MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
NỘI DUNG 3
Xác định cơ hội kinh doanh 3
Giới thiệu về tập đoànWalt Disney 3
Cơ hội kinh doanh ở Việt Nam 3
Phân tích cơ hội kinh doanh 4
1.Phân tích cơ hội 4
Quy mô thị trường 4
Sự thuận tiện và dễ dàng trong hoạt động 5
Chi phí 9
Môi trường pháp lý 10
Phân tích rủi ro 13
1.1.Mô hình năm áp lực cạnh tranh 13
1.2.Các rủi ro khác 16
Kết luận và đề xuất 18
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
1
LỜI MỞ ĐẦU
Từ nhiều năm nay, ngành “công nghiệp không khói” trên toàn thế giới luôn
chứng minh vai trò của mình là một trong những ngành tạo ra lợi nhuận hấp dẫn và
đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của các quốc gia trên thế giới. Thực tế, để thu hút
khách du lịch các quốc gia trên thế giới đã đầu tư xây dựng và vận hành các công viên
giải trí hoành tráng với sự tham gia của các tên tuổi đẳng cấp như Disneyland của Tập
đoàn Walt Disney, Universal Studios của Tập đoàn General Electrichay Tivoli
Gardens (Denmark)
Châu Á hiện đang là khu vực đang phát triển và phát triển nhanh thứ hai trên thế
giới về ngành công nghiệp vui chơi giải trí. Thực tế cho thấy, tuy còn nhiều hạn chế
nhưng những công viên với nhiều phong cách mới và hấp dẫn sẽ thúc đẩy ngành du
lịch phát triển mạnh mẽ ở châu Á nói chung và các nước nói riêng. Cũng giống như ở
các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực, ngành công nghiệp công viên giải
trí và du lịch ở Việt Nam ngày càng khẳng định tiềm năng tăng trưởng thực sự của
mình nhờ có rất nhiều lợi thế nổi trộinhư điều kiện tự nhiên, nguồn nhân công dồi dào
với chi phí thấp và các chính sách ưu đãi nhà đầu tư.
Đối với công ty, thâm nhập thị trường và mở rộng thị trường quốc tế là một trong
những hướng đi quan trọng để mở rộng kinh doanh và gia tăng doanh thu. Tuy nhiên,
để giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải, các công ty trước khi quyết định đầu tư ra
nước ngoài cần phải tìm hiểu một cách cẩn thận, chi tiết các thách thức và cơ hội tại
những thị trường này.Vì vậy, việc nghiên cứu cơ hội kinh doanh trên thị trường Việt
Nam của Walt Disney sẽ giúp chúng ta đánh giá xem liệu đây có phải là 1 quyết định
đúng đắn và dự đoán được khả năng thành công của nó.Đó là lý do chúng em chọn đề
tài “Phân tích cơ hội kinh doanh của Walt Disney tại thị trường Việt Nam”.
2
NỘI DUNG
Xác định cơ hội kinh doanh
Giới thiệu về tập đoànWalt Disney
Walt Disney do anh em Walt và Roy Disney thành lập năm 1923 và có trụ sở
chính là Walt Disney Studios (Burbank) ở California, Hoa Kì. Nó là tập đoàn giải trí
truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới về doanh thu bán hàng năm 2008
1
(37.8
tỉ USD) theo tạp chí Forbes.Từ sự khởi đầu khiêm tốn là một studio phim hoạt hình,
tập đoàn ngày nay đã kinh doanh ở năm nhóm lĩnh vực chính là: phim ảnh,truyền
thông, tương tác truyền thông,hàng tiêu dùng và khu vui chơi giải trí. Thị trường của
Walt Disney rất rộng lớn bao gồm Bắc Mĩ, khu vực Mĩ Latinh, châu Âu và châu Á.
Tuy nhiên, mới chỉ có 5khu vui chơi giải trí Disney hoạt động ở California, Florida
(Hoa Kì), Paris (Pháp), Tokyo (Nhật Bản) và Hồng Kông, và một công viên giải trí
đang được xây dựng ở Thượng Hải (Trung Quốc), dự định đi vào hoạt động vào
4/2017.
Cơ hội kinh doanh ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia với khoảng 87 triệu dân
2
, đang phát triển với tốc độ
bình quân 7,42%/năm
3
trong giai đoạn 2007-2011, vì vậy nhu cầu về dịch vụ vui chơi
giải trí là rất lớn. Nhưng hiện dịch vụ này vẫn chưa đủ sức phục vụ nhu cầu của khách
trong nước cũng như chưa đủ sức thu hút khách nước ngoài. Tại TP. HCM mới chỉ có
hai khu du lịch Đầm Sen và Suối Tiên, còn công viên Thiên đường Bảo Sơn tại Hà
Nội cũng chỉ phục vụ được những tầng lớp bình dân, chưa đủ sức thu hút khách du
lịch nước ngoài và những đối tượng khách hàng có nhu cầu tận hưởng nhiều loại dịch
vụ khác nhau.Hơn nữa, cơ cấu dân số trẻ cũng là một nhân tố thuận lợi cho sự phát
triển của dịch vụ du lịch tại đây, khi mà đa số đều muốn tận hưởng một cuộc sống đầy
đủ cả về tinh thần và vật chất.
