Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Nghiên cứu thành phần bọ rùa bắt mồi trên rau họ hoa thập tự; đặc điểm sinh học của bọ rùa sáu vằn (menochilus sexmaculatus fabricius) năm 2012 tại hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.67 MB, 103 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI






NGUYỄN THỊ TÚ ANH



NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ RÙA BẮT MỒI TRÊN
RAU HỌ HOA THẬP TỰ; ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA
BỌ RÙA SÁU VẰN (MENOCHILUS SEXMACULATUS
FABRICIUS) NĂM 2012 TẠI HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƯỜI HƯỚNG
DẪN KHOA HỌC:

.TS.` H QUANG HÙNG
HÀ NỘI, 2013



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***


NGUYỄN THỊ TÚ ANH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN BỌ RÙA BẮT MỒI TRÊN
RAU HỌ HOA THẬP TỰ; ðẶC ðIỂM SINH HỌC CỦA BỌ
RÙA SÁU VẰN (Menochilus sexmaculatus Fabricius)
NĂM 2012 TẠI HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SỸ


Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.0112



Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS TRƯƠNG XUÂN LAM
2. GS. TS HÀ QUANG HÙNG



HÀ NỘI, 2013

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp i


LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan rằng:
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa
từng ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào khác.
Mọi sự giúp ñỡ cho công việc thực hiện luận văn này ñã ñược cám ơn và
các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñược chĩ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Tú Anh
















Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ii


LỜI CẢM ƠN

ðể thực hiên và hoàn thành tốt luận văn này trước hết tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc tới PGS.TS Trương Xuân Lam, GS.TS Hà Quang Hùng ñã hướng dẫn,
giúp ñỡ, chỉ bảo tận tình trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Côn trùng, ban chủ nhiệm khoa
Nông học và ban quản lý ñào tạo sau ñại học trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội, ñồng cảm ơn sự hỗ trợ của Quỹ học bổng Nagao, ñề tài Khoa học công
nghệ cấp cơ sở Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật năm 2012 - 2013, ñã quan
tâm và tạo ñiều kiện ñể tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các ñồng nghiệp phòng Côn trùng học thực
nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật ñã tạo ñiều kiện và giúp ñỡ tôi tiến
hành ñề tài ñược thuận lợi.
Tôi xin cảm ơn gia ñình và bạn bè luôn bên cạnh ñộng viên và giúp ñỡ tôi
hoàn thành luận văn.

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Tú Anh


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii


MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG vi

DANH MỤC HÌNH vii

PHẦN 1: MỞ ðẦU 8

1.1. ðặt vấn ñề 8

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 9

1.2.1. Ý nghĩa khoa học 9

1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn 9

1.3. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài 9

1.3.1. Mục ñích của ñề tài 9

1.3.2. Yêu cầu của ñề tài 9

PHẦN 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10

2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài 10

2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 10

2.2.1 Nghiên cứu về thành phần bọ rùa bắt mồi 10


2.2.2 Nghiên cứu về sinh học, sinh thái của bọ rùa bắt mồi 12

2.2.3 Nghiên cứu sử dụng bọ rùa bắt mồi trong phòng chống sâu hại cây trông 16

2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 17

2.3.1 Nghiên cứu về thành phần bọ rùa bắt mồi 17

2.3.2 Nghiên cứu về sinh học, sinh thái của bọ rùa bắt mồi 20

2.3.3 Nghiên cứu sử dụng bọ rùa bắt mồi trong phòng chống sâu hại cây trông 27

PHẦN 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 29

3.1 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 29

3.1.1 ðịa ñiềm nghiên cứu 29

3.1.2 Thời gian nghiên cứu 29

3.2 ðối tượng, vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 29

3.2.1 ðối tượng nghiên cứu 29

3.2.2 Vật liệu và dụng cụ nghiên cứu 29


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp iv


3.3 Nội dung nghiên cứu 29

3.4 Phương pháp nghiên cứu 30

3.4.1 Phương phápñiều tra thành phần bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự 30

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu diễn biến mật ñộ bọ rùa bắt mồi và vật
mồi của chúng trên rau họ Hoa thập tự. 30

3.4.3 Phương pháp nhân nuôi rệp ñậu (Aphis craccivora) trong phòng
thí nghiệm 31

3.4.4 Phương pháp xác ñịnh phổ vật mồi, sức ăn mồi và tập tính ăn
mồi của loài bọ rùa sáu vằn (Menochilus sexmaculatus
Fabricius) 31

3.4.5 Phương pháp nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của bọ rùa sáu vằn
(Menochilus sexmaculatus Fabricius) 32

3.4.6 Phương pháp nghiên cứu khả năng sử dụng bọ rùa sáu vằn
Menochilus sexmaculatus trong phòng trừ rệp xám Brevicoryne
brassicae hại rau cải xanh ở ñiều kiện thực nghiệm 33

3.4.7 Phương pháp làm mẫu vật, bảo quản và ñịnh loại 33

3.5 Công thức tính toán 34

3.6 Phương pháp xử lý số liệu 35

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36


4.1 Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự vụ ñông năm
2012 tại Hà Nội 36

4.2 Diễn biến mật ñộ của loài bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus và
rệp xám Brevicoryne brassicae trên rau họ Hoa thập tự vụ ñông năm
2012 tại Hà Nội 38

4.2.1 Diễn biến mật ñộ của M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
cải bắp vụ ñông năm 2012 tại Từ Liêm, Hà Nội 38

4.2.2 Diễn biến mật ñộ của M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
su hào vụ ñông năm 2012 tại Từ Liêm, Hà Nội 41

4.2.3 Diễn biến mật ñộ của M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
cải xanh vụ ñông năm 2012 tại Từ Liêm, Hà Nội 43


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp v

4.3 Phổ vật mồi, sức ăn mồi và tập tính ăn mồi của loài bọ rùa sáu vằn
Menochilus sexmaculatus 45

4.3.1 Phổ vật mồi, sức ăn mồi của loài bọ rùa sáu vằn Menochilus
sexmaculatus 45

4.3.2 Tập tính ăn mồi của loài bọ rùa sáu vằn Menochilus
sexmaculatus. 47

4.4 ðặc ñiểm sinh học của bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus 49


4.4.1 Vòng ñời của bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus 49

4.4.2 Khả năng ñẻ trứng của bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus 53

4.5 Khả năng sử dụng bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus trong
phòng trừ rệp xám Brevicoryne brassicae hại rau cải xanh ở ñiều kiện
thực nghiệm 55

4.5.1 Kỹ thuật nhân nuôi rệp ñậu Aphis craccivora tạo nguồn thức ăn
nhân nuôi bọ rùa sáu vằn 55

4.5.2. Kỹ thuật nhân nuôi bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus 61

4.5.3. Sử dụng M. sexmaculatus phòng trừ rệp xám B. brassicae hại
cây cải xanh trong ô lưới 64

4.5.4. Thử nghiệm thả loài bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus phòng trừ
rệp xám B. brassicae hại cây cải xanh trong nhà lưới kín 66

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 69

5.1 Kết luận 69

5.2 ðề nghị 70

CÁC CÔNG TRÌNH ðà CÔNG BỐ 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


PHỤ LỤC 91


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp vi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự vụ ñông
năm 2012 tại Hà Nội 36

Bảng 4.2. Diễn biến mật ñộ của bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus và rệp
xám B. brassicae trên cải bắp vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn,
Từ Liêm, Hà Nội 39

Bảng 4.3. Diễn biến mật ñộ của M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
su hào vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 41

Bảng 4.4. Diễn biến mật ñộ của M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
cải xanh vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 44

Bảng 4.5. Phổ vật mồi, sức ăn mồi của trưởng thành M. sexmaculatus 46

Bảng 4.6. Vòng ñời của bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus trong ñiều kiện
nhiệt ñộ 20
o
C, ẩm ñộ 75-80% 50

