Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
PHẦN THỨ I: ĐẶT VẤN ĐỀ
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Môn Ngữ Văn có một vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của
trường Trung học cơ sở (THCS): góp phần hình thành những con người có học vấn
phổ thông cơ sở, chuẩn bị cho các em hoặc ra đời hoặc tiếp tục học lên ở bậc học cao
hơn. Đó là những con người có ý thức tự tu dưỡng, biết yêu thương quý trọng gia
đình, bè bạn; có lòng yêu nước yêu chủ nghĩa xã hội, biết hướng tới những tư tưởng,
tình cảm cao đẹp như lòng nhân ái, tôn trọng lẽ phải, sự công bằng, lòng căm ghét cái
xấu, cái ác.
Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo, bước
đầu có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ trong nghệ thuật, trước hết là trong
văn học, có năng lực thực hành và năng lực sử dụng Tiếng Việt như một công cụ để tư
duy và giao tiếp.
Cho đến nay, hầu hết các văn bản được đưa ra giảng trong nhà trường đều là tác
phẩm văn chương hư cấu. Mục tiêu môn ngữ văn cũng như phương hướng tích hợp
đòi hỏi học sinh (HS) phải tiếp xúc với loại văn bản đa dạng hơn và tất cả đều gọi
chung là văn bản. Dĩ nhiên phần lớn vẫn là tác phẩm văn chương có hư cấu, song bên
cạnh sẽ có ít văn bản thuộc loại văn không có hư cấu, trong đó có văn bản nghị luận
( xã hội và văn học) và văn bản nhật dụng.
Do yêu cầu gắn với cuộc sống nên trong hệ thống các văn bản được học ở THCS
có diểm mới là những văn bản nhật dụng.
Đó là hững văn bản được lựa chọn theo đề tài gắn với những vấn đề rất thời sự và
cập nhật với đời sống hiện tại như: môi trường, dân số, di tích văn hoá, danh lam
thắng cảnh, các tệ nạn xã hội như ma tuý, thuốc lá, lao động trẻ em, các vấn đề tương
lai nhân loại như bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ, trẻ
em, vấn đề hội nhập và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc… Chính vì thế trong các văn
bản nhật dụng này có tính lâu dài của sự phát triển lịch sử xã hội.
Chẳng hạn vấn đề môi trường, dân số, bảo vệ di sản văn hoá, chống chiến tranh
hạt nhân, giáo dục trẻ em, chống hút thuốc lá… đều là những vấn đề nóng bỏng của
hôm nay nhưng đâu phải giải quyết triệt để ngày một ngày hai.
Giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất nhưng đó vẫn là một yêu cầu
quan trọng. Các văn bản nhật dụng vẫn thuộc về một kiểu văn bản nhất định: miêu tả,
kể chuyện, thuyết minh, nghị luận, điều hành… nghĩa là văn bản nhật dụng có thể sử
dụng mọi thể loại, mọi kiểu văn bản.
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
1
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Đối với học sinh THCS các em mới được làm quen với văn bản nhật dụng nên
còn nhiều bỡ ngỡ. Bên cạnh đó thực tế các trường THCS hiện nay nhiều đồng chí giáo
viên chưa thật quan tâm thích đáng đến phần văn bản này. Do đó vận dụng đổi mới
phương pháp trong tiết dạy văn bản nói chung và văn bản nhật dụng nói riêng có vai
trò vô cùng quan trọng. Học sinh học văn bản nhật dụng không chỉ để mở rộng hiểu
biết toàn diện mà còn tạo điều kiện tích cực để thực hiện nguyên tắc giúp các em hoà
nhập với cuộc sống xã hội, rút ngắn khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn chiếm 10% nhưng tác
giả của SGK chỉ hướng dẫn giáo viên trong SGV những chỉ dẫn quan trọng để nhận
diện văn bản nhật dụng.
Trong khi trước đó, lý luận dạy học văn chưa từng đặt vấn đề về phương pháp
dạy văn bản nhật dụng. Thực trạng này cho thấy sự cần thiết phải tiếp cận với một tầm
sâu hơn, có hệ thống hơn các văn bản nhật dụng cả về kiến thức và phương pháp giảng
dạy, từ đó góp phần tạo thành cơ sở mang tính khoa học và khả thi khi đáp ứng yêu
cầu dạy học có hiệu quả.
Trong thực tiễn dạy học văn bản nhật dụng ở THCS hiện nay đã bộc lộ những bất
cập trong kiến thức và phương pháp. Sự mơ hồ về hình thức hiểu loại văn bản nhật
dụng, nhất là hình thức phi văn học, sự lạ lẫm khi xác định mục đích của các bài học
văn bản nhật dụng khác xa với bài học tác phẩm văn chương, những yêu cầu mới hơn
trong việc chuẩn bị các thông tin ngoài văn bản ở cả hai phía giáo viên và học sinh,
cách đa dạng hoá các hệ thống dạy học như thế nào là tương hợp với bài học văn bản
nhật dụng, sử dụng như thế nào các phương pháp dạy học nhất là các phương pháp
dạy học mới trong hoạt động dạy và học, tạo không khí lớp học như thế nào để tăng
tính hứng thú và hiệu quả dạy học tích cực cho các bài văn bản nhật dụng… là những
vấn đề không thể bỏ qua hoặc giải quyết hời hợt.
Chính vì lý do trên mà tôi luôn trăn trở tìm cho mình những giải pháp. Qua thực
tế, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm nhỏ, đưa ra hướng giải quyết một số khúc
mắc trong hoạt động dạy học văn bản nhật dụng trong SGK Ngữ văn THCS để dần
dần tháo gỡ những khó khăn khăn, giúp giáo viên hoàn thành tốt các yêu cầu, mục tiêu
dạy học văn bản nhật dụng và học sinh nhận thức sâu sắc hơn những vấn đề từ thực
tiễn cuộc sống.
B. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
I. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Dựa trên cơ sở vai trò và tầm quan trọng của văn bản nhật dụng là tính thời sự,
cập nhật với đời sống hiện tại và việc học tập của HS trường THCS Phú Đô tôi đề
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
2
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
xuất một số biện pháp dạy học góp phần tạo hứng thú, nâng cao chất lượng học tập
của HS đồng thời nâng cao hiệu quả giờ lên lớp của giáo viên.
Đưa ra hướng giải quyết một số khúc mắc về kiến thức và phương pháp dạy học,
từ đó có thêm kinh nghiệm để dạy tốt phần văn bản Nhật dụng, đáp ứng nhu cầu đổi
mới chương trình Ngữ văn THCS hiện nay.
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Do trình độ năng lực chuyên môn còn hạn chế hơn nữa thời gian có hạn nên đề
tài chỉ tập trung vào cụm văn bản nhật dụng từ lớp 6 đến lớp 9 ( vận dụng đổi mới
phương pháp trong tiết dạy văn bản nhật dụng ở trường THCS Phú Đô.
III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
1. Tổng hợp cơ sở lí luận của văn bản nhật dụng
2. Khảo sát thực trạng học tập của HS trường THCS Phú Đô.
3. Đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực, chủ động của các đối tượng
HS trong giờ học văn bản nhật dụng.
C. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp quan sát:
- Quan sát là việc con người sử dụng các giác quan để thu thập dữ liệu, số liệu.
- Các dạng quan sát:
+ Quan sát toàn diện hay từng hoạt động
+ Sử dụng quan sát lâu dài hoặc trong một thời gian ngắn
+ Quan sát thăm dò hoặc đi sâu
+ Quan sát phát hiện hoặc kiểm nghiệm.
2. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Khi đưa ra một số vấn đề nào đó thì người thầy phải nêu ra tình huống có vấn đề
thật rõ ràng để học sinh nắm được. Sau đó đi vào từng khía cạnh từ nhỏ đến lớn, phân
tích kĩ càng, tránh lan man dài dòng. Khi phân tích xong, GV phải đúc kết lại đưa ra
kết luận tổng hợp nhất, làm cho bản chất vấn đề được bộc lộ rõ ràng nhất, đẽ hiểu nhất
thì mới thu được kết quả trong giảng dạy.
3. Phương pháp tích cực:
Là phương pháp hướng tới việc học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ
động. Thực chất của phương pháp tích cực đòi hỏi người dạy phải phát huy tính tích
cực chủ động của người học.
4. Phương pháp tích hợp:
- Tích hợp nhiều kĩ năng trong một môn học.
- Tích hợp chương trình chính khoá và ngoại khoá.
- Tích hợp giữa kiến thức và thực tiễn.
5. Phương pháp đàm thoại.
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
3
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Người thầy giáo cần xây dựng được một hệ thống câu hỏi để HS trả lời nhằm gợi
mở cho các em những vấn đề mới, tự khám phá những tri thức mới bằng sự tái hiện
những tài liệu đã học hoặc từ kinh nghiệm đã tích luỹ được trong cuộc sống, giúp học
sinh tự kiểm tra, đánh giá việc lĩnh hội tri thức.
