Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ của bệnh newcastle và thực trạng sử dụng vacxin phòng bệnh ở các đàn gà nuôi tập trung trên địa bàn huyện phú lương, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI




TRƯƠNG LAN OANH


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH
NEWCASTLE VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VACXIN
PHÒNG BỆNH Ở CÁC ðÀN GÀ NUÔI TẬP TRUNG TRÊN
ðỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN






LUẬN VĂN THẠC SĨ







HÀ NỘI, 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






TRƯƠNG LAN OANH



NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ðẶC ðIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH
NEWCASTLE VÀ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VACXIN
PHÒNG BỆNH Ở CÁC ðÀN GÀ NUÔI TẬP TRUNG TRÊN
ðỊA BÀN HUYỆN PHÚ LƯƠNG, TỈNH THÁI NGUYÊN



CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ : 60.64.01.01




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHẠM HỒNG NGÂN


HÀ NỘI, 2013
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp i

LỜI CAM ðOAN


Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này là trung thực và chưa từng được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn
này đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 1 năm 2014

Tác giả luận văn



Trương Lan Oanh



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ii


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
- Trước hết tới TS. Phạm Hồng Ngân - Người Thầy hướng dẫn khoa
học trực tiếp ñã tận tình chỉ bảo và ñóng góp nhiều ý kiến quan trọng từ
bước ñầu ñề xuất ñề cương nghiên cứu, ñến quá trình triển khai ñề tài, thu
thập thông tin, xử lý, tổng hợp số liệu, viết và hoàn chỉnh luận văn.
- Các thầy cô Bộ môn Thú y Cộng ñồng, các thầy cô và các ñồng
nghiệp Phòng thí nghiệm Trọng ñiểm công nghệ sinh học Thú y, cùng các
thầy cô giáo Khoa Thú y, Ban quản lý ñào tạo Sau ñại học Trường ðại học
Nông nghiêp Hà Nội ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong

suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
- Sự ñộng viên của bạn bè, ñặc biệt là gia ñình ñã tạo mọi ñiều kiện
thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn.
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2014
Tác giả

Trương Lan Oanh
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC HÌNH, HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 1

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1. VIRUS NEWCASTLE VÀ BỆNH DO CHÚNG GÂY RA 3

1.1.1. Virus Newcastle 3

1.1.2. Bệnh Newcastle 10

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BỆNH NEWCASTLE TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƯỚC 22

1.2.1. Trên thế giới 22

1.2.2. Trong nước 25

CHƯƠNG 2. NỘI DUNG - NGUYÊN LIỆU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1. NỘI DUNG 30

2.1.1. Một số đặc điểm dịch tễ của bệnh Newcastle 30

2.1.2. Thực trạng tình hình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle 30
2.2. NGUYÊN LIỆU 30
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31

2.4. PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU 36

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 37


3.1. MỘT SỖ ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ CỦA BỆNH NEWCASTLE 38

3.1.1. Tỷ lệ chết do bệnh Newcastle ở các giống gà 38

3.1.2. Tỷ lệ gà chết do bệnh Newcastle ở gà các lứa tuổi 39

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp iv

3.1.3. Phân bố ổ dịch Newcastle ở các tháng trong thời gian nghiên
cứu 46

3.1.4. Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích Newcastle ở gà trong
đàn xảy ra bệnh 49

3.1.5. Kết quả gây nhiễm phôi gà bằng huyễn dịch não của gà trong
đàn xảy ra bệnh để xác định sự có mặt của virus Newcastle 58

3.2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VACXIN PHÒNG BỆNH
NEWCASTLE 61

3.2.1. Các loại vacxin Newcastle sử dụng , lịch phòng, đường đưa
vacxin và liên quan giữa chúng với tỷ lệ đàn bị bệnh, tỷ lệ gà
chết khi bệnh xảy ra 62

3.2.2. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể Newcastle trong huyết
thanh của gà ở những đàn xảy ra bệnh 71

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 74

1. Kết luận 74


2. Đề nghị 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp v

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang


Bảng 3.1. Tỷ lệ chết do bệnh Newcastle ở các giống gà nuôi tập trung
trong các gia đình tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên 38

Bảng 3.2a: Tỷ lệ chết do bệnh Newcastle ở gà các lứa tuổi của các giống
gà thịt nuôi công nghiệp 40

Bảng 3.2b. Tỷ lệ chết do bệnh Newcastle ở gà các lứa tuổi của các giống
gà thả vườn 42

Bảng 3.2c. Tỷ lệ chết do bệnh Newcastle ở gà các lứa tuổi của các giống
gà trứng thương phẩm 43

Bảng 3.3. Phân bố ổ dịch Newcastle ở các tháng trong thời gian nghiên
cứu 48

Bảng 3.4. Kết quả mổ khám kiểm tra bệnh tích Newcastle ở gà trong đàn
xảy ra bệnh 50


Bảng 3.5. Kết quả gây nhiễm phôi gà bằng huyễn dịch não của gà trong
đàn xảy ra bệnh Newcastle 59

Bảng 3.6a. Lịch sử dụng, đường đưa vacxin liên quan với tỷ lệ đàn bị
bệnh và tỷ lệ chết do bệnh Newcastle đối với các đàn gà thịt
nuôi công nghiệp 64

Bảng 3.6b. Lịch sử dụng, đường đưa vacxin liên quan với tỷ lệ đàn bị
bệnh và tỷ lệ chết do bệnh Newcastle đối với các đàn gà thả
vườn 67

Bảng 3.6c. Lịch sử dụng, đường đưa vacxin liên quan với tỷ lệ đàn bị
bệnh và tỷ lệ chết do bệnh Newcastle đối với các đàn gà trứng
thương phẩm 70

Bảng 3.7. Kết quả kiểm tra hiệu giá kháng thể Newcastle trong huyết
thanh của gà ở những đàn xảy ra bệnh 71