Bảng 4.7. Vòng ñời của bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus trong ñiều kiện
nhiệt ñộ 28

o
C, ẩm ñộ 75-80% 51

Bảng 4.8. Khả năng ñẻ trứng và tỷ lệ nở của bọ rùa sáu vằn M.
sexmaculatus trong ñiều kiện nhiệt ñộ 20
o
C, ñộ ẩm 75-80% 53

Bảng 4.9. Khả năng ñẻ trứng và tỷ lệ nở của bọ rùa sáu vằn M.
sexmaculatus trong ñiều kiện nhiệt ñộ 28
o
C, ñộ ẩm 75-80% 54

Bảng 4.10. Sự tích luỹ của quần thể rệp A. craccivora trên các cây ñậu 56

Bảng 4.11. Hiệu quả phòng trừ rệp xám B. brassicae hại cây cải xanh
bằng M. sexmaculatus trong các ô lưới thí nghiệm 65

Bảng 4.12. Hiệu quả phòng trừ rệp xám B. brassicae hại cây cải xanh của
bọ rùa M. sexmaculatus trong nhà lưới kín 67



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp vii


DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Diễn biến mật ñộ của M. sexmaculatus và B. brassicae trên
cây cải bắp vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 40


Hình 4.2. Mối quan hệ giữa số lượng M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
cải bắp vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 40

Hình 4.3. Diễn biến mật ñộ của M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
su hào vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 42

Hình 4.4. Mối quan hệ giữa số lượng M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
su hào vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 43

Hình 4.5. Diễn biến mật ñộ của M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây cải
xanh vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 44

Hình 4.6. Mối quan hệ giữa số lượng M. sexmaculatus và B. brassicae trên cây
cải xanh vụ ñông năm 2012 tại Phú Diễn, Từ Liêm, Hà Nội 45

Hình 4.7. Ấu trùng M. sexmaculatus tấn công rệp ñậu A. craccivora 48

Hình 4.8. Hiện tượng ăn thịt ñồng loại của M. sexmaculatus 49

Hình 4.9. Hình thái các pha của bọ rùa sáu vằn M. Sexmaculatus 52

Hình 4.10. Kỹ thuật trồng cây ñậu bằng kỹ thuật thủy canh 57

Hình 4.11. Nhân nuôi rệp trên ñậu trồng bằng dung dịch thuỷ canh trong côc
nhựa nhỏ 58

Hình 4.12. Nhân nuôi rệp trên cây ñậu trồng bằng dung dịch thuỷ canh trên khay
i-nox 60


Hình 4.13. Kỹ thuật nhân nuôi rệp ñậu màu ñen Aphis craccivora trên khay i-nox
61

Hình 4.14. Kỹ thuật nhân nuôi bọ rùa sáu vằn M. sexmaculatus

trong phòng thí
nghiệm 62

Hình 4.15. Hiệu quả phòng trừ rệp xám B. brassicae hại cây cải xanh bằng M.
sexmaculatus trong các ô lưới thí nghiệm 65

Hình 4.16. Sử dụng M. sexmaculatus phòng trừ rệp xám hại cây cải xanh ở trong
ô lưới thí nghiệm tại Lĩnh Nam, Hà Nội 66

Hình 4.17. Hiệu quả phòng trừ rệp xám B. brassicae hại cây cải xanh của
bọ rùa M. sexmaculatus trong nhà lưới kín 67


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
8

PHẦN 1: MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Từ những năm ñầu thế kỷ XX trên thế giới việc sản xuất các sản phẩm
nông nghiệp an toàn cho sức khoẻ con người và môi trường sống là hướng ưu
tiên hàng ñầu của ngành nông nghiệp, trong ñó rau họ Hoa thập tự là sản phẩm
ñược quan tâm ñặc biệt do những giá trị và lợi ích mang lại. Cho tới nay ở nước ta,
biện pháp hóa học ñược sử dụng chủ yếu ñể phòng trừ sâu hại. Biện pháp hoá học
mang lại hiệu quả trừ sâu nhanh chóng nhưng cũng ñể lại những hậu quả khôn
lường ñối với môi trường sinh thái và sức khoẻ con người. Nghiên cứu sử dụng biện

pháp sinh học trong hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu hại là hướng nghiên cứu tiên
tiến, khoa học, ñáp ứng ñược cả hai nhu cầu: phòng trừ sâu hại và bảo vệ môi
trường, cân bằng sinh thái. Biện pháp sinh học cũng là một giải pháp hữu hiệu ñể
tiến tới xây dựng nền nông nghiệp bền vững. Trong biện pháp sinh học thì việc sử
dụng các loài bắt mồi hạn chế số lượng các loài sâu hại, trong ñó ñáng chú ý là
nghiên cứu sử dụng bọ rùa bắt mồi ñể hạn chế số lượng các loài rệp hại.
Sự biến ñổi khí hậu, suy thoái ña dạng sinh học, sức ép từ việc tăng dân số,
tốc ñộ ñô thị hóa, chuyển ñổi cơ cấu cây trồng, việc sử dụng thuốc hóa học quá
mức ñã và ñang gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường sống của con
người và sinh vật. Trong ñó nhiều loài sâu hại xuất hiện, nhiều loài sâu hại trước
kia không phổ biến thì giờ ñây lại trở thành những loài sâu hại nguy hiểm. Nhiều
loài côn trùng có ích lại suy giảm về số lượng một cách nghiêm trọng, nhiều loài
không còn thấy xuất hiện trên ñồng ruộng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các loài
bọ rùa bắt mồi ñặc biệt là loài bọ rùa sáu vằn (Menochilus sexmaculatus
Fabricius) có một ý nghĩa quan trọng không những chỉ ra vai trò to lớn của chúng
trong ñấu tranh sinh học mà còn có thể sử dụng chúng trong việc nhân nuôi thả ra
cánh ñồng, cũng như coi chúng như là ñối tượng nghiên cứu trong các thực
nghiệm về sinh lý, tập tính, sinh sản và di truyền. ðể sử dụng, duy trì và bảo vệ
các loài bọ rùa bắt mồi một cách có hiệu quả cần thiết phải có những nghiên cứu
chuyên sâu, ñầy ñủ về ñiều tra thành phần, diễn biến mật ñộ, ñặc ñiểm sinh học, sinh
thái của loài quan trọng. Nhằm góp phần có ñược những dẫn liệu quan trọng góp

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
9

phần tích cực trong việc quản lý dich hại cây trồng và bảo tồn nguồn gen hữu ích
của các loài bọ rùa nói riêng và các loài côn trùng có ích nói chung.
Với tất cả lý do ñó, chúng tôi thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu thành phần
bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự; ðặc ñiểm sinh học của bọ rùa sáu
vằn (Menochilus sexmaculatus Fabricius) năm 2012 tại Hà Nội”.

1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.2.1. Ý nghĩa khoa học
Ghi nhận ñược 7 loài bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự năm 2012 tại
Hà Nội.
Cung cấp những dẫn liệu khoa học về ñặc ñiểm sinh học của loài bọ rùa
sáu vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius làm cơ sở cho việc nhân nuôi, sử
dụng chúng trong phòng trừ rệp hại rau.
1.2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở nghiên cứu thành phần bọ rùa bắt mồi, ñặc ñiểm sinh học
của loài bọ rùa sáu vằn
M. sexmaculatus ñề xuất biện pháp sử dụng chúng trong
phòng trừ rệp hại rau họ Hoa thập tự.

