoặc
vùng biến đổi. Mỗi chuỗi nhẹ có 2 gấp khúc và mỗi chuỗi nặng có 4 gấp khúc. Mỗi
gấp khúc có khoảng 60 axit amin. Edelman (1970) cho rằng chức năng vùng gấp
khúc VH và VL là hợp tác với nhau để tạo nên bề mặt của vị trí kết hợp với kháng
nguyên. Các vùng gấp khác làm nhiệm vụ trung gian cho các chức năng của kháng
thể (gắn với bổ thể, gắn với thụ thể của các tế bào thực bào).

Hình 1.1. Sơ ñồ các chuỗi của một kháng thể
Dưới tác dụng của enzym phân giải protein (papain hoặc pepsin), phân tử
Ig được phân giải ra thành các mảnh nhỏ.
Với papain: Thu được 3 mảnh
+ 2 mảnh Fab (Antigen binding fragment), mỗi mảnh gồm một chuỗi nhẹ
và một phần chuỗi nặng có tận cùng -NH
2
, gồm các domain VH và CH1. Mảnh
này có trọng lượng phân tử 50.000 và chỉ có một vị trí kết hợp được với kháng
nguyên.
+ 1 mảnh Fc (Crystalizable fragment), mảnh này có trọng lượng phân tử
60.000, có tính kháng nguyên, có khả năng liên kết với một số tế bào khác và giữ
vai trò nhất định trong việc hoạt hóa bổ thể. Với pepsin thu được 2 mảnh: Mảnh
lớn có trọng lượng phân tử 100.000, có 2 hóa trị, gọi là mảnh F(ab)`2. Vì có 2
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15
hóa trị cho nên mảnh này có hoạt tính như một kháng thể hoàn toàn, do đó tạo
được phản ứng kết tủa (precipitation) và ngưng kết (agglutination) với kháng
nguyên đặc hiệu. Mảnh F(ab)`2 đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp cần sử dụng
tính kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên và loại bỏ phản ứng phụ không cần thiết
do mảnh Fc gây ra. Mảnh nhỏ còn lại Fc có trọng lượng phân tử khoảng 56.000.
c. Vai trò của kháng thể
Trong một đáp ứng miễn dịch, kháng thể có 3 chức năng chính: gắn với

kháng nguyên, kích hoạt hệ thống bổ thể và huy động các tế bào miễn dịch.
- Liên kết với kháng nguyên
Phản ứng kháng nguyên - kháng thể:

Hình 1.2. Các ñộc tố của vi khuẩn bên cạnh một tế bào cơ thể
Các immunoglobulin có khả năng nhận diện và gắn một cách đặc hiệu với
một kháng nguyên tương ứng nhờ các domain biến thiên. Một thí dụ để miêu tả
lợi ích của kháng thể là trong phản ứng chống độc tố vi khuẩn. Kháng thể gắn với
độc tố và qua đó trung hòa độc tố, ngăn ngừa sự bám dính của các độc tố trên lên
các thụ thể tế bào. Như vậy, các tế bào cơ thể tránh được các rối loạn do các độc
tố đó gây ra (Hình 3).
Tương tự như vậy, nhiều virus và vi khuẩn chỉ gây bệnh khi bám được vào
các tế bào cơ thể. Vi khuẩn sử dụng các phân tử bám dính là adhesine, còn virus
sở hữu các protein cố định trên lớp vỏ ngoài. Các kháng thể kháng adhesine và
kháng protein capside virus sẽ ngăn chặn các vi sinh vật này gắn vào các tế bào
đích của chúng.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

Hình 1.3. Các ñộc tố trên bị trung hòa bởi kháng thể
- Hoạt hóa bổ thể:
Một trong những cơ chế bảo vệ cơ thể của kháng thể là việc hoạt hóa dòng
thác bổ thể. Bổ thể là tập hợp các protein huyết tương khi được hoạt hóa sẽ tiêu
diệt các vi khuẩn xâm hại bằng cách (1) đục các lỗ thủng trên vi khuẩn, (2) tạo
điều kiện cho hiện tượng thực bào, (3) thanh lọc các phức hợp miễn dịch và (4)
phóng thích các phân tử hóa hướng động.
- Hoạt hóa các tế bào miễn dịch:
Sau khi gắn vào kháng nguyên ở đầu biến thiên (Fab), kháng thể có thể
liên kết với các tế bào miễn dịch ở đầu hằng định (Fc). Những tương tác này có
tầm quan trọng đặc biệt trong đáp ứng miễn dịch. Như vậy, các kháng thể gắn

với một vi khuẩn có thể liên kết với một đại thực bào và khởi động hiện tượng
thực bào. Các tế bào lympho NK (Natural Killer) có thể thực hiện chức năng độc
tế bào và ly giải các vi khuẩn bị opsonine hóa bởi các kháng thể.
d. Quy luật hình thành kháng thể ñặc hiệu
Kháng thể không sinh sản ra ngay sau khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ
thể, kháng thể chỉ xuất hiện sau 6-7 ngày rồi sau đó tăng dần, đạt mức độ tối đa
sau từ 2-3 tuần, rồi từ từ giảm dần và biến mất sau vài tuần, vài tháng hoặc vài
năm. Sau khi có kháng nguyên kích thích, các tế bào có thẩm quyền miễn dịch
tiếp nhận kháng nguyên và phải mất một thời gian biệt hóa, phân chia thành tế
bào sản xuất kháng thể, lúc đó mới có kháng thể xuất hiện, sớm nhất là IgM, tiếp
đến là IgG.

×