Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

đề tài vận tải và bảo hiểm quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.72 KB, 27 trang )

Đề tài: Vận tải và bảo hiểm quốc tế
Mục lục

Lời mở đầu
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua khơng ít khó khăn cũng như
thách thức song chúng ta cũng gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể. Đặc biệt là sự kiện
nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO đã đánh dấu một bước ngoặc lớn lao
của nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế tồn cầu nói chung. Đứng trước sự
kiện này, nền kinh tế nước ta đã, đang và sẽ đối diện với những thách thức vô cùng lớn
lao để có thể hịa nhập cũng như vươn lên trong nền kinh tế thế giới đang trở nền ngày
càng khắc nghiệt như hiện nay. Tuy nhiên sự kiện này cũng đã mở ra cho nước ta những
cơ hội to lớn mà nếu chúng ta biết tận dụng và nắm bắt thì nền kinh tế Việt Nam sẽ có
một tương lai vơ cùng khả quan.
Ngành vận tải đóng một vai trị quan trọng trong sự phát triển thương mại. Nó tạo ra
những điều kiện cần thiết để đảm bảo hàng hóa xuất khẩu đến thị trường quốc tế kịp thời
và giúp hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi về tận tay người tiêu dùng trong nước có hiệu
quả, nó địi hỏi người thực hiện vận tải phải biết vận dụng các kiến thức về thanh toán
quốc tế, bảo hiểm hàng hóa, thủ tục hải quan, luật pháp…. Tuy ngành vận tải cịn non trẻ
nhưng đã từng bước góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia. Ngành vận tải đã,
đang và sẽ cịn đóng vai trị chủ động nhất định trong việc thuận lợi hóa thương mại và
thủ tục thương mại nhờ đó giảm được giá thành. Do đó, phát triển ngành vận tải sẽ phục
vụ chiến lược quốc gia về cơ cấu kinh tế, tăng cường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
đặt nền tảng cho sự phát triển nhanh chóng và vững chắc nền kinh tế quốc gia. Vì vai trị
quan trọng đó của ngành giao nhận vận tải trong nền kinh tế quốc gia nên các cá nhân và
doanh nghiệp tham gia trong lĩnh vực này cần phải bắt kịp với những thay đổi của thế
giới và đất nước. Và các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao nhận vậ tải cần phải
trả lời được những câu hỏi quan trọng như : làm thế nào để hàng hóa lưu thơng đến nơi
một cách an tồn ? Đến đúng quy định ? Khi có sự cố xảy ra phải biết cách xử lý như thế
nào cho phù hợp? ….
1



Hồ Chủ Tịch đã nói: “Giao thơng vận tải rất quan trọng, quan trọng đối với sản xuất,
đối với đời sống nhân dân. Nó như mạch máu của con người. Muốn chiến đấu tốt, muốn
sản xuất tốt, muốn đời sống bình thường thì giao thơng vận tải phải làm tốt.” Thật đúng
như vậy, trong buôn bán quốc tế cũng vậy, vận tải đóng một vai trị vơ cùng quan trọng.

2


Phần I: Vận tải
1. Khái quát về vận tải quốc tế
1.1.
Khái niệm, vai trò của vận tải quốc tế
Khái niệm: Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa 2 hay nhiều
nước.
Vai trò:
Thúc đẩy phát triển sản xuất và lưu thơng hàng hóa: khối lượng hàng hóa vận
chuyển giữa 2 nước tỉ lệ nghịch với khoảng cách vận tải (năng suất lao động, cước phí,
giá thành sản phẩm)
Làm thay đổi cơ cấu hàng hóa và cơ cấu thị trường trong thương mại quốc tế (mở
rộng buôn bán chủng loại mặt hàng, thị trường buôn bán ở những nơi xa xôi hơn,…)
Ảnh hưởng trực tiếp đến cán cân thanh toán của một nước. Vận tải quốc tế được coi
là lĩnh vực xuất nhập khẩu vơ hình, nó có thể góp phần cải thiện hay làm trầm trọng thêm
cán cân thanh toán quốc tế của mỗi nước tùy thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu chuyên
chở hàng hóa của vận tải.
Phân chia trách nhiệm về vận tải trong ngoại thương:

1.2.

Trong ngoại thương (xuất, nhập khẩu) việc chuyên chở hàng hoá từ nước người bán

sang nước người mua là nghĩa vụ, đồng thời là quyền lợi cho mỗi bên - người bán và
người mua. Người bán hay người mua khơng trực tiếp vận chuyển hàng hố mà phải th
một người thứ ba gọi là người chuyên chở hay người vận tải. Nghĩa vụ thuê vận tải và
chịu chi phí về vận tải được quy định trong hợ đồng mua bán, kí kết giữa người bán và
người mua. Hợp đồng này thường được kí kết theo các điều kiện thương mại quốc tế
(Incoterms) khác nhau, theo đó nghĩa vụ, quyền lợi về vận tải phân chia giữa người mua
và người bán cũng khác nhau
Quyền về vận tải:
Bên nào có trách nhiệm thanh tốn trực tiếp cước phí vận tải có trách nhiệm tổ chức
chuyên chở hàng hóa được gọi là bên có “quyền về vận tải”.
Dành được quyền về vận tải có những lợi ích sau đây:
- Chủ động trong việc chun chở, đàm phán, kí kết hợp đồng...
- Có thể lựa chọn người chuyên chở, tuyến đường vận tải, phương pháp chun chở
có lợi cho mình;
3


- Tận dụng được đội tàu và phương tiện vận tải của mình để chun chở hàng hố
nhằm tăng thu và giảm chi ngoại tệ;
- Có thể tác động vào thị trường cước phí để ổn định hoặc giảm giá cước.
Muốn dành được quyền về vận tải hay thuê tàu cần phải kí kết hợp đồng mua bán
ngoại thương theo những điều kiện thương mại quốc tế thích hợp:
Theo Incoterms 2010, trách nhiệm thuê phương tiện vận tải để chuyên chở hàng hoá
từ nước xuất khẩu về nước nhập khẩu được phân chia giữa người bán và người mua như
sau:
Người bán chịu trách nhiệm (dành được quyền vận tải) theo các điều kiện:
Các điều khoản C: CFR, CIF, CPT, CIP




Người bán thu xếp và thanh toán tiền vận chuyển nhưng khơng chịu rủi ro trong q
trình vận chuyển
Các điều khoản D: DAT, DAP, DDP



Người bán chịu tất cả các chi phí giao dịch và rủi ro cho đến điểm giao hàng – điểm
đích
Người mua chịu trách nhiệm (dành được quyền về vận tải) theo các điều kiện:
Các điều khoản E: EXW



Người bán giao hàng cho người mua định đoạt ngay tại xưởng/kho của mình
Các điều khoản F: FCA, FAS, FOB



Người bán đưa hàng đến cho người vận tải đầu tiên, người mua chịu trách nhiệm về
chi phí và rủi ro của việc vận tải chính.
Phương thức vận tải:

1.3.

