Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F1(L x Y), F1(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 99 trang )





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––







TRẦN VĂN
THẮNG









ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F
1
(L x
Y), F


1
(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC
GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC











LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


















THÁI NGUYÊN - 2011





ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƢỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––






TRẦN VĂN
THẮNG







ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA LỢN NÁI LAI F
1

(L x
Y), F
1
(Y x L) VÀ CON LAI CỦA CHÚNG VỚI LỢN ĐỰC
GIỐNG DUROC, L19 NUÔI TẠI VĨNH PHÚC








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

CHUYÊN NGÀNH: CHĂN
NUÔI


MÃ SỐ: 60 62 40








Hƣớng
dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN TỐ












THÁI NGUYÊN - 2011






LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.







Tác giả





Trần Văn Thắng






LỜI CÁM
ƠN




Nhân dịp hoàn thành luận văn, cho phép tôi được bày tỏ lời biết ơn
chân thành nhất đến PGS.TS. Trần Tố, người hướng dẫn khoa học đã tận
tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Lời cám ơn chân thành của tôi cũng xin gửi tới các Thầy Cô trong
Bộ môn Di truyền-Giống vật nuôi; Khoa Chăn nuôi-Thú y; Khoa Sau đại
học, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên.
Xin chân thành cám ơn Thường trực Hội Nông dân tỉnh Vĩnh Phúc
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.
Cho phép tôi được bày tỏ lời cám ơn tới Trung tâm giống gia súc,

gia cầm tỉnh Vĩnh Phúc đã giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ
tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho luận văn này.
Tôi xin cám ơn gia đình và bạn bè đồng nghiệp đã tạo mọi điều

kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.




2011
Thái Nguyên, tháng 10 năm



Tác giả







Trần Văn Thắng










Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Danh mục các chữ viết tắt

Mục lục

Danh mục các bảng

MỤC LỤC

Nội dung Trang

Danh mục các biểu đồ, đồ thị

MỞ ĐẦU 1

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2. Mục tiêu của đề tài 3

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

3.1. Ý nghĩa khoa học 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn 4


CHƢƠNG
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu 5

1.1.1. Cơ sở di truyền của sự lai tạo và ưu thế lai
5


1.1.1.1. Bản chất di truyền của ưu thế lai 5

1.1.1.2. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn 6

1.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản, yếu tố ảnh hưởng đến năng

suất sinh sản
7


1.1.2.1. Cơ sở sinh lý sinh dục đực 7

1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng 9

tinh dịch 10

1.1.2.3. Cơ sở sinh lý sinh sản ở con cái 11

1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của

con cái 18





1.1.3. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng, các yếu tố ảnh hưởng tới
18


khả năng sinh trưởng.
18


1.1.3.1. Cơ sở sinh lý của sự sinh trưởng 20

1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng 22

1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn đực giống
25


1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất của lợn cái
26


1.1.6. Các chỉ tiêu đánh giá năng suất và chất lượng thịt lợn
26


1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc. 29


1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở
nƣớc
ngoài. 34

1.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước.

1.3. Giới thiệu vài nét về lợn thí nghiệm 36

CH
Ƣ
ƠNG 2. ĐỐI T
Ƣ
ỢNG, NỘI DUNG VÀ PH
Ƣ
ƠNG PHÁP 36

NGHIÊN CỨU 36

2.1. Đối
tƣợng,
địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.2. Nội dung nghiên cứu. 36

2.2.1. Nghiên cứu một số chỉ tiêu về sinh sản vả sức sản xuất của lợn nái

lai F
1
(Y x L) và F
1

(L x Y) 37

2.2.2. Nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa đực Duroc 39

và L19 với nái lai F
1
(L x Y) và F
1
(Y x L)

2.3.
Phƣơng
pháp nghiên cứu 39

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh sản của lợn nái

lai F
1
(Y x L) 41

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa 44

đực Duroc và L19 với nái lai F
1
(Y x L) và F
1
(L x Y) 45

2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu


CHƢƠNG
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 45

3.1. Kết quả nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái lai F
1
(L




x Y) và F
1
(Y x L) nuôi tại Vĩnh Phúc 45

3.1.1. Kết quả nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của 49

lợn nái lai F
1
(L x Y) và F
1
(Y x L) nuôi tại Vĩnh Phúc. 54

3.2. Kết quả nghiên cứu khả năng sản xuất của con lai giữa đực
54


Duroc và L19 với nái lai F
1
(L x Y) và F
1

(Y x L). 61

3.2.1. Khả năng sinh trưởng
66


3.2.2. Hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn thí nghiệm
71


3.2.3. Khả năng cho thịt của lợn thí nghiệm.
73


3.2.4. Sơ bộ hạch toán kinh tế
73


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ 74

1. Kết luận 75

2. Tồn tại 76

3. Đề nghị 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 82

A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 87


B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

PHỤ LỤC




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT




CA Nái lai [Duroc(L19) x Landrace(L06) x Meishan(L95)]
CS Cộng sự
CTV Cộng tác viên


