Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Báo cáo thực tập tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí PV engineering

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 42 trang )

1
LỜI CẢM ƠN
Sau gần 4 năm học, được thầy cô truyền đạt những kiến thức chuyên ngành
quan trọng cho công việc tương lai, qua đợt thực tập tại Tổng công ty tư vấn thiết kế
dầu khí PV Engineering, công ty thiết kế có trụ sở làm việc vô cùng hiện đại với đội
ngũ nhân viên có chuyên môn hàng đầu Việt Nam. Đây là lần đầu tiên em được tiếp
xúc với một công ty quy mô tầm cỡ quốc gia, với môi trường làm việc thoải mái nhưng
không kém phần chuyên nghiệp, tuy thời gian thực tập chỉ gói gọn trong 1 tháng nhưng
cũng đem lại cho em rất nhiều kiến thức bổ ích về chuyên môn và cách định hướng
công việc tương lai của mình.
Vì vậy, em xin chân thành cảm ơn khoa Công nghệ hóa học trường Đại học
Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cùng ban lãnh đạo và các anh chị kỹ sư làm việc
tại Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí PV Engineering đã tạo điều kiện cho em hoàn
thành đợt thực tập này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 1 năm 2014
Sinh viên thực hiện:
Lê Hữu Tâm
2
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
Tên cơ quan thực tập:
Nhận xét:















Đánh giá:



TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
3













Phần đánh giá:
• Ý thức thực hiện:
• Nội dung thực hiện:
• Hình thức trình bày:
• Tổng hợp kết quả:
Điểm bằng số: Điểm bằng chữ:

TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2014
Giáo viên hướng dẫn
(Ký ghi họ và tên)
MỤC LỤC
4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỔNG CÔNG TY TƯ
VẤN THIẾT KẾ DẦU KHÍ PV ENGINEERING
I. Lịch sử hình thành công ty
Ngày 3/9/1975, Hội đồng chính phủ ban hành Nghị quyết số 170/CP về việc
thành lập Tổng Cục Dầu mỏ và Khí đốt Việt Nam, đánh dấu thời kỳ Ngành Dầu khí
Việt nam bước sang trang sử mới, là ngành kinh tế kỹ thuật được quản lý thống nhất
trong cả nước bởi một cơ quan nhà nước đủ thẩm quyền. Đều này chứng tỏ sự quan
tâm của Đảng và Nhà nước đối với ngành Dầu khí ngay sau khi giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
Ngày 09/09/1977, Chính phủ đã ban hành quyết định số 251/CP về việc
thành lập Công ty Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam (gọi tắt là PetroVietNam) trực thuộc
Tổng Cục Dầu mỏ và khí đốt Việt Nam.
Đồng thời, Tổng Cục Dầu khí cũng đã thành lập các đơn vị dịch vụ dầu khí,
trong đó có thành lập Công ty thiết kế dầu khí theo quyết định số 543/DK-QĐTC
ngày 6/11/1977 do Ông Lê Tử Kỳ làm Giám đốc với lực lượng 50 cán bộ, kỹ sư và
trụ sở của Công ty đóng tại Thành Công – Hà Nội. Đây chính là đơn vị thực hiện
công tác khảo sát, thiết kế đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam.
Công ty Khảo sát và Thiết kế Dầu khí cũng đã thực hiện được một số dự án
rất quan trọng, điển hình như: rạm xử lý khí tại mỏ khí Tiền hải C, Lắp đặt đường
ống dẫn nước từ bờ ra biển khoảng 12km phục vụ giàn khoan Cồn Thông năm
1979; Tham gia vào lập luận chứng kinh tế kỹ thuật dự án NMLD Thành Tuy Hạ
(1977 – 1979), Tuy nhiên, với rất nhiều lý do khác nhau như cơ chế và tổ chức
nhân sự (chuyển vào Nam), Công ty thiết kế Dầu khí đã được giải thể trong thời
gian 05 năm sau đó.
Ngày 14/9/1983, Tổng Cục Dầu khí đã ra quyết định thành lập Xí nghiệp