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp vi

DANH MỤC HÌNH, HÌNH ẢNH

STT Tên hình Trang


Hình 3.1. Phân bố ổ dịch Newcastle xảy ra ở các tháng nghiên cứu 49

Hình 3.2. Xuất huyết niêm mạc dạ dày tuyến 53


Hình 3.3. Xuất huyết niêm mạc dạ dày tuyến 53

Hình 3.4. Loét niêm mạc dạ dày tuyến, phần tiếp giáp dạ dày cơ 54

Hình 3.5. Loét niêm mạc dạ dày tuyến, phần tiếp giáp dạ dày cơ 54

Hình 3.6. Loét niêm mạc dạ dày cơ 55

Hình 3.7. Loét niêm mạc dạ dày cơ 55

Hình 3.8. Xuất huyết niêm mạc ruột non 56

Hình 3.9. Xuất huyết, loét nang lympho bề mặt ruột non 56

Hình 3.10. Xuất huyết, loét nang lympho manh tràng 57

Hình 3.11. Xuất huyết, loét nang lympho manh tràng 57


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


- CRD: Chronic Respiratory Disease – Bệnh đường hô hấp mạn tính
- EID50: Embryo Infective Dose – Liều gây nhiễm 50% phôi gà
- ELD50: Embryo Lethal Dose – Liều gây chết 50% phôi gà
- FAO: Food Agriculture Organisation – Tổ chức nông lương thế giới
-
HA: Haemagglutination Test – Phản ứng ngưng kết hồng cầu

- HI: Haemagglutination Inhibition Test – Phản ứng ngăn trở ngưng kết
hồng cầu
- IVPI: Intra Venous Pathogenicity Index – Chỉ số gây bệnh khi tiêm virus
vào tĩnh mạch của gà 6 tuần tuổi
- LD50: Lethal Dose - Liều gây chết 50%
- MDT: Mean Death Time – Thời gian gây chết phôi trung bình
- NAVETCO: National Veterinary Company – Công ty thuốc thú y Trung ương 2
- TCN: Tiêu chuẩn ngành
- VETVACO: Central Company of Veterinary Vaccine and Drug – Xí nghiệp
Thuốc thú y Trung ương
-ICPI: Intra Cerebral Pathogenicity Index - Chỉ số gây bệnh khi tiêm virus
vào não gà con 1 ngày tuổi
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 1

MỞ ðẦU
1. ðặt vấn ñề
Chăn nuôi gia cầm, trong đó có chăn nuôi gà, là một nghề truyền thống,
giữ vị trí quan trọng thứ 2 trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước
ta. Chuyển đổi chăn nuôi phân tán quy mô nhỏ sang sản xuất hàng hóa theo
hướng công nghiệp, có quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung, gắn sản xuất với
giết mổ, chế biến và thị trường tiêu thụ, là chiến lược phát triển bền vững trong
tương lai.
Huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi để phát
triển chăn nuôi gà. Hiện tại trên địa bàn huyện có hàng chục gia đình nuôi gà thịt
tập trung theo hướng công nghiệp, gà thả vườn và gà trứng thương phẩm với số
lượng lớn. Nguồn cung cấp con giống rất phong phú: từ các Công ty phát triển
chăn nuôi gà gia công, các Công ty liên doanh với nước ngoài và các cơ sở chăn
nuôi tư nhân. Qua tìm hiểu được biết, tại đây có rất nhiều lịch hướng dẫn sử dụng
vacxin phòng bệnh Newcastle cho đàn gà với nhiều loại vacxin khác nhau: đa giá,
đơn giá, nhược độc, vô hoạt, nhập từ nước ngoài hoặc sản xuất trong nước. Tuy

nhiên, ở một số gia đình, mặc dù đàn gà đã được sử dụng vacxin theo đúng hướng
dẫn của nhà sản xuất nhưng bệnh Newcastle vẫn xảy ra. Diễn biến bệnh phức tạp,
không điển hình, nhiều trường hợp triệu chứng, bệnh tích không đặc trưng, khó
chẩn đoán phát hiện, chủ gia trại, trang trại tìm mọi biện pháp để can thiệp, chi phí
khá tốn kém nhưng không hiệu quả.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số
ñặc ñiểm dịch tễ của bệnh Newcastle và thực trạng sử dụng vacxin phòng bệnh ở
các ñàn gà nuôi tập trung trên ñịa bàn huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ của bệnh Newcastle ở các đàn gà nuôi tập
trung trong các gia đình tại Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.
- Tìm hiểu tình hình sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle cho gà nuôi tại
địa phương dẫn đến tình trạng bệnh xảy ra trong đàn.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 2

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Góp phần làm rõ thêm đặc điểm dịch tễ của bệnh Newcastle và chỉ ra
cho chủ cơ sở chăn nuôi tại địa bàn nghiên cứu thấy những tồn tại, những thiếu
sót trong việc sử dụng vacxin phòng bệnh dẫn đến tình trạng bệnh Newcastle ở
các đàn gà nuôi.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất biện pháp khắc phục và lịch sử
dụng vacxin phòng bệnh phù hợp cho gà, giúp chăn nuôi ổn định và phát triển.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Năm 1926, tại ngoại ô thành phố Newcastle, nước Anh xảy ra một số ổ
dịch ở gà rất giống Bệnh dịch tả gà cổ điển đã có từ trước đó rất lâu, nhưng kết