1.3. Mục ñích, yêu cầu của ñề tài
1.3.1. Mục ñích của ñề tài
Nghiên cứu thành phần bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự, ñặc ñiểm
sinh học của loài bọ rùa sáu vằn (Menochilus sexmaculatus Fabricius), nhằm bảo
vệ và sử dụng loài bọ rùa này trong phòng trừ sinh học sâu hại trên rau họ Hoa
thập tự tại Hà Nội, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học trên cánh ñồng.
1.3.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðiều tra thành phần, diễn biến mật ñộ của một số loài bọ rùa bắt mồi và
vật mồi của chúng trên rau họ Hoa thập tự năm 2012 tại Hà Nội.
- Nghiên cứu ñặc ñiểm sinh học của loài bọ rùa sáu vằn (Menochilus
sexmaculatus Fabricius).
- Khả năng sử dụng loài bọ rùa sáu vằn (Menochilus sexmaculatus
Fabricius) trong phòng trừ rệp xám hại rau tại Hà Nội.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
10


PHẦN 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ðỀ TÀI VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa học của ñề tài
Cơ sở khoa học ñể tiến hành thực hiện ñề tài là dựa trên mối quan hệ giữa
côn trùng bắt mồi với vật mồi của chúng là các loài sâu hại.


Trong số các loài thiên ñịch của sâu hại, cùng với các loài côn trùng ký sinh
thì các loài côn trùng bắt mồi có vai trò rất quan trọng, trong ñó phải kể ñến các
loài thuộc nhóm bọ rùa bắt mồi.
Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt Nam ñịnh hướng chung là xây
dựng một nền nông nghiệp sinh thái bền vững, hiệu quả và chất lượng cao. Quản
lý dịch hại tổng hợp trên cây trồng là một chiến lược ñúng ñắn nhất, ñem lại hiệu
quả kinh tế, không ảnh hưởng ñến môi trường và sức khỏe con người. Trong IPM
thì biện pháp sinh học ñược coi là biện pháp cốt lõi, ở ñây vai trò của các loài bắt
mồi và ký sinh ñược coi là những yếu tố ñiều hòa số lượng sâu hại rất có hiệu
quả và ñược sử dụng rộng rãi trong ñấu tranh sinh học. Nước ta chưa phải là
nước sử dụng quá nhiều thuốc hóa học so với nhiều nước trên thế giới, ñó là mặt
thuận lợi cho việc phát triển biện pháp sinh học. Trong những năm qua, việc
nghiên cứu côn trùng bắt mồi - thiên ñịch của sâu hại trên rau họ Hoa thập tự
cũng ñã ñược một số tác giả quan tâm nghiên cứu (Nguyễn Viết Tùng, 1992;
Phạm Văn Lầm và ctv, 2000; Lê Thị Kim Oanh, 2002). Những kết quả nghiên
cứu bước ñầu ñã góp phần cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học cũng ñạt
ñược những kết quả nhất ñịnh nhưng vẫn còn hạn chế so với thế giới, ñặc biệt
còn thiếu dẫn liệu nghiên cứu chi tiết nên chưa ñáp ứng ñược ñầy ñủ yêu cầu của
thực tiễn trong phòng trừ sâu hại rau. Vì vậy việc ñi sâu nghiên cứu về thành
phần, ñặc ñiểm sinh học của bọ rùa bắt mồi trên rau họ Hoa thập tự nhằm cung
cấp cơ sở khoa học ñáp ứng ñòi hỏi của thực tiễn sản xuất là thực sự cần thiết.
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
2.2.1 Nghiên cứu về thành phần bọ rùa bắt mồi
Trên thế giới ñã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại bọ rùa

Coccinellidae ở các vùng ñịa lý khác nhau.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
11

Ở Bắc Mỹ họ Bọ rùa Coccinellidae ñược Latreille (1807) xác ñịnh gồm 4
phân họ, có hơn 450 loài (Latreille, 1807).
Ở Nam Phi họ Bọ rùa Coccinellidae ñược Latreille (1807) xác ñịnh gồm 8
phân họ: Sticholotidinae, Scymninae, Hyperaspinae, Chilocorinae, Coccinellinae,
Coccidulinae, Noviinae, Epilachninae.
Ở Châu Âu, những nghiên cứu về Bọ rùa ñã ñược tiến hành từ rất lâu.
Linne (1758) ñã mô tả 36 loài ñầu tiên thuộc họ Bọ rùa và xếp chúng vào giống
Coccinella. Theo Kuznetsov (2000) số lượng loài ñược phát hiện ngày càng
nhiều và nằm trong khoảng 4500-5000 loài.
Trivedi (1988) ñã phát hiện có 3 loài bọ rùa Menochilus sexmaculatus,
Coccinella septempunctata, Harmonia octomaculata ăn rệp ñào Myzus persicae
hại khoai tây.
Theo Elmali et al. (1996), thu ñược khá nhiều thiên ñịch của rệp trên lúa
mỳ ở Thổ Nhĩ Kỳ, riêng bọ rùa có số lượng loài phong phú nhất với 14 loài.
Chúng có vai trò hạn chế số lượng rệp.
Murat Aslan (2005), ñã xác ñịnh thành phần loài bọ rùa ăn rệp ở
Kahramanmaras thuộc Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm 33 loài bọ rùa ăn rệp và tương ứng
có 59 loài rệp là vật mồi của chúng.
Châu Á gồm phần lớn các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh,
vì vậy các nghiên cứu về côn trùng nông nghiệp ñặc biệt côn trùng có ích trong
nông nghiệp ñược quan tâm nhiều. Bọ rùa là một trong số các nhóm côn trùng có
ích, kẻ thù tự nhiên của nhiều loài sâu hại ñã ñược quan tâm và có nhiều ứng
dụng trong việc sử dụng phòng trừ sâu hại trên các cánh ñồng. Các quốc gia có
nhiều nghiên cứu và ứng dụng bọ rùa ở châu Á gồm: Ấn ðộ, BăngLades,
Malaysia, Philippin, Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Công trình ñầu tiên

nghiên cứu về bọ rùa ở ðông Dương là của Gorham (1891) (dẫn theo Hoàng ðức
Nhuận, 1982).
Khu hệ bọ rùa Trung Quốc tương ñối gần gũi với khu hệ bọ rùa Việt Nam.
Về phân loại bọ rùa có nhiều nhà khoa học Trung Quốc ñã nghiên cứu. Một trong
số ñó có thể kể ñến Pang Hong (1993).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
12

Rệp ngô Rhopalosiphum maidis cũng như các loài rệp khác bị nhiều loài
kẻ thù tự nhiên tiêu diệt, trong ñó có 2 loài bọ rùa Coccinella septempunctata,
Coccinella undecimpunctata là những loài tiêu diệt tích cực rệp ngô (Heneidy et
al., 1984). Banpot Napompeth (1990) cho biết ở Thái Lan có 4 loài bọ rùa thuộc
họ bọ rùa Coccinellidae là thiên ñịch của rệp hại ñậu tượng.
Theo Yoshimi Hirose et al. (1993), có 18 loài sinh vật bắt mồi trên bọ trĩ
Thrips palmi, trong ñó có 2 loài thuộc họ Bọ rùa Coccinellidae là Coleomegilla
maculata và Propylea japonica. Loài Coleomegilla maculata tấn công bọ trĩ ở cả
giai ñoạn sâu non và trưởng thành, loài còn lại chỉ tấn công ở giai ñoạn sâu non.
Ở Hawai theo Morse (1995), loài bọ rùa Curinus coeruleus là thiên ñịch
của bọ trĩ. Chúng tấn công bọ trĩ cả ở giai ñoạn sâu non và trưởng thành.
Theo Kadamshoev (1984), thiên ñịch của rệp xám hại bắp cải Brevicoryne
brassicae (L.) ở Tajikistan (Liên xô cũ) gồm 20 loài, trong ñó loài bọ rùa
Coccinella septempunctata là một trong số các loài tiêu diệt rệp rất tích cực.
Matthews et al. (1994), nhận xét rằng các loài bọ rùa xuất hiện thường xuyên và
có vai trò hạn chế rệp hại bông. Elmali et al. (1996), thu ñược khá nhiều thiên
ñịch của rệp trên lúa mỳ ở Thỗ Nhĩ Kỳ, riêng bọ rùa có số lượng loài phong phú
nhất với 14 loài. Chúng có vai trò hạn chế số lượng rệp.
2.2.2 Nghiên cứu về sinh học, sinh thái của bọ rùa bắt mồi
Trên thế giới, một số tác giả ñã nghiên cứu mối quan hệ giữa bọ rùa, rệp, và
phấn hoa trên nhiều loại cây trồng biến ñổi gen và có tính chống chịu. Những nghiên

