Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết luyện nói ở môn ngữ văn 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.14 KB, 28 trang )

SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Giáo dục luôn là một lĩnh vực có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và
phát triển của mỗi xã hội, bởi vì đối tượng chiụ sự tác động trực tiếp của giáo dục
là những con người. Sự tác động ấy bao gồm cả trí tuệ lẫn tâm hồn, cả năng lực lẫn
quan niệm sống. Như vậy rõ ràng là chất lượng cuộc sống cũng như quá trình hình
thành và hoàn thiện nhân cách của con người phụ thuộc rất nhiều vào giáo dục.
Trọng trách này đòi hỏi người giáo viên nói chung và giáo viên Ngữ văn nói riêng
phải có những điều chỉnh kịp thời để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
Là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, môn Ngữ văn có tầm quan
trọng trong việc giáo dục quan điểm tư tưởng, tình cảm cho học sinh. Đồng thời là
môn học thuộc nhóm công cụ, môn Ngữ văn còn thể hiện rõ mối quan hệ với các
môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ tác động tích cực tới các môn học khác và
ngược lại các môn học khác cũng góp phần học tốt môn Ngữ văn. Điều đó đặt ra
yêu cầu tăng cường tính thực hành giảm lý thuyết, gắn học với hành, gắn kiến thức
với thực tiễn hết sức phong phú, sinh động của cuộc sống.
Mục tiêu của dạy học môn Ngữ văn là hình thành những con người có ý
thức, có tư tưởng tình cảm cao đẹp, có năng lực cảm thụ các giá trị chân, thiện, mỹ
và đặc biệt là có khả năng thích ứng với cuộc sống năng động trong xã hội hiện đại.
Dạy-học Ngữ văn không chỉ chú trọng dạy cái gì mà dạy như thế nào. Quan
điểm tích hợp và tích cực luôn chi phối các hoạt động dạy học Ngữ văn, nhất là ở
phần dạy các kĩ năng làm Tập làm văn. Một tiết dạy-học Ngữ văn đạt hiệu quả
trước hết phải tạo nên không khí hứng thú cho mỗi giờ học. Không khí đó chỉ có
được khi người dạy biết đa dạng hóa các hình thức, biện pháp dạy học.
Để đạt được những mục tiêu trên và thực hiện theo yêu cầu của phương pháp
dạy học mới, người dạy cần tổ chức cho học sinh học tập bằng các biện pháp nhằm
rèn cho học sinh các kỹ năng nghe, nói ,đọc ,viết. Trong đó, kĩ năng nói là vô cùng
quan trọng. Nói sao cho người nghe hiểu là điều không phải ai cũng thực hiện tốt.

1


SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
Người nói khi đã chuẩn bị đầy đủ nội dung trong đầu sẽ tìm cách bộc lộ, truyền đạt
thông tin đó chính là “nói”. Trong thực tế, nhiều khi các em có dự kiến trong đầu
nhưng lại không nói ra được. Và như vậy người thầy sẽ không nhận xét đánh giá
đúng về sự tiếp thu, cảm thụ của các em trong giờ học Ngữ văn.
Muốn hoạt động nói có hiệu quả trong giờ học Ngữ văn nói chung và phân
môn Tập làm văn nói riêng, người dạy phải hướng dẫn rèn luyện cho các em, tập
cho các em mạnh dạn trước tập thể, để các em có kỹ năng giao tiếp trong cuộc
sống.
Vì vậy, việc rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm
trong tiết luyện nói ở môn Ngữ văn 9 là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng
giờ dạy-học Ngữ văn. Trong quá trình giảng dạy tôi đã có sự tìm tòi, học hỏi, vận
dụng và đã thấy được hiệu quả. Từ đó, tôi rút ra được những vấn đề mang tính kinh
nghiệm và cũng là gợi ý để các bạn tham khảo.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
Hiện nay, các nước trên thế giới rất coi trọng dạy học theo quan điểm giao
tiếp. Đây là một trong những tư tưởng quan trọng của chiến lược dạy học các môn
ngôn ngữ ở trường phổ thông, nội dung của quan điểm này là lấy hoạt động giao
tiếp là một trong những căn cứ để hình thành và phát triển các hoạt động ngôn ngữ
mà cụ thể là năng lực nghe, nói, đọc, viết cho người học. Nếu như nghe và đọc là
hai kỹ năng quan trọng của hoạt động tiếp nhận thông tin, thì nói và viết là hai kỹ
năng quan trọng của hoạt động bộc lộ, truyền đạt thông tin cần được rèn luyện và
phát triển trong nhà trường. Luyện nói trong nhà trường là giúp học sinh có thói
quen nói trong những môi trường giao tiếp khác nhau. Nó được thực hiện một cách
hệ thống, theo những chủ đề nhất định, gắn với những vấn đề quen thuộc trong
cuộc sống hàng ngày.

