Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Đánh giá khả năng sản xuất của Dê Beetal thế hệ thứ 5 và 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 91 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



LÊ THỊ THU HÀ




ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG SẢN XUẤT CỦA DÊ BEETAL
THẾ HỆ THỨ 5 VÀ 6 NUÔI TẠI TRUNG TÂM
NGHIÊN CỨU DÊ VÀ THỎ SƠN


Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 - 62 - 40




TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP










THÁI NGUYÊN - 2009

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Công trình được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN




Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN KIM LIN
PGS.TS. TRẦN VĂN TƯỜNG




Phản biện 1: TS. Trần Trang Nhung
Phản biện 2: TS. Đào Văn Khanh




Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn họp tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Ngày 08 tháng 11 năm 2009









Có thể tìm hiểu luận văn tại:
THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được
cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả luận văn



Lê Thị Thu Hà
















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN

Sau quá trình học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành bản
luận văn thạc sĩ nông nghiệp.
Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Lãnh đạo trường
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi - thú y
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập
của mình.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc tới toàn thể các thầy cô
giáo trong và ngoài khoa đã tận tình dạy dỗ, dìu dắt tôi trong suốt quá trình
học tập tại trường.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới các
thầy hướng dẫn: TS. Nguyễn Kim Lin, PGS.TS. Trần Văn Tường đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành bản luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, CBCNV Trung tâm Nghiên
cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, đặc biệt là PGS.TS. Đinh Văn Bình – Giám đốc
trung tâm đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
đề tài.
Xin chân thành cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.


Tác giả



Lê Thị Thu Hà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các bảng vi
Danh mục biểu đồ, đồ thị vii
Danh mục các chữ viết tắt viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích của đề tài 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 2
3.1. Ý nghĩa khoa học 2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất 4
1.1.1. Yếu tố di truyền 4
1.1.2. Yếu tố giống 5
1.2. Khả năng sinh trƣởng của dê 5
1.2.1. Khả năng về sinh trưởng và phát dục của dê 5
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng của dê 7
1.2.3. Khả năng sản xuất thịt của dê 8
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê 9

1.3. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê 12
1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của dê 15
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của dê 19
1.4. Đặc điểm khả năng cho sữa của dê 21
1.4.1. Các chỉ tiêu đánh giá sức sản xuất sữa của dê 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
1.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức sản xuất sữa của dê 23
1.5. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới và trong nƣớc 26
1.5.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới 26
1.5.2. Tình hình chăn nuôi dê trong nước 29
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32
2.1. Đối tƣợng, thời gian và địa điểm nghiên cứu 32
2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu 34
2.2.1. Nội dung nghiên cứu 34
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 38
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 40
3.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm và khả năng sinh sản của dê Beetal 40
3.1.1. Đặc điểm phát dục của dê cái Beetal 40
3.1.2. Khả năng sinh sản của dê cái Beetal 44
3.1.3. Một số chỉ tiêu đánh giá đặc điểm và khả năng sinh sản
của dê cái Beetal 47
3.1.3.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal 47
3.1.3.2. Một số chỉ tiếuinh sản của dê cái Beetal 49
3.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal 53
3.2.1. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các tháng 53
3.2.2. Khả năng cho sữa của dê cái Beetal qua các lứa đẻ 56
3.2.3. Một số chỉ tiêu và thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal 58
3.2.4. Hiệu quả sử dụng thức ăn cho sản xuất sữa của dê Beetal 59

3.3. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trƣởng của dê Beetal 60
3.3.1. Khối lượng của dê đực và dê cái Beetal ở một số thời điểm
sinh trưởng 60
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực và dê cái Beetal qua các giai
đoạn tuổi 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
3.3.3. Kích thước một số chiếu đo cơ thể của dê Beetal 67
3.3.4. Khả năng cho thịt và chất lượng thịt của dê đực Beetal 70
3.3.4.1. Khả năng cho thịt của dê đực Beetal 70
3.3.4.2. Chất lượng thịt của dê đực Beetal 71
3.4. Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal 72
KẾT LUẬN, ĐỀ NGHỊ 74
1. Kết luận 74
2. Đề nghị 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO 76



















