Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số chủng nấm ký sinh trong phòng chống rầy nâu hại lúa tại thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHÍ THỊ THU HÀ





NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHỦNG
NẤM KÝ SINH TRONG PHÒNG CHỐNG RẦY NÂU
HẠI LÚA TẠI THÁI BÌNH









LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


















HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHÍ THỊ THU HÀ





NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG MỘT SỐ CHỦNG
NẤM KÝ SINH TRONG PHÒNG CHỐNG RẦY NÂU

HẠI LÚA TẠI THÁI BÌNH





Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số : 60.62.01.12





LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP





NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. PHẠM THỊ VƯỢNG







HÀ NỘI, 2013


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
1

LỜI CẢM ƠN
Qua một thời gian nỗ lực học tập và nghiên cứu, tới nay tôi đã hoàn thành luận văn
thạc sĩ: “Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số chủng nấm ký sinh trong phòng trừ rầy
nâu hại lúa tại Thái Bình”. Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, tôi đã nhận được
sự dạy bảo tận tình của các thầy cô, đồng thời cũng nhận được sự giúp đỡ và động viên của
các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Đào tạo sau đại học, Viện Bảo vệ thực vật, Viện
Khoa học nông nghiệp Việt Nam đã đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu đề tài luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy PGS.TS Phạm Thị Vượng,
người đã tận tâm truyền đạt kiến thức cho tôi và hơn cả thầy là tấm gương về lòng say mê
nghiên cứu khoa học. Thầy đã truyền đạt cho tôi tính chính xác, nghiêm túc trong nghiên
cứu khoa học cũng như tinh thần trách nhiệm với những công việc mình làm.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị em trong Nhóm nghiên cứu Nấm côn trùng
của Trung tâm Đấu tranh sinh học, cùng các đồng nghiệp nơi tôi công tác và bạn bè, đã
động viên và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu nặng tới những người thân trong gia đình
đã giúp đỡ tôi cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập.
Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Tác giả


Phí Thị Thu Hà
















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
2

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam đoan rằng các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là
trung thực, không trùng lặp và chưa từng được sử dụng cho một báo cáo luận văn, chưa sử
dụng bảo vệ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho tôi thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2013
Tác giả



Phí Thị Thu Hà


































Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Giải nghĩa
M. anisopliae Metarhizium anisopliae
P. javanicus Paecilomyces javanicus
PaeR1
Chủng PaeR1: Phân lập từ nấm P. javanicus ký
sinh rầy nâu thu thập từ Hà Nội.
PaeR2
Chủng PaeR2: Phân lập từ nấm P. javanicus ký
sinh rầy nâu thu thập từ Thái Bình.
Ma2-TB
Chủng Ma2-TB nấm M. anisopliae ký sinh rầy nâu
thu thập từ Thái Bình.
Ma1-HN
Chủng Ma1-HN nấm M. anisopliae ký sinh rầy nâu
thu thập từ Hà Nội.






















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
4


MỤC LỤC
MỞ ðẦU
0
1.

Tính cấp thiết của ñề tài.
14
2.

Mục ñích và yêu cầu
15
2.1. Mục ñích
15

2.2. Yêu cầu
15
3.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
15
4.

ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
16
4.1.

ðối tượng
16
4.2.

Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
16
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
17
1.

1. Nghiên cứu ngoài nước
17
1.1.1.

Nghiên cứu về rầy nâu và thiên ñịch của rầy nâu hại lúa.
17
1.1.2.


Nghiên cứu về nấm côn trùng trong ñấu tranh sinh học
18
1.1.3.

Thành phần nấm ký sinh rầy nâu
20
1.1.4.

Nghiên cứu về nấm Metarhizium anisopliae
22
1.1.5.

Nghiên cứu về nấm Paecilomyces javanicus
24
1.1.6.

Các nghiên cứu sản xuất nấm côn trùng
28
1.1.7. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng ñến phát triển của nấm.
30
1.1.8.

Cơ chế tác ñộng.
31
1.2. Nghiên cứu ở Việt Nam.
32
1.2.1.

Nghiên cứu về rầy nâu
32

1.2.2.

Nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của rầy nâu
33
1.2.3.

Nghiên cứu ứng dụng nấm Metarhizium anisopliae trong BVTV
34
1.2.4.

Nghiên cứu ứng dụng nấm Paecilomyces javanicus trong BVTV
36
CHƯƠNG 2
.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
38
2.1. Vật liệu, ñịa ñiểm, và thời gian nghiên cứu
38
2.1.1. Vật liệu nghiên cứu
38

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
5

2.1.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu
38
2.2. Nội dung nghiên cứu
38
2.2.1. Diễn biến mật ñộ của rầy nâu hại lúa tại Thái Bình
38

2.2.2. ðiều tra, thu thập thành phần nấm ký sinh rầy hại lúa tại các tiểu vùng
sinh thái của tỉnh Thái Bình.
39
2.2.3. Tuyển chọn một số chủng nấm ký sinh rầy nâu hại lúa tại Thái Bình.
39
2.2.4. Kỹ thuật nhân sinh khối nấm côn trùng
39
2.2.5. ðánh giá hiệu quả phòng chống rầy nâu hại lúa của một số chế phẩm
nấm sản xuất từ các chủng nấm ñược lưạ chọn.
39
2.3. Phương pháp nghiên cứu
40
2.3.1. Diễn biến mật ñộ rầy nâu hại lúa tại Thái Bình.
40
2.3.2 ðiều tra, thu thập và ñịnh danh nguồn nấm ký sinh tự nhiên trên rầy nâu
hại lúa tại Thái Bình.
40
2.3.2.1. ðiều tra, thu thập nguồn mẫu nấm ký sinh tự nhiên trên rầy hại lúa
40
2.3.2.2.

Phân lập, tạo dòng thuần và ñịnh loại theo ñặc ñiểm hình thái các
nguồn nấm ñã thu thập ñược
41
2.3.2.3.

ðịnh danh ñến loài dòng nấm ký sinh rầy hại trên lúa bằng công nghệ sinh
học
42
2.3.3. Tuyển chọn một số chủng nấm ký sinh rầy nâu hại lúa tại Thái Bình.

44
2.3.3.1.Tách ñơn bào tử tạo dòng thuần nấm P. javanicus và nấm M. anisopliae
44
2.3.3.2.

ðánh giá tuyển chọn các nguồn nấm ñã phân lập ñược
45
2.3.3.3.
.
Xác ñịnh ñặc ñiểm hình thái, sinh học của các chủng nấm P. javanicus
và M. anisopliae.
45
2.3.3.4.

