Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ:
I/- Lý do chọn đề tài:
Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục và đào tạo có vị trí và vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Con người được giáo dục
tốt và biết tự giáo dục là động lực và mục tiêu của sự phát triển bền vững đất
nước. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt coi
trọng. Điều 35 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi: “ Giáo dục là quốc sách hàng đầu,
Nhà nước và xã hội phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,
bồi dưỡng nhân tài”. Nhà giáo có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để
nâng cao đạo đức, phẩm chất, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nêu gương tốt
cho người học, giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục và được xã
hội tôn vinh, giáo viên phải đủ đức, đủ tài. Bác Hồ đã từng nói : “Muốn xây
dựng chủ nghĩa xã hội phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là những
con người được giáo dục, được đào tạo. Có kiến thức văn hóa, khoa học, có kỹ
năng nghề nghiệp, lao động tự chủ, sáng tạo và có kỹ luật, giàu lòng yêu nước,
yêu chủ nghĩa xã hội, sống lành mạnh, đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất
nước”. Trong thực tế, muốn có con người có khả năng sáng tạo thì phải có một
nền giáo dục phát triển tương xứng vời thời đại của nó. Và để có những con
người biết sáng tạo thì đó chính là trách nhiệm của các thầy cô giáo trong nhà
trường. Vì vậy, phải coi trọng công tác xây dựng đội ngũ giáo viên “ vừa hồng,
vừa chuyên”, đủ về số lượng, hợp về cơ cấu, mạnh về chất lượng.
Trong thực tế, việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề
được Đảng, Nhà nước, các cấp quản lý giáo dục và nhất là các nhà trường đặc
biệt coi trọng. Song vấn đề này còn nhiều bất cập, đội ngũ giáo viên của trường
phần nhiều chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của sự nghiệp phát triển giáo dục
trong tình hình mới, một bộ phận giáo viên trình độ chuyên môn yếu, phẩm chất
nhân cách kém. Đa số giáo viên sử dụng phương pháp dạy học và giáo dục lạc
hậu, nặng về truyền thụ kiến thức, ít coi trọng rèn luyện cho học sinh phương
pháp tư duy độc lập, sáng tạo và thái độ đúng đắn trong học tập và cuộc sống.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
1
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
Là một trường nằm ở trung tâm của huyện luôn có nhiều biến động trong
đội ngũ giáo viên, nên chất lượng lượng đội ngũ chưa đều, giáo viên còn trẻ, và
thiếu kinh nghiệm càng đông. Bên cạnh những giáo viên có năng lực chuyên
môn còn có một bộ phận giáo viên năng lực thì có nhưng thiếu tinh thần trách
nhiệm, ít nhiệt tình, và đặc biệt là rất hạn chế việc đổi mới phương pháp dạy
học.
Do đó bản thân là phó hiệu trưởng quản lý chuyên môn nên rất băn khoăn
và đã xác đinh được vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên đối với việc nâng
cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện. Chính vì lý do khách quan và chủ
quan trên nên mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy – tăng
tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
II/- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu:
1/. Mục tiêu.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng học sinh thi vào lớp 10 của
trường trong những năm trước, nên bản thân đã để đề ra những giải pháp hợp lý
nhằm nâng cao tỉ lệ học sinh thi đổ vào lớp 10.
2/. Nhiệm vụ.
- Nghiên cứu lý luận về các giáo viên dạy lớp đã thể hiện vai trò của mình
như thế nào trong công tác truyền thụ kiến thức cho học sinh và đã đạt kết quả
như thế nào?
- Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao tỉ
lệ học sinh thi đổ vào lớp 10.
- Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ việc trải nghiệm thực tế.
- Nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết, thông tư và các văn bản chỉ đạo của
chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.
- Nghiên cứu các phương pháp dạy học các bộ môn.
- Đánh giá thực trạng, chất lượng giảng dạy của giáo viên và chất lượng
học tập của học sinh trường THCS Nguyễn Văn Quy.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
2
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
- Đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và chất
lượng giáo dục.
III/- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1/. Khách thể.
- Thực trạng và giải pháp cho vai trò của giáo viên trong công tác chuyên
môn
2/. Đối tượng.
- Nghiên cứu quá trình quản lý chuyên môn của trường THCS Nguyễn Văn
Quy.
3/. Phạm vi nghiên cứu.
- Do được lãnh đạo Phòng GD&ĐT Châu Thành phân công làm công tác
quản lý chuyên môn trường THCS Nguyễn Văn Quy từ năm học 2010- 2011, vì
tuổi đời còn nhỏ, tuổi nghề còn ít và thời gian nghiên cứu có hạn nên tôi chỉ vận
dụng ở trường THCS Nguyễn Văn Quy năm học 2011-2012.
4/. Giả thuyết khoa học.
- Việc nghiên cứu trên nếu áp dụng đại trà thì sẽ góp phần nâng cao hiệu
quả giáo dục toàn diện trong các trường THCS.
5/. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Thu thập những thông tin lý luận vai trò của người giáo viên bộ môn giáo
viên bộ môn trong công tác truyền thụ kiến thức cho học sinh trên các tập san
giáo dục, các bài tham luận trên Internet.
- Phương pháp quan sát:
Quan sát hoạt động dạy của giáo viên bộ môn và quá trình học của học
sinh.