2

SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
Nếu người thầy đóng vai trò chủ đạo hướng dẫn học sinh chủ động khám phá
chiếm lĩnh tác phẩm văn chương, thì người học (học sinh) phải tự mình bộc lộ sự
hiểu biết, phải biết phát triển tư duy thành lời - ngôn bản. Muốn cho người nghe
hiểu cho được thì người nói phải nói cho tốt, có nghĩa là nói phải mạch lạc, logic,
phải bảo đảm các quy tắc hội thoại, phải chú ý đến các cử chỉ, nét mặt, âm lượng
Vì thế, luyện nói là việc rất quan trọng trong quá trình dạy- học Ngữ văn, là biện
pháp góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của giờ dạy học. Luyện nói tốt sẽ
giúp người học có được một công cụ giao tiếp hiệu quả trong cuộc sống xã hội.
Xuất phát từ những cơ sở trên, tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “Rèn kĩ
năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết luyện nói ở môn
Ngữ văn 9” để góp phần nâng cao hiệu quả giờ dạy và để lôi cuốn học sinh yêu
thích giờ học văn.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. Thực trạng chung:
Qua nhiều năm thực hiện chương trình thay sách giáo khoa, ở bộ môn Ngữ
văn, hoạt động nói qua thảo luận nhóm đặc biệt là tiết dạy “luyện nói” mặc dù
nhiều giáo viên cũng đã cố gắng hết sức nhưng cũng ít người thành công qua tiết
dạy. Bởi vì kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh chưa nhiều so với rèn
luyện kỹ năng viết. Học sinh không tự tin khi nói trước đám đông. Thời gian luyện
nói lại có hạn (45 phút) không tạo được điều kiện cho tất cả học sinh được nói. Và
sách giáo viên cũng chưa có hướng dẫn cụ thể cho việc dạy rèn luyện kỹ năng nói.
Do vậy mà trong một tiết luyện nói chỉ tập trung vào những em khá, giỏi, chăm còn
những học sinh lười sẽ thụ động, không phát huy được. Dù có hoạt động thảo luận
nhóm thì những em yếu cũng ngồi im. Kết quả yếu vẫn yếu, lười vẫn lười. Hơn
nữa, tâm lý chung của giáo viên rất ngại dạy tiết Luyện nói, nhất là trình độ học
sinh ở vùng nông thôn. So với yêu cầu của phương pháp dạy mới và những định

3

SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
hướng của sách giáo viên thì tiết dạy “luyện nói” và hoạt động nói qua phần thảo
luận nhóm còn nhiều lúng túng chưa đạt yêu cầu.
2. Thực trạng đối với giáo viên và học sinh:
Trong quá trình giảng dạy và dự giờ các đồng nghiệp, tôi nhận thấy:
2.1. Đối với giáo viên:
Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng
dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau:
Có nhiều giáo viên có sự chú ý rèn kĩ năng nói cho học sinh, song còn lúng
túng trong khâu soạn giảng cũng như quy trình các hoạt động lên lớp. Một phần
cũng do sách giáo viên không có hướng dẫn cụ thể (nhất là đối với tiết luyện nói).
Ở một vài giáo viên việc dạy tiết Luyện nói rơi vào đơn điệu, nhàm chán bởi
người hoạt động chủ yếu là giáo viên. Những học sinh phát biểu đa số là học sinh
khá giỏi. Còn những em học sinh trung bình, yếu kém thì vẫn cứ trầm lặng, nhút
nhát.Việc tăng cường tính hợp tác để tạo hứng thú cho những đối tượng đó hầu như
không có. Và như thế nhiều học sinh không có cơ hội để rèn kĩ năng nói.
Do thời gian thảo luận cũng như luyện nói quá ít so với nội dung yêu cầu,
một vài giáo viên chưa chú trọng khâu luyện nói cho học sinh. Chính vì thế mà
hoạt động nói của học sinh chưa đáp ứng yêu cầu mong muốn.
2.1. Đối với học sinh:
Trong thực tế giảng dạy tôi nhận thấy đa số học sinh chưa có kỹ năng nói
trước tập thể, các em thường không chủ động, có tâm lý e dè, rất ngại nói, không tự
tin khi nói trước đông người.
Khi tham gia luyện nói, lời nói của các em không tự nhiên, nói lủng củng
ngập ngừng không rõ ràng, không nói được điều muốn nói, không kết hợp được các
yếu tố phi ngôn ngữ như: cử chỉ, nét mặt, âm lượng…

4
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết

luyện nói ở môn Ngữ văn 9
Trong bài nói thường sử dụng nhiều từ địa phương ở vùng quê xã Cầu Lộc,
nhất là các em ở làng Thiều Xá, điều ấy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động giao tiếp của
các em trong cộng đồng xã hội sau này.
Một thực trạng nữa của giờ luyện nói trên lớp là học sinh thường nói như
đọc (học thuộc lòng bài nói rồi lên lớp đọc lại) làm cho việc nói, trình bày thiếu tự
nhiên, thiếu tư thế và tác phong phù hợp.
Hơn nữa, thời gian học tập của các em rất hạn chế, bởi vì các em đa số con
nhà nông. Sau buổi học về các em còn rất nhiều công việc của gia đình nên có phần
ảnh hưởng đến việc học, nhất là đến vụ mùa. Với học sinh, các em có vẻ xem nhẹ
hoạt động nói trong giờ học.
Để khắc phục tình trạng trên, cũng như để phát huy được tính độc lập, tự lực
trong việc chiếm lĩnh tri thức của học sinh, khuyến khích được các em nêu ra
những thắc mắc, cách giải quyết những câu hỏi, bài tập, tình huống, bày tỏ những ý
kiến, những ý tưởng của mình và ngày càng yêu thích học văn hơn.
Tôi đã suy nghĩ và mạnh dạn trình bày những kinh nghiệm rèn kĩ năng nói
cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết luyện nói ở môn Ngữ văn 9.
Đây cũng là kĩ năng vừa giúp các em thể hiện mình, tự bày tỏ những suy
nghĩ cảm xúc những điều cảm thụ, phân tích, đánh giá một cách tự tin trước tập thể.
Vừa là biện pháp có khả năng khắc phục đựơc những khó khăn, thực trạng mà
chúng ta đang quan tâm. Từ đó nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn.
III. GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
1. Giải pháp chung:
Để nghiên cứu và đưa ra những kinh nghiệm dạy học rèn kỹ năng nói cho
học sinh qua hoạt động nhóm tôi đã đưa ra một số giải pháp sau:
* Giải pháp 1: Để có cái nhìn khái quát về rèn luyện kỹ năng nói trong dạy học
Ngữ văn tôi phải tìm hiểu những cơ sở lí luận về kỹ năng nói thông qua thảo luận
nhóm cụ thể từng bài thông qua những kiến thức lý thuyết bằng cách đọc và nghiên