cứu về bọ rùa ở ñây không nhằm mục ñích phân loại học mà bọ rùa ñược sử dụng
như một tác nhân kìm hãm số lượng rệp hại.
Haque et al. (1978) ñã nuôi bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus với 3
loại vật mồi: rệp ñậu màu ñen Aphis craccivora (trên ñậu), rệp ñào Myzus persicae
(trên ngô) và rệp bông Aphis gossypii (trên ớt). Kết quả thu ñược cho thấy, một ngày
trung bình bọ rùa sáu vằn ăn ñược 23,1 – 41,7 rệp ñậu màu ñen, 12,5 – 51,3 rệp ñào,
24 – 66,3 rệp bông. Bọ rùa nuôi bằng rệp ñào ñẻ nhiều trứng nhất với số lượng trung
bình 344,4 trứng/1 con cái.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
13

Hussein et al (1990) ñã thực hiện nghiên cứu về "cơ sở sinh thái học và hiệu
quả của bọ rùa sáu chấm". Kết quả cho thấy, vòng ñời trung bình của loài bọ rùa này
là 17,6 ngày, số trứng ñẻ của bọ rùa cái nhiều hơn khi nuôi chúng bằng thức ăn nhân
tạo. Một ấu trùng bọ rùa tuổi 1 ăn ñược từ 2 – 8 rệp Aphis craccivora mỗi ngày. Rao
et al. (1997) cũng ñã nuôi bọ rùa sáu chấm ở Ấn ðộ với rệp màu ñen A. craccivora.
Kết quả cho thấy, với thức ăn là rệp A. craccivora nhưng khi nuôi trên cây ñâu ñũa
thì bọ rùa phát triển nhanh hơn so với nuôi trên các cây họ ñậu khác. Chúng cũng
thích rệp Lipaphis erisymi sống trên bắp cải hơn là rệp này nhưng sống trên ớt. Ở
Nhật Bản, Sugiura et al. (1998) ñã nghiên cứu tìm hiểu thức ăn thích hợp cho loài bọ
rùa sáu chấm Cheilomenes sexmaculata (Fabricius). Trong 4 loài rệp làm thức ăn thí
nghiệm thì rệp bông, rệp ñậu màu ñen, rệp ñào, rệp Acyrthosiphum sisum thì rệp ñậu
màu ñen và rệp ñào là thức ăn phù hợp hơn cả.
Semyanov (1997) ñã nghiên cứu loài bọ rùa Harmonia sedecimnotata (F.)
ñược mang từ ðông Nam Trung Quốc (Quảng Châu) về từ năm 1990. Loài này
ñược tìm thấy trên cây gai dầu và ngô, ở ñó chúng sinh sản thành từng ñám.
Trong phòng thí nghiệm, chúng ñược nuôi bằng trứng của loài Sitotroga cerealla
Ol. và rệp ñào Myzus persicae Sulz. trên cây ñậu răng ngựa Vicia faba L Kết
quả thu ñược thời gian sống của con cái trung bình là 66,2 ± 8,5 ngày, 83,2 ± 8,3

ngày ñối với bọ rùa ñực, ở ñiều kiện nhiệt ñộ là 20°C kéo dài 20h mỗi ngày. Khả
năng ñẻ trứng trung bình của mỗi cá thể cái là 1429 ±151 trứng (giao ñộng trong
khoảng 751- 2268 trứng). Hiện tượng ñẻ trứng còn diễn ra tiếp tục trong thời
gian sau ñó. Tỷ lệ số lượng trứng ñẻ của mỗi bọ rùa cái ñạt 62% trong tháng ñầu
tiên, tiếp theo là 30%, 7%, ở các tháng 2, 3 và chỉ có 1% ở tháng thứ 4. Thời gian
ñẻ trứng phát triển ở nhiệt ñộ 20°C là 5 ngày, 16 ngày cho ấu trùng, và 7,5 ngày
ñối với nhộng. Giá trị tương ứng ở nhiệt ñộ 25°C là 3, 10 và 4,5 ngày. Trong ñiều
kiện 20°C, 10 ngày ñầu mỗi bọ rùa ñực và cái ñã tiêu thụ hết 356,5 ± 25,0 và 339,
2 ± 11,3 rệp già loài M . persicae. Tương ứng ở nhiệt ñộ 25°c là 640,3 ± 39,0 và
455,3 ± 17,5 rệp. Tỷ lệ lượng thức ăn tiêu thụ của ấu trùng cái cũng cao hơn so
với ấu trùng ñực. Ở 20°C, mỗi ấu trùng tuổi 1, trong suốt thời gian phát triển ñã
tiêu thụ hết 512,2 ± 21,3 ấu trùng rệp ở tuổi 2 và tuổi 4, trong khi ñó ấu trùng bọ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
14

rùa tuổi 2 tiêu thụ hết 439,0 ± 15,2. Tương ứng trong ñiều kiện nhiệt ñộ là 25°C,
ấu trùng tuổi 1 tiêu thụ 398,2 ± 5,0 và tuổi 2 là 384,8 ± 8,0 rệp. Tỷ lệ chết của bọ
rùa trong thời gian 3 tháng giữ ở nhiệt ñộ 12°C với thức ăn là nước ñường 10% là
42,0 ± 10%. Trong nhà kính, loài này phát triển mạnh trên cây dưa chuột, hạt tiêu
ngọt, lagenaria và cây chuối hoa.
Semyanov et al. (2003) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của hiện tượng ngừng
dinh dưỡng ñến sự ñẻ trứng và tuổi thọ của loài bọ rùa nhiệt ñới Harmonia
sedecimnotata. Hiện tượng ñẻ trứng của bọ rùa cái loài này diễn ra mạnh mẽ, ñạt
tới 93% tỷ lệ số trứng ñẻ ở các con cái ăn rệp trở lại sau 30 ngày ngừng ăn. Tuổi
thọ của những cá thể cái này cũng kéo dài thêm 14% so với các cá thể cái ăn
hàng ngày.
Agarwala et al. (2003) ñã tiến hành các nghiên cứu về ảnh hưởng của sự cạnh
tranh cùng loài và cạnh tranh khác loài ñến khả năng ăn mồi và khả năng ñẻ trứng
của một số loài bọ rùa bắt mồi Menochilus sexmaculatus (Fabricius) (Coleoptera:

Coccinellidae), Coccinella transversalis (Fabricius) (Coleoptera: Coccinellidae) và
Scymnus pyrocheilus (Mulsant) (Coleoptera: Coccinellidae) trong phòng thí nghiệm.
Mari et al. (2004) ñã nghiên cứu về một số ñặc ñiểm sinh thái học và các tập
tính của bọ rùa Menochilus sexmaculatus Fab.
Vaghina (2004) ñưa ra kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của sự thiếu hụt
thức ăn ñã làm chậm lại quá trình chín noãn hoàn trứng của bọ rùa cái loài
Harmonia sedecimnotata (Fab.) và chỉ khi sự thiếu hụt ñó ñược bù lại bằng thức
ăn giầu Protein (rệp) thì quá trình chín noãn ñó mới ñược kích hoạt trở lại.
Omkar et al. (2002) ñã nghiên cứu sự mắn ñẻ của loài bọ rùa ăn rệp
Micraspis discolor (Fabricius) dưới ảnh hưởng của ñiều kiện nhiệt ñộ ở các mức
khác nhau: 20°C, 25°C, 27°C, 30°C. Bọ rùa ñỏ cái khả năng ñẻ trứng tăng lên
cao từ 20°C ñến 27°C. Tối ña mỗi bọ rùa cái có thể ñẻ tới 750 trứng ở 27°C và ñộ
ẩm là 95% và tối thiểu có thể ñẻ 385 trứng ở 20°C và ñộ ẩm 65%.
Ahmad Pervez et al. (2004) ñã nghiên cứu ảnh hưởng của tuổi phát triển
ñến khả năng sinh sản của loài bọ rùa ăn thịt Propylea dissecta. Kết quả cho
thấy, các cá thể ñực trưởng thành ñều có thể cặp ñôi với bất kỳ con cái nào bất