Vận tải biển thích hợp với chuyên chở hầu hết các loại hàng hóa có cự li vận chuyển
dài, khối lượng vận chuyển lớn, nhưng tốc độ chậm nên khơng thích hợp với hàng hóa có
nhu cầu vận chuyển nhanh.
Vận tải hàng khơng tuy giá cước rất cao nhưng tốc độ nhanh nên thích hợp với hàng
hóa có giá trị cao (vàng, đá quý,..), hàng mau hỏng, hàng cấp cứu,…
Vận tải đường sắt thích hợp với việc chun chở hàng hóa có khối lượng lớn, cự li

trung bình và dài nên được sử dụng trong chuyên chở hàng hóa liên vận quốc tế.

4


Vận tải đường ống là phương tiện vận tải đặc biệt, năng suất cao, giá cước rẻ mặc
dù chi phí đầu tư xây dựng lớn, đạt hiệu quả kinh tế cao khi có khối lượng hàng hóa
chuyên chở lớn và nguồn hàng ổn định (dầu mỏ, các sản phẩm của dầu mỏ, khí đốt tự
nhiên).
Ta có bảng so sánh tính ưu việt theo các tiêu chí sau. Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào hành
trình của hàng hố, cũng có thể lựa chọn hình thức vận tải đa phương thức ( kết hợp
nhiều phương thức vận tải) để khắc phục nhược điểm của phương thức vận tải này, phát
huy ưu điểm của phương thức vận tải kia nhằm đưa hàng hoá từ nơi đi tới nơi đến một
cách hiệu quả nhất.
XH

Tốc độ

Đường
hàng 1
khơng
Đường oto
2

Tính
đều
đặn
3

Độ

cậy

tin Năng lực vc

Tính
hoạt

linh Giá thành

5

4

3

5

2

2

3

1

4

Đường săt

3


4

3

2

2

3

Đường thủy

4

5

4

1

4

1

Đường ống

5

1


1

5

5

2

Trên thực tế chủ yếu hàng hóa trong thương mại quốc tế được vận chuyển thơng qua
đường biển vì thế nhóm em tập chung phân tích về vận tải và bảo hiểm quốc tế bằng
đường biển
2. Vận tải đường biển
2.1.
Giới thiệu chung

Như đã nói ở trên vận tải biển có thể phục vụ chuyên chở cho hầu hết các loại hàng
hóa trong buôn bán quốc tế, các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến
đường giao thông tự nhiên, năng lực chuyên chở rất lớn, không bị hạn chế như các công
cụ của các phương thức vận tải khác. Vì thế, nhìn chung vận tải đường biển có giá thành
thấp, đáp ứng được các điều kiện của các bên nên được sử dụng khá phổ biến làm hình
thức vận chuyển trong thương mại quốc tế, chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn, cự ly
dài nhưng không đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh.

5


Tuy nhiên, vận tải đường biển có một số nhược điểm như: Vận tải đường biển phụ
thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên ( động đất, sóng thần, …), tốc độ của tàu biển còn
thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế.

Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải đường biển:
Các tuyến đường biển: là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó
tàu hoạt động chở khách hoặc hàng hóa.
Cảng biển: là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hóa trên
tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển.
Phương tiện vận chuyển: chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại là tàu buôn và tàu
quân sự.
Các phương thức thuê tàu chở hàng hóa
Trong hàng hải quốc tế có hai hình thức thuê tàu chở hàng hóa phổ biến là: thuê tàu
chợ (liner charter) và thuê tàu chuyến (voyage charter).

2.2.

2.2.1. Phương thức thuê tàu chợ
2.2.1.1.
Khái niệm và đặc điểm tàu chợ

Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến nhất định, ghé qua những cảng
nhất định theo một lịch trình định trước . Tàu chợ hoạt động trên tuyến đường nhất định
nên người ta còn gọi là tàu định tuyến. Lịch chạy tàu thường được các hãng tàu công bố
trên các phương tiện thông tin đại chúng để phục vụ khách hàng.
Đặc điểm:
+ Tàu chợ thường chở hàng bách hóa có khối lượng nhỏ.
+ Cấu tạo của tàu chợ phức tạp hơn các loại tàu khác.
+ Điều kiện chuyên chở do các hãng tàu quy định và in sẵn trên vận đơn đường biển
để phát hành cho người gửi hàng.
2.2.1.2.
Phương thức, trình tự thuê tàu chợ
Thuê tàu chợ hay người ta còn gọi là lưu cước tàu chợ (liner booking note). Thuê
tàu chợ là chủ hàng (shipper) trực tiếp hay thông qua người môi giới (broker) yêu cầu chủ

tàu (ship owner) giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng
này đến cảng khác. Mối quan hệ giữa người thuê và người cho thuê trong phương thức
thuê tàu chợ được điều chỉnh bằng một chứng từ được gọi là vận đơn đường biển. Nội
dung của vận đơn đường biển do hãng tàu quy định sẵn
Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chợ:
+ Bước 1: Chủ hàng thông qua môi giới, nhờ người môi giới tìm tàu thích hợp để
vận chuyển hàng hóa cho mình.
+ Bước 2: Người môi giới chào tàu bằng việc gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner
booking note).

6


Giấy này thường được in sẵn thành mẫu , trên đó có các thông tin cần thiết để người
ta điền vào khi sử dụng, việc lưu cước tàu chợ có thể cho một lô hàng lẻ và cũng có thể
cho một lô hàng lớn thường xuyên được gửi. Chủ hàng có thể lưu cước cho cả quý, cả
năm bằng một hợp đồng lưu cước với hãng tàu.
+ Bước 3: Người môi giới với chủ tàu thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong
xếp dỡ và vận chuyển.
+ Bước 4: Người môi giới thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước với chủ tàu .
+ Bước 5: Chủ hàng đón lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng giao cho tàu .
+ Bước 6: Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu, chủ tàu hay đại diện của chủ tàu sẽ
cấp cho chủ hàng một bộ vận đơn theo yêu cầu của chủ hàng.
Qua các bước tiến hành, chúng ta thấy người ta không ký hợp đồng thuê tàu. Khi
chủ hàng có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ chỉ cần thể hiện trên giấy lưu cước với hãng
tàu và khi hãng tàu đồng ý nhận hàng để chở thì khi nhận hàng, hãng tàu sẽ phát hành
vận đơn cho người gửi hàng. Vận đơn khi đã phát hành nghĩa là chủ tàu có trách nhiệm
thực hiện việc vận chuyển lô hàng.
2.2.2. Phương thức thuê tàu chuyến
2.2.2.1.

