MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI NÓI ĐẦU 2
II.3.1.Danh mục thu hoạch sớm (EHP) 14
II.3.2.Danh mục Nhạy cảm 15
II.3.3.Danh mục thông thường 16
III.NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XIN CẤP VÀ CHẤP NHẬN C/O MẪU E
20
3.1. Những vướng mắc trong quá trình xin cấp C/O mẫu E 20
3.2. Những vướng mắc trong việc chấp nhận C/O mẫu E của hàng hóa nhập khẩu 21
3.2.1. Những vấn đề liên quan tới hình thức của C/O 21
3.2.2. Những vấn đề liên quan đến các chứng từ đi kèm 21
3.2.3. Những vấn đề liên quan đến các bên tham gia trong hợp đồng mua bán quốc tế 22
LỜI NÓI ĐẦU
Cùng với dòng chảy thời gian, việc tham gia và hội nhập thương mại
quốc tế đã trở thành một điều tất yếu khách quan. Trong đó, một điều không
thể phủ nhận là ngày càng có nhiều các hiệp định thương mại tự do được kí
kết. Các Bên tham gia cam kết dành cho nhau những ưu đãi đặc biệt về thuế
quan, nhờ đó những hàng rào vốn cản trở thương mại giữa các Bên dần dần
được hạ thấp xuống và tiến tới dỡ bỏ hoàn toàn. Việt Nam cũng đã tham gia
kí kết một số hiệp định thương mại tự do, trong đó phải kể đến Hiệp định
Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác kinh tế toàn diện
giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa (gọi tắt là Hiệp định ACFTA) được ký kết chính thức tại Lào ngày
29/11/2004. Để có thể hưởng ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định ACFTA này,
hàng hóa nhập khẩu vào thị trường một Bên sẽ phải nộp giấy chứng nhận xuất
xứ mẫu E cho cơ quan Hải quan nơi làm thủ tục Hải quan cho hàng hóa đó.
Chúng tôi thực hiện bài tiểu luận “Chính sách của Việt Nam đối với những
mặt hàng có giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E” dựa trên những văn bản
pháp lí hiện hành của Việt Nam có liên quan tới giấy chứng nhận xuất xứ mẫu
E và một số kinh nghiệm nhờ thực tiễn đem lại để có một cái nhìn tổng quan
về giấy chứng nhận xuất xứ nói chung và giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E nói
riêng.
Tiểu luận có bố cục như sau:
I. Một số định nghĩa
II. Chính sách của Việt Nam đối với những mặt hàng có giấy
chứng nhận xuất xứ mẫu E
III. Một số vướng mắc khi sử dụng giấy chứng nhận xuất xứ mẫu
E
Chúng tôi xin cảm ơn TS. Nguyễn Xuân Nữ, người đã quan tâm và
nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thực hiện bài nghiên cứu nhỏ này.
2
Cảm ơn tất cả các học viên lớp KTTG18A đã đóng góp ý kiến xây dựng cho
bài nghiên cứu của chúng tôi được hoàn thiện.
3
I. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA
I.1. Xuất xứ
Điều 786 Luật Dân sự quy định: Tên gọi xuất xứ hàng hóa là tên địa lí
của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương
đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa
trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con
người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó.
I.2. Giấy chứng nhận xuất xứ
Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) là một trong
những chứng từ Hải quan phải xuất trình cho cơ quan Hải quan khi hàng hóa
ngang qua biên giới quốc gia tùy từng trường hợp theo yêu cầu của pháp luật
Hải quan. C/O được tổ chức có thẩm quyền cấp để xác nhận nơi sản xuất hoặc
khai thác ra hàng hóa.
Xuất trình C/O để làm căn cứ hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt; để áp
dụng thuế chống phá giá và trợ giá; kiểm dịch; thống kê thương mại và duy trì
hệ thống hạn ngạch thuế quan.
Nội dung của C/O bao gồm: tên, địa chỉ người mua; tên, địa chỉ người
bán; tên hàng, số lượng, kí mã hiệu; lời khai của chủ hàng về nơi sản xuất
hoặc khai thác hàng; xác nhận của tổ chức có thẩm quyền.
Các mẫu C/O: tùy từng quốc gia, khối khu vực kinh tế hoặc chính sách
thương mại cụ thể mà có các mẫu C/O khác nhau. Ở Việt Nam có một số loại
C/O phổ biến như: C/O mẫu D (theo quy chế xuất xứ ASEAN và Hiệp định
CEPT giai đoạn 2008-2013), C/O mẫu E (ASEAN – Trung Quốc), C/O mẫu
AK (ASEAN – Hàn Quốc), C/O mẫu AJ (ASEAN – Nhật Bản), ASEAN –
Australia – New Zealand, ASEAN - Ấn Độ, Việt – Nhật, C/O mẫu S Lào
(Việt – Lào), C/O mẫu S Cambodia (Việt Nam – Campuchia).
I.3. C/O mẫu E
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ASEAN – Trung Quốc (sau đây gọi
tắt là C/O mẫu E) là C/O do các đơn vị có thẩm quyền cấp cho hàng hóa có
4
xuất xứ thuần túy hoặc không thuần túy từ các nước thuộc khu vực này để
hưởng các ưu đãi theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN – Trung
Quốc.
Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định Khung về Hợp tác
kinh tế toàn diện giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa
Nhân dân Trung Hoa (sau đây gọi tắt là Hiệp định ACFTA) là Hiệp định đã
được ký kết chính thức tại Lào ngày 29/11/2004.