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
15

chấp tuổi tác. Quá trình giao phối diễn ra kéo dài giữa bọ rùa ñực 30 ngày tuổi
với bọ rùa cái 20 ngày tuổi. Tuổi của bọ rùa ñực cũng không ảnh hưởng ñến khả
năng ñẻ trứng của bọ rùa cái. Vaghina N.P. (2004) [64] ñã theo dõi ảnh hưởng
của thức ăn ñến quá trình sinh sản ở loài bọ rùa nhiệt ñới Harmonia
sedecimnotata (Fabr.). Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự thiếu thức ăn làm chậm
quá trình chín noãn bào trong buồng trứng của bọ rùa cái. Hiện tượng dừng dinh
dưỡng là nguyên nhân của sự dừng tạo trứng ở giai ñoạn chín túi noãn. Hiện
tượng này có thể xảy ra ngay khi hiện tượng thiếu thức ăn giàu Protein diễn ra
(thiếu thức ăn ñộng vật Aphids). Sự tái kích hoạt trở lại có thể ñược cải thiện nếu
bổ sung lại thức ăn giàu Protein.

Mahfuj Ara Begum et al. (2002) ñã xác ñịnh khả năng sinh sản của BRð
Micraspis discolor ăn rầy nâu Nilaparvata lugens (Stal) trong phòng thí
nghiệm. Kết quả cho thấy mỗi cá thể cái ñẻ trung bình 117,7 quả trứng trong giai
ñoạn sinh sản là 25,1 ngày. Cả ở giai ñoạn ấu trùng và trưởng thành của loài bọ
rùa này ñều ưa thích ăn rầy nâu ở tuổi 2 và 3.
Mari et al. (2005) ñã sử dụng rệp Therioaphis trifolii (Monell) trên cây cỏ
linh lăng ñể ñánh giá hiệu quả săn mồi của Menochilus sexmaculatus Fabr trong
phòng thí nghiệm tại ðại học Nông nghiệp Sindh, TandoJam, Sindh, Pakistan.
Kết quả nghiên cứu của Omkar and Bind (2004) chỉ ra rằng sự sinh trưởng,
phát triển và sinh sản của loài Cheilomenes sexmaculata ñã ñược nghiên cứu trong
mối quan hệ với 7 loài rệp muội Aphis craccivora, Aphis gossypii, Rhopalosiphum
maidis, Myzus persicae, Uroleucon compositae, Lipaphis erysimi và Aphis nerii
trên 1 cùng một loại cây trồng. Kết quả cho thấy, sức ăn mồi, tỷ lệ nở, tỷ lệ phát
triển của ấu trùng, trọng lượng của các tuổi, thời gian phát dục, tỷ lệ vũ hóa, tuổi
thọ và sức sinh sản của trưởng thành C. sexmaculata phụ thuộc vào thức ăn, các
chỉ tiêu trên ñạt cao nhất khi ñược nuôi bằng A. craccivora và thấp nhất khi nuôi
bằng A. nerii, thứ tự sắp xếp như sau: A. craccivora > A. gossypii > R. maidis >
M. persicae > U. compositae > L. erysimi > A. nerii.
Omkar (2008) ñã nghiên cứu và ñưa ra các kết quả về ñặc ñiểm sinh học,
sinh thái và tập tính của 2 loài bọ rùa C. transversalis và Cheilomenes sexmaculatus.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
16

Thời gian trưởng thành trước giao phối của 2 loài lần lượt là 11,7 ± 0,4 ngày và 5,5
± 0,5 ngày. Thời gian trưởng thành trước ñẻ trứng là 12,7 ± 0,5 ngày và 5,5 ± 0,7
ngày. Tập tính của trưởng thành ñực cả 2 loài ñều thể hiện sự ve vãn theo 5 bước:
ñến gần, quan sát, kiểm tra, leo lên và thực hiện giao phối.
Arshad Ali and Rizvi (2009) ñã tiến hành thí nghiệm so sánh ñộ dài của
vòng ñời loài bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus ở các nhiệt ñộ khác nhau

(20±1°C, 24±1°C và 28±1°C). Kết quả cho thấy vòng ñời của loài bọ rùa này
ngắn nhất là 41 ngày ở 28 ± 1°C và dài nhất là 49 ngày ở 20 ± 1°C. Nghiên
cứu các chỉ tiêu khác cho thấy 24 ± 1°C là nhiệt ñộ phù hợp cho M.
sexmaculatus sinh trưởng, phát triển.
2.2.3 Nghiên cứu sử dụng bọ rùa bắt mồi trong phòng chống sâu hại cây trông
Các nghiên cứu sử dụng bọ rùa trong ñấu tranh sinh học bảo vệ cây trồng
ñã ñược nhiều nhà khoa học quan tâm từ rất lâu. Từ năm 1888 sự thành công của
việc sử dụng bọ rùa R. cardinalis trừ rệp sáp I. purchasi ñã ñánh dấu mốc quan
trọng trong phòng chống dịch hại nhờ sử dụng thiên ñịch. Họ bọ rùa
(Coccinellidae) có vai trò quan trọng trong việc tiêu diệt rệp hại ñậu nói riêng và
rệp hại thực vật nói chung. ðây là nhóm côn trùng có ý nghĩa lớn trong biện pháp
sinh học, ñược nhiều nhà côn trùng học quan tâm. Trong số 225 trường hợp nhập
nội thiên ñịch ñể trừ sâu hại trên thế giới thì có 51 trường hợp sử dụng bọ rùa
(DeBach P., 1964).
Zhang (1985) ñã nghiên cứu tỷ lệ của bọ rùa bắt mồi và rệp bông trên cánh
ñồng bông Trung Quốc và ñã ñưa ra kết luận: Khi có tỷ lệ rệp bông Aphis
gosypii/bọ rùa bắt mồi nhỏ hơn 80/1 sẽ không cần phun thuốc hóa học.
Nghiên cứu khả năng ăn rệp ớt của loài bọ rùa Coccinella septempunctata
ở Ấn ðộ cho thấy khi mật ñộ quần thể bọ rùa trung bình là 11,9 và 18 con/cây ñã
góp phần làm giảm số lượng rệp từ 2442,32 con xuống còn 224,91 con/cây
(Rama et al., 1995).
Ở Volgagrad (Nga) ñã nuôi một số loài bọ rùa ñể trừ rệp bông hại dưa hấu
Aphis gosypii và rệp ñào hại khoai tây Myzus persicae, rệp Aphis masturtii trên