Khái niệm và đặc điểm tàu chuyến
Tàu chuyến là tàu không chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, không
ghé qua những cảng nhất định và không theo một lịch trình định trước.
Đặc điểm:
+ Đối tượng chuyên chở: tàu chuyến thường chuyên chở những loại hàng có khối
lượng lớn, tính chất của hàng hóa chuyên chở tương đối thuần nhất và thường chở đầy
tàu.
+ Tàu vận chuyển: tàu vận chuyển theo phương thức tàu chuyến thường có cấu tạo
một boong, miệng hầm lớn để thuận tiện cho việc bốc hàng.
+ Điều kiện chuyên chở: khác với tàu chợ, đối với tàu chuyến, điều kiện chuyên
chở, cước phí, chi phí dỡ hàng hóa lên xuống, … được quy định cụ thể trong hợp đồng
thuê tàu do người thuê và người cho thuê thỏa thuận.
+ Cước phí: cước tàu chuyến do người thuê và người cho thuê thỏa thuận đưa vào
hợp đồng, nó có thể bao gồm cả chi phí xếp dỡ hoặc không, tùy qui định. Cước tàu
chuyến thường biến động hơn cước tàu chợ.
+ Thị trường tàu chuyến: thường được chia ra làm các thị trường khu vực căn cứ
vào phạm vi hoạt động của tàu.
2.2.2.2. Phương thức thuê tàu chuyến
Khái niệm: Thuê tàu chuyến (Voyage) là chủ tàu (ship owner) cho người thuê tàu
(charterer) thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ cảng này đến
cảng khác. Trong phương thức thuê tàu chuyến, mối quan hệ giữa người thuê tàu (chủ
hàng) với người cho thuê tàu (chủ tàu) được điều chỉnh bằng một văn bản gọi là hợp

7


đồng thuê tàu chuyến (Voyage charter party) viết tắc là C/P. Hợp đồng thuê tàu cho hai
bên thỏa thuận ký kết.
Trình tự các bước tiến hành thuê tàu chuyến
+ Bước 1: Người thuê tàu thông qua người môi giới (Broker) u cầu th tàu để

vận chuyển hàng hố cho mình.
Ở bước này người thuê tàu phải cung cấp cho người mơi giới tất cả các thơng tin
về hàng hố như: tên hàng, bao bì đóng gói, số lượng hàng, hành trình của hàng.... để
người mơi giới có cơ sở tìm tàu.
+ Bước 2: Người môi giới chào hỏi tàu
Trên cơ sở những thơng tin về hàng hố do người th tàu cung cấp, người mơi
giới sẽ tìm tàu, chào tàu thuê cho phù hợp với nhu cầu chuyên chở hàng hố.
+ Bước 3: Người mơi giới đàm phán với chủ tàu
Sau khi chào hỏi tàu, chủ tàu và người môi giới sẽ đàm phán với nhau tất cả các
điều khoản của hợp đồng thuê tàu như điều kiện chuyên chở, cước phí, chi xếp dỡ....
+Bước 4: Người mơi giới thơng báo kết quả đàm phán với người thuê tàu:
Sau khi có kết quả đám phán với chủ tàu, người mơi giới sẽ thông báo kết quả
đàm phán cho người thuê tàu để người thuê tàu biết và chuẩn bị cho việc ký kết hợp
đồng thuê tàu.
+ Bước 5: Người thuê tàu với chủ tàu ký kết hợp đồng
Trước khi ký kết hợp đồng người thuê tàu phải rà soát lại toàn bộ các điều khoản
của hợp đồng. Hai bên sẽ gạch bỏ hoặc bổ sung những điều đã thoả thuận cho phù hợp
vì trong thuê tàu chuyến hợp đồng mẫu mới chỉ nêu những nét chung.
+ Bước 6: Thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng đã được ký kết, hợp đồng thuê tàu sẽ được thực hiện. Người
thuê tàu vận chuyển hàng hoá ra cảng để xếp lên tàu. Khi hàng hoá đã được xếp lên
tàu, chủ tàu hoặc đại lý của tàu sẽ cấp vận đơn cho người thuê tàu, vận đơn này được
gọi là vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (bill of lading to charter party).
3. Vận đơn đường biển (Bill of lading – B/L)

Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người
chuyên chở (chủ tàu) hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng
(chủ hàng) sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp.
Chức năng của vận đơn đường biển:


3.1.

Vận đơn là biên lai nhận hàng của người chuyên chở cấp cho người xếp hàng , có
nghĩa là vận đơn là bằng chứng cho việc chủ tàu đã nhận hàng từ người bán với đầy đủ số
lượng, chủng loại, chất lượng như u cầu. Nếu khơng có ghi chú gì trên vận đơn thì
8


những hàng hố ghi trong đó đương nhiên được thừa nhận có “Tình trạng bên ngồi thích
hợp” (In apperent good order and condition). Ðiều này cũng có nghĩa là người bán (người
xuất khẩu) đã giao hàng cho người mua (người nhập khẩu) thông qua người chuyên chở
và người chuyên chở nhận hàng hố như thế nào thì phải giao cho người cầm vận đơn
gốc một cách hợp pháp như đã ghi trên vận đơn ở cảng dỡ hàng.
Vận đơn là chứng từ xác nhận quyền sở hữu hàng hoá ghi trong vận đơn. Vì vậy,
vận đơn có thể mua bán, chuyển nhượng được. Việc mua bán, chuyển nhượng có thể
được thực hiện nhiều lần trước khi hàng hoá được giao. Cứ mỗi lần chuyển nhượng
như vậy, người cầm vận đơn gốc trong tay là chủ của hàng hoá ghi trong vận đơn, có
quyền địi người chun chở giao hàng cho mình theo điều kiện đã quy định trong vận
đơn tại cảng đến.
Vận đơn đường biển là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng
đường biển đã được ký kết.
3.2.
Phân loại B/L
Theo dấu hiệu phê chú trên vận đơn
- Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L) là vận đơn khơng có ghi chú của người vận
chuyển về khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì.
- Vận đơn khơng hồn hảo (Unclean B/L) là loại vận đơn trên đó người chun
chở có ghi chú xấu về tình trạng hàng hóa hay bao bì.
Theo tình trạng bốc xếp hàng:
- Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L) nghĩa là vận đơn đã được cấp khi

hàng hóa đã nằm trên tàu,
- Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L) là vận đơn được cấp
trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. Trên B/L không ghi rõ ngày, tháng được xếp xuống
tàu. Sau khi xếp hàng xuống tàu, người gửi hàng có thể đổi lấy vận đơn đã xếp hàng.
Căn cứ vào tình trạng pháp lý của hàng hóa:
Vận đơn gốc (original B/L): B/L có con dấu, chữ ký của người chuyeenn trở, có thế
chuyển nhượng, chuyên chở
Vận đơn bản sao (Copy B/L): là bản photo của B/L gốc, không có chữ ký tay,
thường có dấu “copy”, khơng giao dịch, chuyển nhượng được
3.3.
Q trình lưu chuyển của B/L: gờm 6 bước