Ngoài ra, môi trường kinh doanh ở Việt Nam cũng đã được cải thiện rõ rệt, tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận hơn. Thứ nhất, các quy
1
/>2
Nguồn “Tổng cục thống kê” />3
/>3
định pháp lý về thành lập doanh nghiệp, cấp phép xây dựng và vay vốn đầu tư đã được
cải cách theo hướng thuận lợi hơn, tiết kiệm hơn về thời gian và tiền bạc. Thứ hai,
nguồn lao động dồi dào với chi phí thấp và sự ưu đãi của thiên nhiên sẽ tạo điều kiện
cho Walt Disney giải quyết được sức ép giảm chi phí ngày càng gay gắt trên thế giới.
Thứ ba, khi kinh doanh tại Việt Nam, Walt Disney còn có thể tranh thủ được hơn nữa
sự ủng hộ của địa phương như những ưu đãi mà Bắc Ninh đã dành cho Nokia hay Tp
Hồ Chí Minh dành cho Intel. Cuối cùng, khu vực châu Á chiếm khoảng 60.31%
4
dân
số trên toàn thế giới nên sự xuất hiện thêm 1 công viên nữa sẽ thu hút thêm được nhiều
du khách các nước như Ấn Độ, Australia và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
Vì vậy, Việt Nam rõ ràng là 1 thị trường tiềm năng cho Walt Disney mở rộng
hoạt động kinh doanh sang khu vực châu Á – Thái Bình Dương vô cùng năng động, và
khả năng thành công là điều hoàn toàn có thể trông đợi.
Phân tích cơ hội kinh doanh
1. Phân tích cơ hội
Quy mô thị trường
Theo số liệu của tổng cục thống kê, đến tháng 12 năm 2011, dân số Việt Nam đạt
khoảng 87 triệu người, xếp thứ 13 trên thế giới, trong đó 65% là dân số trẻ dưới 35
tuổi. Năm 2011, tổng GDP ước tính khoảng 104 tỉ USD, GDP bình quân đầu người đạt
1200 USD/năm
5
.Tại các thành phố lớn, mức thu nhập bình quân đầu người vào khoảng
2000 – 3000 USD/năm. Theo báo cáo tổng kết 2011 của Bộ Công Thương, tốc độ tăng
GDP năm 2011 ước đạt 5,9%, và dự tính sang năm 2012, tổng GDP sẽ tiếp tục tăng
6,0-6,5%.
Trên thực tế, một bộ phận người Việt Nam đang giàu lên nhanh chóng.Các khu
mua sắm, các trung tâm thương mại như Vincom, Parkson xuất hiện ngày càng nhiều
là minh chứng rõ rệt cho sự giàu lên và nhu cầu lớn về hàng hoá xa xỉ của bộ phận
này. Giới trẻ Việt Nam nói chung và giới trẻ ở các thành phố lớn nói riêng luôn có nhu
cầu giải trí cao và sẵn sàng chi trả cho những dịch vụ giải trí đáp ứng yêu cầu của họ.
Họ luôn muốn tìm kiếm những điều mới mẻ, hấp dẫn, thử thách, sáng tạo mà không hề
4
/>5
/>4
có tại hầu hết các khu vui chơi giải trí tại Việt Nam.Hay nói cách khác, ngành du lịch
Việt Nam vẫn còn thiếu những khu vui chơi giải trí tầm cỡ như Disneyland.
Bên cạnh đó, nhiều điểm vui chơi vừa và nhỏ và khu du lịch thu hút nhiều khách
đến giải trí và tham quan như vườn bách thú Thủ Lệ, công viên Lê Nin, công viên Hồ
Tây, Văn Miếu – Quốc Tử Giám tại Hà Nội luôn chật cứng người, đặc biệt là vào
những ngày lễ tết, ngày nghỉ. Do đó, việc xuất hiện một công viên giải trí gia đình như
Disneyland là một điều mới mẻ và giải thoát cho không gian chật hẹp, bí bách, nghèo
nàn vẫn tồn tại tại hầu hết các khu giải trí tại Việt Nam.
Thông thường giá vé vào cửa của Disneyland là khá cao (49 Euro tại Paris, 80
USD tại California, 50 USD tại Tokyo) trong khi tại nhiều công viên như Thủ Lệ
khoảng 10nghìn/người, Đầm Sen khoảng 110 nghìn/người. Vậy dường như số tiền mà
một người Việt Nam phải trả để được vào vui chơi tại Disneyland là một con số quá
cao so với thunhập bình quân của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, nếu chỉ so sánh như
vậy là chưa đủ, bởi tại các công viên hiện có tại Việt Nam, khách hàng phải chi trả mọi
chi phí phát sinh khác vui chơi, ăn uống; các trò chơi nghèo nàn, cũ kĩ; quang cảnh lộn
xộn, bừa bãi Nếu chơi hết những trò chơi trong công viên Thủ Lệ, một người sẽ mất
khoảng 400 nghìn, ăn uống khoảng 100 nghìnvà chỉ khoảng nửa ngày sẽ không còn gì
để khám phá trong khi bạn có thể dành cả một ngày tại Disneyland mà vẫn chưa thăm
hết mọi nơi.
Với mức thu nhập bình quân khoảng 26-27triệu VNĐ mỗi năm, việc bỏ ra hơn 1
triệu để mua vé vào thăm Disneyland cho mỗi người có thể khó khăn với hầu hết
người dân Việt Nam. Tuy nhiên, Walt Disney có thể tận dụng các điều kiện thuận lợi ở
Việt Nam để giảm giá thành xuống mức phù hợp hơn với điều kiện của người dân và
thu hút nhiều hơn khách du lịch trong khu vực. Hơn nữa, với khoảng 22%
6
hộ gia đình
có mức thu nhập hàng năm từ 78 triệu trở lên (theo số liệu năm 2010) thì đây chính là
khách hàng mục tiêu của tập đoàn này.