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
17

dưa chuột và hạt tiêu trong nhà lưới, kết quả thu ñược rất tốt (Lezhneva and
Anisimov, 1996).
Nghiên cứu khả năng tiêu diệt rệp hại rau của ấu trùng loài bọ rùa Leis

demidiata và Lemnia biplagiata, kết quả cho thấy khi tỷ lệ bọ rùa/vật mồi là 1/20
thì mật ñộ rệp bị tiêu diệt lên tới 85 - 90% trong thời gian ngắn trong khi hoàn toàn
không sử dụng thuốc trừ rệp trên ruộng rau (Kuznetsov and Pang, 2000;
Kuznetsov and Pang, 2002).
Sử dụng 2 loài bọ rùa Delphatus catalinae và Coleomegilla maculate lengi
phòng trừ sinh học ñối với bọ phấn trắng Trialeurodes vaporariorum trong nhà
kính. Kết quả cho thấy cả 4 tuổi của ấu trùng và trưởng thành của 2 loài bọ rùa
ñều có hiệu lực cao ñối với loài bọ phấn trắng này tuy nhiên loài Delphatus
catalinae có hiệu lực phòng trừ rệp cao hơn (Eric et al. 2004).
Loài bọ rùa Coccinella undecimpunctata ñã ñược sử dụng ñể phòng trừ
Aphis gossypii và Myzus persicae hại dưa chuột trong 2 năm 2007 và 2008 tại
Qalubia Governorate. Có 3 thử nghiệm: Thả ấu trùng; thả trưởng thành; thả cả ấu
trùng và trưởng thành theo tỷ lệ (2 : 1). Kết quả cho thấy thử nghiệm thả kết hợp
12000 ấu trùng và 6000 trưởng thành/ 3000m
2
hoặc 6000 ấu trùng và 3000
trưởng thành/ 1000m
2
cho thấy quần thể rệp bị khống chế hoàn toàn, năng suất
và lợi nhuận thu ñược cao nhất khi thả kết hợp cả trưởng thành và ấu trùng (Hany
and Amal, 2009).
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
2.3.1 Nghiên cứu về thành phần bọ rùa bắt mồi
Ở Việt Nam cho tới cuối thế kỉ XX, việc nghiên cứu bọ rùa còn rất ít.
Nghiên cứu về bọ rùa ñầu tiên của các tác giả Việt Nam bắt ñầu năm 1970, về
ñặc ñiểm sinh thái, sinh học của bọ rùa nâu hại cà Epilachna sparsa orientalis
Dieke (Hoàng ðức Nhuận, 1982). Họ bọ rùa (Coccinellidae-Coleoptera) là nhóm
côn trùng có nhiều loài ăn thịt. Theo Hoàng ðức Nhuận (1982), số lượng loài bọ
rùa ăn thịt trong khu hệ bọ rùa Việt Nam lên tới 165 loài, thuộc 5 phân họ (trong
tổng số 6 phân họ bọ rùa) và 60 giống. Triển vọng sử dụng bọ rùa trong ñấu tranh

sinh học bảo vệ cây trồng ở Việt Nam là rất lớn.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
18

Nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của rệp muội ở ñồng bằng sông Hồng năm
1980 – 1985, Nguyễn Viết Tùng (1992) cho biết có 13 loài bọ rùa thường xuyên
có mặt trên ñồng ruộng, trong ñó 5 loài bắt gặp thường xuyên là bọ rùa ñỏ
Micraspis discolor (Fabricius), bọ rùa mỏ neo Coccinella transversalis Fabricius,
bọ rùa mười chấm Harmonia octomaculata Fabricius, bọ rùa sáu vằn Menochilus
sexmaculatus (Fabricius), bọ rùa hai mảng ñỏ Lemnia biplagiata (Mulsant).
Hà Quang Hùng và Vũ Quang Côn (1990) thống kê vùng ngoại thành Hà
Nội có 64 loài côn trùng bắt mồi. Trong ñó bọ rùa trên lúa có 3 loài, trên ñậu
tương có 16 loài, trên cải có tới 8 loài.
Nguyễn Thị Kim Oanh (1996) ñã nghiên cứu về kẻ thù tự nhiên của rệp
muội. Kết quả ghi nhận ñược 20 loài, trong ñó có 11 loài bọ rùa bắt mồi.
Năm 1999, Viện bảo vệ Thực vật thống kê có 26 loài bọ rùa khi tiến hành
ñiều tra các loài côn trùng và bệnh hại trong hai năm 1997-1998, trên các loại cây
ăn quả ở Việt Nam.
Kết quả ñiều tra tài nguyên thiên ñịch của sâu hại ở nhiều nơi trong cả
nước, trên các cây lúa, ngô, ñậu tương, ñậu ăn quả, rau họ hoa thập tự, chè, cà
phê, cây ăn quả có múi ñã xác ñịnh ñược có 26 loài bọ rùa bắt mồi (Phạm Văn
Lầm, 2002).
Theo Trần ðình Chiến (2002), nghiên cứu về kẻ thù của sâu hại ñậu tương
ñã thống kê ñược trên ruộng ñậu tương có 17 loài bọ rùa có ích và 1 loài bọ rùa
gây hại.
Phạm Quỳnh Mai (2002) ñã nghiên cứu thành phần của bọ rùa ăn thịt trên
cây ăn quả tại Mê Linh-Vĩnh Phúc, xác ñịnh phân họ Coccinellinae có 7 giống, 8
loài chiếm 22,4% tổng số loài thu ñược. Phân họ Sticholotidinae có 5 giống, 7
loài chiếm 19,6%. Phân họ Chilocorinae có 3 giống, 4 loài chiếm 19,6%. Cuối

cùng là phân họ Coccidulinae chỉ thu ñược 1 giống, 2 loài chiếm 5,6% trong tổng
số loài bọ rùa thu ñược. Bước ñầu xác ñịnh ñược biến ñộng số lượng 2 loài bọ
rùa Stethorus cantonensis và Scymnus (Pullus) vinhphuensis phổ biến trên 2 loại
cây ăn quả chính (bưởi và vải). Số lượng cá thể của 2 loài bọ rùa này có biên ñộ
giao ñộng gần giống nhau. Chúng có mặt nhiều trên cả 2 loại cây trồng vào tháng

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
19

3. ðến tháng 4 số lượng giảm xuống rất thấp. Tháng 5 và 6 số lượng nhích hơn
so với tháng 4. Tháng 7 số lượng giảm xuống thấp nhất so với các tháng ñiều tra.
Sự biến ñộng số lượng cá thể bọ rùa loài Scymnus (Pullus) vinhphuensis cũng
giống với sự biến ñộng số lượng cá thể loài Stethorus cantonensis ñều phụ thuộc
vào nguồn thức ăn là các loài rệp hại trên cây bưởi và cây vải. Vào tháng 3 lượng
rệp hại trên vải và bưởi nhiều nhất trong các tháng ñiều tra.
Phạm Quỳnh Mai (2009) ñã ñiều tra thành phần loài bọ rùa bắt mồi trên
một số cây trồng tại Hà Nội và phụ cận. Trên cây trồng ngắn ngày thu ñược 14
loài bọ rùa bắt mồi, thuộc 3 phân họ Chilocorinae, Coccinellinae, Scymninae.
Các loài bọ rùa thuộc phân họ Coccinellinae là những loài chiếm ưu thế trên cánh
ñồng trồng lúa và rau màu. Phân họ Coccinellinae có số lượng loài nhiều nhất,
với 10 loài, chiếm tỷ lệ 71,43% tổng số loài thu ñược; phân họ Scymninae có 3
loài, chiếm 21,43%; phân họ Chilocorinae có 1 loài duy nhất, chiếm tỷ lệ 7,14%.
Trên các cây ăn quả thu ñược 38 loài thuộc 5 phân họ Coccidulinae,
Chilocorinae, Sticholotidinae, Coccinellinae và Scymninae. Phân họ Scymninae
là phân họ có số loài chiếm ưu thế trên các cây trồng này, với 18 loài, chiếm
47,37% tổng số loài thu ñược. Phân họ Coccinellinae có 9 loài, chiếm 23,68%.
Phân họ Sticholotidinae có 5 loài, chiếm 13,16%. Phân họ Chilocorinae có 4 loài,
chiếm 10,53%. Phân họ Coccidulinae có số loài ít nhất, với 2 loài chỉ ñạt 5,26%
tổng số loài ñã thu mẫu. Trên một số cây công nghiệp và cây phân xanh thu ñược
30 loài, thuộc 5 phân họ. Trong ñó phân họ Coccinellinae và Scymninae có số

loài nhiều nhất và gần bằng nhau, phân họ Scymninae có 12 loài, ñạt 40%, phân
họ Coccinellinae có 10 loài, ñạt tỷ lệ 33,33% tổng số loài thu ñược. Phân họ
Coccidulinae ít nhất, chỉ có 2 loài chiếm tỷ lệ 6,66%, 2 phân họ Chilocorinae và
Sticholotidinae có số loài bằng nhau (3 loài), ñều chiếm 10%.
Theo Phạm Quỳnh Mai (2010) ñã xác ñịnh ñược 40 loài bọ rùa bắt mồi
trên các cây trồng thuộc sinh quần nông nghiệp thuộc Hà Nội, Hoà Bình, Vĩnh
Phúc.