quả nghiên cứu huyết thanh học thì thấy căn bệnh hoàn toàn khác. Bệnh xảy ra ở
nước này, theo tài liệu ghi chép có liên quan đến một con tầu vận chuyển thịt
đông lạnh có mang theo gà giống để nuôi, xuất phát từ đảo Java, Indonesia, thuộc
châu Á đến cảng của thành phố Newcastle. Sau đó một thời gian ngắn, tại một số
nước như Hà Lan, Ấn Độ, Nhật Bản… cũng đã thông báo xuất hiện những ổ dịch
bệnh như thế (Alexander, 1988). Để kỷ niệm nơi đầu tiên phát sinh ra bệnh mới
này ở gà vào năm 1926, người ta đặt tên bệnh là Newcastle. Về sau, để phân biệt
với Bệnh dịch tả gà, người ta gọi bệnh Newcastle là Bệnh dịch tả gà châu Á (vì
bệnh có nguồn gốc từ châu Á), Bệnh dịch tả gà giả. Còn Bệnh dịch tả gà đã biết
trước đó được gọi là Dịch tả gà cổ điển, Dịch tả gà châu Âu hay Dịch tả gà thật.
Ở Việt Nam, bệnh đã có từ lâu, lan truyền suốt từ Bắc đến Nam. Bằng
chẩn đoán thí nghiệm, năm 1949, Jacotot đã chứng minh bệnh Newcastle ở Việt
Nam. Năm 1956, Nguyễn Lương và Trần Quang Nhiên đã khẳng định lại sự có
mặt của bệnh ở các tỉnh phía Bắc nước ta (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
Năm 1984-1985 bệnh Newcastle xảy ra ở đàn gà nuôi tại Trung tâm nghiên cứu
gia cầm Thụy Phương - Viện chăn nuôi, tổng số gà chết và phải tiêu hủy 18.000
con. Năm 1986, trại gà Phúc Thịnh - Đông Anh, Hà Nội, tiêu hủy 56.000 con.
Các xí nghiệp chăn nuôi gà lớn ở miền Bắc như Nhân Lễ - Gia Lâm, Hà Nội;
Tam Đảo - Vĩnh Phúc; Lương Mỹ - Hà Tây (cũ) cũng đã ít nhất đôi lần xảy ra
bệnh Newcastle (Lê Văn Năm, 2004)
1.1. VIRUS NEWCASTLE VÀ BỆNH DO CHÚNG GÂY RA
1.1.1. Virus Newcastle
Bệnh Newcastle gây ra bởi virus Paramyxo type 1 (APMV-1), thuộc giống
Avulavirus, họ Paramyxoviridae. Có 9 Serotyp của các virus Paramyxo, được đặt tên từ
APMV-1 đến APMV-9 (Alexander và Senne, 2008)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 4

1.1.1.1 Hình thái và cấu trúc
Virus Newcastle có hệ gen là chuỗi đơn ARN để truyền thông tin ARN và
mật mã di truyền các protein. Virus Newcastle có cấu tạo xoắn, có thể là hình

tròn, hình trụ hay hình sợi. Virus có vỏ bọc lipit nên rất mẫn cảm với các chất
làm tan mỡ như ete, cloroform…
Kích thước virion (hạt virus) từ 150-400 nm. Virus có cấu trúc
nucleocapsit dạng xoắn ốc dài 1000 nm, đường kính 17-18 nm. Vỏ bọc được bao
phủ bởi các gai glycoprotein dài 8-12 nm (Dubois, 1984). Trọng lượng phân tử
của virus Newcastle khoảng 500 x 10
6
dalton. Phân tử virus chứa khoảng 20-
25% lipid, 6% hydrocacbon (Alexander và Senne, 2008)
1.1.1.2. Cấu trúc kháng nguyên
Mật mã di truyền của ARN virus có chứa 6 gen mã hóa các thông tin di
truyền tổng hợp các protein cấu trúc (Samson, 1988). Đó là:
- Haemagglutinin – Neuraminidaza (HN): Có đặc tính gây ngưng kết hồng
cầu và có hoạt tính của men Neuraminidaza có tác dụng phá hủy các điểm thụ
cảm trên bề mặt hồng cầu
- Fusion protein (F) là những thụ thể nhỏ nằm trên bề mặt của hạt
virus, có tác dụng liên hợp các tế bào bị nhiễm virus với nhau thành các tế
bào khổng lồ đa nhân
- Nucleo protein (N), giống như Hístin, là một protein bảo vệ ARN
- Matrix protein (M) có tác dụng gắn ARN của virus với vỏ bọc
- Nucleo protein phospho (NP) có tác dụng gắn kết các Nucleocapsit
với nhau
- Large protein (L) là men polymeraza liên kết trực tiếp ARN với
nucleocapsid
Các protein cấu trúc sắp xếp quanh một trục theo hình xoắn ốc, rỗng giữa,
bên trong là axit nucleic quyết định hình dạng của virus. Trình tự các protein cấu
trúc trong bộ gen của virus là 3

N-P-M-F-HN- L5



Virus Newcastle có khả năng gây ngưng kết hồng cầu của gà, bò, người,
chuột bạch và chuột lang nhưng không gây ngưng kết hồng cầu ngựa. Đây là đặc
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 5

điểm để phân biệt với virus dịch tả gà (virus dịch tả gà có gây ngưng kết hồng
cầu ngựa). Hiện tượng ngưng kết hồng cầu là do hồng cầu liên kết với điểm
quyết định kháng nguyên trên bề mặt của virus Newcastle (Rott, 1964). Quá trình
ngưng kết hồng cầu xảy ra qua 2 giai đoạn (Trần Minh Châu, 1988):
- Giai đoạn 1: Virus tìm đến điểm thụ cảm trên bề mặt của hồng cầu -
Haemagglutinin làm ngưng kết hồng cầu
- Giai đoạn 2: Virus tách khỏi bề mặt tế bào do men Neuraminidaza phá
hủy điểm thụ cảm trên bề mặt hồng cầu
Theo Schell và Choppin (1973) hoạt động của Haemagglutinin là do virus
bám vào tế bào qua glycoprotein của virus với điểm tiếp nhận (Điểm thụ cảm)
trên bề mặt tế hồng cầu. Do đó có thể xác định số lượng virus thông qua việc xác
định hoạt tính ngưng kết hồng cầu của virus. Một đơn vị ngưng kết hồng cầu xấp
xỉ 100.000 đơn vị gây nhiễm.
Hoạt tính ngưng kết hồng cầu của từng chủng virus có khác nhau, không
nhất thiết bị vô hoạt cùng thời gian với hoạt tính gây nhiễm. Một vài chủng khi
xử lý ở nhiệt độ 56
0
C trong 5 phút, hoạt tính ngưng kết hồng cầu bị phá hủy
nhưng vẫn còn khả năng gây nhiễm phôi hoặc vật chủ khác. Ngược lại, có một số
chủng được xử lý 56
0
C với thời gian 25 phút vẫn còn khả năng gây nhiễm và gây
ngưng kết hồng cầu (Hanson, 1975). Đặc tính này dùng để phân biệt giữa các
chủng virus Newcastle với nhau và cũng chính là điểm khác biệt giữa virus
Newcastle và virus gây bệnh dịch tả gà thật