9


Gửi 3

lập 3 B/L

Người bán

Người vận
chuyển

Giao
Hàng

Người mua

B/L cho người mua

Nhận lại 1 trong 3 B/L gốc

Bước 1 : Shipper (nhà XK) giao hàng cho đại lý tàu tại cảng bốc và yêu cầu ký phát
B/L.
Bước 2 : Đại lý tàu cảng bốc (người vận chuyển ) ký phát cho nhà XK vận đơn gốc
(gồm 3 bản: Bản gốc thứ nhất – first original, bản gốc thứ hai – second original, bản gốc
thứ ba – third original hoặc “original”, “Duplicate”, “triplicate”) nhằm xác định bằng
chứng của việc giao nhận hàng
Bước 3 : NXK gởi bản original B/L cho consignee (NNK) trực tiếp hoặc gửi thông
qua hệ thống ngân hàng
Bước 4 : Nhà vận chuyển gởi thông báo hàng tới cho NNK, thường thì NNK phải
chủ động đốn ngày tàu tới cảng dỡ để lấy hàng chủ động hơn.
Bước 5 : NNK xuất trình B/L hợp lệ cho nhà vận chuyển và nhận lại lệnh giao hàng
(Delivery Order – DO) từ người vận chuyển
Bước 6 : NNK làm thủ tục nhập khẩu (xuất trình bộ chứng từ có DO cho hải quan
để đổi phiếu xuất kho và lấy hàng về )
Việc sử dụng 3 B/L gốc: 1 bản để NNK trao đổi với nhà vận chuyển để lấy DO, 1
bản làm thủ tục hải quan và 1 bản dự trữ hoặc làm thủ tục trong ngân hàng
10


Vai trò và hạn chế của vận đơn:

3.4.

Vận đơn đơn đường biển có 6 vai trị chủ yếu sau:
Thứ nhất, vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người xếp hàng,
nhận hàng và người chuyên chở.
Thứ hai, vận đơn là căn cứ để khai hải quan và làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng
hoá.

Thứ ba, vận đơn là căn cứ để nhận hàng và xác định số lượng hàng hoá người bán
gửi cho người mua và dựa vào đó để ghi sổ, thống kê, theo dõi xem người bán (người
chun chở) có hồn thành trách nhiệm của mình như quy định trong hợp đồng mua bán
ngoại thương (vận đơn) hay không.
Thứ tư, vận đơn cùng các chứng từ khác của hàng hoá lập thành bộ chứng từ thanh
toán tiền hàng.
Thứ năm, vận đơn là chứng từ quan trọng trong bộ chứng từ khiếu nại người bảo
hiểm, hay những người khác có liên quan.
Thứ sáu, vận đơn còn được sử dụng làm chứng từ để cầm cố, mua bán, chuyển
nhượng hàng hoá ghi trên vận đơn .......
Bên cạnh cơng dụng thì B/L cịn tồn tại một số hạn chế
Thứ nhất, nhiều khi hàng hoá đã đến cảng dỡ hàng nhưng người nhận khơng có vận
đơn (B/L) để nhận hàng vì thời gian hành trình của hàng hoá trên biển ngắn hơn thời gian
gửi B/L từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng.
Thứ hai, B/L khơng thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện
đại tự động (fax, telex...) bởi việc sử dụng B/L trong thanh tốn, nhận hàng.... địi hỏi
phải có chứng từ gốc ( tức là phải gửi thủ cơng vì trên B/L gốc phải có chữ ký, đóng dấu,
…), vì thế việc gửi B/L tốn thời gian, rủi ro chậm chễ, gửi không đến nơi,…
Thứ ba, việc in ấn B/L địi hỏi nhiều cơng sức và tốn kém bởi chữ in mặt sau của
B/L thường rất nhỏ, khoảng 0,3mm để chống làm giả.
Thứ tư, việc sử dụng B/L có thể gặp rủi ro trong việc giao nhận hàng hoá (nếu đơn
vị bị mất cắp) vì B/L là chứng từ sở hữu hàng hoá....
Thứ năm, Nếu B/L bị mất sẽ phải khá phức tạp khi làm thủ tục,…
Trên thực tế, để hạn chế những nhược điểm của B/L gốc, người ta có thể sử dụng
B/L surrender (B/L đã xuất trình): B/L này được nhà vận chuyển gửi qua mail, telex,
fax,.. cho NXK rồi sau đó được nhà XK gửi tiếp cho nhà NK để làm chứng nhận đi lấy
hàng. Đặc điểm của hình thức này là B/L khơng cần có con dấu của hãng tàu, chỉ cần gửi
qua mail, fax cho nhau vì thế khơng tốn thời gian và đơn giản hơn B/L gốc, nhưng hình
11



thức này chỉ phù hợp với những đối tác đã làm ăn lâu năm, họ tin tưởng nhau và giữ chữ
tín trong kinh doanh.
Phạm vi sử dụng:

3.5.

Đối với người bán: Vận đơn là chứng từ chứng minh việc hoàn thành nghĩa vụ
giao hàng của mình. Bên cạnh đó vận đơn là chứng từ không thể thiếu kho lập bộ
chứng từ thanh toán.
Đối với người mua: Người mua dùng B/L làm căn cứ để xác định xem người bán
có hồn thành nghĩa vụ giao hàng không. B/L cung là loại chứng từ không thể thiếu để
người mua nhận hàng. Bến cạnh đó người mua có thể sử dụng B/L để mua bán, chuyển
nhượng…
Đối với người chuyên chở: B/L được coi như là căn cứ, cơ sở để giải quyết các
tranh chấp về giá trị, số lượng, chất lượng hàng hóa chuyên chở. Sau khi giao hàng và
nhận lại B/L gốc thì người vận chuyển coi như hồn thành nghĩa vụ.
Nợi dung của vận đơn

3.6.

Vận đơn có nhiều loại do nhiều hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng
khác nhau. Vận đơn được in thành mẫu gồm 2 mặt, có nội dung chủ yếu như sau:
Mặt thứ nhất thường gồm những nội dung:
Số vận đơn (number of bill of lading)
Người gửi hàng (shipper)
Người nhận hàng (consignee)
Ðịa chỉ thông báo (notify address)
Chủ tàu (shipowner)
Cờ tàu (flag)

Tên tàu (vessel hay name of ship)
Cảng xếp hàng (port of loading)
Cảng chuyển tải (visa or transhipment port)
Nơi giao hàng (place of delivery)
Tên hàng (name of goods)
Kỹ mã hiệu (marks and numbers)
Cách đóng gói và mơ tả hàng hoá (kind of packages and discriptions of goods)
Số kiện (number of packages)
Trọng lượng tồn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)
Cước phí và chi phí (freight and charges)
Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)
12


Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)
Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)
(Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu
trên biên lai thuyền phó)
Mặt thứ hai của vận đơn
Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người th
tàu khơng có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận nó. Mặt sau
thường gồm các nội dung như các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách
nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và
phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách
của người chuyên chở...
Mặt hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng
thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các cơng ước, tập quán quốc tế vận
chuyển hàng hoá bằng đường biển.
4. Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu
4.1.