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

STT TÊN BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Số lượng dê ban đầu sử dụng trong nghiên cứu 32
Bảng 2.2: Khẩu phần thức ăn sử dụng cho đàn dê 33
Bảng 3.1. Một số đặc điểm phát dục của dê cái Beetal 41
Bảng 3.2. Chất lượng tinh dịch dê đực Beetal 44
Bảng 3.3: Kết quả phối giống 46
Bảng 3.4: Đặc điểm sinh lý sinh sản của dê cái Beetal 47
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh sản của dê cái Beetal 50
Bảng 3.6. Khả năng cho sữa của dê Beetal qua các tháng 53
Bảng 3.7. Khả năng cho sữa của dê Beetal qua các lứa đẻ 57
Bảng 3.8. Thành phần dinh dưỡng của sữa dê Beetal 58
Bảng 3.9: Tiêu tốn VCK và protein thô thức ăn/1 kg sữa sản xuất ra 59
Bảng 3.10. Khối lượng của dê đực Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng 61
Bảng 3.11. Khối lượng của dê cái Beetal ở một số thời điểm sinh trưởng 62
Bảng 3.12: Sinh trưởng tuyệt đối của dê đực Beetal qua các giai đoạn tuổi 64
Bảng 3.13: sinh trưởng tuyệt đối của dê cái Beetal qua các giai đoạn tuổi 65
Bảng 3.14: Kích thước một số chiều đo cơ thể của dê đực Beetal 68
Bảng 3.15: Kích thước một số chiều đo cơ thể của dê cái Beetal 69
Bảng 3.16: Khả năng cho thịt của dê đực Beetal 71
Bảng 3.17: Chất lượng thịt của dê đực Beetal 72

Bảng 3.18: Tình hình bệnh tật của đàn dê Beetal qua các năm 73




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

STT TÊN ĐỒ THỊ TRANG

Đồ thị 3.1: Đặc điểm chu kỳ sữa của dê Beetal 54
Đồ thị 3.2: Sinh trưởng tích luỹ của dê qua các tháng tuổi 63
Đồ thị 3.3 : Sinh trưởng tuyệt đối của dê Beetal 66

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

A Hoạt lực tinh trùng
Al Dê Alpine
Ba Dê Barbari
Be Dê Beetal
Bo Dê Boer
Bt Dê Bách Thảo
C Nồng độ tinh trùng
CV Cao vây
ĐDLĐ Động dục lần đầu
ĐLĐ Đẻ lứa đầu
DTC Dài thân chéo

Ju Dê Jumnapari
K Tỷ lệ tinh trùng kỳ hình
NSS Năng suất sữa
PGLĐ Phối giống lần đầu
Sa Dê Saanen
SLS Sản lượng sữa
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
V Lượng tinh dịch
V.A.C Tổng số tinh trùng tiến thẳng
VCK Vật chất khô
VN Vòng ngực



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Dê là con vật được nuôi rộng rãi khắp thế giới với mục đích lấy thịt,
sữa, lông và da. C.Devendra (1980) [33] cho rằng: Thịt dê chứa ít mỡ và được
ưa thích ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới, châu Á,
châu Phi, Trung Cận Đông, Ấn Độ, Bangladesh... thịt dê được sử dụng phổ
biến ở nhiều nước trên thế giới, nhiều nơi giá thịt dê thường cao hơn các loại
thịt khác, đồng thời ngành chăn nuôi dê thịt khá phát triển đã mang lại lợi
nhuận đáng kể cho người chăn nuôi. Các nước ôn đới chủ yếu nuôi dê lấy sữa,
sữa dê là loại thức ăn bổ dưỡng cho con người. Jenness (1980) [38] chứng
minh được rằng: Sữa dê có giá trị dinh dưỡng cao hơn sữa bò, hàm lượng
protein và giá trị sinh học của protein cũng cao hơn, axit amin trong sữa dê
tương đương với sữa người. Trong sữa dê có nhiều axit amin không thay thế,
mặt khác do hạt mỡ trong sữa dê có kích thước nhỏ hơn nhiều so với kích

thước của hạt mỡ trong sữa trâu và bò, nên khả năng tiêu hoá và hấp thu của
sữa rất tốt.
Ấn Độ là nước nuôi nhiều dê trên thế giới với 20 giống dê khác nhau C.
Devendra (1982)[34]. Các giống dê được nuôi nhiều nhất ở Ấn Độ hiện nay là
Jumnapari, Barbari, Beetal, Mawari, Black-Bengal (N.K. Bhattacharyya,
1989)[31]. Nhiều nhà khoa học ở Ấn Độ, Pakistan và đặc biệt là C.Devendra
và Marca Burns (1983) [35] cho rằng: Beetal là giống dê sữa tốt với sản lượng
trung bình của một chu kỳ tiết sữa là 195 kg, thời gian cho sữa là 224 ngày; số
con sơ sinh/lứa là 1,7con.
Ở Việt Nam, trước năm 1994 chỉ có 2 giống dê chính là dê Cỏ và dê
Bách Thảo được nuôi chủ yếu để lấy thịt. Năm 1994, Chính phủ Ấn Độ tặng
cho Việt Nam 500 con dê giống, trong đó có 80 con dê Beetal, được giao cho
Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây, thuộc Viện Chăn Nuôi nuôi giữ và