Sự thuận tiện và dễ dàng trong hoạt động
a. Vị trí địa lí
Việt Nam có ưu thế về vị trí địa lý là đất nước thuộc vùng duyên hải, một dải
đất vàng bọc hết vùng bán đảo Đông Dương. Việt Nam cũng thuộc vị trí trung tâm của
6
/>5
khu vực Đông Nam Á, là cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á
đất liền và hải đảo. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là quốc gia thuộc vùng nhiệt đới gió
mùa, khí hậu ấm áp quanh năm nên có sự đa dạng sinh học cao cùng với một nền ẩm
thực phong phú và độc đáo. Đây là một địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài
khu vực và được coi là vùng đất lý tưởng để xây dựng và phát triển vui chơi giải trí.
Theo đó, xây dựng công viên giải trí ở Việt nam, Walt Disney có thể tận dụng được
một lượng lớn khách du lịch nước ngoài Singapore, Úc, Ấn Độ, Thái Lan…khi đến
Việt Nam. Với những ưu đãi về vị trí địa lý như thế, Việt Nam có đủ tiềm năng để phát
triển theo định hướng là một nước công nghiệp dịch vụ, vì theo lẽ, những ngành nào
phát triển dựa trên lợi thế quốc gia thì sẽ phát triển lâu bền hơn.
b. Nguồn nhân lực
Không chỉ được ưu ái một vị trí địa lý thuận lợi và thiên nhiên tươi đẹp với nhiều
khu thắng cảnh nổi tiếng, Việt Nam còn có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ
“dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động dồi dào (khoảng 50 triệu người).
Hiện nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách được thể chế hoá bằng Hiến pháp
và pháp luật để khuyến khích, ưu đãi và phát triển hơn nữa nguồn nhân lực Việt
Nam.Ngoài ra, việc đào tạo nhân lực của nước ta đang trong giai đoạn phát triển mạnh.
Số lượng các trường học tại các cấp học tăng nhanh, đặc biệt là các trường trung cấp,
cao đẳng, đại học. Đến cuối năm 2010, nước ta có 414 trường đại học và cao đẳng
(không tính các trường thuộc khối quốc phòng, an ninh), trong đó có 188 trường đại
học (50 trường ngoài công lập), hàng ngàn trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy
nghề. Có 77.542 giảng viên cơ hữu trong các trường đại học, trong đó 12,7% là GS,
PGS, TSKH, 38,9% thạc sĩ. Nội dung, chất lượng đào tạo cũng có nhiều đổi mới, tiến
bộ so với trước.Đây là một yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
của Việt Nam.
c. Cơ sở hạ tầng
Xét về về giao thông, tuy còn một số nhược điểm chưa khắc phục được nhưng
nhìn nhận một cách tổng thể thì Việt Nam có một hệ thống giao thông dày đặc và rộng
lớn. Về đường bộ, cũng với những tuyến quốc lộ là các mạng lưới tỉnh lộ, huyện lộ tỏa
đi mọi miền đất nước với tổng chiều dàituyến đường Quốc lộ khoảng 17.300 km,
tuyến tỉnh lộ khoảng 27.700 km, phần lớn các tuyến đường đều được trải nhựa và bê
6
tông hóa rất thuận tiện cho việc đi lại, giao dịch. Ở mỗi tỉnh đều có các bến xe liên
tỉnh, nội tỉnh với dịch vụ tương đối thuận tiện. Hiện nay tại nhiều thành phố, thị xã có
dịch vụ taxi, xe buýt công cộng, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh,
Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ… Về đường sắt
7
, Việt Nam có tổng chiều dài 2.600
km, trong đó tuyến Bắc Nam nối Hà Nội với Hồ Chí Minh dài nhất là 1.726km (dừng
tại một số ga Vinh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang…). Ngoài ra, còn một số tuyến nối Hà
Nội với một số tỉnh phía Bắc như Lạng Sơn, Hải Phòng, Lào Cai. Đường sắt Việt Nam
nối liền với đường sắt Trung Quốc tại tỉnh Lào Cai và Lạng Sơn. Ngoài ra, đường sắt
Việt Nam cũng có tiềm năng nối liền với mạng lưới đường sắt Campuchia và tuyến
đường sắt của Lào khi được phát triển.Hệ thống cảng biển Việt Nam có đóng góp lớn
cho các ngành kinh tế, trong đó có cả du lịch, ví dụ như cảng Hải Phòng, cảng Đà
Nẵng, và cảng Sài Gòn. Ngoài ra, Việt Nam còn có dịch vụ hàng không tương đối phát
triển vớicác tuyến bay đi các nước và các sân bay nội địa trải đều ở khắp ba miền, 6
sân bay quốc tế là Tân Sơn Nhất (TP.Hồ Chí Minh), Đà Nẵng (TP.Đà Nẵng) và Nội
Bài (Hà Nội), Cam Ranh (Khánh Hòa), Cát Bi (Hải Phòng) và Phú Bài (Thừa Thiên
Huế) phục vụ hàng chục triệu khách qua lại mỗi năm(14,1
8
triệu người năm 2010) với
mức tăng trưởng không ngừng trong những năm trở lại đây.