Khái quát chung về giao nhận
4.1.1. Định nghĩa về giao nhận và người giao nhận (freight forwarding and freight forwarder)
Như vậy, ở đây chúng ta có thể hiểu định nghĩa về giao nhận là bao gồm tất cả các
hoạt động liên quan đến quá trình vận chuyển hàng hóa từ người gửi đến người nhận. Các
hoạt động ở đây là tất cả các dịch vụ không chỉ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa
mà có thể là những dịch vụ tư vấn hay các dịch vụ khác mà chỉ cần liên quan đến việc
giao nhận hàng hóa. Về người giao nhận thì ở đây người giao nhận có thể làm dịch vụ
một cách trực tiếp hoặc thông qua đại lý và thuê dịch vụ của người thứ ba khác.
4.1.2. Vai trò của việc giao nhận hàng hóa
Khách hàng nhỏ khơng dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải, và họ cần
bên trung gian là forwarder để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, sử
dụng forwarder sẽ giúp giảm chi phí, vì họ sẽ tìm tuyến đường vận chuyển tốt nhất,
phương thức và hãng vận tải phù hợp nhất cho nhu cầu của bạn. Các forwarder cũng thu
xếp nhiều lơ hàng nhỏ để đóng ghép (consolidate) và vận chuyển tới địa điểm đích, nhờ
vậy mà tiết giảm chi phí cho từng chủ hàng riêng lẻ.
4.1.3. Trách nhiệm của người giao nhận
Khi là đại lý của chủ hàng, tùy theo chức năng của người giao nhận, người giao
nhận phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo hợp đồng đã ký kết và phải chịu
trách nhiệm về:
+ Giao hàng đúng chỉ dẫn
+ Thiếu sót trong việc mua bảo hiểm cho hàng hóa mặc dù đã có hướng dẫn
13


+ Thiếu sót trong khi làm thủ tục hải quan
+ Chở hàng đến sai nơi quy định
+ Giao hàng cho người không phải là người nhận
+ Giao hàng mà không thu tiền từ người nhận hàng
+ Tái xuất không theo những thủ tục cần thiết hoặc không hoàn lại thuế
+ Những thiệt hại về tài sản và người của người thứ ba mà anh ta gây nên.

Tuy nhiên chúng ta cũng cần chú ý người giao nhận không chịu trách nhiệm về hành
vi lỗi lầm của người thứ ba như người chuyên chở hoặc người giao nhận khác,… nếu anh
ta chứng minh được là đã lựa chọn cần thiết. Và khi làm đại lý người giao nhận phải tuân
thủ “điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn” (Standard Trading Conditions) của mình.
Khi là một người chuyên chở, người giao nhận đóng vai trị là một nhà thầu độc lập,
nhân danh mình chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ mà khách hàng yêu cầu. Khi đó
người chuyên chở phải chịu trách nhiệm về những hành vi và lỗi lầm của người chuyên
chở, người giao nhận khác mà anh ta đã thuê để thực hiện hợp đồng vận tải như thể là
hành vi và sai sót của mình. Quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người chuyên chở
như thế nào là do luật lệ của các phương thức vận tải quy định. Người chuyên chở thu ở
khách hàng khoản tiền theo giá cả của dịch vụ mà anh ta cung cấp chứ khơng phải là tiền
hoa hồng.
Khi người giao nhận đóng vai trị là người chun chở khơng chỉ trong trường hợp
anh ta tự vận chuyển hàng hoá bằng các phương tiện vận tải của chính mình (perfoming
carrier) mà cịn trong trường hợp anh ta, bằng việc phát hành chứng từ vận tải của mình
hay cách khác, cam kết đảm nhận trách nhiệm của người chuyên chở (người thầu chuyên
chở - contracting carrier). Khi người giao nhận cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải
như đóng gói, lưu kho, bốc xếp hay phân phối ..... thì người giao nhận sẽ chịu trách
nhiệm như người chuyên chở nếu người giao nhận thực hiện các dịch vụ trên bằng
phương tiện của mình hoặc người giao nhận đã cam kết một cách rõ ràng hay ngụ ý là họ
chịu trách nhiệm như một người chun chở
Khi đóng vai trị là người chun chở thì các điều kiện kinh doanh tiêu chuẩn
thường khơng áp dụng mà áp dụng các công ước quốc tế hoặc các quy tắc do Phòng
thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, người giao nhận không chịu trách nhiệm về
những mất mát, hư hỏng của hàng hoá phát sinh từ những trường hợp sau đây:
+ Do lỗi của khách hàng hoặc của người được khách hàng ủy thác
+ Khách hàng đóng gói và ghi ký mã hiệu không phù hợp
+ Do nội tỳ hoặc bản chất của hàng hóa
+ Do chiến tranh, đình công
+ Do các trường hợp bất khả kháng.

14


Ngoài ra, người giao nhận không chịu trách nhiệm về mất khoản lợi đáng lẽ khách
hàng được hưởng về sự chậm trễ hoặc giao nhận sai địa chỉ mà không phải do lỗi của
mình.
4.2.
Chứng từ sử dụng trong giao nhận hàng hóa XNK
4.2.1. Chứng từ đối với hàng xuất khẩu
Khi xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, người giao nhận (NGN) được ủy thác của
người gửi hàng lo liệu cho hàng hóa từ khi thông quan cho đến khi hàng được xếp lên
tàu. Các chứng từ sử dụng trong quá trình này cụ thể như sau:
+Chứng từ hải quan
+ Chứng từ với cảng và tàu
+ Chứng từ khác
4.2.1.1.
Chứng từ hải quan
+ 01 bản chính văn bản cho phép xuất khẩu của Bộ thương mại hoặc Bộ quản lý
chuyên ngành (đối với hàng xuất khẩu có điều kiện) để đối chiếu với bản sao phải nộp.
+ 02 bản chính tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
+ 01 bản sao hợp đồng mua bán ngoại thương hoặc giấy tờ có giá trị tương đương
như hợp đồng
+ 01 bản giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số
doanh nghiệp (chỉ nộp một lần khi đăng ký làm thủ tục cho lô hàng đầu tiên tại mỗi điểm
làm thủ tục hải quan)
+ 02 bản chính bản kê khai chi tiết hàng hóa (đối với hàng không đồng nhất).
Tờ khai hải quan: là một văn bản do chủ hàng , chủ phương tiện khai báo xuất
trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ
quốc gia.
Thông lệ quốc tế cũng như pháp luật Việt Nam quy định việc khai báo hải quan là

việc làm bắt buộc đối với phương tiện xuất hoặc nhập qua của khẩu quốc gia. Mọi hành
vi vi phạm như không khai báo hoặc khai báo không trung thực đều bị cơ quan hải quan
xử lý theo luật pháp hiện hành.
Hợp đồng mua bán ngoại thương: là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở
kinh doanh ở các nước khác nhau, theo đó bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển vào quyền
sở hữu của bên nhập khẩu một tài sản nhất định gọi là hàng hóa. Bên nhập khẩu có nghĩa
vụ nhận hàng và trả tiền hàng.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đăng ký mã số
doanh nghiệp: tất cả các doanh nghiệp hội đủ một số điều kiện (về pháp lý, về vốn,…)
có quyền xuất nhập khẩu trực tiếp.