- Phương pháp điều tra:
Qua các báo cáo chất lượng từ các giáo viên bộ môn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
3
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
+ Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường trong
những năm trước.
+ Tham khảo kinh nghiệm của đồng nghiệp trong trường và trường bạn.
- Phương pháp thử nghiệm:
Thử áp dụng các giải pháp vào công tác quản lý trường THCS Nguyễn Văn
Quy năm học 2011- 2012.
- Phương pháp trò chuyện: Tiến hành trong quá trình giảng dạy, các buổi
sinh hoạt chuyên môn, qua trò chuyện với giáo viên và học sinh, trao đổi trong
BGH.
- Phương pháp đọc sách và tài liệu tham khảo: Phương pháp này được tiến
hành trước và trong quá trình nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu khách quan: Được tiến hành trong suốt quá
trình nghiên cứu.
6/. Thời gian thực hiện.
- Bắt đầu : 05/ 9 / 2011
- Kết thúc : 31 / 5 / 2012
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
4
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
- Trên cơ sở nghiên cứu thực tế
- Trên cơ sở các khái niệm, chức năng, nội dung, yêu cầu, nguyên tắc quản lý
giáo dục.
1. Các khái niệm về quản lý giáo dục:
a) Khái niệm về quản lý giáo dục:
Quản lý giáo dục là công việc rất quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn
nhân lực, nhằm chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng để trở thành người công dân
tốt sau này. Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới
khách thể quản lý, nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt hiệu
quả cao nhất. Quản lý giáo dục ở trường THCS được thực hiện trong phạm vi
xác định của một đơn vị giáo dục nhà trường và thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
b) Khái niệm về giáo dục:
Giáo dục là hoạt động hướng tới con người, bằng những biện pháp hướng tới
truyền thụ: Tri thức và khái niệm, kỹ năng và lối sống, tư tưởng và đạo đức. Từ
đó hình thành năng lực, phẩm chất, nhân cách, phù hợp với mục đích, mục tiêu,
hoạt động lao động, sản xuất và lối sống xã hội.
c) Quản lý chuyên môn:
Là hoạt động của chuyên môn nhằm tập hợp, tổ chức, huy động tối đa các
nguồn lực để nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục.
2. Nội dung của quản lý chuyên môn:
- Nắm vững nhiệm vụ trọng tâm của năm học để xây dựng kế hoạch chuyên
môn. Kế hoạch năm, kế hoạch học kỳ, kế hoạch học tháng, kế hoạch tuần phù
hợp với đặc điểm tình hình của trường của địa phương, thực hiện và chỉ đạo
thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục đạo đức cho học sinh.
- Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp phát triển số lượng và duy trì sĩ số.
- Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng đại trà.
- Xây dựng chỉ tiêu và biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn.
- Xây dựng kế hoạch, thực hiện và chỉ đạo thực hiện kiểm tra đánh giá.
3. Yêu cầu của việc quản lý chuyên môn:
- Nắm được cơ sở lý luận, thực tiễn của công tác chuyên môn trong nhà
trường.
- Hiểu rõ nhiệm vụ năm học và các thông tư hướng dẫn thực hiện năm học,
các phương pháp giáo dục, chương trình giáo dục THCS để tổ chức dạy, học có
hiệu quả nhất.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
5
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
- Biết huy động, xây dựng và phát triển mạnh mẽ các nguồn lực của nhà
trường, cộng đồng, xã hội để nâng cao chất lượng giáo dục.
4. Nguyên tắc quản lý chuyên môn:
Quản lý chuyên môn dựa trên các nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc chính trị xã hội: Tính đảng, tính giai cấp, sự kết hợp Nhà nước -
Nhân dân; tập trung dân chủ; pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Nguyên tắc tổ chức quản lý giáo dục: Sự thống nhất của hệ thống các bộ
phận; kết hợp lãnh đạo tập thể trách nhiệm cá nhân.
- Nguyên tắc về hoạt động quản lý giáo dục: kết hợp hài hoà các lợi ích;
chuyên môn hoá; sử dụng các phương pháp giáo dục.
II/- Thực trạng của trường THCS Nguyễn Văn Quy:
1. Đặc điểm, tình hình chung của trường THCS Nguyễn Văn Quy:
a) Thuận lợi:
- Trường THCS Nguyễn Văn Quy nằm ở trung tâm huyện Châu Thành
nên rất được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo như Phòng Giáo Dục và Đào
Tạo, Ủy ban nhân dân Thị trấn Ngã Sáu.
- Cơ sở vật chất của trường tương đối đầy đủ.
- Là một trường điểm của thị trấn Ngã Sáu với lực lượng giáo viên trẻ
khoẻ .
b) Khó khăn:
Vẫn còn có một bộ phận giáo viên năng lực thì có nhưng thiếu tinh thần
trách nhiệm, ít nhiệt tình, và đặc biệt là rất hạn chế việc đổi mới phương pháp
dạy học, không chịu học tập để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ.
Lực lượng giáo viên trẻ còn thiếu kinh nghiệm.