C22 Nái lai [Duroc(L19) x Yorkshire (L11) x Landrace(06)]
C1050 Dòng nái lai [Landrace (L06) x Yorkshire (L11)]
C1230 Dòng nái lai [Landrace (L06) x Meishan(L95)]
D Giống lợn Duroc
DML Dày mỡ lưng

DxF1(LY) Duroc x F1(Landrace x Yorkshire)
DxF1(YL) Duroc x F1(Yorkshire x Landrace)
H Giống lợn Hampshire
L hoặc LR Giống lợn Landrace
LW Giống lợn LargeWhite
L06 Dòng Landrace thuần
L11 Dòng Large White thuần



L19 Dòng đực (Duroc x Yorkshire) Viện chăn nuôi

L19xF1(YL) L19 x F1(Yorkshire x Landrace)
L19xF1(LY) L19 x F1(Landrace x Yorkshire)
L64 Dòng Piétrain thuần
L95, MS Dòng Meishan tổng hợp


MC Giống lợn Móng Cái




Pi Giống lợn Piétrain

TĂ Thức ăn

TLN Tỷ lệ nạc
TT Tăng trọng
TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
ƯTL Ưu thế lai
Y Giống lợn Yorkshire


402 Dòng đực lai [Yorkshire(L11) x Piétrain(L64)]





DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng Trang

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản của lợn nái lai F
1
(L x Y)


và F
1
(Y x L) 46

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu sản xuất của lợn nái lai F
1
(L x Y) và F
1


(Y x L) 50

Bảng 3.3. Khối lượng của lợn qua các kỳ cân(Kg) 54

Bảng 3.4.Sinh trưởng tuyệt đối của lợn qua các tháng(Gr/con/ngày) 58

Bảng 3.5. Sinh trưởng tương đối của lợn qua các tháng(%) 60

Bảng 3.6. Lượng thức ăn tiêu thụ của lợn thí nghiệm(Kg) 61


Bảng 3.7. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng(kg) 62

Bảng 3.8. Tiêu tốn Protein cho một kg tăng khối lượng(Gr) 64

Bảng 3.9. Tiêu tốn NLTĐ cho một kg tăng khối lượng(Kcal) 65

Bảng 3.10. Chi phí thức ăn cho một kg tăng khối lượng (Đồng) 65

Bảng 3.11. Kết quả mổ khảo sát 67

Bảng 3.12. Đánh giá chất lượng của lợn thịt 70

Bảng 3.13. Sơ bộ hạch toán kinh tế 71







DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ

Tên biểu đồ và đồ thị Trang


Đồ thị 3.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn thí nghiệm qua các tháng 57

Biểu đồ 3.1. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm. 59

Biểu đồ 3.2. Sinh trưởng tương đối của lợn thí nghiệm. 60


Biểu đồ 3.3. Tiêu tốn thức ăn cho một kg tăng khối lượng. 63








MỞ ĐẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Trên thế giới chăn nuôi lợn là một ngành phát triển, thịt lợn chiếm 40%
tổng sản lượng các loại thịt. Ở Việt Nam chăn nuôi lợn là một nghề truyền
thống lâu đời của hàng triệu hộ nông dân, thịt lợn chiếm trên 70% tổng sản
lượng các loại thịt tiêu thụ hàng ngày trên thị trường.
Thực hiện định hướng phát triển chăn nuôi, phát triển đàn lợn theo hướng
“nạc hoá” sử dụng tổ hợp lai 3 máu cấp tiến và ngoại thuần, mở rộng hệ thống
chăn nuôi tập trung thâm canh, chọn lọc nâng cấp đàn lợn nái nội, nái lai hiện có,
hình thành các trang trại nông hộ quy mô vừa, thay đổi cơ cấu đàn, tăng đàn nái
ngoại, giảm đàn nái nội Hiện nay chăn nuôi lợn trang trại đang được nhà nước
khuyến khích và đã có sự phát triển trong vài năm gần đây.
Để có được đàn lợn thịt có tốc độ tăng trưởng nhanh và đạt tỷ lệ nạc ở
mức tối đa của phẩm giống, bên cạnh nâng cao tiến bộ di truyền, chọn lọc tốt,
cải tiến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng và điều kiện chuồng trại, việc tạo ra
những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp được một số đặc điểm tốt của mỗi giống,
dòng cao sản và đặc biệt sử dụng triệt để ưu thế lai là rất cần thiết. Nhiều công
trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước, cũng như thực tiễn sản xuất đã khẳng

định những tổ hợp lai nhiều giống khác nhau đều có xu hướng tăng số con sơ
sinh sống mỗi ổ, nâng cao khả năng sinh trưởng, giảm chi phí thức ăn cho mỗi
kg tăng khối lượng, nâng cao tỷ lệ và chất lượng thịt nạc. Hầu hết các nước có
nền chăn nuôi lợn phát triển trên thế giới đều sử dụng các tổ hợp lai để sản xuất
lợn thương phẩm, mang lại năng xuất và hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí
thức ăn, tiết kiệm thời gian nuôi. Ở nước ta nhiều giống lợn cao sản đã được sử
dụng như: Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D), Hampshire (H), Piétrain
(Pi), đã được đưa vào nước ta để cải tiến các giống lợn trong nước, đồng thời
nhập và sản xuất một số dòng lai ngoại như L19, L95, L06, L11, L64, C1050,