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
phát triển, từ đó các giống dê Ấn Độ đã được nhân thuần, lai tạo với các giống
dê nội địa và phát triển rộng rãi ở Việt Nam.
Các giống dê Ấn Độ này nuôi ở Việt Nam đến nay đã được 5 - 6 thế
hệ, kết quả cho thấy: dê Beetal có khả năng cho sữa tốt và được người chăn
nuôi ưa thích. Theo Đinh Văn Bình và cộng sự (1998) [2], sản lượng sữa
của dê Beetal nuôi tại Việt Nam là 166 - 201,4 kg với thời gian cho sữa là
167 - 183 ngày.
Do số lượng dê Beetal nhập ban đầu năm 1994 không nhiều, nhất là dê
đực chỉ có 4 con nên đến nay ở thế hệ 5 - 6 đã phải ghép phối trở lại trong
huyết thống. Do đó, việc đánh giá khả năng sản xuất của giống dê này để có
biện pháp sử dụng và nuôi giữ lâu dài dê Beetal thế hệ 5 - 6 tại Trung tâm
nghiên cứu Dê và Thỏ là cấp thiết. Xuất phát từ tình hình thực tế trên chúng
tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất của dê Beetal thế hệ 5 và

6 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây”.
2. Mục đích của đề tài
- Xác định được một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất chính: sinh sản,
cho sữa và cho thịt của giống dê Beetal thế hệ 5, 6 trong điều kiện chăn nuôi
tại trại giống Trung tâm nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây, Hà Nội.
- So sánh đánh giá khả năng sản xuất của các thế hệ này.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu đã đánh giá được một số chỉ tiêu về khả năng sản
xuất chính như sinh sản, cho sữa và cho thịt của giống dê Beetal thế hệ 5 và 6.
Kết quả đề tài bổ sung tư liệu về con dê góp phần phục vụ giảng dạy,
nghiên cứu khoa học ở các viện, trung tâm, các trường đại học, cao đẳng,
trường kỹ thuật nông nghiệp và làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu,
cán bộ kỹ thuật, sinh viên nghành nông nghiệp và người nuôi dê.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã đánh giá được một số chỉ tiêu về khả năng sản xuất chính của
dê Beetal thế hệ 5 và 6 nuôi tại Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây và
các kết quả nghiên cứu cho thấy được chiều hướng thoái hóa của giống dê
này, do vậy cần thiết phải có kế hoạch nhập mới giống dê Beetal về làm tươi
máu đàn dê.



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về khả năng sản xuất
Phần lớn các đặc tính quý có giá trị kinh tế của vật nuôi đều thuộc tính
trạng số lượng, các tính trạng số lượng có đặc trưng là biến dị liên tục, chịu
ảnh hưởng của kiểu di truyền là kiểu gen G (Genotype) và ngoại cảnh E
(Environment) theo công thức sau:
Giá trị kiểu hình của các tính trạng P (Phenotype) = G + E
Tuỳ theo điều kiện môi trường ngoại cảnh E mà giá trị di truyền G thể
hiện ra kiểu hình P nhiều hay ít. Vì vậy, giữa kiểu di truyền và ngoại cảnh còn
có mối quan hệ tương tác, mối quan hệ này cũng tham gia vào sự thể hiện ra
kiểu hình P theo công thức:
P = G + E + I
GE
1.1.1. Yếu tố di truyền
Kiểu di truyền hay giá trị kiểu di truyền G lại bao gồm: Giá trị di truyền
cộng gộp A (Additive) còn gọi là giá trị giống cá thể, thành phần này sẽ
truyền lại cho cá thể đời sau một nửa (1/2 A); sai lệch D (Dominant) là thành
phần di truyền tạo ra do quan hệ trội giữa 2 alen trong cùng một gen và hiệu
ứng tương tác gen I (Interaction) giữa các alen không cùng gen trong một
nhiễm sắc thể, hai thành phần di truyền này không truyền lại cho đời sau mà
được hình thành do sự tái tổ hợp.
G = A + D + I
Sai lệch môi trường chung Eg (General enviromental deviation) là sai lệch
do các nhân tố môi trường tác động thường xuyên lên tính trạng một cách lâu
dài. Các yếu tố đó là: Thức ăn, khí hậu, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng... tác động
lên một nhóm cá thể hay một quần thể gia súc (Nguyễn Văn Thiện, 1995) [22].