7
/>8
/>7
Tăng giảm luân chuyển hành khách qua 10 năm gần đây (2000-2010)
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Đường bộ (tăng giảm % so với
năm trước)
5,2 4,6 9,4 19,0 12,5 12,7 12,9 13,3 9,8 10,2 12,5
Đường sắt (tăng giảm % so với
năm trước)
17,6 7,1 7,9 10,1 7,6 4,3 -5,0 7,5 -2,1 -9,3 8,1
Đường thuỷ (tăng giảm % so
với năm trước)
1,8 7,3 9,8 -7,4 15,3 7,9 -6,4 -1,2 3,0 5,4 4,1
Đường hàng không (tăng
giảm % so với năm trước)
8,4 39,4 16,2 0,1 31,7 18,8 15,2 14,6 10,0 2,2 30,8
Bảng 1
(Nguồn: Niên giám thống kê các năm 2000-2010, Tổng cục Thống kê)
Bên cạnh đó, Việt Nam gần đây cũng đã có những bước phát triển vượt bậc ở hệ
thống viễn thông. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, số thuê bao điện thoại
9
phát
triển mới trong 2 tháng đầu tiên của năm 2012 ước tính đạt 1,94 triệu thuê bao (tăng
34.1% so với cùng kì năm trước), nâng tổng số thuê bao điện thoại cả nước lên 134,2
triệu (tăng 3,6% so với cùng thời điểm năm 2011). Về mạng Internet, cũng theo Tổng
cục thống kê, số thuê bao Internet của Việt Nam tính đến cuối tháng 2/2012 đạt
khoảng 4,3 triệu, tăng 18,2% so với cùng kì năm trước. Số người sử dụng Internet của
Việt Nam đạt 32,6 triệu người, tăng 18,4%.Trong giai đoạn 2000 - 2010, tỉ lệ tăng
tưởng người sử dụng Internet
10
tại Việt Nam đạt mức 12%. Theo đó, tỉ lệ người sử
dụng Internet tại nước ta đang có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực.Điều
này cũng có nghĩa Walt Disney sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với khách hàng
thông qua các hoạt động thúc đẩy vốn có của mình ở các thị trường khác như châu Âu,
Nhật Bản và Hồng Kông.
9
/>10
/>8
Chi phí
a. Các mức thuế
Việt Nam đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài
11
để tạo ra cơ chế pháp lý rõ ràng,
minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài có mong muốn, ý định kinh doanh trên lãnh
thổ Việt Nam. Trong đó, các điều 38, 39 và 40 đã quy định rõ ràng về mức thuế phải
nộp, thời hạn nộp, gia hạn nộp thuế. Ví dụ, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
phải nộp 25% lợi nhuận thu được và miễn thuế 2 năm, nhưng tuỳ mức độ ưu đãi đối
với từng trường hợp mà có thể giảm xuống 10% và kéo dài thời han miễn thuế đến 4
năm.Hơn nữa, chính sách đầu tư của Nhà nước còn miễn thuế hàng hoá nhập khẩu để
tạo tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hoá xuất khẩu
12
.
b. Chi phí vận chuyển
Chính phủ Việt Nam đã đầu tư hàng tỷ đôla vào cơ sở hạ tầng và sự đầu tư này
bắt đầu có kết quả. Thêm vào đó, Chính phủ đang khuyến khích đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào các dự án như Cảng container Cái Mép. Dự kiến đầu tư xây dựng cơ sở này
với 628 triệu USD và khi hoàn thiện sẽ đạt năng lực xếp dỡ hàng năm là 1,7 triệu.
Cảng hàng không Long Thành mới, gần Tp. Hồ Chí Minh, cũng sẽ nâng cao hiệu quả
dây chuyền cung ứng khi được xây dựng vào năm 2015. Lợi ích rất lớn liên quan tới
Logistics là việc đẩy mạnh đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nối đường bộ
với các nước láng giềng. Ví dụ nổi bật là Hành lang Kunming-Hekou-Hanoi-Haiphong
cho phép các nhà khai thác vận tải đường bộ như TNT và Kerry Logistics nối Việt
Nam với khu vực, bỏ qua các cảng biển và các cảng hàng không và vì thế giảm chi phí
vận tải quốc tế tới 30%
13
.
c. Chi phí nhà đất
d. Chi phí nhân công
Mặc dù chịu nhiều sức ép do bất ổn định kinh tế vĩ mô, chi phí nhân công của
Việt Nam vẫn rất cạnh tranh. Theo 1 cuộc khảo sát lương bổng công nhân
14
tại châu Á
được công bố thì lương của lao động Việt Nam chỉ cao hơn Campuchia.
Quốc gia Tiền lương (USD/tháng)
11
/>12
/>13
/>14
/>%E1%BB%99t-hang-d%E1%BA%A7u-chau-a/
9
Nhật Bản 1810
Singapore 1146
Hàn Quốc 830
Đài Loan 540
Malaysia 336
Philipines 167
Trung Quốc 117
Indonesia 82
Việt Nam 49
Campuchia 47.36
Bảng 2
e. Chi phí đầu vào
Môi trường pháp lý
Trong đời sống và quan hệ quốc tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ là dấu hiệu phê chuẩn hội nhập thị trường
toàn cầu về chính sách và triển vọng phát triển kinh tế của một nước mà còn là một
động lực phát triển quan hệ quốc tế ở nhiều lĩnh vực khác nhau như chính trị, ngoại
giao… Đối với Việt Nam, việc thu hút được các nguồn vốn FDI trong những năm qua
có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất
nước.Nhìn lại bức tranh toàn cảnh đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, từ những ngày
đầu ban hành Luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam cuối năm 1987, đến nay sau 4 lần
sửa đổi, bổ sung (1990, 1992, 1996, 2000) cơ bản đã khắc phục được những hạn chế
của pháp luật hiện hành và đưa ra được nhiều quy định pháp luật mới nhằm tiếp tục
tạo dựng môi trường đầu tư lành mạnh, có sức cạnh tranh ngày càng cao. Ví dụ như
điều 1 chương I của Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 đã khẳng
định:“Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam trên cở sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ
pháp luật của Việt Nam, bình đẳng và các bên cùng có lợi.Nhà nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền lợi hợp
pháp khác của nhà đầu tư nước ngoài; tạo điều kiện thuận lợi và quy định thủ tục đơn
giản, nhanh chóng cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.”