C1230, CA, C22, 402 với hệ thống nhân giống lợn của tập đoàn PIC để tạo ra
các tổ hợp lai thương phẩm mang nhiều máu, có ưu thế lai cao đáp ứng được
mục đích nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.
Vĩnh Phúc là một tỉnh nằm ở phía Bắc khu vực sông Hồng, có nền văn
minh lúa nước lâu đời, là một tỉnh nông nghiệp trọng điểm với hai thế mạnh
là cây lúa và con lợn. Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997 kinh tế của Vĩnh
Phúc phát triển với tốc độ khá cao. Là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng
điểm phía Bắc, Vĩnh Phúc rất chú trọng công tác phát triển nông nghiệp đặc
biệt là lĩnh vực chăn nuôi, với mục tiêu tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trong
cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tích cực chuyển dịch cơ cấu vật nuôi và cây
trồng để góp phần phát triển kinh tế chung trong toàn tỉnh. Tổng đàn lợn hàng
năm tăng mạnh không những về số lượng mà chất lượng ngày càng được
nâng cao. Tổng đàn lợn của tỉnh Vĩnh Phúc năm 2004 đạt trên 521,81 ngàn
con (tăng 42,2% so năm 1997 và 25,19% so năm 2000), năm 2006, đạt 549
ngàn con (tăng 48,58% so với năm 1997 và 31,7% so với năm 2000). Sản lượng
thịt lợn hơi xuất chuồng tăng mạnh, năm 2006 đạt 52,9 ngàn tấn, tăng 91,7% so

năm 1997 và 112,3% so năm 2000. Để xây dựng ngành chăn nuôi chuyển từ nhỏ
lẻ, sang sản xuất hàng hóa từ năm 2002, tỉnh đã triển khai các dự án cải tạo
giống và phát triển chăn nuôi lợn hướng nạc, sản xuất giống và chăn nuôi lợn
ngoại, bước đầu thu được kết quả đáng khích lệ đã xuất hiện nhiều mô hình
chăn nuôi công nghiệp, quy mô hàng trăm nái có thu nhập cao. Thực trạng
trong những năm qua, chăn nuôi lợn trang trại ở Vĩnh Phúc có quy mô tương
đối nhỏ, tỷ lệ phát triển cũng như mức độ đầu tư trong chăn nuôi còn hạn chế.
Song cũng có lý do là chăn nuôi trang trại cũng chỉ mới bắt đầu phát triển
trong vài năm gần đây, trình độ kỹ thuật chăn nuôi cũng như khả năng quản lý
trang trại còn hạn chế, do hầu hết các chủ trang trại đều là nông dân đi lên từ
chăn nuôi gia đình nhỏ lẻ, bên cạnh đó chăn nuôi lợn ngoại có tỷ lệ nạc cao vẫn





còn là một nghề mới.

Một trong những vấn đề cấp thiết cần được giải quyết đối với chăn nuôi
lợn ngoại ở Vĩnh Phúc đó là năng suất chất lượng đàn lợn thịt còn thấp, khả năng
sinh sản của đàn lợn nái ngoại không ổn định, người chăn nuôi còn nhiều lúng
túng trong việc lựa chọn tổ hợp lai nào cho phù hợp với điều kiện nuôi dưỡng ở
địa phương để phù hợp với phương thức và qui mô chăn nuôi mang lại hiệu quả.
Trước tình hình thực tế đó, để thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp toàn
diện, tìm ra các biện pháp nâng cao năng suất chất lượng thịt lợn cũng như khả
năng sinh sản của đàn lợn nái, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá
khả năng sản xuất của lợn nái lai F
1
(LxY), F
1

(YxL) và con lai của chúng với
lợn đực giống Duroc, L19 nuôi tại Vĩnh Phúc”
Thực hiện đề tài này sẽ mang lại giá trị lớn trong công tác chăn nuôi lợn
làm cơ sở cho việc phát triển đàn lợn có năng suất, chất lượng cao nuôi trong
nông hộ mang lại lợi ích kinh tế cho người chăn nuôi.
2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Đánh giá một số chỉ tiêu sinh lý sinh sản và sức sản xuất của lợn nái lai

F
1
(LxY) và F
1
(YxL) nuôi tại Vĩnh Phúc.

- Đánh giá khả năng sản xuất của các tổ hợp lai giữa lợn nái lai F
1
(LxY)

và F
1
(YxL) với lợn đực giống Duroc và L19.

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Ý nghĩa khoa học

- Chọn ra tổ hợp lai tốt hơn về các chỉ tiêu sinh lý sinh sản và sức sản
xuất của lợn nái lai, và khả năng sản xuất của con lai ở các tổ hợp lai, góp
phần nâng cao năng xuất chất lượng đàn nái, đàn lợn thịt của tỉnh.