PHẦN THỨ II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
1. Xác định mục tiêu dạy học
2. Chuẩn bị
3. Phương hướng dạy học
a. Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt.
b. Dạy học tích hợp.
c. Dạy học tích cực.
4. Ứng dụng soạn giáo án giảng dạy.
Đây là vấn đề dặt ra cho việc đi sâu tìm hiểu và áp dụng các phương pháp dạy
học văn bản nhật dụng
Câu hỏi trung tâm mà đề tài này phải trả lời là: Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy
văn bản nhật dụng ở THCS như thế nào?
II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Xác định mục tiêu dạy học
Cũng giống như các môn học khác, môn Ngữ văn giáo dục kiến thức, kĩ năng,
thái độ. Ngoài ra môn Ngữ văn còn bộc lộ rõ nét hơn, phong phú hơn đó là phải hoà
hợp 3 phân môn trong một chỉnh thể bài học với các mục tiêu tích hợp của nó nhưng
lại vừa tách tương đối với mỗi phân môn thành từng bài học đảm bảo các mục tiêu cụ
thể do đặc trưng của mỗi phân môn đòi hỏi; hơn nữa yêu cầu đọc - hiểu theo kiểu văn
bản, theo các loại hình nội dung văn bản còn đòi hỏi tính định hướng rõ rệt hơn trong
việc xác định mục tiêu bài học.
Văn bản nhật dụng không phải là một khái niệm chỉ thể loại hoặc chỉ kiểu văn
bản, nhưng không có nghĩa chúng là các hình thức vô thể loại. Tuy nhiên sự nhìn nhận
một số văn bản theo loại hình nội dung đáp ứng nhu cầu cập nhật về đề tài, gợi quan
tâm chú ý của người học về những vấn đề thời sự xã hội có ý nghĩa bức thiết đối với
mỗi cá nhân và cộng đồng đã khiến sự có mặt của văn bản nhật dụng trong chương
trình Ngữ văn THCS có thể chưa cần là sự hiện diện của các hiện tượng thẫm mĩ tiêu
biểu, mà cần hơn là trong tư cách của các thông điệp tư tưởng được trình bày dưới
dạng văn bản ngôn từ.
Từ nhận thức này, ta thiết kế hoạt động dạy học văn bản nhật dụng mà trước hết
là việc xác định mục tiêu của bài học.
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
4
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Vậy đâu là mục tiêu đặc thù của bài học văn bản nhật dụng?
Có 2 mục tiêu quan trọng là trang bị kiến thức và trau dồi tư tưởng, tình cảm,
thái độ.
Với kiến thưc, bài học văn bản nhật dụng giúp HS hiểu đúng ý nghĩa xã hội mà
chủ yếu là ý nghĩa thời sự cập nhật gần gũi qua việc nắm bắt vấn đề được đề cập tới
trong văn bản.
Đối với tác phẩm văn chương, hoạt động đọc - hiểu là việc đọc nghiền ngẫm,
phân tích, cảm thụ những vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ, để từ đó hiểu được những
khái quát về dời sống tác giả. Nghĩa là người đọc tự mình khám phá và rung động về ý
nghĩa đời sống và giá trị thẩm mĩ của tác phẩm. Đó chính là mục tiêu kiến thức của
bài học văn bản nghệ thuật.
Còn đối với văn bản nhật dụng thì mục tiêu kiến thức của bài học sẽ nhấn vào nội
dung tư tưởng của văn bản, tức là nắm bắt vấn đề xã hội gần gũi, bức thiết, mang tính
thời sự hơn là đi sâu vào khám phá giá trị hình thức của văn bản.
Như vậy, việc xác định mục tiêu kiến thức của bài học văn bản nhật dụng phải
bắt đầu từ sự rõ ràng trong phân loại văn bản.
Chẳng hạn, cùng một văn bản như “ Cuộc chia tay của những con búp bê” nếu
quan niệm đây là một tác phẩm văn chương hư cấu thì yêu cầu đọc - hiểu sẽ bao gồm
phát hiện, bình giá trên nhiều phương tiện của sáng tạo nghệ thuật như: cốt truyện,
nhân vật, cách kể và cuối cùng là sự cảm nhận về khái quát xã hội của tác giả, biểu
hiện ở các lớp nghĩa của tác phẩm như: vấn đề cái giá của bi kịch gia đình trong các
vụ li hôn, mái nhà yên ấm, cần thiết như thế nào đối với con trẻ, vẻ đẹp tình anh em,
hoặc vấn đề quyền trẻ em…
Nhưng nhìn nhận văn bản này là một văn bản nhật dụng thì phạm vi đọc - hiểu
cho dù không thể bỏ qua các dấu hiệu hình thức nổi bật của văn bản, nhưng chủ yếu là
phát hiện nội dung, chưa cần là các chủ đề khái quát những vấn đề sâu xa của đời sống
và số phận của con người, mà chỉ cần là vấn đề xã hội đặt ra trong văn bản gần gũi với
HS, thức dậy không chỉ sự chia sẻ bất hạnh với bạn bè đồng cảnh ngộ mà còn ý thức
về quyền hưởng niềm vui và hạnh phúc.
Đó chính là ý nghĩa cập nhật của bài học này và cũng chính là mục tiêu kiến thức
chủ yếu của văn bản nhật dụng : “Cuộc chia tay của những con búp bê”.
Những biến chuyển của xã hội không chỉ làm thay đổi tích cực thời đại, nâng cao
cuộc sống con người mà còn tạo ra vô số những tiêu cực và hiểm họa mà chính ta cần
nhận thức và ứng phó không phải trên phạm vi một dân tộc, một quốc gia mà cả toàn
cầu, vì sự tốt đẹp, bền vững của cuộc sống trên trái đất.
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
5
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Chẳng hạn vấn đề ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và sức khoẻ cộng đồng, vấn
đề dân số, quyền sống của trẻ em, vấn đề chống chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hoà bình
thế giới…
Về hình thức thể hiện, các văn bản nhật dụng không nằm ngoài cách thức của
phương thức biểu đạt (PTBĐ) nào đấy.
Có thể nhận ra phương thức thuyết minh nổi trội trong văn bản “Ôn dịch, thuốc
lá”, “ Thông tin về ngày trái đất năm 2000” nhưng ở những văn bản khác như “ Cầu
Long Biên, chứng nhân lịch sử” hay là “Ca Huế trên sông Hương” không thuần tuý
thuyết minh khi yếu tố miêu tả và biểu cảm đan xen.
Trong khi PTBĐ biểu cảm nổi bật trong văn bản “Cổng trường mở ra”, “Mẹ
tôi”, “ Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” thì tính nghị luận lại là cách biểu đạt làm thành
sức truyền cảm của các văn bản khác như “ Phong cách Hồ Chí Minh” “Đấu tranh
cho một thế giới hoà bình”
Như vậy, dạy học văn bản nhật dụng vẫn theo nguyên tắc dựa vào các dấu hiệu
hình thức để khám phá nội dung biểu đạt nhưng không phải là mục tiêu chính của bài
học văn bản nhật dụng. Mà việc cung cấp và mở rộng hiểu biết về những vấn đề gần
gũi, bức thiết đang diễn ra trong đời sống xã hội hiện đại, từ đó tăng cường ý thức
công dân đối với cộng đồng trong mỗi học sinh. Đó sẽ là định hướng mục tiêu chung
của các bài học văn bản nhật dụng cần được quán triệt trong dạy học phần văn bản
nhật dụng ở chương trình THCS.
2. Chuẩn bị
2.1. Kiến thức
Giáo viên thu thập (đồng thời giao cho các nhóm học sinh cùng sưu tầm) các tư
liệu ngoài văn bản liên quan đến chủ đề văn bản trên các nguồn thông tin đại chúng
(phát thanh, truyền hình, mạng internet, báo chí, sách vở, tranh ảnh, âm nhạc…) làm
tư liệu cho dạy học văn bản nhật dụng gắn kết với đời sống.
Ví dụ: Để chuẩn bị cho bài học “Ôn dịch, thuốc lá” giáo viên cần thu thập tư liệu
(như tranh, ảnh, báo chí… ) về các bệnh do thuốc lá gây ra, lấy đó làm chất liệu minh
hoạ cho bài giảng. Đồng thời cũng giao cho HS sưu tầm các tài liệu như tranh, ảnh,
báo chí…
2.2. Phương tiện
Yêu cầu truyền thông cập nhật của các chủ đề nhật dụng đòi hỏi các hình thức tổ
chức dạy học đáp ứng cung cấp và khai thác thông tin nhanh và phong phú tới người
học. Các phương tiện dạy học truyền thống như bảng đen, phấn trắng, thậm chí cả
máy Projector là cần thiết nhưng chưa thể đáp ứng được hết yêu cầu dạy học văn bản
nhật dụng theo tinh thần nói trên. Ổ đây hệ thống tư liệu bồi đắp trực tiếp cho chủ đề
văn bản nhật dụng và mở rộng chủ đề đó ngoài văn bản (báo chí, mĩ thuật, điện ảnh…)
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
6
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
nếu được thu thập thiết kế và trình chiếu trên các phương tiện dạy học điện tử sẽ là
phương tiện tạo hiệu ứng tích cực nhất trong dạy học văn bản nhật dụng.