Nếu như Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là văn bản luật đầu tiên góp phần tạo
ra khung pháp lý cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam thì Luật
doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty năm 1991 và Hiến pháp sửa đổi năm 1992 đã
10
khẳng định đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần
vận động theo cơ chế thị trường và khu vực đầu tư nước ngoài. Tiếp theo đó là hàng
loạt các đạo luật quan trọng của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt
Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và
hàng trăm các văn bản pháp lệnh, nghị định của chính phủ đã được ban hành nhằm cụ
thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Song song với việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, Việt Nam cũng có những chính
sách ưu đãi đầu tư rất hấp dẫn với nhiều nhà đầu tư nước ngoài như:
• Chính phủ Việt Nam đã ban hành danh mục 11 loại hình dự án đặc biệt
khuyến khích đầu tư, 34 loại hình dự án khuyến khích đầu tư và 4 loại hình
dự án cấm đầu tư.
• Thời hạn đầu tư là 50 năm (nếu cần sẽ được gia hạn).
• Hàng hóa nhập khẩu để tạo tài sản cố định hoặc để sản xuất hàng hóa xuất
khẩu sẽ được miễn thuế nhập khẩu.
• Nhà nước Việt Nam bảo vệ tài sản của các nhà đầu tư với trách nhiệm cao
nhất.
• Quy trình thực hiện cấp phép đầu tư được thực hiện đơn giản nhanh chóng,
từ 1 đến 15 ngày.
• Đến đầu tư tại các Khu Công nghiệp các nhà đầu tư sẽ được cung cấp toàn
bộ cơ sở hạ tầng.
• Các nhà đầu tư có quyền tuyển dụng lao động Việt Nam, lao động nước
ngoài theo quy định của Luật Lao động Việt Nam.
• Các nhà đầu tư có quyền tăng vốn, chuyển nhượng vốn, chia, tách, sáp
nhập, thay đổi mục tiêu kinh doanh của dự án, mở chi nhánh, mở văn phòng
đại diện và tái đầu tư từ lợi nhuận.
Tuy nhiên,theo cách đánh giá xếp hạng của ngân hàng thế giới (WB) về môi
trường kinh doanh tại Việt Nam dựa trên 10 tiêu chí thì:
• Thành lập doanh nghiệp:Để khởi sự một doanh nghiệp, nhà kinh doanh
phải trải qua 11 bước thủ tục, mất 50 ngày và một khoản chi phí tương
đương với 16.8% thu nhập bình quân đầu người.
• Cấp giấy phép: Doanh nghiệp tại Việt Nam phải mất 194 ngày. Mặc dù chi
phí để xin được giấy phép xây dựng đã giảm từ 373,6% thu nhập trên đầu
11
người xuống còn 313,3% nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu
vực.
• Tuyển dụng và sa thải lao động: So sánh với các nước trong khu vực,
tuyển dụng lao động ở Việt Nam dễ dàng. Tuy nhiên, việc sa thải lao động
ở Việt Nam khó khăn hơn và được xếp ở gần như nhóm khó khăn nhất. Cụ
thể, độ khó trong việc sa thải lao động ở Việt Nam là 40%, chi phí sa thải
lao động là 87 tuần lương.
• Đăng ký tài sản: Ở Việt Nam doanh nghiệp cần trải qua 4 bước thủ tục,
mất 67 ngày và tốn 1,2% giá trị tài sản
• Tiếp cận tín dụng: Hiện nay, ở Việt Nam, thông tin về độ tin cậy tín dụng
của cá nhân cũng như công ty không được chia sẻ và các tổ chức đăng ký
thông tin tín dụng tư nhân chưa phát triển. Nếu không có các dữ liệu về độ
tin cậy tín dụng, ngân hàng sẽ rất e ngại việc cho vay, và vì thế việc tiếp cận
tín dụng sẽ bị hạn chế.
• Bảo vệ nhà đầu tư: Tính tổng thể Việt Nam chỉ đạt 2,7/10. Chỉ số về trách
nhiệm của giám đốc nằm trong nhóm thấp nhất thế giới (0/10), quyền khiếu
kiện của cổ đông và tính minh bạch đều thấp (2/10 và 6/10).
• Đóng thuế: Trung bình họ phải mất 1.050 tiếng đồng hồ, tương ứng với
130 ngày làm việc của một nhân viên để hoàn tất các thủ tục trả thuế.
• Thương mại quốc tế: Việt Nam xếp hạng trung bình.
• Thực thi hợp đồng thương mại: Doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải qua 34
bước thủ tục, tốn kém 31% giá trị hợp đồng để thu hồi nợ khó đòi hoặc giải
quyết các tranh chấp kinh tế.
• Giải thể doanh nghiệp:Việc giải quyết các trường hợp phá sản doanh
nghiệp ở Việt Nam còn kém hiệu quả. Thủ tục phá sản phải mất ít nhất 5
năm, tốn kém đến 15% giá trị tài sản của doanh nghiệp. Đối với những
doanh nghiệp vỡ nợ thì các bên liên quan chỉ thu hồi được 18% giá trị tài
sản. Vì thế, rất ít doanh nghiệp tuân theo các quy định và thủ tục chính thức
khi muốn đóng cửa hoạt động.
