Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

TÀI LIỆU BỔ TRỢ KIẾN THỨC CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (923.55 KB, 93 trang )

B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
BỔ TRỢ KIẾN THỨC
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG
( Dạy & Học 2 buổi / ngày )
Phần : TIẾNG VIỆT
Tiết 102,103,104 : THÀNH PHẦN CÂU & CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
A. Tóm tắt kiến thức cơ bản
I. Thành phần chính và thành phần phụ (Tiết 102 )
1. Các thành phần chính.
- Chủ ngữ: Nêu lên sự vật, hiện tượng có đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái được nói đến ở vị
ngữ. Chủ ngữ thường trả lời câu hỏi ai, con gì, cái gì.
- Vị ngữ: Nêu lên đặc điểm, tính chất, hoạt động, trạng thái của sự vật, hiện tượng được nói đến ở chủ ngữ,
có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian. Vị ngữ thường trả lời cho câu hỏi làm gì, như thế nào, là
gì,
2. Các thành phần phụ.
- Trạng ngữ là thành phần nêu lên hoàn cảnh, thời gian, không gin, nguyên nhân, mục đích, phương tiện,
cách thức của sự việc được diễn đạt trong câu.
- Khởi ngữ: Là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu. Trước khởi
ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ về, đối với.
II. Các thành phần biệt lập. (Tiết 103 )
1. Thành phần tình thái: được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
* Những yếu tố tình thái gắn với độ tin cậy của sự việc được nói đến, như:
- chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, ( chỉ độ in cậy cao).
- hình như, dường như, hầu như, có vẻ như, (chỉ độ tin cậy thấp)
VD: Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ vừa lắc đầu cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên
anh phải cười vậy thôi.
* Những yếu tố tình thái gắn với ý kiến của người nói, như:
- theo tôi, ý ông ấy, theo anh
* Những yếu tố tình thái chỉ thái độ của người nói đối với người nghe, như:
- à, ạ, a, hả, hử, nhé, nhỉ, đây, đấy (đứng cuối câu).
VD: Mời u xơi khoai đi ạ! (Ngô Tất Tố)


2. Thành phần cảm thán: được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận, ).
VD: Trời ơi! Chỉ còn có năm phút.
3. Thành phần gọi – đáp: được dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ giao tiếp.
VD:
- Bác ơi, cho cháu hỏi chợ Đông Ba ở đâu?
- Vâng, mời bác và cô lên chơi
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
1
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
4. Thành phần phụ chú: được dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú
thường đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một đấu
phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.
VD: Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh- và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
- Các thành phần tình thái, cảm thán, gọi- đáp, phụ chú là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt
nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.
B. Các dạng bài tập (Tiết 104 )
* Dạng bài tập 2 điểm:
Bài tập 1. Chỉ ra các thành phần câu trong mỗi câu sau:
a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.
(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn.
c) Thế à, cảm ơn các bạn!
(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
d) Này ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.
(Nam Cao – Lão Hạc)
*Gợi ý:
a) Nửa tiếng đồng hồ sau, chị Thao chui vào hang.
TN CN VN

(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
b) Tác giả thay mặt cho đồng bào miền Nam – những người con ở xa - bày tỏ
TPPC
niềm tiếc thương vô hạn.
c) Thế à, cảm ơn các bạn!
CT
(Lê Minh Khuê – Những ngôi sao xa xôi)
d) Này! ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn.
TT (Nam Cao – Lão Hạc)
Bài tập 2 : Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau đây :
a, Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b, Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng
tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c, Ông lão bỗng ngừng lại ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đổ đốn
đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
a, Thành phần tình thái: có lẽ
b, Thành phần cảm thán: Chao ôi
c, Thành phần tình thái: Chả nhẽ
C. Bài tập về nhà:
* Dạng bài tập 1 hoặc 2 điểm:
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
2
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
Bài tập 1: Đặt 2 câu và xác định các thành phần trong câu đó.
* Gợi ý:
a) Chim hót chào bình minh.

CN VN
b) Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một lá.
TN CN VN
Bài tập 2: Xác định thành phần phụ chú, thành phần khởi ngữ trong các ví dụ sau:
a, Thế rồi bỗng một hôm, chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi, hai cậu chợt nghĩ kế rủ Oanh chung tiền mở cái
trường
(Nam Cao)
b) Lan - bạn thân của tôi - học giỏi nhất lớp.
c. Nhìn cảnh ấy mọi người đều chảy nước mắt, còn tôi, tôi cảm thấy như
có ai đang bóp nghẹt tim tôi.
(Nguyễn Quang Sáng - Chiếc lược ngà)
d. Kẹo đây, con lấy mà chia cho em.
* Gợi ý:
- Thành phần phụ chú: a) chắc rằng hai cậu bàn cãi mãi
b) bạn thân của tôi
- Thành phần khởi ngữ: c) còn tôi,
d) kẹo đây
* Dạng bài tập 3 điểm
Viết một đoạn văn ngắn nói về cảm xúc của em khi đọc xong một tác phẩm văn học, trong đó có chứa
thành phần tình thái hoặc cảm thán.
*Gợi ý:
- HS viết được đoạn văn có sử dụng thành phần tình thái hoặc cảm thán (tùy sự sáng tạo của học sinh)
- Trình bày cấu trúc đúng theo kết cấu của đoạn văn, có nội dung theo một tác phẩm cụ thể.
- Hình thức: trình bày sạch sẽ, khoa học.
Bài tập 3
Tìm thành phần gọi - đáp trong câu thơ sau và cho biết sự gọi – đáp đó hướng đến ai ?
Bầu ơi , thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
( ca dao )
Bài tập 4 :

Tìm thành phần phụ chú trong đoạn thơ sau và cho biết lời phụ chú đó bổ sung điều gì ?
Cô bé nhà bên ( có ai ngờ )
Cũng vào du kích
Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn ( thương thương quá đi thôi )
( Quê hương – Giang nam )

Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
3
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
BỔ TRỢ KIẾN THỨC
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG
( Dạy & Học 2 buổi / ngày )
Phần : TIẾNG VIỆT
Tiết 120,121,122 : LIÊN KẾT CÂU & LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
Phần một : Tóm tắt kiến thức cơ bản
I/ MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN VÀ PHÉP LIÊN KẾT
Phương tiện liên kết là yếu tố ngôn ngữ được sử dụng nhằm làm bộc lộ mối dây liên lạc giữa các bộ phận có liên kết với
nhau. Cách sử dụng những phương tiện liên kết cùng loại xét ở phương tiện cái biểu hiện được gọi là phép liên kết. Có các
phép liên kết chính sau đây: phép lặp, phép thế, phép liên tưởng, phép nghịch đối, phép nối.
1. Phép lặp
Phép lặp là cách dùng đi dùng lại một yếu tố ngôn ngữ, ở những bộ phận khác nhau (trước hết ở đây là những câu khác
nhau) của văn bản nhằm liên kết chúng lại với nhau.
Phép lặp, ngoài khả năng kết nối các bộ phận hữu quan của văn bản lại với nhau, còn có thể đem lại những ý nghĩa tu từ
như nhấn mạnh gây cảm xúc, gây ấn tượng v. v
Các phương tiện dùng trong phép lặp là:
- Các yếu tố ngữ âm (vần, nhịp), gọi là lặp ngữ âm
- Các từ ngữ, gọi là lặp từ ngữ
- Các cấu tạo cú pháp, gọi là lặp cú pháp
1.1 Lặp ngữ âm

Lặp ngữ âm là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp đều đặn các câu trong văn bản. Vai trò của lặp ngữ âm rất hiển nhiên trong
thơ. Có trường hợp văn bản tồn tại chủ yếu bằng liên kết vần nhịp, không có liên kết ở mặt ý nghĩa.
Ví dụ:
Ðòn gánh / có mấu
Củ ấu / có sừng
Bánh chưng / có lá
Con cá / có vây
Ông thầy / có sách
Ðào ngạch / có dao
Thợ rào / có búa
(Ngoài lặp vần nhịp, ở đây cũng còn có hiện tượng lặp cú pháp "a có b". Sự liên kết giữa những câu cụ thể với nhau
thường được thực hiện cùng một lúc bằng nhiều phương tiện liên kết, và những phương tiện liên kết này có thể thuộc về
những phép liên kết khác nhau. Khi chúng ta xem xét một phương tiện liên kết nào đó, hoặc một phép liên kết nào đó, là
chúng ta tạm thời bỏ qua những phương tiện liên kết khác có thể đang có mặt).
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
4
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
1.2 Lặp từ ngữ
Lặp từ ngữ nhắc lại những từ ngữ nhất định ở những phần không quá xa nhau trong văn bản nhằm tạo ra tính liên kết giữa
những phần ấy với nhau.
Ví dụ:
Buổi sáng, Bé dậy sớm ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen
ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm. Bé ngồi học bài.
1.3 Lặp cú pháp
Lặp cú pháp là dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo cú pháp nào đó (có thể nguyên vẹn hoặc biến đổi chút ít) nhằm tạo ra tính
liên kết ở những phần văn bản chứa chúng. Lặp những cấu tạo cú pháp đơn giản và ngắn gọn để gây hiệu quả và nhịp
điệu, nhờ đó gia tăng được tính liên kết (X. ví dụ về bài đồng dao trên kia)
Ví dụ 1:
Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
Cấu tạo ngữ pháp ở 2 câu này là:

"Ðề ngữ - dạng câu đặc biệt " (tạo sắc thái cảm thán)
Ví dụ 2:
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho nhân dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu
điều.
[4 đoạn văn tiếp theo minh họa ý này]
(Hồ Chí Minh)
Trong ví dụ 2, cách lặp cú pháp không chỉ 2 câu (đề ngữ|chủ ngữ - vị ngữ), mà còn cả cách tổ chức văn bản gồm 4 đoạn
văn kèm theo ở mỗi câu để giải thích ý đưa ra trong mỗi câu ấy.
2. Phép thế
Phép thế là cách thay những từ ngữ nhất định bằng những từ ngữ có ý nghĩa tương đương (cùng chỉ sự vật ban đầu, còn
gọi là có tính chất đồng chiếu) nhằm tạo tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng. Có 2 loại phương tiện dùng trong
phép thế là thay thế bằng từ ngữ đồng nghĩa và thế bằng đại từ.
Dùng phép thế không chỉ có tác dụng tránh lặp đơn điệu, mà còn có tác dụng tu từ nếu chọn được những từ ngữ thích hợp
cho từng trường hợp dùng.
2.1 Thế đồng nghĩa
Thế đồng nghĩa bao gồm việc dùng từ đồng nghĩa, cách nói vòng (nói khác đi), cách miêu tả thích hợp với từ ngữ được
thay thế.
Ví dụ:
Nghe chuyện Phù Ðổng Thiên Vương, tôi tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, nhưng tâm hồn còn thô
sơ giản dị, như tâm hồn tất cả mọi người thời xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc quốc gia lâm nguy đã xông pha ra trận đem sức
khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Ðổng vẫn còn ăn một bữa cơm (Nguyễn Ðình
Thi)
2.2 Thế đại từ
Thế đại từ là dùng những đại từ (nhân xưng, phiếm định, chỉ định) để thay cho một từ ngữ, một câu, hay một ý gồm nhiều
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
5
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
câu v. v nhằm tạo ra tính liên kết giữa các phần văn bản chứa chúng.

Ví dụ 1:
Rõ ràng Trống Choai của chúng ta đã hết tuổi bé bỏng thơ ngây. Chú chẳng còn phải quấn quýt quanh chân mẹ nữa rồi.
(Hải Hồ)
Ví dụ 2:
Dân tộc ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Ðó là một truyền thống quý báu của ta. (Hồ Chí Minh)
Ví dụ 3:
Hơn mười ngày nay chỉ có mưa, không mưa thì trời cũng xám xìn xịt thế kia, mà trâu thì chơi, đợi nắng lên xếp ải được thì
mạ quá lứa. Lịch cấy thì lại gấp rút quá lắm rồi, chỉ từ nay đến hai mươi tám tháng chạp ta phải xong. Ðấy tình hình như
thế, liệu cứ khư khư với kế hoạch cũ được không? (Vũ Thị Thường)
Ở đoạn văn này, đấy và như thế thay cho ý của toàn bộ phần văn bản trước câu chứa chúng.
3. Phép liên tưởng
Phép liên tưởng là cách sử dụng những từ ngữ chỉ những sự vật có thể nghĩ đến theo một định hướng nào đó, xuất phát từ
những từ ngữ ban đầu, nhằm tạo ra mối liên kết giữa các phần chứa chúng trong văn bản.
Phép liên tưởng khác phép thế ở chỗ trong phép thế thì dùng những từ khác nhau để chỉ cùng một sự vật; trong phép liên
tưởng, đó là những từ ngữ chỉ những sự vật khác nhau có liên quan đến nhau theo lối từ cái này mà nghĩ đến cái kia (liên
tưởng).
Sự liên tưởng có thể diễn ra giữa những sự vật cùng chất cũng như giữa những sự vật khác chất.
3.1 Liên tưởng cùng chất
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ bao hàm):
Chim chóc cũng đua nhau đến bên hồ làm tổ. Những con sít lông tím, mỏ hồng kêu vang như tiếng kèn đồng. Những con
bói cá mỏ dài lông sặc sỡ. Những con cuốc đen trùi trũi len lủi giữa các bụi ven bờ.
Quan hệ bao hàm còn thể hiện rõ trong quan hệ chỉnh thể - bộ phận (cây: lá, cành, quả, rễ ) hoặc trong quan hệ tập hợp
- thành viên của tập hợp (quân đội: sĩ quan, binh lính )
Ví dụ 2 (liên tưởng đồng loại):
Cóc chết bỏ nhái mồ côi,
Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ôi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!
Tiền đâu mà trả nợ làng ngóe ơi!
Ví dụ 3 (liên tưởng về số lượng):
Năm hôm, mười hôm Rồi nửa tháng, lại một tháng. (Nguyễn Công Hoan)

3.2 Liên tưởng khác chất:
Ví dụ 1 (liên tưởng theo quan hệ định vị giữa các sự vật):
Nhân dân là bể
Văn nghệ là thuyền
(Tố Hữu)
Ví dụ 2 (liên tưởng theo công dụng - chức năng của vật):
Hà Nội có Hồ Gươm
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
6
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao
(Trần Ðăng Khoa)
Ví dụ 3 (liên tưởng theo đặc trưng sự vật):
Mặt trời lên bằng hai con sào thì ông về đến con đường nhỏ rẽ về làng. Không cần phải hỏi thăm nữa cũng nhận ra rặng
tre ở trước mặt kia là làng mình rồi. Cái chấm xanh sẫm nhô lên đó là cây đa đầu làng. Càng về đến gần càng trông rõ
những quán chợ khẳng khiu nấp dưới bóng đa. (Nguyễn Ðịch Dũng)
Làng được đặc trưng bằng rặng tre, cây đa, quán chợ
Ví dụ 4 (liên tưởng theo quan hệ nhân - quả, hoặc nói rộng ra: theo phép kéo theo như tuy nhưng (nghịch nhân quả),
nếu thì (điều kiện/giả thiết - hệ quả).
Ðồn địch dưới thấp còn cách xa gần bốn trăm thước đang cháy thật, tre nứa nổ lốp bốp như cả cái thung lũng đang nổ
cháy. Khói lửa dày đặc không động đậy bên dưới, mà bốc ngọn mỗi lúc một cao, ngùn ngụt, gió tạt về phía đồi chỉ huy
vàng rực, chói lòe trong nắng, hơi nóng bốc lên tận những đỉnh núi bố trí. (Trần Ðăng)
Có khói lửa, hơi nóng là do nổ cháy.
4. Phép nghịch đối
Phép nghịch đối sử dụng những từ ngữ trái nghĩa vào những bộ phận khác nhau có liên quan trong văn bản, có tác dụng
liên kết các bộ phận ấy lại với nhau. Những phương tiện liên kết thường gặp dùng trong phép nghịch đối là:
- Từ trái nghĩa
- Từ ngữ phủ định (đi với từ ngữ không bị phủ định)

- Từ ngữ miêu tả (có hình ảnh và ý nghĩa nghịch đối)
- Từ ngữ dùng ước lệ
Ví dụ 1 (dùng từ trái nghĩa):
Gia đình mất hẳn vui. Bà khổ, Liên khổ, mà ngay chính cả y cũng khổ.
(Nam Cao)
Ví dụ 2 (dùng từ ngữ phủ định):
Những vấn đề vật chất giải quyết không khó đâu. Bây giờ các đồng chí gặp khó khăn, theo tôi nghĩ, một phần lớn là do
không có người quản lí. Có người quản lí rất tận tụy, đồng thời rất kiên trì, thì giải quyết được rất nhiều việc.
(Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 3 (dùng từ ngữ miêu tả):
Dẫu sao thì tôi vẫn mắc nợ anh ấy một chút lòng tử tế. Gặp lúc cần đến tôi, tôi phải lấy sự tử tế ra mà đối lại. Không lẽ
tôi ghẻ lạnh? Tôi đành xếp tập giấy đang viết dở lại, đi theo anh ấy vậy (Nam Cao)
Ví dụ 4 (dùng từ ngữ ước lệ):
Biết rất rõ về tôi, địch quyết bắt tôi khuất phục. Nhưng tôi quyết giữ vững lập trường chiến đấu của mình. ( Nguyễn Ðức
Thuận)
5. Phép nối
Phép nối là cách dùng những từ ngữ sẵn mang ý nghĩa chỉ quan hệ (kể cả những từ ngữ chỉ quan hệ cú pháp bên trong
câu), và chỉ các quan hệ cú pháp khác trong câu, vào mục đích liên kết các phần trong văn bản (từ câu trở lên) lại với
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
7
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
nhau.
Phép nối có thể dùng các phương tiện sau đây:
- kết từ,
- kết ngữ,
- trợ từ, phụ từ, tính từ,
- quan hệ về chức năng cú pháp (tức quan hệ thành phần câu hiểu rộng; có sách xếp phương tiện này riêng ra thành phép
tỉnh lược)
5.1 Nối bằng kết từ
Kết từ (quan hệ từ, từ nối) là những hư từ quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp câu, như và,