1.1.1.3. ðặc tính nuôi cấy (ðặc tính gây nhiễm)
a. Gây nhiễm cho gà
Gà là động vật thường xuyên và hiệu quả nhất trong việc nuôi cấy (gây
nhiễm) virus Newcastle. Thông thường người ta chọn gà dò 2-3 tháng tuổi để gây
nhiễm bằng cách tiêm bắp hoặc dưới da, với điều kiện biết chính xác gà chưa
được sử dụng vacxin phòng bệnh Newcastle và có nguồn gốc từ những đàn chắc
chắn không bị bệnh Newcastle để trong huyết thanh của chúng không có kháng
thể. Virus sẽ phát triển và gây bệnh cho gà với những triệu chứng và bệnh tích
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 6

giống như ở gà mắc bệnh ngoài tự nhiên (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978).
Ngoài ra, có thể gây nhiễm cho bồ câu, chim sẻ, chim cút
b. Gây nhiễm cho phôi thai gà
Tất cả các chủng virus Newcastle đều nhân lên trong phôi thai gà đang
phát triển. Thời gian và khả năng gây chết phôi thai phụ thuộc vào độc lực của
chủng virus Newcastle. Gây nhiễm virus vào xoang niệu mô của phôi thai gà ấp
10-12 ngày thì các chủng có độc lực cao và vừa thường gây chết phôi trong vòng
60 giờ, các chủng có độc lực thấp phải trên 100 giờ. Kiểm tra thấy bệnh tích trên
phôi chủ yếu là xuất huyết điểm ở da vùng đầu và cánh, có trường hợp xuất huyết
khắp phôi thai. Phôi càng non thì khả năng gây nhiễm và thời gian gây chết phôi
càng nhanh và tỷ lệ phôi chết càng cao (Nguyễn Như Thanh và cs, 2001; Nguyễn
Như Thanh và cs, 2006)
Đường gây nhiễm vào phôi cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
virus Newcastle. Nếu gây nhiễm vào túi lòng đỏ sẽ gây chết phôi nhanh hơn gây
nhiễm vào xoang niệu
c. Gây nhiễm vào môi trường tế bào
Virus Newcastle có thể nhân lên trong nhiều loại môi trường tế bào khác
nhau. Lancaster (1966) đã liệt kê tới 18 loại tế bào sơ cấp và 11 loại tế bào dòng
mẫn cảm với virus Newcastle. Từ đó đến nay đã có rất nhiều loại tế bào khác nữa
đã được bổ xung vào danh sách những tế bào mẫn cảm với virus Newcastle.

Theo Beach (1984) một số loại môi trường tế bào thường dùng là môi
trường tế bào xơ thai gà và môi trường tế bào thận gà một lớp. Theo Nguyễn Như
Thanh và cs (2006), có thể nuôi cấy virus Newcastle vào môi trường tế bào thận
lợn, thận khỉ hoặc tế bào xơ thai gà một lớp. Sau 24-72 giờ gây nhiễm, virus gây
hủy hoại tế bào (bệnh tích tế bào), làm cho tế bào bị biến đổi hình thái, tế bào co
tròn lại hoặc vỡ ra hoặc tạo thành các tế bào khổng lồ
Virus Newcastle có khả năng gây bệnh tích tế bào trong quá trình nhân lên
trong môi trường tế bào nuôi. Bệnh tích tế bào là sự tập hợp các tế bào chết.
Bệnh tích tế bào có liên quan mật thiết với độc lực của chủng virus. Sự hình
thành bệnh tích tế bào ở môi trường tế bào xơ thai gà một lớp rất hạn chế đối với
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 7

các chủng virus thuộc nhóm Velogenic trừ khi xử lý bề mặt chai nuôi cấy bằng
ion Mg
2+
và diethylaminoethyl dextran hoặc tr ypsin (Beach, 1984)
Chandra và Kumar (1972) đã gây nhiễm virus Newcastle vào môi trường
tế bào xơ thai gà một lớp. Kết quả thấy lúc đầu xuất hiện hiện tượng kết dính, sau
1-2 giờ tế bào co lại, đến 48 giờ tế bào bị thoái hóa và cuối cùng tế bào một lớp
bị phá hủy hoàn toàn. Như vậy, khi tế bào vật chủ hấp phụ virus thì màng virus
hòa hợp với màng tế bào và nucleotid rồi chui vào tế bào. Virus nhân lên trong tế
bào chất, đạt tối đa sau 5-6 giờ gây nhiễm.
1.1.1.4. Tính gây bệnh và phân loại virus Newcastle
a. Tính gây bệnh
- Trong tự nhiên:
Virus Newcastle có thể gây bệnh cho gà mọi giống, mọi lứa tuổi. Ngoài ra
chúng còn gây bệnh cho các loài gà tây, bồ câu, chim sẻ, chim cút, sáo, vẹt. Bệnh
không thấy ở thủy cầm như ngan, vịt, ngỗng nhưng chúng lại mang mầm bệnh để
rồi lây lan sang gà và hoang cầm (Lê Văn Năm, 2004). Người có thể bị nhiễm
virus Newcasctle, thời gian nung bệnh 1- 4 ngày, dấu hiệu rõ nhất là viêm kết

mạc mắt, sốt và nhức đầu (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978; Nguyễn Như Thanh
và cs, 2001).
- Trong phòng thí nghiệm:
Gây bệnh thí nghiệm cho gà dò 2-3 tháng tuổi. Sau khi tiêm truyền virus
Newcastle, gà sẽ bị bệnh và có triệu chứng, bệnh tích giống như gà bị bệnh ở
ngoài tự nhiên.
Cũng có thể gây bệnh cho bồ câu bằng cách tiêm bắp huyễn dịch bệnh
phẩm là não, gan, lách của gà bệnh. Sau 6-8 ngày, bồ câu xuất hiện triệu chứng
liệt và chết sau 15-16 ngày (Nguyễn Như Thanh và cs, 2006).
b. Phân loại virus Newcastle
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001): virus Newcastle có nhiều chủng,
mỗi chủng có khả năng gây bệnh khác nhau cho gà và cho động vật thí nghiệm.
Có nhiều cách phân loại virus:

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 8

* Phân loại dựa vào tính kháng nguyên của virus
- Phản ứng trung hòa và phản ứng kết tủa khuyếch tán trong thạch xác
định được rất ít sự biến đổi về tính kháng nguyên của các chủng virus khác nhau
nhưng có y nghĩa trong chẩn đoán để xác định mầm bệnh
- Kỹ thuật kháng thể đơn dòng được sử dụng để chứng minh sự khác
nhau về tính kháng nguyên giữa các chủng virus Newcastle. Kỹ thuật này có
thể phát hiện những biến đổi nhỏ nhất của kháng nguyên như là sự thay đổi
trình tự các axit amin trên các epitop của kháng nguyên gắn với kháng thể. Vì
vậy bằng kỹ thuật này người ta không chỉ phát hiện được sự khác nhau giữa
các chủng virus mà còn phát hiện sự khác nhau giữa các quần thể virus khác
nhau của cùng một chủng
Russell và Alexander (1983) đã sử dụng kỹ thuật kháng thể đơn dòng để
phân loại chủng virus Newcastle. Các tác giả đã phân các chủng virus Newcastle
thành các nhóm khác nhau dựa vào kết quả phản ứng với các kháng thể đơn dòng

khác nhau. Các chủng có phản ứng dương tính với cùng một kháng thể đơn dòng
sẽ có cùng một đặc tính sinh học và gây bệnh có cùng đặc điểm dịch tễ học
* Phân loại dựa vào độc lực và tính gây bệnh của virus
Hiện nay, Tổ chức dịch tễ thế giới (OIE, 2008) phân các chủng virus
Newcastle thành 5 nhóm dựa trên những triệu chứng lâm sàng cơ bản được phát
hiện ở gà bị bệnh do các chủng virus có độc lực khác nhau gây nên, đó là:
- Nhóm Viscerotropic velogenic: Gồm những chủng virus có độc lực cao,
gây bệnh cho gà mọi giống, mọi lứa tuổi, hướng nội tạng, gây bệnh tích chủ yếu
là xuất huyết đường tiêu hóa
- Nhóm Neurotonic velogenic: Gồm những chủng virus có độc lực cao,
hướng thần kinh, gây bệnh với những triệu chứng hô hấp và thần kinh
- Nhóm Mesogenic: Gồm những chủng virus có độc lực vừa, gây bệnh với
các triệu chứng hô hấp, đôi khi có triệu chứng thần kinh nhưng tỷ lệ chết thấp. .
Các chủng của nhóm này chỉ có khả năng gây bệnh cho gà dưới 2 tháng tuổi. Đại
diện của nhóm này là chủng Mukteswar, Herforshire. Hai chủng này nếu tiêm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 9

vào xoang niệu của phôi thai gà 10-12 ngày, sẽ làm chết phôi và gây xuất huyết t
phôi thai
- Nhóm Lentogenic: Gồm những chủng virus có độc lực thấp, hoặc không
có độc lực. Đại diện cho nhóm này là chủng Lasota, chủng B1, chủng F. Các
chủng này không có khả năng gây bệnh cho gà bất cứ lứa tuổi nào, với gà con
mới nở chỉ gây sổ mũi, hắt hơi nhưng sau vài giờ là hết
- Nhóm Asymptomatic enteric: Gồm những chủng virus có độc lực thấp,
gây bệnh với các triệu chứng đường tiêu hóa không điển hình
Theo FAO (Food Agriculture Organisation – Tổ chức nông lương thế giới) để
đánh giá độc lực của virus Newcastle cần căn cứ vào các chỉ số sau đây:
- MDT (Mean Death Time) – Thời gian trung bình gây chết phôi
- EID50 (Embryo Infective Dose) – Liều gây nhiễm 50% phôi gà
- ICPI (Intra Cerebral Pathogeniicity Index) – Chỉ số gây bệnh khi tiêm

virus vào não gà con 1 ngày tuổi
- IVPI (Intra Venous Pathogenicity Index) – Chỉ số gây bệnh khi tiêm
virus vào tĩnh mạch của gà 6 tuần tuổi
* Phân loại dựa vào đặc tính bộ gen của virus
Do công nghệ gen phát triển, trình tự gen của các chủng virus Newcastle đã
được giải mã và lưu ngân hàng dữ liệu gen và là cơ sở để phân loại các chủng virus
Newcastle
1.1.1.5. Sức ñề kháng của virus

Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2001) do virus Newcastle có vỏ bọc
là lipit nên rất dễ bị tiêu diệt, làm mất khả năng gây nhiễm bởi ete,
cloroform, phenon và focmon nhưng không làm ảnh hưởng đến tính sinh
miễn dịch của virus
Khả năng chịu nhiệt của các chủng virus Newcastle có khác nhau, đây là
một đặc tính di truyền của chúng. Ở nhiệt độ 100
0
C virus bị diệt trong vòng 1
phút, ở 60
0
C trong 30 phút. Ở nhiệt độ âm, virus tồn tại hàng năm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 10

pH của môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại của virus Newcastle.
Môi trường có pH < 2 hoặc pH >10 thì virus mất khả năng gây nhiễm
1.1.2. Bệnh Newcastle
1.1.2.1. Loài vật cảm nhiễm và bị bệnh
Gà là loài động vật cảm thụ nhất với virus Newcastlee, tiếp đến là gà tây.
Gà mọi giống, mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh. Tuổi gà càng tăng thì khả năng
cảm thụ bệnh càng giảm.
Ngoài gà và gà tây thì chim cút, bồ câu, chim sẻ, sáo, vẹt và một số loại