5

SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
cứu các tài liệu tham khảo và sách giáo khoa để tìm ra những kiến thức cơ bản phục
vụ cho việc viết đề tài.
* Giải pháp 2: Tôi tiến hành phân loại đối tượng học sinh, khảo sát nắm bắt khả
năng tiếp thu kiến thức cũng như trình độ kiến thức của học sinh. Gần gũi, quan
tâm động viên, khích lệ học sinh trong học tập; đồng thời trò chuyện với các em để
tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của các em muốn được các thầy cô dạy theo cách như
thế nào. Ngoài ra, tôi còn tích cực đi dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp của mình,
đặc biệt là các đồng chí dạy môn Ngữ văn ở các tiết dạy thảo luận nhóm nhằm rèn
kỹ năng nói cho học sinh. Tranh thủ trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm dạy học vào
những lúc trống tiết, những buổi sinh hoạt nhóm, sinh hoạt tổ hoặc những buổi đi
chuyên đề với các đồng nghiệp.
* Giải pháp 3: Áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy: Lên kế hoạch dạy thử ở các
lớp khác nhau,có các đồng nghiệp đi dự để đánh giá hiệu quả và rút ra kinh
nghiệm.
* Giải pháp 4: Dùng phương pháp nghiên cứu, quan sát thực nghiệm và phân tích
nội dung; phương pháp khảo sát, trắc nghiệm khách quan; phương pháp phân tích
sản phẩm hoạt động; phương pháp đối chứng
2. Các biện pháp để tổ chức thực hiện.
Để thực hiện đề tài này tôi đưa ra một số biện pháp thực hiện như sau:
Trước tiên, tôi tìm hiểu cơ sở lí luận, sau đó thông qua tìm hiểu học sinh, các đồng
nghiệp, rồi tiến hành soạn bài, thực dạy và cuối cùng tiến hành khảo sát học sinh và
tranh thủ góp ý nhận xét của đồng nghiệp để tìm ra kết quả đạt được. Điều đó cụ
thể như sau:
2.1. Những yêu cầu cơ bản:
2.1.1.Yêu cầu đối với học sinh:

6
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết

luyện nói ở môn Ngữ văn 9
Ngay từ đầu năm học, tôi phổ biến những quy định đối với môn Ngữ văn,
đối với việc học Ngữ văn nói chung và cho kĩ năng luyện nói nói riêng để học
sinh có tâm thế chuẩn bị:
2.1.1.1. Dụng cụ:
- Đầy đủ sách giáo khoa.
- Vở: Vở ghi, vở bài tập.
- Bảng phụ (mỗi tổ có một bảng phụ). Bảng phụ các em có thể dùng tờ lịch cũ bọc
giấy bóng ngoài. Một cây bút lông. Hoặc các em có thể mua bảng giấy da đen cỡ
(80-60cm) nhưng bảng đen thì việc đem đi học hơi cồng kềnh nên dùng bảng phụ
bằng giấy lịch bọc nhựa tiện hơn.
2.1.1.2. Chia nhóm:
Đối với tiết luyện nói, chia lớp làm ba đến năm nhóm, mỗi nhóm từ 7-10 em.
Trong mỗi nhóm cử ra một em viết chữ rõ ràng chịu trách nhiệm ghi vào bảng phụ
sau khi đã thống nhất ý kiến trong nhóm. Các em còn lại trong nhóm đều ghi vào
vở soạn của mình ý kiến thống nhất của nhóm.
2.1.1.3. Cách học:
- Chuẩn bị bài mới ở nhà: Tự tay em soạn bài mới, không phải dùng vở soạn cũ của
anh, chị để lại, học phân môn nào soạn theo phân môn đó. Đặc biệt tiết Luyện nói
phải soạn một dàn ý chi tiết và phải dự kiến lời nói dựa vào dàn ý đó.
- Hoạt động trong giờ học: thảo luận nhóm, phát biểu xây dựng bài.
2.1.1.4. Truy bài 15 phút:
- Trong sinh hoạt 15 phút, ngoài việc làm bài tập, câu hỏi khó ở bài soạn, lớp
trưởng phải kiểm tra tình hình soạn bài của lớp qua tổ trưởng.
- Trước khi vào tiết học, lớp trưởng báo cáo tình hình chuẩn bị bài cho giáo viên.
Nếu giáo viên kiểm tra phát hiện một trường hợp không chuẩn bị bài mà lớp trưởng
không báo cáo thì lớp trưởng và tổ trưởng của em đó chịu trách nhiệm (trừ điểm thi
đua).

7

SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
2.1.1.5. Phiếu đánh giá, nhận xét ( dành cho phần luyện nói):
Mỗi em phải có phiếu nhận xét trong sổ tay. Sổ này dùng cho suốt năm học.
Ngày :
Môn :
Họ và tên :
Phần nhận xét, đánh giá :
- Tác phong nói :
- Giọng nói :
- Nội dung nói :
2.1.2. Yêu cầu đối với giáo viên:
- Chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi lên lớp nói chung và nhất là cho những tiết
rèn cho học sinh kĩ năng nói.
- Dặn dò học sinh cụ thể các nội dung chuẩn bị cho bài học mới.
- Chú ý, theo dõi và ghi chép những vấn đề cần nhận xét đối với học sinh trong quá
trình luyện nói.
- Luôn tìm ra những ưu điểm trong phần trình bày của từng học sinh và khen các
em kịp thời trước lớp để động viên tạo hứng thú nói cho cả lớp.
- Đối với những em còn rụt rè, nhút nhát hoặc nói nhỏ, giáo viên cho nói những
phần có nội dung đơn giản dễ trình bày và nên cố phát hiện ra những ưu điểm của
các em trong tác phong, lời nói để khen. Nếu có những điểm chưa hài lòng thì nhắc
nhở thật khéo léo, tế nhị để các em tự tin hơn ở lần nói sau.
- Sau mỗi lần trình bày nói trước lớp giáo viên khuyến khích bằng những tràng vỗ
tay để tạo không khí sôi nổi cho giờ học.