với, thì, mà, còn, nhưng, vì, nếu, tuy, cho nên Kết từ cũng được dùng để liên kết trong những cấu tạo ngôn ngữ lớn hơn
câu.
Ví dụ 1:
Nguyễn Trãi sẽ sống mãi trong trí nhớ và tình cảm của người Việt Nam ta. Và chúng ta phải làm cho tên tuổi và sự nghiệp
của Nguyễn Trãi rạng rỡ ra ngoài bờ cõi nước ta. (Phạm Văn Ðồng)
Ví dụ 2:
Mỗi tháng, y vẫn cho nó dăm hào. Khi sai nó trả tiền giặt hay mua thức gì, còn năm ba xu, một vài hào, y thường cho nốt
nó luôn. Nhưng cho rồi, y vẫn thường tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền cho lặt vặt ấy, góp lại, trong một tháng, có thể
thành đến hàng đồng. (Nam Cao)
5.2 Nối bằng kết ngữ
Kết ngữ là những tổ hợp từ gồm có một kết từ với một đại từ hoặc phụ từ, kiểu như vì vậy, do đó, bởi thế, tuy vậy, nếu
vậy, vậy mà, thế thì, với lại, vả lại hoặc những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết kiểu như nghĩa là, trên đây, tiếp
theo, nhìn chung, tóm lại, một là, ngược lại
Ví dụ 1:
Trong mấy triệu người cũng có người thế này thế khác, nhưng thế này hay thế khác, đều dòng dõi tổ tiên ta. Vậy nên ta
phải khoan hồng đại độ, ta phải nhận rằng đã là con Lạc, cháu Hồng thì ai cũng có ít hay nhiều lòng ái quốc. (Hồ Chí Minh)
Ví dụ 2:
Một hồi còi khàn khàn vang lên. Tiếp theo là những tiếng bước chân bình bịch, những tiếng khua rộn rã: phu nhà máy rượu
bia chạy vào làm. (Nam Cao)
5.3 Nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ
Một số trợ từ, phụ từ, tính từ tự thân mang ý nghĩa quan hệ được dùng làm phương tiện liên kết nối các bộ phận trong văn
bản, chẳng hạn như cũng, cả, lại, khác
Ví dụ 1:
Gà lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy có hai chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân.
(Tô Hoài)
Ví dụ 2:
Tiếng hát ngừng. Cả tiếng cười. (Nam Cao)
Ví dụ 3:
Tôi biết trong vụ này anh không phải là thủ phạm. Thủ phạm là người khác cơ. (Trần Ðình Vân)
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương

8
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
5.4 Nối theo quan hệ chức năng cú pháp (thành phần câu hiểu rộng)
Trong nhiều văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, có những câu chỉ tương đương một bộ phận nào đó (một chức năng cú
pháp nào đó) của câu lân cận hữu quan. Ðó là những câu dưới bậc, hoặc ngữ trực thuộc.
Ví dụ 1 (câu dưới bậc tương đương bổ ngữ của động từ):
Tôi nghĩ đến sức mạnh của thơ. Chức năng và vinh dự của thơ. (Phạm Hổ)
Ví dụ 2 (câu dưới bậc tương đương trạng ngữ của câu):
Sáng hôm sau. Hắn thức dậy trên cái giường nhà hắn. (Nam Cao)
II/ LIÊN KẾT CÂU & LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
A/ LIÊN KẾT CÂU
1- Liên kết câu ( còn gọi là liên kết liên câu hay liên kết giữa câu với câu ) trước hết là mối quan hệ ý nghĩa
giữa câu với câu trong văn bản : Các câu liên kết với nhau nhưng phải có nội dung cùng hướng về sự việc chung
cần nói .
Ví dụ :
Rừng cây im lặng quá . Một tiếng lá rơi lúc này cũng có thể khiến người ta giật mình . Lạ quá , chim chóc
chẳng nghe con nào kêu . Hay vừa có một tiếng chim ở một nơi nào xa lắm ., vì không chú ý mà không nghe
chăng ? ( Đoàn Giỏi )
Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau , cùng hướng về nội dung : Sự im lặng của rừng cây .Sau câu
mở đầu nêu khái quát về cái im lặng của rừng cây là các câu lần lượt miêu tả rừng cây im lặng như thế nào .
2- Phương tiện liên kết và phương thức liên kết
a) Phương tiện liên kết : Sự liên kết câu trong văn bản phải được thực hiện bằng những từ , tổ hợp từ nhất
định . Những từ , tổ hợp từ được dùng để liên kết câu , gọi là Phương tiện liên kết
b) Phương thức liên kết : Là cách sử dụng những Phương tiện liên kết cùng loại vào vào việc liên kết các
câu trong văn bản . Phương thức liên kết còn gọi là Phép liên kết .
Các phương thức liên kết gồm : Phép nối ; phép lặp ; phép thế ; phép liên tưởng ; phép nghịch đối ;
phép trật tự tuyến tính …
B/ ĐOẠN VĂN & LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN
1-Đoạn văn : Là một phần văn bản , có đặc điểm về nội dung và hình thức như sau :
a) Về mặt hình thức :

- Bắt đầu bằng chữ viết hoa , thụt vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm qua dòng .
- Chữ mở đầu đoạn bao giờ cũng viết hoa.
b) Về mặt nội dung : Một đoạn văn thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh ( biểu thị một bộ phận của ý
) hoặc chưa hoàn chỉnh .
Đoạn văn có thể là đoạn ý ( đoạn văn trùng với đoạn ý ) . Tuy nhiên , đoạn văn có thể gồm nhiều ý và một ý
có thể gồm nhiều đoạn văn .
2-Câu chốt ( Câu chủ đề ) đoạn văn : Có những đặc điểm sau :
Về mặt nội dung : Câu chốt ( Câu chủ đề ) là câu biểu đạt được ý chính của toàn diện ( câu mang nội dung
khái quát , cô đọng ) .
Về mặt hình thức ( đặc điểm ngữ pháp ) : Lời lẽ trong Câu chốt ( Câu chủ đề ) thường ngắn gọn , có đầy đủ
chủ ngữ , vị ngữ .
Vị trí : Câu chốt ( Câu chủ đề ) thường đứng đầu đoạn văn ( Loai đoạn diễn dịch ) ; Cũng có thể đứng cuối
đoạn văn ( Đoạn quy nạp ) ; Hay có khi đứng giữa đoạn văn (Loai đoạn hỗn hợp diễn dịch -quy nạp)
Tác dụng của Câu chốt ( Câu chủ đề ) :
-Về phía người tạo văn bản : Định hướng được nội dung viết và viết được tập trung .
- - Về phía người đọc , tiếp nhận văn bản : Giúp hiểu nhanh và chính xác nội dung đoạn văn , văn bản
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
9
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
- 3- Các cách trình bày nội dung trong một đoạn văn : .có 4 cách thường gặp :
- a- Diễn dịch ; Là cách trình bày đi từ ý chung , khái quát đến các ý chi tiết cụ thể nhàm làm sáng tỏ
ý chung , khái quát đó . Câu mang ý chung thường đứng đầu đoạn văn là câu chốt .
b-Quy nạp : Là cách trình bày đi từ các ý chi tiết cụ thể đến ý chung , khái quát . Câu mang ý chung thường
đứng cuối đoạn văn là câu chốt .
c- Móc xích : Là cách trình bày theo kiểu ý nọ tiếp ý kia , ý sau móc nối vào ý trước ( qua những từ ngữ cụ
thể ) để bổ sung , giải thích cho ý trước .
d- Song hành : Là cách trình bày theo kiểu sắp xếp các ý ngang nhau , không có hiện tượng ý này bao quát
ý kia hoặc ý này móc vào ý kia .
Lược đồ hóa các cách trình bày :
Diễn dịch : (2)

(3)
(1) (4)
Câu chốt
(5)
Quy nạp : (1)
(2)
(5) Câu chốt
(3)
(4)
Móc xích : (1)
(2)
(3)…
Song hành : ( 1) ( 2) ( 3) …
4- Liên kết đoạn văn :
Liên kết đoạn văn là liên kết giữa các đoạn văn trong văn bản giúp cho các ý trình bày trong văn bản chặt
chẽ và liền mạch một cách hợp lý .
Các phương tiện chính để liên kết đoạn trong văn bản là tự nối và câu nối .
a-Từ nối : Những từ ngữ chính thường được dùng để liên kết đoạn văn
- Từ ngữ chỉ ra sự trình bày : ( Một là , hai là , Trước hết là , Sau cùng là …)
- Từ ngữ có ý nghĩa tổng kết , đánh giá chung hoặc khái quát : ( Tóm lại , nói tóm lại , Tổng kết lại , Nhìn
chung …)
- Từ ngữ chỉ sự đối lập , tương phản : ( Trái lại , thế mà , Vậy mà , nhưng , tuy vậy , đối lập với , ngược lại
…)
- Dùng các từ thế ( Đại từ thay thế ) để liên kết : ( Đó , ấy , thế , vậy …)
Việc dùng từ ngữ để liên kết đoạn , thực chất là việc dùng phép nối và phép thế để liên kết .
b- Câu nối :
Người ta dùng các câu nối để liên kết các đoạn văn trong văn bản . Câu nối có các dạng chính sau đây :
- Câu nối liên kết các phần trước của văn bản :
- Câu nối liên kết các phần sau của văn bản
- Câu nối liên kết các phần trước và sau của văn bản :

