Tải bản đầy đủ (.ppt) (61 trang)

Cong nghiep hoa ky

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 61 trang )


Một khúc tâm tình
người Hà Tĩnh

Hà tĩnh ở bắc miền Trung Việt Nam,
tọa độ :17
o
53’50’’-18
0
45’40’’B
105
0
05’50’’- 106
0
29’40’’Đ
Nằm trong đới gió mùa
chí tuyến, thiên nhiên phân rõ bốn mùa
nhưng cả bốn mùa đều tươi đẹp- vì vừa
có sơn thủy hữu tình, vừa được bàn tay
con người cần cù tạo dựng.


Nói là Hà Tĩnh không có danh lam thắng cảnh nổi tiếng
như vịnh Hạ Long, núi ngũ hành, động phong nha…
không có nghĩa là Hà Tĩnh không có nơi để khách
phương xa gửi hồn mình trong phút giây say đắm, thì đố
chẳng phải một thoáng đèo ngang khgiến hồn nữ sĩ đã
phải say đắm, thì đó phải một thoáng Đèo Ngang khiến
hồn nữ sỹ đã phải “Dừng chân đứng lại trời non nước”;
một dòng sông La chưa có tên trên bản đồ Việt Nam
nhưng lại ngân vang trong hàng trăm bài thơ, bản nhạc


nổi tiếng…

Đây nữa, Ngã ba Đồng Lộc anh hùng, hồ chứa nước đại
thủy nông Kẻ Gỗ, khu bảo tồn thiên nhiên Vụ Quang,
cửa khẩu Cầu Treo biên giới Việt-Lào…tất cả đều là
những điểm đến có sức hấp dẫn kỳ lạ.

1. Thiên nhiên Hà Tĩnh
QUA ĐÈO NGANG
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta.

Theo quốc lộ 1A đến với Đèo Ngang bạn sẽ
được ngắm nhìn non nước kỳ vĩ quê chúng tôi và
nghe kể chuyện một địa danh mà sử sách từ hơn
ngàn năm trước đã ghi.
Đèo Ngang là tên một con đèo nằm ở ranh
giới của hai tỉnh Quảng Bình và Hà Tĩnh. Đây là
một thắng cảnh nổi tiếng của miền Trung
Việt Nam.
Đèo Ngang nằm trên quốc lộ 1A, trên dãy
Hoành Sơn đoạn dãy Trường Sơn chạy ngang ra
biển Đông. Đèo dài 2.560 m, đỉnh cao khoảng 250
m, phần đất phía Quảng Bình thuộc xã Quảng

Đông, huyện Quảng Trạch, phần đất phía Hà Tĩnh
thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh

Đèo Ngang cách thị trấn Ba Đồn 24 km, sông Gianh
27 km, thị xã Đồng Hới 80 km về phía Nam, cách thị xã
Hà Tĩnh 75 km về phía Bắc. Đây là ranh giới cũ giữa Đại
Việt và Chiêm Thành sau khi người Việt giành được độc
lập (939) và trước thời kỳ Nam Tiến của người Việt
(1069). Đèo Ngang là con đèo lịch sử đã đi vào ca dao,
huyền thoại. Lê Thánh Tông, Nguyễn Thiếp, Vũ Tông
Phan, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Du, vua Thiệu Trị,
Nguyễn Hàm Ninh, Bà huyện Thanh Quan, Nguyễn
Phước Miên Thẩm, Nguyễn Văn Siêu, Cao Bá Quát,
đã lưu dấu tại đèo Ngang và những tuyệt phẩm thơ cổ.
Đặc biệt, bài thơ “Qua Đèo Ngang” của
Bà huyện Thanh Quan rất nổi tiếng.

Thiên Cầm - Vẻ đẹp huyền


Nếu bạn đi nghỉ mát, tắm biển vào mùa
hè hãy dừng chân ở bãi biển Thiên Cầm
(Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) bởi nơi đây
không đơn thuần mang một vẻ đẹp hoang
sơ, môi trường trong lành yên tĩnh và hứa
hẹn nhiều điều tuyệt vời cho một kỳ nghỉ
mà nó còn gắn với nhiều câu chuyện lịch
sử hấp dẫn.



Thiên Cầm là một khu du lịch mới được qui
hoạch xây dựng kéo dài từ ranh giới xã Cẩm
Hoà, huyện Cẩm Xuyên đến bãi Cu Kỳ xã Kỳ
Xuân, Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.

Bãi biển Thiên Cầm như một hình cánh cung
trải dài gần 3 km bắt đầu từ núi Thiên Cầm
đến núi Đầu Voi, cùng với Cùm Nậy (núi lớn)
và Cùm Con (núi bé) tạo nên những phím đàn
trời án ngự dòng suối Kỳ La, để dòng suối
trong vắt này uốn lượn rồi đổ ra biển.