2. Nguyên nhân của thực trạng:
Qua một năm làm công tác quản lý của trường THCS Nguyễn Văn Quy,
qua công tác kiểm tra chuyên môn ở các tổ của trường. Tôi nhận thấy thực
trạng công tác quản lý ở trường và giảng dạy của giáo viên như sau:
- Từ trước đến nay, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vấn đề quan trọng, có
vị trí chiến lược lâu dài trong nhà trường. Nhưng trong trường bộn bề công việc,
công tác bồi dưỡng giáo viên thường bị xem nhẹ. Bản thân việc bồi dưỡng giáo
viên là công việc khó, người cán bộ quản lý không nhận thức đầy đủ tầm quan
trọng của vấn đề nầy nên thường chỉ đạo và quản lý hoạt động này mang tính
hình thức, thiếu chiều sâu và dẫn đến hieeuj quả thấp.
- Giáo viên được đào tạo nhiều trình độ khác nhau: chính quy, tại chức,…
nên trình độ tay nghề không đồng đều. Bên cạnh đó còn một số giáo viên lớn
tuổi chậm chịu đổi mới phương pháp, còn dạy kiểu đọc chép, cung cấp kiến
thức thẳng cho học sinh, chứ không để học sinh phát huy tính chủ động sáng tạo,
tích cực của học sinh, không để học sinh suy nghĩ, tự tìm ra kiến thức mới.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
6
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
- Các tổ chuyên môn thực hiện các hoạt động thường xuyên nhưng thiếu
nội dung cuộc họp còn mang tính hành chính, giáo viên ít trao đổi, đóng gop s ý
kiến xây dựng cho cuộc họp.
- Đa số giáo viên dự giờ cho đủ số tiết qui định, nhưng chưa thật sự tích
cực học tập, có giáo viên chỉ đi dự giờ chứ không tham gia nhận xét gớp ý.
- Giáo viên còn lúng túng trong việc tổ chức lớp học, phối hợp các
phương pháp dạy học. Lựa chọn hình thức tổ chức lớp chưa phù hợp với môn
học, dạng bài,…
Nguyên nhân của những yếu kém, bất cập kéo dài nêu trên có nhiều, trong
đó phải kể đến: trên thực tế chưa thực sự thấm nhuần và thể hiện đầy đủ quan
điểm “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”; tư duy về giáo dục, đào tạo
còn chậm đổi mới, chưa thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; chưa nhận thức đúng vai trò quyết định của đội
ngũ nhà giáo và sự cần thiết phải tập trung đổi mới quản lý nhà nước về giáo
dục, đào tạo.
Đời sống kinh tế còn thấp, chưa tập trung vào việc giảng dạy,…
Từ đó kết quả thi tuyển vào lớp 10 trwngf THPT Ngã Sáu các năm như
sau:
Năm học Số lượng HS thi
vào lớp 10
Số lượng HS
không đỗ lớp 10
Tỉ lệ
2008- 2009 168 51 30,35%
2009-2010 165 46 27,87%
2010-2011 171 40 23,39%
3. Đánh giá thực trạng:
- Qua thực trạng trên chúng ta thấy tỉ lệ học sinh không đổ vào lớp 10 có
giảm nhưng tỉ lệ còn khá cao.
- Giáo viên cũng chưa truyền đạt kiến thức cho học sinh hết khả năng.
- Chất lượng đào tạo giáo viên chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới dạy học
- Đầu tư cho giáo dục còn thấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy
học một số nơi còn thiếu, không đồng bộ, không đảm bảo chất lượng. Trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên có nâng lên nhưng vẫn còn hạn
chế.
III/. Các giải pháp thực hiện:
Từ thực trạng công tác quản lý, giảng dạy ở trường THCS Nguyễn Văn
Quy như đã nêu trên, từ những cơ sở lý luận được học tập, nghiên cứu và thực
tiễn công tác, theo tôi để nâng chất lượng giảng dạy cho giáo viên cần thực hiện
các biện pháp sau:
1. Công tác chính trị, tư tưởng:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, theo tôi trước hết phải
làm cho chính giáo viên nhận thức rõ nhiệm vụ của mình từ đó lập kế hoạch,
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
7
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
biện pháp tích cực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Để thực hiện
tốt điều đó cần triển khai các văn bản liên quan sau:
- Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15 tháng 6 năm 2004 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục.
- Chỉ thị số 33/ 2006/ CT- TTg ngày 8 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng
Chính phủ về “ Chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”;
Cuộc vận động “ Hai không” với 4 nội dung của ngành.
- Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 về ban
hành đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên THCS.
- Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011 thông tư
ban hành điều lệ trường THCS. Nhấn mạnh một số nội dung quan trọng như quy
định nhiệm vụ của tổ chuyên môn, nhiệm vụ của giáo viên,…
* Nhiệm vụ của tổ chuyên môn:
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động chung của tổ theo tuần, tháng, năm học
nhằm thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học và các hoạt động giáo dục.
+ Thực hiện bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, đánh giá chất lượng, hiệu
quả giảng dạy, giáo dục và quản lý sử dụng sách, thiết bị của các thành viên
trong tổ theo kế hoạch của nhà trường.
+ Tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên theo quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên THCS.
* Nhiệm vụ của giáo viên:
+ Giảng dạy, giáo dục đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục, kế
hoạch dạy học, soạn bài lên lớp, đánh giá xếp loại học sinh, quản lý học sinh
trong các hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức, tham gia các hoạt động
chuyên môn, chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục.
+ Trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất,
danh dự, uy tín của nhà giáo, gương mẫu trước học sinh, thương yêu đối xử
công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh, bảo vệ các quyền và lợi ích
chính đáng của học sinh, đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp,…
Học tập, rèn luyện để nâng cao sức khỏe, trình độ chính trị, chuyên môn,
nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy,…
2. Vai trò gương mẫu của cán bộ quản lý:
Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá trình bồi
dưỡng và tự bồi dưỡng. Quan trọng nhất là phải luôn khẳng định trình độ năng
lực chuyên môn của mình trong tập thể sư phạm.
Trong thực tế, chỉ có tự học mới có thể có điều kiện giúp chúng ta học tập
được thường xuyên và suốt đời. Tự học là một cách tự bồi dưỡng, tự làm giàu
kiến thức cho mình vừa đơn giản, tiết kiệm vừa hiệu quả. Vì vậy trách nhiệm
của người quản lý giáo dục là phải suy nghĩ, tìm biện pháp để thổi lên ngọn lửa
của phong trào tự học, tự bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức:
Tổ chức các cuộc thao giảng, trao đổi về kinh nghiệm tự học, xây dựng một cơ
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
8
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
chế, chính sách, đánh giá thi đua hoặc gắn lợi ích vật chất đối với việc tự học, tự
bồi dưỡng của giáo viên…
Bản thân mỗi người cán bộ quản lý phải vững vàng về chuyên môn,
không ngừng tự nâng cao về chuyên môn, chịu đọc sách, nghiên cứu tài liệu và
chịu học hỏi đồng nghiệp.
Người cán bộ quản lý phải biết kích thích nhu cầu tự vươn lên trong tập
thể sư phạm do mình phụ trách. Và chúng tôi coi việc xây dựng nâng cao chất
lượng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mình.
Cán bộ quản lý chúng tôi luôn động viên và tạo điều kiện thuận lợi để
giáo viên theo học các lớp bồi dưỡng thường xuyên, các đợt tập huấn, bồi dưỡng
chuyên môn, các lớp học nâng cao trình độ,
3. Tổ chức tốt chuyên đề, thao giảng.
Một công việc không kém phần quan trọng để nâng cao chất lượng giảng
dạy của giáo viên là tổ chức các chuyên đề về đối mới phương pháp dạy học. Vì
giáo viên đều nhận thức được: Đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề cấp thiết
nhưng đổi mới như thế nào thì còn lúng túng. Đầu năm học chuyên môn phải có
kế hoạch tổ chức chuyên đề của trường, của tổ. Qua thực tế dự giờ, chất lượng
học sinh, thực trạng giảng dạy của giáo viên mà chọn các chuyên đề cần tổ chức.
Tổ chức một chuyên đề phải làm theo quy trình sau:
- Nêu lý do chọn chuyên đề, thực trạng của vấn đề.
- Nêu cơ sở lý luận, xác định mục tiêu, nhiệm vụ, thời gian thực hiện của
chuyên đề sắp triển khai.
- Giới thiệu các tài liệu và băng đĩa minh họa phục vụ cho chuyên đề.
- Chuẩn bị các tiết dạy minh họa, phân công người dạy, người xây dựng
chuyên đề.
- Tiến hành triển khai chuyên đề: dạy minh họa, đóng góp ý kiến, thống nhất
quy trình tiết dạy.
- Triển khai dạy đại trà, dự giờ góp ý các tiết dạy theo chuyên đề thực hiện.
- Đánh giá rút kinh nghiệm: những chuyển biến tốt.
Để các tiết thao giảng đạt hiệu quả cao, cán bộ quản lý phối hợp với các tổ
trưởng phải cùng giáo viên xây dựng các tiết dạy cho thật tốt. Phân công luân
phiên giáo viên dạy minh họa, để tất cả các giáo viên được tập thể góp ý cho tiết
dạy của mình.
- Qua các giờ thao giảng và thi giáo viên giỏi, qua các buổi sinh hoạt chuyên
đề cần phân tích kỹ các nội dung cũng như phương pháp, thiết bị dạy học,…, từ
đó có tác dụng nâng cao trình độ nghiệp vụ chung trong toàn trường.
4. Tăng cường công tác kiểm tra:
a) Lập kế hoạch kiểm tra:
- BGH lập kế hoạch kiểm tra và công bố công khai các kế hoạch này ngay từ
đầu năm học. Bao gồm: kế hoạch kiểm tra toàn năm học, từng học kỳ, hàng
tháng và hàng tuần.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
9
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
- BGH ra quyết định thành lập ban kiểm tra gồm những tổ trưởng chuyên
môn, những giáo viên có uy tín, có chuyên môn nghiệp vụ sư phạm giỏi. Phân
công và phân cấp kiểm tra cụ thể.
b) Kiểm tra giáo viên:
* Kiểm tra toàn diện một giáo viên:
- Trình độ chuyên môn- nghiệp vụ.
- Thực hiện quy chế chuyên môn- ý thức trách nhiệm.
- Kết quả giảng dạy, giáo dục (thông qua kiểm tra chất lượng học sinh).
- Tham gia các hoạt động giáo dục khác.