chim khác cũng cảm nhiễm và bị bệnh Newcastle (Nguyễn Vĩnh Phước và cs
1978; Lê Văn Năm, 2004)
Trong phòng thí nghiệm có thể gây nhiễm virus Newcastle cho gà dò 2-3
tháng tuổi, phôi thai gà 10-12 ngày, hoặc bồ câu
1.1.2.2. ðường xâm nhập và truyền lây mầm bệnh
Virus Newcastle xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu hóa do thức
ăn, nước uống có nhiễm virus từ phân và các chất bài xuất, bài tiết của gà bệnh.
Trong chăn nuôi gà tập trung, nhất là nuôi công nghiệp với số lượng lớn, mật độ
cao thì ngoài đường tiêu hóa, gà khỏe còn có thể bị lây bệnh qua đường hô hấp
do hít phải những giọt nước nhỏ có chứa virus từ gà bệnh hắt hơi, vẩy mỏ bắn ra
(Beard và Hanson,1984)
Theo Alexander (1988) mức độ truyền lây phụ thuộc vào độc lực của
chủng virus, đường xâm nhập, liều lây nhiễm và sức đề kháng của gà
Bệnh chỉ truyền ngang từ gà sang gà mà không truyền dọc từ mẹ sang con
qua lòng đỏ trứng (Lê Văn Năm, 2004)
Thời gian lây lan qua đường tiêu hóa chậm hơn đường hô hấp. Gà bị bệnh
Newcastle thải virus qua phân ra ngoài và bệnh xuất hiện sau khi gà ăn, uống
phải thức ăn, nước uống có nhiễm virus. Đường truyền lây này thường xảy ra đối
với những chủng virus có có độc lực thấp, hướng nội tạng (Alexander, 1988)
Gà mái đẻ nhiễm chủng virus Newcastle có độc lực cao thuộc nhóm
Velogen có thể ngừng đẻ nhưng nhiễm những chủng có độc lực thấp thuộc nhóm
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 11

Lentogen thì vẫn tiếp tục đẻ bình thường và có miễn dịch. Phôi thai gà bị nhiễm
các chủng virus Newcastle có độc lực cao và vừa thì thường bị chết trước khi nở
(French và cs, 1967).
1.1.2.3. Cơ chế sinh bệnh
Virus Newcastle xâm nhập vào cơ thể gà qua đường tiêu hóa. Từ niêm
mạc hầu họng, virus vào máu gây nhiễm trùng máu. Theo máu, virus đến hầu hết
các cơ quan tổ chức và gây viêm hoại tử, nhất là niêm mạc đường tiêu hóa. Ở hệ

thống tuần hoàn, virus phá hủy thành mạch quản gây xuất huyết và thấm dịch
thẩm xuất vào các xoang (xoang bụng, xoang bao tim) của cơ thể. Mầm bệnh
không trực tiếp gây viêm phổi nhưng gà bị bệnh Newcastle thường có triệu
chứng khó thở nghiêm trọng. Nguyên nhân chính là do virus tác động gây rối
loạn hệ tuần hoàn và trung khu hô hấp của hệ thần kinh trung ương. Phần lớn gà
bị bệnh ở thể cấp tính. Một số ít, bệnh tiến triển ở thể mạn tính do virus về sống ở
hệ thần kinh làm cho con vật có những triệu chứng thần kinh đặc trưng (Nguyễn
Vĩnh Phước và cs, 1978; Lê Văn Năm, 2004)
Chỉ sau 5-6 giờ gây nhiễm, virus Newcastle đã nhân lên trong nguyên sinh
chất tế bào vật chủ ở mức tối đa. Vì thế ngay sau 3-4 giờ gây nhiễm, bằng phản
ứng kết hợp bổ thể hay phản ứng miễn dịch huỳnh quang đã có thể phát hiện
được kháng nguyên đặc hiệu của virus Newcastle.
Virus vào cơ thể, sau khi nhân lên, gây tổn thương thực thể tế bào rồi bị
thải ra ngoài qua phân. Vì thế có thể phát hiện virus trong phân của gà bệnh vào
ngày thứ 3-5 sau khi nhiễm (Nguyễn Vĩnh Phước va cs, 1978)
1.1.2.4. Các thể bệnh Newcastle
Căn cứ vào đặc tính sinh học và khả năng gây bệnh khác nhau của
các chủng virus, bệnh Newcastle được chia thành 5 thể sau đây (Beard và
Hanson, 1984):
* Thể Doyle (Viscerotropic Velogenic):
Thể này được Doyle nói đến đầu tiên vào năm 1927, do các chủng thuộc
nhóm Velogen gây ra. Bệnh thường tiến triển ở thể cấp tính. Gà mọi lứa tuổi đều
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 12

có thể bị bệnh và tỷ lệ chết cao, 90-100%. Gà bệnh thường chết nhanh với bệnh
tích đăc trưng là xuất huyết niêm mạc đường tiêu hóa
* Thể Beach (Neurotropic Velogenic):
Beach là người đầu tiên miêu tả bệnh vào năm 1942, bệnh do các chủng
virus thuộc nhóm Velogen gây ra. Gà mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh. Bệnh
thường tiến triển ở thể cấp tính, gà bị bệnh thường chết nhanh. Bệnh tích đặc