Những ưu đãi của Việt Nam dành cho những mặt hàng có xuất xứ từ
một nước trong khu vực ASEAN – Trung Quốc được quy định cụ thể trong
Biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện khu vực
mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc được ban hành theo quyết định số
111/2008/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Các bên tham gia Hiệp định gồm có: Bru-nây Đarusalam, Vương quốc
Campuchia, Cộng hoà In-đô-nê-xi-a, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Ma-
lai-xi-a, Liên bang My-an-ma, Cộng hoà Phi-lip-pin, Cộng hoà Xing-ga-po,
Vương quốc Thái Lan, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà
Nhân dân Trung Hoa (“Trung Quốc”).
Hệ thống văn bản liên quan đến C/O mẫu E ở Việt Nam: Quyết định số
12/2007/QĐ-BTM ngày 31/05/2007 về Quy chế xuất xứ ASEAN – Trung
Quốc; Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công thương
hướng dẫn nội dung bãi bỏ và thay thế Quyết định 12/2007/QĐ-BTM; Thông
tư số 01/2011/TT-BCT ngày 14/01/2011 của Bộ Công thương về sửa đổi
Thông tư số 36/2010/TT-BCT; Quyết định số 111/2008/QĐ-BTC ngày
01/12/2008 của Bộ Tài chính về ban hành Biểu thuế suất nhập khẩu ưu đãi
đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung
Quốc.
5
II. CHÍNH SÁCH CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI NHỮNG MẶT
HÀNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ MẪU E
II.1. Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO
Mục đích của Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO là để hài hòa hóa
các quy tắc xuất xứ trong dài hạn (thay vì các quy tắc xuất xứ liên quan đến
việc cấp ưu đãi thuế quan), và đảm bảo rằng các quy tắc xuất xứ bản thân nó
không tạo ra những trở ngại không cần thiết đối với thương mại.
Các thành viên tham gia ký kết phải đảm bảo: các quy tắc xuất xứ phải
minh bạch, không làm hạn chế, bóp méo hay xáo trộn thương mại quốc tế, các
quy tắc này được quản lý thống nhất, nhất quán, công bằng và hợp lý; đồng
thời chúng phải được dựa trên một tiêu chuẩn tích cực (quy tắc nên nói rõ cái
gì nên bàn đến nguồn gốc, cái gì không nên).
II.2. Thủ tục cấp C/O mẫu E và quy trình kiểm tra C/O mẫu E
của cơ quan Hải quan Việt Nam
II.2.1.Thủ tục cấp C/O mẫu E
a. Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O mẫu E (sau khi người đề nghị cấp
C/O đã hoàn thành thủ tục đăng kí hồ sơ thương nhân) gồm có:
- Đơn đề nghị cấp C/O Mẫu E đã được kê khai hoàn chỉnh và hợp
lệ;
- Bộ C/O Mẫu E đã được khai hoàn chỉnh gồm một (01) bản chính
và ba (03) bản sao;
- Tờ khai hải quan đã làm thủ tục hải quan;
- Hoá đơn thương mại;
- Vận tải đơn.
- Các chứng từ liên quan đến sản phẩm xuất khẩu như: tờ khai hải
quan nhập khẩu nguyên phụ liệu; giấy phép xuất khẩu; hợp đồng mua bán;
hóa đơn giá trị gia tăng mua bán nguyên phụ liệu trong nước; mẫu nguyên
phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu và các chứng từ khác để chứng minh xuất
xứ của sản phẩm xuất khẩu (trong trường hợp nếu xét thấy cần thiết).
6
Các loại giấy tờ trên (trừ đơn xin cấp và C/O đã khai) là bản sao có chữ
ký và đóng dấu xác nhận sao y bản chính của người đứng đầu hoặc người
được ủy quyền của đơn vị hay tổ chức, hoặc có chữ ký và đóng dấu của cơ
quan công chứng đồng thời có kèm theo bản chính để đối chiếu.
b. Thời hạn cấp C/O mẫu E
Thời hạn cấp C/O Mẫu E không quá ba (03) ngày làm việc kể từ thời
điểm người đề nghị cấp C/O nộp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
Trong trường hợp cần thiết, Tổ chức cấp C/O cũng có thể tiến hành
kiểm tra tại nơi sản xuất nếu thấy rằng việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn
cứ để cấp C/O Mẫu E hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật đối với
các C/O Mẫu E đã cấp trước đó. Kết quả kiểm tra này phải được ghi biên bản.
Biên bản phải được cán bộ kiểm tra, người đề nghị cấp C/O ký. Trong trường
hợp người đề nghị cấp C/O không ký vào biên bản, cán bộ kiểm tra sẽ ký xác
nhận sau khi nêu rõ lý do. Thời hạn cấp C/O Mẫu E đối với trường hợp này
không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày người đề nghị cấp nộp hồ sơ
đầy đủ.