Ví dụ dạy văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” ta có thể dùng đĩa ghi hình về
Huế, ghi âm về các làn điệu ca Huế cùng các làn điệu dân ca đặc sắc trên mọi miền đất
nước thì chắc chắn rằng sẽ tạo hiệu quả cao trong việc dạy - học.
3. Phương hướng dạy học
3.1. Dạy học phù hợp với phương thức biểu đạt.
Nhìn lại hệ thống văn bản nhật dụng trong SGK THCS
Tên văn bản PTBĐ Thể loại
Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ
Động Phong Nha
Cổng trường mở ra
Mẹ tôi
Cuộc chia tay của những con búp bê
Ca Huế trên sông Hương
Thông tin về ngày trái đất năm 2000
Ôn dịch, thuốc lá
Bài toán dân số
Phong cách Hồ Chí Minh
Đấu tranh cho một thế giới hoà bình
Tuyên bố thuế giới về sự sống còn, quyền
được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Thuyết minh
Biểu cảm
Thuyết minh
Biểu cảm
Biểu cảm
Tự sự
Thuyết minh
Thuyết minh
Thuyết minh
Nghị luận
Thuyết minh
Nghị luận
Nghị luận
Bút kí
Bút kí
Truyện ngắn
Bút kí
Ta thấy:
- Nếu gọi tên văn bản nhật dụng bằng thể loại văn học, thì ngoại trừ “Cuộc chia
tay của những con búp bê”, “Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”, “Động Phong
Nha”, “Ca Huế trên sông Hương”, còn lại phần lớn là các bức thư, bài báo khoa học
khó gọi chúng bằng tên thể loại. Trong khi nếu xác định hình thức của văn bản này
theo PTBĐ dẽ dàng nhận ra kiểu văn bản của chúng. Điều đó cho thấy dạy văn bản
nhật dụng đáp ứng mục đích và cách thức biểu đạt sẽ phù hợp hơn so với dạy học
chúng theo đặc trưng thể loại văn học.
Khi thiết kế chương trình dạy học văn bản nhật dụng, các tác giả SGK Ngữ văn
THCS nhấn mạnh rằng dạy học văn bản nhật dụng chủ yếu là tập trung khai thác vấn
đề nội dung tư tưởng đặt ra ở mỗi văn bản. Nhưng trong bất kỳ văn bản nào, nội dung
không nằm ngoài hình thức tương ứng của nó, cho nên việc đọc - hiểu nội dung văn
bản nhật dụng không nằm ngoài nguyên tắc đi từ các dấu hiệu tình thức biểu đạt tới
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
7
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
khám phá mục đích giao tiếp trong hình thức ấy cho dù không cần sa đà vào hình
thức của chúng. Trong dạy học văn bản không thể hiểu đúng nội dung tư tưởng văn
bản nếu không được đọc từ dấu hiệu hình thức của chúng.
Chẳng hạn nếu văn bản nhật dụng được tạo theo PTBĐ tự sự như Cuộc chia tay
của những con búp bê” thì hoạt động dạy học sẽ được tiến hành theo các yếu tố tự sự
đặc trưng như: sự việc, nhân vật, lời văn, ngôi kể; từ đó hiểu chủ đề nhật dụng đặt ra
trong văn bản này là vấn đề quyền trẻ em trong cuộc sống phức tạp của gia đình thời
hiện đại.
Khi văn bản được tạo theo phương thức biểu cảm như “ Cổng trường mở ra”
nhằm mục đích nhận thức vai trò của nhà trường đối với sự tiến bộ của mỗi con người,
thì con đường dạy học để hiểu mục tiêu ấy từ văn bản sẽ dạy học theo các dấu hiệu
của văn bản biểu cảm, biểu hiện qua lời nói thấm đẫm cảm xúc tư duy của tác giả và
giàu có hình ảnh liên tưởng trong mỗi sự việc.
Do mục đích trình bày, thảo luận để thuyết phục bạn đọc theo những vấn đề thời
sự khoa học, chính trị, xã hội được mọi người quan tâm trong cuộc sống đương thời,
nên PTBĐ phổ biến của các văn bản nhật dụng thường là thuyết minh và nghị luận.
Nhưng cũng như trong mọi văn bản thông thường khác, điều đó không chỉ thuần tuý
một phương thức nghị luận hay thuyết minh.
Trong văn bản nhật dụng, sự đan xen các yếu tố phương thức khác thường xuất
hiện khi người viết không chỉ trình bày các tri thức về đối tượng hoặc sự nhận thức tỏ
tường về hiện tượng mà còn muốn làm cho sự vật, hiện tượng được trình bày hiện lên
rõ nét, đồng thời thể hiện trong đó cảm xúc hoặc sự suy tư của mình.
Chẳng hạn, nếu lời văn giàu tư liệu, hình ảnh và cảm xúc là những nét hình thức
nổi bật của văn bản thuyết minh “ Cầu Long biên- chứng nhân lịch sử” thì dạy học
tương ứng sẽ nhấn vào các chi tiết miêu tả và biểu cảm.
Ví dụ: ? Những cuộc chiến tranh nào đã đi qua trên cầu Long Biên?
? Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền với những ngày đầu năm
1947 – ngày Trung đoàn Thủ đô vượt cầu Long Biên đi kháng chiến đã xác nhận ý
nghĩa chứng nhân nào của cầu Long Biên?
? Số phận của cầu Long Biên trong những năm chống Mĩ được ghi lại như thế
nào?
? Lời văn miêu tả trong đoạn này có gì đặc biệt?
? Từ đó, cầu Long Biên đóng vai trò chứng nhân chiến tranh như thế nào?
? Tác giả đã chia sẻ tình cảm như thế nào đối với cây cầu chứng nhân này?
+ Nếu thuyết minh kết hợp với nghị luận, miêu tả và bộc lộ cảm xúc là đặc điểm
hình thức của văn bản “ Ca Huế trên sông Hương” thì vận dụng việc dạy học tương
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
8
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
ứng sẽ chú ý đến phát hiện và phân tích ý nghĩa biểu đạt của các yếu tố đó trong văn
bản.
Ví dụ: Về hình thức văn bản này kết hợp nhiều hình thức như nghị luận, chứng minh,
miêu tả, biểu cảm.
Hãy quan sát mỗi phần văn bản để xác định PTBĐ chính của mỗi phần
+ Nếu phương thức lập luận kết hợp với biểu cảm là hình thức tồn tại của văn bản
“ Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” thì dạy học tương ứng sẽ theo phương hướng
khám phá lí lẽ và chứng cớ thể hiện quan điểm được nêu ra trong văn bản qua đó là
thái độ nhiệt tình của tác giả.
Ví dụ có thể tổ chức cho HS đọc hiểu phần cuối văn bản bằng hệ thống câu hỏi
sau:
? Phần cuối văn bản có 2 đoạn văn. Đoạn văn nào nói về chúng ta chống vũ khí
hạt nhân?
? Đoạn nào là thái độ của tác giả về việc này?
? Em hiểu thế nào về “bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không
có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng”?
? Ý tưởng của tác giả về việc “ mở một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại
được sau thảm hoạ hạt nhân” bao gồm những thông điệp gì?
? Em hiểu gì về tác giả từ những thông điệp đó của ông?
GV: tóm tắt
- Bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí và một cuộc
sống hoà bình, công bằng là tiếng nói của công luận thế giới chống chiến tranh, là
tiếng nói yêu chuộng hoà bình của nhân dân thế giới.
- Thông điệp về một cuộc sống đã từng tồn tại trên trái đất về những kẻ đã xoá bỏ
cuộc sống trên trái đất này bằng vũ khí hạt nhân.
- Tác giả là người yêu chuộng hoà bình, quan tâm sâu sắc đến vũ khí hạt nhân với
nỗi lo lắng cao độ.
Dạy học văn bản nhật dụng chú ý các dấu hiệu cách thức biểu đạt này không chỉ
vì sự cần thiết trong kiến thức đọc – hiểu mà còn vì yêu cầu của dạy học tích hợp
trong mọi bài học ngữ văn.
3.2. Dạy học tích hợp.
Dạy học văn bản nhật dụng cũng yêu cầu phương pháp tích hợp. Văn bản nhật
dụng có thể là văn bản văn học nhưng cũng có thể là văn bản phi văn học. Dạy học
văn bản nhật dụng theo đặc trưng phương thức biểu đạt (PTBĐ) của mỗi văn bản đòi
hỏi phải tích hợp kiến thức, kỹ năng của cả hai phân môn văn (đọc – hiểu) với Tập
làm văn ( kiểu văn bản).