Liên hiệp Xây lắp Dầu khí trên cơ sở chuyển Binh đoàn 318 từ Bộ Quốc phòng
5
sang Tổng Cục Dầu khí theo các Chỉ thị của Hội đồng Bộ trưởng với các nhiệm vụ
chính là thi công các công trình: san lấp mặt bằng, bến cảng, bãi để cần khoan, ống
chống, các kho, trụ sở, Với bộ máy điều hành gồm Ban Tổng Giám đốc, 11
phòng/ban và 12 Xí nghiệp trực thuộc, trong đó bao gồm Xí nghiệp khảo sát và thiết
kế thực hiện các nhiệm vụ khảo sát và thiết kế các công trình do Liên hiệp đảm
nhận. Trong thời kỳ đầu mới được thành lập, Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí
gặp rất nhiều khó khăn về kinh nghiệm, trình độ nhân lực và thiết bị cũ và lạc hậu.
Đến cuối năm 1985, Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí được chấn chỉnh và sắp
xếp lại tổ chức từ 12 Xí nghiệp xuống còn 06 Xí nghiệp chuyên môn hoá và Xí
nghiệp Khảo sát và Thiết kế được giải thể, công tác thiết kế và khảo sát được giao
cho từng Xí nghiệp thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ngày 26/10/1985, Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro đã thành lập Viện
nghiên cứu và thiết kế dầu khí Biển (NIPI) trên cơ sở Xưởng Nghiên cứu khoa học
và thiết kế (SNIP). Ngoài chức năng nghiên cứu khoa học, Viện Nipi còn thực hiện
các nhiệm vụ thiết kế như: Lập toàn bộ hồ sơ thiết kế dự toán và công nghệ, các
luận chứng kinh tế - kỹ thuật và nghiên cứu phương án khả thi cho việc tổ chức
triển khai các công trình lớn và quan trọng cho Xí nghiệp Liên doanh Vietsovpetro
bao gồm từ dự án tìm kiếm thăm dò, dự án khai thác mỏ, dự án thiết kế, xây dựng
các giàn khoan dầu khí, mua sắm tàu thuyền, xây dựng, sửa chữa các công trình trên
bờ, trên biển. Một số công trình tiêu biểu của Viện Nipi giai đoạn này như “Tính
toán đánh giá kinh tế kỹ thuật xây dựng vòm Nam mỏ Bạch Hổ”, “Thiết kế khai
thác thử công nghiệp vỉa dầu móng vòm trung tâm mỏ Bạch Hổ”, thiết kế kỹ thuật
và bản vẽ thi công các giàn khoan số MSP 1, BK – 2, MSP 3 & 3 Vân Nam Mỏ
Bạch Hổ, các giàn khoan MSP 6, 7, 8 Vân Bắc Mỏ Bạch Hổ Tuy nhiên, do Viện
Nipi chỉ tập trung cho công tác thiết kế phát triển mỏ của bản thân Xí nghiệp Liên
doanh Vietsovpetro tại lô 09 - 1, công tác tư vấn thiết kế cho toàn bộ thềm lục địa
phía Nam (các bể Cửu Long, Nam Côn Sơn) ngành Dầu khí trong giai đoạn này
chưa được tập trung phát triển tương xứng, chủ yếu do các đơn vị nước ngoài đảm

nhận.
6
I.1. Giai đoạn 1995 - 1998
Ngày 19/9/1995, Tổng Công ty Dầu khí Việt nam đã quyết định chuyển đổi
Xí nghiệp Liên hiệp Xây lắp Dầu khí thành Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí
(PVECC) do Ông Nguyễn Trọng Nhưng làm Giám đốc. Cùng với công tác tìm
kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí do Liên doanh Vietsovpetro đảm nhiệm, công tác
đầu tư xây dựng các công trình đường ống vận chuyển khí đồng hành từ ngoài biển
vào bờ; nhà máy xử lý khí; kho chứa condensate, LPG; nhà máy lọc dầu, là
những nhiệm vụ quan trọng của ngành dầu khí để phát triển đồng bộ chuỗi hoạt
động dầu khí từ thượng nguồn đến hạ nguồn, trong đó, một trong những dịch vụ
quan trọng đầu tiên là công tác tư vấn khảo sát, thiết kế và thi công các công trình
dầu khí. Trong giai đoạn này, Viện NIPI của XNLD Vietsovpetro với tính chất đặc
thù chỉ thực hiện công tác nghiên cứu khoa học và thiết kế các công trình trong hoạt
động Liên doanh Vietsovpetro. Vì vậy, cần thiết phải xây dựng một đơn vị thực
hiện công tác tư vấn thiết kế cho các dự án dầu khí của Việt Nam. Xí nghiệp Liên
hiệp Xây lắp Dầu khí được chuyển thành Công ty Thiết kế và Xây dựng Dầu khí -
PVECC (1995) để thực hiện nhiệm vụ thiết kế, thi công các công trình dầu khí và
cùng trong năm đó, Xí nghiệp Thiết kế và Khảo sát trực thuộc Công ty được thành
lập để đảm nhiệm công tác thiết kế và khảo sát các công trình dầu khí của Tổng
công ty Dầu khí Việt Nam. Trong thời gian mới thành lập, xí nghiệp chỉ có khoảng
40 CB-CNV.
I.2. Giai đoạn 1998 - 2013
Ngày 10/4/1998, Bộ trưởng, Chủ nhiệm văn phòng Chính phủ đã ban hành
Quyết định số 03/1998/QĐ-VPCP quyết định thành lập Công ty Tư vấn Đầu tư và
Xây dựng Dầu khí (PVICCC) trên cơ sở tách Xí nghiệp Thiết kế và Khảo sát của
Công ty Thiết kế và Xây dựng dầu khí (PVECC).Công ty có trụ sở đăng ký kinh
doanh tại Nhà G1, KS Thanh Đa, quận Bình Thạnh, Tp.HCM, vốn điều lệ đăng lý
kinh doanh lúc thành lập là 5,0 tỷ đồng. Và do tình hình thực tế, Công ty đã đặt
thêm trụ sở giao dịch cho các hoạt động sản xuất kinh doanh khu vực Bà Rịa –