-
Phần hai : Các dạng bài tập rèn luyện kỹ năng
1- Xác định phép liên kết trong trong văn bản sau :
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
10
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
Cò và Vạc là hai anh em nhưng tính nết rất khác nhau . Cò thì ngoan ngoãn chăm chỉ học tập sách vở sạch sẽ
luôn được thầy yêu , bạn mến . Còn Vạc thì lười biếng , suốt ngày chỉ nằm ngủ . Cò bảo mãi , Vạc chẳng nghe .
( Cò và vạc , Tiếng Việt 2 , 1982) – TL 1994.
2-Phân tích sự liên kết trong văn bản sau :
a) Hai con Dê
Dê đen và dê trắng cùng qua một chiếc cầu hẹp . Dê đen đi đằng này lại . Dê trắng đi đằng kia sanh . Con nào
cũng muốn tranh sang trước , không con nào chịu nhường con nào . Chúng húc nhau , cả hai đều rơi tõm xuống
suối . ( TL 1991)
b) Con quạ khôn ngoan
Một con quạ khát nước . Nó tìm thấy một cái lọ có nước . Song nước trong lọ ít quá , cổ lọ lại cao , nó không thò
mỏ vào uống được . Nó nghĩ ra một cách . Nó lấy mỏ gắp từng hòn sỏi bỏ vào trong ly . Một lúc sau nước dâng
lên . Quạ tha hồ uống . . ( TL 1991)
3-Hãy sắp xếp các câu sau thành 2 đoạn văn bảo đảm tính liên kết :
Trong những hành trang ấy , có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất , (1)
Trong thời khắc như vậy , ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trangbước vào thế kỷ mới , thiên niên kỷ mới .
(2)
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ và hơn thế nữa , là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ(3)
Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trò con người
lại càng nổi trội . (4)
Từ cổ chí kim , bao giờ con người cũng là động lực của lịch sử . ( 5)
4- Tìm các phương tiện liên kết hình thức trong các phần trích sau :
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỷ và hơn thế nữa , là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỷ Trong
thời khắc như vậy , ai ai cũng nói tới việc chuẩn bị hành trangbước vào thế kỷ mới , thiên niên kỷ mới . Trong
những hành trang ấy , có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất , Từ cổ chí kim , bao giờ con người

cũng là động lực của lịch sử . Trong thế kỷ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh
mẽ thì vai trò con người lại càng nổi trội .( Bộ đề ĐHQG Tp HCM )
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
11
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
BỔ TRỢ KIẾN THỨC
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG
( Dạy & Học 2 buổi / ngày )
Phần : TIẾNG VIỆT
Tiết 152,153,154 : NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý
( HIỂN NGÔN VÀ HÀM NGÔN )
A/ KIẾN THỨC CƠ BẢN :
1-Hiển ngôn (NGHĨA TƯỜNG MINH )
Hiển ngôn là lời nói , trong đó điều muốn nói được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ có ý nghĩa về điều đó .
2-Hàm ngôn : ( HÀM Ý)
- Hàm ngôn là cái điều muốn nói ra nhưng không dùng từ ngữ có ý nghĩa về nó để trực tiếp diễn đạt đó .
Nói cách khác , nói bằng hàm ngôn là nói cái điều không được diễn đạt bằng từ ngữ trực tiếp nói về nó
- Có thể dùng hàm ngôn với mục đích xác nhận một sự việc báo tin , với mục đích hỏi , khuyên nhủ , răn
đe , sai khiến , rủ rê , mời mọc
- Trong hàm ngôn có sự phân biệt ban đầu là cái nội dung từ ngữ không được nói ra và cái hành động ngầm
ẩn ( ta quen gọi là ý muốn ) mà người nói hàm ngôn thực hiện khi dùng hàm ngôn .
Lưu ý :
- Hiểu được hiện tượng hàm ngôn sẽ giúp các em hiểu sâu hơn các văn bản nghệ thuật .
- Vấn đề hàm ngôn bao gồm những phương tiện , khía cạnh phức tạp và tinh tế . Vì vậy , các em cần thận
trọng trong giao tiếp bằng ngôn ngữ .
- Về thuật ngữ , tên gọi Hiển ngôn có tài liệu gọi là TƯỜNG MINH , Hàm ngôn có tài liệu gọi là
HÀM Ý , Hàm ẩn .
B/ BÀI TẬP rèn luyện kỹ năng
1-Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý .Để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào ? Cho ví dụ minh
họa .

2- Tìm hàm ý trong câu thơ được in đậm sau :
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
( Thế Lữ - Nhớ rừng )
3-Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc ông so sánh “ hy vọng “ với “ con đường “ trong các câu sau :
Tôi nghĩ bụng : Đã gọi là hy vọng thì không thể nói đâu là thực , đâu là hư . Cũng giống như những con
đường trên mặt đất ; kỳ thực trên mặt đất làm gì có đường . Người ta đi mãi thì thành đường thôi .
( Cố hương – Lỗ Tân )
4-Cho biết hàm ý trong các câu sau (phần tô đậm):
-Vợ chàng quỷ quái tinh ma,
Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
12
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngơ Mây
Dễdànglàthóihồngnhan,
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều.
5-Đề kiểm tra tổng hợp :
I. Phần trắc nghiệm : (3 điểm )
Đọc kó các câu hỏi , sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái ở mỗi câu trả lời đúng .
Câu 1: Ý nghóa khái quát của danh từ là gì?
A:Là những từ chỉ người vật, hiện tượng khái niệm.B:Là những từ chỉ hành động trạng thái của sự vật.
C:Là những từ chỉ đặc điểm tính chất của sự vật.D:Là những từ chỉ số lượng và thứ tự của sự vật.
Câu 2:Từ “băn khoăn” trong câu “ Những băn khoăn ấy làm cho nhà hoạ só không nhận xét được gì ở cô gái”
là từ loại gì?
A. Danh từ B. Tính từ C. Động từ D. Số từ
Câu 3: Trong câu “Những khi biết rằng cái sắp tới sẽ không êm ả thì chò tỏ ra bình tónh đến phát bực”.Cụm từ
“sẽ không êm ả” là cụm từ gì?
A: Cụm danh từ B: Cụm động từ C: Cụm tính từ D: Không phải cụm từ

Câu 4: Câu: “Nghe tiếng chân giậm thình thòch đều đặng ở bên kia tường”thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn B. Câu ghép C. Câu rút gọn D. Câu đặc biệt
Câu 5: Xét về mục đích nói, câu “ Ba con, sao con không nhận?” là câu gì?
A: Câu nghi vấn B: Câu cảm thán C: Câu cầu khiến D: Câu trần thuật
Câu 6: Xác đònh biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
A: So sánh B: Nhân hoá C: Âån dụ D:Hoán dụ
Câu 7:Từ ngữ “ Trời ơi” trong câu: “Trời ơi, chỉ còn có năm phút!”(Lặng lẽ Sa Pa) là thành phần gì?
A. Thành phần cảm thán B. Thành phần gọi-đápC. Thành phần tình thái C. Thành phần phụ chú
Câu 8:Câu nói:”Trời ơi,chỉ còn có năm phút!”(dẫn ở câu 7) có hàm ý chỉ sự luyến tiếc của nhân vật anh thanh
niên Đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
Câu 9: Cho các từ: (Điểm yếu, yếu điểm, điểm thiếu sót). Chọn từ thích hợp điền vào chổ (…)
Đồng nghĩa với nhược điểm là……………………
Câu 10:Nối nội dung ở cột A với nội dung cột B sao cho đúng?
A. Câu B.Thành phần biệt lập
1.Cô bé nhà bên (có ai ngờ) cũng vào du kích a.Tình thái
2.Trong gió, nghe như có tiếng hát b.Cảm thán
3.Gìau, tôi cũng giàu rồi. c.Gọi đáp
4.Chao ôi, nước mất nhà tan… d.Phụ chú
5.Anh chò em ơi, hãy giương súng lên cao chào xuân 68.
II.Phần tự luận: (7 điểm)
Câu 1:Phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa tường minh và hàm ý? (2 điểm)
Câu 2: Viết một đoạn văn khoảng 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về bài thơ”Ánh trăng ”củaNguyễn
Duy ,trong đó có dùng phép nối và phép thế để liên kết câu(gạch chân dưới các phương tiện liên kết đó) (5
điểm)
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
13
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây

BỔ TRỢ KIẾN THỨC
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG
( Dạy & Học 2 buổi / ngày )
Phần : TIẾNG VIỆT
Tiết 160,161,162 : MỘT SỐ PHÐp TU TỪ TỪ VỰNG
(So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, điệp ngữ, chơi chữ,
nói quá, nói giảm - nói tránh.)
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. So sánh:
- Là đối chiếu sự vật hiện tượng này với sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng làm tăng sức gợi hình, gơi cảm
cho sự diễn đạt.
* Cấu tạo của phép so sánh
So sánh 4 yếu tố:
- Vế A : Đối tượng (sự vật) được so sánh.
- Bộ phận hay đặc điểm so sánh (phương diện so sánh).
- Từ so sánh.
- Vế B : Sự vật làm chuẩn so sánh.
Ta có sơ đồ sau :
Yếu tố 1 Yếu tố 2 Yếu tố 3 Yếu tố 4
Vế A
(Sự vật được so sánh) Phương diện
so sánh
Từ so sánh
Vế B
(Sự vật dùng để làm chuẩn so
sánh)
Mặt trời
Trẻ em
xuống biển như
như

hòn lửa
búp trên cành
+ Trong 4 yếu tố trên đây yếu tố (1) và yếu tố (4) phải có mặt
+ Yếu tố (2) và (3) có thể vắng mặt. Khi yếu tố (2) vắng mặt người ta gọi là so sánh chìm vì phương diện so sánh
(còn gọi là mặt so sánh) không lộ ra do đó sự liên tưởng rộng rãi hơn, kích thích trí tuệ và tình cảm người đọc nhiều
hơn.
* Các kiểu so sánh
a. So sánh ngang bằng
b. So sánh hơn kém
* Tác dụng của so sánh
+ So sánh tạo ra những hình ảnh cụ thể sinh động. Phần lớn các phép so sánh đều lấy cái cụ thể so sánh với cái
không cụ thể hoặc kém cụ thể hơn, giúp mọi người hình dung được sự vật, sự việc cần nói tới và cần miêu tả.
2. Ẩn dụ:
- Ẩn dụ là cách gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện khác có nét tương đồng quen thuộc nhằm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.”
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
14
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
Mặt trời thứ hai là hình ảnh ẩn dụ vì : lấy tên mặt trời gọi Bác. Mặt trời Bác có sự tương đồng về công lao giá
trị.
* Các kiểu ẩn dụ
+ Ẩn dụ hình tượng là cách gọi sự vật A bằng sự vật B.
+ Ẩn dụ cách thức là cách gọi hiện tượng A bằng hiện tượng B.
+ Ẩn dụ phẩm chất là cách lấy phẩm chất của sự vật A để chỉ phẩm chất của sự vật B.
+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. là lấy cảm giác A để chỉ cảm giác B.
*Tác dụng của ẩn dụ
Ẩn dụ làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và mang tính hàm súc. Sức mạnh của ẩn dụ chính là mặt biểu
cảm. Cùng một đối tượng nhưng ta có nhiều cách thức diễn đạt khác nhau. (thuyền – biển, mận - đào, thuyền – bến,