* Kiểm tra hoạt động giảng dạy trên lớp của giáo viên:
- Kiểm tra hồ sơ giáo viên:
+ Kế hoạch giảng dạy.
+ Sổ báo giảng.
+ Giáo án giảng dạy.
+ Sổ dự giờ.
+ Sổ chủ nhiệm nếu có.
+ Sổ tích lũy kinh nghiệm.
- Kiểm tra giờ lên lớp của giáo viên:
+ Chuẩn bị lên lớp của giáo viên.
+ Giảng bài lên lớp của giáo viên.
+ Kết quả nhận thức của học sinh trên lớp.
c) Kiểm tra hoạt động tổ chuyên môn:
- Kiểm tra công tác quản lý của các tổ trưởng: nhận thức, vai trò, tác dụng, uy
tín, khả năng lãnh đạo chuyên môn,…
- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn của tổ :
+ Bản kế hoạch hoạt động của tổ: năm học, học kỳ, tháng, tuần.
+ Sổ lưu các công văn, văn bản chỉ đạo của cấp trên về chuyên môn.
+ Sổ biên bản.
+ Chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn.
+ Sổ theo dõi ngày giờ công của giáo viên.
+ Sổ theo dõi việc đăng ký sử dụng phòng thực hành và thiết bị dạy học, sổ
thực hiện tiết dạy công nghệ thông tin.
- Kiểm tra chất lượng dạy học của tổ chuyên môn.
d) Công tác chỉ đạo của BGH đối với tổ chuyên môn:
- Tổ trưởng chuyên môn là cầu nối giữa BGH và các giáo viên. Vì vậy hàng
tuần phải có một tiết họp giữa BGH với các tổ trưởng, bí thư đoàn trường, chủ
tịch công đoàn.
- Tổ trưởng thông báo tình hình hoạt động của tổ trong tuần qua, đề xuất
những kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại, hạn chế của tổ sao cho phù hợp
với kế hoạch hoạt động của tổ.
- BGH tham dự buổi sinh hoạt tổ chuyên môn theo kế hoạch hoặc đột xuất, ít
nhất 1 lần/ học kỳ.
- Tổ trưởng chuyên môn phải là những hạt nhân chuyên môn của tổ, họ phải
là người có năng lực chuyên môn tốt, dày dặn kinh nghiệm, có phẩm chất đạo
đức tác phong tốt và phải có khả năng lãnh đạo. Tổ trưởng chuyên môn do BGH
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
10
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
quyết định để chỉ đạo hoạt động của tổ. Để tổ trưởng thực hiện tốt nhiệm vụ
được giao thì BGH cần phải tạo điều kiện thuận lợi để họ có trách nhiệm, nhằm
đem lại kết quả cao nhất.
5. Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn:
Để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chuyên môn, nhà trường phải xây
dựng một nề nếp sinh hoạt cụ thể. Đầu năm học, trường họp hội đồng triển khai
lại quy định tổ chuyên môn trong Quy chế trường THCS là mỗi tháng họp 2 lần.
BGH chọn người tổ trưởng chuyên môn là người giỏi về chuyên môn, có uy tín
với đồng nghiệp, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có điều kiện về
thời gian và có khả năng lãnh đạo.
Mỗi cuộc họp tổ chuyên môn cần thực hiện các nội dung:
- Tổ trưởng đánh giá hoạt động của tổ, nêu cụ thể những việc làm được,
những tồn tại hạn chế, nguyên nhân, biện pháp khắc phục. Trước khi họp tổ
chuyên môn các thành viên của tổ phải báo cáo tình hình của lớp mình phụ
trách, biến động sĩ số học sinh, tình hình soạn giảng, đề xuất,…
- Thông qua kế hoạch hoạt động của tổ trong thời gian tới.
- Thảo luận về những nội dung vừa triển khai.
- Trao đổi và đi đến thống nhất nội dung giảng dạy của từng bài, từng môn
sao phù hợp với tình hình học sinh của từng lớp.
- Thảo luận phương pháp giảng dạy những bài khó, cách bồi dưỡng học sinh
giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, duy trì sĩ số học sinh, cách sử dụng đồ dùng dạy
học sao cho có hiệu quả,…
- Những kiến nghị, đề xuất của tổ chuyên môn.
Nếu BGH không trực tiếp dự các buổi sinh hoạt với các tổ chuyên môn được
thì kiểm tra nội dung buổi sinh hoạt thông qua sổ nghị quyết của tổ chuyên môn.
- Tổ chuyên môn phân công giáo viên giỏi, giàu kinh nghiêm hướng dẫn,
giúp đỡ các giáo viên mới, các giáo viên năng lực còn hạn chế.
- Tổ chuyên môn cần lên kế hoạch dự giờ, kiểm tra các mặt hoạt động dạy
học của từng thành viên. Qua phân tích nhận xét, đánh giá cần xác định rõ
những mặt còn yếu kém cụ thể của từng người, định ra cách thức và yêu cầu
khắc phục sữa chữa.
- Tổ chuyên môn phân công cho từng giáo viên phụ trách những chuyên đề
nhỏ.
- Mời giáo viên giỏi có nhiều kinh nghiệm giảng dạy của trường dạy mẫu để
trao đổi học hỏi kinh nghiệm.