7
Vũng Tàu. Các hoạt động chính của Công ty trong giai đoạn đầu được thực hiện tại
số 33, đường 30/4, Tp. Vũng Tàu.
Năm 2002, để Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí có nhiều cơ hội tham gia
thiết kế các dự án phát triển mỏ ngoài khơi của các liên danh điều hành khai thác
các mỏ dầu khí ngoài khơi cũng như xu hướng phát triển của các công ty thiết kế
dầu khí trong khu vực, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam cho phép Công ty Tư vấn
Đầu tư và Xây dựng Dầu khí được lấy tên gọi tiếng Quốc tế là PV Engineering
(Giấy phép thay đổi nội dung đăng kýkinh doanh số 92/GPbsUB ngày 28/05/2002
của UBND TP.HCM).
Năm 2003, lãnh đạo công ty được Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam có quyết
định bổ nhiệm mới bao gồm: Ông Đỗ Văn Định giữ chức Phó Giám Đốc phụ trách;
Ông Phạm Thanh Minh giữ chức Phó Giám Đốc. Tổng số CB-CNV là 330 người,
cơ cấu tổ chức gồm Ban giám đốc, các phòng chuyên môn và các xí nghiệp: Xí
nghiệp Thiết Kế; Xí nghiệp Khảo sát; Xí nghiệp Công trình Khí; Trung Tâm kiểm
định & dịch vụ công trình.
Ngày 26/03/2004 Bộ Công nghiệp có quyết định số 531/QĐ-TCCB về việc
Cổ phần hoá Công ty Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Dầu khí. Và chuyển trụ sở tới
201 Điện Biên Phủ, phường 15, Bình Thạnh, Tp HCM (từ ngày 01/11/2004). Vốn
điều lệ của PV Engineering được nâng lên 25 tỷ đồng. Từ thời điểm quan trọng này,
PV Engineering có những sự thay đổi thực sự cả về chất lẫn về lượng.
I.3. Giai đoạn 2005
Ngày 25/6/2005, đại hội cổ đông thành lập của PV Engineering được tổ chức trọng
thể tại Thành phố Vũng Tàu.PV Engineering là đơn vị đầu tiên thực hiện việc cổ phần
hóa trong Tập đoàn. Hyundai Engineering trở thành đối tác chiến lược khi tham gia
nắm giữ 10% cổ phần của PV Engineering. Lúc này công ty nhận được sự hỗ trợ
lớn từ đối tác Hyundai Engineering trong công tác thiết kế và đào tạo. Các kỹ sư PV
Engineering được cử sang Hyundai để học tập, nghiên cứu và trực tiếp tham gia
công việc. Hyundai cũng cử các chuyên gia qua PV Engineeirng để xây dựng chiến
8

lược hợp tác, cùng phát triển.Trong giai đoạn này, PV Engineering phát triển tốt
lĩnh vực tư vấn khảo sát, quản lý dự án và thi công, tuy nhiên năng lực về lĩnh vực
thiết kế thì vẫn còn nhiều hạn chế. Các khâu thiết kế cơ sở, thiết kế tổng thể, chi tiết
đều chưa đạt những bước phát triển tương xứng. Nguyên nhân này chủ yếu là do
thiếu nguồn nhân lực trình độ cao, chuyên sâu và các kỹ sư chưa tham gia nhiều dự
án nên kinh nghiệm còn hạn chế, trang thiết bị/phần mềm thiết kế chưa được đầu tư
đúng mức. Bên cạnh đó về hệ thống quản lý, PV Engineering cũng chưa xây dựng
được hệ thống quản lý chất lượng theo ISO. Và đã có lúc, đội ngũ kỹ sư thiết kế của
PV Engineering phải thực hiện thêm các công tác thi công, xây lắp công trình để lấy
nguồn thu duy trì và phát triển công tác thiết kế. Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng
đây cũng là giai đoạn mà khát vọng, niềm tin và cố gắng phát triển lĩnh vực thiết kế
dầu khí mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
I.4. Giai đoạn 2006 – 2009
Đây là giai đoạn Công ty chuyển mình, và phát triển nhanh chóng. Ban lãnh
đạo thời kỳ này của PV Engineering đã xây dựng được nguồn lực là con người gồm
đội ngũ kỹ sư trẻ, đầy đam mê và tâm huyết vì sự phát triển chung của PV
Engineering, đồng thời xây dựng các chính sách đãi ngộ với lực lượng lao động
chất lượng cao, kỹ sư chính, kỹ sư chủ chốt. Bên cạnh đó là sự đầu tư về công nghệ,
cơ sở vật chất, trang thiết bị đã được nâng lên một tầm cao mới. PV Engineering đã
xây dựng được hệ thống quy trình thực hiện tư vấn lập dự án đầu tư và thiết kế các
công trình dầu khí, công nghiệp đảm bảo tuân thủ trình tự các bước trong giai đoạn
đầu tư dự án, quản lý chất lượng, tiến độ theo các quy định của Nhà nước Việt Nam
và phù hợp với thông lệ Quốc tế từ đó triển khai thực hiện các gói dự án dầu khí,
công nghiệp một cách bài bản, mang lại những lợi ích tốt nhất cho chủ đầu tư. Bên
cạnh đó PV Engineering cũng đã tích lũy, xây dựng và không ngừng phát triển các
cơ sở dữ liệu làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài giúp PVE khi thực hiện các dự
án. Nhiều phần mềm tiên tiến trên thế giới đã được đầu tư và trang bị (PDMS,
Hysys, Pro II, AUTOPIPE, OFFPIPE, MATHCAD, TANK, CAESAR II, PV Elite,
Structural Analysis (SACS), STAAD PRO 2006, SAP 2000, MIDAS SET 2006,
9