Xác ñịnh ngưỡng nhiệt ñộ thích hợp ñể nấm P. javanicus và nấm M.
anisopliae phát triển
45
2.3.3.5.

ðánh giá hiệu lực ký sinh trở lại trên rầy nâu của nấm P. javanicus
46
2.3.4. Kỹ thuật nhân sinh khối nấm côn trùng
46
2.3.4.1.

Xác ñịnh môi trường thích hợp nuôi cấy nhân giống nấm P. javanicus.
46

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
6


2.3.4.2.

Xác ñịnh môi trường sản xuất M. anisopliae nấm P.javanicus.
47
2.3.4.3.

Xác ñịnh số lượng bào tử trên buồng ñếm hồng cầu:
47
2.3.5. ðánh giá hiệu quả phòng chống rầy hại lúa của chế phẩm nấm côn trùng
sản xuất từ các chủng ñược lựa chọn.
48
2.3.5.1.

ðánh giá hiệu lực trừ rầy của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus và
Metarhizium anisopliae trong ñiều kiện nhà lưới.
48
2.3.5.2.

ðánh giá mức ñộ mẫn cảm của các tuổi rầy ñối với chế phẩm nấm
Paecilomyces javanicus trong ñiều kiện nhà lưới.
48
2.3.5.3.

ðánh giá nồng ñộ phun hợp lý chế phẩm nấm P. javanicus và
M.anisopliae trừ rầy nâu.
49
2.3.5.4.

ðánh giá hiệu lực trừ rầy nâu của chế phẩm nấm P. javanicus và

M.anisopliae trong ñiều kiện ñồng ruộng
50
2.3.5.5.

ðánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học P. javanicus và
M.anisopliae ñối với một số thiên ñịch chủ yếu của rầy nâu trên ñồng ruộng
51
2.3.4. Xử lý số liệu
51
CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
52
3.1. Diễn biến mật ñộ rầy nâu trên lúa tại Thái Bình
52
3.1.1. Vụ xuân 2012 tại Tây Sơn – Tiền Hải - Thái Bình
52
3.1.2. Vụ mùa 2012 tại Tây Sơn – Tiền Hải - Thái Bình
53
3.2.Thành phần nấm ký sinh rầy nâu hại lúa tại Thái Bình
55
3.2.1.

ðiều tra thu thập thành phần nấm ký sinh tự nhiên trên rầy nâu hại lúa
.
55
3.2.2.

Tỷ lệ nấm ký sinh tự nhiên rầy nâu hại lúa tại Thái Bình
58

3.3.

Tuyển chọn chủng nấm ký sinh rầy nâu
59
3.3.1.

Kết quả tuyển chọn chủng Ma2-TB nấm M. anisopliae.
59
3.3.1.1.

Hiệu lực trừ rầy nâu của chủng Ma2-TB
60
3.3.1.2.

ðặc ñiểm hình thái chủng Ma2-TB nấm M. anisoplie
61
3.3.2.

Kết quả tuyển chọn chủng PaeR2
61
3.3.2.1.

ðặc ñiểm phân loại học của chủng nấm PaeR2 49

3.3.2.2.

ðặc ñiểm hình thái chủng PaeR2 nấm Paecilomyces javanicus 50


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7

3.3.2.3.

Hiệu lực trừ rầy nâu hại lúa của chủng PaeR2 nấm Paecilomyces
javanicus 51

3.3.2.4.Kết quả ñánh giá hiệu lực ký sinh trở lại trên rầy nâu hại lúa của chủng
nấm Paecilomyces javanicus – chủng PaeR2 trong nhà lưới viện Bảo vệ thực vật
……………………………………………………………………………………… 65
3.4.

Kết quả nhân sinh khối nấm ký sinh côn trùng
66
3.4.1.

Môi trường dinh dưỡng sản xuất giống cấp 1
66
3.4.1.1.

Nấm Paecilomyces javanicus chủng PaeR2
66
3.4.1.2.

Nấm Metarhizium anisopliae chủng Ma2-TB
66
3.4.2.

Môi trường sản xuất giống cấp 2 và nhân sinh khối.
67

3.4.2.1.

Nấm Paecilomyces javanicus chủng PaeR2
67
3.4.2.2.

Kết quả nhân sinh khối chủng Ma2-TB nấm Metarhizium anisopliae
.68
3.4.3.

Ảnh hưởng của nhiệt ñộ ñến sinh trưởng và phát triển của nấm.
70
3.4.3.1.

Nấm P. javanicus Chủng PaeR2.
70
3.4.3.2.

Nấm Metarhizium anisopliae chủng Ma2-TB.
71
3.4.4.

Quy trình sản xuất nấm Paecilomyces javanicus và nấm
Metarhizium anisopliae tại viện bảo vệ thực vật.
72
3.5.

Hiệu lực trừ rầy nâu hại lúa của một số chế phẩm sản xuất từ chủng nấm
ñược lựa chọn
72

3.5.1.

Hiệu lực trừ rầy nâu của chế phẩm P. javanicus và chế phẩm M.
anisopliae trong ñiều kiện nhà lưới
72
3.5.2.Hiệu lực trừ rầy nâu của chủng PaeR2 nấm Paecilomyces javanicus ở các
tuổi khác nhau
74
3.5.3.Hiệu lực trừ rầy của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus chủng PaeR2
ở các nồng ñộ khác nhau:
76
3.5.4. Liều lượng sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae (chủng MA2-
TB) ngoài ñồng ruộng
77
3.5.5.Hiệu lực trừ rầy trên ñồng ruộng của chế phẩm nấm P. javanicus (PaeR2)
và nấm M. anisopliae (chủng Ma2-TB):
78

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

3.5.6.

Xây dựng mô hình ñánh giá khả năng sử dụng chế phẩm nấm M.
anisopliae phòng trừ rầy nâu hại lúa.
80
3.5.6.1.

Kết quả mô hình sử dụng nấm M. anisopliae trong vụ xuân.
81

3.5.6.2.

Kết quả mô sử dụng nấm M. anisopliae trong vụ mùa.
82
3.5.7.Ảnh hưởng của chế phẩm nấm M. anisopliae ñối với một số thiên ñịch chủ
yếu của rầy nâu trên ñồng ruộng
84
KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ
88
1. Kết luận
88
2.