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
9
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Ví dụ như dạy học văn bản nhật dụng “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình”,
khi chú ý đến cấu trúc văn bản có ý thức tích hợp đọc văn với đặc trưng của văn bản
nghị luận.
* Câu hỏi đàm thoại
? Văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” nhằm thể hiện một tư tưởng
nổi bật. Đó là tư tưởng nào?
* Câu hỏi trắc nghiệm:
? Tư tưởng ấy được biểu hiện trong hệ thống gồm 4 luận điểm. Hãy tách đoạn
văn theo các luận điểm này:
- Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe doạ cuộc sống trên trái đất.
- Sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.
- Tính phi lý của chiến tranh hạt nhân.
- Loài người cần đoàn kết để ngăn chặn chiến tranh hạt nhân vì một thế giới hoà
bình.
* Câu hỏi thảo luận:
? Tại sao lại coi đây là một bài văn nghị luận chính trị - xã hội?
GV: tóm tắt
- Tư tưởng “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” được trình bày trong một hệ
thống 4 luận điểm.
- Đây là bài nghị luận chính trị - xã hội vì nội dung được trình bày là thái độ đối
với vấn dề chiến tranh hạt nhân.
Trong dạy văn bản nhật dụng, gắn kết tri thức trong văn bản với các tri thức
ngoài văn bản liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung văn bản cũng là một
phương diện của dạy học tích hợp.
Ví dụ 1:
Trong bài “ Ca Huế trên sông Hương” có thể hỏi câu hỏi mang nội dung tích hợp
như sau:
? Ngoài dân ca Huế, em còn biết những vùng dân ca nổi tiếng nào khác trên đất
nước ta cũng thể hiện nỗi lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng của tâm hồn?
? Hãy hát một làn điệu dân ca mà em thích
Ví dụ 2:
Trong bài “ Cầu Long Biên – chứng nhân lịch sử” có thể hỏi câu mang nội dung
tích hợp như sau:
? Ngoài cây cầu Long Biên, em còn biết những cây cầu nổi tiếng nào khác chứng
nhân cho thời kỳ đổi mới trên đất nước ta?
? Hãy giới thiệu một trong những cây cầu đó?
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
10
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Do yêu cầu gắn với đời sống, giúp HS hoà nhập hơn nữa với đời sống nên phạm
vi tích hợp nổi bật trong dạy học văn bản nhật dụng sẽ tạo nhiều cơ hội cho HS liên hệ
ý nghĩa văn bản nhật dụng được học đối với đời sống xã hội và cộng đồng của bản
thân.
Ví dụ 3:
Trong văn bản “Đấu tranh cho một thế giới hoà bình” có thể hỏi câu hỏi nội
dung tích hợp như sau:
? Qua phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, truyền hình, báo chí,
mạng internet…) em có thêm chứng cớ nào về nguy cơ chiến tranh hạt nhân vẫn đe
doạ cuộc sống trái đất?
? Em dự định sẽ làm gì để tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi
một thế giới không có vũ khí và một cuộc sống hoà bình, công bằng như đề nghị của
nhà văn Gác-xi-a Mác-két?
Từ những vấn đề trên có thể khái quát:
Dạy học văn bản nhật dụng theo phương hướng tích hợp gắn kết đọc - hiểu của
văn bản với các tri thức tương ứng PTBĐ (tích hợp với tập làm văn), với các tri thức
ngoài văn bản liên quan đến chủ đề của các văn bản nhật dụng (tích hợp đọc văn với
các kiến thức liên quan). Đặc biệt gắn kết chủ đề nhật dụng gợi lên từ văn bản với các
phạm vi tương ứng của đời sống xã hội của cá nhân và cộng đồng hiện đại (tích hợp
học văn gắn với đời sống).
3.3. Dạy học tích cực
Để đáp ứng quan điểm dạy học tích cực trong văn bản nhật dụng thì giáo viên
phải lựa chọn kết hợp các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương
tiện dạy học có thể khai thác tốt nhất năng lực tự học của HS.
Thu thập, sưu tầm các nguồn tư liệu ngoài văn bản liên quan đến nội dung văn
bản là công việc dạy học chủ động và tích cực của GV và HS trong khâu chuẩn bị bài
học.
Đọc thật kỹ các chú thích về sự kiện, hiện tượng hay vấn đề
Ví dụ : Chú thích 1, 3 bài “ Tuyên bố thế giới về sự sống còn…” (lớp 9); 1, 2, 3,
4, 5 bài “ Đấu tranh cho một thế giới ” (lớp 9)
Có ý kiến quan niệm riêng, có đề xuất giải pháp.
Ví dụ: Chống hút thuốc lá, đổ rác bừa bãi, không dùng bao bì nilông…
Căn cứ vào đặc điểm thể loại, phân tích các chi tiết cụ thể về hình thức biểu đạt
để khái quát chủ đề.
Kết hợp xem tranh, ảnh, nghe và xem các chương trình thời sự, khoa học, truyền
thông trên ti-vi, đài và các sách báo hàng ngày.
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
11
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Nhưng xử lí nguồn thông tin đó theo cách nào để tích cực hoá hoạt động dạy học
văn bản nhật dụng? Đó sẽ là lựa chọn các thông tin bên ngoài phù hợp với từng nội
dung bên trong văn bản được giới thiệu trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử, cùng
với lời thuyết minh ngắn của GV hoặc HS để làm rõ hơn nội dung nhật dụng cả văn
bản được học
Ví dụ1:
Trong bài học “ Ca Huế trên sông Hương” GV có thể phát qua đầu VCD một
làn điệu dân ca Huế quen thuộc diễn tả lòng khát khao, nỗi mong chờ hoài vọng tha
thiết của tâm hồn Huế và có thể sử dụng câu hỏi:
? Cách biểu diễn và thưởng thức ca Huế ở miền Trung có gì giống với thưởng
thức dân ca quan họ ở miền Bắc?
? Từ tác động của ca Huế, em nghĩ gì về sức mạnh của dân ca nói chung đối với
tâm hồn con người?
Ví dụ 2:
Trong bài “ Ôn dịch, thuốc lá” có thể thống kê các con số nói về sự huỷ hoại của
thuốc lá đến sức khoẻ con người, kết hợp thuyết minh ngắn về các tranh ảnh sưu tầm
được.
Chẳng hạn, dạy học bằng trò chơi trong bài học “ Ca Huế trên sông Hương” có
thể là thi sưu tầm vẻ đẹp của văn hoá Huế; thi giới thiệu về nhã nhạc cung đình Huế -
di sản văn hoá thế giới; thi hát dân ca các vùng miền.
Còn trong bài “Ôn dịch, thuốc lá” trò chơi có thể là : thi kể chuyện người thật,
việc thật và công bố tư liệu đã thu thập được về tác động xấu của thuốc lá đến lối sống
của con người; mỗi HS đóng một vai xã hội ( là nhà báo, tuyên truyền viên, hoạ sĩ…)
để trình bày hành động tham gia vào chiến dịch chống thuốc lá rộng khắp hiện nay
( thưởng điểm)
Sự gần gũi, thiết thực của các chủ đề nhật dụng trong bài học, mục đích giúp HS
hoà hợp hơn nữa với cuộc sống xã hội đòi hỏi không khí giờ học văn bản nhật dụng
cần thiết thể hiện nhiều hơn tính dân chủ và hào hứng trong hoạt động này, nhất là
hoạt động học.
GV tạo cơ hội nhiều nhất cho mọi HS tham gia tìm hiểu văn bản theo cách tự
sưu tầm và thuyết minh tư liệu liên quan đến chủ đề bài văn.
Tự bộc lộ ý kiến khi đọc – hiểu văn bản dưới hình thức cá nhân hay nhóm học
tập. Tổ chức các hình thức trò chơi gọn nhẹ, thiết thực minh hoạ chủ đề văn bản cho
các nhóm thi đua và tự chấm điểm … là thể hiện tinh thần dân chủ trong dạy học văn
bản nhật dụng.
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
12
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Nói tóm lại dạy học văn bản nhật dụng theo phương pháp tích cực phải đa
dạng hoá các biện pháp dạy học, các cách tổ chức dạy học, các phương tiện dạy
học theo hướng hiện đại hoá.
Tích hợp với đọc - hiểu văn bản nhật dụng: thu thập, sưu tầm, xử lí các nguồn
tư liệu, minh hoạ và mở rộng kiến thức thức theo nội dung văn bản nhật dụng trên
các kênh thông tin; coi trọng đàm thoại cá nhân và nhóm về văn bản bằng hệ
thống câu hỏi
Trong đó sử dụng nhiều hơn hình thức học theo nhóm và câu hỏi liên hệ ý
nghĩa văn bản với hoạt động thực tiễn cúa cá nhân và cộng đồng xã hội hiện nay;
sáng tạo trò chơi dạy học đơn giản, nhanh gọn minh hoạ chủ đề văn bản nhật
dụng; tăng cường sử dụng phương tiện dạy học hiện đại để đẩy nhanh nhịp điệu
dạy học và gia tăng lượng thông tin trong bài học văn bản nhật dụng trên lớp; tạo
không khí dân chủ, hào hứng trong giờ học văn bản nhật dụng.