Trong mọi trường hợp, thời hạn xác minh không được làm cản trở việc
giao hàng hoặc thanh toán của người xuất khẩu, trừ khi ảnh hưởng này do lỗi
của người xuất khẩu.
c. Cấp sau C/O mẫu E
Trong trường hợp vì sai sót của cán bộ cấp C/O hoặc vì các trường hợp
bất khả kháng của người đề nghị cấp C/O, Tổ chức cấp C/O sẽ cấp C/O Mẫu
E cho hàng hoá đã được giao trong thời hạn không quá một (01) năm kể từ
ngày giao hàng. C/O Mẫu E được cấp trong trường hợp này phải đóng dấu
“cấp sau và có hiệu lực từ khi giao hàng” bằng tiếng Anh: “ISSUED
RETROACTIVELY”.
d. Cấp lại C/O mẫu E
Trong trường hợp C/O Mẫu E bị mất, thất lạc hoặc hư hỏng, Tổ chức
cấp C/O Mẫu E có thể cấp lại bản sao chính thức C/O Mẫu E và bản sao thứ
7
ba (Tripliticate) trong thời hạn không quá năm (05) ngày kể từ khi nhận được
đơn đề nghị cấp lại có kèm theo bản sao thứ tư (Quadrupliticate) của lần cấp
đầu tiên, có đóng dấu vào Ô số 12 “sao y bản chính” bằng tiếng Anh:
“CERTIFIED TRUE COPY”.
e. Từ chối cấp C/O mẫu E trong các trường hợp:
- Người đề nghị cấp C/O Mẫu E chưa thực hiện việc đăng ký hồ sơ
thương nhân;
- Bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O Mẫu E không chính xác, không đầy đủ như
quy định;
- Bộ hồ sơ có mâu thuẫn về nội dung;
- Xuất trình bộ hồ sơ đề nghị cấp C/O không đúng nơi đã đăng ký hồ sơ
thương nhân;
- C/O Mẫu E được khai bằng chữ viết tay, hoặc bị tẩy xóa, hoặc mờ
không đọc được, hoặc được in bằng nhiều màu mực;
- Hàng hoá không đáp ứng đủ tiêu chuẩn xuất xứ hoặc không xác định
được chính xác xuất xứ theo các tiêu chuẩn xuất xứ;
- Có căn cứ hợp pháp chứng minh sản phẩm không có xuất xứ ACFTA
hoặc người đề nghị cấp C/O có hành vi gian dối, thiếu trung thực trong việc
chứng minh nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.
8
Khi từ chối cấp C/O Mẫu E, Tổ chức cấp C/O phải thông báo rõ lý do
bằng văn bản cho người đề nghị cấp C/O biết trong thời hạn ba (03) ngày làm
việc kể từ ngày từ chối.
f. Thẩm quyền kí C/O mẫu E
Chỉ những người được Bộ trưởng Bộ Công thương uỷ quyền và đã
hoàn thành thủ tục đăng ký mẫu chữ ký với Bộ Thương mại để chuyển đến
Ban Thư ký ASEAN mới được quyền ký cấp C/O Mẫu E.
g. Cơ quan cấp C/O ở Việt Nam
Phòng Quản lý XNK Hà Nội, Phòng Quản lý XNK Hồ Chí Minh,
Phòng Quản lý XNK Hải Phòng, Phòng Quản lý XNK Đà Nẵng, Phòng Quản
lý XNK Đồng Nai… và Ban quản lý các KCN – KCX Hà Nội, Hải Phòng,
Đồng Nai.
h. Giải quyết khiếu nại
Người đề nghị cấp C/O Mẫu E có quyền khiếu nại lên chính Tổ chức
cấp C/O. Tổ chức cấp C/O đó phải trả lời trong thời hạn ba (03) ngày làm
việc. Trong trường hợp không thỏa mãn với trả lời nói trên, người đề nghị cấp
C/O Mẫu E có quyền khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương hoặc khởi kiện
ra Tòa án Hành chính theo quy định của pháp luật về khiếu nại và tố cáo.
i. Xử lí vi phạm
Mọi hành vi gian lận về C/O Mẫu E sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại. Trong trường
hợp gây hậu quả nghiêm trọng, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị truy cứu
trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp việc vi phạm gây thiệt hại đến lợi ích
của Nhà nước hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì phải bồi thường thiệt hại
theo quy định của pháp luật.
j. Thu hồi C/O mẫu E đã cấp
Người đề nghị cấp C/O Mẫu E giả mạo bất kỳ chứng từ nào trong bộ hồ
sơ đã nộp. Ngoài ra, Tổ chức cấp C/O sẽ đưa tên người đề nghị cấp C/O Mẫu
E giả mạo chứng từ, lời khai vào danh sách những người đề nghị cấp C/O cần
9
áp dụng các biện pháp kiểm tra chặt chẽ hơn khi cấp C/O, đồng thời thông
báo cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý hành vi giả mạo chứng từ;
C/O Mẫu E được cấp không phù hợp các tiêu chuẩn xuất xứ.
k. Tiêu chí xuất xứ:
- Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ của
một Bên
- Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ
tại lãnh thổ của một Bên, nhưng thỏa mãn các quy định về hàm lượng
ACFTA, quy tắc cộng gộp hoặc quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể (các
trường hợp này được quy định cụ thể trong điều 4, điều 5 và điều 6 Phụ lục I
về Quy tắc xuất xứ theo quyết định số 12/2007/QĐ-BTM.
Điều 4. Hàng hoá có xuất xứ không thuần tuý
1. Theo khoản 2, Điều 2, một sản phẩm sẽ được coi là có xuất xứ nếu:
a) Ít nhất 40% hàm lượng của sản phẩm có xuất xứ từ bất kỳ Bên nào;
hoặc
b) Nếu tổng giá trị của các nguyên vật liệu, một phần hoặc cả sản phẩm
có xuất xứ từ bên ngoài lãnh thổ của một Bên (không phải là thành viên của
ACFTA) không vượt quá 60% giá trị của sản phẩm tính theo giá FOB được
sản xuất hoặc thu được với điều kiện là quy trình cuối cùng trong quá trình
sản xuất được thực hiện trên lãnh thổ của một Bên.