NOVA 2004, GEOSLOPE 2007, Smart Plant Instrumentation, ETAP, DiaLux,
InstruCal Plus, PIPENET, Acitt 2007, PRIMAVERA). Đồng thời công tác đào tạo
nâng cao chất lượng đội ngũ kỹ sư cũng được chú trọng. Năm 2008 PV Engineering
chuyển trụ sở mới khang trang, hiện đại hơn tại 60A Trường Sơn, tầng 8-9-10 CT
Plaza, Tân Bình, TpHCM. Trung Tâm Tư Vấn Thiết Kế (DEC), đơn vị chủ lực của
công ty, có rất nhiều thuận lợi trong việc xây dựng một đội ngũ cán bộ ổn định và
phát triển trong thời gian tiếp theo.Với việc đầu tư đúng mức về phát triển nguồn
nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị/phần mềm thiết kế, hệ thống quy trình thiết
kế và được tham gia nhiều dự án lớn, trọng điểm của ngành, PV Engineering đã dần
khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực tư vấn thiết kế dầu khí tại Việt
Nam.
I.5.Giai đoạn 2010 – 2013
Trong giai đoạn phát triển từ 2010, với yêu cầu và tình hình mới, Tập đoàn
Dầu khí Việt Nam đẩy mạnh đầu tư và định hướng phát triển, nâng cao năng lực tư
vấn thiết kế trong ngành. Mục tiêu là xây dựng một đội ngũ có đủ khả năng, kinh
nghiệm và công nghệ kết hợp với các đơn vị xây lắp thực hiện trọn gói các hợp
đồng EPC, các dự án lớn do Tập đoàn đầu tư, đặc biệt là các dự án chuyên ngành
dầu khí từ thượng nguồn, trung nguồn đến hạ nguồn. Qua quá trình phân tích kỹ
lưỡng về thực trạng các đơn vị cung cấp Dịch vụ của Tập đoàn, để có thể tăng tỉ
trọng và dần chủ động chiếm lĩnh toàn bộ lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế phục vụ
cho các dự án của ngành thì cần thiết phải cơ cấu lại Công ty CP Tư vấn đầu tư và
thiết kế Dầu khí thành Tổng Công ty cổ phần hoạt động theo mô hình Công ty mẹ -
Công ty con trực thuộc Tập đoàn và cơ cấu lại các đơn vị tư vấn thiết kế khác về
Tổng Công ty.Với mục tiêu là khắc phục được các bất cập: Tập trung các đơn vị
cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế về một đầu mối là Tổng công ty thay vì nhiều đầu
mối như hiện nay; Đảm bảo quy mô tương xứng với sự phát triển chung của các
lĩnh vực khác trong Tập đoàn như thăm dò khai thác dầu khí, xây lắp chuyên ngành,
xây lắp dân dụng và công nghiệp ngoài ngành; Tăng cường khả năng kết hợp với
các đơn vị xây lắp trong Tập đoàn tham gia đấu thầu, thực hiện các hợp đồng EPC,
10

hợp đồng tổng thầu chìa khóa trao tay của các dự án lớn, đặc biệt là các dự án
chuyên ngành; Thuận lợi cho công tác quản lý và định hướng đầu tư của Tập đoàn
đối với lĩnh vực này; Nâng cao được năng lực cạnh tranh và có thể định hướng đầu
tư phát triển một cách rõ ràng, tập trung và chuyên nghiệp; Mở rộng phạm vi cung
cấp dịch vụ tư vấn thiết kế cho các dự án ở Việt Nam và trong khu vực không phải
do Tập đoàn tham gia đầu tư, nhất là các dự án dầu khí.Định hướng này phù hợp
với giải pháp đột phá về quản lý cũng như các giải pháp đột phá về khoa học công
nghệ để thực hiện kế hoạch 05 năm 2011-2015 đã được Hội Đồng Thành Viên Tập
Đoàn thông qua. Với Nghị quyết số 1894/NQDKVN ngày 09/8/2010 của HĐTV
Tập đoàn về phương án thành lập Tổng công ty cổ phần Tư vấn thiết kế Dầu khí
hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, cùng Quyết định số 2271/QĐ-
DKVN ngày 16/09/2010 của HĐTV Tập đoàn về việc: Cơ cấu Công ty cổ phần Tư
vấn Đầu tư và Thiết kế Dầu khí thành Tổng Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Dầu
khí hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, PV Engineering đứng trước
bước ngoặt và sứ mệnh lịch sử của mình.
Ngày 21/06/2011 Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Dầu Khí chính thức ra mắt.
Vốn điều lệ lên tới 250 tỷ đồng, với một trung tâm tư vấn thiết kế, ba đơn vị thành
viên là: CTCP Tư vấn Khảo sát Dầu khí PVE, CTCP Tư vấn Quản lý dự án dầu khí
PVE, và CTCP tư vấn đầu tư xây dựng dầu khí PCIC. Sự ra đời của TCT Tư Vấn
Thiết Kế Dầu Khí là bước tiến quan trọng trong quá trình phát triển của PV
Engineering, đánh dấu thành quả của quá trình không ngừng lao động sáng tạo,
vượt khó khăn thử thách, thể hiện khát vọng và hoài bão cũng như yêu cầu, đòi hỏi
sự phát triển của lĩnh vực Tư vấn Thiết kế Dầu khí tại Việt Nam phải phát triển
ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.Trong giai đoạn 2010 –
2013, PV Engineering phát triển mạnh mẽ về quy mô tổ chức và nguồn nhân lực, tỷ
trọng doanh thu của lĩnh vực tư vấn thiết kế tăng mạnh qua từng năm (từ 50% năm
2010 đến 66% năm 2012) thể hiện hướng đi, đầu tư đúng đắn để xây dựng PV
Engineering trở thành đơn vị dẫn đầu về các hoạt động tư vấn thiết kế. Các trang
thiết bị, phần mềm quản lý và thiết kế đã được đầu tư kịp thời và đáp ứng cơ bản
11