15


Bản kê chi tiết hàng hóa (cargo list): bản kê chi tiết hàng hóa là chứng từ về chi
tiết hàng hóa trong kiện hàng. Nó tạo điều kiện thuận tiện cho việc kiểm tra hàng hóa.
Ngoài ra nó có tác dụng bổ sung cho hóa đơn khi lô hàng bao gồm nhiều loại hàng có tên
gọi khác nhau và phẩm cấp khác nhau.
4.2.1.2.
Chứng từ với cảng và tàu
Được sự ủy thác của chủ tàu, người giao nhận liên hệ với cảng và tàu để lo liệu cho
hàng hóa được xếp lên tàu. Các chứng từ được sử dụng trong giai đoạn này gồm:
+ Chỉ thị xếp hàng (shipping note)
+ Biên lai thuyền phó (mate’s receipt)
+ Vận đơn đường biển (Ocenan bill of lading)
+ Phiếu kiểm đếm (Dock sheet tally sheet)
+ Sơ đồ xếp hàng (Ship’s stowage plan)
Chỉ thị xếp hàng: đây là chỉ thị của người gửi hàng cho công ty vận tải và cơ quan
quản lý cảng, công ty xếp dỡ, cung cấp những chi tiết đầy đủ về hàng hóa được gửi đến
cảng để xếp lên tàu và những chỉ dẫn cần thiết.

Biên lai thuyền phó: là chứng từ do thuyền phó phụ trách về gửi hàng cung cấp cho
người gửi hàng hay chủ hàng xác nhận tàu đã nhận xong hàng. Việc cấp biên lai thuyền
phó là một sự thừa nhận rằng hàng đã được xếp xuống tàu, đã được xử lý một cách thích
hợp và cẩn thận. Do đó trong quá trình nhận hàng người vận tải nếu thấy tình trạng bao bì
không chắc chắn thì phải ghi chú vào biên lai thuyền phó.
Dựa trên biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ ký phát vận đơn đường biển là tàu
đã nhận hàng để chuyển chở.
Vận đơn đường biển: là một chứng từ vận tải hàng hóa bằng đường biển do người
chuyên chở hoặc đại diện của họ cấp cho người gửi hàng sau khi đã xếp hàng lên tàu
hoặc sau khi đã nhận hàng để xếp.
Bản khai lược hàng hóa: đây là bản lược kê các loại hàng hóa xếp trên tàu để vận
chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập nên.
Bản lược khai phải chuẩn bị xong ngay sau khi xếp hàng, cũng có thể lập khi đang
chuẩn bị ký vận đơn, dù sao cũng phải lập xong và ký trước khi làm thủ tục cho tàu rời
cảng.
Bản lược khai cung cấp số liệu thống kê về xuất khẩu cũng như nhập khẩu và là cơ
sở để công ty vận tải (tàu) dùng để đối chiếu lúc dỡ hàng.
Phiếu kiểm đếm:
Dock sheet là một loại phiếu kiểm đếm tại cầu tàu trên đó ghi số lượng hàng hóa đã
được giao nhận tại cầu.

16


Tally sheet là phiếu kiểm đếm hàng hóa đã xếp lên tàu do nhân viên kiểm đếm chịu
trách nhiệm ghi chép.
Công việc kiểm đếm tại tàu tùy theo quy định của từng cảng còn có một số chứng từ
khác như phiếu ghi số lượng hàng, báo cáo hàng ngày…
Phiếu kiểm đếm là một chứng từ gốc về số lượng hàng hóa được xếp lên tàu. Do đó
bản sao của phiếu kiểm đếm phải giao cho thuyền phó phụ trách về hàng hóa một bản để

lưu giữ, nó còn cần thiết cho những khiếu nại tổn thất về hàng hóa sau này.
Sơ đồ xếp hàng: đây chính là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu. Nó có thể dùng
các màu khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra khi
dỡ hàng lên xuống cảng.
4.2.1.3.
Chứng từ khác
Ngoài các chứng từ xuất trình hải quan và giao dịch với cảng, tàu, người giao nhận
được sự ủy thác của chủ hàng lập hoặc giúp chủ hàng lập những chứng từ về hàng hóa,
chứng từ về bảo hiểm, chứng từ về thanh toán,… Trong đó có thể đề cập đến một số
chứng từ chủ yếu sau:
+ Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin)
+ Hóa đơn thương mại (Commercial invoice)
+ Phiếu đóng gói (Packing list)
+ Giấy chứng nhận số lượng/trọng lượng (Certificate of quanity/weight)
+ Chứng từ bảo hiểm
Giấy chứng nhận xuất xứ: là một chứng từ ghi nơi sản xuất hàng do người xuất
khẩu kê khai, ký và được người của cơ quan có thẩm quyền của nước người xuất khẩu
xác nhận.
Hoá đơn thương mại: sau khi hàng xuất khẩu, người xuất khẩu phải chuẩn bị một
hóa đơn thương mại. Đó là yêu cầu của người bán đòi hỏi người mua phải trả số tiền
hàng đã được ghi trên hóa đơn.
Phiếu đóng gói: là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng.
Phiếu đóng gói được sử dụng để mô tả cách đóng gói hàng hóa, ví dụ như kiện hàng được
chia ra làm bao nhiêu gói, loại bao gói được sử dụng, trọng lượng của bao gói, kích cỡ
bao gói, các dấu hiệu có thể có trên bao gói,… Phiếu đóng gói được đặt hàng trong bao bì
sao cho người mua có thể dễ dàng tìm thấy, cũng có khi để trong một túi gắn bên ngoài
bao bì.
Giấy chứng nhận số lượng/ trọng lượng: đây là một chứng thư mà người xuất
khẩu lập ra,cấp cho người nhập khẩu nhằm xác định số trọng lượng hàng hóa đã giao.