III. MỘT SỐ BÀI SOẠN MÉU.
Tiết 125
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (T1)
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
-Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
-Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống
của vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mãnh đất quê hương của vị thủ lĩnh Xi-
át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:
Có thái độ dúng đắn , biết bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên trong sạch.
II. Mở rộng và nâng cao:
B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
Thực hành, kích thích tư duy, động não.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV : Đọc , soạn bài chu đáo.
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
13
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
? Em cảm nhận được những điều sâu sắc gì từ văn bản “ cầu Long Biên - Chứng
nhân lịch sử” ?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 1
GV: Cho HS đọc phần chú thích * ở SGK.
- Đọc : Văn bản nhật dụng cho nên đọc
phải thể hiện sự thiết tha khi nói đến thiên
nhiên, môi trường.
- Chú thích : SGK
? Văn bản chia làm mấy phần ? Nội dung
của từng phần ?
- Bố cục: 3 phần
- P1:Từ đầu đến tiếng nói cha ông chúng
tôi
Những điều thiêng liêng trong ký ức
- P2: Tiếp đó đến đều có sự ràng buộc
Những lo âu của người da đỏ về đất đai ,
môi trường.
- P3: Còn lại Kiến nghị của người da đỏ
về việc bảo vệ môi trường đất đai.
Hoạt động 2
? Trong ký ức người da đỏ luôn hiện lên
những điều tốt đẹp nào?
? Tai sao vị thủ lĩnh da đỏ nói rằng đó là
những điều thiêng liêng?
? Những điều thiêng liêng đó phản ánh
cách sống nào của người da đỏ?
I. Tìm hiểu chung
1 Xuất xứ văn bản
- Năm 1854, tổng thống thứ 14 của Mĩ
muốn mua đất của người da đỏ. Thủ
lĩnh da đỏ gửi bức thư trả lời. Là một
bức thư nổi tiếng về thiên nhiên và môi
trường.
2. Đọc và tìm hiểu chú thích.
3. Bố cục
3 phần
II. Tìm hiểu văn bản
1. Những điều thiêng liêng trong ký
ức của người da đỏ
- Đất đai, cây lá , hạt sương , tiếng côn
trùng , những bông hoa, vũng nước,
dòng nhựa chảy trong cây cối.
- Những thứ đó đều đẹp đẽ, cao quý
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
14
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
? Tìm những lời văn thể hiện phép nhân
hóa trong đoạn văn?
- Những bông hoa…. Là chị, là người em,
con suối là máu của tổ tiên chúng tôi, tiếng
thì thầm của dòng nước là tiếng nói của tổ
tiên chúng tôi.
? Tác dụng của phép nhân hóa trong đoạn
văn đó ?
không thể tách rời với sự sống của
người da đỏ ( là máu của tổ tiên , là chị
, là em, là gia đình ).
- Những thứ đó không thể mất cần
được tôn trọng và gìn giữ.
- Gắn bó, yêu quý đất đai , môi trường
và thiên nhiên
Sự vật hiện lên gần gũi, thân thiết
với con người bộc lộ cảm nghĩ sâu sắc
của tác giả đối với thiên nhiên và môi
trường sống.
3. Củng cố :
GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung tiết 1
? Điều gì là thiêng liêng nhất của người da đỏ ?
4. Hướng dẫn học bài :
- Học bài, nắm nội dung bài học của tiết 1.
- Soạn tiếp tiết 2 chu đáo tiết sau học tiếp.
Tiết 126
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ (T2)
A/ MỤC TIÊU :
I. Chuẩn
1. Kiến thức:
-Ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường.
-Tiếng nói đầy tình cảm và trách nhiệm đối với thiên nhiên, môi trường sống của
vị thủ lĩnh Xi-át-tơn.
2. Kĩ năng:
- Biết cách đọc, tìm hiểu nội dung văn bản nhật dụng
- Cảm nhận được tình cảm tha thiết với mãnh đất quê hương của vị thủ lĩnh
Xi-át-tơn.
- Phát hiện và nêu được tác dụng của một số phép tu từ trong văn bản.
3. Thái độ:
Có thái độ đúng đắn, biết bảo vệ và giữ gìn thiên nhiên trong sạch.
II. Mở rộng và nâng cao:
B/ PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC :
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
15
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
Thực hành, kích thích tư duy, động não.
C/ CHUẨN BỊ :
1- GV : Đọc , soạn bài chu đáo.
2- HS : Soạn bài theo câu hỏi SGK.
D/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
I.Ổn định và kiểm tra bài cũ :
? Những điều thiêng liêng trong ký ức của người da đỏ là gì ?
II.Bài mới :
1. ĐVĐ:
2.Triển khai bài.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung kiến thức
Hoạt động 2
? Người da đỏ đã lo lắng điều gì trước khi bán
đất cho người da trắng ?
? Những lo âu đó được thủ lĩnh da đỏ bày tỏ
như thế nào?
? Sự đối lập giữa 2 dân tộc về đất đai , môi
trường?
? Nghệ thuật trong đoạn văn?
? Tác dụng ?
II. Tìm hiểu văn bản
1. Những điều thiêng liêng trong ký
ức của người da đỏ.
2. Những lo âu của người da đỏ về
đất đai môi trường tự nhiên
- Môi trường tự nhiên sẽ bị người da
trắng phá
- Đạo đức: mảnh đất này không phải
anh em của họ mà là kẻ thù của họ,
mồ mả của họ , họ còn quên.
- Cư xử đất đai : họ lấy từ trong lòng
đất những gì họ cần. Họ cư xử vối đất,
mẹ, anh , em bầu trời như những vật
mua được, bán đi là thèm khát của họ,
để lại đằng sau những hoang mạc…cả
ngàn con trâu bị người da trắng bắn
- Cách sống vật chất thực dụng ><
cách sống tâm trạng các giá trị tinh
thần.
- So sánh , đối lập, nhân hóa , điệp
ngữ.
Nêu bật sự khác biệt giữa 2 cách
sống
- Thể hiện rõ thái độ tôn trọng , bảo vệ
đất đai môi trường.
- Bộc lộ sự lo âu của người da đỏ khi
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
16
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
? Những lời kiến nghị nào được nhắc tới ở
phần cuối bức thư?
? Em hiểu thế nào về câu nói “Đất là mẹ ”?
? Nhận xét giọng văn trong đoạn thư này?
? Tại sao người viết thay đổi giọng văn như
vậy?
Hoạt động 3
GV cho HS thảo luận
? Theo em văn bản này quan tâm và khẳng
định điều nào trong cuộc sống ?
? Tại sao văn bản này hơn 1 thế kỷ vẫn được
xem là văn bản hay nhất nói về môi trường?
GV: cho HS đọc ghi nhớ SGK
đất đai của họ về tay người da trắng.
Tôn trọng và đầy ý thức về môi
trường.
3. Kiến nghị của người da đỏ.
- Phải biết kính trọng đất đai
- Khuyên bảo chung: đất là mẹ
- Điều gì xãy ra với đất đai là xãy ra
với những đứa con của đất.
Đất là nơi sản sinh ra muôn loài, là
nguồn sống của muôn loài.
- Cái gì con người làm cho đất là làm
cho ruột thịt của mình.
- Con người cần phải sống hòa hợp
với thiên nhiên.
Giọng văn đanh thép, hùng hồn
(người phải dạy, phải bảo, phải kính
trọng đất đai).
Khẳng định sự cần thiết phải bảo
vệ đất đai , môi trường.
III. Ý nghĩa văn bản
- Con người phải biết sống hòa hợp
với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ
thiên nhiên môi trường.
- Nó đề cập đến một vấn đề chung
cho mọi thời đại đó là quan hệ giữa
con người với thiên nhiên.
- Nó được viết bằng sự am hiểu và
tình cảm mãnh liệy giành cho đất đai,
môi trường.
- Nó được trình bày trong một lời văn
đầy tính nghệ thuật.
Ghi nhớ: SGK
3. Củng cố :
- GV : Hệ thống lại toàn bộ nội dung tiết 1
? Điều gì là thiêng liêng nhất của người da đỏ ? Kiến nghị của người da đỏ?
4. Hướng dẫn học bài :
- Học bài , nắm nội dung bài học
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
17
Nõng cao hiu qu dy hc vn bn nht dng THCS
- Son bi mi: ng phong nha theo cõu hi SGK.
Tiết 129:
Văn bản: Động Phong Nha
A. Mục tiêu bài học:
* Giúp học sinh:
- Hiểu, nắm vững văn bản nhật dụng.