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

Sai lệch môi trường riêng Es (Special Environmental deviation) là sai
lệch do các nhân tố môi trường tác động riêng rẽ lên từng cá thể riêng biệt
trong nhóm vật nuôi hoặc một vài bộ phận riêng của một cá thể nào đó trong
quần thể trong một thời gian ngắn và không thường xuyên (Nguyễn Văn Thiện,
1995) [22].
Như vậy, khi giá trị kiểu hình của một tính trạng nào đó chi phối bởi 2
locus trở lên thì giá trị ấy được biểu thị như sau:
P = G + E = A + D + I + Eg + Es
1.1.2. Yếu tố giống
Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ bố mẹ đến đời con cháu
những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di truyền về sức sản xuất cao
hay thấp, chuyên môn hóa hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh
trưởng và phát dục, nhất là ảnh hưởng đến những bộ phận trực tiếp đến sức
sản xuất. Theo R.M.Acharaya (1992)[27] , hệ số di truyền về tính trạng khối
lượng của dê như sau :
Tính trạng Hệ số di truyền
- Khối lượng cai sữa 0,3- 0,5
- Khối lượng 12 - 16 tháng tuổi 0,5
Như vậy, hệ số di truyền tính trạng khối lượng của dê tương đối cao.
Để tạo tính di truyền trong sự phát triển ta phải chọn những cá thể đực và cái
mang những tính trạng di truyền mong muốn (sinh trưởng phát dục nhanh,
sức sản xuất cao…) cho giao phối, cần củng cố các đặc tính di truyền tốt ở
các cá thể.
1.2. Khả năng sinh trƣởng của dê
1.2.1. Khái niệm về sinh trưởng và phát dục
Sinh trưởng là sự tăng lên về thể tích, khối lượng, kích thước của từng
bộ phận hay của toàn bộ cơ thể con vật.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
Phát dục là quá trình thay đổi tăng thêm hoặc hoàn thiện thêm tính chất,
chức năng của các cơ quan bộ phận trong cơ thể vật nuôi.
Mỗi cơ thể sinh vật sinh ra và lớn lên đều có quá trình hình thành và
phát triển. Sự hình thành, phát triển này không phải xảy ra hoàn toàn trong tế
bào sinh dục, cũng không phải hoàn chỉnh đầy đủ trong quá trình hình thành
phôi thai. Mà nó được hình thành, phát triển hoàn thiện trong quá trình phát
triển cơ thể của con vật. Đặc điểm của sinh vật là hấp thu, sử dụng năng lượng
của môi trường xung quanh làm thành chất cấu tạo cơ thể của mình để lớn lên
và phát triển. Quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào các đặc tính di
truyền của bố mẹ, tổ tiên, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi của môi trường
sống. Quá trình phát triển đó gồm hai mặt sinh trưởng và phát dục.
Đối với sự phát triển chung của một cơ thể sống, quá trình sinh trưởng
và phát dục có mối liên quan chặt chẽ với nhau, hai quá trình này không có
ranh giới. Sinh trưởng là sự thay đổi về số lượng, phát dục thay đổi về chất
lượng. Tại một thời điểm nào đó có thể hai quá trình này diễn ra song song
với nhau nhưng cũng có thể quá trình sinh trưởng diễn ra yếu và quá trình
phát dục lại mạnh và ngược lại.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, sự phát triển của cơ thể động vật
có tính giai đoạn. Mỗi giai đoạn khác nhau thì sự sinh trưởng và phát dục
khác nhau. Giai đoạn đầu của thời kì bào thai, quá trình phát dục mạnh và
nhanh để hình thành nên các tổ chức, bộ phận của cơ thể nhưng đồng thời quá
trình sinh trưởng diễn ra cũng rất khẩn trương. Đến cuối giai đoạn bào thai thì
quá trình phát dục chậm lại và quá trình sinh trưởng lại nhanh hơn để tăng
khối lượng, kích thước cho cơ thể, như vậy hai quá trình này có một mối liên
hệ chặt chẽ. Nếu phát dục không đầy đủ sẽ trở nên dị tật và ngược lại, nếu
sinh trưởng không đầy đủ cơ thể sẽ còi cọc, chậm lớn.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
Trong chăn nuôi, để đánh giá sự sinh trưởng và phát dục của gia súc
người ta thường dùng phương pháp cân khối lượng và đo kích thước các
chiều đo của cơ thể. Ở các cơ sở chăn nuôi, phương pháp chủ yếu là cân định
kỳ gia súc vào những thời điểm nhất định, ngoài ra còn dùng phương pháp đo
gia súc phụ thuộc vào tuổi, loài, giống và mục đích của việc nghiên cứu. Tuy
nhiên, nếu chỉ dựa vào phương pháp cân định kỳ gia súc để xác định sự sinh
trưởng phát dục thì không chính xác. Vì nếu chỉ dựa vào trọng lượng để đáng
giá thì không đủ bởi có thể gia súc thiếu thức ăn vẫn giữ nguyên trọng lượng
hoặc bị giảm đi nhưng chiều cao, chiều dài, chiều ngang của cơ thể vẫn có thể
tăng lên. Chính vì vậy, tốt nhất tùy từng loài gia súc mà ta sử dụng kết hợp cả
hai phương pháp để cho kết quả chính xác hơn.
Đối với dê thường tiến hành cân đo vào các thời điểm: sơ sinh. 3, 6, 9,
12 tháng tuổi để đánh giá tốc độ sinh trưởng. Đây là một chỉ tiêu rất quan
trọng trong chăn nuôi vì trong cùng một điều kiện sống, điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng như nhau thì những gia súc có tốc độ sinh trưởng nhanh sẽ tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng thấp hơn những gia súc có tốc độ sinh
trưởng chậm.
1.2.2. Một số chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Để biểu thị tốc độ sinh trưởng, người ta thường dùng các đại lượng sau:
- Độ sinh trưởng tích lũy: là thể tích, kích thước, khối lượng của toàn
cơ thể hoặc từng bộ phận cơ thể vật nuôi tích lũy được tại các thời điếm sinh
trưởng, nghĩa là tại thời điểm tiến hành cân, đo, đếm.
- Độ sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối
lượng của toàn cơ thể hoặc của từng bộ phận cơ thể vật nuôi trong một đơn vị
thời gian.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8