2. Trong phạm vi của Phụ lục này, các tiêu chí xuất xứ được nêu tại
điểm b, khoản 1, Điều 4 sẽ được đề cập đến như là “hàm lượng ACFTA”.
Công thức 40% hàm lượng ACFTA được tính toán như sau:
Giá trị của các nguyên vật
liệu không có xuất xứ
ACFTA
+
Giá trị của các nguyên
vật liệu có xuất xứ
không xác định được
x 100% < 60%
Giá FOB
Do đó, hàm lượng ACFTA=100% - nguyên vật liệu
không có xuất xứ ACFTA = ít nhất 40%
10
3. Giá trị của các nguyên vật liệu không có xuất xứ sẽ là:
a) Giá CIF tại thời điểm nhập khẩu của các nguyên vật liệu; hoặc
b) Giá xác định ban đầu của các nguyên vật liệu có xuất xứ không xác
định được tại lãnh thổ của Bên nơi thực hiện quá trình gia công chế biến.
4. Trong phạm vi của điều này, “nguyên vật liệu có xuất xứ” sẽ được
xem là nguyên vật liệu mà nước xuất xứ của nó, như được xác định theo các
điều trong phụ lục này, chính là nước nguyên vật liệu được sử dụng để sản
xuất.
Điều 5. Cộng gộp
Trừ khi có quy định khác tại Phụ lục này, các sản phẩm đáp ứng các
yêu cầu xuất xứ quy định tại Điều 2 và được sử dụng tại một Bên như là đầu
vào của một sản phẩm hoàn chỉnh đủ điều kiện được hưởng ưu đãi theo Hiệp
định sẽ được coi là các sản phẩm có xuất xứ tại Bên nơi có sự gia công, chế
biến sản phẩm cuối cùng miễn là tổng hàm lượng ACFTA (có nghĩa là cộng
gộp toàn bộ, được áp dụng đối với tất cả các Bên) của sản phẩm cuối cùng
không nhỏ hơn 40%.
Điều 6. Quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm cụ thể
Các sản phẩm đã trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại một Bên được
coi là có xuất xứ của Bên đó. Các sản phẩm đáp ứng Quy tắc xuất xứ đối với
sản phẩm cụ thể được quy định tại Phụ lục II của Quyết định này sẽ được xem
là những hàng hóa đã trải qua quá trình chuyển đổi cơ bản tại một Bên.
l. Những công đoạn gia công, chế biến giản đơn
Các thao tác hoặc chế biến, được thực hiện riêng lẻ hoặc kết hợp với
nhau nhằm các mục đích được liệt kê dưới đây, được coi là giản đơn và sẽ
không được tính đến trong việc xác định hàng hóa có xuất xứ thuần túy tại
một nước hay không:
- Những công đoạn bảo quản để đảm bảo hàng hóa trong điều kiện
tốt nhằm mục đích vận chuyển hay lưu kho;
- Những công đoạn nhằm hỗ trợ cho việc gửi hàng hoặc vận
chuyển;
- Đóng gói hoặc trưng bày hàng hóa để bán.
11
m. Vận chuyển trực tiếp
Các trường hợp sau được coi là chuyển hàng trực tiếp từ Bên xuất khẩu
đến Bên nhập khẩu:
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển qua lãnh thổ của bất kỳ một
nước thành viên ACFTA nào;
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất
kỳ một nước không phải là thành viên ACFTA nào khác;
- Nếu các sản phẩm được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc
nhiều nước trung gian không phải là thành viên ACFTA có hoặc không có
chuyển tàu hoặc lưu kho tạm thời tại các nước đó, với điều kiện:
a) Quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan
trực tiếp đến vận tải;
b) Sản phẩm không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại
nước quá cảnh đó; và
c) Sản phẩm không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác, ngoại trừ việc
dỡ hàng và tái xếp hàng hoặc những công đoạn cần thiết để giữ sản phẩm
trong điều kiện tốt.
n. Quy định về đóng gói
1. Trong trường hợp để xác định thuế hải quan, một Bên sẽ xét sản
phẩm tách riêng với bao bì. Đối với sản phẩm nhập khẩu từ một Bên khác,
Bên nhập khẩu có thể cũng xác định xuất xứ của bao bì đó riêng rẽ.
2. Trong trường hợp không áp dụng được theo khoản 1 của điều này,
việc đóng gói của sản phẩm sẽ được coi là một phần làm nên toàn bộ sản
phẩm đó và không có một phần đóng gói nào vì yêu cầu vận chuyển hoặc lưu
kho sẽ được coi là được nhập khẩu từ bên ngoài ACFTA khi xác định xuất xứ
hàng hóa một cách tổng thể.
o. Phụ tùng, phụ kiện và dụng cụ
Xuất xứ của các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và các tài liệu hướng dẫn
hoặc tài liệu mang tính thông tin đi kèm theo hàng hóa sẽ bị loại trừ trong
12
việc xác định xuất xứ hàng hóa, miễn là các phụ kiện, phụ tùng, dụng cụ và
các tài liệu hướng dẫn hoặc tài liệu mang tính thông tin phải được nước thành
viên nhập khẩu phân loại và thu thuế nhập khẩu cùng với hàng hóa đó.
p. Các yếu tố trung gian
Xuất xứ của năng lượng và nhiên liệu, nhà máy và thiết bị, hoặc máy
móc và công cụ được sử dụng để có được hàng hóa, hoặc các nguyên liệu
được sử dụng trong quá trình sản xuất mà không còn lại trong hàng hóa hoặc
không tạo nên một phần của hàng hóa, sẽ không được tính đến khi xác định
xuất xứ.
