Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012
Tiết CT: 3 Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
Tuần dạy: 2
Ngày dạy: 23/8/2011
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
• Trình bày được tình hình phân bố dân cư nước ta ; không đồng đều theo lãnh thổ, tập trung đông
đúc ở đồng bằng và các đô thị, ở miền núi và dân cư thưa thớt.
• Phân biệt được các loại hình quần cư nông thôn, quần cư thành thị theo chức năng và hình thái
quần cư.
• Nhận biết quá trình đô thị hoá ở nước ta.
2. Kĩ năng:
• Sử dụng bảng số liệu và bản đồ để nhận biết sự phân bố dân cư ở Việt Nam.
• KNS: Tư duy, làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề, giao tiếp và tự nhận thức.
3. Thái độ:
• Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi
trường đang sống.
• Chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư.
II. TRỌNG TÂM: Tình hình phân bố dân cư, đặc trưng cơ bản của các loại quần cư.
III.CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Sách giáo khoa, bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam, một số hình ảnh về quần
cư ở nước ta.
- Học sinh: Sách giáo khoa, tập ghi, tập bản đồ Địa lí 9.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sỉ số và sự chuẩn bị của học sinh.
2. Kiểm tra miệng:
2.1. Đặc điểm gia tăng dân số tự nhiên ở Tây
Ninh ?
2.2. Từ 1954 đến 2003, tỉ lệ gia tăng tự nhiên của
dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng nhanh vì:
a. Kinh tế ngày càng phát triển, người dân muốn
đông con.
b. Cơ cấu dân số Việt Nam trẻ.
c. Số phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ cao.
d. Nông thôn và miền núi đang cần người lao
động trẻ, khoẻ.
2.1.
- Không đều ; 1,71% …( 6 điểm).
2.2.
- b và c (4 điểm).
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học
Hoạt động 1: Cùng với các nước trên thế giới, sự phân
bố dân cư ở nước ta phụ thuộc vào các nhân tố tự
nhiên, kinh tế - xã hội, lịch sử Tuỳ theo thời gian và
lãnh thổ cụ thể mà các nhân tố ấy tác động với nhau tạo
nên một bức tranh phân bố dân cư hiện nay. Vậy, dân
cư nước ta phân bố như thế nào và nó tạo nên sự đa
Nguyễn Phúc Tánh Trang 1
Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012
dạng về các hình thức quần cư ở nước ta ra sao ?
Hoạt động 2:
Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ
• Nhắc lại thứ hạng về diện tích và dân số nước ta so với
các nước trên thế giới ?
• Qua sách giáo khoa và hiểu biết, cho biết đặc điểm mật
độ dân số nước ta ?
So sánh với thế giới (47 - 2003), châu Á (89 – Năm
2008), các nước trong khu vực (TK năm 2008: Brunei
– 66,1 ; Myanmar – 70,3 ; Campuchia – 74 ; Đông
Timor – 73,8 ; Indonesia – 120,1 ; Lào – 28,2 ;
Malaysia – 84,2 ; Philippins – 308,9 ; Singapore –
6.545,7 ; Thái Lan – 127,4) ?
Số liệu qua các năm ? (Năm 1989: 195 ; năm 2003: 246
; năm 2009: 260).
• Quan sát hình 3.1, cho biết dân cư tập trung đông đúc ở
vùng nào ? Đông nhất ở đâu ?
• Qua hiểu biết và thực tế sách giáo khoa, cho biết sự
phân bố dân cư giữa nông thôn và thành thị có đặc
điểm gì ? Ý nghĩa ?
• Nguyên nhân của đặc điểm phân bố nói trên ? Nhà
nước ta đã có chính sách, biện pháp gì để phân bố lại
dân cư ? Trách nhiệm của mỗi công dân đối với các
chính sách đó ?
Hoạt động 3:
• Giáo viên giới thiệu ảnh về các kiểu quần cư nông thôn.
• Cho biết sự khác nhau giữa các kiểu quần cư nông thôn
?
• Vì sao các làng, bản cách xa nhau ?