Công thức tính:
A =
12
21
TT
VV



A: Độ sinh trưởng tuyệt đối, đơn vị tính gram/ ngày
V
2
: Thể tích, kích thước, khối lượng tích lũy được ở thời điểm T
2

V
1
: Thể tích, kích thước, khối lượng tích lũy được ở thời điểm T
1

- Độ sinh trưởng tương đối: là sự tăng thêm về thể tích, kích thước, khối
lượng của cơ thể hoặc từng bộ phận của cơ thể tại thời điểm sinh trưởng sau
so với thời điểm sinh trưởng trước và được tính theo phần trăm.
Công thức tính:
R (%) = {V
2
- V
1
/ 0,5(V
2

+ V
1
)}* 100
R : Độ sinh trưởng tương đối (%)
V
2
: Thể tích, kích thước, khối lượng tại thời điểm sinh trưởng sau
V
1
: Thể tích, kích thước, khối lượng tại thời điểm sinh trưởng trước
Chúng ta có thể thấy rằng khả năng sản xuất của con vật có thể được
biểu hiện ở một vài bộ phận cơ thể nào đó. Do vậy, ta có thể dựa vào các số
liệu cân và đo gia súc ở những thời điểm khác nhau để ước tính khả năng sản
xuất của chúng. Bởi đặc điểm ngoại hình có liên quan đến sức khỏe và sức
sản xuất của con vật.
- Hệ số sinh trưởng: là tỷ lệ phần trăm tăng lên về thể tích, kích thước,
khối lượng ở thời điểm cuối khảo sát so với thời điểm đầu khảo sát.
Công thức tính: (% ) hay (lần )
C% = { V
2
/V
1
}*100
V
1
, V
2
: thể tích, kích thước, khối lượng đo ở lần khảo sát đầu và cuối.
1.2.3. Khả năng sản xuất thịt
- Khả năng sản xuất thịt là một đặc điểm sinh vật học, đó là khả năng

cung cấp một khối lượng cơ vân cùng một số mô khác như mô mỡ, mô chống


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
đỡ, như mô liên kết gồm: gân, dây chằng, nội mạc cơ... Ngoài sản phẩm thịt
ra chúng ta còn thu được một số sản phẩm như: nội tạng, máu, xương, lưỡi,
lông, da… có được những sản phẩm này là do quá trình dinh dưỡng của các
bộ phận khác nhau của thịt và các sản phẩm phụ không đồng đều nhau. Mỗi
loại gia súc, gia cầm khác nhau đều cho sản phẩm thịt khác nhau, khả năng
cho thịt của gia súc chính là mức độ tích tụ các vật chất dinh dưỡng cho tế bào
cơ, hệ thống cơ này khi gia súc còn sống nó thực hiện hàng loạt chức năng
sinh lý như vận động, tuần hoàn, tiêu hoá, hấp thu…
Các thành phần lý học, hoá học và đặc điểm cấu tạo của cơ phụ thuộc
vào đặc tính di truyền, trao đổi chất và khả năng vận động cùng với những tác
động khác của điều kiện ngoại cảnh. Con người đã dù ng các biện pháp kỹ
thuật, kết hợp với những khă năng sẵn có của gia súc để nâng cao khả năng
cho thịt, đáp ứng nhu cầu của con người. Trong chăn nuôi gia súc người ta
đánh giá khả năng cho thịt theo các chỉ tiêu sau:
- Khối lượng và tỷ lệ thịt xẻ.
- Khối lượng và tỷ lệ thịt tinh.
- Khối lượng và tỷ lệ xương, da…
Thịt dê con 8-12 tuần tuổi khi khối lượng đạt 6-8 kg rất được ưa thích ở
các nước châu Mỹ la tinh, và một số vùng Châu Phi, Trung Cận Đông và
Nam Á. Thịt dê non từ 1 - 2 tuổi là loại thịt quan trọng nhất trong sản xuất thịt
dê. Khối lượng lúc 1 năm tuổi khác nhau theo từng giống, vùng nuôi và ở
trong khoảng 12,9 - 24,7 kg (con đực); 11,2 - 19,7 kg (con cái).
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng
Mỗi cơ thể khác nhau, mỗi loài khác nhau hay trong điều kiện môi
trường khác nhau cũng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng. Các yếu tố chính

ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của dê:


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
a- Nhân tố giống - di truyền
Là đặc tính của sinh vật nó được truyền từ bố mẹ đến đời con cháu
những đặc tính mà cha mẹ và tổ tiên đã có. Tính di truyền về sức sản xuất cao
hay thấp, chuyên dụng hay kiêm dụng đều ảnh hưởng tới quá trình sinh
trưởng và phát dục, nhất là ảnh hưởng đến những bộ phận trực tiếp đến sức
sản xuất.
b- Điều kiện khí hậu
Điều kiện thiên nhiên có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể gia súc
và ảnh hưởng đến sự phát triển của các bộ phận trong cơ thể. Khí hậu nóng
quá làm con vật mệt mỏi, tiêu hao nhiều năng lượng. Khi thời tiết thay đổi
theo các mùa sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến cây thức ăn xanh là nguồn cung
cấp cho gia súc, từ đó làm ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của gia súc. Vì vậy,
cần chú ý cung cấp đầy đủ và cân đối thức ăn cho dê con trong giai đoạn sinh
trưởng, để đảm bảo cho sự phát triển của dê con là tốt nhất, đặc biệt là trong
thời kỳ khan hiếm thức ăn.
c- Mức độ dinh dưỡng
Trong thời kỳ phát triển bào thai, nếu cung cấp lượng dinh dưỡng
không đầy đủ sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành và phát triển bào
thai, cũng như sự phát triển của dê con khi ra đời. Dê con sẽ còi cọc, chậm
lớn, yếu ớt và tình trạng này kéo dài đến khi con vật trưởng thành gọi là tình
trạng suy dinh dưỡng. Mức độ dinh dưỡng có ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh
trưởng của con vật. Đối với gia súc hậu bị, việc cung cấp thừa dinh dưỡng sẽ
làm con vật tích lũy mỡ. Từ đó, sẽ không tốt cho hoạt động sinh sản và giảm
sức sản xuất. Tuy nhiên, nếu nuôi dưỡng dê ở mức dinh dưỡng thấp trong giai
đoạn hậu bị sẽ làm cho con vật phát triển chậm, sức đề kháng kém, dễ mắc

bệnh. Vì vậy, cần cung cấp đầy đủ thức ăn và cân đối về thành phần dinh
dưỡng, có như vậy mức độ tiêu tốn đơn vị thức ăn cho 1 kg tăng trọng sẽ
giảm và đảm bảo cho con vật sinh trưởng tốt.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
d- Loại hình thức ăn
Thức ăn, dinh dưỡng là tiền đề tạo nên năng suất vật nuôi, tuỳ theo
mục đích sử dụng khác nhau mà số lượng và chất lượng thức ăn cũng khác
nhau để đạt được mức độ dinh dưỡng thích hợp. Mặt khác, con vật có bản
tính di truyền khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng và khả năng chống chịu sự
thiếu hụt một số yếu tố dinh dưỡng nào đó, nếu coi sự thiếu hụt một chất
dinh dưỡng nào đó là yếu tố không thuận lợi của môi trường ngoại cảnh thì
những cá thể có kiểu di truyền có sức chống chịu cao với sự thiếu hụt đó khi
phải sống trong môi trường khó khăn sẽ có sức chống chịu tốt hơn so với
những cá thể khác.
Nếu cho dê con tập ăn thức ăn thực vật sớm sẽ kích thích sự phát triển
của bộ máy tiêu hóa, dạ cỏ hoạt động kích thích sự hoàn thiện hệ vi sinh vật
nhanh chóng, có lợi cho tiêu hóa. Khi trưởng thành dê sẽ tiêu hóa các loại
thức ăn tốt hơn.
e- Chăm sóc:
Các yếu tố như nhiệt độ, ánh sáng chuồng nuôi, không khí, sự vận động
có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của gia súc. Nếu điều kiện chăm sóc
kém sẽ làm giảm sức đề kháng của con vật, con vật chậm lớn, dễ mắc bệnh.
Theo một số tác giả nghiên cứu trên gia súc nhai lại cho thấy nhiệt độ môi
trường có ảnh hưởng tới sự chuyển hóa năng lượng và năng lượng thu nhận
thức ăn ở giới hạn nhiệt độ thấp. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng của dê con.
Dê con rất cần ánh sáng, đặc biệt là tia tử ngoại để phát triển. Thiếu ánh