Với những nỗ lực không ngừng,rất nhiều những chính sách mới đã và đang được
đưa ra để nhằm tạo điều kiện tốt hơn đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của các doanh
nghiệp nước ngoài như cải thiện hệ thống giao thông vận tải, phát triển và nâng cao
chất lượng dich vụ ngân hàng, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực. Theo báo cáo của
chính phủ, năm 2010 Việt Nam tăng 10 bậc so với năm 2009 lên hạng 78/183 nước,
12
đứng thứ 4/10 nền kinh tế cải cách nhiều nhất về mức độ thuận lợi môi trường kinh
doanh, đó là những bước tiến mạnh mẽ trong cải thiện môi trường kinh doanh của Việt
Nam.
Phân tích rủi ro
1.1. Mô hình năm áp lực cạnh tranh
Hình 1
Từ mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter chúng ta có thể cùng phân
tích về 5 áp lực này tại thị trường Việt Nam khi Walt Disney khi thâm nhập vào.
a. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành
Hiện nay tại Việt Nam ngành giải trí trong gia đình cũng phát triển khá mạnh,
chính vì vậy khi đầu tư vào Việt Nam, Walt Disney sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh
gay gắt từ các đối thủ như: Đầm Sen, Suối Tiên, Vinpearl Land, Thiên đường Bảo
Sơn, Lạc cảnh Đại Nam văn hiến.
Công viên giải trí Vinpearl Land: là công viên được thiết kế thành một hệ
thống độc lập nhưng đặt liên hoàn và hài hòa bên cạnh hệ thống khách sạn 5 sao đẳng
cấp quốc tế Vinpearl Resort Nha Trang, công viên giải trí Vinpearl Land có diện tích
gần 200.000 m
2
, bao gồm nhiều công trình hiện đại, đặc sắc, có quy mô sánh ngang
với nhiều công viên giải trí hàng đầu của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Ngoài ra,với việc áp dụng hình thức “Thẻ trọn gói”, Vinpearl Land trở thành khu vui
chơi giải trí đẳng cấp đầu tiên tại Việt Nam cho phép du khách sử dụng tất cả các dịch
13
vụ tại khu công viên giải trí, bao gồm: vui chơi không hạn chế số lần và số trò chơi tại
khu trò chơi trong nhà và ngoài trời; thăm quan Thủy cung và vui chơi tại Công viên
nước Vinpearl… mà không phải trả thêm bất kỳ một chi phí nào.
Công viên Thiên đường Bảo Sơn: là khu giải trí duy nhất tổng hợp cả lĩnh vực
kinh tế và du lịch. Ngoài những nét mang đậm tính văn hóa của dân tộc công viên còn
có những trò chơi công nghệ cao tổng hợp nhiều loại trò chơi khác nhau, đa dạng về
hình thức, phong phú về thể loại, thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí của nhiều đối
tượng, đặc biệt là thanh thiếu niên, với các trò chơi sôi động, hấp dẫn. Các trò chơi
cảm giác mạnh như rồng thép, đu quay vòng tròn, đu quay cưỡi ngựa 2 tầng, ô tô
xuyên núi, tàu vũ trụ bay quay, tàu hoả lắc lư, đu văng và quay lắc, cưỡi động vật
Tại đây còn có các trò chơi ngộ nghĩnh như ếch nhảy, mê cung cỏ
Công viên Lạc cảnh Đại Nam văn hiến : đây là một trong 10 công viên hấp đẫn
nhất châu Á,một công trình du lịch có qui mô lớn bậc nhất ở Việt Nam với thiết kế là
sự kết hợp của kiến trúc cổ Việt cùng với những khu giải trí cao cấp, sự đa dạng thể
loại như : rạp chiếu phim 4D, chuỗi cửa hàng, siêu thị, công viên trò chơi với hơn 40
trò chơi hầu hết đều xuất hiện lần đầu tiên tại Việt Nam như du ngoạn, ngắm cảnh trên
khinh khí cầu ở độ cao 50m …
Đây là những thách thức không nhỏ đối với Walt Disney khi các đối thủ này đều
cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng, phong phú và đang cố gắng tiếp nhận thêm
các sản phẩm công nghệ từ nước ngoài.
b. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn
Theo mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M. Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh
nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng đến ngành trong tương
lai. Đối thủ tiềm ẩn này nhiều hay ít, áp lực của họ mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các
yếu tố như: sức hấp dẫn của ngành, môi trường kinh doanh… Vì vậy, với số lượng
khách hàng tương đối lớn và môi trường kinh doanh có nhiều ưu đãi thì mức độ cạnh
tranh trong lĩnh vực này sẽ khó có thể nói là dễ dàng.
c. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế
Mặc dù hình thức giải trí mang tính gia đình đang khá phát triển tại Việt Nam,
tuy nhiên với hình thức này thì khách hàng khi tham ra sẽ mất khá nhiều thời gian, sẽ
14
không nhiều khách hàng chọn hình thức này chỉ là trò vui chơi giải trí trong một đến
hai tiếng đồng hồ, mà họ sẽ dành cả ngày hay thậm chí ở lại các khách sạn trong đó để
tận hưởng mọi dịch vụ mà công viên cung cấp. Trong khi đó, tại Việt Nam có khá
nhiều hình thức giải trí có thể chỉ mất một buổi tối hay mất tiếng đồng hồ như: đi xem
phim, trượt patin, bắn súng sơn…
Như vậy thì có thể thấy rõ loại hình công viên giải trí chỉ có thể thu hút được một
lượng khách khá lớn vào những ngày nghỉ. Có thể thấy áp lực từ sản phẩm thay thế đối
với sản phẩm là thực sự rõ ràng.
d. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng
Xét riêng trên thị trường Việt Nam thì đối tượng khách hàng tại lĩch vực giải trí
này đa phần tập trung vào những gia đình trẻ và thanh niên thiếu niên.Những khách
hàng này là những người thích tìm tòi, khám phá những điều mới lạ, hấp dẫn. Đây
chính là thế mạnh của Walt Disney với trí tưởng tượng phong phú của mình để tạo ra
được 1 thế giới thần tiên giữa thực tại, cho khách hàng được lạc vào thế giới của các
tác phẩm văn học hay bộ phim hoạt hình và trải nghiệm những trò chơi vô cùng thú vị.
e. Áp lực từ nhà cung ứng
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng các dịch vụ hay hàng hoá mà Walt Disney cung
cấp trong khuôn viên công viên giải trí của mình sẽ không gặp quá nhiều áp lực từ các
nhà cung ứng. Một phần là các dịch vụ của Walt Disney không cần đến nhiều nguyên
vật liệu trừ những gì phục vụ đầu tư ban đầu. Tiếp đến là các sản phẩm hàng hoá như
tranh ảnh, đồ ăn, nước uống… thì Walt Disney luôn có nhà cung cấp riêng, chuyên sản
xuất để mang tính chất đặc trưng của Walt Disney.Vì vậy, áp lực này đối với tập đoàn
giải trí này là không đáng kể.
15
1.2. Các rủi ro khác
a. Lạm phát
Hình 2
Tỷ lệ lạm phát cả năm 2011 lên tới trên 20%, tăng mạnh nhất ở chỉ số giá cả các
mặt hàng lương thực, thực phẩm. Lạm phát ở Việt Nam diễn biến phức tạp và khó dự
báo trước, điều này sẽ tác động không nhỏ tới tâm lý người tiêu dùng, cũng như suy
nghĩ của nhà đầu tư khi quyết định tham gia thị trường Việt Nam.
b. Pháp luật và Hành chính
Tuy có sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước phối hợp cùng với các ban
ngành đã tạo ra những chuyển biến tích cực trong cơ chế quản lí hoạt động đầu tư
nước ngoài nhưng trong thực tiễn vẫn phát sinh nhiều hạn chế cụ thể như:
16
Việc ban hành luật và các văn bản điều chỉnh còn chậm trễ chưa bắt kịp với sự
thay đổi nhanh chóng của các hoạt dộng kinh tế do đó dẫn đến sự lúng túng trong công
tác chỉ đạo và quản lí của các bộ, ban, ngành. Ngoài ra, còn xảy ra sự chồng chéo,
không thống nhất giữa các văn bản pháp lí gây ra rất nhiều bất cập tạo sự lo lắng, rụt
rè của các nhà đầu tư nước ngoài nhất là về việc hạn chế hình thức và lĩnh vực tham
gia cũng như các ưu đãi.
Công tác quy hoạch còn bất hợp lý, còn nặng về xu hướng bảo hộ sản xuất trong
nước, chưa kịp thời điều chỉnh để phù hợp với các cam kết quốc tế. Danh mục dự án
quốc gia kêu gọi đầu tư nước ngoài còn thiếu thông tin và chưa bao quát hết nhu cầu
kêu gọi đầu tư nước ngoài trong giai đoạn mới.
Công tác thẩm định cấp Giấy phép đầu tư, điều chỉnh Giấy phép đầu tư đối với
các dự án tuy đã được cải tiến nhưng vẫn còn phức tạp, thời gian thẩm định còn dài do
phải thống nhất ý kiến giữa các Bộ, ngành.
Cuối cùng là vấn nạn quan liêu, tham nhũng đã tồn tại rất lâu trong hệ thống bộ
máy nhà nước, giờ đây đã không còn phù hợp với xu thế toàn cầu hóa hiện nay. Nó
thật sự gây ra cản trở không nhỏ cho các nhà đầu tư khi mà thủ tục hành chính thì
rườm rà mà còn bị ngăn cản bởi nạn hối lộ, sự hách dịch, thiếu minh bạch của một bộ
phận không nhỏ những cán bộ công chức nhà nước, điều này đã gây cái nhìn thiếu
thiện cảm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với bộ máy công quyền của nước ta.
c. Nguồn nhân lực
Theo số liệu thống kê năm 2010
15
, trong số 20,1 triệu LĐ đã qua đào tạo trên
tổng số 48,8 triệu LĐ đang làm việc, thì chỉ có 8,4 triệu người có bằng cấp, chứng chỉ
do các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước cấp. Bên cạnh đó, theo đánh giá của Ngân
hàng thế giới, chất lượng nhân lực Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm trên thang điểm 10, xếp
thứ 11 trên 12 nước Châu Á tham gia xếp hạng, trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là
5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94 ; chỉ số kinh tế tri thức đạt 3,02 điểm, xếp
thứ 102/133 quốc gia được phân loại.