- Tăng cường thảo luận về đổi mới phương pháp dạy học, nhất là sau những
giờ thao giảng ở tổ và ở trường, từ đó mỗi giáo viên rút ra những kinh nghiệm
cho bản thân mình về phương pháp giảng dạy, phát huy thế mạnh của mình, và
khắc phục những điều còn hạn chế.
- Giúp đỡ và tạo điều kiện cho mọi thành viên trong tổ đều có khả năng soạn
giáo án điện tử, khai thác các nguồn tư liệu trên mạng Internet để bài giảng sinh
động và gây hứng thú học tập cho học sinh.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
11
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
- Phân công những giáo viên giỏi có năng lực và giàu kinh nghiệm bồi dưỡng
học sinh giỏi - phụ đạo những học sinh yếu kém, nhưng cũng tạo điều kiện và cơ
hội cho những giáo viên trẻ cùng tham gia ở mức độ nhất định.
- Trao đổi những thông tin, nguồn tư liệu, sách tham khảo, thiết bị dạy học,
mà giáo viên sưu tầm được, phổ biến rộng rãi trong tổ chuyên môn để cùng nhau
tiến bộ.
6. Tăng cường dự giờ, thăm lớp:
- Tăng cường công tác dự giờ, nâng cao chất lượng dự giờ học tập kinh
nghiệm của giáo viên.
- Thực tế cho thấy, do trình độ của giáo viên không đồng đều nên việc giảng
dạy không đều tay, chất lượng học tập của học sinh bị hạn chế. Vì vậy để nâng
cao chất lượng giảng dạy, BGH cần có kế hoạch dự giờ thường xuyên ( báo
trước và đột xuất).
- Thực hiện quy định của ngành, sau mỗi năm học, tất cả giáo viên đều được
đánh giá, xếp loại trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
Việc dự giờ được tiến hành theo kế hoạch nên BGH phát hiện ra những giáo
viên có năng lực để bồi dưỡng thành những giáo viên giỏi, trụ cột chuyên môn
của nhà trường, đồng thời cũng kịp thời giúp đỡ các giáo viên còn hạn chế về
tay nghề.
Để tránh tình trạng giáo viên dự giờ cho đủ tiết, làm hình thức, BGH lên lịch
để giáo viên cùng đi dự. Qua mỗi tiết dự giờ, giáo viên không chỉ chú ý đến tiết
dạy xếp loại gì, mà điều quan trọng là qua tiết dự giờ học tập được cái gì hay từ
đồng nghiệp, cái chưa hay từ đồng nghiệp để rút kinh nghiệm.
Việc dự giờ không thể tùy tiện, đối với người cán bộ quản lý cũng như giáo
viên, trước khi dự giờ phải xem trước nội dung bài dạy nắm bắt kiến thức trọng
tâm để khi dự giờ nhanh chóng hiểu, nắm rõ phương pháp, tiến trình tiết dạy để
thuận tiện cho việc nhận xét, đánh giá một cách chính xác, chân tình, có tính xây
dựng, khuyến khích giáo viên phát triển những mặt mạnh, khắc phục những tồn
tại. Nếu những lời nhận xét xác đáng giúp cho giáo viên rất nhiều, mặc dù xếp
loại kết quả tiết dạy chưa cao. Ngược lại nếu là những lời nhận xét chung chung,
thậm chí sai kiến thức cơ bản, sai phương pháp, tiến trình dạy học thì sự tôn
trọng của giáo viên đối với BGH giảm đi rất nhiều. Cần khuyến khích tất cả các
thành viên đóng góp ý kiến cho tiết dạy theo thứ tự giáo viên, tổ trưởng chuyên
môn, BGH.
* Nâng cao chất lượng bài soạn của giáo viên:
Tình trạng giáo viên lên lớp không có thiết kế bài dạy là không còn nhưng
tình hình chuẩn bị cho có, sao chép lại nội dung sách giáo viên, thiết kế bài dạy
những năm trước vẫn còn.
Thực hiện sự chỉ đạo của ngành, thiết kế bài dạy của giáo viên không yêu cầu
quá chi tiết, nhưng phải thể hiện được hoạt động của thầy và trò.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
12
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
Để nâng cao chất lượng bài soạn của giáo viên, BGH cần kiểm tra kỹ một số
tiết cụ thể, trực tiếp trao đổi với giáo viên để có ngững điều chỉnh phù hợp với
yêu cầu bài soạn.
BGH cần chú ý đến việc dự giờ đột xuất giáo viên, qua đó mới thấy được
thực tế chuẩn bị bài của giáo viên thiết kế bài dạy có phải để giảng dạy tốt hay
soạn để đối phó.
* Kiểm tra giáo viên chuẩn bị sử dụng đồ dùng dạy học:
Một trong những yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học là phải sử dụng đồ
dùng dạy học tránh dạy chay. BGH trường phân công cán bộ thiết bị- thư viện
cùng tổ trưởng lập danh mục đồ dùng dạy học hiện có. Trong đó thể hiện rõ tên
đồ dùng, phục vụ cho bài dạy nào? Tiết nào? Tuần nào? Môn nào? Phát cho tất
cả giáo viên, BGH. BGH căn cứ vào danh mục đó kiểm tra đột xuất xem giáo
viên có mượn, sử dụng đồ dùng dạy học có mượn không. Nếu có đồ dùng mà
giáo viên không được sử dụng, BGH sẽ lập biên bản nhắc nhở. Hàng tuần họp
bột tứ mở rộng với cán bộ thư viện- thiết bị báo cáo tình hình mượn, sử dụng đồ
dùng dạy học của giáo viên, đồ dùng học tập của học sinh.