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
20

2.3.2 Nghiên cứu về sinh học, sinh thái của bọ rùa bắt mồi
Phạm Văn Lầm (2000) ñã nuôi thí nghiệm loài bọ rùa 6 vằn Menochilus
sexmaculatus ñể theo dõi vòng ñời với thức ăn là rệp Toxoptera aurantii hại trên
cây ăn quả có múi. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian phát dục của ấu trùng
tuổi 1, 2, 3 và 4 tương ứng là 2,0; 1,9; 1,1 và 1,3 ngày. Ở ñiều kiện nhiệt ñộ
25,1
0
C, ẩm ñộ 71,1% vòng ñời của bọ rùa 6 chấm là 20,3 ngày. Với thức ăn là
rệp ñậu màu ñen ở ñiều kiện phòng thí nghiệm có nhiệt ñộ trung bình 27,3
0
C, ẩm
ñộ 80 - 85% vòng ñời của loài bọ rùa này là 13,41 ± 0,59 ngày (Phạm Huy Phong
và ctv, 2007).
Khả năng ăn rệp của 3 loài bọ rùa bắt mồi M. discolor, M.
sexmaculatus, L. biplagiaita ñã ñược nghiên cứu. Kết quả cho thấy khả năng
ăn trứng sâu tơ Plutella xylostella của 3 loài bọ rùa trong 24 giờ là khác nhau,
M. discolor có thể ăn 15,3 ± 1,2 trứng sâu tơ và 14,0 ± 0,9 sâu tơ tuổi 1, trong
khi ñó loài M. sexmaculatus ăn 7,0 ± 0,6 trứng và 19,6 ± 2,1 sâu tơ tuổi 1.
Loài L. biplagiaita ăn 7,0 ± 0,6 trứng và 21,0 ± 1,8 sâu tơ tuổi 1 (Phạm Văn

Lầm và ctv, 2000).
Phạm Văn Lầm (2000) ñã nghiên cứu và so sánh khả năng ăn mồi của
bọ rùa 6 chấm M. sexmaculatus và bọ rùa ñỏ M. discolor với thức ăn là thiếu
trùng tuổi 2 - 3 của rệp muội Toxoptera aurantii và rầy chổng cánh D. citri.
Trong 24 giờ, một cá thể trưởng thành M. discolor có thể tiêu diệt trung bình
19,1 thiếu trùng rầy chổng cánh hoặc 38,8 thiếu trùng rệp muội T. aurantii.
Sức ăn tương ứng ñối với trưởng thành M. sexmaculatus là 44,6 và 49,9
con/ngày. Cả ñời một bọ rùa non của loài M. sexmaculatus tiêu diệt trung bình
129,9 ấu trùng rệp muội T. aurantii hoặc 125,0 ấu trùng rầy chổng cánh D.
citri. M. sexmaculatus khi ñược nuôi bằng rệp ñậu màu ñen ở ñiều kiện phòng
thí nghiệm có nhiệt ñộ trung bình 27,3
0
C, ẩm ñộ 80 - 85% cho thấy khả năng
ăn mồi của chúng tăng từ tuổi 1 ñến pha trưởng thành, ấu trùng tuổi 1 ăn 17 ±
1,58 rệp/ngày, ấu trùng tuổi 4 ăn 76,37 ± 6,16 rệp/ngày, trưởng thành 127,23
± 6,33 rệp/ngày (Phạm Huy Phong và ctv, 2007).

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
21

Nghiên cứu khả năng sinh sản của bọ rùa 6 vằn Menochilus sexmaculatus
ở ñiều kiện 22 - 24
0
C, 68 - 73% với thức ăn là rệp ñậu tương, kết quả cho thấy
một bọ rùa trưởng thành cái ñẻ trung bình 114,2 trứng, tuổi thọ của trưởng thành
kéo dài 19,2 ngày (Phạm Văn Lầm, 2004). Với thức ăn là rệp cải thì thấy rằng
một trưởng thành cái ñẻ dao ñộng 74 - 304 quả trứng, trung bình 188 quả ở nhiệt
ñộ 24,8
0
C, ẩm ñộ 80% (Mai Phú Quý, 2006). Khi nuôi bằng rệp Aphis

craccivora ở ñiều kiện 25,1 - 26,9
0
C, ẩm ñộ 80 - 85% loài bọ rùa này có thời
gian ñẻ trứng là 32,5 ngày, số trứng ñẻ trung bình/ngày là 36,70 quả, tổng số
trứng ñẻ/trưởng thành cái là 1131,67 quả (Phạm Huy Phong và ctv, 2007).
Mai Phú Quý và ctv. (2005) nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học của bọ
rùa chữ nhân Coccinella transversalis Fabricius trong ñiều kiện nhiệt ñộ 27-
29
o
C, ẩm ñộ 80-85%, vòng ñời của C. transversalis kéo dài từ 20-27 ngày. Trong
ñó, pha trứng 3,86 ± 0,08 ngày, pha ấu trùng 14-17 ngày, pha nhộng 3-6 ngày.
Giai ñoạn trước ñẻ trứng 3-6 ngày, trung bình là 4,06 ± 1,21 ngày. Mỗi bọ rùa cái
có thể ñẻ từ 16-467 trứng, trung bình khoảng 177 trứng. Khả năng ăn mồi của C.
transversalis khá cao. Giai ñoạn ấu trùng ăn hết khoảng 150 rệp. Bọ rùa trưởng
thành ăn hết 30 rệp/ngày.
Nguyễn Thành Vĩnh và ctv. (2005) ñã nghiên cứu ñặc ñiểm sinh vật học
của bọ rùa ñen nhỏ Stethorus sp. và bọ rùa 17 chấm Harmonia sedecimnotata
Fabr Kết quả cho thấy loài bọ rùa ñen nhỏ Stethorus sp. có thời gian vòng ñời
kéo dài trung bình từ 14,8 ngày khi nuôi ở nhiệt ñộ 30,7
o
C ñến 17,7 ngày ở nhiệt
ñộ 27,1
o
C. Một cá thể trưởng thành cái ñẻ trung bình 21,9-28,6 trứng. Tuổi thọ
của trưởng thành trung bình là 22,8-24,2 ngày. Hệ số nhân của 1 thế hệ R
o
=
22,025 và tỷ lệ tăng tự nhiên r là 0,133. Về lý thuyết bọ rùa ñen nhỏ có thể phát
triển ñược 17,4 thế hệ trong 1 năm ở vùng Hà Nội. Vòng ñời của bọ rùa 17 chấm
Harmonia sedecimnotata dài hơn vòng ñời của bọ rùa ñen nhỏ Stethorus sp. và

trung bình là 19,1-23,2 ngày khi nhiệt ñộ thay ñổi từ 30,3
o
C xuống 26,8
o
C. Một
cá thể trưởng thành cái ñẻ trung bình 414,7 trứng. Tuổi thọ của trưởng thành
trung bình là 33,0 ngày. Hệ số nhân của 1 thế hệ R
o
và tỷ lệ tăng tự nhiên r là