ðề nghị
89
TÀI LIỆU THAM KHẢO
90


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các chủng nấm ñịnh danh bằng kỹ thuật giải trình tự ñoạn gen
ITS1- 5.8S- ITS2 DNA. (Peter W. I. at el., 2006)[86]
25
Bảng 3.1: Diễn biến mật ñộ rầy nâu trên lúa tại Tây Sơn – Tiền Hải - Thái
Bình (Vụ Xuân 2012)

52
Bảng 3.2: Diễn biến mật ñộ rầy nâu trên lúa tại Tây Sơn – Tiền Hải - Thái
Bình (Vụ Mùa 2012)
54
Bảng 3.3: Số lượng mẫu nấm ký sinh rầy nâu thu thập ñược trên lúa tại Thái
Bình (2011 – 2012)
55
Bảng 3.4: Thành phần nấm ký sinh tự nhiên trên rầy hại lúa tại Tiền Hải,

KiếnXương - Thái Bình
56
Bảng 3.5: Tỷ lệ cá thể rầy hại lúa bị nhiễm nấm ký sinh tự nhiên tại Kiến
Xương, Tiền Hải - Thái Bình (2011-2012)
59
Bảng 3.6: Hiệu lực trừ rầy nâu của chủng Ma2-TB nấm M. anisopliae trong
ñiều kiện nhà lưới (Viện Bảo vệ thực vật)
60
Bảng 3.7: Hiệu lực (%) trừ rầy nâu sau khi phun chủng PaeR2
nấmP.javanicus 51

Bảng 3.8: Tỷ lệ ký sinh trở lại rầy nâu bởi nấm P.javanicus - PaeR2 sau phun
10 ngày (Nhà lưới Viện Bảo vệ thực vật – 2013) 52

Bảng 3.9: ðường kính khuẩn lạc nấm P. javanicus (PaeR2) phát triển trên môi
trường PDA và SDAY (Viện BVTV, 2013)
66
Bảng 3.10: ðường kính khuẩn lạc nấm M.anisopliae (Ma2-TB) phát triển trên
môi trường PDA và SDAY (Viện BVTV, 2013)
67
Bảng 3.11. Số lượng bào tử nấm P. javanicus (PaeR2) sau 10 ngày nhân sinh

khối trên môi trường nhân sinh khối khác nhau (Viện BVTV, 2012)
67
Bảng 3.12: Số lượng bào tử chủng Ma2-TB sau 14 ngày nuôi cấy trên các môi
trường khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật, 2012)
69

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10

Bảng 3.13: Khả năng phát triển sinh khối chủng nấm Ma2-TB trên môi trường
gạo hấp (Viện BVTV, 2012)
70
Bảng 3.14: Khả năng phát triển của nấm P. javanicus (PaeR2) ở nhiệt ñộ khác
nhau trên môi trường PDA (Viện Bảo vệ thực vật 2013)
71
Bảng 3.15: Số lượng bào tử chủng nấm Ma2-TB Metarhizium anisopliae sau 14
ngày nuôi cấy ở các mức nhiệt ñộ khác nhau (Viện Bảo vệ thực vật 2013)
71
Bảng 3.16: Hiệu lực phòng trừ rầy nâu của chế phẩm nấm P. javanicus và nấm
M. anisopliae (nhà lưới Viện BVTV - 2012)
74
Bảng 3.17: Hiệu lực trừ rầy của chủng PaeR2 nấm P. javanicus ở các tuổi khác
nhau (Viện BVTV-2013)
75
Bảng 3.18: Hiệu quả phòng trừ rầy nâu của chế phẩm nấm PaeR2 - P.
javanicus với các liều lượng khác nhau (Nhà lưới Viện BVTV - 2013)
76
Bảng 3.19: Hiệu quả phòng trừ rầy hại lúa của chế phẩm nấm Ma2-TB ở các
liều lượng khác nhau (Tây Sơn – Tiền Hải – Thái Bình, Vụ Mùa 2012)
77

Bảng 3.20: Hiệu quả phòng trừ rầy hại lúa của chế phẩm nấm P. javanicus và nấm
M. anisopliae trên ñồng ruộng (Tây Sơn – Tiền Hải – Thái Bình, Vụ Mùa 2012)
79
Bảng 3.21: Diễn biến mật ñộ rầy tổng số trong mô hình tại Tây Sơn – Tiền Hải
- Thái Bình (Vụ Xuân 2012)
81
Bảng 3.22: Diễn biến mật ñộ rầy tổng số trong mô hình tại Tây Sơn – Tiền Hải
- Thái Bình (Vụ Mùa 2012)
83
Bảng 3.23: Tỷ lệ rầynâu trưởng thành và sâu ñục thân lúa bị ký sinh bởi nấm
M.anisopliae trong và ngoài mô hình (Tây Sơn, Tiền Hải, Thái Bình, Vụ mùa -
2012)
84
Bảng 3.24: Diễn biến thiên ñịch tổng số trong và ngoài mô hình tại Tây Sơn –
Tiền Hải - Thái Bình (Vụ Mùa 2012)
86


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Cây phân loại các loài Paecilomyces spp. dựa vào trình tự (ITS) và
5.8S rDNA (ITS1-5.8S-ITS2) (Nguồn Peter W. Inglis và Myrian S. T., 2006)28
Hình 1.2: Quá trình xâm nhiễm của nấm M. Anisopliae vào cơ thể côn trùng
(M. C. Rombach, at el 1988) [73] 1
Hình 3.1: Diễn biến mật ñộ rầy nâu tổng số trên lúa tại Tây Sơn – Tiền Hải -
Thái Bình (Vụ xuân 2012) 53

Hình 3.2: ðiều tra diễn biến mật ñộ rầy nâu tại xã Tây Sơn – Tiền Hải, Thái
Bình 1
Hình 3.3: Diễn biến mật ñộ rầy nâu tổng số trên lúa tại Tây Sơn – Tiền Hải -
Thái Bình (Vụ Mùa 2012) 55
Hình 3.4: Rầy nâu bị ký sinh tự nhiên bởi nấm P. javanicus thu thập tại Tây
Sơn, Tiền Hải, Thái Bình, 2012 57
Hình 3.5: Cành bào tử và bào tử nấm P. javanicus thu thập tại Tây Sơn, Tiền
Hải, Thái Bình, 2012 57
Hình 3.6: Khuẩn lạc P. javanicus chủng PaeR2 trên môi trường PDA tại 25
0
C
sau 7ngày 44