sáng sẽ làm con vật thiếu vitamin D gây nên rối loạn hoạt động tiêu hóa và
còi xương, con vật dễ bị bại liệt.
Mặt khác, dê con rất cần sự vận động. Vận động giúp dê tổng hợp
vitamin D và tăng tính thèm ăn, phát triển tốt các cơ quan bên trong cơ thể.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Nhưng nếu vận động quá nhiều làm tăng trọng giảm do phải huy động năng
lượng cho hoạt động. Tốt nhất cho dê vận động 2- 3 giờ/ ngày.
1.3. Đặc điểm và khả năng sinh sản của dê
- Sinh sản là một đặc tính quan trọng của động vật nhằm duy trì và bảo
tồn nòi giống. So với các loài gia súc ăn cỏ khác, dê được coi là con vật có
khả năng sinh sản cao.
- Sự thành thục về tính dục ở dê được xác định khi dê có hiện tượng
thải trứng (ở con cái) và tinh trùng (ở con đực).
- Thời kỳ sinh sản của dê theo C.Devendra và Marca Burns (1983)[35]
kéo dài 7-10 năm. Trong thời kỳ sinh sản, con đực có hoạt động sinh dục
thường xuyên và liên tục, con cái có hoạt động sinh sản theo chu kỳ từ động
dục, chửa đẻ, tiết sữa nuôi con rồi lại động dục trở lại.
Sinh sản là một trong những thuộc tính đặc trưng nhất của động vật, là
khả năng sinh sản để đảm bảo sự tồn tại của loài. Ở gia súc quá trình sinh sản
không chỉ là sự di truyền thông tin từ thế hệ này sang thế hệ khác mà còn liên
quan đến sự điều chỉnh nội tiết, đến các quá trình hoạt động sinh lý diễn ra
trong cơ thể. Hình thức sinh sản ở gia súc là sinh sản hữu tính. Ban đầu là sự
kết hợp giữa tế bào trứng của con cái với tế bào tinh trùng của con đực để tạo
nên hợp tử. Hợp tử tiến hành phân chia nguyên nhiễm liên tiếp để tạo thành
phôi. Các tế bào phôi này cùng với sự chuyên biệt hóa của các tế bào con để
tạo nên các lớp mầm và cơ quan trong cơ thể và cơ thể mới được hình thành,
trải qua quá trình mang thai nhất định cơ thể này phát triển và được sinh ra

tiếp xúc với môi trường ngoài. Khi ở môi trường ngoài, cơ thể gia súc non sẽ
dần dần thích nghi và phát triển với tốc độ chậm hơn. Đến một giai đoạn
nhất định, con vật sẽ có biểu hiện về tính dục và sản sinh ra các giao tử hoạt
động. Như vậy, sự thành thục về tính dục của gia súc phải có đủ điều kiện:
con vật bắt đầu có phản xạ sinh dục và có khả năng sinh sản. Theo Devandra


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
và G.B Mcleroy (1987)[32], tuổi thành thục tính dục trung bình của dê là 4 -
12 tháng tuổi. Gia súc có sự thành thục về tính trước, sau đó mới thành thục
về thể vóc. Mỗi loài gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về thể vóc
khác nhau. Ở trâu đối với con cái là 30 - 36 tháng tuổi, con đực là 36 - 42
tháng, bò sữa là 18 tháng tuổi, ở dê là 12-18 tháng. Thời kỳ sinh sản của dê là
7 - 10 năm (Đinh Văn Bình, 1994 [1]). Trong thời kì động dục con vật có hoạt
động sinh dục. Đối với con đực thì hoạt động sinh dục thường xuyên nhưng
với con cái lại hoạt động theo chu kì gọi là chu kì động dục. Chu kì động dục,
thời gian động dục cũng như các biểu hiện của hành vi sinh dục ở các loài có
sự khác nhau, ngoài ra còn có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chu kì động dục
như chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, pheremon, tiếng kêu của con đực, sự tiếp xúc
giữa cá thể đực và cái, mùa vụ, đặc biệt là dinh dưỡng. Chu kì động dục của
dê là 19 - 21 ngày, chia làm 4 giai đoạn. Biểu hiện của các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn trước động dục: là giai đoạn từ khi thể vàng tiêu hủy tới lần
động dục tiếp theo, chuẩn bị điều kiện cho đường sinh dục cái và buồng trứng
để tiếp nhận tinh trùng, đón trứng rụng và thụ tinh. Màng nhầy tử cung, âm
đạo tăng sinh, mạch quản tăng cung cấp nhiều máu. Tử cung, âm đạo, âm hộ
bắt đầu xung huyết, các tuyến sinh dục phụ tiết dịch nhầy, âm đạo tiết ra dịch
nhầy loãng làm trơn đường sinh dục.
- Giai đoạn động dục: gồm 3 thời kì liên tiếp là: hưng phấn, chịu đực và
hết chịu đực. Biểu hiện: âm hộ xung huyết, tấy sưng lên, chuyển từ màu hồng