8
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
- Chọn những em nói tốt trình bày cả bài luyện nói để tạo ấn tượng cho cả lớp khi

sắp kết thúc tiết học. Đó sẽ là điều kích thích niềm mong muốn được nói ở nhiều
đối tượng học sinh, để các em chuẩn bị thật kĩ cho bài luyện nói ở những bài sau.
- Cho điểm khuyến khích đối với những em nói tốt, những em có sự cố gắng trong
quá trình luyện nói.
2.2. Vận dụng rèn luyện kỹ năng nói qua thảo luận nhóm trong tiết luyện
nói ở phân môn Tập làm văn:
2.2.1. Xác định mục đích yêu cầu của việc luyện nói :
Để cho học sinh có thể thực hiện tốt tiết luyện nói, chúng tôi cho trước đề tài
cho các em về nhà soạn, hướng dẫn các em chuẩn bị:
- Xác định đề tài (Nói cái gì ?)
- Xác định đối tượng giao tiếp (Nói trong hoàn cảnh nào ?)
- Xác định mục đích giao tiếp (Nói để làm gì ?)
- Cách thức giao tiếp (Nói cho thuyết phục người nghe)
- Nói cho có hiệu quả (Phải thu thập, lựa chọn điều cần nói)
- Tạo tâm thế vững vàng khi nói : Tự tin, mạnh dạn.
- Tác phong tự nhiên, giọng rõ ràng quán xuyến người nghe.
- Yêu cầu tập thể lớp chú ý lắng nghe, theo dõi ghi chép, nhận xét
2.2.2. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài trước ở nhà:
Mỗi em đều phải chuẩn bị bài vào vở bài tập của mình ở nhà. Tới lớp, trước
khi tiến hành luyện nói, lớp trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài của lớp thông qua tổ
trưởng, nhóm trưởng, sau đó báo cáo cho giáo viên và giáo viên kiểm tra lại.
2.2.3. Tiến hành luyện nói :
Trước hết giáo viên cho học sinh nêu lại đề bài và ghi lên bảng. Tiếp theo
cho các em phân tích đề và nêu nội dung yêu cầu cần đạt theo các bước tiến hành
mà các em đã học. Sau đó, giáo viên treo bảng phụ ( hoặc trình chiếu) có ghi dàn ý
để các em theo dõi và cho các em thảo luận và nói theo nhóm lớn (7-10 em, có thể

9
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9

chia theo tổ). Phần mở bài cho một nhóm thảo luận; phần thân bài có thể cho 2-3
nhóm thảo luận, tùy theo số luận điểm của đề tài; phần kết luận, một nhóm thảo
luận.Thời gian thảo luận và nói trước nhóm là 7-10 phút. Trong quá trình thảo luận,
mỗi em trong nhóm phải nói lên được nội dung mà mình đã chuẩn bị ở nhà để cả
nhóm bàn bạc góp ý đi đến thống nhất và hình thành một đoạn văn tương đối hoàn
chỉnh. Em được phân công ghi sẽ ghi ý chính vào bảng phụ. Cả nhóm đều phải nắm
vững ý kiến chung của nhóm (tổ). Hết thời gian thảo luận, tôi gọi một em đại diện
trong nhóm trả lời. Khi có một em nói, cả lớp sẽ theo dõi, ghi nhận xét vào phiếu.
Mỗi một em trình bày xong, tôi sẽ chỉ định một em nhận xét đánh giá (có thể 2-3
em nhận xét). Sau khi các nhóm trình bày xong, tôi cho một em khá hoặc giỏi nói
lại toàn bài cho cả lớp nghe. Cuối cùng tôi góp ý bổ sung để lớp rút kinh nghiệm.
Các bước thực hiện trong tiết luyện nói tôi tiến hành theo trình tự sau đây:
- Bước 1: Kiểm tra việc chuẩn bị bài luyện nói của học sinh (2 phút)
- Bước 2: Giáo viên cùng học sinh tìm hiểu đề và xây dựng dàn bài đại cương (3-5
phút)
- Bước 3: Giáo viên nêu yêu cầu về hình thức nói và nội dung nói (2phút)
- Bước 4: HS luyện nói trong nhóm ( 10 phút)
- Bước 5: HS luyện nói trước lớp ( 20-25 phút)
- Bước 5: Giáo viên tổng kết tiết luyện nói (3phút).
Đối với lớp 9, có 2 tiết luyện nói. Đó là: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị
luận và miêu tả nội tâm và Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ,bài thơ.
Trong giờ luyện nói, chúng tôi chú ý nhắc nhở HS mấy điểm sau:
- Phải chuẩn bị bài ở nhà trước, chuẩn bị một dàn ý chi tiết và tự tập nói trước ở
nhà cho suôn sẻ, mạch lạc.
- Khi nói trước tổ, trước nhóm phải nói rõ ràng, mắt tập trung hướng vào người
nghe.