- Cảm nhận đợc vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong Nha.
- Có thái độ yêu quí, tự hào, bảo vệ môi trờng và danh lam thắng cảnh.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích từ ngữ, hình ảnh đặc sắc.Tích hợp với phần tập làm văn ở
trình tự miêu tả, với các văn bản khác cùng viết về động Phong Nha ( Bài thơ Động Phong Nha của
Tố Hữu)
B. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức:
1.1 Kiểm tra sĩ số.
1.2 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
GV đặt câu hỏi để dẫn vào bài: Đến nay Việt Nam có rất nhiều di sản văn hóa, danh
lam thắng cảnh đợc UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Em nào có thể giới thiệu
cho cả lớp biết các di sản đó không?
HS. Trả lời, bổ sung ý kiến,
Sau khi học sinh trả lời giáo viên chốt dẫn vào bài mới:
Các di sản văn hóa thế giới của Việt Nam gồm: Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, Thánh địa
Mĩ Sơn, Phố Cổ Hội An, Nhã nhạc Cung Đình Huế, Cồng Chiêng Tây Nguyên và cả quần thể
rừng quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng. Nói đến di sản Phong Nha - Kẻ Bàng không thể
không nói đến động Phong Nha. Để biết tại sao động Phong Nha lại đợc công nhận là di sản
văn hoá thế giới, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong tiết học này qua văn bản " Động Phong
Nha của tác giả Trần Hoàng.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 2: Hớng dẫn tìm hiểu
chung văn bản:
GV: Hớng dẫn học sinh cách đọc văn
bản: Văn bản Động Phong Nha là
một văn bản nhật dụng. Trong văn bản
có sử dụng kết hợp các phơng thức
biểu đạt nh tự sự, miêu tả, thuyết
minhVì vậy, chúng ta nên đọc văn
bản theo giọng kể, kết hợp với miêu tả,
đặc biệt nhấn mạnh các chi tiết miêu tả
vẻ đẹp lộng lẫy, kì ảo của Động Phong
Nha.
GV: Đọc mẫu một đoạn, sau đó gọi 3
học sinh đọc tiếp đến hết. Cùng lúc đó
chiếu hình ảnh về động Phong Nha .
GV: Nhận xét cách đọc của học sinh.
- Nghe, nhớ để đọc
cho đúng.
- 3 học sinh đọc
diễn cảm, to, rõ. Cả
lớp nghe đồng thời
quan sát tranh , cố
gắng tởng tợng,
cảm nhận vẻ đẹp
lộng lẫy, kì ảo của
I .Đọc - tìm hiểu chung
1. Đọc:
Phm Th Qunh - Trng THCS Phỳ ụ, T Liờm, H Ni
18
Nõng cao hiu qu dy hc vn bn nht dng THCS
động Phong Nha.
GV: Trong văn bản có nhiều từ, cụm
từ là thuật ngữ chuyên môn của một
số ngành. ở đây, các em lu ý các từ
Đệ nhất kì quan Phong Nha , Vân
nhũ, Nguyên sinh , Kì ảo ( Giáo
viên chiếu các từ trên lên phông)
GV: Giải thích thêm về từ Phong
Nha.( Phong: nhọn; lợc. Nha :
răng.) Động Phong Nha là động
răng nhọn hay còn gọi là động răng l-
ợc Ví với hình dáng các thạch nhũ
trong động.
? Theo em, văn bản có thể chia làm
mấy phần, nội dung mỗi phần là gì?
GV: Sử dụng máy chiếu kiến thức lên
để học sinh khắc sâu.
GV: Để hiểu rõ hơn và cảm nhận đợc
vẻ đẹp của động Phong Nha, chúng ta
cùng tìm hiểu chi tiết văn bản theo bố
cục trên.
Một học sinh đọc
to rõ để cả lớp
nghe, nhớ. Các học
sinh khác nghe,
theo dõi SGK/147
Trả lời cá nhân,
nhận xét, bổ sung
và ghi nhanh kết
quả.
2. Tìm hiểu chú thích:
Đệ nhất kì quan Phong
Nha
Vân nhũ
Nguyên sinh
Kì ảo
3. Bố cục: 3 phần
a. Phần 1: Từ đầu. nằm rải
rác.
Giới thiệu vị trí địa lý và
đờng vào động Phong Nha.
b. Phần 2: Tiếp theo. nơi
cảnh chùa đất Bụt.
Cảnh tợng Động Phong
Nha.
c. Phần 3: Đoạn còn lại.
Giá trị của động Phong Nha.
Hoạt động 3: Hớng dẫn học sinh tìm
hiểu chi tiết văn bản .
? Em hãy cho biết Động Phong Nha
nằm ở đâu?
GV: Giới thiệu thêm cách đi từ Hà Nội
đến động Phong Nha.
GV: Chốt liên hệ với các hang động
khác (Động Thiên Cung ở Vịnh Hạ
Long, động Hơng Tích ở chùa Hơng)
để học sinh hiểu tại sao động Phong
Nha đợc coi là " Đệ nhất kì quan".
?Để vào chiêm ngỡng vẻ đẹp của
động chúng ta có thể đi thế nào?
GV: (Chốt chuyển ý) Hai con đờng
dẫn du khách vào thăm động Phong
Nha là hai con đờng có phong cảnh hết
sức tơi đẹp. Có thể nói bức tranh phong
cảnh hữu tình trên đờng đến với rừng
quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng đã gây
sự chú ý nơi du khách. Để thấy đợc vẻ
Cá nhân trả lời, bổ
sung ý kiến. Ghi
nhanh kết quả vào
vở.
Cá nhân trả lời, bổ
sung ý kiến. Ghi
nhanh kết quả vào
vở.
II. Tìm hiểu chi tiết văn bản:
1. Giới thiệu về động Phong
Nha:
a. Vị trí: Động Phong Nha
thuộc khối núi đá vôi Kẻ Bàng
ở Tây Quảng Bình. Đợc gọi là
đệ nhất kỳ quan.
b. Đờng vào động: Có hai con
đờng:
Đờng thủy: Ngợc dòng sông
Gianh rồi đi vào sông Son là
đến nơi.
Đờng bộ : Theo đờng số 2
đến bến sông Son rồi đi thuyền
khoảng ba mơi phút là đến
nơi.
Phm Th Qunh - Trng THCS Phỳ ụ, T Liờm, H Ni
19
Nõng cao hiu qu dy hc vn bn nht dng THCS
đẹp của động Phong Nha, chúng ta
cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
Hoạt động 4: Hớng dẫn học sinh tìm
hiểu vẻ đẹp của Động Phong Nha:
GV: Nh vậy, chúng ta đã biết Động
Phong Nha thuộc tỉnh Quảng Bình ở
Miền Trung nớc ta. Vậy bây giờ mời
các em cùng đến tham quan động.(GV
chiếu đoạn phim lên cho học sinh xem
để các em thấy đợc vẻ đẹp của Động
Phong Nha.
? Tác giả đã miêu tả động khô và
động nớc nh thế nào ?
GV: Chiếu lên phông, chốt giảng:
HS quan sát , cảm
nhận vẻ đẹp của
động. Liên hệ đến
nội dung bài học
Cá nhân trả lời, bổ
sung ý kiến.
Nghe, ghi ý chính.
c. Toàn cảnh động Phong
Nha:
c.1) Cảnh bên trong động
Phong Nha
Động khô:
Cao 200 mét.
Xa là dòng sông ngầm còn
nay là những vòm đá trắng
vân nhũ và vô số cột đá xanh
màu ngọc bích óng ánh.
Động nớc:
Có một con sông ngầm dài
chảy suốt ngày đêm dới núi đá
vôi.
Nối Kẻ Bàng và khu rừng
nguyên sinh.
Sông sâu, nớc rất trong.
Khi vào động nớc phải mang
theo đèn, đuốc.
Miêu tả khái quát.
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm các câu hỏi sau:
1. a)Em hãy cho biết động chính đợc
tác giả miêu tả nh thế nào?( tìm
những chi tiết miêu tả động chính và
nhận xét)
b)Cảnh bên ngoài động có vẻ đẹp
nh thế nào?
2. Có ý kiến cho rằng: Cách miêu
tả của tác giả rất hợp lí, đem lại hiệu
quả cao đối với ngời đọc . Em có
đồng ý không? Vì sao?
GV: Trình tự miêu tả của tác giả rất
hợp lý. Việc miêu tả theo trình tự
không gian (từ xa đến gần, từ khái quát
đến cụ thể) cùng với phép liệt kê đã
khắc họa cảnh sắc Phong Nha vừa kì vĩ
vừa hết sức gần gũi đồng thời kích
thích trí tởng tợng phong phú của du
khách. Qua văn bản này một lần nữa
chúng ta lại thấy trong văn miêu tả việc
chọn trình tự miêu tả hợp lí có ý nghĩa
Lớp chia thành 4
nhóm để tiến hành
thảo luận. Nhóm 1
&2 thảo luận câu
hỏi 1, nhóm 3 &4
thảo luận câu hỏi 2.