yêu cầu thực hiện các dự án, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết
kế, tăng năng suất lao động và hiệu quả Sản xuất kinh doanh.
Tháng 01/2012, PV Engineering đã ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập
đoàn Technip Geoproduction Malaysia (là đơn vị có nhiều kinh nghiệm hoạt động
trong lĩnh vực tư vấn thiết kế các dự án offshore, subsea và onshore tại Khu vực
Châu Á Thái Bình Dương), theo đó phía Technip Geoproduction sẽ sở hữu 10% cổ
phần cổ đông chiến lược và cam kết hỗ trợ PV Engineering trong việc chuyển giao
công nghệ, quy trình thiết kế; Nâng cao năng lực quản lý; Đào tạo on-job training
cho các kỹ sư của PV Engineering; Cung cấp các chuyên gia cho PVEngireering để
thực hiện phần thiết kế chính của dự án; Và cùng PV Engineering tham gia thực
hiện các dự án offshore, subsea và onshore tại Việt Nam và trong khu vực. Với thỏa
thuận hợp tác chiến lược với Technip, các quy trình quản lý, thiết kế và đào tạo kèm
cặp trên công việc đã được hai bên chia sẻ nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe trong
quá trình thực hiện các dự án, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm tư vấn thiết
kế, tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của PV Engineering.
II. Cơ sở vật chất và lĩnh vực hoạt động
PV Engineering có đội ngũ cán bộ chuyên ngành tư vấn thiết kế dầu khí lớn
mạnh nhất Việt Nam với tổng lực lượng bao gồm 700 cán bộ, kỹ sư trong đó 80%
có trình độ Đại học trở lên. Riêng Công ty mẹ và Trung tâm Tư vấn Thiết kế đã có
400 cán bộ, kỹ sư, trong đó có gần 20 chuyên gia nước ngoài làm việc theo dự án.
Nhiều cán bộ kỹ sư được đào tạo bài bản các chuyên ngành kỹ thuật dầu khí tại
nước ngoài, và công tác tại nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, với các lĩnh vực chuyên
sâu:
- Thiết kế xây dựng
- Công nghệ, chống ăn mòn, môi trường
- Dự toán, nền móng và hạ tầng kỹ thuật
- Thiết kế piping, thiết kế pipeline
- Thiết kế cơ khí, thiết kế phân phối điện
- Thiết kế điều khiển
12