nhạt sang hồng đỏ rồi chuyển sang màu mận chín. Âm đạo tiết nhiều niêm
dịch. Thần kinh hưng phấn cao độ vào cuối thời kì này, con vật ít ăn bồn chồn
hoặc kêu la phá chuồng, nhảy lên lưng con khác. Lúc đầu chưa cho con đực
nhảy, sau đó mới chịu đực và cho con đực nhảy. Trong giai đoạn này, nếu được
thụ tinh thì chuyển sang thời kì chửa. Nếu không được thụ tinh thì chuyển sang
giai đoạn sau động dục. Thời gian động dục của dê khoảng 24 - 48 giờ.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
- Giai đoạn sau động dục: bắt đầu sau khi kết thúc động dục và kéo dài
vài ngày.Thể vàng được hình thành, thể vàng tiết progesteron, hoocmon này
tác động lên hệ thần kinh trung ương và tuyến yên làm thay đổi tính hưng
phấn và kết thúc giai đoạn động dục. Biểu hiện về hành vi sinh dục là không
muốn gần con đực, không cho con khác nhảy. Con vật dần dần trở lại trạng
thái bình thường.
- Giai đoạn yên tĩnh: là giai đoạn dài nhất, thường bắt đầu vào ngày thứ
tư sau khi trứng rụng, không thụ tinh và kết thúc khi thể vàng tiêu hủy. Không
có các biểu hiện về hành vi sinh dục. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi yên tĩnh để
khôi phục lại cấu tạo chức năng cũng như năng lượng cho chu kì tiếp theo.
Devendra và G.B Mcleroy (1987)[32] cho biết, dê cái động dục có
những biểu hiện sau: kêu kéo dài, đuôi ve vẩy qua trái qua phải, âm hộ sưng
đỏ, chảy dịch nhầy, nhảy lên lưng con khác hoặc chịu cho con khác nhảy lên
lưng, ít quan tâm đến ăn uống, giảm năng suất sữa ở một số cá thể.
Trong giai đoạn động dục, nếu dê cái được phối giống đạt kết quả thì sẽ
xảy ra quá trình thụ tinh. Sự thụ tinh được diễn ra khi trứng và tinh trùng gặp
nhau ở 1/3 phía trên ống dẫn trứng và gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Tinh trùng sau khi vào ống dẫn trứng sẽ vận động hướng
về tế bào trứng. Khi gặp tế bào trứng, tinh trùng bao vây quanh trứng và tiết
ra enzim hyaluronidaza để phá vỡ màng phóng xạ. Enzim này không đặc

trưng cho loài, nhưng nếu lượng enzim quá ít sẽ không đủ để phá vỡ màng
phóng xạ, nếu nhiều quá sẽ phá hủy tế bào trứng.
- Giai đoạn 2: Sau khi phá vỡ được màng phóng xạ, đầu tinh trùng tiết
enzim Zonalizin phân hủy màng trong suốt. Enzim này đặc trưng cho loài, vì
vậy chỉ có những tinh trùng cùng loài mới phát huy tác dụng và tiếp cận
trứng. Sau đó, những tinh trùng nào có sức sống cao nhất mới có thể qua
màng trong suốt tiếp cận với màng noãn hoàng.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
- Giai đoạn 3: Ở giai đoạn này, đầu tinh trùng tiết enzim muraminidaza,
chỉ có 1 tinh trùng có sức sống cao nhất xuyên qua màng noãn hoàng, đầu
tinh trùng tự tách khỏi thân, cổ để vào gặp tế bào trứng. Tại đây diễn ra quá
trình đồng hóa lẫn nhau giữa tinh trùng và nhân của tế bào trứng, sau đó nhân
của tinh trùng và nhân của trứng đồng hóa lẫn nhau tạo thành hợp tử lưỡng
bội 2n, hợp tử làm tổ ở 2 sừng tử cung và sau khi bám chắc vào niêm mạc tử
cung sẽ phát triển thành phôi. Sau khi giao phối, thụ tinh có kết quả, con cái
chuyển sang giai đoạn mang thai. Giai đoạn này được tính từ khi trứng được
thụ tinh đến khi đẻ. Thời gian mang thai của dê trong khoảng 143 - 154 ngày
(Đinh Văn Bình, 1994) [1]).
Khi gia súc mang thai sẽ có những biến đổi ở cơ quan sinh dục và cơ
thể xuất hiện nhiều biến đổi sinh lý khác nhau. Toàn bộ những biến đổi đó
rất cần thiết cho bào thai hình thành và phát triển, quá trình sinh đẻ diễn ra
bình thường.
Sau 1 thời gian mang thai, ở gia súc sẽ xảy ra quá trình đẻ. Để chuẩn bị
cho lần mang thai tiếp theo, gia súc phải cần 1 thời gian nhất định để hồi phục
lại cơ quan sinh dục. Thời gian động dục trở lại sau đẻ phụ thuộc vào quá
trình hồi phục của buồng trứng. Đồng thời, tỉ lệ thụ thai lần sau phụ thuộc rất
lớn vào bản thân con vật, sự hồi phục đường sinh dục và hoạt động chu kì sau

khi đẻ. Vì vậy cần chăm sóc, nuôi dưỡng tốt gia súc cái để nâng cao sức đề
kháng và sức khỏe cho con vật.
1.3.1. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản
Để đánh giá khả năng sinh sản của dê cái, người ta thường dựa vào một
số chỉ tiêu sau:
- Tuổi đẻ lứa đầu:
Tuổi đẻ lứa đầu là một chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quan trọng, phản ánh
thời gian đưa con vật vào khai thác sớm hay muộn. Nó được tính từ khi con

×