Đại diện ghi ra
giấy, sau 3 phút các
nhóm cử đại diện
trình bày, các nhóm
khác nghe, bổ sung
.
Học sinh nghe, ghi
nhanh ý chính, nhớ
để vận dụng vào
bài viết văn tả
cảnh.
Gồm 14 buồng thông nhau.
Cấu tạo:
+ Đá nhiều hình khối: khối
hình con gà, khối hình con
cóc, khối xếp thành đốt trúc
dựng đứng, khối mang hình
mâm xôi, khối mang hình cái
khánh, tiên ông đánh cờ
+ Màu sắc: Thạch nhũ huyền
ảo, lóng lánh nh kim cơng,
phong lan xanh biếc.
+ Bãi cát, bãi đá rộng và đẹp.
Miêu tả chi tiết, đa dạng,
phong phú, gợi tả, sinh động,
hấp dẫn.
Đây là động chính.
c.2) Cảnh bên ngoài động:
Tiếng nói, tiếng nớc nh tiếng
đàn, tiếng chuông nơi cảnh
chùa đất Bụt.
Nh thế giới của tiên cảnh.
Phm Th Qunh - Trng THCS Phỳ ụ, T Liờm, H Ni
20
Nõng cao hiu qu dy hc vn bn nht dng THCS
rất quan trọng đến sự thành công của
văn bản.
GV bình: Dới ngòi bút của tác giả
Trần Hoàng, vẻ đẹp của động Phong
Nha hiện lên vừa có nét hoang sơ, bí
hiểm vừa thanh thoát và giàu chất
thơ nhờ sự hòa tấu của âm thanh "
khác nào tiếng đàn, tiếng chuông nơi
cảnh chùa, đất Bụt." nhà thơ Tố Hữu
đã viết:
Mái chèo đa ta qua rèm đá thêu hoa
Ngắm những tiên nga ngực trần mơ
mộng
Những vị phật điềm nhiên phơi bụng
Bên những thằng quỉ dữ nhe nanh
Động tỏ mờ nghe gió hú luồn quanh
Nh sáo tự trời xanh thổi linh hồn cho đá
Thuyền cứ trôi Ta ngồi nghe con sông
kì lạ
Chảy lặng thầm trong núi thẳm hang
sâu.
Học sinh nghe,
cảm thụ cái hay,
thấy đợc cái đẹp
của động Phong
Nha.
Nghệ thuật:
Trình tự không gian ( từ xa
đến gần, từ khái quát đến cụ
thể).
Biện pháp liệt kê ( hình khối,
màu sắc, âm thanh) .
So sánh độc đáo, gợi hình
ảnh.
Sơ kết: Vẻ đẹp của động
Phong Nha là vẻ đẹp lộng
lẫy và kì ảo, vừa hoang sơ bí
hiểm, vừa thanh thoát và
giàu chất thơ.
Hoạt động 5: Hớng dẫn học sinh tìm
hiểu giá trị của động Phong Nha:
? Qua lời phát biểu của nhà thám
hiểm Hao-y-ớt Lim-be và báo cáo
khoa học của Hội địa lí Hoàng gia
Anh, động Phong Nha đợc đánh giá
nh thế nào?
Định hớng: Động dài và đẹp, có bảy
cái nhất: Hang động dài nhất; cửa
hang cao và rộng nhất; bãi cát, bãi đá
rộng và đẹp nhất; hồ ngầm đẹp nhất;
hang khô rộng và đẹp nhất; thạch nhũ
tráng lệ và kì ảo nhất; sông ngầm dài
nhất.
? Với vẻ đẹp của mình, động Phong
Nha đã mang lại những giá trị gì?
GV: Tổ chức cho học sinh thảo luận để
rút ra thái độ và trách nhiệm của bản
thân đối với động Phong Nha nói riêng
các di sản văn hoá nói chung.
? Để động Phong Nha nói riêng và
các danh lam thắng cảnh của đất nớc
nói chung luôn tơi đẹp, mỗi chúng ta
cần làm gì?
GV: Chốt kiến thức, liên hệ trách
nhiệm của học sinh trong việc giữ gìn,
bảo vệ di sản văn hóa.
Học sinh phát hiện,
đọc lại lời phát
biểu của ông trởng
đoàn thám hiểm
Hôi địa lí Hoàng
Gia Anh.
Trả lời theo sự cảm
nhận của cá nhân,
bổ sung ý kiến, ghi
ý chính.
Học sinh làm việc
theo nhóm nhỏ.
Mỗi nhóm 2 bàn
làm việc trong
vòng 1 phút. Sau
khi thảo luận cử
đại diện trình bày
các nhóm khác bổ
sung.
2. Giá trị của động Phong
Nha:
Văn hóa: Là di sản văn hóa
thế giới.
Kinh tế
+ Du lịch.
+ Thám hiểm.
+ Nghiên cứu khoa học.
Luôn tự hào, có ý thức
bảo vệ, giữ gìn, đầu t để phát
triển kinh tế đất nớc.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên Học sinh quan sát
Phm Th Qunh - Trng THCS Phỳ ụ, T Liờm, H Ni
21
Nõng cao hiu qu dy hc vn bn nht dng THCS
chiếu đoạn phim những lời phát biểu
của ngời dân Quảng Bình cho học sinh
quan sát.
Sau khi học sinh quan sát đoạn
phim giáo viên bình mở rộng:
Những suy nghĩ trên đây của lãnh
đạo và nhân dân Quảng Bình có lẽ
cũng chính là suy nghĩ của tất cả
những ngời dân Việt Nam. Nếu ngời
dân Quảng Bình tự hào về động
Phong Nha thì tất cả chúng ta luôn
tự hào vì ở đâu trên đất nớc ta cũng
có cảnh đẹp với:
Gió đa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xơng
Mịt mù khói tỏa ngàn sơng,
Nhịp chày Yên Thái, mặt gơng Tây Hồ.
Hay:
Đờng vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nớc biếc nh tranh họa đồ
Và càng tự hào bao nhiêu chúng ta
lại càng nhận thức rõ trách nhiệm
của mình trong việc giữ gìn và phát
huy những giá trị văn hóa tinh thần
đó bấy nhiêu.
Hoạt động 6: Hớng dẫn tổng kết văn
bản:
? Qua việc tìm hiểu văn bản, các em
hiểu thêm điều gì về động Phong Nha?
GV: Chốt nội dung tổng kết lên phông
gọi 1 -2 học sinh nhắc lại.
GV chốt toàn bài: Qua tiết học này
chúng ta đã hiểu tại sao động Phong
Nha lại đợc UNESCO công nhận là
di sản văn hóa thế giới. Mong rằng
sau tiết học này mỗi chúng ta lại
càng tự hào hơn về Tổ quốc Việt
Nam. Và hi vọng một ngày không xa
chúng ta sẽ đợc đặt chân đến Đệ
nhất kì quan Phong Nha để đợc
chiêm ngỡng vẻ đẹp kì vĩ của nó.
Hoạt động 7: Hớng dẫn học sinh
củng cố và chuẩn bị bài ở nhà.
GV sử dụng sơ đồ để củng cố toàn bộ
nội dung kiến thức của bài.
GV tổ chức cho học sinh điền vào sơ
đồ những nội dung chính của bài.
GV: Ra bài tập, dặn dò công việc
chuẩn bị ở nhà của học sinh.
phim, ghi nhớ.
Học sinh nghe, ghi
nhớ
Cá nhân trả lời, bổ
sung, các em khác
ghi lại kết quả.
Học sinh nghe,
lắng sâu kiến thức.
Học sinh điền
thông tin chính của
bài học vào giấy và
dán vào sơ đồ.
III.Tổng kết:
Bằng những từ ngữ gợi hình
gợi cảm cùng với trình tự miêu
tả hợp lí, tác giả Trần Hoàng
đã giúp ngời đọc hiểu động
Phong Nha đợc xem là kì quan
thứ nhất, đợc UNESCO công
nhận là di sản văn hóa thế
giới. Từ đó, chúng ta thêm tự
hào và thêm yêu Tổ Quốc Việt
nam giàu và đẹp.
IV. Củng cố dặn dò:
1. Củng cố: Sơ đồ củng cố
kiến thức
2. Dặn dò:
Phm Th Qunh - Trng THCS Phỳ ụ, T Liờm, H Ni
22
Nõng cao hiu qu dy hc vn bn nht dng THCS
Học sinh nghe, ghi
nhớ về nhà thực
hiện.
Về nhà viết đoạn văn giới
thiệu động Phong Nha theo
cảm nhận của bản thân.
Ôn lại nội dung bài học.