II.2.2.Thủ tục Hải quan đối với hàng hóa có C/O nói chung và C/O
mẫu E nói riêng
a. Trường hợp phải nộp C/O
Điều 11 khoản 2 điểm e.6 Thông tư 194/2010/TT-BTC quy định nộp 01
bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp:
- Hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thỏa thuận về
áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hóa nhập khẩu có trị
giá FOB không vượt quá 200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và
theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập
khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó;
- Hàng hóa nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế
thông báo đang ở trong thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức
khỏe của cộng đồng hoặc vệ sinh môi trường cần được kiểm soát;
- Hàng hóa nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo
đang ở trong thời điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp,
thuế chống phân biệt đối xử, các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn
ngạch thuế quan;
- Hàng hóa nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu
theo quy định pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương
hoặc đa phương mà Việt Nam là thành viên;
13
Trong các trường hợp còn lại, người khai Hải quan không bắt buộc phải
nộp C/O.
C/O đã nộp cho cơ quan hải quan thì không được sửa chữa nội dung
hoặc thay thế, trừ trường hợp do chính cơ quan hay tổ chức có thẩm quyền
cấp C/O sửa đổi, thay thế trong thời hạn quy định của pháp luật.
b. Kiểm tra hình thức
Cơ quan Hải quan kiểm tra Form; Dòng chữ thể hiện loại Form; Số
tham chiếu; Các tiêu chí; Kích thước, màu sắc, ngôn ngữ.
Lưu ý: Bản nộp cho cơ quan Hải quan phải là bản gốc số 1.
c. Kiểm tra nội dung
Kiểm tra mẫu dấu và chữ kí; Thời hạn hiệu lực; Thông tin trên C/O và
trên hồ sơ Hải quan
d. Kiểm tra thực tế hàng hóa
Cơ quan Hải quan kiểm tra thông tin trên hàng hóa đối chiếu với nội
dung khai báo Hải quan. Khi kiểm tra chú ý việc ghi nhãn, sự thống nhất,
hành trình lô hàng
Sau khi kiểm tra thực tế hàng hóa, cơ quan Hải quan chấp nhận xuất
xứ; trong trường hợp có vi phạm về nhãn mác thì xử lý theo quy định về ghi
nhãn; trường hợp vi phạm về xuất xứ sẽ từ chối cho hưởng ưu đãi và xử lý
theo các quy định có liên quan (phạt vi phạm hành chính, có thể truy cứu
trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất nghiêm trọng của vụ việc). Nếu có nghi
vấn sẽ tiến hành xác minh xuất xứ.
II.3. Chính sách của Việt Nam đối với những mặt hàng có giấy
chứng nhận xuất xứ mẫu E
Hàng hóa có C/O mẫu E khi nhập khẩu vào Việt Nam từ ngày 1/1/2005
thuộc danh mục các hàng hóa sau sẽ được hưởng các mức thuế ưu đãi theo
như cam kết của Việt Nam đối với các nước trong ACFTA:
II.3.1.Danh mục thu hoạch sớm (EHP)
Thời gian thực hiện và hoàn thành xoá bỏ thuế quan của các mặt hàng
14
trong EHP xuống 0% sớm hơn và nhanh hơn so với lộ trình 10 năm xây dựng
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc. Đây là những mặt hàng mà cả
ASEAN và Trung Quốc đều có lợi thế, có khả năng xuất khẩu và bổ sung
hàng hoá tiêu dùng ở mỗi nước. Nếu cắt giảm thuế nhanh sẽ đem lại lợi ích
cho cả người nông dân và người tiêu dùng, vì vậy có thể hiểu là “Thu hoạch
sớm”. Phạm vi các mặt hàng tham gia EHP là những mặt hàng nông sản, và
thủy sản. Về mặt kỹ thuật, EHP được lựa chọn từ những mặt hàng được ghi
tại chương 1 đến chương 8 của biểu thuế nhập khẩu ưu đãi MFN của các
nước. Cụ thể gồm các nhóm mặt hàng sau:
- Động vật sống, như trâu bò, ngựa, cừu dê, gà
- Thịt và các phụ phẩm dạng thịt ăn được sau giết mổ
- Cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và động vật thủy sinh
không xương sống khác
- Sữa và các sản phẩm từ từ sữa, trứng chim và trứng gia cầm, mật ong
tự nhiên, sản phẩm ăn được gốc động vật
- Các sản phẩm khác gốc động vật
- Cây sống và các loại cây trồng khác, củ, rễ và các loại tương tự, cành
hoa và loại cành lá trang trí.
- Rau và một số loại củ, thân củ, rễ ăn được.
- Quả và quả hạch ăn được; vỏ quả thuộc chi cam quýt hoặc các loại
dưa.
Các nước Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) có nghĩa
vụ giảm thuế xuống 0% vào năm 2008. Danh mục hàng hóa thu hoạch sớm
của Việt Nam bao gồm 484 mặt hàng rau quả và nông sản.