biển – bờ) cho nên một ẩn dụ có thể dùng cho nhiều đối tượng khác nhau. ẩn dụ luôn biểu hiện những hàm ý mà
phải suy ra mới hiểu. Chính vì thế mà ẩn dụ làm cho câu văn giàu hình ảnh và hàm súc, lôi cuốn người đọc người
nghe.
3. Nhân hóa :
- Nhân hoá là cách gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật, hiện tượng thiên nhiên bằng những từ ngữ vốn được dùng đẻ
gọi hoặc tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối đồ vật, … trở nên gần gũi với con người, biểu thị được
những suy nghĩ tình cảm của con người.
* Các kiểu nhân hoá
+ Gọi sự vật bằng những từ vốn gọi người
+ Những từ chỉ hoạt động, tính chất của con người được dùng để chỉ hoạt động, tính chất sự vật.
+ Trò chuyện tâm sự với vật như đối với người
* Tác dụng của phép nhân hoá
- Phép nhân hoá làm cho câu văn, bài văn thêm cụ thể, sinh động, gợi cảm ; là cho thế giới đồ vật, cây cối, con vật
được gần gũi với con người hơn.
4. Hoán dụ:
- Gọi tên sự vật khái niệm bằng tên của một sự vật hiện tượng khái niệm khác có mối quan hệ gần gũi với nó, tăng
sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
* Các kiểu hoán dụ
+ Lấy bộ phận để gọi toàn thể: Ví dụ lấy cây bút để chỉ nhà văn
+ Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng: làng xóm chỉ nông dân
+ Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật: Hoa đào, hoa mai để chỉ mùa xuân
+ Lấy cái cụ thể để gọi caí trừu tượng: Mồ hôi để chỉ sự vất vả
5. Nói quá:
- Biện pháp tu từ phóng đại mức độ quy mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để gây ấn tượng, tăng sức
biểu cảm
6. Nói giảm, nói tránh
- Là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển, tránh gây cảm giác đau buồn ghê sợ tránh thô tục, thiếu
lịch sự
7. Điệp ngữ:
- Lặp lai từ ngữ kiểu câu làm nổi bật ý, gây cảm súc mạnh

- Điệp ngữ vừa để nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ giầu âm điệu, nhịp nhàng, hoặc hào
hùng mạnh mẽ
8. Chơi chữ :
- Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm hài hước làm cho câu văn hấp dẫn và thú vị
* Các lối chơi chữ :
+ Dùng từ đồng nghĩa, dùng từ trái nghĩa
+ Dùng lối nói lái
+ Dùng lối đồng âm:
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
15
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
+ Chơ chữ điệp phụ âm đầu
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
1. Dạng đề 1 điểm
Em hãy xác định câu thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.”
Gợi ý:
Nhân hóa: Thuyền im- bến mỏi- nằm
Con thuyền sau một chuyến ra khơi vất vả trở về, nó mỏi mệt nằm im trên bến. Con thuyền được nhân hóa
gợi cảm nói lên cuộc sống lao động vất vả, trải qua bao sóng gió thử thách. Con thuyền chính là biểu tượng đẹp của
dân chài.
2. Dạng đề 2 điểm :
Đề 1: Xác định điệp ngữ trong bài ca dao sau
Con kiến mà leo cành đa
Leo phải cành cụt, leo ra leo vào.
Con kiến mà leo cành đào
Leo phải cành cụt, leo vào leo ra.
Gợi ý: Điệp một từ: leo, cành, con kiến
Điệp một cụm từ: leo phải cành cụt, leo ra, leo vào.

Đề 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu
thơ sau:
a, Gác kinh viện sách đôi nơi
Trong gang tấc lại gấp mười quan san
( Nguyễn Du, Truyện Kiều)
b, Còn trời còn nước còn non
Còn cô bán rượu anh còn say sưa
( Ca dao)
* Gợi ý:
a, Phép nói quá: Gác Quan Âm, nơi Thuý Kiều bị Hoạn Thư bắt ra chép kinh, rất gần với phòng đọc sách của
Thúc Sinh. Tuy cùng ở trong khu vườn nhà Hoạn Thư, gần nhau trong gang tấc, nhưng giờ đây hai người cách trở
gấp mười quan san.
- Bằng lối nói quá , tác giả cực tả sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Thuý Kiều và Thúc Sinh
b, Phép điệp ngữ (còn) và dùng từ đa nghĩa (say sưa)
- Say sưa vừa được hiểu là chàng trai vì uống nhiều rượu mà say, vừa được hiểu chàng trai say đắm vì tình.
- Nhờ cách nói đó mà chàng trai thể hiện tình cảm của mình mạnh mẽ và kín đáo.
3. Dạng đề 3 điểm :
Xác định biện pháp tu từ từ vựng trong đoạn thơ sau. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”.
(Tế Hanh - Quê hương )
Gợi ý:
* Biện pháp tu từ vựng
+ So sánh “chiếc thuyền” như “con tuấn mã” và cánh buồm như “mảnh hồn làng” đã tạo nên hình ảnh độc đáo;
sự vật như được thổi thêm linh hồn trở nên đẹp đẽ.
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
16
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây

+ Cánh buồm còn được nhân hóa như một chàng trai lực lưỡng đang “rướn” tấm thân vạm vỡ chống chọi với sóng
gió.
* Tác dụng
- Góp phần làm hiện rõ khung cảnh ra khơi của người dân chài lưới. Đó là một bức tranh lao động đầy hứng khởi
và dạt dào sức sống của người dân vùng biển.
- Thể hiện rõ sự cảm nhận tinh tế về quê hương của Tế Hanh
- Góp phần thể hiện rõ tình yêu quê hương sâu nặng, da diết của nhà thơ.
C. BÀI TẬP VỀ NHÀ
1. Dạng đề 1- 1,5 điểm:
Em hãy xác định những câu sau sử dụng biện pháp tu từ nào?
a. Có tài mà cậy chi tài
Chữ tài liền với chữ tai một vần
b. Trẻ em như búp trên cành
c. Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Gợi ý: a. Chơi chữ
b. So sánh
c. Nhân hóa.
2 . Dạng đề 2 điểm :
Đề 1: Em hãy sưu tầm 2 câu thơ, văn có sử dụng phép tu từ từ vựng, chỉ ra thuộc phép tu từ nào?
Gợi ý: - Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
- Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
- Nhân hóa: buồn, sầu
- Nói quá: Mồ hôi như mưa
Đề 2: Vận dụng kiến thức đã học về một số phép tu từ từ vựng để phân tích nét nghệ thuật độc đáo của những câu
thơ sau:
a, Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

( Hồ Chí Minh, Ngắm trăng)
b, Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng
( Nguyễn Khoa Điềm, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
* Gợi ý:
a, Phép nhân hoá: nhà thơ đã nhân hoá ánh trăng, biến trăng thành người bạn tri âm, tri kỉ.
- Nhờ phép nhân hoá mà thiên nhiên trong bài thơ trở nên sống động hơn, có hồn hơn và gắn bó với con người hơn.
b, Phép ẩn dụ tu từ: từ mặt trời trong câu thơ thứ hai chỉ em bé trên lưng mẹ, đó là nguồn sống, nguồn nuôi dưỡng
niềm tin của mẹ vào ngày mai.

Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
17
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
BỔ TRỢ KIẾN THỨC
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 9 MỞ RỘNG
( Dạy & Học 2 buổi / ngày )
Phần : TIẾNG VIỆT
Tiết 168,169,170 : LUYỆN TẬP

ĐỀ SỐ 1
A. Phần trắc nghiệm
I. Khoanh tròn vào những câu trả lời đúng( 2 điểm)
- Câu 1: Dòng nào sau đây định nghĩa đúng nhất về khởi ngữ?
A. Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước Chủ ngữ.
B. Khởi ngữ là thành câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
- Câu 2: Trong cụm từ in nghiêng ở câu sau, cụm từ nào là khởi ngữ?
A. Tôi đọc quyển sách này rồi B. Quyển sách này tôi đọc rồi.
- Câu 3: Từ “Hỡi” trong câu sau là thành phần gì?
“ Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!”
( Nhớ rừng- Thế Lữ)