10
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9

- Để tiết học có kết quả, tôi cho HS đề về nhà chuẩn bị trước (Chỉ chuẩn bị đề
cương).
2.2.4. Định hướng cho tiết luyện nói.
* Ở tiết luyện nói thứ nhất (Tiết 65: Luyện nói: Tự sự kết hợp với nghị
luận và miêu tả nội tâm). Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện nói theo ba bài tập
trong sách giáo khoa trang 179 ( Ngữ văn 9,Tập 1).
Trước khi tiến hành luyện nói, Giáo viên kiểm tra vở bài tập của HS và các
em trình bày dàn ý vào bảng phụ, sau đó GV chốt lại và đưa ra bảng phụ mà GV đã
chuẩn bị sẵn lên bảng cho HS theo dõi để luyện nói và hướng dẫn HS:
- Là văn bản tự sự đảm bảo các yếu tố để tạo thành một câu chuyên:
+ Sự việc.
+ Nhân vật.
+ Cốt truyện
- Có sử dụng yếu tố nghị luận và miêu tả nội tâm phù hợp.
- Nói phải đúng nội dung.
- Nói rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu,có ngữ điệu.
- Phải hướng tới đối tượng người nghe.
- Phải xác định ngôi kể cho phù hợp.
* Ở tiết luyện nói tiếp theo trong chương trình:
Do ở tiết luyện nói thứ nhất thời lượng luyện nói chỉ một tiết nên tổ chức cho
các em được nói trên lớp hạn chế về thời gian. Vì vậy, sang học kì 2, tôi tiếp tục áp
dụng nội dung đề tài vào việc rèn kỹ năng nói cho học sinh ở tiết luyện nói tiếp
theo ( Tiết 139-140: Luyện nói: Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ). Bài Luyện nói
này được bố trí trong hai tiết nên thời gian dành cho các em được nói nhiều hơn.
Tôi hướng dẫn cho các em luyện nói theo đề bài: Bếp lửa sưởi ấm một đời-
Bàn về bài thơ " Bếp lửa" của Bằng Việt. (Ngữ Văn 9, Tập 2, trang 112).

11
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9

Tiết 1: Tôi tiến hành kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của các em. Sau đó tôi cho
các em thảo luận theo nhóm, thống nhất dàn ý chung của nhóm, các em ghi ra bảng
phụ, cử đại diện trình bày dàn ý trước lớp. Các nhóm nhận xét. Cuối cùng tôi đưa
ra bảng phụ ghi dàn ý để các em so sánh, bổ sung.
Tiết 2: Tổ chức cho các em luyện nói. Tôi dành thời gian cho các em nói trong
nhóm ( 10 phút), nói trước lớp 25 phút. Yêu cầu:
+ Nói trước nhóm: Đứng lên, mỗi em nói một phần theo quy định của tổ, cả tổ chú
ý lắng nghe và chọn bạn nói tốt nhất đề xuất nói trước lớp.
+ Nói trước lớp cần chú ý:
- Về hình thức: Có lời mở đầu (lời chào, giới thiệu) lời kết thúc (lời cảm ơn); lời
nói rõ ràng, gọn, có ngữ điệu; chú ý quán xuyến đối tượng nghe.
- Về nội dung: Đảm bảo nội dung trong dàn ý, ý mạch lạc.
+ Đối tượng nghe: Tập trung theo dõi bạn nói, nhận xét bạn nói theo yêu cầu trên.
- Trong khi các bạn nói, những bạn còn lại ngồi lắng nghe và ghi nhanh những ưu
điểm, hạn chế của từng bạn trong khi nói ra phiếu để nhận xét, rút kinh nghiệm.
* Những điểm cần chú ý trong tiết luyện nói:
- Ở tiết luyện nói nào cũng chú ý khâu chuẩn bị của học sinh, các em chuẩn bị càng
kĩ tiết luyện nói càng hiệu quả.
- Ở tiết dạy trên lớp, giáo viên cần:
+ Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm và luyện nói trước nhóm, nói trước lớp.
+ Chú ý hướng dẫn kĩ về hình thức và nội dung nói.
+ Theo dõi và cho học sinh ghi chép những điều cần nhận xét.
2.2.5. Rèn kỹ năng nói qua hai giáo án cụ thể:
Tùy theo đối tượng học sinh của lớp dạy để chọn đề bài luyện nói cho phù
hợp, không nhất thiết chọn đề bài trong bài học, Giáo viên có thể linh động chọn đề
đã học ở tiết trước. Đối với học sinh lớp tôi dạy, tôi chọn đề theo nội dung bài học.

12
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9

Việc rèn kĩ năng nói cho học sinh đã được tôi chú ý thể hiện qua các hoạt động
dạy- học ở hai giáo án sau đây:
BÀI 13- NGỮ VĂN 9, TẬP 1
TIẾT 65: LUYỆN NÓI:
TỰ SỰ KẾT HỢP VỚI NGHỊ LUẬN VÀ MIÊU TẢ NỘI TÂM.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cách trình bày một vấn đề trước tập thể lớp với nội dung kể lại
một sự việc theo ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ 3. Trong khi kể có kết hợp với miêu tả
nội tâm, lập luận, có đối thoại, độc thoại.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nói trên cơ sở những kiến thức tổng hợp về văn bản tự sự.
B. Chuẩn bị của thầy và trò.
- Thầy: + Định hướng cho học sinh việc chuẩn bị ở nhà + đọc tài liệu tham khảo.
+ Lập dàn ý đại cương cho 3 bài tập ( SGK trang 179)
+ Máy chiếu.
- Trò: Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV: Lập đề cương cho 3 đề bài SGK.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động(5 phút).
- GV ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ:
H? Thế nào là đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm trong văn bản tự
sự, các hình thức trên có vai trò gì khi xây dựng văn bản tự sự.
+ Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS.

13
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
- Giới thiệu bài mới: Khả năng nói trước tập thể , trước đám đông, không
phải ai cũng có được. Vì vậy, Luyện nói là một trong những kỹ năng được môn

Ngữ văn bổ sung và chú ý nhiều hơn trước. Giờ học này với những kiến thức đã
chuẩn bị theo hướng dẫn, các em sẽ thể hiện khả năng nói của mình trước tập thể
lớp.
II. Dạy bài mới (35 phút):.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học
sinh phân tích đề.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các
bước tìm hiểu một đề tập làm văn.
- HS trả lời, GV nhắc lại để học
sinh khắc sâu.
- Giáo viên cho học sinh đọc đề
các bài tập (3 bài tập SGK 179),
giáo viên chiếu đề bài 3 bài tập
trên máy chiếu.
- Giáo viên hướng dẫn HS phân
tích đề. HS thực hiện theo yêu cầu
của GV:
+ Xác định yêu cầu của các bài tập
Đề bài:
Bài tập 1:
Tâm trạng của em sau khi để xảy ra 1
chuyện có lỗi với bạn.
Bài tập 2:
Kể lại buổi sinh hoạt lớp, ở đó em đã phát
biểu ý kiến để chứng minh Nam là một bạn
rất tốt.
Bài tập 3:
Dựa vào nội dung phần đầu tác phẩm:
“Chuyện người con gái Nam Xương” (Từ