II.3.2.Danh mục Nhạy cảm
Danh mục nhạy cảm ( viết tắt là ST ) bao gồm những mặt hàng nhạy
cảm đối với nền kinh tế từng nước, cần thiết phải có thêm thời gian bảo hộ
nhất định. Các mặt hàng thuộc Danh mục ST của các nước được quy định cụ
thể tại Hiệp định thương mại hàng hóa. Đối với Việt Nam, Danh mục ST của
15
Việt Nam gồm 388 nhóm mặt hàng ở cấp độ HS 6 số , chi tiết ở cấp độ dòng
thuế 8 số là khoảng hơn 1.000 dòng, chủ yếu là các sản phẩm như: trứng gia
cầm, đường, thuốc lá, động cơ, phương tiện vận tải (ô tô, xe máy), xăng dầu,
sắt thép, vật liệu xây dựng, sản phẩm điện tử điện lạnh, giấy, dệt may Các
mặt hàng thuộc Danh mục ST tiếp tục được phân thành 2 nhóm: nhóm các
mặt hàng nhạy cảm thông thường (SL) và nhóm mặt hàng nhạy cảm cao
(HSL). Những mặt hàng thuộc Danh mục ST không có lịch trình giảm thuế cụ
thể theo từng năm nhưng bị giới hạn mức thuế suất cuối cùng và năm cuối
cùng thực hiện, cụ thể đối với Việt Nam như sau:
- SL: có thuế suất 20% vào 2015 và giảm xuống 0-5% vào 2020
đối với ASEAN 6
- HSL: bao gồm không quá 140 nhóm mặt hàng HS 6 số và có
thuế suất 50% hoặc thấp hơn vào 2018.
II.3.3.Danh mục thông thường
Danh mục Thông thường (Danh mục cắt giảm thuế thông thường - viết
tắt là NT) bao gồm các mặt hàng phải thực hiện cắt giảm thuế còn lại sau khi
trừ đi các mặt hàng thuộc Danh mục EHP và Danh mục ST. Danh mục NT sẽ
thực hiện cắt giảm thuế xuống 0% vào năm 2010 đối với ASEAN6 và Trung
Quốc; và CLMV vào năm 2015, với một số linh họat đến năm 2018. Lộ trình
giảm thuế của Danh mục NT từ năm 2005-2015 được quy định tại Phụ lục I
của Hiệp định thương mại hàng hóa, cụ thể như sau:
Mô hình Cắt giảm và Loại bỏ Thuế quan đối với các Dòng thuế trong
Danh mục Thông thường của:
- ASEAN 6 ( Brunei, Indonesia, Malaysia, Singapore, Philippines,
Thái Lan) và Trung Quốc:
X = Thuế suất
MFN áp dụng
Thuế suất ưu đãi trong ACFTA
(không muộn hơn 1 tháng 1 )
2005* 2007 2009 2010
16
X >= 20% 20 12 5 0
15%
<=X<20%
15 8 5 0
10%<=X<15% 10 8 5 0
5%<X<10% 5 5 0 0
X<=5% Giữ nguyên 0 0
- Campuchia, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Myanmar:
17
X = Thuế suất
MFN áp dụng
Thuế suất ưu đãi trong ACFTA (không muộn hơn 1
tháng 1)
2005
*
200
6
2007 2008 2009 2011 2013 201
5
X>= 60% 60 50 40 30 25 15 10 0
45%
<=X<60%
40 35 35 30 25 15 10 0
35%
<=X<45%
35 30 30 25 20 15 5 0
30%
<=X<35%
30 25 25 20 17 10 5 0
25%
<=X<30%
25 20 20 15 15 10 5 0
20%
<=X<25%
20 20 15 15 15 10 0-5 0
15%
<=X<20%
15 15 10 10 10 5 0-5 0
10%
<=X<15%
10 10 10 10 8 5 0-5 0
7%
<=X<10%
7 7 7 7 5 5 0-5 0
5% <=X<7% 5 5 5 5 5 5 0-5 0
X<5% Giữ nguyên 0
- Việt Nam:
X = Thuế
suất MFN
áp dụng
Thuế suất ưu đãi trong ACFTA (không muộn hơn 1 tháng
1)
2005* 2006 2007 2008 2009 2011 2013 2015
X>= 60% 60 50 40 30 25 15 10 0
45%
<=X<60%
40 35 35 30 25 15 10 0
35%
<=X<45%
35 35 30 30 20 15 5 0
30%
<=X<35%
30 25 25 20 20 10 5 0
25%
<=X<30%
25 25 25 20 20 10 5 0
20%
<=X<25%
20 20 15 15 15 10 0-5 0
15%
<=X<20%
15 15 15 15 15 5 0-5 0
10%
<=X<15%
10 10 10 10 8 5 0-5 0
7%
<=X<10%
7** 7** 7** 7** 7** 5 0-5 0
5%
<=X<7%
5 5 5 5 5 5 0-5 0
X<5% Giữ nguyên 0
18
+ Việt Nam sẽ giảm thuế suất của ít nhất 50% các dòng thuế trong
Danh mục Thông thường xuống 0-5% không muộn hơn ngày 1/1/2009
+ Đối với Việt Nam, 45% của số dòng thuế sẽ được xóa bỏ thuế suất
không muộn hơn ngày 1/1/2013 trong Danh mục Thông thường.
19
III. NHỮNG VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH XIN CẤP
VÀ CHẤP NHẬN C/O MẪU E
3.1. Những vướng mắc trong quá trình xin cấp C/O mẫu E
- Trong khi khai báo các doanh nghiệp thường khai không chính xác và
đầy đủ. Có những trường hợp doanh nghiệp quên không ghi vào ô tiêu chuẩn
xuất xứ của sản phẩm, thiếu trọng lượng lô hàng, ngày lập hóa đơn sau ngày
xin cấp C/O Kết quả là doanh nghiệp bị từ chối cấp C/O và phải bổ sung,
sửa chữa trên tờ khai. Điều này làm mất thời gian của doanh nghiệp và tạo ra
sự khó khăn trong quá trình thanh toán nếu doanh nghiệp sử dụng phương
thức thanh toán bằng L/C và thời hạn xuất trình chứng từ thanh toán quy định
trong L/C đã gần hết. Nguyên nhân dẫn đến những thiếu sót nêu trên là các
kiến thức về C/O không được phổ cập rộng rãi cho các doanh nghiệp trên cả
nước.