A. Khởi ngữ B. Thành ngữ C. Câu cảm thán D. Thành phần gọi đáp
- Câu 4: Cụm từ “ Thưa ông” trong câu sau dùng để làm lời gọi hay lời đáp.
“ Thưa ông, bà nhà cho mời ông về ạ”
A. Lời gọi B. Lời đáp
- Câu 5: Câu : “ Bạn vừa đến thì xe cũng vừa đi” thuộc kiểu câu gì?
A. Câu đơn B, Câu rút gọn C. Câu ghép D. Câu đặc biệt
- Câu 6: Từ “ hành động” trong câu: “ Đó là một hành động đúng đắn” là loại từ gì?
A. Danh từ B. Động từ C. Tính từ D. Số từ
- Câu 7: Từ “ vết thẹo” là loại từ gì?
A. Từ toàn dân B. Từ địa phương Nam bộ C. Từ mượn D. Từ địa phương trung bộ
- Câu 8: Trong các từ dưới đây, từ nào không phải tính từ?
A. Bồi hồi B. Giỏi C. Rất D. Vui
II. Nối các ý ở câu bên trái với thành phần biệt lập ở bên phải sao cho phù hợp
( 1 điểm)
Câu Thành phần biệt lập
1. Cô gái nhà bên( có ai ngờ) cũng vào du kích a. Tình thái
2. Trong gió nghe như có tiếng hát b. Cảm thán
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
18
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngô Mây
3. Chao ôi, nước mất nhà tan
Hôm nay lại thấy giang san bốn bề
c. Gọi đáp
4. Anh chị em ơi, hãy giương súng lên cao
chào xuân 68
d. Phụ chú
1 ; 2 ; 3 ; 4 .
B. Tự luận( 7 điểm)
- Câu 1( 1đ): Phân biệt sự khác nhau giữa tường minh và hàm ý.
- Câu 2(2đ): Đọc hai câu ca dao sau:

Bao giờ chạch đẻ ngọn đa
Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình
a) Hai câu ca dao trên có hàm ý không? Nếu có hãy nói rõ hàm ý đó.
b) Bằng hình thức lập luận nào, em suy ra được hàm ý trên.
- Câu 3( 4đ): Viết một đoạn văn ngắn từ 10 đến 15 dòng với chủ đề tự chọn. Trong đó có chứa
thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, nối.
3. Giáo viên theo dõi học sinh làm bài, nhận xét giờ kiểm tra
Hướng dẫn chấm
A. Trắc nghiệm( 3 điểm)
( Mỗi câu trả lời đúng được 0,25đ)
Câu I.1 2 3 4 5 6 7 8 II
Đáp án B B C A C A B C 1-d; 2-a
3- b; 4-c
B. Tự luận( 7 điểm)
Câu Nội dung Điểm
1 - Nghĩa tường minh: là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp
bằng các từ ngữ có trong câu
(0,5đ)
- Hàm ý: Là phần thông báo không được diễn đạt trực tiếp bằng
các từ ngữ trong câu, phải nhờ suy nghĩ mới nắm bắt được
(0,5đ)
2 a) Hai câu ca dao trên có chứa hàm ý. Hàm ý của hai câu ca dao là
ta không lấy mình.
(1đ)
b) Hiểu hàm ý của hai câu ca dao sẽ được lập luận như sau:
Khi nào chạch đẻ ngọn đa, sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình.
Chạch sẽ không bao giờ đẻ ngọn đa, sáo không đẻ dưới nước. Vì
vậy, ta không bao giờ lấy mình.
(1đ)
3 - Đoạn văn viết đúng theo chủ đề tự chọn, logic, diễn đạt đủ ý. ( 1đ)

- Đoạn văn chứa thành phần phụ chú, phép liên kết câu: lặp, thế, (3đ)
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
19
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngơ Mây
nối.
Đ Ề SỐ 2
A. Trắc nghiệm: ( 3 điểm )
1/. Ý nào sau đây nêu nhận xét không đúng với Khởi Ngữ?
A. Khởi Ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ.
B. Khởi Ngữ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
C. Có thể thêm một số quan hệ từ trước Khởi ngữ.
D. Khởi ngữ là thành phần không thể thiếu được trong câu.
2/. Câu nào sau đây không có khởi ngữ?
A. Tôi thì tôi xin chòu.
B. Miệng ông, ông nói, đình làng, ông ngồi.
C. Nam Bắc hai miền ta có nhau.
D. Cá này rán thì ngon.
3/. Câu văn nào sau đây có khởi ngữ?
A. Về trí thông minh thì nó là nhất.
B. Nó thông minh nhưng hơi cẩu thả.
C. Nó là một học sinh thông minh.
D. Người thông minh nhất lớp là nó.
4/. Dòng nào sau đây không chứa những từ ngữ thường dùng trong phép nối.
A. Và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, để,
B. Vì vậy, nếu thế, thế thì, vậy nên
C. Nhìn chung, tóm lại, hơn nữa, với lại, vả lại
D. Cái này, điều ấy, việc đó hắn, họ, nó
5/. Từ in đậm trong câu văn sau chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bò tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu
biết, ham hoạt động và đầy ước vọng.

A. Quan hệ bổ sung. C. Quan hệ nhượng bộ.
B. Quan hệ nguyên nhân D. Quan hệ nghòch đối.
6/. Sắp xếp nội dung cho phù hợp giữa cột A với cột B ?
A B
1. Phép lặp từ ngữ a. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ có tác
dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước.
2. Phép đồng nghóa, trái nghóa,
liên tưởng.
b. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ biểu thò
quan hệ với câu trước.
3. Phép thế. c. Lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu
trước.
4. Phép nối d. Sử dụng ở câu đứng sau các từ ngữ đồng
nghóa, trái nghóa hoặc cùng trường liên tưởng
với từ ngữ đã có ở câu trước.
B. T ự luận  7 điểm )
Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
20
B ổ trợ kiến thức Ngữ văn 9 ( Chương trình mở rộng )- THCS Ngơ Mây
1. Tìm khởi ngữ trong câu sau và viết lại thành câu không có khởi ngữ ( 1điểm)
Con mắt tôi thì các anh lái xe bảo:"Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!"


2. Tìm phần phụ chú trong các câu sau: ( 2đ)
a. Mọi người, kể cả nó, đều nghó là sẽ muộn
b. Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghóa quyết đònh là hãy làm cho lớp trẻ - những người chủ thực sự
của đất nước trong thế kỹ tới - nhận ra điều đó, quen dần với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ
nhất
c. Cô bé nhà bên ( có ai ngờ)
Cũng vào du kích

Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
Mắt đen tròn(thương thương qua đi thôi)

d. Chúng tôi, mọi người - Kể cả anh, đều tưởng con bé đứng yên đó thôi
3. Cho ví dụ về các phép liên kết sau: ( 2,5đ)
A. Phép lặp từ ngữ

B. Phép thế đồng nghóa

C. Phép trái nghóa

D. Phép thế

E. Phép nối

4. Đọc truyện cười và trả lời câu hỏi: ( 1,5 đ)
HAI KIỂU ÁO
Có ông quan lớn đến hiệu may để may một cái áo thật sang tiếp khách. Biết quan xưa nay nổi tiếng
luồn cúi quan trên, hách dòch với dân, người thợ may bèn hỏi:
- Xin quan lớn cho biết ngài may chiếc áo này để tiếp ai ạ ?
Quan lớn ngạc nhiên:
- Nhà ngươi biết để làm gì?
Người thợ may đáp:
- Thưa ngài, con hỏi để may cho vừa. Nếu ngài mặc hâu quan trên thì vạt đằng trước phải máy ngắn đi
dăm tấc, còn nếu ngài mặc để tiếp dân đen, thì vạt đằng sau phải may ngắn lại.
Quan ngẫm nghó một hồi rồi bảo:
- Thế thì nhà ngươi may cho ta cả hai kiểu.
A. Câu nào trong lời đối đáp trên đây chứa hàm ý?
B. Nội dung hàm ý?
C. Người nghe có giải đoán được hàm ý trong câu nói đó không? Chi tiết nào xác nhận điều này?

Ban biên tập : GV Lê Kym Phương ( Chủ biên ) , GV Nguyễn Văn Tây , Nguyễn Thị Thu Hà , Trần Thị Phương
21
B tr kin thc Ng vn 9 ( Chng trỡnh m rng )- THCS Ngụ Mõy
B TR KIN THC
CHNG TRèNH NG VN 9 M RNG
( Dy & Hc 2 bui / ngy )

Phn : TP LM VN
Tit 96,97,98 : PHẫP PHN TCH V TNG HP ; DIN DCH V QUY NP
Phn mt : Kin thc c bn :
A.Phép phân tích và tổng hợp
I. Phép phân tích
Phân tích là phép lập luận trình bàytừng bộ phận của một vấn đề , nhằm chỉ ra nội dung của sự vật , hiện tợng.
Để phân tích nội dung của sự vật hiện tợng , ngời ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh , đối
chiếu
II, Phép tổng hợp
Là rút ra cái chung từ những điều đã phân tích , không có phân tích thì không có tổng hợp . Lập luận tổng hợp
thờng đặt ở cuối đoạn , hay cuối bài , ở phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản .
*. Giá trị và ý nghĩa
Quá trình phân tích là một quá trình tổng hợp đợc nâng dần lên ngày một sâu hơn , cao hơn , từ chi tiết, bộ
phận đợc trừu tợng hoá, khái quát hoá. Khi bbắt đầu phân tích , chủ thể nhận thức đã có quan niêm chung về sự
vật , tức là có sự tổng hợp ít nhiều rồi , và sau khi tìm hiểu đợc một bộ phận của chỉnh thể , chủ thể nhận thức đã
tiến hành khái quát hoá , tức là đã tiến hành tổng hợp những tài liệu phân tích đầu tiên . Cứ nh cậy phân tích và
tổng hợp xen kẽ nhau, bổ xung cho nhau cho đến khi nhận thức đợc toàn bộ sự vật nh một chỉnh thể .
III. Thực hành phân tích- tổng hợp một vấn đề, một văn bản
1.Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi ở bên dới
.
Ngời mẹ sinh con mang nặng đẻ đau. Ngời mẹ nuôi con bằng dòng sữa của
chính mình, bằng
toàn bộ tinh lực của mình. Ngoài nghĩa cả đối với Tổ quốc , đối với cách mạng có tình cảm nào thiêng liêng hơn

tình cảm mẹ con ? Có sự hi sinh tận tuỵ nào bằng sự hi sinh tận tuỵ của ngời mẹ đối với ngời con ?