17


Tuy nhiên để đảm bảo tính trung lập trong giao hàng, người nhập khẩu có thể yêu
cầu người xuất khẩu cấp giấy chứng nhận số/ trọng lượng do người thứ ba thiết lập như
Công ty giám định, Hải quan hay người sản xuất.
Chứng từ bảo hiểm: Người giao nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể
mua bảo hiểm cho hàng hóa. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm
cấp cho các đơn vị xuất nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hóa đã được bảo hiểm và là
bằng chứng của hợp đồng bảo hiểm
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy
chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).
4.2.2. Đối với hàng hóa nhập khẩu
Khi nhận hàng nhập khẩu, người giao nhận phải tiến hành kiểm tra, phát hiện thiếu
hụt, mất mát, tổn thất để kịp thời giúp đỡ ngườ nhập khẩu khiếu nại đòi bồi thường.
Một số chứng từ có thể làm cơ sở pháp lý ban đầu để khiếu nại đòi bồi thường đó là:
+ Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
+ Biên bản kê khai hàng thừa thiếu
+ Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ
+ Biên bản giám định phẩm chất
+ Biên bản giám định số trọng lượng
+ Biên bản giám định của công ty bảo hiểm
+ Thư khiếu nại
+ Thư dự kháng
….
Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo – ROROC):
đây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn bộ số
hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định.
Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo – CSC): khi
giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hóa trên ROROC chênh lệch so với trên lược

khai hàng hóa thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng thừa thiếu. Như vậy
biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản được lập ra trên cơ sở biên bản kết toán nhận
hàng với tàu và lược khai.
Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ (Cargo outum report – COR): trong quá trình dỡ
hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng hóa bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện
của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu phải cùng lập một biên bản về tình trạng
đổ vỡ của hàng hóa. Biên bản này gọi là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đổ vỡ do tàu
gây nên.

18


Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quanlity): đây là văn bản xác
nhận phẩm chất thực tế của hàng hóa tại nước người nhập khẩu (tại cảng đến) do một cơ
quan giám định chuyên nghiệp cấp. Biên bản này được lập theo qui định trong hợp đồng
hoặc khi có nghi ngờ hàng kém phẩm chất.
Biên bản giám định số lượng/trọng lượng: đây là chứng từ xác nhận số lượng,
trọng lượng thực tế của lô hàng được dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người
nhập khẩu. Thông thường biên bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định
cấp sau khi làm giám định.
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm: là văn bản xác nhận tổn thất thực tế
của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việc bồi
thường tổn thất.
Thư khiếu nại: đây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu
nại thỏa mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
(hoặc khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại).
Thư dự kháng (letter of reservation): khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận
hàng thấy có nghi ngờ gì về tình trạng tổn thất của hàng hóa thì phải lập thư dự kháng để
bảo lưu quyền khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hóa của mình. Như vậy thư
dự kháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hóa chưa rõ rệt do

người nhận hàng lập gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của người chuyên chở.
Tóm lại, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở đường biển là nghiệp vụ
phức tạp trong buôn bán quốc tế. Hợp đồng xuất nhập khẩu chỉ có thể thực hiện được khi
hoạt động giao nhận vận tải được thực hiện. Hợp đồng xuất nhập khẩu là hợp đồng thay
đổi quyền sở hữu song quyền sở hữu di chuyển như thế nào phải cần đến giao nhận và
vận tải. Giao nhận và vận tải đóng vai trò hết sức quan trọng trong buôn bán quốc tế.
5. Thủ tục hải quan

Trình tự thực hiện
Đối với cá nhân, tổ chức: khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan phải nộp,
xuất trình cho cơ quan hải quan hồ sơ hải quan.
Đối với cơ quan hành chính nhà nước:
+ Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai
hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra
thực tế
+ Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan, đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai
cho người khai hải quan.

5.1.

19


+ Bước 4: Phúc tập hồ sơ.
5.2.
Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại cơ quan Hải quan.
5.3.
Thành phần hồ sơ:
Tờ khai hải quan

+ Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: nộp 01 bản sao (trừ hàng hóa nêu tại khoản 5, 7, 8 điều 6 thông tư 79/2009/TTBTC); hợp đồng ủy thác nhập khẩu (nếu nhập khẩu ủy thác): nộp 01 bản sao;
Hợp đồng mua bán hàng hóa phải là bản tiếng việt hoặc bảng tiếng Anh, nếu là
ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm bản dịch ra tiếng Việt và chịu trách
nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
+ Hóa đơn thương mại (trừ hàng hóa nêu tại khoản 8 điều 6 thông tư 79/2009)
+ Vận đơn (trừ hàng hóa nêu tại khoản 7 điều 6 thông tư 79/2009, hàng hóa mua bán
giữa khu phi thuế quan và nội địa).
Nộp 01 bản gốc giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) trong các trường hợp:
Hàng hố có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước nước có thoả thuận về áp dụng thuế
suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam (trừ hàng hoá nhập khẩu có trị giá FOB khơng vượt q
200 USD) theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt
Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.
Hàng hố nhập khẩu được Việt Nam và các tổ chức quốc tế thông báo đang ở trong
thời điểm có nguy cơ gây hại đến an toàn xã hội, sức khoẻ của cộng đồng hoặc vệ sinh
mơi trường cần được kiểm sốt.
Hàng hố nhập khẩu từ các nước thuộc diện Việt Nam thông báo đang ở trong thời
điểm áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phần biệt dối xử,
các biện pháp về thuế để tự vệ, biện pháp hạn ngạch thuế quan.
Hàng hoá nhập khẩu phải tuân thủ các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của
pháp luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương mà Việt
Nam là thành viên.
5.4.
Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Luật Hải quan sửa đổi năm 2005;
+ Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một
số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan.
+ Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ
tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế
đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.


20


+ Quyết định 1171/QĐ-TCHC ngày 15/6/2009 của Tổng cục Hải quan về việc ban
hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại.
Phần II: Bảo Hiểm
1. Khái quát chung về Bảo hiểm
Trong thương mại quốc tế, Bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình chuyên chở từ
nước người bán đến nước người mua cũng là một dịch vụ quan trọng không thể tác rời và
trờ thành tập quán trong thương mai quốc tế.
Bảo hiểm trong vận tải quốc tế bao gồm: Bảo hiểm cho hàng hóa XNK trong quá
tình chuyên chở bằng phương tiện vận tải và Bảo hiểm cho các phương tiện vận tải.
2. Các bộ luật áp dụng
Công ước Brusels 1924
Và một số điều khoản khác như: FPA, WA, ICC (C, B, A),…
3. Các loại rủi ro hàng hải
Rủi ro là những đe dọa không lường được, là nguyên nhân gây nên tổn thất cho đối
tương bảo hiểm. Rủi ro hàng hải là những rủi ro xảy ra trên biển, của biển, liên quan đến
một hành trình hàng hải.
Căn cứ theo ng̀n gớcthì rủi ro được chia ra 3 loại: thiên tai, tai nạn bất ngờ, rủi ro
do nguyên nhân khác
3.1.
Căn cứ theo nghiệp vụ bảo hiểm
Rủi ro thông thường: là rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo hiểm hiểm
thông thường như A, B, C (loại trừ các điều khoản 4, 5, 6, 7). Vì vậy, rủi ro thông thường
còn được gọi là rủi ro được bảo hiểm. (rủi ro mắc cạn, rủi ro đắm, lật úp, rủi ro cháy nổ,
rủi ro đâm va,…).
Rủi ro riêng: là những rủi ro loại trừ đối với bảo hiểm hàng hải. Đó là các rủi ro đặc
biệt phi hàng hải như chiến tranh, đình công. Các rủi ro này chỉ được bảo hiểm nếu có