- Thiết kế phát triển mỏ và công trình biển
- Thiết kế nhà máy điện
Cơ sở vật chất tiên tiến – hiện đại, Theo định hướng, chiến lược phát triển lâu
dài, bền vững, Tổng công ty Tư vấn Thiết kế Dầu khí hợp doanh cùng Tổng công ty
Khí Việt Nam đã đầu tư xây dựng toà nhà khang trang PV Gas Tower, tại Huyện
Nhà bè – TpHCM. Cuối năm 2011, PV Engineering chuyển trụ sở và làm việc tại
các tầng 6 – 8 – 9 – 10 với tổng diện tích sử dụng lên tới hơn 10 ngàn m
2
. Đây là sự
nỗ lực và phấn đấu rất lớn của PV Engineering, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc
phát triển lĩnh vực cốt lõi là tư vấn, thiết kế.
13
Hình 1.1: Trụ sở chính của tổng công ty tư vấn và thiết kế dầu khí PV
Engineering
Hình 1.2: Một trong những phòng làm việc bên trong PV Gas Tower
Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của Tổng công ty tư vấn thiết kế dầu khí PV Engineering
14
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC PHẦN MỀM MÔ
PHỎNG
I. Giới thiệu về các phần mềm mô phỏng
Dầu và các sản phẩm dầu mỏ đã được biết đến từ xa xưa. Ban đầu con người
đã dùng nó để thắp sáng hoặc để chữa bệnh. Nhu cầu về dầu và sản phẩm chế biến
từ dầu gia tăng đột ngột vào đầu thế kỷ XX do sự xuất hiện của động cơ đốt trong
cũng như do sự phát triển nhanh chóng của các ngành công nghiệp. Do vậy, dầu
mỏ và khí đốt tự nhiên ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con
người.
Hiện nay, dầu và khí cũng như các sản phẩm của chúng được sử dụng trong
tất cả các nghành kinh tế thế giới. Ý nghĩa của dầu và sản phẩm của dầu đặc biệt
tăng nhanh vào những năm gần đây, nhất là sau cuộc khủng hoảng năng lượng xảy
ra tại nhiều nước phát triển.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn các sản phẩm dầu mỏ cả về số lượng và
chất lượng, chúng ta phải không ngừng cải tiến về công nghệ và phương pháp sản
xuất. Vì vậy, các công trình nghiên cứu khoa học, các dự án thiết kế được tiến hành,
và cùng với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin,với những máy
tính tốc độ cao, các hệ điều hành siêu việt, các lập trình viên đã góp phần to lớn cho
sự ra đời của các phần mềm mô phỏng.
Trước đây để lên kế hoạch cho một dự án đòi hỏi rất nhiều thời gian, và khả
năng thực hiện dự án đó là không thể biết trước được. Nhưng khi các phần mềm mô
phỏng ra đời, thì công việc trở nên nhẹ nhàng đi rất nhiều, chúng ta có thể mô
phỏng hoạt động của các nhà máy trong các chế độ vận hành khác nhau, thay đổi
các thông số làm việc của bất kỳ đơn vị hoạt động nào mà không ảnh hưởng đến
quá trình hoạt động chung của nhà máy. Ngoài ra,với những tính năng của các
phầm mềm mô phỏng ta có thể thiết kế được các dự án khác nhau, tìm được phương
15
án tối ưu, nhanh, cho kết quả khả quan và đạt hiệu quả kinh tế, quan trọng hơn nữa
là áp dụng được cho hầu hết các lĩnh vực của nghành dầu khí và các ngành công
nghệ hoá học, đảm bảo được tính khả thi cho những kế hoạch lớn sẽ được thực hiện
trong tương lai.
Tổng công ty tư vấn thiết kế Dầu khí PV Engineering đã đầu tư và trang bị
nhiều phần mềm tiên tiến trên thế giới như (PDMS, Hysys, Pro II, AUTOPIPE,
OFFPIPE, MATHCAD, TANK, CAESAR II, PV Elite, Structural Analysis
(SACS), STAAD PRO 2006, SAP 2000, MIDAS SET 2006, NOVA 2004,
GEOSLOPE 2007, Smart Plant Instrumentation, ETAP, DiaLux, InstruCal Plus,
PIPENET, Acitt 2007, PRIMAVERA).
Một trong những phần mềm được ứng dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện
nay là phần mềm Hysys. Trong bài này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến phần mềm mô
phỏng Hysys.
II. Đặc điểm của phần mềm Hysys
Hysys là sản phẩm của công ty AspenTech – Canada. Hysys là phần mềm
chuyên dụng để tính toán mô phỏng công nghệ chế biến dầu khí và công nghệ hoá

học. Hysys là phần mềm có khả năng tính toán đa dạng, cho kết quả có độ chính
xác cao, đồng thời cung cấp nhiều thuật toán sử dụng, trợ giúp trong quá trình tính
toán công nghệ, khảo sát các thông số trong quá trình thiết kế nhà máy chế biến dầu
khí và tổng hợp hoá dầu. Ngoài thư viện có sẵn, Hysys cho phép người sử dụng
tạo các thư viện riêng hoặc cho phép liên kết với các chương trình tính toán hoặc
các phần mềm khác như Microsoft Visual Basic, Microsoft Excel, Visio, C++,
Java… Khả năng nổi bật của Hysys là tự động tính toán các thông số còn lại nếu
thiết lập đủ thông tin do đó sẽ tránh được sai sót và có thể thay đổi các điều kiện
cũng như sử dụng các dữ liệu đầu vào khác nhau. Hysys được thiết kế sử dụng cho
hai trạng thái mô phỏng là mô phỏng động và mô phỏng tĩnh. Mô phỏng tĩnh
(Steady Mode) được sử dụng để nghiên cứu thiết kế công nghệ cho một quá trình,
tối ưu hoá các điều kiện công nghệ. Với mỗi một bộ số liệu ban đầu, mỗi điều kiện
16
công nghệ xác định thì khi quá trình tính toán hội tụ, kết quả thu được tương ứng
với các điều kiện đó mà không thay đổi theo thời gian. Khi thay đổi các điều kiện
ban đầu hay các chế độ công nghệ khác nhau thì sẽ thu được các kết quả khác nhau
tương ứng. Từ đó có thể xác định được các yếu tố ảnh hưởng lên quá trình và mức
độ ảnh hưởng của từng yếu tố. Bằng việc so sánh các kết quả đó sẽ lựa chọn và thiết
lập được điều kiện tối ưu cho một quá trình nào đó. Mô phỏng tĩnh được sử dụng để
nghiên cứu thiết kế một quá trình công nghệ mới hoặc tính toán cải tiến, phát triển
mở rộng quy mô một quá trình công nghệ sẵn có, đưa ra các phương án khác nhau
để so sánh đánh giá nhằm tìm ra giải pháp tối ưu. Mô phỏng động (Dynamic
Mode) dùng để mô phỏng thiết bị hay quá trình ở trạng thái đang vận hành liên tục
có các thông số thay đổi theo thời gian, khảo sát sự thay đổi các đáp ứng của hệ
thống theo sự thay đổi của một vài thông số công nghệ. Trạng thái mô phỏng động
cho thấy sự ảnh hưởng của các thông số công nghệ theo thời gian và có thể thiết lập
cũng như khắc phục các sự cố có thể xảy ra khi vận hành công nghệ trên thực tế,
tìm ra các nguyên nhân và biện pháp giải quyết các sự cố đó. Điều này có ý nghĩa
đặc biệt quan trọng trong đào tạo các kỹ sư vận hành, hiểu biết tường tận về công
nghệ, thành thạo và có kinh nghiệm trước khi tham gia vận hành nhà máy thực tế,