BGH khuyến khích giáo viên làm các đồ dùng dạy học đơn giản để phục vụ
cho tiết dạy của mình, tổ chức thi đồ dùng dạy học tự làm.
BGH tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng các phương tiện hiện đại như
máy chiếu, máy tính, truy cập Internet,…
7. Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn:
- Cũng như công tác kiểm tra, việc đánh giá nhằm mục đích hướng dẫn, điều
chỉnh va thúc đẩy, kích thích năng lực vốn có của mỗi giáo viên.
- Đánh giá là khâu cuối cùng của công tác kiểm tra, do đó công tác kiểm tra
và đánh giá phải thực hiện đồng thời, là khâu đặc biệt quan trọng của chu trình
quản lý.
- Việc đánh giá phải thực hiện theo đúng quy trình sau:
+ Xác định mục đích, yêu cầu, nội dung và hình thức đánh giá:
+ Xây dựng chuẩn và thang điểm đánh giá phải khoa học và phù hợp với điều
kiện của nhà trường.
+ Xác định đối tượng và phạm vi đánh giá.
+ Tiến hành đánh giá.
+ Phân tích kết quả, nhận xét, kết luận.
- Nội dung đánh giá.
+ Trình độ nghiệp vụ: nhằm đánh giá năng lực, tài năng của giáo viên và
được xem xét trên hai mặt: trình độ nắm kiến thức, kỹ năng giảng dạy; nắm
được yêu cầu của từng bài dạy và toàn bộ chương trình; trình độ vận dụng
phương pháp giảng dạy và giáo dục.
+ Thực hiện quy chế chuyên môn: bao gồm việc thực hiện chương trình, kế
hoạch giảng dạy, thực hiện các yêu cầu về soạn bài theo quy định; kiểm tra và
chấm trả bài; sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có và làm, cải tiến đồ dùng dạy học;
thực hành các tiết thực hành theo phân phối chương trình; đảm bảo đầy đủ các
yêu cầu về hồ sơ và các quy định về chuyên môn; bồi dưỡng kiến thức văn hóa,
nghiệp vụ theo kế hoạch của các cấp quản lý giáo dục.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
13
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
+ Kết quả giảng dạy: thông qua kết quả học tập của học sinh qua các lần
kiểm tra chung của các khối lớp; các kết quả lên lớp và quan trọng hơn là kết
quả học sinh thi đỗ vào lớp 10.
Trong công tác kiểm tra đánh giá giáo viên, BGH chỉ đạo các tổ phải thống
nhất các tiêu chí đánh giá, xây dựng chuẩn và thang điểm đánh giá một cách
khoa học. Để làm tốt công tác này thì trước hết BGH dựa vào các cơ sở pháp lý
dự thảo các tiêu chí, chuẩn và đánh giá theo thang điểm, sau đó chuyển đến các
tổ đóng góp ý kiến và cuối cùng trong cuộc họp hội đồng thi đua khen thưởng
thống nhất các tiêu chí, chuẩn và thang điểm đánh giá. Khi các quy định này đã
ban hành thì buộc các tổ, các giáo viên phải nghiêm túc thực hiện.
8. Kết quả đạt được:
Qua thời gian thực hiện đồng bộ các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy giáo
viên nhận thức đúng đắn hơn về trách nhiệm của mình trong việc học tập nâng
cao trình độ chuyên môn.
Sinh hoạt tổ chuyên môn, chất lượng tổ chức chuyên đề, thao giảng đi vào nề
nếp và hiệu quả hơn.
Năm học 2011- 2012 học sinh thi vào lớp 10 trường THPT Ngã Sáu đã đạt
được kế quả như sau:
Năm học Số lượng HS thi
vào lớp 10
Số lượng HS
không đỗ lớp 10
Tỉ lệ
2008- 2009 168 51 30,35%
2009-2010 165 46 27,87%
2010-2011 171 40 23,39%
2011- 2012 159 9 5,66%
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
14
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
PHẦN III: KẾT LUẬN
I/. Bài học kinh nghiệm:
Đội ngũ giáo viên là lực lượng chủ yếu và quan trọng nhất trong tập thể
sư phạm. Vào thời điểm nào cũng vậy, năng lực chuyên môn của giáo viên là
nhân tố quyết định chất lượng giáo dục- đào tạo. Vì vậy, muốn sự nghiệp giáo
dục đáp ứng được yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp
hóa- hiện đại hóa đất nước thì người cán bộ quản lý nhà trường phải phải chú
trọng tới việc tổ chức, chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn của đội
ngũ giáo viên.
Qua việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giáo viên,
tôi thấy được những kinh nghiệm và kết quả sau:
- Để có những thành tích đáng kể trên là do trong nội dung công tác chỉ
đạo có một hệ thống biện pháp khá hoàn chỉnh và tổ chức thực hiện đồng bộ.