đầu đến “Bấy giờ …qua rồi”), hãy đóng vai
Trương Sinh để kể lại câu chuyện và bày tỏ
niềm ân hận.
I. Phân tích đề:
*Yêu cầu: Cả 3 đề đều là kể chuyện song
phải biết kết hợp sử dụng yếu tố nghị luận,

14
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
trên?
- GV chốt yêu cầu của ba bài tập
(ghi bảng Phần phân tích đề).
Hoạt động 2: Hướng dẫn học
sinh lập dàn ý.
- Giáo viên gợi ý hướng dẫn HS
lập dàn ý:
Bài tập 1:
- Diễn biến của sự việc:
+ Nguyên nhân nào dẫn tới lỗi
của em với bạn?
+ Sự việc gì ? Có lỗi với bạn ở
mức độ nào?
+ Có ai chứng kiến hay chỉ một
mình em biết?
- Tâm trạng:
+ Tại sao em phải suy nghĩ, dằn
vặt? Do em tự vấn lương tâm hay
có ai nhắc nhở?
+ Em có suy nghĩ gì?

Bài tập 2:
- Buổi sinh hoạt lớp diễn ra như
thế nào(thời gian? địa điểm?
người điều khiển? không khí của
buổi sinh hoạt?)
- Nội dung của buổi sinh hoạt lớp
(sinh hoạt lớp với nội dung gì? Em
miêu tả nội tâm, các hình thức đối thoại, độc
thoại.
II. Dàn ý đại cương:
Bài tập 1:
* Mở bài : Giới thiệu câu chuyện.
* Thân bài :
- Diễn biến câu chuyện:
+ Thời gian,tình huống câu chuyện.
+Các sự việc diễn ra.
+ Hậu qủa gây ra đối với bạn.
+Tâm trạng sau khi gây lỗi: ân hận, day
dứt
* Kết bài: Suy nghĩ của bản thân về câu
chuyện đã xảy ra.
Bài tập 2:
* Mở bài: Giới thiệu buổi sinh hoạt lớp sẽ
kể.
* Thân bài: Kể lại diễn biến buổi sinh hoạt:
- Không khí buổi sinh hoạt.
- Nội dung sinh hoạt:
+ Cô giáo chủ nhiệm sơ kết hoạt động tuần
qua, phổ biến kế hoạch tuần tới và kiện toàn
lại tổ chức lớp, Nam được cô giáo cử làm

lớp trưởng.
+ Ý kiến phát biểu: có ý kiến cho rằng Nam

15
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
đã phát biểu để chứng minh Nam
là người bạn rất tốt như thế nào
(Lý do, dẫn chứng)?
Bài tập 3:
- Xác định ngôi kể.
- Xác định cách kể.
+ Hoá thân vào nhân vật Trương
Sinh để kể lại câu chuyện.
+ Làm nổi bật sự dằn vặt, đau khổ
ở Trương Sinh.
* Giáo viên cho học sinh trao đổi
nhóm( 3 nhóm):
- Nhóm 1: Bài tập 1.
- Nhóm 2: Bài tập 2.
- Nhóm 3: Bài tập 3.
Các nhóm thảo luận( yêu cầu
trong nhóm ai cũng phải đưa ra ý
kiến), sau đó thống nhất dàn bài
trong nhóm( dàn bài đã chuẩn bị
độc lập ở nhà) ghi vào bảng phụ
để trình bày trước lớp.
- GV nhận xét về dàn ý và trình
chiếu 3 dàn ý đại cương cho HS
tham khảo và so sánh.

Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tiến
hành nói:
không tốt :ích kỉ,trầm lặng
+Ý kiến phát biểu của em về bạn Nam:
dùng lí lẽ, dẫn chứng khẳng định, thuyết
phục mọi người Nam là người tốt.
- Thái độ và suy nghĩ của các bạn sau lời
phát biểu của em.
* Kết bài: Rút ra bài học về cách nhìn nhận,
đánh giá một con người.
Bài tập 3:
* Mở bài: Trương Sinh tự giới thiệu về
mình và tình huống xảy ra câu chuyện.
* Thân bài: Diễn biến sự việc:
- Trương Sinh đi lính.
- Trương Sinh trở về.
- Nghe lời con trẻ nghi oan cho vợ ->cái
chết của vợ.
- Sau khi hiểu ra nỗi oan của vợ: Tâm trạng
đau đớn, dày vò, ân hận, day dứt.
Kết bài: Bài học rút ra từ câu chuyện: về
cách cư xử trong mối quan hệ vợ chồng.
III- Luyện nói:
( HS nói theo yêu cầu của GV)

16
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
* GV cho học sinh nói trong nhóm
7 phút, nói trước lớp 15 phút.

GV hướng dẫn yêu cầu nói:
+ Là văn bản tự sự có sử dụng yếu
tố nghị luận và miêu tả nội tâm,
các hình thức đối thoại, độc thoại
cho phù hợp.
+ Nói trước nhóm: Đứng lên, mỗi
em nói một phần theo quy định
của nhóm, cả nhóm chú ý lắng
nghe và chọn bạn nói tốt nhất đề
xuất nói trước lớp.
+ Nói trước lớp cần chú ý:
- Về hình thức: Có lời mở đầu (lời
chào, giới thiệu) lời kết thúc (lời
cảm ơn); lời nói rõ ràng, gọn, có
ngữ điệu; chú ý quán xuyến đối
tượng nghe.
- Về nội dung: Đảm bảo nội dung
trong dàn ý, ý mạch lạc.
+ Đối tượng nghe: Tập trung theo
dõi bạn nói, nhận xét bạn nói theo
yêu cầu trên.
* Tiến hành nói: Sau 7 phút nói
trong nhóm, GV cho HS nói trước
lớp: Mỗi nhóm cử đại diện nói
theo dàn bài đã chuẩn bị.