trong điều kiện hiện nay các nhà máy hoá chất và dầu khí với kỹ thuật hiện đại, vận
hành ở chế độ tự động hoá rất cao. Sử dụng Hysys giúp giảm chi phí cho quá trình
công nghệ do có thể tối ưu các thiết bị trong dây chuyền mà vẫn đảm bảo được yêu
cầu về chất lượng sản phẩm. Hysys cho phép tính toán vấn đề tận dụng nhiệt, tối ưu
được vấn đề năng lượng trong quá trình sản xuất, tuần hoàn nguyên liệu nhằm tăng
hiệu suất của quá trình. HYSYS có một thư viện mở các thiết bị, các cấu tử và cung
cấp phương tiện để liên kết với các cơ sở dữ liệu khác nên cho phép mở rộng phạm
vi chương trình và rất gần với thực tế công nghệ.
Hysys bao gồm các ứng dụng sau:
Hysys.Concept:
Thiết kế và bảo vệ hệ thống phân tách một cách hiệu quả nhất.
Hysys.Process:
17
Giảm thấp nhất vốn đầu tư và chi phí vận hành, chọn lựa cách bảo quản, các
đặc tính và phân loại thiết bị, trang bị và sữa chữa các thiết bị để cải tiến quá trình
hoạt động và điều khiển nhà máy.
Hysys.Plant:
Sử dụng công cụ mô phỏng để đưa ra các điều kiện thuận lợi, đánh giá hoạt
động của nhà máy hiện hành, trang bị các thiết bị để đạt được độ tin cậy về hoạt
động, an toàn, lợi nhuận cao nhất. Cải tiến các thiết bị có sẵn và mở rộng quy mô
nhà máy hiện hành.
Hysys.OTS:
Những qui trình hướng dẫn hoạt động giúp người vận hành nắm bắt về công
nghệ, mức độ an toàn trong hoạt động của nhà máy, làm theo những qui tắc hướng
dẫn về an toàn và vận hành để tăng lợi nhuận.
Hysys.RTO
+
:
Tối ưu hiệu quả nhà máy, chuyển đổi mô hình sản xuất, sử dụng công nghệ
có sẵn và tăng lợi nhuận trong hoạt động bằng cách cho phép những thay đổi về

công nghệ và sản phẩm.
Economix:
Những dữ liệu thu được từ mô phỏng là công cụ cơ bản để dựa vào nó mà có
những thông tin xác thực nhằm quyết định về vấn đề đầu tư và xây dựng một cách
có hiệu quả nhất.
Trong phạm vi báo cáo thực tập tốt nghiệp này ta chỉ sử dụng Hysys.Plant.
Hysys có một số lượng lớn các công cụ mô phỏng, hỗ trợ hiệu quả
trong nghiên cứu mô phỏng, với giao diện thân thiện và dễ sử dụng, đặc biệt với
những người bắt đầu làm quen với chương trình mô phỏng.Trình tự thực hiện mô
phỏng theo các bước sau đây:
- Xây dựng cơ sở mô phỏng:
◊ Nhập các cấu tử trong thành phần nguyên liệu
◊ Lựa chọn hệ nhiệt động phù hợp
18
◊ Khởi tạo các phản ứng
- Xây dựng lưu trình PFD
◊ Khai báo các tính chất và thành phần của dòng nguyên liệu
◊ Xây dựng sơ đồ công nghệ với các thiết bị cần thiết
◊ Cung cấp đầy đủ các tham số cần thiết cho thiết bị
- Chạy chương trình mô phỏng
◊ Đọc kết quả
◊ Nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số công nghệ.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI TỔNG
CÔNG TY TƯ VẤN VÀ THIẾT KẾ DẦU KHÍ PV
ENGINEERING
I. Giới thiệu đề tài
Trong khoảng thời gian 1 tháng thực tập tại công ty, nhờ sự hỗ trợ từ các anh
chị kỹ sư làm việc tại phòng Công nghệ, em đã có nhiều thuận lợi để nghiên cứu và
thực hành với phần mềm mô phỏng thực tế Hysys 7.3. Trong bài báo cáo này, em
sẽ thực hiện mô phỏng nhà máy làm lạnh khí hai cấp với dòng khí khô có nhiệt độ