- Công tác chỉ đạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng giảng dạy của đội
ngũ giáo viên dạy là công việc phức tạp, yêu cầu người cán bộ quản lý có biện
pháp quản lý và kế hoạch phù hợp.
- BGH phải là những người vừa có đức, vừa có tài. Ngoài năng lực quản
lý nhà trường, phải có năng lực chuyên môn thật vững vàng. Có như vậy mới
thúc đẩy được giáo viên tích cực, tự giác, không ngừng học tập nâng cao trình
độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- BGH phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, có khen thưởng, động viên
kịp thời để ngày càng có nhiều giáo viên giỏi các cấp.
Trong phạm vi đề tài, bản thân đã xác định được cơ sở lý luận, cơ sở thực
tiển, mục đích nghiên cứu, đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao
năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên. Xuất phát từ cơ sở lý luận, cơ sở
pháp lý và phân tích thực trạng nhà trường cũng như qua thực tiễn công tác quản
lý của bản thân, tôi mạnh dạn nêu lên những giải pháp nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Nguyễn Văn Quy như sau:
1. Tăng cường quản lý việc thực hiện quy chế chuyên môn thông qua tăng
cường kiểm tra, đánh giá giáo viên và làm tốt công tác thi đua khen thưởng.
2. Chỉ đạo tổ chuyên môn nâng cao chất lượng các buổi sinh hoạt tổ
chuyên môn.
3. Tăng cường sự chỉ đạo của BGH nhằm nâng cao năng lực chuyên môn
của đội ngũ giáo viên.
Mặc dù đề tài đã đề cập đến các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực
chuyên môn của đội ngũ giáo viên ở trường THCS Nguyễn Văn Quy, nhưng vì
thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót nhất định. Những vấn đề còn dang dỡ chắc chắn sẽ tiếp tục được
nghiên cứu tiếp tục trong thời gian tới, và như vậy chất lượng đội ngũ giáo viên,
chất lượng đội ngũ giáo dục mới ngày càng được nâng cao, phù hợp với yêu cầu
ngày càng cao của xã hội.
II/. Kiến nghị:
* Đối với Sở GD & ĐT:
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
15
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
- Để có đội ngũ giáo viên đủ về sô lượng, mạnh về chất, cơ cấu đồng bộ
thì phải có kế hoạch tuyển sinh lớp 10 và đào tạo hợp lý.
- Kết hợp với công ty thiết bị dạy học trang bị cho nhà trường những thiết
bị phù hợp, thiết thực và chất lượng kịp thời để phục vụ cho việc giảng dạy.
Tránh cung cấp những thiết bị, hay hóa chất dư thừa mà không có hiệu quả.
* Đối với Phòng GD & ĐT
- Ban hành phân phối chương trình đồng bộ thống nhất trong toàn huyện.
- Nội dung bồi dưỡng thường xuyên hợp lý để cho tất cả giáo viên được
nâng cao kiến thức chuyên môn, được bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng
dạy, được rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm.
- Thường xuyên tổ chức các chuyên đề để các đơn vị được giao lưu, học
hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Trên đây là một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy cho giáo viên
ở trường THCS Nguyễn Văn Quy mà bản thân tôi nhận thức được. Rất mong
được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng khoa học các cấp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Ngã Sáu, ngày 15 tháng 4 năm 2013
Người viết
Bùi Thụy Thùy Trang
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
16
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết
Vượng.
2. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên).
3. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt.
4. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh.
5. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT.
6. Thông tư 23/29 v/v hướng dẫn đánh giá, xếp loại học sinh THPT - Bộ GD &
ĐT.
7. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT.
8. Pháp lệnh cán bộ công chức - Bộ GD & ĐT.
9. Nguồn số liệu: Kết quả tuyển sinh lớp 10 trường THPT Ngã Sáu- Châu
Thành- Hậu Giang.
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
17
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài Trang 1
II/- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Trang 2
III/- Khách thể, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Trang 3
PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận: Trang 5
1. Các khái niệm về quản lý giáo dục
2. Nội dung của quản lý chuyên môn
3. Yêu cầu của việc quản lý chuyên môn
4. Nguyên tắc quản lý chuyên môn
II/- Thực trạng của trường THCS Nguyễn Văn Quy: Trang 6
1. Đặc điểm, tình hình chung của trường THCS Nguyễn Văn Quy
2. Nguyên nhân của thực trạng
3. Đánh giá thực trạng
III/. Các giải pháp thực hiện Trang 7
1. Công tác chính trị, tư tưởng
2. Vai trò gương mẫu của cán bộ quản lý
3. Tổ chức tốt chuyên đề, thao giảng.
4. Tăng cường công tác kiểm tra:
5. Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn
6. Tăng cường dự giờ, thăm lớp:
7. Đánh giá việc thực hiện quy chế chuyên môn:
8. Kết quả đạt được
PHẦN III: KẾT LUẬN
I/. Bài học kinh nghiệm: Trang 15
II/. Kiến nghị: Trang 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 17
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
18
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
Duyệt của HĐKH trường
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
19
Đề tài: “Nâng cao chất lượng giảng dạy –tăng tỉ lệ học sinh đậu vào lớp 10”
Duyệt của HĐKH Huyện
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………….
Trường THCS Nguyễn Văn Quy Người thực hiện: Bùi Thụy Thùy Trang
20