Dạy con từ thủa còn thơ
đứa trẻ tiếp thu văn hoá loài ngời, đầu tiên chính qua ngời mẹ, từng dây, từng
phút, ngời mẹ truyền cho con những tình cảm, những ý nghĩ của mình, những điều mình từng trải trong cuộc
sống. Mỗi lời nói, mỗi nụ cời, mỗi nét mặt buồn hay vui của ngời mẹ đều in sâu vào tâm hồn đứa trẻ những ấn t-
ợng mà đứa trẻ giữ mãi trong suốt cả cuộc đời. Dạy con biết nói, biết cời, ru con bằng điệu hát đầy ý nghĩa,
khuyên bảo con những lẽ phải, điều hay Chính bằng cách đó, ngời mẹ đã góp phần và lu truyền văn hoá dân tộc
từ đời này sang đời khác .
Không có sự đánh giá nào chính xác hơn, đầy đủ hơn sự đánh giá sau đây của Hồ Chủ Tịch đối với công lao
của ngời mẹ:
Nhân dân ta rất biết ơn các bà mẹ cả

hai miền Nam bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh
hùng của nớc ta, Tổ quốc Việt Nam có những ngời anh hùng là nhờ công sinh thành của những ngời mẹ anh hùng
bất khuất, trung hậu ,đảm đang Chính những ngời mẹ Việt Nam từ bao thế kỉ nay, đã truyền lại cho chúng ta khí
phách của Bà Trng, Bà Triệu, đức tính cần cù lao động, lòng thơng nớc, thơng nhà. Chúng ta có quyền tự hoà
chính đáng về nhngx bà mẹ Việt Nam

.
( Lê Duẩn- Cách mạng xã hội chủ Nghĩa ở Việt Nam
)
Hỏi
,: Phần trích trên đây có mấy đoạn văn?. Tác giả vận dụng thao tác Phân tích tổng hợp nh thế nào?
Ban biờn tp : GV Lờ Kym Phng ( Ch biờn ) , GV Nguyn Vn Tõy , Nguyn Th Thu H , Trn Th Phng
22
B tr kin thc Ng vn 9 ( Chng trỡnh m rng )- THCS Ngụ Mõy
Tác giả đã vận dụng thao tác phân tích- tổng hợp một cách chặt chẽ, tạo lên tính hùng biện , khúc chiết, đầy
sức thuyết phục . Đoạn văn nào cũng có phép phân tích- tổng hợp ; càng về sau thì mức độ phân tích càng ở mức

độ sâu sắc hơn, rộng lớn hơn , khái quát hơn
-Đoạn 1
, Phân tích công lao của mẹ đối với con, rồi khẳng định tình mẹ vô cùng thiêng liêng, sự hi sinh tận
tuỵ của mẹ rất to lớn
- Đoạn 2.
Phân tích công lao ngời mẹ dạy bảo con, từ đó tổng hợp, khái quát thành:
Đứa trẻ tiếp thu
văn hoá loài ngời, đầu tiên chính là qua ngời mẹ

Ngời mẹ đã góp phần gìn giữ và lu truyền
văn hoá dân tộc từ đời này sang đời khác

- Đoạn 3
. Phân tích công lao to lớn của bà mẹ ở hai miền Nam Bắc đã sinh đẻ và nuôi dạy những thế hệ anh
hùng. Tác giả khái quát, tổng hợp:
Có những con ngời anh hùng là nhờ có những ngời mẹ anh
hùng.Phụ nữ Việt Nam anh hùng, chúng ta tự hào về những bà mẹ Việt Nam.
2, Để bàn về vấn đề tranh giành và nhờng nhịn Một bạn học sinh đã viết nh sau
:( Đây là đoạn trích
phần thân bài )

Tranh giành là gì? Nhờng nhịn là nh thế nào?
Chúng ta cùng tìm hiểu hai khái niệm này .Tranh
giành là giành giật, vơ vét lấy công sức , thành quả của ngời khác về cho mình. Còn nhờng nhịn là cho, là chia sẻ
công sức, thành quả của mình cho những ngời khác thiếu thốn, khó khăn hơn mình. Hai khái niệm này luôn đối
lập nhau, nhng chúng cùng thể hiện qua lời nói hoặc hành động của tất cả mọi ngời. Ngay từ nhỏ, sống trong gia
đình, nếu không đợc nhắc nhở, giáo dục thờng xuyên, ta có thể giành của anh em từ cái kẹo; ở trờng, ở lớp có thể
ta sẽ giành với các bạn từ chỗ ngồi, từ cái bút, quyển vở. Tới khi trởng thành trong mối quan hệ xã hội , ta có thể
dễ dàng tranh giành với ngời khác bất kể cái gì , lúc nào và ở đâu. Ngợc lại ,nếu từ nhỏ ta đã biết nhờng nhịn ngời
khác, biết yêu thơng kẻ khó, thì lớn lên ta cũng biết yêu thơng, nhờng nhịn hết thảy những ngời quanh ta. Đó là

quan niệm của chúng ta về tranh giành và nhờng nhịn
Con ngời muốn tranh giành quyền lợi với kẻ khác là con ngời bộc lộ rõ sự ích kỉ, cá nhân. Sự tranh giành sẽ
làm cho con ngời trở lên cô độc, làm xấu đi mối quan hệ giữa con ngời và con ngời. Con ngời biết nhờng nhịn là
con ngời có lòng nhân ái, yêu thơng; Là con ngời dễ dàng cảm thông , chia sẻ và giúp đỡ những ngời trong gia
đình mình cũng nh ngoài xã hội. Sự nhờng nhịn sẽ làm cho quan hệ giã con ngời với con ngời trong xã hội trở lên
tốt đẹp .
Từ lâu, ông cha ta- Tổ tiên ngời Việt đã dạy ta rằng
Lá lành đùm lá rách. Lá

rách ít ,đùm lá rách
nhiều
. Sống ở trên đời, ai giám nói lúc nào ta cũng khoẻ, lúc nào cũng đủ; Mà có lúc ta gặp khó khăn ta nhờ đến
bạn bè, xóm giềng. Vậy trong một cộng đồng, nên phát triển đức tính nhờng nhịn và giảm bớt dần tranh giành.
Làm sao ta quên đợc
Hũ gạo chống đói
Năm 1946 khi Bác Hồ phát động phong trào giúp đỡ ngời nghèo đói.
Quên sao đợc về Bác nhịn đói bữa tra, dành gạo cứu ngời đói. Gần đây, cả nớc đã dấy lên phong trào ủng hộ giúp
đỡ ngời nghèo đói và tàn tật, khó khăn. Đồng thời không ngừng tuyên truyền giáo dục cộng đồng để giảm bớt
cảnh anh em trong nhà, bà con xóm giềng tranh cãi, chém giết nhau vì những quyền lợi trớc mắt. Thế có nghĩa là
khuyến khích, phát triển những việc làm từ thiện, nhờng nhịn, xẻ chia khó khăn với nhau của mọi ngời. Một xã hội
ngày càng văn minh, quan hệ giữa con ngời ngày càng trong sáng, đẹp đẽ là xã hội của tơng lai.
* Để bàn về vấn đề



Tranh giành và nhờng nhịn

trong phần thân bài ở bài tập làm văn của mình, bạn học
sinh trên đã chia ra làm mấy luận điểm? Nội dung của các luận điểm ấy nh thế nào?
* Nội dung vừa nêu từng luận điểm, theo em có phải là sự tổng hợp từng luận điểm không? Và sau ba luận

điểm vừa phân tích, ngời viết có thể tổng hợp chung để làm rõ vấn đề

tranh giành và nhờng nhịn

hay không?
* Có nên rút ra kết luận về vị trí của phép tổng hợp từng luận điểm ở phần thân bài hay không? Vậy quan hệ
giữa phân tích và tổng hợp nh tyhế nào, nhất là trong một bài văn nghị luận ?
3.Thực hành viết các đoạn văn phân tích- tổng hợp
4 Tìm những câu danh ngôn về giáo dục, học tập, đọc sách.
Ban biờn tp : GV Lờ Kym Phng ( Ch biờn ) , GV Nguyn Vn Tõy , Nguyn Th Thu H , Trn Th Phng
23
B tr kin thc Ng vn 9 ( Chng trỡnh m rng )- THCS Ngụ Mõy
*Ngời khôn học đợc nhiều điều ở ngời ngu hơn là ngời ngu học đợc ở ngời khôn
( Xen-Xô)
Thà không biết gì còn hơn là biết nhiều thứ nửa vời( Nít-xơ)
Thà đừng sinh ra đời còn hơn là bị thất học(J.Hơ-uốt)
Ba nền tảng của học vấn là: Nhận xét nhiều, từng trải nhiều và học tập nhiều.(ca-tơ-ran)
Dốt nát là đêm tối của tâm hồn.(Xi-xê-rông)
Quên kiến thức thì có thể bị điểm kém, nhng còn có cơ hội để giành điểm tốt. Quên bạn thì có thể trở thành
ích kỉ, nhng vẫn có cơ may sửa chữa lỗi lầm. Quên thầythì không có lí do gì khiến con ngời có thể chùn tay trớc tội
ác ( M.Go-rơ-ki)
II. Quy Nạp và diễn dịch
I. Cách lập luận nh thế nào gọi là quy nạp?
Quy nạp là phơng pháp nhận thức trong đó quá trình suy lí đi từ cái riêng đến cái chung, từ những sự vật cá
biệt tới nguyên lí phổ biến. Nội dung của nó là trên cơ sở quan sát đợc, ngời ta phát hiện thấy có sự lặp đi lạp lại
đó đợc ghi lại trong chuỗi phán đoán đơn nhất. Nếu không phát hiện thấy những trờng hợp ngợc lại thì chuỗi
phán đoán đó làcăn cớ hình thức cho kết luận chung: Cái đúng cho trờng hợp quan sát đợc cũng đúng cho trờng
hợp theo hay cho tất cả các trờng hợp tơng tự vói chúng. Khi số trờng hợp tơng tự trùng với số trờng hợp quan sát
đợc thì gọi là
quy nạp đầy đủ .