điểm sương không vượt quá -15
0
C ở 6000 kPa, bao gồm 2 bản thiết kế mô phỏng
hoàn chỉnh (case) khác nhau: case mô phỏng quá trình làm lạnh khí bằng propan và
case mô phỏng nhà máy làm lạnh khí. Sau đó sẽ kết nối chu trình làm lạnh propane
với nhà máy làm lạnh khí sử dụng Sub-Flowsheet.
II. Tiến hành mô phỏng
II.1. Mô phỏng chu trình làm lạnh bằng propane
Hệ thống làm lạnh rất phổ biến trong công nghiệp sản xuất khí tự nhiên và
19
trong những quá trình có liên quan trong công nghệ lọc dầu, hóa dầu và công
nghiệp hóa học. Quá trình làm lạnh được sử dụng để hạ nhiệt độ của khí xuống
nhiết độ điểm sương của hydrocarbon và để sản xuất các nhiên liệu lỏng có thể thấy
trên thị trường tiêu dùng hàng ngày.
Trong bài này, chúng ta sẽ đi vào xây dựng, chạy, phân tích và điều khiển hệ
thống mô phỏng chu trình làm lạnh propane. Sau đó sẽ chuyển bản mô phỏng hoàn
chỉnh sang một mô hình (template), từ đó nó có thể kết nối với các bản thiết kế mô
phỏng khác, ở đây ta sẽ cho nó kết nối với bản thiết kế mô phỏng nhà máy làm lạnh
khí hai cấp.
II.1.1. Lựa chọn hệ nhiệt động
Việc đầu tiên phải làm khi tiến hành mô phỏng là lựa chọn hệt nhiệt động
Fluid Package. Fluid package sẽ tính toán dòng và các tính chất nhiệt động của các
cấu tử và hỗn hợp trong quá trình mô phỏng (ví dụ như enthalpy, entropy, tỷ trọng,
cân bằng lỏng - hơi, …). Vì thế việc lựa chọn hệ nhiệt động phù hợp có ý nghĩa rất
quan trọng, là cơ sở để tính toán mô phỏng cho kết quả đúng.
Danh sách một số hệ tiêu biểu và hệ nhiệt động phù hợp do hai tác giả Elliott
và Lira đề xuất năm 1999:
20
Trong bài này ta sẽ chọn hệ nhiệt động Peng-Robinson:
21

II.1.2. Thêm hợp chất: C3
Sau đó click Enter Simulation Environment
Nhấn F11 để tạo một dòng mới, double click vào dòng vừa tạo và nhập các thông
số sau:
- Conditions page
22
- Composition page
Nhập tiếp dòng thứ 2 với các thông số sau:
Nhập các thiết bị vận hành vào Flowsheet, chu trình làm lạnh propane gồm 4 thiết
bị vận hành:
- Van (valve)
- Chiller (heater)
- Máy nén (compressor)
- Thiết bị ngưng tụ (Condenser)
II.1.3. Nhập valve J-T:
Valve J-T được sử dụng mô phỏng cho các van trong hysys. Dòng vào van là
dòng ra từ thiết bị ngưng tụ.
- Nhấp phím F12, cửa sổ UnitOpts sẽ hiện ra, chọn valve từ bảng Available
Unit Operations.
23
- Click vào Add, bảng tính chất
của bơm sẽ xuất hiện, trên
tab Design - Connections
page, thêm vào các thông số
sau:
II.1.4. Nhập Chiller:
Thiết bị Chiller trong vòng làm lạnh Propane mô phỏng trong hysys sử dụng
thiết bị gia nhiệt. Dòng ra khỏi thiết bị Chiller ở nhiệt độ điểm sương.
24
- Nhấp phím F12, cửa sổ UnitOpts sẽ hiện ra, chọn heater từ bảng Available

Unit Operations, click Add, cửa sổ Heater sẽ hiện ra, nhập các thông tin như
sau:
- Tiếp tục ở Design page,
chuyển sang
Parameters và tùy chỉnh
các thông số sau:
II.1.5. Nhập máy nén:
Máy nén được sử dụng để làm tăng áp suất của dòng khí vào
25
- Nhấp phím F12, cửa sổ UnitOpts
sẽ hiện ra, chọn compressor từ
bảng Available Unit
Operations, click Add, cửa sổ
Compressor sẽ hiện ra, nhập
các thông tin như sau:
- Chuyển sang Parameters
page, nhập tiếp các thông tin
sau:
II.1.6. Nhập thiết bị ngưng tụ:
Là thiết bị cuối cùng trong chu trình làm lạnh propane. Thiết bị này được đặt
giữa máy nén và van, nó cũng được xem như một thiết bị làm lạnh.
- Click F4, bảng Object
Palete hiện ra, double click
vào Condenser,
nhập các thông tin như
sau:

×