- Kết quả nghiên cứu là số liệu thực tế về ưu thế lai phục vụ cho công

tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học đối với con lợn.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn





Kết quả nghiên cứu của đề tài có ý nghĩa thực tiễn để xây dựng và phát
triển các tổ hợp lai trong các trang trại và các nông hộ có khả năng đầu tư,
thâm canh cao, làm cơ sở để xác định được các tổ hợp lai phù hợp, mang lại
hiệu quả kinh tế đối với chăn nuôi lợn nông hộ tại tỉnh Vĩnh Phúc.
.





CHƢƠNG
1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài nghiên cứu

Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi được thể hiện qua kiểu hình
đặc trưng riêng của nó. Kiểu gen, dưới tác động của môi trường sẽ biểu hiện
thành kiểu hình tương ứng của vật nuôi đó. Để công tác chọn lọc giống vật
nuôi đạt kết quả tốt, trước hết cần có những kiến thức cơ bản về di truyền, đặc
biệt là bản chất của di truyền và ưu thế lai của từng tính trạng.

1.1.1. Cơ sở di truyền của sự lai tạo và ưu thế lai

1.1.1.1. Bản chất di truyền của ưu thế lai

Lai giống là phương pháp nhân giống bằng cách cho đực giống và cái
giống thuộc hai quần thể khác nhau phối giống với nhau, hai quần thể này có
thể là hai dòng, hai giống, hai loài khác nhau. Do đó đời con của chúng mang
đặc tính của bố mẹ nó. Lai giống có tác dụng mang lại ưu thế lai ở đời con
một số tính trạng nhất định.
Mức độ ưu thế lai của một tính trạng năng suất được xác định như sau:

H (%) 
1/ 2( AB  BA) - 1/ 2( A  B)
x100

1 / 2( A  B)


Trong đó: 1/2(AB) là trung bình của con, A là bố, B là mẹ.

1/2(BA) là trung bình của con, B là bố, A là mẹ.

1/2(A + B) là trung bình bố mẹ.

Như vậy sẽ không có ưu thế lai khi năng suất của con lai chỉ bằng năng
suất của chính bố mẹ chúng.
Bản chất hiện tuợng ưu thế lai được Nguyễn Văn Thiện (1995) [39] giải
thích bởi ba thuyết đó là thuyết trội, thuyết siêu trội và thuyết át gen.
- Thuyết trội: Các gen có lợi phần lớn là gen trội, con lai tập hợp được
nhiều gen trội hơn bố mẹ, các tính trạng về năng suất sinh sản, sinh trưởng và

cho thịt là những tính trạng số lượng do nhiều kiểu gen điều khiển vì vậy ít





khi có đồng hợp tử, thế hệ con lai tạo ra giữa hai cá thể được biểu hiện do các
gen trội của bố và mẹ.
- Thuyết siêu trội: Hiệu quả của một alen trạng thái dị hợp tử sẽ khác với
hiệu quả từng alen ở trạng thái đồng hợp tử và các alen di hợp tử có tác động
lớn hơn các cặp alen đồng hợp tử Aa>AA>aa. (Theo Shull (1952) [83] )
- Thuyết át gen cho rằng hai giống đã hình thành nên các tổ hợp gen mới
trong đó có tác động tương hỗ giữa các alen không cùng locut là nguyên nhân
tạo ra ưu thế lai.
1.1.1.2. Ưu thế lai trong chăn nuôi lợn

Nhiều kết quả nghiên cứu và thực tế chăn nuôi lợn cho thấy việc lai
giống đã mang lại hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi lợn. Hiện nay trên thế
giới những nước phát triển chăn nuôi lợn có tới 90% con giống thương phẩm
là con lai. Tuy nhiên việc kết hợp giữa hai giống nào có ưu thế cao phụ thuộc
vào sự chọn lựa, xác định ưu thế lai của tổ hợp lai dựa trên giá trị giống.
Theo nghiên cứu của William (1997) [50] ở lợn có ba loại ưu thế lai:

- Ưu thế lai ở lợn mẹ có lợi cho các cá thể đời con, là ưu thế lai quan
trọng nhất bởi vì năng suất sinh sản phụ thuộc vào số đầu con cai sữa/lứa, đây
là chỉ tiêu kinh tế quan trọng nhất.
- Ưu thế lai của con có lợi cho chính bản thân chúng, thể hiện ở sự tăng
khối lượng, sức sống, đặc biệt là sau cai sữa.
- Ưu thế lai về đực giống được tạo thành từ bố thể hiện thông qua con
đực từ kết quả giao phối, ưu thế lai của đực giống được thể hiện rất hạn chế.

So sánh về năng suất sinh sản của lợn cái lai (LxLW) phối với đực thuần và
đực lai, Gineva và CS (1999) [64] cho thấy kiểu gen của lợn đực giống không
ảnh hưởng đến chỉ tiêu số con đẻ ra và số lượng con sống đến 21 ngày tuổi,
song khối lượng lợn con sơ sinh của đực giống lai cao hơn đực giống thuần.