Còn khi số trờng hợp còn lại là hữu hạn nhng không quan sát hết đợc hay là vô hạn
thì quy nạp đợc gọi là
quy nạp không đầy đủ
.

Trong thực tiễn cuộc sống cũng nh làm văn( Một bài văn cụ thể) thì
quy nạp đầy đủ
đợc ứng dụng rất hạn chế,
còn quy nạp không đầy đủ
lại đợc sử dụng rất rộng rãi, nhng cần biết rằng kết luận đợc rút ra chỉ mang tính tơng
đối và cũng vì vậy, thao tác quy nạp cần
đợc bổ sung bằng thao tác diễn dịch
.
1.Ví dụ
Ngày 9 tháng 3 năm nay, Nhật tớc khí giới của quân đội Pháp, bọn thực dân Pháp hoặc bỏ chạy, hoặc đầu
hàng. Thế là chẳng những chúng không
bảo hộ
, trái lại trong 5 năm, chúng bán nớc ta hai lần cho Nhật.
Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nớc ta đa thành thuộc địa của Nhật chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.
Khi Nhật hàng đồng minh thì nhân dân cả nớcta nổi dậy giành chính quyền lập lên nớc Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà.
Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nớc Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp

(
trích

Tuyên ngôn độc lập
-Hồ Chí Minh)
Nhận xét:
Từ những sự kiện lịch sử nh: Từ 1940- 1945, trong 5 nămPháp bán nớc ta hai lần cho Nhật; từ mùa thu năm

1940, Việt Nam đã thành thuộc địa của Nhật; Nhật đầu hàng đồng minh;nhân dân ta đã giành chính quyền lập lên
nớc Việt Nam dân chủ Cộng hoà- Tác giả đi đến kết luận ( quy nạp):

Sự thật là nhân dân ta đã lấy lại nớc Việt Nam
từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp

, đó là một chân lí lịch sử hùng hồn mà kẻ thù của dân tộc ta không thể
nào chối cãi đợc.
2.Viết các đoạn văn quy nạp
*.Đoạn văn quy nạp nói về vai trò và tác dụng của sách giáo khoa.
Sách là nơi hội tụ, tích luỹ những tri thức của nhân loại xa nay, sách chứa đựng biết bao nhiêu cái hay, cái đẹp
về thiên nhiên, tạo vật, về cuộc sống của con ngời trên hành trình vơn tới văn minh, tơi sang. Sách mở ra trớc mắt
chúng ta những chân trời. Có áng thơ bồi đắp tâm hồn ta bao cảm xúc đẹp về tình yêu và lẽ sống. Có áng văn dẫn
chúng ta đi cùng những nhân vật phiêu lu, ru hồn ta lạc vào bao mộng tởngkì diệu. Sách giáo khoa chẳng khác
nào cơm ăn, áo mặc, nớc uống, khí trời để thở đối với học sinh chúng ta. Cuộc đời ssẽ vô vị bao nhiêu nếu thiếu
hoa thơm và thiếu sách. Nhng sách phải hay, phải đẹp, phải tốt thì mới có giá trịvà bổ ích. Thật vậy, mọi quyển
sách tốt đều là ngời bạn hiền.
Ban biờn tp : GV Lờ Kym Phng ( Ch biờn ) , GV Nguyn Vn Tõy , Nguyn Th Thu H , Trn Th Phng
24
B tr kin thc Ng vn 9 ( Chng trỡnh m rng )- THCS Ngụ Mõy
*Đoạn văn chủ đề về học tập.
Niềm vui sớng của tuổi thơ là đợc cắp sách đến trờng học tập. Bị mù chữ hoặc thất học là một bất hạnh. Biển
học rộng bao la; trớc mắt tuổi trẻ thời cắp sách là chân trời tơi sáng. Học văn hoá, học ngoại ngữ, học khoa học kĩ
thuật, học nghề. Học đạo lí làm ngời để hiểu vì sao
Tiên học lễ, hậu học văn

.
Học ở trờng, hcọ thầy, học
bạn. Học trong sách vở, học trong cuộc đời,
Đi một ngày đàng, học một


sàng khôn
Học đi đôi với hành.
Biết học còn phải biết hỏi. Tóm lại chúng ta phải chăm chỉ, sáng tạo học tập, học tập một cách thông minh và có
mục tiêu học tập đúng đắn
II.Diễn dịch là nh thế nào?
Diễn dịch không chỉ là phơng pháp trong đó quá trình suy lí đi từ cái chungđến cái riêng, mà còn là phơng
pháp rút ra các chân límới từ các chân lí đã biết nhờ các quy luật và các quy tắc của lô gích học.
Quy nạp đợc bổ sung bằng diễn dịch cũng nh diễn dịch đợc bổ trợ bằng quy nạp.
Quy nạp và diễn
dịch gắn bó chặt chẽ với nhau nh phân tích và tổng hợp. Chúng liên hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau.
Trong một luận đề cụ thể, một bài văn cụ thể , nhất là kiểu bài văn chứng minh, phân tích văn học, chúng ta
phải biến thao tác quy nạp- diễn dịch thành kĩ năng thành thục, biến hoá.
1Ví dụ
Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật
pháp dã man. Chúng lập ba chế độ khác nhaủ ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nớc nhà của ta, để
ngăn cản dân tộc ta. Chúng lập ra nhà tù nhiề hơn trờng học. Chúng thẳng tay chém giết những ngời yêu nớc th-
ơng nòi của ta. Chúng tắn những cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu.
Chúng ràng buộc d luận, thi hành chính sách ngu dân.
Chúng dùng thuốc phiện, rợu cồn để làm cho nòi giống chúng ta suy nhợc
( Trích
Tuyên ngôn độc lập

)
Nhận xét
:Hồ Chí Minh đã sử dụng thao tác diễn dịch để căm giận lên án 5 tội ác vô cùng dã manvề mặt chính
trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta trong suốt 80 năm ròng. Câu văn ngắn, diễn đạt trùng điệp, đanh thép,
hùng biện.
2.Viết đoạn văn diễn dịch.
*

Em rất kính yêu và biết ơn mẹ
. Có lẽ vì em là con út trong gia đìnhnên đợc mẹ dành cho nhiều tình yêu
thơng nhất. Mẹ tần tảo lo toan việc nhà từ bữa cơm, bát canh đến tám áo cho chồng, con. Mùa hè cho đến mùa
đông, mẹ đềuthức khuya dậy sớm, nét mặt đôn hậu, cử chỉ mẹ dịu dàng. Mẹ hi sinh, mẹ chăm chút việc học hành
cho đàn em thơ. Mẹ luôn nhắc nhở mấy chị em phải chăm chỉ, học hành, nay mai thi vào đại học, học nghề, có
công ăn việc làm chắc chắn. Mỗi lần đợc điểm 10 về khoe mẹ, mẹ rất vui. Mẹ vui sớng, hãnh diện khi thấy đàn con
ngày một khôn lớn. Tóc mẹ ngày một bạc thêm các con cha đỡ đần mẹ đợc bao nhiêu. Em chỉ cầu mong mẹ đợc
vui, đợc khoẻ mãi mãi.
*Hồ Chí Minh là hình ảnh sống về đạo đức cách mạng
. ở Hồ Chí Minh thể hiện toàn vẹn đức tính chí
công vô t, cần, kiệm, liêm, chính, nhân, nghĩa, chí, dũng, với nội dung mới, mà Ngời đã đề ra cho toàn Đảng, toàn
dân. Nét đặc biệt của Hồ Chí Minh là khiêm tốn, giản dị, sự khiêm tốn. giản dị chân thành và hồn nhiêncủa ngời
bao giờ cũng là chính mình, và chỉ cần là chính mình. Địa vị càng cao, uy tín càng lớn, Hồ Chí Minh càng khiêm tốn
và giản dị. Trớc tất cả và hơn hết mọi ngời trong mỗi ngày, mỗi việc. Hồ Chí Minh đã làm đúng điều mà ngời nhắc
nhở mọi ngời cán bộ cách mạng; là chân thành ,tận tuỵ và làm đầy tớ của nhân dân. ở cơng vị đứng đầu Đảng và
Nhà nớc, đợc tín nhêm rất cao, Hồ Chí Minh vẫn sống nh một ngời Đảng viênvà một ngời lao động bình thờng, tôn
trọng quần chúng và phục tùng tập thể , lắng nghe ý kiến của những ngời hcọ trò và mọi ngời sống quanh mình,
khi chuẩn bị một chủ trơng quan trọngcũng nh khi viết một bài báo.
Ban biờn tp : GV Lờ Kym Phng ( Ch biờn ) , GV Nguyn Vn Tõy , Nguyn Th Thu H , Trn Th Phng
25

×