17
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
- Trong khi nhóm bạn nói nhóm

còn lại ngồi lắng nghe và ghi
nhanh những ưu điểm, hạn chế của
từng nhóm trong khi nói ra phiếu
để nhận xét, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS
nhận xét, rút kinh nghiệm:
- Cả lớp nhận xét, so sánh, rút ra
ưu điểm, hạn chế.
- Giáo viên kết luận những nội
dung cần nói về đề tài, cho điểm,
biểu dương nhóm chuẩn bị bài tốt,
biểu dương các em nói tốt.
+ Nhận xét giờ luyện nói cho học
sinh rút kinh nghiệm.
IV. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
( HS tự rút kinh nghiệm)
III. Hoạt động củng cố( 2 phút):
- GV hướng dẫn HS củng cố lại nội dung bài học.
- GV nhấn mạnh vai trò của giờ luyện nói.
D. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà ( 3 phút):
- Chú ý kĩ năng khi nói, tâm trạng của ngôi thứ nhất.
- Bài tập: Tự chọn 1 trong 3 đề văn trên để viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
- Soạn văn bản: "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long.


18
SKKN: Rốn k nng núi cho hc sinh qua hot ng tho lun nhúm trong tit
luyn núi mụn Ng vn 9
BI 27- NG VN 9, TP 2
TIT 139-140: LUYN NểI:

NGH LUN V MT ON TH, BI TH.
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
+Có kĩ năng trình bày miệng một cách mạch lạc, hấp dẫn những cảm nhận, đánh
giá của mình về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Luyện tập cách lập ý, lập dàn bài và cách dẫn dắt vấn đề khi nghị luận về một
đoạn thơ, bài thơ.
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nói trớc tập thể lớp.
B. Chuẩn bị của thầy và trò: Theo các yêu cầu SGK.
- Thy: Nghiờn cu son bi. Lp dn ý dn ý i cng cho bi (SGK) vo
bng ph.
- Trũ:
+ Hc thuc lũng bi th "Bp la". Nm chc giỏ tr ni dung v ngh thut
ca bi th.
+ Lp dn ý theo bi : Bp la si m mt i - Bn v bi th "Bp
la" ca Bng Vit.
+ Chun b dn ý i cng, dn ý chi tit. Bng ph.
+ em SgK lp 9 tp 1. Tp trỡnh by theo dn ý ó chun b nh.
C. Các hoạt động dạy học:
I. Khởi động.
- GV ổn định lớp.
- Kiểm tra bài cũ: GV kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS.
- Nêu yêu cầu ,ý nghĩa của tiết luyện nói.
Vic rốn k nng núi rt cn thit i vi cỏc em. Núi nh th no cho rừ
rng mch lc, t tin nht l trỡnh by núi cho bi ngh lun v mt on th, bi

19
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
thơ như hôm nay. Cô tin rằng với sự chuẩn bị có nhiều cố gắng của các em, tiết

luyện nói hôm nay sẽ đạt được những hiệu quả tốt.
II. LuyÖn nãi.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung cần đạt
Tiết 1:
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phân
tích đề.
- GV: Yêu cầu HS nhắc lại các bước tìm
hiểu một đề tập làm văn.
- HS trả lời, GV nhắc lại để học sinh khắc
sâu.
- Giáo viên cho học sinh đọc đề bài SGK,
giáo viên ghi bảng.
- Giáo viên hướng dẫn HS phân tích đề.
HS thực hiện theo các yêu cầu của GV:
H? Đề bài thuộc kiểu bài gì?
H? Dạng bài nghị luận cụ thể là gì ?
H? Đề yêu cầu nghị luận về vấn đề nào
trong bài thơ ?
- GV chốt: Về kiểu bài, dạng bài nghi
luận về Bài thơ, (ghi bảng Phần phân tích
đề).
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh lập
dàn ý.
- Giáo viên hướng dẫn HS lập dàn ý:
H? Theo yêu cầu đề bài, phần mở bài ta
Đề bài:
Bếp lửa sưởi ấm một đời - Bàn về
bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt.
I. Phân tích đề:
- Kiểu bài: Nghị luận về bài thơ.

- Nội dung: Bếp lửa sưởi ấm một đời.
(Bếp lửa từ trong kỉ niệm của tuổi thơ
luôn sưởi ấm tâm hồn, nâng đỡ con
người trên chặng hành trình dài của
cuộc đời ).
II. Dàn ý đại cương
* Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Bằng Việt và bài
thơ Bếp lửa.

20
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
phải làm gì?
H? Phần thân bài, để nghị luận về vấn đề
đó trong bài thơ, em cần xây dựng hệ
thống luận điểm như thế nào?
H? Dùng những luận cứ, luận chứng nào?
H? Kết bài cần nêu những ý gì?
* Giáo viên cho học sinh trao đổi nhóm( 3
nhóm), thảo luận( yêu cầu trong nhóm ai
cũng phải đưa ra ý kiến), sau đó thống
nhất dàn bài trong nhóm ghi vào bảng phụ
và trình bày trước lớp, các nhóm khác
nhận xét, GV nhận xét về dàn ý và đưa ra
dàn ý đại cương ở bảng phụ cho HS tham
khảo và so sánh.
- Khái quát giá trị của bài thơ và hình
ảnh Bếp lửa.
* Thân bài: Nghị luận về vấn đề