- Việc cấp C/O chủ yếu mới chỉ dựa trên các chứng từ hàng hoá mà
doanh nghiệp cung cấp chứ chưa tiến hành kiểm tra tính xuất xứ của sản
phẩm tại nơi sản xuất. Việc cấp C/O phụ thuộc hoàn toàn vào sự trung thực,
chính xác trong các lời khai trên giấy tờ của doanh nghiệp. Do đó, không
tránh khỏi những trường hợp doanh nghiệp cố tình gian lận mà cơ quan cấp
không phát hiện ra.
- Việc hướng dẫn của cán bộ cấp C/O cho người xuất khẩu khai trên
C/O còn chưa chính xác. Chẳng hạn cán bộ cấp C/O hướng dẫn doanh nghiệp
xác định mã số cho hàng hóa nhưng không được cơ quan nước nhập khẩu
chấp nhận và cho phép chuyển tới người mua.
- Trong một số trường hợp cán bộ cấp C/O chưa phát hiện được các sai
sót khi kiểm tra các chứng từ và khai báo của chủ hàng. Một số C/O được cấp
còn nhiều ô để trống. Do đó, các C/O này đã bị Hải quan nước nhập khẩu từ
chối và khiếu nại yêu cầu kiểm tra lại tính xuất xứ của sản phẩm.
- Trong thời gian qua đã có rất nhiều thay đổi trong lịch trình cắt giảm
thuế cũng như trong Danh mục sản phẩm của các nước thành viên ASEAN và
20
Trung Quốc. Trong khi đó, những thông tin về các thay đổi này không được
thông báo một cách cụ thể kịp thời cho các doanh nghiệp. Điều này làm hạn
chế khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan của các doanh nghiệp cho các sản
phẩm cuả mình.
3.2. Những vướng mắc trong việc chấp nhận C/O mẫu E của hàng
hóa nhập khẩu
Trong phần này, bài viết đưa ra những vấn đề phát sinh liên quan đến
việc cơ quan Hải quan chấp nhận C/O form E trong khi làm thủ tục thông
quan cho hàng hóa nhập khẩu. Trong thực tế, các trường hợp phát sinh khiến
cho cơ quan Hải quan chấp nhận hay bác bỏ C/O form E đi theo hàng hóa
nhập khẩu là vô cùng nhiều. Ở đây người viết chỉ đưa ra những nhóm vấn đề
mang tính tiêu biểu và thường thấy.
3.2.1. Những vấn đề liên quan tới hình thức của C/O
C/O mẫu E là một văn bản được thống nhất bởi 11 quốc gia với hơn 14
nội dung, do thiếu sót những quy định chung về hình thức của C/O nên giữa
các quốc gia thi hành đều có những vướng mắc về vấn đề này. Đối với vướng
mắc về mẫu dấu, mẫu chữ kí xuất của mẫu E, do đặc thù ngôn ngữ của một số
quốc gia, đặc biệt là loại chữ tượng hình của Trung Quốc nên rất khó nhận
biết, ngành Hải quan chỉ có thể tiến hành xác minh tại quốc gia cấp bằng biện
pháp thủ công. Ngoài ra, ngành Hải quan cũng yêu cầu các cục Hải quan địa
phương tiến hành lưu trữ đầy đủ, khoa học các dữ liệu về mẫu dấu, mẫu chữ
kí do Tổng cục chuyển đến để có căn cứ xử lý khi vướng mắc xảy ra. Ngoài
ra ngôn ngữ trên C/O cũng gây khó khăn cho doanh nghiệp. Trước đây những
C/O mẫu E do Trung Quốc cấp có mặt sau bằng tiếng Trung, điều này là
không thống nhất với mẫu C/O của các nước khác trong ACFTA. Chỉ kể từ
ngày 19/10/2010 mới có quy định chỉ chấp nhận các C/O mẫu E từ Trung
quốc có mặt sau bằng tiếng Anh.
3.2.2. Những vấn đề liên quan đến các chứng từ đi kèm
Việc chấp nhận C/O mẫu E liên quan rất nhiều đến sự thống nhất của
các chứng từ đi kèm theo nó. Vì những phát sinh trong thực tế thương mại
21
quốc tế, các doanh nghiệp thường không xuất trình những chứng từ đi kèm
theo C/O theo đúng trình tự về thời gian, số lượng mà cơ quan Hải quan yêu
cầu như trường hợp ngày cấp C/O sau ngày cấp B/L, người nhập khẩu không
xuất trình đủ 3 bản C/O. Đối với các vướng mắc trên, C/O có thể được cấp
trước hoặc sau ngày B/L được phát hành 12 tháng với điều kiện phải ghi vào
ô ISSUED RETROACTIVELY và khi doanh nghiệp xuất trình cho cơ quan
Hải quan chỉ cần xuất trình 01 bản original là C/O mẫu E đó được chấp nhận.