• Nét giống nhau giữa các quần cư nông thôn ?
Kết luận.
• Nêu những thay đổi hiện nay của quần cư nông thôn ?
• Hoạt động theo 3 nhóm.
Dựa vào hiểu biết và sách giáo khoa, nêu đặc điểm
quần cư đô thị (quy mô) ?
Sự khác nhau về hoạt động kinh tế và cách bố trí nhà
cửa giữa quần cư nông thôn và quần cư đô thị ?
Quan sát hình 3.1, nêu nhận xét về sự phân bố các đô
thị của nước ta, vì sao ?
• Các nhóm trình bày, giáo viên chuẩn xác.
I. Mật độ dân số và phân bố dân
cư:
1. Mật độ dân số:
Nước ta có mật độ dân số cao: 260
người/km
2
(năm 2009).
Mật độ dân số ngày càng tăng.
2. Phân bố dân cư:
Dân cư tập trung đông ở đồng bằng,
ven biển và các đô thị.
Miền núi và cao nguyên thưa dân.
Phần lớn dân cư sống ở nông thôn :
76%.
II. Các loại hình quần cư:
1. Quần cư nông thôn:
Là điểm dân cư ở nông thôn với quy
mô dân số, tên gọi khác nhau. Hoạt
động kinh tế chủ yếu là nông
nghiệp.
2. Quần cư thành thị:
Các đô thị phần lớn có quy mô vừa
và nhỏ, có chức năng chính là hoạt
động công nghiệp - dịch vụ. Là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá
và khoa học kĩ thuật.
Nguyễn Phúc Tánh Trang 2
Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012
Hoạt động 4:
• Dựa vào bảng 3.1, hãy nhận xét về số dân và tỉ lệ dân
thành thị ở nước ta ?
• Sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh quá trình đô
thị hoá ở nước ta như thế nào ?
Quan sát hình 3.1, cho nhận xét về sự phân bố các
thành phố lớn ?
Vấn đề bức xúc cần giải quyết cho dân cư tập trung quá
đông ở các thành phố lớn ?
Lấy ví dụ về việc mở rộng quy mô các thành phố ?
Phân bố tập trung ở đồng bằng, ven
biển.
III. Đô thị hoá:
Số dân và tỉ lệ dân thành thị tăng
liên tục.
Trình độ đô thị hoá thấp.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
4.1. Đặc điểm nổi bật trong sự phân bố dân cư nước ta:
a. Rất không đều.
b. Mật độ cao nhất ở các thành phố.
c. Tập trung ở nông thôn.
d. Cả 3 đáp án trên.
4.2. Dân cư tập trung đông đúc ở các đồng bằng vì:
a. Là nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi, sản xuất có điều kiện phát triển.
b. Là khu vực khai thác lâu đời.
c. Nơi có mức sống và thu nhập cao.
d. Nơi có trình độ phát triển lực lượng sản xuất.
4.3. Quá trình đô thị hoá ở nước ta có những đặc điểm:
a. Trình độ thấp.
b. Cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốc độ đô thị hoá.
c. Tiến hành không đều giữa các vùng.
d. Tất cả các đặc điểm trên.
Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( a+b+d ), 4.3 ( d ).
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
a. Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 14 sách giáo khoa.
b. Làm bài tập 1, 2, 3 trang 5 - Tập bản đồ Địa lí 9.
c. Chuẩn bị bài 4: "Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống":
- Vì sao có sự chênh lệch giữa lao động thành thị và lao động nông thôn ?
- Nhận xét chất lượng lao động ở nước ta ? Giải pháp nâng cao chất lượng lao động ?
- Vì sao nói việc làm đang là vấn đề gay gắt ?
- Để giải quyết việc làm, cần tiến hành các biện pháp gì ?
- Sưu tầm tranh ảnh thể hiện sự tiến bộ về nâng cao chất lượng cuộc sống ?
V. RÚT KINH NGHIỆM:
Nguyễn Phúc Tánh Trang 3
Giáo án Địa lí 9 Năm học: 2011 - 2012
Nguyễn Phúc Tánh Trang 4