trưng tập trung ở bộ máy hô hấp và thần kinh. Vì thế bệnh được mang một tên
riêng là Bệnh hô hấp - thần kinh hay Pneumoencephatitis
* Thể Beaudette:
Beaudette là thể bệnh do các chủng thuộc nhóm Mesogenic gây ra, được
Beaudette mô tả vào năm 1948. Bệnh thường tiến triển ở thể cấp tính, gà bị bệnh
thường có triệu chứng hô hấp nặng. Gà con thường chết nhiều với triệu chứng
thần kinh điển hình
* Thể Hitchner (Respiratory):
Bệnh gây ra do các chủng thuộc nhóm Lentogen. Hitchner mô tả bệnh vào
năm 1948. Bệnh thường nhẹ, không rõ triệu chứng hô hấp
* Thể nội tạng (Asymptomatic enteric):
Thể bệnh đường tiêu hóa do các chủng có độc lực thấp gây ra, không thể
hiện triệu chứng lâm sàng. Có thể phân lập được virus từ phân và dạ dầy của gà
bị bệnh (French và cs, 1967)
1.1.2.5. Chất chứa và bài thải virus
Trong cơ thể gà bệnh: não, lách, gan và hầu hết các phủ tạng có chứa
virus. Vì vậy trong thực tế người ta vẫn lấy não, lách hoặc gan của gà bị bệnh
để phân lập virus. Gà bệnh thải virus ra ngoài theo phân, nước mắt, nước mũi,
nước dãi
Virus được bài xuất bắt đầu từ 20-24 giờ trước khi xuất hiện triệu chứng
và kéo dài suốt quá trình bệnh cho đến sau khi gà khỏi bệnh một thời gian hoặc
bị chết. Những con được cho là khỏi bệnh nhưng trở thành con mang trùng và bài
thải thường xuyên mầm bệnh ra môi trường (Lancaster,1966)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 13

1.1.2.6. Triệu chứng
Tùy theo lứa tuổi gà, trạng thái miễn dịch của gà, đường xâm nhập, liều
gây nhiễm, độc lực của chủng virus gây bệnh và sư bội nhiễm của các vi sinh vật
gây bệnh khác mà triệu chứng lâm sàng của bệnh Newcastle có khác nhau
Gà bị bệnh do các chủng có độc lực cao, thường bệnh xảy ra đột ngôt, một

số con chết nhanh có khi chưa xuất hiện triệu chứng. Gà bệnh có cả triệu chứng
hô hấp và tiêu hóa. Trên nền chuồng có nhiều bãi phân trắng, nhớt. Gà ủ rũ, lông
xù xơ xác, cánh sã, không muốn vận động, mào yếm tím tái. Nhiều con mắt lim
dim nửa nhắm nửa mở.
Sau vài ngày thấy một số con có triệu chứng thở khó rất rõ: vươn cổ, há
miệng, vẩy mỏ để bắn dịch nhớt trong xoang miệng ra cho dễ thở. Tiếng ho hen
phát ra liên tục kèm theo tiếng rít mạnh, đôi khi nghe rõ tiếng tooc, tooc (Lê Văn
Năm, 2004). Nếu bắt gà bị bệnh, cầm hai chân, dốc ngược đầu xuống thì thấy từ
miệng chảy nước nhớt chua, khắm. Sờ nắn vào diều thấy phần dưới mềm như sờ
vào túi bột nhão, phần trên căng phồng, đầy hơi do thức ăn không tiêu, tích lại
lên men.
Dùng tay mở miệng gà ra có thể thấy trên niêm mạc miệng có những nốt
hoại tử nhỏ phủ bựa màu trắng xám. Gà bệnh bị rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng,
không ăn, uống nước nhiều, ỉa chảy phân trắng loãng có khi có cả những vết
máu. Niêm mạc hậu môn có những vệt, những sọc xuất huyết.
Những gà có sức đề kháng cao thường chống đỡ được bệnh trong thời
gian đầu, gà không bị chết và chuyển sang thể mạn tính. Ở thể này gà có triệu
chứng thần kinh do virus tác động vào hệ thần kinh trung ương. Gà bị rối loạn
vận động: đi đứng không vững, loạng choạng, đi vòng tròn, đi giật lùi, đang đi thì
dừng lại. Đầu và cổ thõng xuống hoặc ngẹo về một bên hoặc vặn lên phía lưng.
Gà mổ không đúng hạt thức ăn. Nếu xua đuổi hoặc đụng chạm đến thì gà ngã lăn
ra, lên cơn động kinh, co giật. Những gà không bị chết thường để lại di chứng
thần kinh lâu dàì
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 14

1.1.2.7. Bệnh tích
Bệnh tích đại thể của bệnh Newcastle ở gà chỉ xuất hiện sau khi đã xuất
hiện triệu chứng lâm sàng và phụ thuộc vào chủng virus gây bệnh. Những gà chết
ở thể cấp tính khi mổ khám có thể thấy những bệnh tích đặc trưng tập trung ở bộ
máy tiêu hóa (Nguyễn Vĩnh Phước và cs, 1978):

- Niêm mạc miệng có thể có những nốt hoại tử phủ lớp bựa màu trắng xám
- Niêm mạc thực quản: Xuất huyết điểm hoặc tập trung từng đám hoặc
từng vệt trên bề mặt
- Niêm mạc dạ dầy tuyến: Bệnh tích đặc trưng là điểm xuất huyết lấm tẩm
màu đỏ bằng đầu đinh ghim hoặc bằng đầu tăm. Các điểm xuất huyết nằm ngay
trên miệng lỗ đổ ra của tuyến tiêu hóa. Có trường hợp hình thành những mảng,
những đám xuất huyết nằm trên bề mặt niêm mạc dạ dầy tuyến ở phần tiếp giáp
với thực quản và/ hoặc ở phần tiếp giáp với dạ dày cơ
- Dạ dầy cơ: Loét niêm mạc dạ dầy cơ. Ngay khi chưa lột lớp sừng hóa
(Keratin) đã thấy một số chỗ bị loét làm thủng lớp sừng hóa. Nếu lột lớp sừng
hóa thì thấy bề mặt dạ dầy cơ bị xuất huyết hoặc loét, rõ nhất ở phần giáp với dạ
dầy tuyến
- Ruột: Xuất huyết niêm mạc ruột non ở giai đoạn đầu khi gà bị bệnh.
Những ngày sau, tại những nang lympho, đặc biệt là nang lympho manh tràng
hình thành những nốt loét. Các nốt loét này có thể nhìn thấy từ phía ngoài
(Tương mạc) có hình tròn, hình trứng hoặc bầu dục, màu tím. Nếu rọc ruột ra
thấy nốt loét có phủ một lớp bựa bẩn, mầu nâu xám. Dùng dao, kéo gạt lớp bựa
trên bề mặt nốt loét đi thì thấy đáy đỏ do xuất huyết
Gà mái bị bệnh còn có dấu hiệu xuất huyết buồng trứng, có khi trứng vỡ tích lại
trong xoang bụng. Nhiều trứng non bị thoái hóa, màu xám
1.1.2.8. Chẩn ñoán

a. Dựa vào ñặc ñiểm dịch tễ học và triệu chứng, bệnh tích
- Bệnh xảy ra rải rác ở các tháng trong năm, không phụ thuộc vào thời
tiết nhưng thường tập trung nhiều vào các tháng của vụ Đông Xuân (Lê Văn
Năm, 2004)
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 15