Soạn bài "Ôn tập về dấu
câu"
IV.KT QU THC HIN.
nhn bit hiu qu ca ti mi khi ging dy vn bn nht dng tụi ó chn
2 lp 6A v 6B dy thớ im. õy l 2 lp cú hc sinh ngang nhau, trỡnh nh sau
nhng kt qu thu c li khỏc nhau c th nh sau:
Lp S s Gii Khỏ Trung bỡnh Yu
6A 30 0
10
( 26.5%)
19
( 65.6%)
1 ( 7.9%)
6B 29 3 ( 10%)
16
( 62.5%)
10
( 27.5%)
0
Lp 6A tụi dy theo hng dn ca sỏch giỏo viờn do nh sut bn giỏo dc phỏt
hnh, hc sinh vn nm c bi, hot ng din ra cng sụi ni song khi hi v kin
thc trng tõm thỡ nhiu em khụng phỏt hin c. khi yờu cu cỏc em xỏc nh cỏc
PTB trong vn bn cỏc em cú phn lỳng tỳng, khụng tỡm ra c phng phỏp ti
u. Hn na hng vo ni dung tớch hp cỏc em khụng ch ra v khụng miờu t
c.
Lp 6B qua vic ỏp dng ti trong ging dy tụi nhn thy cht lng hiu qu
ca gi hc c nõng lờn rt nhiu, c th :
- Hc sinh hng hỏi tham gia xõy dng bi di s dn dt ca giỏo viờn. a s
hc sinh tr li cỏc cõu hi theo ỳng nh hng m giỏo viờn a ra.
- 95% hc sinh hiu bi ngay ti lp, cỏc em u nm c kin thc trng tõm.
- c bit phỏt huy vai trũ tớch cc ca hc sinh trong hot ng, hc sinh tham
gia sụi ni liờn h thc t phong phỳ.
V. BI HC KINH NGHIM
i mi phng phỏp dy hc phỏt huy tớnh tớch cc ch ng ca hc sinh, nõng
cao hiu qu gi dy, lp hc din ra sụi ni t kt qu cao, hc sinh thy thoi mỏi
trong quỏ trỡnh hc bi c giỏo viờn v hc sinh u phi t c nhng yờu cu sau:
* i vi giỏo viờn:
- Cn luụn tỡm hiu trau di kin thc, hc tp cỏc ng nghip cú nhiu kinh
nghim v c bit phi cú tinh thn trỏch nhim vi b mụn m mỡnh c phõn
cụng ging dy.
Phm Th Qunh - Trng THCS Phỳ ụ, T Liờm, H Ni
23
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
- Chuẩn bị chu đáo các phương tiện dạy học: tranh ảnh, băng đĩa, sưu tầm các
tài liệu trên mọi phương tiện thông tin đại chúng nhất là sự kiện nóng bỏng cấp thiết
nhất.
- Luôn đầu tư suy nghĩ trong quá trình thiết kế bài giảng, cần luôn sáng tạo linh
hoạt kết hợp các phương pháp dạy để giờ lên lớp đạt hiệu quả cao nhất.
- Xây dựng hệ thống câu hỏi phù hợp với từng loại văn bản, câu hỏi phải phù
hợp với tất cả các đối tượng học sinh.
- Tổ chức tốt cho học sinh hoạt động dưới mọi hình thức phù hợp với nội dung
bài.
* Đối với học sinh :
- Chuẩn bị bài kỹ trước khi tới lớp: Đọc kỹ văn bản, trả lời các câu hỏi sách
giáo khoa.
- Học sinh tích cực chuẩn bị theo yêu cầu mà giáo viên đưa ra.
- Trong giờ học, học sinh chú ý lắng nghe hăng hái tham gia phát biểu xây dựng
bài, thảo luận tích cực, tiếp thu được ý kiến cơ bản và trọng tâm, biết vận dụng kiến
thức để giải quyết các tình huống xảy ra trong cuộc sống.
- Tham gia các hoạt động trong giờ học một cách tự nhiên, hào hứng dưới sự
hướng dẫn của giáo viên.
Tuy nhiên trong phương pháp dạy học mới, nội dung và cấu trúc của chương
trình Ngữ văn cần phải dạy theo phương án tích hợp, cả tích hợp ngang và tích hợp
dọc. Cho nên giáo viên dạy phải thực sự linh hoạt, cần phải có kiến thức, có kinh
nghiệm, học sinh phải chuẩn bị chu đáo, tiến trình dạy phải đúng thời gian. Nếu không
đảm bảo được yêu cầu trên thì phải tập luyện và hường dẫn học sinh làm bài tập ở nhà
sẽ rất khó thực hiện.
VI.ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG.
Nâng cao hiệu quả trong tiết dạy văn bản nhật dụng trong trường THCS là một
phương án được trình bày mang tính khoa học, gọn, rõ. Áp dụng các cách này trong
từng văn bản cho hợp lý sẽ phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh ở các khối 6, 7,
8, 9. Với cách ấy mọi giáo viên đều có thể thực hiện được dễ dàng trong mỗi tiết lên
lớp và học sinh thấy thoả mái đỡ căng thẳng sau mỗi tiết học.
VII. HƯỚNG TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU.
- Giáo viên: tiếp tục học hỏi đúc rút kinh nghiệm, luôn tìm tòi nghiên cứu để tìm
ra phương pháp tối ưu cho bài giảng, để mỗi bài giảng là niềm say mê của giáo viên
và học sinh.
- Nhà trường: cần tổ chức các chuyên đề về phương pháp giảng dạy, nhất là cụm
văn bản nhật dụng để thấy rõ tính giáo dục của cụm văn bản này.
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
24
Nâng cao hiệu quả dạy học văn bản nhật dụng ở THCS
- Phòng giáo dục: Mở nhiều chuyên đề về phương pháp giảng dạy các cụm văn
bản trong đó nhấn mạnh tới cụm văn bản nhật dụng để các giáo viên trong huyện có
điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Nhân đây tôi cũng mong Phòng giáo dục - Đào tạo Huyện Từ Liêm tạo điều kiện
để Trường THCS Phú Đô có thêm một số trang thiết bi, đồ dùng và tài liệu tham khảo
cho môn Ngữ văn và các môn học nói chung để chúng tôi có thể tăng cường sử dụng
các thiết bị, đồ dùng và phương tiện dạy học theo phương châm phục vụ thiết thực
nhất, hiệu quả nhất cho mỗi giờ học với tư cách là phương tiện nhận thức chứ không
đơn thuần là sự minh hoạ. Hướng tới sử dụng thành thạo các thiết bị hiện đại nhằm
tăng cường tác động tích cực của kênh hình, kênh tiếng tới các kỹ năng nghe, đọc, nói,
viết và quan sát của học sinh.
Việc định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn nói chung và trong
dạy văn bản nhật dụng nói riêng trong nhận thức của nhiều giáo viên chưa được rõ
ràng còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy những nhà biên soạn sách nên hướng dẫn cụ thể
ở từng bài giảng - nhất là phần văn bản nhật dụng để giúp người giáo viên thực hiện
tốt công việc của mình theo hướng đổi mới phương pháp dạy học - phát huy tính tích
cực chủ động của các đối tượng HS đúng với mục tiêu và yêu cầu của thời đại.
PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN
Việc vận dụng sáng tạo, mền dẻo các phương pháp dạy học văn bản nhật dụng
theo những yêu cầu trên là rất quan trọng và thiết thực. Nó sẽ góp phần giúp các thấy,
cô tháo gỡ dần những vướng mắc trong quá trình dạy tác phẩm văn bản nhật dụng ở
trướng THCS. Nhưng việc thực hiện hiệu quả đến đâu lại phụ thuộc vào ý thức vận
dụng sáng tạo của các thầy cô trong quá trình thiết kế và dạy trên lớp. Rất mong qua
chuyên đề này, các đồng chí giáo viên có thể ứng dụng được trong thực tế giảng dạy
của mình và có những đóng góp thiết thực hơn nữa vào chuyên đề. Trên đây là một số
việc làm của tôi trong việc vận dụng đổi mới phương pháp vào tiết dạy văn bản nhật
dụng ở Trường THCS góp phần tạo cho các em tiếp cận với văn bản nhật dụng một
cách thuận lợi và phát huy được tính tích cực, chủ động của nhiều đối tượng học sinh.
Với thời gian công tác chưa nhiều, kinh nghiệm còn quá ít ỏi, đề tài của tôi khó
tránh khỏi những hạn chế. Tôi mong được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp
của tổ khoa học xã hội và Ban giám hiệu trường THCS Phú Đô và đặc biệt là các
chuyên viên Phòng giáo dục Huyện để tôi hoàn thiện hơn nữa về chuyên môn, về
phương pháp, kỹ năng… nhằm phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp giảng dạy của mình.
Tôi xin chân trọng cảm ơn !
Phú Đô, ngày 28 tháng 3 năm 2012
Người viết
Phạm Thị Quỳnh - Trường THCS Phú Đô, Từ Liêm, Hà Nội
25