Biển Thiên Cầm


Thiên Cầm có nghĩa là đàn trời; tương truyền
từ thưở lập quốc, có một vị vua Hùng tuần du
qua đây, trước biển cả mênh mông lại có tiếng
gió rừng hoà cùng tiếng gió vút lên từ các hang
đá trên núi trầm hùng, huyền cảm, tựa như một
hoà tấu của tạo hoá nên đặt tên là núi Thiên
Cầm.

Có sự tích kể rằng năm 1407, bị giặc Minh
truy đuổi, vua Hồ Quý Ly ẩn trốn ở núi này, bị
giặc bắt được nên có tên là Thiên Cầm - trời
giữ, dân gian gọi là rú Gùm.

Bình minh trên biển Thiên
Cầm


Vẻ đẹp hoang sơ của bãi
biển Thiên Cầm

Hồ Kẻ Gỗ

Kẻ Gỗ vốn là tên của một làng Việt cổ ở xã
Mỹ Duệ, nay thuộc xã Cẩm Mỹ huyện Cẩm
Xuyên tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Vinh
khoảng 70 km về phía nam. Kẻ Gỗ xưa nằm
dọc theo hai bờ sông Rào Cái (còn gọi là
sông Ngàn Mọ).

Hồ Kẻ Gỗ có chiều dài 29 km, có diện tích
lòng hồ hơn 30 km
2
, với dung tích hữu ích
345 triệu m
3
, dung tích toàn bộ 425 triệu
m
3
. Diện tích lưu vực (diện tích hứng nước)
của hồ là 223km
2
.


Khu BTTN Kẻ Gỗ được
bao phủ bởi rừng kín với

nhiều loại cây cho gỗ quý
có giá trị kinh tế cao, có
tên trong sách đỏ Việt
Nam như: lim xanh, sến
mật, gụ lau, vàng tâm,
trầm hương, song mật, lát
hoa, chùm bao Trung bộ,
bời lời vàng


Ðến nay, ở Khu BTTN Kẻ Gỗ đã phát hiện được
364 loài động vật có xương sống thuộc 99 họ. Kẻ
Gỗ cũng là nơi duy nhất trên thế giới đã phát
hiện gà lôi lam đuôi trắng, một trong ba loài gà
lôi đặc hữu của Việt Nam đang trong tình trạng
bị đe dọa tuyệt chủng, và nhiều loại quý hiếm
khác

Rừng Kẻ Gỗ cũng là xứ sở của các loại mộc lan,
phong lan đẹp và quý như: Quế hương, tai tượng,
tai trâu, đuôi chồn, nghinh xuân, phượng vĩ


Một số hình ảnh về Hồ Kẻ Gỗ

NÚI HỒNG LĨNH

Hồng Sơn (núi Hồng) hay Hồng Lĩnh, là dãy núi núi nổi tiếng
nhất Hà Tĩnh. Cùng với sông Lam, núi Hồng Lĩnh được xem là
biểu tượng hồn thiêng sông núi của xứ Nghệ.


Núi Hồng Lĩnh tên Nôm là Ngàn Hống hay Rú Hôống, cũng
đọc là Hống, tên chữ là Núi Hồng Lĩnh nằm giữa địa phận
Thị xã Hồng Lĩnh và hai huyện Nghi Xuân và Can Lộc. Toạ độ
từ 105 41’ đến 105 55’ kinh đông và từ 18 28’ đến 18 39’ vĩ bắc.
Cách thành phố Vinh khoảng 10 km về hướng Nam. Sườn phía
Bắc núi Hồng Lĩnh nằm dọc theo Sông Lam. Núi Hồng Lĩnh là
một trong số ít các địa danh được khắc vào Bách khoa thư cửu
đỉnh hiện đang đặt tại cố đô Huế (Năm Minh Mạng Thứ 7-
1836).


Nơi đây có khoảng 100 ngôi chùa và đền
miếu. Có ngôi chùa rất cổ như chùa Hương
Tích hay chùa Chân Tiên, nơi vẫn còn dấu
chân người và chân ngựa trên tảng đá (gắn
với truyền thuyết Tiên giáng trần). Phong
cảnh hùng vĩ, thơ mộng của Hồng Lĩnh còn
là nơi sinh ra nhà thơ vĩ đại của Việt Nam -
Nguyễn Du, danh nhân văn hóa thế giới.

Bãi biển Thạch Hải

Đến Thạch Hải, du khách sẽ được ngắm nhìn bãi biển phẳng lỳ,
nước trong vắt, cát trắng tinh khôi, sóng vỗ nhẹ nhàng hòa vào
tiếng vi vu của rừng phi lao xanh ngắt rộng 60 - 70 m, chạy dài
trên 10 km.