15
/>17
Kết luận và đề xuất
Sau khi phân tích, đánh giá cơ hội cũng như rủi ro của Walt Disney đối với thị
trường Việt Nam, có thể nhận thấy tuy còn một số hạn chế nhất định nhưng cơ hội
kinh doanh của Walt Disney ở Việt Nam là hoàn toàn có cơ sở dựa trên các thuận lợi
về thị trường tiêu dùng, ổn định chính trị, nền kinh tế đang trên đà tăng trưởng cũng
như các điều kiện tự nhiên khác. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hoá cũng sẽ được chú
trọng hơn sau bài học kinh nghiệm thất bại ở Pháp để tập đoàn giải trí này đề ra các kế
hoạch và hành động phù hợp.Hơn nữa, Việt Nam cũng nằm ở 1 vị trí địa lí thuận lợi
thích hợp trong giao thông đường bộ, đường thuỷ và đường hàng không.
Do đó, nhóm 15 đề xuất Walt Disney nên lựa chọn hình thức “liên doanh” khi
thâm nhập vào thị trường Việt Nam bởi những nhân tố sau:
• Thông qua những đối tác trong nước am hiểu thị trường, khi liên doanh
Walt Disney sẽ tiết kiệm rất nhiều chi phí và thời gian.
• Với hình thức liên doanh Walt Disney sẽ chia sẻ được rủi ro nếu một khi họ
thất bại trên thị trường Việt Nam, đây cũng là hình thức giảm thiểu thua lỗ
khi nhà đầu tư quyết định rút chân khỏi thị trường.
• Được nhà nước và địa phương tạo điều kiện phát triển thông qua những
chính sách về thuế về quyền sử dụng đất…
• Kiểm soát một phần hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như
kiểm soát được công nghệ và bí quyết kinh doanh của mình, so với việc
nhượng quyền thương hiệu.
Nhóm đề xuất xây dựng công viên Walt Disney ở Hà Nội vì những lý do chính
sau. Thứ nhất, Hà Nội là thành phố đứng đầu cả nước về diện tích tự nhiên (3344.7
km
2
) và đứng thứ hai về dân số với gần 7 triệu người, trong đó khoảng 50%
16
thuộc lực
lượng lao động, đây chính là nguồn nhân lực dồi dào với giá thành hợp lí cho Walt
Disney. Thứ hai, tăng trưởng kinh tế của thủ đô ước đạt 11%
17
(năm 2010), thu nhập
bình quân đầu người khoảng 1900 USD/năm. Và theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội 2011- 2015 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, con số này có thể tăng thêm xấp xỉ
84% nữa vào năm 2015, đạt mức 3500 USD/năm
18
. Thứ ba, trên địa bàn Hà Nội hiện
16
/>17
/>18
/>trieu-dong.nd5-dt.61706.113121.html
18
có rất nhiều công viên nhưng hầu hết chưa thể đáp ứng được nhu cầu của người dân,
cũng như các tiêu chí về thẩm mỹ, thiết kế, cơ sở hạ tầng, còn nghèo nàn và không đa
dạng. Thứ tư, Hà Nội là một trong số ít thành phố của Việt Nam có hệ thống cơ sở hạ
tầng tương đối hoàn thiện và đồng bộ với số lượng đáng kể đường bộ, có phương tiện
vận tải công cộng, có sân bay quốc tế và hệ thống đường cao tốc với các thành phố vệ
tinh xung quanh. Hơn nữa, hệ thống hạ tầng viễn thông cũng tương đối phát triển, đủ
sức đáp ứng được nhu cầu cho phát triển.Với những lợi thế kể trên đây, Việt Nam
xứng đáng là một thị trường tiềm năng cho tập đoàn giải trí này.
19
KẾT LUẬN
Việt Nam hiện nay đang là một trong những thị trường tiềm năng và thu hút rất
nhiều nhà đầu tư nước ngoài ở rất nhiều các lĩnh vực kinh tế. Và dịch vụ giải trí gia
đình cũng không phải là ngoại lệ.Qua những phân tích và đánh giá về môi trường kinh
doanh ở Việt Nam hay phân tích cạnh tranh ở trên, chúng ta có thể thấy rằng khả năng
thành công cho Walt Disney tại Việt Nam là đánghứa hẹn. Đúc rút kinh nghiệm từ
Paris Disneyland, tận dụng cơ hội từ những lợi thế của thời kỳ mở cửa cũng như sự nổi
tiếng từ thương hiệu của một tập đoàn hàng đầu thế giới, chúng em tin rằng, Walt
Disney sẽ nhanh chóng thâm nhập và thành công nhanh trên thị trường Việt Nam.
Qua bài tiểu luận này, chúng ta cũng có thể nhận thấy cơ hội kinh doanh quốc tế
vẫn luôn hiện hữu nhưng để phát hiện, nắm bắt và đánh giá lợi ích nó mang lại lại là
một vấn đề khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, nếu không thực hiện việc nghiên cứu
môi trường kinh doanh, môi trường chính trị và môi trường văn hoá một cách nghiêm
túc và khoa học thì hậu quả đem lại cũng sẽ vô cùng lớn vì các khoản đầu tư quốc tế
thường rất tốn kém.Vì vậy, phân tích cơ hội kinh doanh là việc làm tiên quyết đối với
bất kì công ty đa quốc gia nào muốn kinh doanh tại nước ngoài.
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS. Phạm Thị Hồng Yến, 2010, Giáo trình Kinh doanh quốc tế, Hà Nội.
Bộ Công Thương, 2011, Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2011, kế hoạch
năm 2012 và một số định hướng chủ yếu kế hoạch 5 năm 2011 – 2015 của ngành
Công Thương, Hà Nội.
Viện Phát triển doanh nghiệp – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2010,
Báo cáo thường niên – Doanh nghiệp Việt Nam 2010, Hà Nội
21