Ưu thế lai đạt được ở các chỉ tiêu năng suất là khác nhau phụ thuộc vào
phương pháp lai, giữa các cặp lai ưu thế lai thể hiện cao đối với các chỉ tiêu
sinh sản, thể hiện trung bình đối với các chỉ tiêu vỗ béo và thấp đối với các
chỉ tiêu giết thịt.
Để lợn lai nuôi thịt có khả năng sinh trưởng cao và tiêu tốn thức ăn thấp,
tỷ lệ nạc cao, hiện nay hệ thống sản xuất con lai được tổ chức theo sơ đồ hình
tháp nhằm thực hiện các tổ hợp lai giữa nhiều dòng, giống khác nhau, hệ
thống sản xuất con lai được tổ chức như sau:
- Đàn cụ, kỵ (GGP) có nhiệm vụ nhân các dòng, giống thuần.

- Đàn ông, bà (GP) lai giữa hai dòng, giống thuần với nhau tạo ra đời
ông bà. Nếu dùng tổ hợp lai giữa bốn dòng giống khác nhau, cần có hai đàn ông
bà khác nhau, một đàn ông bà tạo ra đàn bố, còn đàn kia tạo ra đàn mẹ. Nếu sử
dụng tổ hợp lai giữa ba dòng khác nhau, chỉ cần một đàn ông bà, đàn này thường
dùng để tạo ra đàn mẹ, còn đàn bố thường là dòng, giống thuần trong đàn cụ, kỵ.
- Đàn bố, mẹ (P) lai giữa hai đàn bố mẹ tạo ra đời con là con lai giữa ba
hay bốn dòng giống khác nhau.
- Đàn thương phẩm các con lai giữa ba hay bốn dòng giống khác nhau
được nuôi để sản xuất thịt.
Năng suất chăn nuôi lợn phụ thuộc rất nhiều vào công tác giống, để có
năng suất cao chất lượng sản phẩm tốt công tác giống phải là vấn đề then

chốt. Để có tổ hợp lai tốt, nguyên liệu lai chính là các con giống thuần ở đàn
hạt nhân, do đó chọn giống trong đàn hạt nhân sẽ quyết định cho năng suất
chăn nuôi lợn.
1.1.2. Cơ sở sinh lý của sự sinh sản, yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản

1.1.2.1. Cơ sở sinh lý sinh dục đực

- Sự thành thục tính dục của lợn đực được xác định khi tinh hoàn có đủ
khả năng sản xuất tinh trùng thành thục, phối giống có khả năng thụ thai.





- Đặc điểm và thành phần hóa học của tinh dịch lợn

Tinh dịch lợn cũng như tinh dịch của các loài gia súc khác, nó là hỗn
hợp dịch tiết của cơ quan sinh dục đực do các tuyến sinh dục phụ tiết ra, khi
con đực hưng phấn cao độ và thực hiện thành công phản xạ sinh dục để tiết
tinh dịch vào đường sinh dục của con cái hay dụng cụ lấy tinh. Tinh dịch lợn
đực gồm hai phần là tinh thanh và tinh trùng.
Tinh thanh chiếm 94,7% khối lượng tinh dịch, tinh thanh của tinh dịch là
môi trường có tác dụng kích thích tinh trùng hoạt động. Sự hoạt động của tinh
trùng làm tiêu hao năng lượng dự trữ, làm trương phồng màng bọc đầu tinh
trùng, đồng thời làm mất diện tích bề mặt gây ra các đám kết dính làm tinh
trùng lợn chóng chết khi ra ngoài cơ thể con đực. Tinh thanh của tinh dịch là
hỗn hợp chất lỏng được tiết ra bởi tuyến sinh dục phụ như tiền liệt tuyến và
niệu đạo (55-70%), tinh nang (20-26%), tuyến Cowper (15-18%) và tinh hoàn
phụ (2-3%). Do tinh thanh chiếm khối lượng lớn trong tinh dịch và chỉ là môi
trường cho tinh dịch hoạt động, do vậy khối lượng tinh dịch là chỉ tiêu chỉ có

ý nghĩa về mặt pha loãng và qua nó không thể kết luận được tính tốt hay xấu.
Tinh trùng lợn được tạo ra từ các tế bào Sertoli ở thành của các ống sinh
tinh. Các ống này chứa rất nhiều loại tế bào khác nhau, trong đó quan trọng
nhất là tế bào mầm hay tế bào sinh dục nguyên thủy. Vào một thời điểm nào
đó, tế bào sinh dục nguyên thủy tăng lên qua 2 lần phân chia, lần thứ nhất
biến thành tinh bào sơ cấp rồi thành tinh bào thứ cấp có 19 nhiễm sắc thể
thường và một nhiễm sắc thể sinh dục (X hoặc Y). Một tinh bào thứ cấp tồn
tại không lâu rồi phân chia thành hai tiền tinh trùng và hoàn thiện dần thành
tinh trùng. Khi đã được hình thành, tinh trùng chuyển từ dịch hoàn đến dịch
hoàn phụ. Trong dịch hoàn phụ, tinh trùng tồn tại trong môi trường hơi có
tính axít nên khả năng hoạt động của chúng bị ức chế. Khi di chuyển trong





dịch hoàn phụ, tinh trùng được bao phủ một lớp lipoprotein, lớp này nâng cao
khả năng ổn định cho tinh trùng, giúp cho tinh trùng không bị tụ dính.
Quá trình hình thành tinh trùng chịu sự điều khiển trực tiếp của

Testosteron (Nguyễn Xuân Tịnh và CS (1996) [35]).