Bãi biển Thạch Hải cách thị xã Hà Tĩnh 10 km. Khoảng cách đó
thật là lý tưởng, không quá gần đô thị để bị mất đi tính hồn hậu,

hoang sơ và cũng không quá xa cho nhu cầu đi lại, giao dịch. Từ
thị xã Hà Tĩnh, chỉ cần hơn 10 phút đi xe máy hoặc ôtô, du khách
đã đến được bãi biển thơ mộng này. Khách ở gần có thể đưa gia
đình bằng xe máy xuống tắm biển, ăn cháo cá, mực luộc kẹp bánh
đa vào mỗi chiều hè sau giờ làm việc. Khách ở xa có thể đến đây
để tắm biển, du lịch sinh thái và thưởng thức sự thi vị của đêm
trong những căn nhà rộng ẩn mình dưới rừng phi lao. Khách du
lịch sang trọng có thể vào nhà nghỉ Điện Lực với các tiện nghi
hiện đại, tắm biển, thưởng thức đặc sản biển, chơi ten-nít, cầu
lông, bóng chuyền,

Bãi biển ở đây họ làm sẵn những sân bóng
chuyền trên cát, bóng được mắc sẵn trên lưới, ai
thích thì cứ lấy mà chơi không cần phải hỏi han
gì cả.

2. Di tích lịch sử- Văn hóa

Dẫu phải trải qua hàn ngàn năm khắc nghiệt của gió
mưa nắng bão, của biết bao biến cố thăng trầm lịch
sử cho đến nay Hà Tĩnh vẫn may mắn còn hiện diện
hơn 300 di tích lịch sử VH với nhiều loại hình khác
nhau thuộc nhiều niên đại khác nhau kéo dài từ đời
Trần đến nay.

Các di tích LS-VH Hà Tĩnh có thể nói là chân dung
tự họa về tiến trình LS-VH của con người Hà Tĩnh.
Để hiểu nhiều hơn và yêu mến hơn HT, bạn hãy đến
với di sản quý báu này của chúng tôi…


2.1 Lễ hội truyền thống
Lễ hội chùa Hương Tích

Lễ hội chùa Hương Tích ở xã Thiên Lộc, huyện Can
Lộc. Chùa được xây dựng đời nhà Trần, thờ Phật và
con gái vua Sở Trang Vương.

Chùa có những cảnh đẹp liên kết: động Tiên Nữ 36
cửa vào ra, am Phun Mây, suối Tiên tắm và luôn
tịnh yên giữa rì rào gió lá rừng trúc, rừng thông cùng
tiếng thác đổ trầm đều từ bốn phía trên đỉnh núi.
Chùa tĩnh nhưng mỗi năm cũng có hơn vạn người đến
viếng. Đông nhất là tháng giêng, hai và ngày rằm
tháng bảy. Năm 1990 chùa được Nhà nước cấp bằng
di tích văn hóa - thắng cảnh.


Chùa Hương Tích nằm trên ngọn Hương Tích trong
dãy Hồng Lĩnh, thuộc xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc.
Tục truyền chùa do công chúa Diệu Thiện, con gái út
của Sở Trang Vương (Tàu) tạo dựng khi đến tu hành
ở đây. Một truyền thuyết có vẻ hợp lý: Xưa kia người
ta thường đến am Thánh Mẫu để cầu tự, ông Hiệp
trấn họ Trần cầu tự ở đây sinh được 3 con trai đặt tên
là Hồng, Hương, Tích và một chúa Trịnh không rõ
chúa nào cũng vào cầu tự và sinh được Thế tử. Hàng
năm chúa sai người vào đây tạ ơn Phật tổ, sau thấy
vùng Hương Sơn - Hà Tây phong cảnh đẹp lại gần
kinh thành nên cho xây chùa để tiện đi lễ Phật, khỏi
phải vào Ngàn Hống xa xôi. Vì vậy chùa Hương - Hà

Tây cũng gọi theo tên chùa chính: Hương Tích tự.


Quần thể di tích chùa Hương gồm có:
2 toà chùa ngoài và trong, am Thánh
Mẫu, đền Thiên Vương (đền thờ
Hồng Sơn Đại Vương), và lên cao
hơn nữa có nền Trang Vương. Chùa
Hương với cảnh đẹp thiên nhiên
mang nhiều cảnh sắc khác nhau, với
quần thể kiến trúc tôn giáo đã phối
hợp tài tình với vẻ đẹp thiên nhiên ở
đó những hình khe thế núi đúng là
“Tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình
này”.

Để lên tới Chùa, du khách phải mất hai
cây số đi bằng thuyền

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×