mua riêng, mua thêm. Khi chỉ mua bảo hiểm hàng hải thì những rủi ro này bị loại trừ.
Rủi ro loại trừ: là những rủi ro thường không được bảo hiểm trong mọi trường hợp
đối với bảo hiểm hành hóa vận chuyển bằng đường biển: do hành vi sơ suất, lỗi lần cố ý
của người được bảo hiểm; rò rỉ thông thường, sự hao hụt trọng lượng,giảm thể tích hoặc
cũ kỹ thông thường của đối tượng bảo hiểm; chuột bọ, sâu mọt…; đóng gói không thích
hợp; những mất mát hư hại và chi phí liên quan khuyết tật sẵn có; sự chậm trễ hành trình;
bất lực hay thiếu thốn tài chính của người chuyên chở; tàu không đủ khả năng đi biển; vũ
khí nguyên tử và hạt nhân; buôn lậu; phá bao vây; hành động ác ý
4. Tổn thất

21


Tổn thất là tình trạng, hoàn cảnh thực tế đưa đến sự giảm bớt giá trị của vật sở hữu
ngoài ý muốn của chủ sở hữu tài sản. Tổn thất là hậu quả do các rủi ro gây ra, là kết quả
của rủi ro, còn rủi ro là nguyên nhân gây ra tổn thất.
4.1.
Căn cứ trên mức độ tổn thất
+ Tổn thất bộ phận: là tổn thất một phần hàng hoặc hàng được BH bị giảm giá trị
thực tế (về trọng lượng, số lượng, thể tích,…)
+ Tổn thất toàn bộ: là một tổn thất toàn bộ thực tế (do bị phá hủy hoàn toàn, hàng
hóa bị tổn hại đến mức không còn là loại hàng hóa có phẩm chất như ban đầu, tàu mất
tích) hoặc là một tổn thất toàn bộ ước tính.
4.2.
Căn cứ theo quyền lợi và trách nhiệm
+ Tổn thất riêng: là tổn thất chỉ liên quan đến riêng quyền lợi của chủ hàng trong
toàn bộ chuyến hành trình (BH sẽ bồi thường giá trị thiệt hại vật chất của tổn thất riêng
và chi trả những chi phí liên quan).
+ Tổn thất chung: gây ra bởi một hành vi tổn thất chung hoặc là hậu quả của nó
(gồm chi phí tổn thất chung và hi sinh tổn thất chung).

Các nguyên tắc xác định tổn thất chung: Phải có nguy cơ đe dọa thật sự cho toàn bộ
hành trình, sự hi sinh tổn thất phải trong điều kiện bất thường; phải là hành động hi sinh
tự nguyện, cố ý, có dụng ý của con người trên tàu; sự hi sinh tài sản và các chi phí bỏ ra
phải hợp lý; vì sự an toàn chung của các quyền lợi trên tàu; hành trình phải được cứu vãn;
tổn thất phải là hậu quả trực tiếp của hành vi tổn thất chung.
5. Chứng từ bảo hiểm
Người giao nhận theo yêu cầu của người xuất khẩu có thể mua bảo hiểm cho hàng
hóa. Chứng từ bảo hiểm là những chứng từ do cơ quan bảo hiểm cấp cho các đơn vị xuất
nhập khẩu để xác nhận về việc hàng hóa đã được bảo hiểm và là bằng chứng của hợp
đồng bảo hiểm.
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm (Insurance Policy) hoặc giấy
chứng nhận bảo hiểm (Insurance Certificate).

22


Kết luận
Thực vậy, để xây dựng đất nước giàu mạnh và phát triển trong bối cảnh tồn cầu
hố, khu vực hố, hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta khơng thể xem nhẹ hoạt động ngoại
thương vì nó đảm bảo sự giao lưu hàng hố, thơng thương với các nước bè bạn năm châu,
giúp chúng ta khai thác có hiệu quả tiềm năng và thế mạnh của cả nguồn lực bên trong và
bên ngồi trên cơ sở phân cơng lao động và chun mơn hố quốc tế. Và nhắc đến hoạt
động xuất nhập khẩu hàng hố chúng ta khơng thể khơng nói đến dịch vụ giao nhận vận
tải hàng hố quốc tế vì đây là hai hoạt động khơng tách rời nhau, chúng có tác động qua
lại thống nhất với nhau. Qui mô của hoạt động xuất nhập khẩu tăng lên nhanh chóng
trong những năm gần đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho giao nhận vận tải nói chung
và giao nhận vận tải biển nói riêng phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và bề sâu. Bên
cạnh đó, với hơn 3000 km bờ biển cùng rất nhiều cảng lớn nhỏ rải khắp chiều dài đất
nước, ngành giao nhận vận tải biển Việt Nam thực sự đã có những bước tiến rất đáng kể,
chứng minh được tính ưu việt của nó so với các phương thức giao nhận vận tải khác.

Khối lượng và giá trị giao nhận qua các cảng biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
trị giao nhận hàng hóa quốc tế của Việt Nam. Điều này có ý nghĩa rất lớn, nó khơng chỉ
nối liền sản xuất với tiêu thụ, giúp đưa hàng hoá Việt Nam đến với bạn bè quốc tế mà cịn
góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá nước ta trên thị trường thế giới.

Tài liệu tham khảo
1) Bảo hiểm Ngân hàng, ts. Hồ Thủy Tiên, nxb Tài chính 2007
23


2) Giáo trình thanh toán quốc tế, PGS. TS Nguyễn Văn Tiến, nxb thống kê 2009
3) UCP 600
4) Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan
5) Luật hàng hải 2005
6) Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009
7) Quyết định 1171/QĐ-TCHC ngày 15/6/2009
8) Các quy tắc thống nhất của Ủy ban hàng hải quốc tế về vận đơn đường biển 1990.
9) Nghị định sửa đổi Công ước quốc tế về thống nhất các quy tắc chung của luật liên
quan đến vận đơn 1979.
10) Công ước Brussels 1924
11) Nghị định thư sửa đổi Công ước Brussels 1924
12) Nghị định thư năm 1978
13) Công ước Hamburg 1978
14) Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế (ISBP số 681 năm 2007)
15) />16) />17) />18) />19) />
tac-van-don-duong-bien-vb114509t2.aspx
20) />21) />22) />23) />24) />view=doc&id=83823
25) />26) />websiteId=3&newsId=897&catId=27&lang=VN

27) />28) />
24



×