Hình 3.7: Rầy nâu bị ký sinh bởi nấm M.anisoplie thu thập tại Vũ An, Kiến
Xương, Thái Bình, 2011 57
Hình 3.8: Cành bào tử và bào tử M. anisoplie thu thập tại Vũ An, Kiến
Xương, Thái Bình, 2011 57
Hình 3.9: Khuẩn lạc nấm M. anisoplie thu thập tại Vũ An, Kiến Xương, Thái
Bình, 2012 57
Hình 3.10: Rầy nâu bị ký sinh tự nhiên bởi nấm M. flavoride thu thập trên rầy tại Vũ
An, Kiến Xương, Thái Bình, 2012 57
Hình 3.11: Bào tử nấm M. flavoride thu trên rầy tại Vũ An, Kiến Xương, Thái
Bình, 2012 (x 400 lần) 57
Hình 3.12: Khuẩn lạc nấm M. flavoride thu trên rầy tại Vũ An, Kiến Xương,
Thái Bình, 2012 57

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

Hình 3.13: Rầy nâu bị ký sinh tự nhiên bởi nấm Hirsutella citriformis thu thập

trên lúa tại Vũ An, Kiến Xương, Thái Bình, 2012 58
Hình 3.14: Khuẩn lạc nấm Hirsutella citriformis thu thập trên lúa tại Vũ An,
Kiến Xương, Thái Bình, 2012 58
Hình 3.15: Bào tử chủng Ma2-TB nấm M. anisoplie 61
Hình 3.16: Cành bào tử chủng Ma2-TB nấm M. anisoplie 61
Hình 3.17: Khuẩn lạc M. janisoplie chủng Ma2-TB trên môi trường PDA tại
25
0
C sau 7 ngày 48

Hình 3.18: Cây phát sinh chủng loại của chủng S01 với các loài có mối quan hệ
họ hàng gần gũi dựa vào phân tích trình tự gen ADN vùng ITS, Mariannaea
elegans làm nhóm ngoài 1
Hình 3.19: Cành bào tử, thể bình, và bào tử chủng PaeR2 nấm P. javanicus 1
Hình 3.20: Khuẩn lạc P. javanicus chủng PaeR2 trên môi trường PDA tại 25
0
C
sau 7 ngày……………………………………………………………………… 50

Hình 3.21: Chủng PaeR2 (trái) và chủng PaeR1 (phải) nấm P.javanicus phát
triển trên môi trường cám gạo sau 10 ngày 50

Hình 3.22. Rầy nâu chết do chủng PaeR2 mọc lại nấm sau phun 10 ngày 1
Hình 3.23: Khuẩn lạc chủng PaeR2 nấm P. javanicus trên môi trường PDA tại
25
0
C sau 7 ngày………………………………………………………………… 53

Hình 3.24: Khuẩn lạc chủng Ma2-TB nấm lạc M. janisoplie trên môi trường
PDA tại 25

0
C sau 5 ngày……………………………………………………… 53

Hình 3.25: Giống cấp 2 cho sản xuất chế phẩm nấm P. javanicus (chủng
PaeR2) 1
Hình 3.26: Sản phẩm nấm P. javanicus (chủng PaeR2) trên môi trường gạo
hấp……………………………………………………………………………… 1
Hình 3.27: Giống cấp 2 cho sản xuất chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae
(Ma2-TB) ………….69
Hình 3.28: Sản xuất nấm Metarhizium anisopliae (Ma2-TB) trên môi trường gạo
hấp 69
Hình 3.29: Phát triển của chủng Ma2-TB và chủng Ma1-TB nấm Metarhizium
anisopliae trên môi trường gạo hấp 1

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Hình 3.30: Khuẩn lạc P. javanicus chủng PaeR2 trên môi trường PDA tại 25
0
C
sau 7 ngày……………………………………………………………………… 58

Hình 3.31: Rầy nâu nhiễm và chết do chủng nấm Ma2-TB sau phun 11 ngày
(Viện BVTV 2012) 1
Hình 3.32. Rầy nâu tuổi 2 bị ký sinh bởi chủng PaeR2 nấm P. javanicus sau
phun 10 ngày 75
Hình 3.33. Rầy nâu tuổi 5 bị ký sinh bởi chủng PaeR2 nấm P. javanicus sau
phun 10 ngày 75
Hình 3.34: ðánh giá hiệu lực trừ rầy vào 3,5,7 và 10 ngày sau phun chủng
PaeR2 trên các tuổi rầy và trưởng thành (Viện BVTV - 2012) 76

Hình 3.35: Chia lô ruộng thử nghiệm ñánh giá nồng ñộ sử dụng nấm
M.anisopliae chủng Ma2-TB (Tây Sơn – Tiền Hải – Thái Bình, Vụ Mùa
2012) 1
Hình 3.36: Pha và phun chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus sản xuất từ
chủng PaeR2 (Tiền Hải – Thái Bình, Vụ Mùa 2012) 79
Hình 3.37: Pha và phun chế phẩm nấm M. anisopliae sản xuất từ chủng Ma2-
TB (Tiền Hải – Thái Bình, Vụ Mùa 2012) 80
Hình 3.38: Mô hình thí nghiệm sử dụng chế phẩm nấm Metarhizium anisopliae
(chủng Ma2-TB) 1
Hình 3.39: Diễn biến mật ñộ rầy tổng số trong mô hình tại Tây Sơn – Tiền Hải
- Thái Bình (Vụ Xuân 2012) 82
Hình 3.40: Diễn biến mật ñộ rầy tổng số trong mô hình tại Tây Sơn – Tiền Hải
- Thái Bình (Vụ mùa 2012) 1
Hình 3.41: Diễn biến thiên ñịch tổng số trong và ngoài mô hình tại Tây Sơn –
Tiền Hải - Thái Bình (Vụ Mùa 2012) 86








Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14



MỞ ðẦU


1. Tính cấp thiết của ñề tài.
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) là một trong những loài sâu hại lúa quan
trọng tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ngoài tác hại làm giảm sinh trưởng,
phát triển và năng suất của lúa, rầy nâu còn là môi giới truyền nhiều loại vi rút gây
bệnh nguy hiểm như bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá (Ching-Chung Chen, 1984) [38]
Theo thống kê của Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) thiệt hại do rầy nâu và
virus lan truyền qua rầy hàng năm lên tới 300 triệu USD tại các nước trong khu vực
châu Á như Bangladesh, Brunei, Trung Quốc, Fiji, Ấn độ, Indonesia, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Malaysia, Nepal, Papua New Guinea, Philippines, Solomon Islands, Sri
Lanka, Đài Loan, Thái Lan, và Việt Nam (V.A. Dyck at el, 1979) [113].
Thái bình là một tỉnh ven biển, có diện tích trồng lúa hàng năm trên 165.000
ha. Những năm gần đây, do thay đổi cơ cấu giống, đầu tư thâm canh cao và biến đổi
khí hậu nên rầy nâu liên tục bùng phát và gây hại trên diện rộng đe dọa đến an ninh
lương thực của tỉnh. Từ vụ mùa năm 2009 đến năm 2010 trên địa bàn tỉnh xuất hiện
bệnh lùn xoắn lá, lùn sọc đen đã làm hàng ngàn ha lúa của nông dân tỉnh Thái Bình
bị thiệt hại. Cho đến nay, nguy cơ bùng phát rầy nâu và phát tán các bệnh virus lúa
vẫn hiện hữu và là một vấn đề nan giải cho sản xuất lúa của Thái Bình.
Phòng chống rầy nâu hiện nay chủ yếu dựa vào thuốc hóa học, theo cục Bảo
vệ thực vật, đã có đến 585 Sản phẩm thương mại được đăng ký sử dụng phòng
chống rầy nâu tại Việt Nam (Thông tư 21/2013/TT-BNNPTNT) [20]. Kết quả điều
tra nông dân cho thấy Số lượng thuốc phun và số lần phun thuốc trừ rầy tại các
vùng trọng điểm lúa đều cao hơn khuyến cáo. Có những nơi phun tới 4-5 lần/vụ, với
liều lượng năm sau cao hơn năm trước. Việc phun thuốc hóa học như vậy đã làm
phát sinh nhiều biotype rầy mới (Claridge MF, at el 1980)[37] và gia tăng tính
kháng thuốc của rầy (Nagata T., at el, 1979 [80], Nguyễn Thị Me và cộng sự,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

2001)[12].

Trong tự nhiên, rầy nâu hại lúa thường hay bị một số loài nấm ký sinh gây
chết như: Metarhizium sp. (Jin S. F., at el. 2008)[62], Paecilomyces sp. (Jeanne M.
M. I, at el. 1986)[61] Beauveria bassiana (Rombach, M. C. at el. 1986)[96],
Hirsutella sp. (Gillespie A. T. 1986)[48]. Việc nghiên cứu ứng dụng các loại nấm
ký sinh tự nhiên này phòng chống sâu hại cây trồng được đánh giá là một hướng đi
khả quan trong bối cảnh hóa chất trừ sâu đang bộc lộ nhiều quan ngại về vấn đề môi
trường (Khan et al, 2012)[66].
Tiếp nối hướng nghiên cứu của các tác giả đi trước nhằm khai thác nguồn
nấm sẵn có trong tự nhiên của vùng sinh thái để ứng dụng trong sản xuất chế phẩm
trừ sâu sinh học phòng chống rầy hại lúa góp phần giảm thiểu việc sử dụng thuốc
trừ sâu độc hại trong sản xuất lúa tại Thái Bình nói riêng và Việt Nam nói chung,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng ứng dụng một số
chủng nấm ký sinh trong phòng chống rầy nâu hại lúa tại Thái Bình”.
2. Mục ñích và yêu cầu
2.1. Mục ñích
Xác định thành phần và vai trò của nấm ký sinh tự nhiên trên rầy nâu hại lúa
tại Thái Bình. Tuyển chọn và sản xuất các chủng nấm có hiệu lực trừ rầy cao và ứng
dụng trong phòng trừ rầy nâu hại lúa tại Thái Bình.
2.2. Yêu cầu
- Thành phần loài và tỷ lệ ký sinh tự nhiên của nấm trên rầy nâu hại lúa tại
Thái Bình.
- Phân lập và tuyển chọn được chủng nấm có hiệu lực trừ rầy cũng như có
khả năng nhân sinh khối trên môi trường nhân tạo.
- Sử dụng chế phẩm nấm sản xuất từ các chủng được tuyển chọn phòng trừ
rầy nâu hại lúa tại Thái Bình đạt hiệu quả cao và an toàn với môi trường.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Đề tài đã bổ sung những dẫn liệu khoa học về thành phần nấm ký sinh tự
nhiên trên rầy nâu hại lúa tại Thái Bình, đồng thời đánh giá khả năng nhân sinh khối

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

16

của 2 loài nấm Paecilomyces javanicus và Metarhizium anisopliae phục vụ công tác
phòng chống rầy nâu trong sản xuất lúa an toàn theo hướng sinh học, hạn chế sử
dụng thuốc hóa học độc hại, bảo vệ môi trường trong sản xuất lúa tại Việt Nam.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
4.1. ðối tượng
- Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål): Rầy được thu thập trên lúa tại Kiến
Xương - Tây Sơn, Tiền Hải, Thái Bình. Rầy nâu này được sử dụng để nghiên cứu
tuyển chọn và đánh giá hiệu lực các chủng nấm trong điều kiện nhà lưới viện Bảo
vệ thực vật.
- Nấm ký sinh côn trùng: Nấm ký sinh được thu thập trên quần thể rầy nâu
hại lúa tại Thái Bình.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- Thu thập xác định thành phần loài nấm ký sinh tự nhiên rầy nâu hại lúa tại
Thái Bình.
- Xác định quy luật phát sinh rầy nâu hại lúa tại tiểu vùng khí hậu sinh thái
của Thái Bình.
- Tuyển chọn nhân nuôi và sản xuất chế phẩm trừ rầy từ các chủng nấm
PaeR2 và Ma2-TB của nấm P. javanicus và M. anisopliae.
- Ứng dụng chế phẩm nấm sản xuất từ P. javanicus và M. anisopliae trong
phòng chống rầy tại Thái Bình.










Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17



Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1. 1. Nghiên cứu ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu về rầy nâu và thiên ñịch của rầy nâu hại lúa.
Rầy nâu (Nilaparvata lugens Stål) thuộc giống Nilaparvata, họ Delphacidae,
bộ Homoptera, đã được ghi nhận tại hầu hết các nước có trồng lúa trên thế giới.
Trước những năm 1960 rầy nâu chỉ là đối tượng dịch hại thứ yếu thường xuyên
xuất hiện trên lúa. Với sự khởi đầu cuộc “cách mạng xanh” với việc sử dụng giống
IR8, phân hóa học và thuốc trừ sâu vô cơ trong sản xuất lúa thì rầy nâu, từ một loài
dịch hại không thường xuyên đã đột nhiên trở thành dịch hại nguy hiểm và thường
xuyên đe dọa an ninh lượng thực của nhiều quốc gia vùng Đông Nam Á (Dale G.
Bottrell, 2012)[41]. Vào những năm 1970, trước sự phát triển và gây hại ngày càng
thường xuyên của rầy nâu, viện lúa quốc tế IRRI đã bắt đầu khởi động hàng loạt
các hội nghị, chương trình nghiên cứu và hành động nhằm phòng chống sự bùng
phát của rầy nâu. Các nỗ lực hành động cũng đã hình thành giống lúa chống chịu
rầy như IR 26, IR 36, IR 64, khuyến khích nông dân giảm phân bón vô cơ và số lần
phun thuốc hóa học, tăng cường sử dụng thuốc sinh học và bảo vệ ký sinh thiên
địch tự nhiên của sâu hại…vv.
Rầy nâu, ngoài việc chích hút dịch dẫn đến giảm năng suất lúa chúng còn là
môi giới truyền một số loại virus gây bệnh lúa. Đây cũng là 1 vấn đề nổi cộm trong
sản xuất lúa của một số nước vùng đông nam á. Khá nhiều loại virus được đề cập
trong các nghiên cứu song quan trọng nhất là Rice ragged stunt virus (Hirao J, at el
1987)[54] gây Bệnh lùn xoắn lá , và Rice grassy stunt virus (Rivera CT, 1996)[92]
gây bệnh lúa cỏ. Các kết quả nghiên cứu trên 28 tỉnh trồng lúa phía nam chỉ ra 8
tỉnh có tỷ lệ rầy mang virus RGSV cao hơn 50%, và 9 tỉnh có tỷ rầy mang cả 2 virus

RGSV và RRSV cao hơn 30% (Pepito Q. at el, 2009)[85].
Các tài liệu nghiên cứu của IRRI về kẻ thù tự nhiên của sâu hại trên lúa bao gồm
côn trùng, nhện và vi sinh vật đươc Shui-Chen Chiu đề cập tới 79 loài với 42 loài
ký sinh và gây bệnh rầy nâu (34 loài côn trùng, 1 nematode, và 7 loài vi sinh vật),

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
18

37 loài bắt mồi ăn thịt (21 loài côn trùng và 16 loài nhện). Nghiên cứu cũng chỉ
ra 19 loài ong ký sinh pha trứng, 23 loài côn trùng và vi sinh vật ký sinh và gây
bệnh ở pha ấu trùng và trưởng thành của rầy nâu (Shui-Chen Chiu, 1979)[106].
Tại Ấn Độ (viện lúa Tamil Nadu), Các nghiên cứu của S. Jayakumar (S.
Jayakumar, 2010)[99] về quần thể nhện bắt mồi trên lúa cho thấy 5 đối tượng:
Lycosa pseudoannulata, Callitrichia formosana, Tetragnatha javanas, Argiope
catenulata và Plexippus sp. có vai trò quản lý và trấn áp quần thể rầy nâu trên lúa.
1.1.2. Nghiên cứu về nấm côn trùng trong ñấu tranh sinh học
Nấm côn trùng là một trong những loài vi sinh vật khá phổ biến trong tự
nhiên, chúng ký sinh gây bệnh và dẫn đến cái chết của côn trùng (Roberts, D.W
1981)[94]. Điều này có thể nhận biết được khi chúng ta thi thoảng bắt gặp một số
côn trùng bị chết trên đồng ruộng với cơ thể cứng đơ được bao phủ bởi 1 lớp sợi
nấm bông, cùng bào tử rất nhỏ, nhẹ dễ dàng phát tán trong không khí khi có tác
động cơ giới (Aguda RM)[25]. Chúng ta cũng có thể bắt gặp một số ghi nhận về
những đợt dịch côn trùng bùng phát tàn phá hoa màu và sau đó chết hàng loạt do sự
phát triển của 1 nấm côn trùng nào đó (Carruthers, R.I, 1987)[36].
Trong y học cổ truyền nấm côn trùng được biết đến bới một số loại như:
Nấm bạch cương, đông trùng hạ thảo (Md. Asaduzzaman Khan,2010) [78] sử dụng
làm thuốc phòng chống bệnh cho người. Ngoài ra, đối với những người làm nghề
nuôi tằm thì nấm côn trùng cũng không phải là đối tượng xa lạ mà lại là một loại
bệnh cần phòng chống dưới cái tên bệnh Muscadine. Có tới hơn 10 loại nấm gây ra
bệnh Muscadine như: Beauveria brongniartti, Beauveria bassiana, Metarhizium

anisopliae, Aspergillus sp., Hirsutella necatrix, Isaria javanica
,
Nomuraea rileyi,
Sterigmatocystis japonica, Sporosporella uvella, Isaria fumosoroseus,
Paecilomyces fumosoroseus (Lu Yup-Lian, 1991)[69]. Ngay từ năm 1815,
Agostino Bassi đã có mô tả tỷ mỷ về bệnh Muscardin trắng (Beauveria bassiana)
trên tằm dâu và đầu thế kỷ 19, Glaser (Glaser, R. W, 1926)[50] cũng nghiên cứu
bệnh Muscardin xanh do nấm Metarhizium anisopliae, gây ra và biện pháp phòng
trừ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
19

Từ các kết quả nghiên cứu ban đầu về nấm côn trùng trong y học cổ truyền,
người ta bắt đầu mở rộng phạm vi nghiên cứu sử dụng nấm cho nhiều mục đích
khác nhau (R.J. Milner, 1987)[89]. Người đi tiên phong trong lĩnh vực sử dụng nấm
có ích trong đấu tranh sinh học chính là nhà khoa học người Nga Ilya Ilich
Mechnikov (1884). Ông cùng người học trò của mình là nhà côn trùng học Isac
Krasirsik, đã tiến hành sản xuất bào tử nấm M. anisopliae, trộn với đất bột tung ra
đồng để diệt sâu non và trưởng thành bọ đầu dài hại củ cải đường (Bothinoderes
punctiventris). Hiệu quả gây chết của nấm đối với bọ đầu dài đạt đến 55- 80% sau
10-14 ngày .
Cho tới nay, nấm côn trùng được đánh giá có 1 vai trò nhất định trong tiêu
diệt và quản lý số lượng quần thể nhiều loài côn trùng (Goettel MS, 2005)[51] và
xem như 1 tác nhân sinh học có giá trị trong phòng chống sâu hại cây trồng. Năm
1988, Samson R. A. (Samson R. A. 1988)[101] đã cho ra 1 ấn phẩm có ý nghĩa là
tập Atlas nấm côn trùng, trên cơ sở tài liệu này, chúng ta có thể nhìn được bức tranh
toàn cảnh của nấm côn trùng 1 cách đơn giản, dễ hiểu và có giá trị ứng dụng trong
đấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng. Theo các tài liệu của Roberts W.
Donald (Roberts W. Donald, 1989)[95] có khoảng 700 loài nấm ký sinh côn trung