- Tỷ lệ ốm và tỷ lệ chết rất cao
Trong quá trình chẩn đoán dựa vào đặc điểm dịch tễ hoc và triệu chứng,

bệnh tích cần chú ý phân biệt với:
+ Bệnh cúm gia cầm (Cúm gà): Gà bị bệnh cúm cũng có một số đặc điểm
dịch tễ và những biểu hiện bệnh giống như ở gà bị bệnh Newcastle. Tuy nhiên,
bệnh cúm có những đặc điểm dịch tễ, triệu chứng, bệnh tích đặc trưng (Trần Văn
Cổn và cs, 2004) sau đây để phân biệt với bệnh Newcastle:
- Bệnh cúm gia cầm (Avian Influenza) là bệnh truyền nhiễm cấp tính của
loài chim, kể cả gia cầm, thủy cầm, dã cầm (Chim hoang dã). Bệnh do các subtyp
khác nhau thuộc nhóm virus cúm A (Influenza virus A genus), họ
Orthomyxoviridae gây ra
Bệnh xuất hiện đột ngột, tiến triển nhanh, luôn ở thể quá cấp tính và cấp
tính, tỷ lệ chết, tỷ lệ tử vong rất cao, có khi 100% trong vài ngày . Mào, tích thâm
tím có khi xuất huyết. Gà khó thở, vươn cổ, há miệng, vẩy mỏ để bắn đờm dãi
trong miệng ra cho dễ thở. Đờm thường đặc quánh, mũi chảy dịch nhớt màu
hồng do viêm thành các xoang vùng mặt. Một số con có triệu chứng thần kinh:
đầu giật rung liên tục, lắc lư hoặc ngẹo về một bên, nhảy lên dẫy dụa xoay tròn
rồi chết. Những vùng da không lông, nhất là ở cẳng chân và kẽ các ngón xuất
huyết điễm hoặc vệt.
Mào, yếm sưng, tím bầm. Mí mắt phù
Xuất huyết nặng ở nhiều cơ quan nội tạng:
- Xuất huyết điểm hoặc lan tràn trên bề mặt dạ dầy tuyến
- Xuất huyết màng thanh mạc (Mặt ngoài xoang bao tim, mặt ngoài dạ dầy
tuyến, dạ dầy cơ, ruột, màng treo ruột ).
- Xuất huyết mỡ thành bụng, mỡ vành tim, mỡ dính trên màng treo ruột.
- Tụy dòn, các điểm xuất huyết và các điểm hoại tử nhỏ, trắng trên bề mặt
tuyến tụy.
- Xuất huyết, hoại tử bề mặt lách.
- Xuất huyết rất nặng niêm mạc ruột, nhất là niêm mạc ruột non.
Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp 16

- Gà, vịt đẻ: xuất huyết buồng trứng, tế bào trứng thoái hóa, xuất huyết

niêm mạc tử cung, trứng vỡ tích lại trong xoang bụng.
+ Bệnh hen ở gà do Mycoplasma: Không chỉ gà mà nhiều loài gia cầm
khác cũng cảm nhiễm và bị bệnh. Gia cầm mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh nhưng
nặng nhất ở gia cầm từ 3 tuần đến 3 tháng tuổi. Bệnh lại phát mạnh ở gà đang
trong giai đoạn đẻ cao nhất. Bệnh xảy ra khi có các yếu tố môi trường bất lợi, bầu
tiểu khí hậu chuồng nuôi có nhiều khí độc. Bệnh thường tiến triển ở thể mạn tính
và rất thường ghép với E.coli. Triệu chứng, bệnh tích điển hình tập trung ở bộ
máy hô hấp: viêm túi khí, viêm niêm mạc xoang mũi, xoang mắt, phế quản. Mầm
bệnh không chỉ truyền ngang mà nguy hiểm hơn chúng còn truyền dọc từ mẹ
sang con qua lòng đỏ trứng.
b. Gây bệnh thí nghiệm - phân lập virus
Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2006):
Bệnh phẩm để gây bệnh thí nghiệm, xác định sự có mặt của virus là não,
lách, tủy xương, gan của gà sắp chết hoặc vừa mới chết nghi bệnh Newcastle.
gây bệnh cho gà (hoặc bồ câu); Phôi thai gà 10-12 ngày; Môi trường tế bào xơ
thai gà một lớp.
• Gây bệnh cho gà
Mục đích của việc gây bệnh thí nghiệm là lặp lại bệnh tự nhiên trong thí
nghiệm. Thông thường dùng gà dò 2-3 tháng tuổi, với điều kiện bắt buộc là gà
không nằm trong ổ dịch và chưa được sử dùng vacxin lần nào để phòng bệnh
Newcastle. Mỗi mẫu bệnh phẩm tiêm cho 3 con. Tiêm 0,5-1 ml huyễn dịch bệnh
phẩm vào dưới da hay bắp thịt cho mỗi gà.
* Gây nhiễm cho phôi thai gà đang phát triển
Dùng huyễn dịch bệnh phẩm ở trên tiêm 0,1-0,2 ml vào xoang niệu của
phôi thai gà 10-12 ngày. Tùy theo độc lực của từng chủng Newcastle, phôi gà bị
chết sau khi gây nhễm từ 24 – 48 giờ, có khi tới 72 giờ. Phôi còi cọc, phát triển
kém. Các điểm xuất huyết nhỏ li ti hoặc tập trung lại thành đám ở vùng đầu, dưới
bụng. Đem nước trứng làm phản ứng ngưng kết hồng cầu gà. Kết quả dương tính

×