Thành phần hóa học của tinh dịch lợn tinh dịch lợn là một hỗn hợp các
chất lỏng rất phức tạp, cho đến nay thành phần của nó vẫn chưa được nghiên
cứu một cách đầy đủ. Một số chất chỉ được xác định ở mức định tính, các loài
khác nhau thì thành phần hóa học của tinh dịch cũng khác nhau, tác dụng
chủ yếu của chúng là rửa đường niệu sinh dục, là môi trường để nuôi
sống tinh trùng ngoài cơ thể, kích thích tinh trùng trong quá trình hoạt
động ở đường sinh dục cái.
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng và chất lượng tinh dịch


Khi tinh trùng còn ở trong cơ thể gia súc thì số lượng và chất lượng của
tinh dịch phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như: Điều
kiện chăm sóc, nuôi dưỡng, chế độ khai thác, sử dụng, sức khoẻ và tuổi tác
của con vật cũng như những điều kiện về khí hậu, thời tiết. Ở các giống khác
nhau, số lượng và chất lượng tinh dịch cũng khác nhau.
Khi tinh trùng ra ngoài cơ thể gia súc nó sẽ chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:

- Ánh sáng: Do tinh trùng có đặc tính ưa tối do vậy ánh sáng sẽ là tác
nhân có hại cho sức sống của tinh trùng.
- Nhiệt độ môi trường bảo tồn: Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến sức
hoạt động của tinh trùng theo Nguyễn Thiện, Nguyễn Tấn Anh, 1993) [36] thì
nhiệt độ phù hợp là 10-15
0
C. Tuỳ theo từng loại môi trường mà nhiệt độ bảo
tồn có thể khác nhau, môi trường Liên Xô II bảo quản ở 12
0
C, môi trường
BTS bảo quản ở 18
0
C. Theo Hirosi Masuda (1994) [70] tinh trùng hoạt động


mạnh ở nhiệt độ 40-42
0
C và chết nhanh ở 60
0
C.

- Ảnh hưởng của chất độc hoá học: Các kim loại nặng như Fe, Hg là






những chất độc mạnh với tinh trùng. Một số chất như khói thuốc lá, mùi
Formol, H
2
S, các chất hữu cơ như cồn, ete, kiềm, axit đều làm cho tinh trùng
nhanh chết.
- Ảnh hưởng của áp lực thẩm thấu, năng lực đệm pH: Môi trường pha

loãng tinh dịch lợn cần có áp lực thẩm thấu đẳng trương với tinh dịch.

- Ảnh hưởng của tác động cơ học: Do đặc điểm cấu tạo acrosome của
tinh trùng liên kết rất lỏng lẻo với đầu và phần đầu lại liên kết lỏng lẻo với
phần cổ, thân vì vậy nó rất dễ bị bong ra do tác động cơ học.
1.1.2.3. Cơ sở sinh lý sinh sản ở con cái

Sự thành thục về sinh dục của lợn cái được thể hiện bằng hoạt động sinh
dục theo chu kỳ, trứng chín, rụng nếu thụ tinh con cái có khả năng thụ thai
chửa đẻ, tiết sữa, nuôi con. Tuổi thành thục về tính của các giống lợn có sự
khác nhau, đối với lợn ngoại, lợn lai thời gian thành thục về tính khoảng từ 6-
8 tháng tuổi, sự thành thục về thể vóc chậm hơn sự thành thục về tính, do đó
xác định tuổi động dục lần đầu, khối lượng động dục lần đầu, tuổi phối giống
lần đầu, khối lượng phối giống lần đầu, thời gian phối giống lần đầu còn phụ
thuộc vào cường độ sinh trưởng của lợn cái trong giai đoạn hậu bị, phụ thuộc
vào sự thành thục về thể vóc. Theo Hughes và cs (1975) [71]; Etienne,
Legault (1974) [63]; Self (1955) [82] phạm vi biến động của thời gian phối
giống lần đầu cho lợn cái là 135-250 ngày tuổi. Xác định thời điểm phối

giống để đạt kết quả hết sức quan trọng, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Thời điểm phối giống thích hợp được
xác định thông qua chu kỳ tính của con cái. Thời gian trong chu kỳ động dục
phụ thuộc vào giống, tuổi, dinh dưỡng.
Lợn đẻ lứa 2 - 3 chu kỳ động dục là 19,4 ngày
Lợn đẻ lứa 4 - 5 chu kỳ động dục là 20,4 ngày
Lợn đẻ lứa 6 - 7 chu kỳ động dục là 21,5 ngày





Lợn đẻ lứa 8 - 9 chu kỳ động dục là 22,4 ngày

Như vậy chu kỳ động dục dài hay ngắn phụ thuộc vào giai đoạn sinh sản
của lợn nái.
- Thời gian động dục:

+ Xác định thời gian động dục phải xác định thời điểm động dục, đa số lợn
động dục vào ban đêm và sáng sớm. Theo nghiên cứu của Scofield (1972) [81]
lợn nái động dục buổi sáng là 63,44%, lợn nái động dục buổi tối là 36,56%.
+ Thời gian động dục của lợn nái khoảng 3-5 ngày trung bình khoảng 3
ngày, phụ thuộc vào giống, tuổi, mùa vụ, chế độ dinh dưỡng. Theo nghiên
cứu của Gineva (1999) [64] trên 2500 lợn Đại Bạch thời gian động dục
khoảng 53 giờ, thời gian động dục phụ thuộc vào mùa vụ, mùa xuân thời gian
động dục khoảng 55 giờ, mùa hè 59 giờ, mùa thu 57 giờ, mùa đông 53 giờ.
- Số trứng rụng trong một chu kỳ phụ thuộc các yếu tố:

+ Các giống khác nhau có số trứng rụng khác nhau, lợn Đại Bạch có số
trứng rụng trong một lần động dục khoảng 17 trứng, lợn Pi khoảng 14 trứng.

+ Tuổi và lứa đẻ theo nghiên cứu của Clark (1986) [59] trong lần động dục
đầu tiên số trứng rụng trung bình là 9,8 trứng, lần động dục thứ hai là 11,8 trứng.
+ Dinh dưỡng khẩu phần dinh dưỡng tốt số trứng rụng là 13,5 nếu khẩu
phần dinh dưỡng mức trung bình là 11,1 trứng, nuôi theo mức dinh dưỡng
thấp số trứng rụng trung bình là 10,6 trứng.
Ngoài những yếu tố trên, số lượng trứng rụng còn phụ thuộc vào nhiệt
độ của môi trường, xác định thời điểm rụng trứng để tiến hành phối giống là
hết sức quan trọng, điều này quyết định đến khả năng sinh sản của lợn nái.
1.1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của con cái

- Ảnh hưởng của giống

Giống khác nhau thì sự thành thục về tính khác nhau. Gia súc có tầm vóc
nhỏ thì sự thành thục về tính thường sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn. Lợn nội





thành thục về tính thường sớm hơn lợn ngoại. ở các giống lợn khác nhau thì
năng suất sinh sản cũng khác nhau. Giống lợn Meishan (Trung Quốc) được coi
là một kiểu mẫu di truyền về sức sinh sản cao, đạt 14-18 lợn sơ sinh, trên 12 con
lợn cai sữa/ổ ở lứa đẻ 3 đến lứa đẻ 10 (Vũ Kính Trực (1998) [43]).
- Số trứng rụng: Số trứng rụng trong một chu kỳ động dục là giới hạn
cao nhất của số con đẻ ra/lứa, trong thực tế mỗi lợn nái đẻ trên dưới 10 con.
Như vậy trứng rụng bao giờ cũng nhiều hơn số con đẻ ra. Sự chênh lệch này
có thể do một số trứng được thụ tinh nhưng không phát triển thành hợp tử.
Haines và CS (1959) [65] cho biết số trứng rụng ở chu kỳ động dục lần đầu là
11,3 trứng, ở chu kỳ động dục lần hai là 12,3 trứng. Theo Perry (1954) [77],
số trứng rụng của nái tơ là 13,5 và nái trưởng thành là 21,4. Số trứng rụng

trung bình của lợn nái là 15-20 (Vangen, 1981 [88]; Haines, 1959 [65];
Skinner, 1977 [84]). Số trứng rụng ở các chu kỳ động dục 1, 2, 3 có ảnh
hưởng đến số con đẻ ra/lứa ở lợn cái hậu bị (Hughes và CS (1980) [72]). Do
số trứng rụng ở chu kì động dục lần đầu ít, nên khi phối giống cho lợn ngoại
thường tiến hành ở chu kỳ động dục lần thứ hai hoặc thứ ba. Trần Cừ và CS
(1975) [11] cho biết ở lợn nái mỗi chu kỳ động dục có thể rụng 15-20 trứng,
có khi đến 40 trứng, và số trứng rụng ở buồng trứng bên trái thường nhiều
hơn bên phải. Trong kỹ thuật nuôi dưỡng lợn nái hậu bị trước ngày dự kiến
phối giống 11-14 ngày, tập trung mức năng lượng cao sẽ làm tăng số
lượng trứng rụng. Kỹ thuật này đã được áp dụng rộng rãi trong qui trình
chăn nuôi lợn nái hậu bị, được gọi là phương pháp Flushing. Theo Trần
Cừ và CS (1975) [11], Phạm Hữu Doanh (1995) [13] đối với lợn, áp dụng
phương pháp phối kép có thể làm thời gian thải trứng sớm hơn và tăng số
lượng trứng rụng. Hughes và Varley (1980) [72] cho rằng nếu lợn nái
được ăn với mức dinh dưỡng cao trong vòng 0 -1 ngày (trước động dục)
thì số trứng rụng tăng 0,4 trứng, trong vòng 2 -7 ngày (trước động dục) số





trứng rụng tăng 1,6 trứng và trong vòng 21 ngày (trước động dục) thì số
trứng rụng tăng 3,1 trứng.
Tập đoàn Cagill (1998) đã áp dụng qui trình nuôi dưỡng lợn nái theo
bốn giai đoạn như sau:
+ Giai đoạn tăng số lợn con/lứa: Trước phối giống 14 ngày với mức ăn

2,8-3,6 kg/ngày với nái hậu bị và nái nuôi con từ lúc cai sữa đến phối giống.