thuộc 100 genus khác nhau và được bảo quản, lưu trữ tại bộ sưu tập nấm côn trùng
thuộc đại học Cornel, trụ sở New York.
Việc sử dụng nấm côn trùng có khả năng diệt một cách có chọn lọc các loại côn
trùng trong phòng chống sâu hại cây trồng còn có 1 lợi thế đặc biệt so với thuốc hóa
học là không gây độc hại cho người, động vật, thiên địch và cây trồng. Chế phẩm thuốc
trừ sâu bệnh có nguồn gốc nấm không phá vỡ cân bằng hệ sinh thái, không gây ô nhiễm
môi trường sống, bảo vệ an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên một số côn trùng nuôi
như ong, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Ball B.V. nghiên cứu tác động của nấm Metarhizium
flavoviride đến ong mật Apis mellifera, kết quả cho thấy với liều dùng trừ sâu thông
thường có 8% ong bị chết, nếu sử dụng dầu pha chế phẩm thì tỷ lệ này là 11% (Ball,
B.V., at el 1994) [30].
Cho đến nay, hơn 24 chế phẩm sinh học trừ côn trùng có nguồn gốc từ nấm

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
20

Metarhizium anisopliae, Beauveria bassiana, Beauveria brongniartii, Verticillium
lecanii, được đăng ký dưới tên Mycotal, Vertalec của Hà Lan, Bio-Path, Bio-Blast,
CornGuard, Mycotrol GH, Mycotrol WP, Naturalis-L, PFR-97 và Laginex của Mỹ;
Biogreen và Melocont của Úc; Metaquino từ Brazil; Cobican từ Venezuela; Ostrinil
từ Pháp, Conidia từ Colombia; Pae-Sin từ Mexico (Burges, H. D.1998)[34].
1.1.3. Thành phần nấm ký sinh rầy nâu
Theo các công trình nghiên cứu trên thế giới đã nhận định nấm gây bệnh côn
trùng là một nhân tố hữu dụng trong hệ thống quản lý sâu hại tổng hợp, đặc biệt là
những vùng nhiệt đới ẩm. Cũng theo tác giả Gillespie A. T. (1986) thì tiểu khí hậu
trong hệ sinh thái ruộng lúa, đặc biệt là phần thân lúa nơi rầy nâu, rầy lưng trắng
gây hại có độ ẩm cao rất thuận lợi cho sự phát triển của các loài nấm ký sinh gây
bệnh và tiêu diệt chúng.
Có khá nhiều tài liệu đề cập đến các loài nấm ký sinh rầy nâu trong và ngoài
nước. Trong các tài liệu của Rombach, M.C chỉ ra 12 loài nấm ký sinh rầy nâu

(Rombach, M. C., 1987)[98] bao gồm:
• Nấm Metarhizium anisopliae: Các nghiên cứu của K.D.Z. Samuels
(K.D.Z. Samuels, 1989)[64] sử dụng chỉ số LT50 để đánh giá 24 chủng của nấm
Metarhizium anisopliae. Hoạt tính của các chủng nấm biến động từ 5 ngày (hiệu lực
cao) đến 14 ngày (Hiệu lực thấp/không có hoạt tính). Các chỉ số về quá trình nẩy
mầm, tốc độ phát triển, khả năng hình thành bào tử, khả năng sản xuất enzyme
ngoại bào cũng như các đặc điểm của bào tử cũng là chỉ số chọn lọc chủng. Tác giả
Shao-Feng Jin (Shao-Feng Jin. at el 2008) [103] đã thu thập, phân lập và đánh giá
hiệu lực của 35 chủng nấm M. anisopliae trên rầy nâu hại lúa tuổi 3. Kết quả cho
thấy 2 chủng ARSEF456 và RSEF576 có nguồn gốc từ Philippines tiêu diệt được
>50% rầy nâu.
• Nấm Metarhizium flavoviride: Kết quả nghiên cứu của LI Mao-Ye đã
tuyển chọn được chủng Mf82 nấm Metarhizium flavoviride có tỷ lệ gây chết rầy
nâu đạt 83,5% sau 10 ngày và có giá trị LT
50
đạt 4.65 ngày (LI Mao-Ye, 2012)[68].
Các nghiên cứu tại Philippines và quần đảo Solomon của Kết quả của Rombach,

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
21

M.C cũng nghi nhận vai trò của nấm M. flavoviride trong ký sinh rầy nâu hại lúa
(Rombach, M.C, 1986)[97].
• Nấm Beauveria bassiana : Các nghiên cứu về nấm B. bassiana được một
số tác giả đề cập trong ấn phẩm của viện lúa IRRI như Hoàng Mạnh Thắng, Aguda,
R. M. (Aguda, R. M. 1984)[26] vv. Tại Trung Quốc, Ting-Ting Song đã nghiên
cứu tuyển chọn nấm Beauveria bassiana đạt hiệu quả 45–62% phòng trừ ấu trùng
tuổi 3 rầy nâu hại lúa (Ting-Ting Song; 2011)[112]. Các nghi nhận của Chu, Y.I.,
(Chu, Y.I., 1981)[40] tại Đài Loan và R.P. Srivastava (R.P. Srivastava, 1978 [90];
Ambetghar,V. 1996)[27] tại Ấn Độ cũng cho thấy tiềm năng ứng dụng của nấm B.

bassiana trong quản lý rầy nâu hại lúa.
• Nấm Nomuraea rileyi: Là 1 loại nấm cũng được Ignoffo (Ignoffo
C.M,1981)[58] đề cập một cách chi tiết như 1 tác nhân có tiềm năng sản xuất thuốc
trừ sâu sinh học. Hongke L. (Hongke L. 1985)[55] cũng nghi nhân nấm N. rileyi ký
sinh có hiệu quả trên rầy hại lúa
• Nấm Hirsutella citriformis: Nghiên cứu của R. M. Aguda tại viện lúa
quốc tế IRRI chỉ ra nấm H. citriformis là một trong 4 loại nấm ký sinh hiệu quả
trên rầy nâu hại lúa (R. M. Aguda, 1988)[87].
• Nấm Paecilomyces farinosus: Nghiên cứu của Kuruvilla, S. tại Ấn Độ đã
đề cập đến việc sử dụng nấm P. farinosus phòng trừ nhiều loài côn trùng gây hại
cây trồng trong đó có rầy nâu (Kuruvilla, S. 1980)[67]. Một số tác giả khác đã đề
cập đến việc sản xuất chế phẩm nấm P. farinosus bằng quá trình lên men chìm
(Anne M. Humphreys, 1990)[29]. Tác giả Gisbert Zimmermann, tại viện nghiên
cứu đấu tranh sinh học Darmstadt, Đức trong ấn phẩm của mình cũng đề cập đến
nấm P. farinosus và tiềm năng ứng dụng của chúng
Gisbert Zimmermann (2008)
[49]