trong bài thơ.
a. Hình ảnh Bếp lửa khơi nguồn cho
những cảm xúc về bà :
-Sự liên tưởng từ hình ảnh thân
thương, ấm áp : Bếp lửa.
- Bếp lửa của tuổi thơ nhọc nhằn gian
khổ sống bên bà.
b. Bếp lửa sưởi ấm tâm hồn tuổi
thơ thơ.
-Bếp lửa hiện diện như tình bà ấm áp.
-Bếp lửa gợi những liên tưởng trong
kỉ niệm về bà.
c. Bếp lửa với những suy ngẫm về bà.
- Bà là người nhóm lửa ,người giữ
lửa .
- Ngọn lửa trở thành kỉ niệm thân
thương ,thành niềm tin thiêng liêng kì
diệu .
- Ngọn lửa của tình yêu thương ,niềm
tin nâng bước cháu trong suốt chặng
đường dài của cuộc đời.
d. Bếp lửa-hình tượng thơ đặc sắc :
->Vừa mang ý nghĩa thực vừa mang ý
nghĩa biểu tượng.

21
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
Tiết 2:
Giáo viên hướng dẫn HS nói theo dàn bài

đã chuẩn bị ở tiết trước.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tiến hành
nói:
GV cho học sinh nói trong nhóm (10
phút), nói trước lớp 25 phút.
GV hướng dẫn yêu cầu nói:
+ Nói trước nhóm: Đứng lên, mỗi em nói
một phần theo quy định của tổ, cả tổ chú
ý lắng nghe và chọn bạn nói tốt nhất đề
xuất nói trước lớp.
+ Nói trước lớp cần chú ý:
- Về hình thức: Có lời mở đầu (lời chào,
giới thiệu) lời kết thúc (lời cảm ơn); lời
nói rõ ràng, gọn, có ngữ điệu; chú ý quán
xuyến đối tượng nghe.
- Về nội dung: Đảm bảo nội dung trong
dàn ý, ý mạch lạc.
+ Đối tượng nghe: Tập trung theo dõi
bạn nói, nhận xét bạn nói theo yêu cầu
trên.
- Tiến hành nói: Sau 10 phút nói trong
* Kết bài:
- Khẳng định giá trị của hình
tượng bếp lửa.
- Suy nghĩ của bản thân về hình
ảnh Bếp lửa.
III. Luyện nói:
( HS nói theo yêu cầu của GV)

22

SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
nhóm, GV cho HS nói trước lớp:
+ 3 em nói mở bài.
+ 3 em nói thân bài.
+ 3 em nói kết bài.
+ 2 em nói cả bài.
- Trong khi các bạn nói, những bạn còn
lại ngồi lắng nghe và ghi nhanh những ưu
điểm, hạn chế của từng bạn trong khi nói
ra phiếu để nhận xét, rút kinh nghiệm.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS nhận xét,
rút kinh nghiệm:
- Cả lớp nhận xét, so sánh, rút ra ưu điểm,
hạn chế.
- GV nhận xét, chỉ ra ưu điểm, hạn chế,
bổ sung những ý còn thiếu sót.
IV. Nhận xét, rút kinh nghiệm:
III. GV tổng kết tiết học.
+ Nhận xét về sự chuẩn bị bài của HS.
+ Về tiết luyện nói của HS: ưu điểm, tồn tại, cần khắc phục ở tiết sau
D. Hướng dẫn học và chuẩn bị bài ở nhà:
- Về nhà tiếp tục luyện nói.
- Viết bài văn hoàn chỉnh theo đề bài trên.
- HD chuẩn bị bài 28.


23
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9

IV. KIỂM NGHIỆM.

24
SKKN: Rèn kĩ năng nói cho học sinh qua hoạt động thảo luận nhóm trong tiết
luyện nói ở môn Ngữ văn 9
Trong qúa trình thực hiện tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm theo hướng đối
chiếu hai cách lên lớp rồi khảo sát chất lượng, khả năng nói của học sinh ( mức độ
như nhau), áp dụng đối với 2 đơn vị lớp 9A, 9C, tôi nhận thấy như sau:
1. Kết quả:
Tiến hành dạy theo cách dạy cũ. Áp
dụng đối với lớp 9A:
Tiến hành dạy theo những giải pháp
tôi đưa ra trong đề tài. Áp dụng đối
với lớp 9C ( Theo cách soạn ở trên).
HS lười hoạt động, tiếp thu kiến thức
một cách thụ động, đến khi trình bày
trước lớp thì lúng túng, vụng về, rụt rè, e
ngại, thiếu tự tin khi đứng trước đám
đông để luyện nói.
Đa số học sinh mạnh dạn, tự tin, tham
gia phát biểu sôi nổi và có thái độ cởi
mở trong tiết luyện nói.
Không khí lớp học nặng nề, thiếu sôi
nổi, học sinh ngại học những tiết luyện
nói.
Không khí lớp học hào hứng, sôi nổi,
có tinh thần tập thể cao, có ý thức tự
giác tham gia thảo luận, nói trước
nhóm, nói trước lớp và thích được học
những tiết luyện nói hơn.

Khi trình bày các em ngập ngừng, ấp
úng, nội dung không trọn vẹn, đầy đủ,
bài nói thiếu hoàn chỉnh.
Bài nói do có sự chuẩn bị chu đáo và
được rèn luyện nhiều nên khi trình bày
các em không còn ngập ngừng, ấp úng,
nội dung diễn đạt trọn vẹn và đầy đủ
hơn. Do đó đa số bài nói đều hoàn
chỉnh hơn trước.
Kĩ năng nói hạn chế, chưa biết kết hợp
các yếu tố phi ngôn ngữ.
Kĩ năng nói của học sinh có sự tiến bộ
rõ rệt: Biết chào khi mở đầu và kết
thúc, biết giới thiệu đề tài, cách nói trôi
chảy, đúng chính âm, chỉnh tả, biết
dùng nét mặt, cử chỉ, âm lượng… tham

25

×