3.2.3. Những vấn đề liên quan đến các bên tham gia trong hợp đồng
mua bán quốc tế
Đây là nhóm những vấn đề hay bắt gặp nhất trong thực tế, mang tính
phức tạp vì các hình thức mua bán quốc tế ngày càng phát triển đa dạng hơn,
ngày càng nhiều các bên tham gia vào hợp đồng mua bán quốc tế. Tựu chung
lại, các vướng mắc này thường có sự tham gia của bên thứ ba có hoặc không
thuộc các nước trong hiệp định ACFTA. Có thể kể đến việc hàng hóa từ nước
xuất khẩu quá cảnh qua một nước, hóa đơn thương mại do bên thứ 3 cấp,
người thụ hưởng của hợp đồng không phải người xuất khẩu… Trong trường
hợp hàng hóa đi từ nước xuất khẩu quá cảnh qua một nước ngoài ACFTA thì
người nhập khẩu phải xuất trình được vận đơn chở suốt làm căn cứ chấp nhận
C/O. Việc người xuất khẩu chỉ định cho một người thứ ba cấp hóa đơn
thương mại thì Cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu phải chấp nhận C/O Mẫu E
trong trường hợp hóa đơn thương mại được phát hành bởi một công ty có trụ
sở tại một nước thứ ba hoặc bởi một nhà xuất khẩu ACFTA đại diện cho công
ty đó miễn là hàng hóa đáp ứng các quy định về xuất xứ trong Phụ lục I Quyết
định số 12/2007/QĐ-BTM. Số hóa đơn bên thứ ba phải được ghi trên Ô số
10, đồng thời đánh dấu tích vào ô “Third Party Invoicing” tại Ô số 13 của
C/O Mẫu E. Nhà xuất khẩu và người nhận hàng phải có trụ sở đặt tại các Bên
tham gia Hiệp định; bản sao của hóa đơn bên thứ ba phải được nộp cùng với
C/O mẫu E cho cơ quan Hải quan Bên nhập khẩu.
22
KẾT LUẬN
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu E ở Việt Nam ngày càng được sử
dụng nhiều cho các lô hàng xuất, nhập khẩu. Trong quá trình này các doanh
nghiệp của chúng ta cũng như các tổ chức hữu quan còn gặp nhiều khó
khăn, vướng mắc thậm chí cả những sai sót mà thực tế có thể khắc phục
được. Việc khai thác và sử dụng có hiệu quả giấy chứng nhận xuất xứ được
cấp cho hàng hoá xuất khẩu để được hưởng ưu đãi là một yếu tố cần thiết
trong hoạt động ngoại thương nói riêng và trong sự phát triển của đất nước
nói chung. Mục tiêu này sẽ đạt được nếu các doanh nghiệp hiểu biết đầy đủ
các quy tắc liên quan đến giấy chứng nhận xuất xứ, có chương trình đầu tư
tăng tỷ lệ nội địa của hàng hoá, nguyên cứu và sử dụng tối đa những ưu đãi
mà các nước nhập khẩu dành cho, đồng thời được hỗ trợ về thông tin, tư
vấn của các tổ chức có thẩm quyền cấp và quản lý C/O.
Ngoài ra, để bảo vệ cho mình các tổ chức có thẩm quyền trong việc
cấp và quản lý giấy chứng nhận xuất xứ của Việt Nam phải đưa ra các quy
định cụ thể, chặt chẽ, đồng bộ liên quan đến vấn đề này. Các tổ chức này
cũng cần phải hợp tác tốt với các nước dành ưu đãi để chống hiện tượng
gian lận trong quá trình xin cấp và chấp nhận C/O mẫu E của các doanh
nghiệp.
Hy vọng các nội dung được nêu ra trong tiểu luận này sẽ giúp các
doanh nghiệp xuất khẩu khai thác, sử dụng có hiệu quả hơn giấy chứng nhận
xuất xứ. Đồng thời, chúng có thể giúp đỡ các tổ chức quản lý và cấp C/O mẫu
E thực hiện tốt các chức năng của mình.
23
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Điều 786 Luật Dân sự 2005
2. Nghị định 19/2006/NĐ-CP ngày 20/02/2006 của Chính phủ về
xuất xứ hàng hóa
3. Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 quy định chi tiết
thi hành một số điều về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát Hải quan.
4. Thông tư số 07/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 về hướng dẫn thủ
tục cấp và quản lý việc cấp C/O theo nghị định số 19/2006/NĐ-CP
5. Thông tư số 08/2006/TT-BTM ngày 17/4/2006 và số
10/2006/TT-BTM ngày 1/6/2006 về hướng dẫn cách xác định xuất xứ đối với
hàng hóa xuất nhập khẩu có xuất xứ không thuần túy theo nghị định số
19/2006/NĐ-CP
6. Thông tư số 45/2007/TT-BTC ngày 7/5/2007 về hướng dẫn thực
hiện thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
7. Quyết định số 1450/2009/QĐ-TCHQ ngày 24/7/2009 về ban
hàng Quy trình kiểm tra, xác định xuất xứ hàng nhập khẩu
8. Quyết định số 12/2007/QĐ-BTM ngày 31/05/2007 về Quy chế
xuất xứ ASEAN – Trung Quốc (C/O mẫu E)
9. Thông tư số 36/2010/TT-BCT ngày 15/11/2010 của Bộ Công
thương hướng dẫn nội dung bãi bỏ và thay thế Quyết định 12/2007/QĐ-BTM
10. Thông tư số 01/2011/TT-BCT ngày 14/01/2011 của Bộ Công
thương về sửa đổi Thông tư số 36/2010/TT-BCT
11. Quyết định số 111/2008/QĐ-BTC ngày 01/12/2008 của Bộ Tài
chính về việc ban hàng Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để
thực hiện Khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc
12. Nghị định thư sửa đổi hiệp định thương mại hàng hóa trong
khuôn khổ hiệp định Khung về hợp tác kinh tế toàn diện giữa hiệp hội các
quốc gia Đông Nam Á và nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
24