.
• Nấm Fusarium sp.: Tại trường đại học Tamil Nadu, Ấn Độ, tác giả M.
Balasubramanian đã phân lập được loài Fusarium oxysporium ký sinh có khả năng
gây chết

67,3 % ấu trùng và 40% trưởng thành rầy nâu (M. Balasubramanian at el.
1983)[72]

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
22

• Nấm Cephalosporium sp.: Loài nấm Cephalosporium lecanii cũng được

ghi nhận ký sinh rầy nâu với tỷ lệ chết 75,9 đối với ấu trùng và 52,7% với trưởng
thành (M. Balasubramanian at el. 1983)[72].
• Nấm Entomophthora sphaerosperma: Nghiên cứu của
Shimazu, M
(Shimazu M,
1979)[104] tại Fukuoka, Nhật Bản cho thấy nấm E. sphaerosperma là
một nhân tố ký sinh rầy nâu có hiệu quả. Kết quả cũng chỉ ra nấm phát triển và hình
thành bào tử trong phạm vi 15-25
0
C và trên rầy trường thành mạnh hơn trên ấu
trùng. Ở nhiệt độ thấp, quá trình ký sinh thuận lợi và cho tỷ lệ chết cao hơn so với
nhiệt độ cao.
• Nấm Entomophthora fumosa: Nghiên cứu của Samal, P. tại viện lúa
quốc tế Cuttack, Ấn độ đã nghi nhận quần thể rầy nâu bị hại bởi nấm E. fumosa
trong điều kiện ẩm độ 80% và nhiệt độ 25,6-32,6
0
C (Samal, P. 1978)[100].
• Nấm Erynia delphacis: Đây là 1 loài nấm được nhiều các nhà khoa học
của Nhật Bản Hori, S. phát hiện năm 1906 (Hori, S., 1906)[56] và xuất hiện nhiều
trong các nghiên cứu của trường đại học Kyushu (Esaki, T., at el 1936)[43]. Hiện
nấm có nhiều tên gọi khác nhau như Entomophthora delphaxini Hori (Shiniazu, M.,
1976)[105]. Pandora delphacis Humber hay Zoophthora delphacis. Các nghiên
cứu của Matsui Takehiko tại vùng biển Thái Bình Dương cũng ghi nhận nấm
E.delphacis trong quần thể rầy di cư (
Matsui Takehiko, 1998
)[76].
• Nấm Conidiobolus coronatus: Các nghiên cứu của Okada, T. (Okada, T.
1971)[83] đã phân lập từ rầy nâu hại lúa tại Nhật Bản. Nấm phát triển tốt trên môi
trường Sabouraud dextrose agar và có tiềm năng ứng dụng trừ rầy nâu và một số
loại sâu hại lúa khác. Các nghiên cứu tại Philippines của Gabriel, B.P. (Gabriel,

B.P., 1968)[47] và Dyck, V.A. (Dyck, V.A., at el, 1977)[42] cũng đánh giá cao vai
trò của nấm C. coronatus trong đấu tranh sinh học trừ rầy nâu hại lúa.
1.1.4.
Nghiên cứu về nấm Metarhizium anisopliae

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
23

Nấm Metarhizium anisopliae, còn được biết đến dưới 1 tên cũ khác là
Entomophthora anisopliae, khá phổ biến trong đất và được Elie Metchnikoff năm
1979 sử dụng như 1 tác nhân sinh học phòng chống bọ cánh cứng hại hạt lúa
mỳ Anisoplia austriac và sau đó là sâu hại củ cải đường (Cleonus punctiventris).
M. anisopliae là thành viên của nhóm nấm Hyphomycetes có sinh bào tử và đôi
khi được gọi là muscardine xanh được ghi nhận ký sinh tới 200 loài côn trùng và
động vật thân khớp thuộc 50 họ khác nhau (Roberts D W, 1992)[93].

Mặc dù nấm
M. anisopliae không lây nhiễm và có độc tính cho người và động vật máu nóng,
nhưng các bào tử của nấm có thể gây dị ứng với một số người mẫn cảm khi hít
phải.
Sợi nấm nấm M. anisopliae và bào tử lúc đầu có màu trắng, sau chuyển
sang màu xanh, sợi nấm rộng 3-4µm, bên trong tế bào có nhiều vách ngăn ngang,
có nhiều giọt mỡ. Cành bào tử phân sinh mọc trên đám sợi dày đặc, thẳng hoặc
hơi cong, màu lục nhạt, khi già kéo dài ra, mảnh, có màu xám nhạt, phần ngọn
hình thành một lớp dày gồm các thể bình hình zigzag. Cuống đính bào tử ngắn,
bào tử trần, có màu xanh lục, hình cổ chai, hình trụ, hình que, kích thước khoảng
3,5-6,4µm, thường đứng riêng rẽ hoặc kết thành chuỗi hoặc dính kết vào nhau tạo
thành lớp phấn màu lục.
Trên đối tượng bọ hung hại cây trồng, R. N. Raid đã thu thập và phân lập
được chủng MA-LS từ nấm Metarhizium anisoplia có khả năng gây chết tới 92%

với sâu non tuổi 3 của loài Ligyrus subtropicus B (R. N. Raid at el, 1992)[88].
Phòng chống châu châu bằng nấm Metarhizium cũng được nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước đề cập. Tại Australia, Richard Milner (Richard Milner,
2000)[91] sử dụng 18 chủng nấm Metarhizium phòng chống 2 loài châu chấu
Phaulacridium vittatumand và Chortoicetes terminifera. Kết quả thử nghiệm cho
thấy chủng FI-985 cho hiệu quả cao nhất và đạt 75-90% hiệu lực tại liều dung 2-7 x
10
12
bào tử /ha. Magalhaes B. P đã sử dụng nấm M.anisopliae var. acridum trừ
châu chấu Rhammatocerus schistocercoides tại Brazil cho kết quả là tỷ lệ chết 88%

×