+ Giai đoạn kinh tế: 91 ngày sau khi phối giống, khẩu phần của lợn


nái mang thai là 1,8-2,2kg/ngày.

+ Giai đoạn tăng khối lượng lợn con sơ sinh: 21 -23 ngày trước khi
đẻ với mức ăn 2,8-3,2kg/ngày.
+ Giai đoạn tạo sữa sau khi đẻ, ăn không hạn chế.

- Tỷ lệ thụ thai: Xác định thời điểm phối giống thích hợp sẽ quyết
định tỷ lệ thụ thai của các trứng rụng trong một chu kỳ động dục của lợn
nái. Trong điều kiện bình thường tỷ lệ thụ thai có thể đạt 90-100%, điều
này phù hợp với kết quả nghiên cứu của Hancock (1961) [67], Self và CS
(1955) [82]. Phương thức thụ tinh cũng ảnh hưởng tới tỷ lệ thụ thai , nếu
cho phối giống trực tiếp thì tỷ lệ thụ thai thường cao hơn từ 10-20% so
với phối giống nhân tạo. Trong kỹ thuật phối giống nhân tạo thì môi
trường pha loãng để bảo tồn tinh dịch có ảnh hưởng trự c tiếp đến tỷ lệ thụ
thai (Nguyễn Tấn Anh, Nguyễn Thiện và Lưu Kỷ, 1995 [ 2]; Nguyễn Văn
Thưởng, 1998 [44]).
Tỷ lệ thụ thai còn phụ thuộc vào mùa vụ phối giống, nếu cho lợn nái
phối giống vào các tháng 6-8 thì tỷ lệ thụ tinh giảm 10% so với phối giống ở
các tháng 11, 12 (Akina Ogasa (1992) [54]).
Tỷ lệ chết phôi và thai: Johanson (1980) [74] cho rằng từ 9-13 ngày sau
khi phối giống là thời kỳ khủng hoảng của sự phát triển của phôi vì phôi chết
chủ yếu ở thời kỳ này. Ngày nay các nghiên cứu đều xác định rằng: 30-40%





phôi bị chết trong thời gian làm tổ ở sừng tử cung. Perry (1954) [77] và
Joakimsen (1977) [73] cho biết phôi bị chết vào ngày 13-18 sau khi thụ tinh.

Tỷ lệ thai chết tỉ lệ thuận với số phôi còn sống ở đầu thời kỳ bào thai (Đặng
Vũ Bình (1995) [4]). Theo Perry (1954) [77], tỷ lệ thai chết thường cao ở
sừng tử cung chứa trên 5 bào thai.
- Thời gian mang thai: Theo Trần Cừ và CS (1975) [11], thời gian mang
thai của lợn dao động từ 110-120 ngày và tuỳ thuộc vào giống, tuổi, các yếu
tố khí hậu, thời tiết và điều kiện dinh dưỡng. Tuy nhiên Burger (1952) [57]
cũng cho biết không thấy có sự khác biệt về thời gian mang thai giữa giống
lợn LW và giống Large Black. Brand và CS (1954) [56] lại cho rằng thời gian
mang thai của các giống lợn trắng ở Anh là 114 ngày với phạm vi biến động
là 110-120 ngày. Nhìn chung nếu xét trong phạm vi các giống lợn thì thời
gian mang thai có sự sai khác không đáng kể và dao động trong khoảng 113-
115 ngày.

- Số lợn con được sinh ra trong ổ thường được đánh giá theo ba loại lợn
con (Nguyễn Thiện, Võ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc và Nguyễn Duy
Hoan, 1998 [37]; Nguyễn Văn Thiện, 1998 [40]).
+ Loại đẻ ra còn sống, trong số này có một số con chết trong vòng 24
giờ, như vậy số con sơ sinh sống đến 24 giờ được tính là số con đẻ ra trừ đi
số con chết trong 24 giờ.
+ Loại thai non: Là loại thai phát triển không hoàn toàn, chết trong thời
gian có chửa và trước khi sinh ra. Nguyên nhân có thể do lợn mẹ nhiễm bệnh
hoặc do thiếu dinh dưỡng trong thời gian mang thai.
+ Loại thai gỗ: Là loại thai đã chết trong tử cung lúc 35-90 ngày tuổi
thai chết trong giai đoạn này thường không gây xảy thai mà các bào thai chết
thường khô cứng lại. Nguyên nhân có thể các thai này không được cung cấp
dinh dưỡng đầy đủ làm cho thai phát triển không bình thường, thai dị dạng,

×