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
22

402,26 và 0,2025. Về lý thuyết, trong 1 năm ở vùng Hà Nội, bọ rùa 17 chấm có
thể phát triển ñược 13,3 thế hệ. Một cá thể bọ rùa ñen nhỏ trong cả ñời nó có thể
tiêu diệt khoảng 972,5 trứng nhện ñỏ cam. Một trưởng thành bọ rùa H.
sedecimnotata trong vòng 24 giờ tiêu diệt ñược khoảng 119,6-134,0 rệp muội
ñen Toxoptera aurantii, hoặc 72,4-85,8 ấu trùng rầy chổng cánh.
Phạm Huy Phong và ctv. (2007) ñã nghiên cứu một số ñặc ñiểm sinh học
của loài bọ rùa sáu vằn Menochilus sexmaculatus Fabricius khi nuôi bằng rệp ñậu
Aphis craccivora Koch. Khi nuôi bọ rùa M. sexmaculatus trong ñiều kiện phòng
thí nghiệm (25-28
o
C, ẩm ñộ 89-85%) thì kích thước của các pha phát triển như
sau: pha trứng: rộng: 0,49 ± 0,01mm; dài: 1,09 ± 0,02mm, ấu trùng tuổi 1: rộng
ñầu: 0,32 ± 0,01mm; rộng ngực: 0,54 ± 0,02; dài: 1,74 ± 0,10mm, ấu trùng tuổi
2: rộng ñầu: 0,47 ± 0,01mm; rộng ngực: 0,76 ± 0,04; dài: 3,04 ± 0,15mm, ấu
trùng tuổi 3: rộng ñầu: 0,56 ± 0,01mm; rộng ngực: 1,15 ± 0,04; dài: 4,74 ±
0,24mm, ấu trùng tuổi 4: rộng ñầu: 0,85 ± 0,02mm; rộng ngực: 1,66 ± 0,04; dài:
7,11 ± 0,22mm, nhộng: rộng: 3,14 ± 0,07mm, dài: 4,42 ± 0,08mm, trưởng thành

cái: rộng ñầu: 2,55 ± 0,02mm; rộng ngực: 4,14 ± 0,09; dài: 5,08 ± 0,13mm,
trưởng thành ñực: rộng ñầu: 2,45 ± 0,02mm; rộng ngực: 3,92 ± 0,06; dài: 4,68 ±
0,08mm. Trong ñiều kiện nhiệt ñộ 27,3
o
C, ẩm ñộ 80-85%, vòng ñời của bọ rùa
M. sexmaculatus kéo dài 10-17 ngày, trung bình 13,41 ± 0,59 ngày. Khả năng ăn
mồi của bọ rùa M. sexmaculatus tăng từ tuổi 1 tới pha trưởng thành, ở ấu trùng
tuổi 1 ăn trung bình 17 ± 1,58 con/ngày. ðến ấu trùng tuổi 4 sức ăn tăng lên
trung bình 76,37 ± 6,16 con/ngày. ðến trưởng thành ăn trung bình 127,23 ± 6,33
con /ngày ở nhiệt ñộ 26,7 – 27,3
o
C, ẩm ñộ 80-85%. Khả năng ñẻ trứng của M.
sexmaculatus: số ngày có trứng ñẻ trung bình là 32,5 ngày; Số trứng trung bình
trong một ngày trung bình là 36,70 trứng/ngày; Tổng số trứng ñẻ của một cặp
trung bình là 1131,67 trứng/ một trưởng thành cái (nhiệt ñộ 25,1 – 26,9
o
C, ẩm ñộ
80-85%). Rệp ñậu màu ñen Aphis crassivora là loài thức ăn thích hợp nhất ñể
nuôi bọ rùa sáu vằn.
Nguyễn Thị Thanh và Lê Sỹ Tám (2008) khi nghiên cứu ñặc ñiểm sinh
học, sinh thái của bọ rùa hai vệt ñỏ Lemnia biplagiata Swartz nhân thấy nhiệt ñộ

Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp
23

và ẩm ñộ ảnh hưởng ñến thời gian và sức sinh trưởng, phát triển của bọ rùa 2 vệt
ñỏ, ở ñiều kiện 20
o
C, 82% RH vòng ñời bọ rùa 2 vệt ñỏ là 40-59 ngày, ở 28
o

C,
73% RH là 24-34 ngày còn ở ñiều kiện phòng thí nghiệm là 23-29 ngày. Nhiệt ñộ
thềm sinh học (t
0
), tổng nhiệt hữu hiệu (K) của các giai ñoạn trong vòng ñời bọ
rùa 2 vệt ñỏ tương ứng là: pha trứng: (t
0
) = 9,81
o
C, K = 42,24; pha ấu trùng: (t
0
)
= 8
o
C, K = 150; pha nhộng: (t
0
) = 8
o
C, K = 60; pha trưởng thành: (t
0
) =
9,45
o
C, K = 269,03. Tổng nhiệt hữu hiệu của cả vòng ñời bọ rùa 2 vệt ñỏ là K =
521,27. Bọ rùa 2 vệt ñỏ ñã sử dụng 13 loài côn trùng gây hại làm thức ăn, trong
ñó bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có 9 loài và bộ Cánh ñều (Homoptera) có 4 loài.
Thức ăn ưa thích của bọ rùa 2 vệt ñỏ là rệp ñậu (Aphis glycines Matsumurra),
mỗi ngày 1 bọ rùa 2 vệt ñỏ tiêu diệt trung bình 36 cá thể rệp ñậu.
Nguyễn Thị Hạnh và ctv. (2008) ñã bổ sung một số ñặc ñiểm hình thái,
sinh vật học bọ rùa ñỏ Nhật Bản Propylea japonica Thunberg. Với thức ăn là rệp

ñậu màu ñen, nuôi ở t
o
= 23
o
C; RH = 75% trong ñiều kiện nuôi ghép cặp thì khả
năng ñẻ trứng của bọ rùa ñỏ Nhật Bản dao ñộng từ 208 – 1843 quả, trung bình là
615 quả; còn khi không ñược giao phối khả năng ñẻ trứng suốt ñời của con cái
chỉ ñạt từ 170-690 quả, trung bình 412,6 quả. Tỷ lệ nở của trứng F1 khi nuôi
ghép cặp ñạt 93,7% còn trứng ñẻ ra từ bọ rùa nuôi cá thể hoàn toàn không nở.
Tuổi thọ của con cái có giao phối lại giảm ñi 1,7 lần so với những con không
ñược giao phối.Tỷ lệ nở của trứng bọ rùa giảm dần qua các thế hệ nuôi trong
phòng thí nghiệm. Chỉ số giới tính của bọ rùa ñỏ nhật bản nuôi trong phòng thí
nghiệm tương ñối ổn ñịnh, cân bằng với chỉ số giới tính 0,51; còn ở ngoài ñồng
dao ñộng từ 0,25-0,60.
Nguyễn Thành Mạnh và Mai Phú Quý (2008) khi nghiên cứu ảnh hưởng
của thức ăn ñến một số ñặc ñiểm sinh học của bọ rùa chữ nhân Coccinella
transversalis Fabr nhận thấy: thức ăn ảnh hưởng rõ rệt ñến sự phát triển của bọ
rùa chữ nhân, ñặc biệt ở giai ñoạn ấu trùng. Nuôi bọ rùa chữ nhân bằng rệp xám
có thời gian ấu trùng dài hơn, thời gian trước ñẻ trứng dài hơn, số lượng trứng ñẻ
ít hơn khi nuôi bằng rệp ñậu màu ñen. Ấu trùng của bọ rùa chữ nhân ăn hết 451 ±

×